Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Phú Thọ Lớp 7.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.23 MB, 72 trang )

1


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7 đều được chỉ
dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cơ giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này. Các em
cũng có thể theo các kí hiệu chỉ dẫn này để tự học.

KHỞI ĐỘNG / MỞ ĐẦU
Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề,
tạo hứng thú cho học sinh đối với bài mới

KHÁM PHÁ / KIẾN THỨC MỚI
Phát hiện, hình thành các kiến thức mới, kĩ năng mới

LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH
Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung,
yêu cầu cần đạt của chủ đề

VẬN DỤNG
Vận dụng những trí thức, kĩ năng đã được
hình thành, rèn luyện vào giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này
để dành tặng các em học sinh lớp sau.

2



MỤC LỤC

Trang

LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Chủ đề 1. Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Chủ đề 2. Tìm hiểu bảo tàng ở Phú Thọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Chủ đề 3. Tục ngữ, ca dao Phú Thọ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
Chủ đề 4. Một số phong tục, tập quán ở tỉnh Phú Thọ.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
Chủ đề 5. Lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
Chủ đề 6. Lễ hội Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Chủ đề 7. Nhà ở truyền thống của một số dân tộc tại tỉnh Phú Thọ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
Chủ đề 8. Nghề hiện có ở Phú Thọ .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55

LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ − XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
Chủ đề 9. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước
và lợi ích cơng cộng ở tỉnh Phú Thọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

3


LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13
ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thơng.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thơng mới, nội dung giáo dục địa phương các cấp học phổ
thông gồm những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội,
mơi trường, hướng nghiệp của địa phương với mục đích nhằm trang bị cho học sinh những
hiểu biết về nơi sinh sống; bồi dưỡng học sinh tình yêu và niềm tự hào về quê hương, gắn
bó và có trách nhiệm với quê hương, cộng đồng; biết trân trọng và có ý thức giữ gìn truyền
thống quê hương; phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức
và kĩ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương, chuẩn bị cho cuộc
sống xã hội và nghề nghiệp.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7 được biên soạn theo đúng quy định; nội
dung, thông tin đề cập tới khá phong phú; là học liệu cơ bản nhất, cung cấp những thông
tin cơ bản về tỉnh Phú Thọ bảo đảm sát thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm cao; giúp ích
cho giáo viên tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy về chương
trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; đồng
thời, là cơ sở cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực,
đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo
của giáo viên và học sinh.
Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương gồm các chuyên gia, các nhà khoa học và
các thầy, cơ giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của tỉnh Phú Thọ. Tài liệu trước khi ban
hành đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên
các cơ sở giáo dục trong tỉnh; đồng thời đã được tổ chức thực nghiệm tại một số cơ sở giáo
dục trên địa bàn tỉnh, được các nhà trường, thầy, cô, các em học sinh đánh giá là tài liệu có
tính khả thi và thực tiễn cao; được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh nghiệm thu và Bộ Giáo dục
và Đào tạo phê duyệt.
Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các thầy, cơ giáo, các em học sinh trong các trường phổ
thông tỉnh Phú Thọ nâng cao chất lượng dạy và học nội dung giáo dục địa phương, đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, tài liệu sẽ khơng tránh
được những sai sót, Ban Biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương mong được góp ý của các

độc giả; các quý thầy, cô.
BAN BIÊN SOẠN
4


LĨNH VỰC

VĂN HOÁ, LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ

1

PHÚ THỌ TỪ ĐẦU THẾ KỈ X
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Yêu cầu cần đạt:
• Giới thiệu được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, văn hố,... ở Phú Thọ
đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
• Nêu được nét chính về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ
từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
• Tự hào về truyền thống của quê hương.

Từ một vùng đất là trung tâm của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, trải qua những bước
thăng trầm của hàng nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Phú Thọ thời kì phong kiến độc lập tự
chủ (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) đã có những, thay đổi và phát triển ra sao? Trong dòng
chảy chung của lịch sử dân tộc thời kì này, nhân dân Phú Thọ đã để lại những dấu ấn gì?

1 Tình hình Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Sự thay đổi về hành chính


Hình 1. Sự thay đổi trong quản lí hành chính đối với vùng đất Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

5


Hình 2. Sơ đồ phân cấp hành chính tỉnh Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (liên hệ với ngày nay)

1. Dựa vào sơ đồ hình 1, em hãy cho biết từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, địa bàn tỉnh
Phú Thọ thuộc đơn vị hành chính nào của các triều đại phong kiến?
2. Quan sát sơ đồ hình 2, em hãy nhận xét về sự phân cấp hành chính ở Phú Thọ
dưới các triều đại phong kiến Lý – Trần – Lê (có thể so sánh với hiện tại).
b) Tình hình kinh tế
Ngay từ rất sớm, cư dân sinh sống trên địa bàn Phú Thọ đã biết thâm canh cây lúa nước,
sử dụng sức kéo trâu, bị và chăn ni gia súc, gia cầm.
Do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp bên các dịng sơng lớn, người dân Phú Thọ từ
đời này sang đời khác đã luôn phải quan tâm xây đắp những con đê ngăn lũ dọc theo sông
Hồng, sông Lô, sông Đà, đồng thời đào những kênh mương để tưới, tiêu cho đồng ruộng.
Ngoài việc trồng cây lương thực và phát triển chăn ni, người dân Phú Thọ cịn trồng
các cây ăn quả, khai thác các loại lâm thổ sản để phục vụ sinh hoạt và trao đổi hàng hoá.
Họ đã tạo ra nhiều sản vật nổi tiếng, được truyền tụng đến ngày nay như: rau sông Bứa,
dứa Tam Nông, hồng huyện Hạc, bưởi Đoan Hùng, quýt Đan Hà,...

6


Hình 3. Bưởi Đoan Hùng

Hình 4. Hồng Hạc Trì


Cùng với phát triển nghề nơng, người dân Phú Thọ thời kì này cịn làm một số nghề thủ
cơng như: rèn nơng cụ, làm đồ gốm, đồ mộc, đan lát, làm nón, ươm tơ, dệt vải,... Nhiều nghề
thủ công truyền thống vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

1. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế ở Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
2. Hãy lựa chọn và giới thiệu về một sản vật/nghề thủ công mà hiện nay còn phổ biến
ở nơi em sinh sống (huyện/xã) hay sản vật/nghề thủ công của Phú Thọ mà em ấn
tượng nhất.
c) Tình hình văn hố, giáo dục
Thời kì này, cư dân trên địa bàn Phú Thọ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Phật giáo.
Cùng với đó, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, sùng bái thần linh, thờ những
anh hùng có cơng với dân tộc,... vẫn tiếp tục được duy trì.

7


Các điệu múa, các làn điệu dân ca Xoan Ghẹo, ca dao, tục ngữ, truyện cười dân gian
(truyện cười Văn Lang),... vẫn được bảo tồn và phát triển, mang đậm bản sắc văn hố dân
gian vùng Đất Tổ.
Em có biết?
Về nguồn gốc của hát Xoan, huyền
thoại kể rằng: Vua Hùng đi tìm đất
đóng đơ, một hơm nghỉ chân ở
q Xoan Phù Đức – An Thái. Thấy
các trẻ chăn trâu hát múa, vua rất
ưa thích và lại dạy thêm nhiều điệu
khúc nữa, những điệu hát múa ấy
của Vua Hùng và các em chăn trâu
đó cũng là những điệu Xoan tiên.
Một số nhà nghiên cứu âm nhạc

lại cho rằng: Hát Xoan xuất hiện
vào khoảng thế kỉ XV. Lời ca Xoan
có những đặc điểm như hình thức,
văn chương của thế kỉ XV, từ thời
kì nhà Lê.

Hình 5. Nghệ nhân ba phường Xoan: Thét, Phù Đức và Kim Đái
biểu diễn giao lưu hát Xoan với các em học sinh Trường THCS Kim Đức
tại di tích Miếu Lãi Lèn

Ở Phú Thọ, nhiều cơng trình kiến trúc và điêu khắc gỗ có giá trị được xây dựng trong
thời kì này. Đó là các đền, miếu như: Đền Hùng ở xã Hy Cương (Việt Trì), đền thờ Mẫu Âu Cơ
ở xã Hiền Lương (Hạ Hoà),...
Phú Thọ cũng là địa phương có truyền thống hiếu học, đã sinh ra một số nhà nho có
tên tuổi. Theo thống kê, ở Phú Thọ kể từ thời Trần đến đầu thời Lê đã có nhiều vị đỗ đại khoa
(tức từ hàng tiến sĩ trở lên).
Tiêu biểu như:
– Vũ Duệ, người huyện Lâm Thao, đỗ Trạng nguyên năm 23 tuổi (1490).
– Nguyễn Mẫn Đốc, người làng Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, thi đỗ Bảng nhãn năm 27 tuổi
(1518).
– Trần Toại, người xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì), thi đỗ Bảng nhãn năm 25 tuổi (1538) và
làm quan đến chức Thị thư viện Hàn lâm, từng được vua Mạc cử đi sứ nhà Minh.

...

1. Hãy nêu nét nổi bật về tình hình văn hố – giáo dục ở Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến
đầu thế kỉ XVI.
2. Quan sát hình 5 gợi cho em suy nghĩ gì?

8



2 Nhân dân Phú Thọ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm (từ thế kỉ X

đến đầu thế kỉ XVI)

a) Tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)

Hình 6. Lược đồ các cuộc kháng chiến chống quân Mông − Nguyên
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

9


Em có biết?
Lộ Quy Hố thời Trần chính là
vùng đất Châu Đăng của thời
Lý. Đây là dải đất rộng lớn nằm
dọc theo hai bờ sơng Hồng,
hữu ngạn từ Hưng Hố (huyện
Tam Nông ngày nay) ngược lên
Nghĩa Lộ, tả ngạn từ huyện Lâm
Thao lên đến Yên Bái. Tỉnh Phú
Thọ hiện nay về cơ bản nằm
trong địa phận của lộ Quy Hoá.

Trong những lần quân Mông – Nguyên xâm lược
nước ta (thế kỉ XIII), một đạo quân của chúng thường từ
Vân Nam (Trung Quốc) tiến qua Phú Thọ rồi xuống Thăng Long.
Trong các lần đó, chúng đều bị dân binh Phú Thọ phối hợp

với quân triều đình chặn đánh quyết liệt, cả trên đường
tiến và rút lui.
•• Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258)
Năm 1258, giặc Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai
chỉ huy, chia làm 2 đạo tiến theo 2 đường tả ngạn và hữu
ngạn sông Thao để tiến về Thăng Long. Chúng hội quân tại
vùng Bạch Hạc (Việt Trì ngày nay).

Tại thành Gia Ninh (tức khu vực ngã ba Bạch Hạc ngày nay), một viên tướng là Phùng
Lân Hổ ra sức chiêu luyện binh mã, vận động nhân dân tích cực xây thành đắp luỹ, anh dũng
chiến đấu ngay khi quân giặc vừa kéo đến. Vì đây cũng là hướng tiến cơng chính của qn
Mơng Cổ nên vua Trần Thái Tơng đã đích thân lên tận đây để chỉ huy chiến trận. Cánh quân
của Lân Hổ đã phối hợp với quân triều đình chiến đấu ngoan cường, diệt được nhiều lực
lượng địch. Tiêu biểu phải kể đến trận chiến Bình Lệ Ngun (Bình Xun – Vĩnh Phúc), đã góp
phần làm chậm bước tiến của quân giặc xuống kinh đô Thăng Long.
Sau này, với thất bại thảm hại trong trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội), một cánh quân Mông Cổ
lại rút chạy về Vân Nam theo đường sông Hồng. Trại chủ Quy Hoá là Hà Bổng đã chỉ huy dân binh
địa phương chặn đánh, khiến quân Mông Cổ về đến Vân Nam chỉ cịn khơng đến 5 000 tên.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ giành thắng lợi. Vua Trần ban thưởng cho những
người có cơng. Hà Bổng được vua Trần ban tước hầu.
Kết nối
video: hao-khi-ngannam-chuyen-ha-bongdanh-duoi-quanmong-co-ra-khoibien-gioi-218671.htm

Hình 7. Sa đồ trận Quy Hoá năm 1258 – nơi Hà Bổng chỉ huy tập kích qn Mơng Cổ

10


•• Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285)
Đầu năm 1285, quân Nguyên kéo sang xâm lược nước ta. Phùng Lân Hổ tiếp tục được

cử làm tướng cầm quân đánh giặc, giữ chiến tuyến Dục Mỹ − Gia Ninh (từ Lâm Thao xuống
Việt Trì ngày nay).
Trước thế giặc mạnh, Lân Hổ cùng đội quân của ông đã anh dũng chiến đấu, bước đầu
chặn được quân giặc trước chiến tuyến Dục Mỹ − Gia Ninh. Cuộc chiến ngày càng trở nên
không cân sức. Vị tướng Phùng Lân Hổ đã anh dũng hi sinh.

Hình 8. Đền Xa Lộc (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) – nơi thờ dũng tướng Phùng Lân Hổ

Giữa năm 1285, sau thất bại ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu –
Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), quân Nguyên phải
rút về nước. Một cánh quân Nguyên đã rút chạy theo đường sông Lô,
sông Chảy. Khi đến Cự Đà (Phù Ninh), chúng đã bị dân binh địa phương
dưới sự lãnh đạo của hai anh em Hà Đặc và Hà Chương đón đánh.
Phối hợp cùng qn triều đình, Hà Đặc và Hà Chương đã tổ chức dân
binh địa phương đánh địch ở phía sau lưng, làm chúng mất ăn mất ngủ.

Kết nối
Video: Hà Đặc
chặn đường rút
lui của quân giặc,
link: hao-khi-ngannam-ha-dac-chanduong-rut-lui-cuaquan-giac-238810.
htm

Hà Chương dùng mưu kế lọt vào trại giặc đánh bất ngờ, buộc tướng giặc
là Trương Hiển phải đầu hàng. Chủ tướng Hà Đặc đã anh dũng hi sinh
trong chiến đấu.

1. Hãy kể tên một số tấm gương tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống quân
Mông – Nguyên trên địa bàn Phú Thọ.
2. Trình bày những sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở

Phú Thọ trên lược đồ.
3. Đánh giá vai trò của nhân dân Phú Thọ trong kháng chiến chống Mông – Nguyên
xâm lược.
11


b) Nhân dân Phú Thọ hưởng ứng khởi nghĩa Lam Sơn. Chiến thắng cầu Xa Lộc và thành
Tam Giang chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV
•• Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có đội nghĩa binh do
Đinh Cơng Mộc chỉ huy. Ơng đã lãnh đạo dân binh vùng Thanh Sơn, Thanh Thuỷ chiến đấu chống
quan quân nhà Minh khi chúng đến cướp phá bản làng.
Tư liệu
Đinh Cơng Mộc người huyện Thanh Sơn, có cơng giúp vua Lê Thái Tổ, được trao chức
Đại tướng quân Vũ quận công, quản lĩnh binh dân bản xứ, lúc mất được người sở tại
lập đền thờ.
(Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí,
NXB Thuận Hố, Huế, 2006, tr. 383)

•• Chiến thắng cầu Xa Lộc

•• Chiến thắng thành Tam Giang
Thành Tam Giang của quân Minh ở Gò Dền, giữa cánh đồng Dục Mỹ (Cao Xá – Lâm Thao), nằm án ngữ
con đường thiên lí từ Vân Nam về thành Đông Quan (Thăng Long).

12


Sau thất bại ở cầu Xa Lộc, lại nghe tin Vương Thông đang bị quân ta bao vây khốn đốn ở thành
Đông Quan, hơn 1 000 quân Minh do tướng Lưu Thanh chỉ huy đóng ở thành Tam Giang hết sức

hoang mang, lo sợ.

Tháng 4 – 1427, Lê Lợi đã phái Nguyễn Trãi đến thành Tam Giang dụ hàng. Quân chủ lực
cùng với các đội dân binh đông đảo của các thổ hào địa phương đã bao vây kín thành Tam
Giang. Biết khơng cịn lối thốt nào khác, Lưu Thanh đã phải mở cửa thành xin hàng.
Trong chiến thắng cầu Xa Lộc và thành Tam Giang có sự đóng góp to lớn của dân binh
các địa phương ở Phú Thọ, góp phần làm suy yếu đội quân nhà Minh, giúp cho cuộc chiến
đấu của quân ta nhanh chóng giành được thắng lợi hồn tồn, giải phóng đất nước.

Hình 9. Lược đồ một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa
Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

13


1. Hãy xác định trên lược đồ hình 9 nơi diễn ra các sự kiện tiêu biểu (gắn liền với tên
các nhân vật lịch sử) trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV.
2. Đánh giá những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cơng cuộc đánh đuổi quân
Minh, giải phóng đất nước.

1. Hãy lập bảng hệ thống về các sự kiện tiêu biểu diễn ra trên địa bàn Phú Thọ trong
cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên và chống quân Minh xâm lược theo
gợi ý dưới đây.
Nhân vật lịch sử
Nội dung chính
liên quan
?
?

TT


Sự kiện lịch sử

Ý nghĩa

1

?

2

?

?

?

?

3

?

?

?

?

?


2. Có ý kiến cho rằng, từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, tỉnh Phú Thọ là một trong những
địa bàn quan trọng trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược phương Bắc. Em có
đồng ý với ý kiến đó khơng? Vì sao?

1. Liên hệ và cho biết, những dấu ấn nào của lịch sử Phú Thọ từ thế kỉ thứ X đến đầu thế kỉ
XVI vẫn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay?
2. Hiện nay, một số làn điệu hát Xoan đã được đưa vào dạy học trong nhiều trường
phổ thông ở tỉnh Phú Thọ. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? Liên hệ và cho biết
trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử –
văn hoá quê hương.

14


CHỦ ĐỀ

2

TÌM HIỂU BẢO TÀNG
Ở PHÚ THỌ

u cầu cần đạt:
• Giới thiệu được khái quát về bảo tàng ở Phú Thọ.
• Giới thiệu được những nét chính về các gian trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương.

Bảo tàng lịch sử là nơi lưu giữ, bảo quản các hiện vật, tư liệu lịch sử quý giá, là một trong
những địa chỉ góp phần truyền bá, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc và quê hương,
cũng là địa chỉ rất có ý nghĩa trong học tập mơn Lịch sử của học sinh. Hãy chia sẻ những điều
em biết về các bảo tàng hiện có trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, về ý nghĩa của các bảo tàng đó

trong học tập và tìm hiểu lịch sử địa phương, cũng như lịch sử dân tộc.

1 Giới thiệu khái quát về các bảo tàng tại tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất cổ, nơi lưu giữ rất nhiều chứng tích lịch sử trải qua hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiện nay, rất nhiều chứng tích đó vẫn được lưu giữ, bảo
tồn và trưng bày một cách có hệ thống trong các bảo tàng địa phương.
Các bảo tàng ở Phú Thọ đều được xây
dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì, gồm:
Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm),
Bảo tàng Hùng Vương thuộc Khu di tích
quốc gia đặc biệt Đền Hùng (xã Hy Cương)
và Bảo tàng Quân khu II (phường Vân Phú).
Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm) là
bảo tàng khảo cứu địa phương, có nhiệm
vụ nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu
những vấn đề về tự nhiên, sinh thái, lịch
sử, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ từ
thời tiền sử, sơ sử đến ngày nay.

Hình 1. Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm)

15


Hình 2. Bảo tàng Hùng Vương thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng
Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng): trưng bày hệ thống các hiện vật lịch sử
thể hiện mối quan hệ giữa văn hố Hùng Vương, văn minh sơng Hồng với lịch sử phát triển dân tộc
Việt Nam. Nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương nhằm làm rõ giai đoạn văn hoá Hùng Vương
và thời đại Hùng Vương dựng nước trong lịch sử dân tộc.


Hình 3. Bảo tàng Quân khu II
Bảo tàng Quân khu II: được thành lập năm 1979 và được cải tạo, nâng cấp vào năm 2016. Bảo tàng
có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hố,
khoa học về:
• Địa danh, địa bàn chiến lược, văn hoá, truyền thống đấu tranh của qn và dân vùng Tây Bắc;
• Q trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu II trong các cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ biên giới, trong thực
hiện nhiệm vụ quốc tế.
...

1. Khai thác các hình 1, 2, 3 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu khái quát về bảo tàng
tại tỉnh Phú Thọ.
2. Theo em, các bảo tàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa thế nào trong việc
học tập mơn Lịch sử? Hãy chia sẻ cảm xúc/mong muốn của em về một giờ học
lịch sử được tổ chức tại bảo tàng hoặc di tích lịch sử.
16


2 Các bảo tàng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ
a) Bảo tàng Hùng Vương tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì

Chủ đề 4: Thời kì từ khi Pháp xâm lược đến giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước (1883 – 1975)
* Hiện vật trưng bày: sưu tập hiện vật về nỗi khổ của nhân dân dưới ách
thống trị của thực dân Pháp; sưu tập hiện vật của phong trào Cần vương
326
hiện vật chống Pháp cuối thế kỉ XIX; sưu tập các hiện vật của phong trào yêu
nước trước khi có Đảng; sưu tập các hiện vật khởi nghĩa giành chính
quyền năm 1945; sưu tập hiện vật chiến lợi phẩm của Pháp; sưu tập hiện
vật tội ác chiến tranh; sưu tập hiện vật của các Anh hùng Lực lượng vũ

trang, Anh hùng Lao động,...
* Hệ thống phim video tư liệu,...
Chủ đề 3: Thời kì Bắc thuộc và phong kiến tự chủ
* Trưng bày khái quát những giá trị văn hoá tiêu biểu của nhân dân Phú
Thọ từ thế kỉ XIX.
Trên 400
* Hiện vật trưng bày: một số sưu tập quan trọng gồm các hiện vật liên
hiện vật
quan đến các nữ tướng của Hai Bà Trưng ở Phú Thọ; sưu tập trống đồng
loại II Hê-gơ (hay còn gọi là trống Mường); sưu tập đồ gốm thuộc thời
kì Lý – Trần – Lê – Nguyễn,...
Chủ đề 2: Thời kì tiền sử – sơ sử/thời đại Hùng Vương
* Là trọng tâm nhất của Bảo tàng Hùng Vương.
* Giới thiệu các nền văn hoá thời tiền sử (Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng
369 Đậu, Gò Mun) và văn hố Đơng Sơn, tương ứng với thời kì hình thành và
hiện vật phát triển của thời đại Hùng Vương.
* Hiện vật trưng bày: gốm, đồng (với nhiều hiện vật quý, hiếm: đồ gốm
Phùng Nguyên; đá ngọc trang sức; nha chương; đồ đồng Đông Sơn; di
cốt ở hai ngơi mộ cổ thuộc giai đoạn văn hố Phùng Ngun (niên đại
cách ngày nay khoảng 4 000 năm).
Chủ đề 1: Thiên nhiên, con người
* Giới thiệu những nét đặc trưng về vị trí, địa lí, thiên nhiên, dân cư, đời
172
sống kinh tế, văn hoá – xã hội của một số dân tộc thiểu số có số lượng
hiện vật dân cư lớn ở Phú Thọ: dân tộc Kinh, Mường, Cao Lan, Dao và Mông.
* Hiện vật trưng bày: gồm nhiều loại hình như các mẫu khống sản, mẫu động
vật, thực vật, cơng cụ sản xuất, vũ khí, nhạc cụ, tín ngưỡng, trang phục,...

Ý nghĩa – giá trị:
* Bảo tàng Hùng Vương là cuốn lịch sử bằng hiện vật của cộng đồng cư dân vùng Đất Tổ.

* Bảo tàng Hùng Vương là điểm đến hấp dẫn của du lịch di sản.
* Bảo tàng Hùng Vương là bảo tàng tổng hợp của Phú Thọ – vùng đất cội nguồn.

NỘI DUNG TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG

Chủ đề 5: Phú Thọ thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ năm 1975
đến nay)
194
hiện vật Hiện vật trưng bày: thành tựu nổi bật của tỉnh Phú Thọ trong công cuộc
xây dựng Tổ quốc và công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.

BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG
* Khánh thành ngày 14 – 4 – 2010, đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.
Gần 2 000 * Có nhiệm vụ nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu những vấn đề tự nhiên, sinh thái, lịch sử –
hiện vật văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ.
* Hiện vật trưng bày phản ánh lịch sử hình thành, phát triển của tỉnh Phú Thọ từ thời tiền –
sử đến nay.
Hình 4. Một số thơng tin chính về Bảo tàng Hùng Vương tại phường Gia Cẩm,
thành phố Việt Trì

17


1. Em hãy giới thiệu một số nét chính về Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm,
thành phố Việt Trì) thơng qua sơ đồ hình 4.
2. Tham quan Bảo tàng Hùng Vương hoặc tham dự một giờ học Lịch sử tại Bảo tàng
(trực tiếp hoặc thông qua bảo tàng ảo). Giới thiệu một gian trưng bày trong bảo
tàng (theo các chủ đề ở trên) mà em ấn tượng nhất.
3. Theo em, việc tìm hiểu về Bảo tàng Hùng Vương có ý nghĩa gì?


Phịng 4 và 5: giới thiệu Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng; việc thờ cúng
Vua Hùng trên đất cổ Phong Châu; tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của Nhà
nước đối với Đền Hùng qua các thời kì lịch sử; 61 tài liệu khoa học của các học giả,
các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Đền Hùng; hơn 100 hiện vật
do đồng bào cả nước tiến cúng.

NỘI DUNG TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG

Phòng 3: Thời đại dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng
Hiện vật trưng bày:
− Bộ sưu tập trống đồng (10 chiếc) thuộc văn hố Đơng Sơn, tiêu biểu nhất là
trống đồng Đền Hùng − được xếp hàng đầu trong hệ thống trống Hê-gơ loại I
ở Việt Nam, trống đồng Tân Long − có đường kính lớn nhất trong tồn bộ trống
đồng tìm thấy ở Việt Nam, với đường kính mặt là 108 cm.
− Bộ sưu tập cơng cụ và vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, thuổng, rìu, dao găm, mũi tên, lao,...
Phòng 2: Mở đầu thời đại dựng nước
Hiện vật trưng bày: hiện vật gốc của 3 nền văn hố: Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị
Mun,… Cơng cụ đá mài gồm: rìu có vai, rìu mài tứ diện, cuốc đá, chày nghiền, đồ
trang sức (vòng tay đá, khuyên đá,...); sưu tập gốm: nồi, vị, bình, bát, dọi xe chỉ,
chài lưới; nha chương bằng đá; cơng cụ, vũ khí bằng đồng (cày, lưỡi liềm, rìu, mũi
lao, mũi tên, lưỡi câu,...); dấu tích hạt lúa.
Phịng 1: Đất nước, con người thời nguyên thuỷ
Số lượng hiện vật: 54 hiện vật, gồm 1 sa bàn, 1 hộp hình, 2 bức tranh sơn mài cỡ
lớn, 18 mẫu động thực vật, 12 mẫu khoáng sản, 20 cơng cụ đá thuộc văn hố
Sơn Vi và một số ảnh chụp cùng những hiện vật khác đã khái lược được hình thể
thiên nhiên, mơi trường buổi bình minh lịch sử và chứng tích sinh tồn của người
nguyên thuỷ trên đất Phụ Thọ.
BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG
(Thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng)
• Khánh thành năm 1993 (đúng dịp khai hội Đền Hùng).

• Hiện vật trưng bày: hơn 3 000 hiện vật, trong đó có hơn 700 hiện vật gốc, 162
bức ảnh, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gị đồng, 5 hộp bình, 1 nhóm tượng lớn và
nhiều hiện vật khác.
• Trưng bày theo 3 chủ đề chính với 5 phịng trưng bày:
 Giới thiệu giai đoạn văn hố Đơng Sơn bằng các hiện vật liên quan đến thời đại
Hùng Vương dựng nước hiện tìm được trên đất Vĩnh Phú (Phú Thọ − Vĩnh Phúc).
 Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích
Đền Hùng của nhân dân cả nước.
 Tình cảm, sự quan tâm của cả nước đối với Đền Hùng.

Đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vương là nơi ôn lại truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hiểu
sâu sắc và thêm tự hào về thời đại các Vua Hùng dựng nước; đồng thời hiểu thêm về tình cảm của tồn dân tộc với
cội nguồn, tổ tiên và với Đền Hùng.

b) Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng)

Hình 5. Một số thơng tin chính về Bảo tàng Hùng Vương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng
(xã Hy Cương, thành phố Việt Trì)

18


1. Hãy chia sẻ những thông tin khái quát nhất về Bảo tàng Hùng Vương tại Khu di
tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng.
2. Tham quan Bảo tàng Hùng Vương hoặc tham dự một giờ học Lịch sử tại bảo tàng
(trực tiếp hoặc thơng qua bảo tàng ảo). Tìm hiểu và giới thiệu về một phòng trưng
bày trong bảo tàng (theo các chủ đề ở trên) mà em ấn tượng nhất.

1. Lập bảng hệ thống (hoặc lập sơ đồ tư duy) mơ tả tóm tắt về hai bảo tàng Hùng Vương
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo gợi ý sau: tên bảo tàng, địa chỉ, chủ đề trưng bày chính,

số lượng hiện vật, giá trị (ý nghĩa),...
2. Từ kết quả của bài tập 1, em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai
bảo tàng Hùng Vương ở Phú Thọ.

1. Dựa vào kiến thức đã được học (ở lớp 6), chuẩn bị nội dung và giới thiệu về dấu ấn
thời kì Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giờ học lịch sử tại một trong
hai Bảo tàng Hùng Vương hoặc tại một di tích liên quan đến thời kì này.
2. Chia sẻ một số điều em thích nhất đối với giờ học lịch sử tại bảo tàng hay tại di tích
lịch sử tại địa phương.

19


CHỦ ĐỀ

3

TỤC NGỮ, CA DAO
PHÚ THỌ

Yêu cầu cần đạt:
• Qua đọc hiểu một số câu tục ngữ, bài ca dao Phú Thọ, thấy được những giá trị chung
cũng như màu sắc địa phương của nó.
• Đọc một số câu tục ngữ, bài ca dao khác có cùng mơ-típ với các câu, bài đã học.
• Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài ca dao, một hoặc một số câu tục ngữ
Phú Thọ.
• Tự hào về con người Phú Thọ xưa – những con người giàu kinh nghiệm trong lao
động, đời sống và có tâm hồn phong phú, tinh tế.

1. Phú Thọ có những địa danh (sông, núi, hồ, đầm, di tích lịch sử,...) nào nởi tiếng? Em

biết những câu tục ngữ, bài ca dao nào nói đến các địa danh đó?
2. Phú Thọ có những sản vật nào nổi tiếng? Em biết những câu tục ngữ, bài ca dao nào
nói đến những sản vật đó?

Hình 1. Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hoà)

20


1 Tri thức đọc hiểu: Tục ngữ, ca dao và tục ngữ, ca dao Phú Thọ
Tục ngữ là những câu nói cố định, giàu hình ảnh, nhạc điệu, có vần hoặc không
vần, dễ nhớ, dễ truyền miệng với nội dung đúc kết kinh nghiệm về thời tiết, sản xuất,
đời sống,...
Ca dao là những câu hát, bài hát lưu truyền trong dân gian, phản ánh nhiều mặt của đời
sống nhưng chủ yếu để bộc lộ tình cảm. Ca dao thường làm bằng thể thơ lục bát.
Tỉnh Phú Thọ được xếp vào khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên, trên thực
tế, địa hình Phú Thọ rất đa dạng, trong đó nổi bật là địa hình đồi và núi thấp xen kẽ với đờng
ṛng, sơng ngịi, hờ đầm, có cả một ít đồng bằng nhỏ chạy ven các con sông lớn. Nhân dân
thời trước thường sống dựa vào các nghề trồng lúa, đánh cá, trồng cây ăn quả, khai thác
nguồn lợi từ rừng núi,... Thiên nhiên và cuộc sống này được phản ánh sâu sắc trong tục ngữ,
ca dao.

2 Văn bản
TỤC NGỮ PHÚ THỌ
1. Lấp mũ mưa mai, lấp đai mưa chiều(1).
2. Trăm hoa nở cả tháng Giêng
Một mình hoa sở(2) nở riêng tháng Mười.
3. Tháng Ba tháng hội Đền Hùng
Cuốc đất trồng sắn gieo vừng kèm theo.
4. Trên cứng dưới sâu, cày hút trâu, cấy hút người(3).

5. Rau sông Bứa(4), dứa Tam Nông(5).
6. Trâu chợ Hoàng Xá(6), cá chợ La Phù(7).
Mũ: mây phủ đỉnh núi Tản (Ba Vì), nếu mây phủ kín đỉnh núi Tản thì sẽ mưa vào buổi sáng; mây phủ ngang
lưng núi là sẽ mưa vào buổi chiều. Đây là kinh nghiệm xem thời tiết của nhân dân vùng Tam Nông.
(2)
Sở: một loại cây trồng nhiều trên đồi vùng trung du, hạt dùng để ép lấy dầu ăn.
(3)
Câu tục ngữ nói về loại ruộng lầy thụt có nhiều ở Phú Thọ, người Phú Thọ gọi là “ruộng bềnh”. Loại ruộng
này trên mặt là lớp bùn khô mỏng, có cỏ mọc, nhưng dưới là nước và bùn nhão dày. Người đi vào sẽ bị thụt
xuống lầy, rất nguy hiểm. Ruộng bềnh không cày được mà phải cuốc. Khi cuốc hay cấy, gặt đều phải đứng
trên “đà” là những cây tre, cây gỗ dài để khỏi bị lút sâu.
(1)

Sông Bứa: một sông nhánh của sông Hồng, chảy qua miền rừng núi của các tỉnh Sơn La, Phú Thọ.

(4)

Tam Nông: một huyện của Phú Thọ, bên bờ hữu ngạn sông Hồng, trồng nhiều dứa.
Chợ trâu xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thuỷ.
(7)
Chợ La Phù, huyện Thanh Thuỷ bán nhiều cá.
(5)
(6)

21


7. Thóc Kẻ Chen, đèn Kẻ Hóc(1).
8. Dù ai buôn bán đâu đâu
Mồng Mười tháng Chín chợ trâu(2) thì về.

9. Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người Phù Ninh(3).
(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cợi ng̀n,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2010)

Hình 2. Đồi chè Long Cốc (huyện Tân Sơn)

1. Chia các câu tục ngữ trên thành 2 nhóm: nhóm theo thể lục bát và nhóm khơng
theo thể lục bát. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu tục ngữ thuộc
nhóm khơng theo thể lục bát.
2. Sắp xếp các câu tục ngữ trên vào các nhóm: thời tiết, thời vụ, đất đai, kĩ thuật
trồng trọt, sản vật, buôn bán, con người (chú ý có những câu khơng chỉ ở một nhóm).
3. Nêu cách hiểu của em về mỗi câu tục ngữ.
4. Các câu tục ngữ cho ta biết những gì về thiên nhiên và cuộc sống của nhân dân
Phú Thọ thời xưa? Tìm đọc sách báo và hỏi những người cao tuổi để biết: ngày nay
có những sự vật, phong tục nào khơng cịn nữa; những kinh nghiệm nào khơng
sử dụng hoặc chỉ sử dụng một phần.

Kẻ Chen: một làng thuộc xã Tứ Mỹ, huyện Tam Nông; Kẻ Hóc (hay Kẻ Húc) thuộc xã Quang Húc, huyện Tam Nông,
có chợ Quang Húc, thời xưa họp từ sáng đến tận nửa đêm, đèn sáng như sao sa.
(2)
Chợ mua bán trâu xã Xuân Viên, huyện Yên Lập họp vào ngày 10 tháng 9 âm lịch (ngày nay khơng cịn nữa).
(1)

Phù Ninh: một huyện ở phía đông tỉnh Phú Thọ, bên bờ hữu ngạn sông Lô, có nhiều đồi cọ.

(3)

22



Ghi nhớ
Tục ngữ Phú Thọ phản ánh nhận thức và các kinh nghiệm về thời tiết, lao động và
đời sống sinh hoạt của người dân Phú Thọ xưa. Đó là một cuộc sống đa dạng của vùng
trung du với tập quán trồng lúa nước, đánh cá, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, khai thác
nguồn lợi rừng,…
Cuộc sống lao động và sinh hoạt ngày nay đã có nhiều thay đổi, song chúng ta vẫn
có thể chọn lọc trong kho tàng tục ngữ ấy những gì phù hợp để làm phong phú thêm
nguồn tri thức cho hôm nay.

CA DAO PHÚ THỌ
1. Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
2. Cổ Tiết(1) có xóm Cây Đề
Có sông tắm mát, có nghề cắt sơn(2).
3. Đi đâu nón chẳng đợi đầu
Lại đây hai đứa lấy tàu cọ che.

Hình 3. Một đồi cọ ở Phú Thọ
Cổ Tiết: nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.
Cắt sơn: dùng dao cứa vào vỏ cây sơn rồi kẹp vào đó một mảnh vỏ trai để hứng lấy nhựa sơn.

(1)
(2)

23



4. Bên này đồi bên ấy cũng đồi
Muốn sang em bẻ cành sòi(1) cho sang
Cành sòi lá dọc lá ngang
Hỏi anh có dám bước sang cành sòi.
5. Hỡi anh phát củi trên nương
Cho em mượn rựa phát đường sang chơi.
6. Bên này gò bên ấy cũng gò
Muốn ăn dọc(2) chín thì dò sang đây
Dọc chín còn ở trên cây
Muốn ăn dọc rụng sang đây cùng tìm.
7. Yêu nhau chia củ sắn lùi
Xa nhau nhớ bếp tro vùi hôm nay.
(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, Sđd)

1. Xếp các bài ca dao trên vào các nhóm:
a) Tình yêu đất nước – giống nòi và tình yêu quê hương.
b) Tình yêu lứa đôi.
Trong nhóm tình yêu lứa đôi lại chia ra: những bài ca dao tỏ tình và những bài ca
dao diễn tả tâm trạng.
2. Nêu cách hiểu và cảm nghĩ của em về mỗi bài ca dao.
3. Các bài ca dao về tình yêu lứa đôi nói trên luôn gắn với lao động và sinh hoạt
vùng trung du, hãy chứng minh điều đó. Theo em, cách thể hiện tình yêu như
vậy nói lên điều gì?

Ghi nhớ
Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi là chủ đề chính trong ca dao Phú Thọ.
Những tình cảm này nảy nở và gắn chặt với cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người
miền trung du, làm nên đặc sắc riêng cho ca dao Phú Thọ.

Sòi: cây mọc hoang vùng đồi trung du, cành ngang, giòn.

Dọc: cây mọc tự nhiên hoặc trồng trên đồi, quả hình trứng, khi chín ăn ngọt, quả xanh rất chua, dùng để
nấu canh cá, hạt ép lấy dầu.

(1)
(2)

24


1. Thực tế, một số câu tục ngữ có khi được xem là ca dao và ngược lại. Em hãy tìm một số
câu như thế trong bài học và những câu khác em biết.
2. Trao đổi trước nhóm hoặc trước lớp, sau đó viết lại (mỗi bài tập viết thành một
đoạn văn).
a) Nêu cảm nghĩ về bài ca dao số 1.
b) Nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ hoặc một bài ca dao em tìm đọc được nói về
miền đất Phú Thọ.

1. Xếp các câu tục ngữ, bài ca dao dưới đây vào những “khuôn” giống như những câu tục
ngữ, bài ca dao đã học:

− Rau sông Bứa, dứa Văn Lang.
− Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê.
− Dù ai đi ngược về xuôi
Chân đen như cuốc là người Thái Ninh(1).

− Dù ai đi đâu, ở đâu
Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về. (Ca dao vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc)
Mẫu: Rau sông Bứa, dứa Văn Lang cùng khuôn: Rau sông Bứa, dứa Tam Nông.
2. Thực hiện một trong hai yêu cầu sau:
a) Nêu cảm nghĩ về bài ca dao:

Cách núi trông chẳng thấy đồi
Biết rằng anh đứng hay ngồi ở đâu.
b) Trao đổi về câu tục ngữ (sau khi trao đổi ở nhóm hoặc lớp, viết thành 1 – 2 đoạn văn):
Nhìn đồng bông lúa uốn câu(2)
Cuốc đồi bổ hố bảo nhau trồng chè.
Thái Ninh: nay thuộc xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba. Xưa sao chè thủ công: búp chè tươi cho lên chảo
gang trên bếp lò, đảo cho khô dần nước; khi búp chè chín như rau luộc thì cho ra nia “vò” bằng chân
cho ra bớt nước (vừa để khô nước nhanh, vừa để trà thơm hơn) rồi lại cho lên chảo sao tiếp. Nhựa chè
bắt vào chân rất đen.
(2)
Lúa uốn câu: bông lúa cong trĩu xuống như cần câu do bắt đầu đọng sữa để kết hạt (khoảng 25 – 30 ngày
sau thì chín). Lúa mùa “uốn câu” vào đầu tháng 9 âm lịch, tức khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương
lịch. Ý nói phải trồng chè trước thời điểm gặt lúa mùa.
(1)

25


×