1
C«ng tr×nh tham dù cuéc thi:
“ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NĂM 2007”
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM
SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
Nhóm sinh viên thực hiện:
CaoThị Tĩnh – A18 K44H- KTNT
Nguyễn Thị Thanh Loan – N3 K44F- KTNT
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quy
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Danh lục biểu đồ 4
Danh mục hình vẽ 4
Danh mục bảng biểu 4
Danh mục chữ viết tắt 5
LỜI NÓI ĐẦU 5
Chương I: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 8
I. Khái niệm và nguyên nhân cơ bản gây lạm phát 8
1. Định nghĩa 8
1.1. Lạm phát 8
1.2. Phân loại 10
1.3. Thước đo lạm phát 12
1.4. Quan hệ giữa lạm phát, giá cả và lãi suất. 14
2. Hậu quả của lạm phát 16
2.1. Lạm phát tạo nên sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội 16
2.2. Lạm phát phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội. 17
2.3. Lạm phát làm lãi suất tăng lên 17
2.4. Lạm phát tác động đến cán cân thanh toán quốc tế 17
3. Nguyên nhân cơ bản gây lạm phát. 18
3.1. Lạm phát do mất cân đối về cơ cấu kinh tế. 18
3.2. Lạm phát do tăng cung tiền tệ 19
3.3. Lạm phát do cầu kéo. 20
3.4. Lạm phát do chi phí đẩy. 21
II. Ngân hàng Nhà nước và chính sách tiền tệ 22
1. Ngân hàng nhà nước 22
1.1. Khái niệm 22
1.2. Chức năng của NHNN 22
2. Chính sách tiền tệ 23
2.1. Khái niệm 23
2.2. Các công cụ chính của chính sách tiền tệ 24
III. Kinh nghiệm sử dụng CSTT nhằm kiểm soát lạm phát ở một số nước
trên thế giới 31
1. Cộng hoà Liên Bang Nga. 32
2. Hàn Quốc. 32
3. Trung Quốc 33
4. Các bài học kinh nghiệm rút ra 34
4.1. CSTT thắt chặt cần chú trọng vào các nguyên nhân gây lạm phát 34
4.2. Thực hiện đồng bộ các công cụ CSTT để đạt được các mục tiêu ổn
định kinh tế-xã hội 35
3
4.3. Kết hợp chặt chẽ CSTT với các biện pháp khác 36
Chương II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CSTT
NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA 37
I. Thực trạng lạm phát của Việt Nam 37
1. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu 37
2. Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007 39
3. Tình hình lạm phát đầu năm 2008. 41
II. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam 43
1. Lạm phát do chi phí đẩy 43
2. Gia tăng tổng cầu gây lên tăng trưởng quá nóng ở Việt Nam 46
3. Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng 47
III. Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam. 51
1. Lạm phát tác động tới đời sống xã hội. 51
2. Lạm phát gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nguy cơ khủng hoảng kinh tế. 52
IV. Chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và tác động của các
chính sách này 54
1. Chính sách điều chỉnh lãi suất 55
2. Chính sách tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc 56
3. Nghiệp vụ thị trường mở 58
4. Chính sách tỷ giá hối đoái. 60
5. Đánh giá mức độ hiệu quả của CSTT trong việc kiềm chế lạm phát
thời gian qua 62
5.1. Các kết quả đạt được 62
5.2. Các hạn chế và nguyên nhân 63
Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CSTT NHẰM KIỀM CHẾ
LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010 68
I. Dự báo tình hình lạm phát giai đoạn từ nay tới năm 2010. 68
1. Cơ sở dự báo 68
2. Dự báo mức độ lạm phát 2008-2010 69
II. Một số giải pháp và kiến nghị 71
1. Kết hợp đồng bộ CSTT với các chính sách khác 71
2. Theo sát biến động của thị trường tài chính để kiểm soát mức tăng
trưởng tín dụng phù hợp với thị trường tăng trưởng kinh tế 73
3. Minh bạch hoá NSNN và tăng cường giám sát và bình ổn thị trường
ngoại hối. 75
4. Thực hiện phát hành tín phiếu Ngân hàng bằng ngoại tệ. 76
5. Thực hiện đồng bộ các biện pháp thắt chặt tiền tệ và bình ổn giá cả . 77
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 85
4
Danh lục biểu đồ
Biểu đồ 1: Mức độ tăng của giá dầu thế giới. 38
Biểu đồ 2: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 40
Biểu đồ 3: Lạm phát năm 2008 42
Biểu đồ 4: Giá nhập khẩu trung bình 1 số mặt hàng 46
Biểu đồ 5: Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam từ 2003-2008 48
Biểu đồ 6: Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng 50
Biểu đồ 8: Biến động lãi suất liên NH 60
Biểu đồ 9: Lượng giảm cung tiền dưới tác động của CSTT 63
Danh mục hình vẽ
Hình1: Lạm phát do cầu kéo 20
Hình2: Lạm phát do chi phí đẩy 21
Hình 3 : Chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định. 64
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Bảng điều chỉnh giá xăng 44
Bảng 2: Số lượng NH từ năm 1991 - 2008 49
Bảng 3: Dự báo tình hình kinh tế VN năm 2008-2010 70
5
Danh mục chữ viết tắt
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng chung
CSTT
Chính sách tiền tệ
DTTB
Dự trữ bắt buộc
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội.
NH
Ngân hàng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng Thương mại
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
TCT
Tổng công ty
TCTD
Tổ chức tín dụng
TCTK
Tổng cục Thống kê.
TĐKT
Tập đoàn kinh tế
TGHĐ
tỷ giá hối đoái.
CPI: Consumer Price index
FDI: Foreign Direct Investment.
GDP: Gross Domestic Product.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
5
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạm phát là một vấn đề kinh tế cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ
quốc gia nào trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Nếu mức độ lạm phát ở
mức vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu tỉ lệ ở mức hai con
số thường sẽ làm cho nền kinh tế mất cân đối và gây ra những hậu quả
nghiêm trọng. Trong khi đó ngăn chặn vấn đề lạm phát không phải là vấn đề
đơn giản mà cần có các giải pháp thống nhất, đồng bộ và khôn ngoan.
Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đã từng trải qua giai đoạn kinh tế khủng hoảng và lạm phát cao lên tới 3 con
số như năm 1985 (lên tới 700%). Từ năm 1986, thực hiện cải cách, nền kinh
tế đã bước đầu có những bước chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lạm phát đã giảm
hẳn. Sau đó trong giai đoạn năm 2004-2005, lạm phát lại có nguy cơ bùng
phát lên cao khi tỷ lệ lạm phát năm 2004 lên 9.5% gần ở mức hai con số và
mới đây, năm 2007 lên tới 12.5%, năm 2008 dự đoán sẽ lên tới hơn 25%. Nếu
trước kia tình hình lạm phát chủ yếu do thời kỳ quan liêu bao cấp, và ở trong
nền kinh tế đóng thì nay các biện pháp và chính sách phải phù hợp với các
yếu tố của nền kinh tế thị trường và hội nhập với quốc tế. Cuối năm 2006,
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Vì vậy, nền
kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động nền kinh tế toàn
cầu, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách thực hiện kiềm chế lạm phát
không chỉ tính đến các nhân tố bên trong mà còn phải dự tính đến các yếu tố
tác động bên ngoài.
So các nước có nền kinh tế mới nổi khác, họ cũng có nhiều điều kiện
phát triển kinh tế giống với nước ta như nhóm các nước ASEAN-5 (Singapo,
Thái Lan, Philipin, Inđônêxia và Malaixia) nhưng tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam năm 2007 và 2008 gấp đôi so với mức trung bình các nước này. Hơn
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
6
nữa, Việt Nam lại vấp phải khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát so với các
nước khác vì thâm hụt cán cân thanh toán lớn và thâm hụt tài khoá, điều kiện
vĩ mô kém ổn định, nợ nước ngoài nhiều trong khi dự trữ ngoại tệ thì quá ít
1
.
Vì vậy cuộc chiến lạm phát ở Việt Nam trở nên khó khăn và căng thẳng hơn.
Trong khi đó chính phủ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành phát
triển kinh tế trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập nên gặp phải
không ít những trở ngại và vấp váp ban đầu. Nhưng sau đó nhờ có kinh
nghiệm và rút ra bài học từ các nền kinh tế khác, các chính sách dần dần đã đi
đúng hướng.
Với tất cả lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “ Tác động
của chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” để lạm rõ tình hình lạm phát và tác dụng của các chính sách tiền tệ
của NHNN.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên số liệu cụ thể và thực tế diễn biến tình hình lạm phát và động
thái của Nhà nước nhằm thấy rõ được các nguyên nhân gây ra lạm phát, các
tác động tích cực và tiêu cực của từng chính sách cụ thể. Từ đó, dự đoán tình
hình lạm phát sắp tới và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ để
kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: các chỉ số giá cả các mặt
hàng, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô căn bản nhằm đánh giá thực trạng lạm phát và
ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế nói chung; các chính sách tiền tệ của
NHNN, chính sách tài khoá và các chính sách khác của Nhà nước có liên
quan đến việc kiềm chế lạm phát hiện nay.
1
: dự trữ mới tăng lên 2008 là 20.8 tỷ USD bằng 20 tuần nhập khẩu trong khi Trung Quốc 1.7 nghìn tỷ USD
bằng 19 tháng xuất khẩu. (Nguồn : Bản thảo luận số 2 của Harvard Kenedy School và “ASEAN: contrasts
with Viet Nam 13/06/2008 của UBS)
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
7
4. Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu tập trung nghiên cứu trong năm 2007 và năm 2008 do Tổng
cục thống kê và NHNN, Bộ tài chính chính thức ban hành. Ngoài ra còn có
các số liệu, công trình nghiên cứu và nhận xét về tình hình lạm phát và biến
động nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam do các tổ chức quốc tế như IMF, WB và
các tạp chí kinh tế nước ngoài đưa ra….Tình hình lạm phát và chính sách của
các nước khác như: Cộng Hoà Liên Bang Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc
cùng nằm trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp,
thống kê, và phân tích các số liệu. Ngoài ra còn nghiên cứu và tham khảo lý
luận về các vấn đề căn bản của nền kinh tế vĩ mô; từ đó kết hợp với thực tiễn
để đưa ra nhận xét và lý giải đầy đủ hơn.
6. Kết cấu của đề tài
Công trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 phần
chính như sau:
Chương I: Tổng quan về lạm phát và chính sách tiền tệ
Chương II: Tình hình lạm phát và tác động của các CSTT trong việc kiểm
soát lạm phát trong thời gian qua
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện CSTT nhằm kiểm soát lạm phát giai
đoạn từ nay đến 2010.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
8
Chương I: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ
I. Khái niệm và nguyên nhân cơ bản gây lạm phát
1. Định nghĩa
1.1. Lạm phát
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến của hầu hết các nước trên
thế giới. Các nước phát triển, các nước đang và chậm phát triển đều xảy ra
tình trạng lạm phát ở các mức độ khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau, có
thể lúc đang tăng trưởng nóng, cũng có thể là lúc suy thoái xảy ra. Đặc biệt
hiện nay, toàn cầu đang phải đối diện với giá nguyên vật liệu và lương thực
đang tăng mạnh, hiện tượng kinh tế này lại xảy ra ngày càng trầm trọng hơn.
Vậy lạm phát được hiểu đúng đắn như thế nào? Đã có nhiều quan điểm khác
nhau về bản chất và nguyên nhân gây lạm phát. Hiện nay vẫn tồn tại nhiều
cuộc tranh luận kéo dài của các trường phái khác nhau xoay quanh vấn đề
này.
Theo trường phái “lạm phát giá cả”, A.Samuelson và William
D.Nordhaus cho rằng “ lạm phát xảy ra khi mức giá cả chung tăng lên”. Đây
là cách lý giải theo biểu hiện của lạm phát và hậu quả của nó tới nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, dù lạm phát xảy ra bởi nguyên nhân gì thì biểu hiện đầu tiên
cũng là tăng giá cả của một vài nhóm các mặt hàng, ảnh hưởng của nó cũng là
làm cho giá trị tiền tệ giảm xuống, các thước đo giá trị bị ảnh hưởng.
Theo C.Mark, lạm phát là do lượng tiền trong lưu thông Kt vượt quá
nhu cầu về tiền tệ của lưu thông trong hàng hoá Kc. Vấn đề rất rõ ràng rằng
Mark định nghĩa lạm phát xuất phát từ nguyên nhân của nó, và theo Mark chỉ
có nguyên nhân là do lượng tiền tăng lên Kt > Kc, giá cả hàng hoá sẽ tăng.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
9
Một khái niệm khác, lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong
dân chúng tăng lên do Nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu
cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm hụt Ngân sách v.v…). Trong khi đó,
lượng hàng hoá không tăng lên khiến dân chúng cầm trong tay quá nhiều tiền
sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đi đến siêu lạm phát. Một ví dụ điển
hình là thời kỳ thế chiến II, chính phủ Đức phải trả những khoản bồi thường
chiến tranh khổng làm thâm hụt Ngân sách lớn và phải phát hành một lượng
tiền lớn từ 1/1992 đến 12/1924. Tỷ lệ lạm phát lên tới 3.25 x 106 lần mỗi
tháng.
Milton Friedman, nhà kinh tế tiền tệ vĩ đại, người được giải thưởng
Nobel về kinh tế năm 1976, đã cho rằng: “Lạm phát luôn luôn và lúc nào
cũng là một hiện tượng của tiền tệ”. Ông đã đưa ra định nghĩa phản ánh được
cả biểu hiện và bản chất của lạm phát. Tuy nhiên lý luận của ông có tính thực
nghiệm chứ không có tính lý thuyết, ông đã xây dựng quan điểm của mình về
lạm phát trong khi tìm hiểu về lịch sử tiền tệ, nhằm xác định nguồn gốc và tác
động của những thay đổi trong khối lượng tiền tệ từ đầu thế kỷ XX.
Một định nghĩa về lạm phát được công nhận rộng rãi hiện nay là theo
quan điểm của trường phái trọng tiền hiện đại. Họ đã định nghĩa “lạm phát là
hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài”. Theo trường
phái này, sự tăng lên của mức giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện
của lạm phát, bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự gia tăng
đó: đó là sự tăng giá ở mức độ cao và kéo dài. Chính sự tăng giá cao và liên
tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của
lạm phát. Định nghĩa này được các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes
ủng hộ, và đặc biệt thích hợp với các nhà điều hành chính sách tiền tệ vì
Ngân hàng trung ương chỉ có thể điều hành chính sách giá cả trong dài hạn
chứ không thể điều chỉnh trong ngắn hạn.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
10
1.2. Phân loại
Phân loại lạm phát sẽ có nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng quan
điểm và những tiêu thức khác nhau:
1.2.1. Phân loại theo mức độ
Dựa theo mức độ lạm phát được chia thành các loại sau:
Lạm phát vừa phải (Lạm phát một con số):
Mức lạm phát tương ứng với tỷ lệ tăng giá dưới 10% một năm. Lạm
phát ở mức độ này thường không gây ra những tác động đáng kể đối với nền
kinh tế. Tuỳ theo chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ, chính phủ có thể
chủ động định hướng mức khống chế trên cơ sở duy trì một tỷ lệ lạm phát là
bao nhiêu để phục vụ cho một số mục tiêu kinh tế khác như : kích thích tăng
trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các năm
tài khoá nhất định v.v…Tuy nhiên chỉ có thể chấp nhận lạm phát này trong
điều kiện nền kinh tế còn chưa đạt tới giá trị sản lượng tiềm năng so với điều
kiện hiện tại.
Lạm phát cao (Lạm phát phi mã):
Mức lạm phát tương ứng với tỷ lệ tăng giá nhanh ở hai hoặc 3 con số
trong một năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những
biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Giải pháp để kiềm chế hiện tượng lạm phát
này đòi hỏi phải tổng hợp lực lượng của toàn nền kinh tế quốc dân trong các
nỗ lực thắt chặt tiền tệ, đẩy mạnh sản xuất, thu hút và nâng cao hiệu quả đầu
tư, cải cách lại cơ cấu nền kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ … Nước ta đã
trải qua và chống đỡ với loại lạm phát này trong thời kỳ hiện nay và thời kỳ từ
năm 1985 đến 1988.
Siêu lạm phát:
Lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã.
Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại cực kỳ nặng nề và nghiêm trọng;
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
11
tuy nhiên chúng ít xảy ra. Hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm
phát thế giới là lạm phát ở Đức năm 1922-1923, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu
lần trong vòng 1 năm.
1.2.2. Phân loại theo tính chất
Dựa vào tính chất của lạm phát, lạm phát được chia thành 3 loại: Lạm
phát thuần tuý, lạm phát dự kiến và lạm phát không dự kiến.
Lạm phát thuần tuý:
Lạm phát thuần tuý xảy ra khi giá của tất cả các hàng hoá dịch vụ tăng
với tốc độ như nhau. Lúc đó, giá cả tương đối của các hàng hoá (giá của hàng
hoá này so với giá trung bình của hàng hoá khác) không thay đổi. Vì vậy, lạm
phát thuần tuý không khuyến khích người tiêu dùng thay thế hàng hoá này
bằng hàng hoá khác ( nếu xuất phát từ động lực thu nhập).
Lạm phát dự kiến (lạm phát ì):
Lạm phát dự kiến có tỷ lệ lạm phát giữ ở mức định và có thể dự đoán
trước được. Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi vào nó để tính toán điều chỉnh
(ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các
hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu chuẩn ngân sách…). Sở dĩ lạm phát này
gọi là lạm phát ì vì khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong
một thời gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc
từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ì.
Lạm phát không dự kiến:
Lạm phát không dự kiến xảy ra mang tính đột biến mà trước đó chưa hề
xuất hiện. Kiểu lạm phát này thường duy trì ở mức độ phi mã và có ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế. Vì xảy ra đột ngột nên sẽ tạo ra một cú sốc về kinh
tế, tạo tâm lý bất ổn định trong người dân và sự mất tin tưởng vào chính
quyền đương đại.
1.2.3. Phân loại theo nguyên nhân.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
12
Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi một nguyên
nhân lại tạo ra loại lạm phát có tính chất khác nhau. Có thể chia lạm phát
thành: Lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát cơ cấu, lạm phát tiền
tệ và các nguyên nhân khác. Xác định kỹ nguyên nhân chính và đặc tính của
lạm phát là yếu tố căn bản để kiềm chế lạm phát. Các loại lạm phát này sẽ
được phân tích rõ hơn trong phần “Nguyên nhân cơ bản gây lạm phát”.
1.3. Thước đo lạm phát
Vì biểu hiện của lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung nên để đo
lường mức lạm phát, người ta căn cứ vào tốc độ tăng của mức giá chung. Tốc
độ tăng của mức giá chung còn được gọi là tỷ lệ lạm phát được tính theo công
thức sau:
I
t
= (P
t
- P
t-1
)/ P
t-1
x 100. (1)
Trong đó:
- t là giai đoạn tính lạm phát
- I
t
là tỷ lệ lạm phát giai đoạn thứ t
- P
t
là tổng giá cả giai đoạn t
- P
t-1
là tổng giá cả giai đoạn t-1.
(t và t-1 là hai giai đoạn kế tiếp nhau)
Mức giá chung được xác định theo hai phương pháp sau:
1.3.1. Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá.
Chỉ số giá bao gồm: chỉ số giá tiêu dùng (CPI); chỉ số giá bán lẻ (RPI);
chỉ số giá sản xuất (PPI); chỉ số giá hàng hoá bán buôn (WPI). Cách xác
định các chỉ số giá này gần tương tự như nhau tuy nhiên chỉ có chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) được dùng phổ biến nhất vì việc thu thập số liệu và xác định
tỷ trọng của các chỉ số giá còn lại rất phức tạp và khó tính.
Việc dùng chỉ số giá để đo lường lạm phát thường không được chính
xác, bởi nó luôn có khuynh hướng phóng đại lạm phát thực. Lý do ở đây là
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
13
do nó không phản ánh đầy đủ sự cải thiện chất lượng sản phẩm và không
phản ánh sự cải tiến kỹ thuật sản xuất.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh mức giá cả bình quân của nhóm
hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các thành viên tham gia
trong nền kinh tế. Người ta chọn ra rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ
cấu tiêu dùng của cả nền kinh tế trong một thời gian nhất định và đồng thời
xác định lượng tiêu dùng tương ứng với các hàng hoá và dịch vụ đó. Ở Việt
Nam, tổng cục thống kê cũng áp dụng theo phương pháp này và chủ yếu
dùng theo công thức Laspeyres:
n
i
n
i
PioQio
PitQio
CPI
1
1
(2)
Trong đó:
P
it
là giá hàng hoá sản phẩm i trong giai đoạn t
P
io
là giá hàng hoá sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở
Q
io
là trọng số của sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở trong rỏ hàng hoá
n là số lượng hàng hoá tiêu dùng.
Nước ta sử dụng trọng số cố định trong 5 năm, kỳ gốc 2000 sử dụng
trong thời kỳ 2001- 2005; năm 2005 dùng cho thời kỳ 2006-2010. Do nhu cầu
tiêu dùng của người dân thay đổi theo thời gian: năm gốc 1995 (296 mặt
hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng). Các mặt hàng trong rổ
hàng hóa CPI hiện được phân chia thành các nhóm, chi tiết theo các cấp: cấp
1: 10 nhóm, cấp 2: 32 nhóm, cấp 3: 86 nhóm, cấp 4: 237 nhóm.
2
Có 4 cách tính CPI theo gốc mà Tổng Cục Thống Kê dùng là :
1. CPI hàng tháng so với tháng trước;
2. CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước;
3. CPI hàng tháng so với cùng tháng (cùng kỳ) năm trước;
2
Xem phụ lục rỏ hàng hoá năm 2005.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
14
4. CPI so với năm gốc cố định (thay đổi 5 năm một lần và hiện tính theo
năm gốc 2005).
1.3.2. Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá giảm phát GDP
Chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hoá và
dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm được sản xuất trong nước. Do vậy, chỉ số
này có thể nói là toàn diện hơn chỉ số CPI vì bao quát được tất cả các loại
hàng hoá và dịch vụ; nó hay được các nước Mỹ và châu Âu sử dụng để tính
lạm phát. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giảm phát giữa GDP danh nghĩa
và GDP thực tế theo công thức sau:
n
i
n
GDP
PioQit
PitQit
GDPthucte
iaGDPdanhngh
L
1
11
(3)
Trong đó:
L
GDP
là chỉ số giảm phát GDP (chỉ số Paasche)
Q
it
là lượng hàng hoá sản phẩm i (i=1 đến n) trong giai đoạn t.
1.4. Quan hệ giữa lạm phát, giá cả và lãi suất.
Lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tới mức giá cả và lãi suất. Bản chất của
vấn đề này là tác động của khối lượng tiền tệ được lưu thông tới nền kinh
tế. Vì tiền là một lượng tài sản được sử dụng vào mục đích trao đổi; khối
lượng tiền là khối lượng tài sản đó. Mọi người có thể sử dụng những tài sản
khác nhau để giao dịch. Tài sản rõ ràng nhất cần đưa vào khối lượng tiền tệ
là tiền mặt tức là tiền xu và tiền giấy hiện có. Loại tài sản thứ 2 là tiền gửi
không kỳ hạn tức là tài sản mọi người gửi tài khoản trong ngân hàng và có
thể rút ra thanh toán bất kỳ lúc nào…Vì khó có thể lý giải một cách chính
xác loại tài sản nào cần được tính vào thành phần của khối lượng tiền tệ
nên có nhiều chỉ tiêu khác nhau: C, M1,M2, M3 và L… Tuy nhiên M1 và
M2 được sử dụng thông dụng nhất. M1 là tổng của tiền mặt, tiền gửi không
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
15
kỳ hạn, séc du lịch và các khoản tiền có thể viết bằng séc. M2 là tổng của
M1 và lượng tiền gửi có kỳ hạn ngắn. M2 được các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam sử dụng để tính lượng cung tiền.
Người ta cần tiền để mua hàng hoá và dịch vụ. Khi cần tiền hơn để
trao đổi, họ sẽ giữ nhiều tiền hơn. Do đó, số lượng tiền tệ trong nền kinh tế
có quan hệ mật thiết với số lượng tiền trao đổi trong các giao dịch. Khối
lượng tiền tệ được xoay vòng trong nền kinh tế (tốc độ giao dịch của nền
kinh tế) chính bằng giá trị hàng hoá giao dịch của cả nền kinh tế.
Ta có phương trình số lượng tiền tệ:
Khối lượng tiền tệ x Tốc độ lưu thông = Giá cả x sản lượng.
M x V = P x Y (4)
Trong đó : M là số lượng tiền tệ cung ứng
V là tốc độ chu chuyển của tiền
Y là tổng sản lượng quốc dân hay GDP thực tế
P là giá cả các mặt hàng nói chung.
Do đó: % thay đổi M + % thay đổi V = % thay đổi P + % thay đổi Y.
Sự biến đổi của giá cả là lạm phát theo như định nghĩa, sự thay đổi Y
được coi là tăng trưởng, tốc độ chu chuyển tiền đều được coi là không đổi.
Như vậy, tốc độ cung ứng tiền mặt bằng tổng của tăng trưởng và tỷ lệ lạm
phát. Khi lượng tiền tệ cung ứng cao hơn nhiều so với lượng hàng hoá sản
xuất ra, tốc độ tăng trưởng ít trong khi tốc độ tăng cung tiền tăng thì đương
nhiên tỷ lệ lạm phát tăng cao hay còn gọi là mức độ tiền tệ hoá cao của một
nền kinh tế. Chỉ số để đo mức độ tiền tệ hoá này là M2/ GDP thực tế và đây
cũng là một chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô nguồn gốc luân
chuyển tiền tệ của một nền kinh tế.
Về lãi suất, có hai loại lãi suất là lãi suất thực tế và lãi suất danh
nghĩa. Lãi suất ngân hàng được gọi là lãi suất danh nghĩa và sự gia tăng sức
mua tiền tệ theo thời gian gọi là lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế là thước đo
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
16
hiệu quả cho chi phí vốn của các hoạt động kinh doanh. I.Fisher (1887-1947)
đã đưa ra phương trình quan hệ giữa 2 loại lãi suất này và lạm phát. Sự biến
đổi của lãi suất danh nghĩa phụ thuộc vào biến động của lãi suất thực tế và
lạm phát theo phương trình sau: = i - r. Thông thường khi nhìn vào lãi suất
niêm yết ở ngân hàng khá cao, thường thu hút được người dân gửi tiền vì kỳ
vọng lượng tiền sẽ tăng lên trong tương lai.Thế nhưng nếu trong tương lai
mức giá hàng hóa tăng cao, thậm chí cao hơn cả mức lãi suất đương nhiên
lượng tiền sau đó sẽ mua được ít hàng hoá, dịch vụ hơn so với lúc ban đầu,
như vậy việc hi sinh tiêu dùng hiện tại để kỳ vọng trong tương lai tỏ ra không
có hiệu quả . Khi đó lãi suất thực là âm. Quyết định đúng đắn là tích trữ các
tài sản có giá khác thay vì gửi tiết kiệm.
2. Hậu quả của lạm phát
Lạm phát không đơn thuần là sự tăng lên của giá cả các mặt hàng. Đặc
biệt khi tình hình lạm phát biến động ngoài dự tính lên đến 2 con số như ở
Việt Nam hiện nay, nó tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và
làm sai lệch thước đo trong quan hệ giá trị và ảnh hưởng đến mọi hoạt động
kinh tế xã hội.
2.1. Lạm phát tạo nên sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội
Sự biến động bất thường của tỷ lệ lạm phát gây khó khăn trong việc xác
định mức sinh lời chính xác của các khoản đầu tư. Điều này tạo nên tâm lý
ngần ngại khi quyết định đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn. Hơn nữa, để giữ
được giá trị tài sản, nhà đầu tư thường đầu cơ các tài sản có giá trị để giữ
nguyên giá tài sản ban đầu của họ như nhà đất, vàng bạc… khiến cho thị
trường này tăng giá đột ngột, khó kiểm soát nổi.
Trong điều kiện lạm phát biến động, các quyết định đầu tư bị bóp méo,
các doanh nghiệp thích vay ngắn hạn hơn là với các hợp đồng dài hạn luôn
chứa đựng rủi ro tiềm năng.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
17
Lạm phát cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến lao động khi các công đoàn
tìm cách đấu tranh đòi tăng lương danh nghĩa. Điều này làm tăng chi phí sản
xuất của doanh nghiệp và làm ngừng trệ sự tăng trưởng kinh tế.
2.2. Lạm phát phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội.
Giá cả biến động mạnh làm giảm sức mua của đồng tiền, khiến cho
nhiều hộ gia đình bị đẩy tới mức nghèo và cận nghèo. Mức lương của công
nhân chưa được điều chỉnh trong khi giá cả biến động các mặt hàng thiết yếu
nhiều nhất thì sẽ bần cùng hoá một nhóm người dân. Các nhà đầu cơ thì được
lợi do giá cả tăng lên. Điều này khiến cho phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc
hơn.
2.3. Lạm phát làm lãi suất tăng lên
Lạm phát làm lãi suất danh nghĩa tăng lên. Lãi suất danh nghĩa được ấn
định theo công thức ở trên phụ thuộc vào lãi thực tế và tỷ lệ lạm phát dự tính.
Ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất này theo biến động lạm phát trên thị trường.
Trong trường hợp lạm phát biến động mạnh, không phù hợp với lạm phát dự
tính thì mức lãi suất danh nghĩa sẽ ảnh hưởng đến giá trị của lãi suất thực tế,
tác động đến tiết kiệm và đầu tư, cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Nếu lãi
suất danh nghĩa quá cao, làm tăng chi phí huy động vốn của doanh nghiệp,
dẫn đến giảm số lượng các dự án đầu tư. Ngược lại, nếu lãi suất danh nghĩa
không theo kịp với mức lạm phát, tạo ra lãi suất thực âm, làm các ngân hàng
khó khăn trong quá trình huy động vốn trong khi nhu cầu tín dụng tăng cao.
2.4. Lạm phát tác động đến cán cân thanh toán quốc tế
Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài, trong điều kiện tỷ
giá cố định hàng hoá trong nước sẽ trở nên đắt hơn trong khi hàng nhập khẩu
lại rẻ hơn tương đối, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, ảnh hưởng tới cán cân
vãng lai và gây áp lực nhiều tới tỷ giá. Nếu tỷ giá được điều chỉnh nó có thể
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
18
thúc đẩy mức lạm phát trong nước cao hơn bởi giá nội địa của hàng nhập
khẩu trở nên đắt hơn và đẩy mức giá cả chung tăng lên.
3. Nguyên nhân cơ bản gây lạm phát.
3.1. Lạm phát do mất cân đối về cơ cấu kinh tế.
Nguyên nhân của lạm phát là do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu
thuẫn về phân phối gây ra tăng giá. Điều này xảy ra khi trong nền kinh tế có
xuất hiện quan hệ không bình thường trong các cân đối lớn của nền kinh tế
như công nghiệp- nông nghiệp, công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, sản xuất
- dịch vụ, xuất khẩu - nhập khẩu, tích luỹ - tiêu dùng. Tình trạng này sẽ càng
gây căng thẳng thêm các mâu thuẫn đó theo cơ chế lan truyền và dẫn tới lạm
phát tăng thêm. Thường tình trạng này xảy ra ở các nước đang phát triển,
đang thực hiện cải cách kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng gặp phải
khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhân lực và tri thức dẫn tới năng lực sản xuất chưa
được khai thác hết, trạng thái vừa thừa vừa thiếu xuất hiện. Biểu hiện cụ thể
là: Mất cân đối giữa cung và cầu lương thực thực phẩm; ngoại tệ có hạn do
nhập khẩu nhiều hơn xuất; ngân sách thâm hụt và bị hạn chế do thu được ít
nhưng nhu cầu chi cao.
Lạm phát cơ cấu có thể viết dưới phương trình sau:
I = . d/ GDP + . Log(GDP) + . Log(e) + (5)
Trong đó: d là mức thâm hụt ngân sách nhà nước
e là tỷ giá hối đoái
l là tỷ lệ lạm phát.
Có thể giải thích hiện tượng như sau: Do tốc độ đô thị hoá cao, lượng
đất nông nghiệp giảm xuống trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên với lượng
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
19
cung hạn chế và kết quả là làm cho cầu nhiều hơn cung đẩy giá lương thực lên
cao.
Khi nền kinh tế đòi hỏi tăng trưởng cao, nhu cầu nhập khẩu phục vụ
sản xuất tăng, nhập siêu gia tăng, Ngân sách Nhà nước thâm hụt do nhu cầu
chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế;các yếu tố này tạo áp
lực phá giá nội tệ và phát hành thêm tiền để đam bảo chi tiêu.
Để kiểm soát được lạm phát đòi hỏi phải loại bỏ những cân đối nêu trên
như phát triển sản xuất nông nghiệp; tăng cường sản xuất các mặt hàng có thế
mạnh để xuất khẩu, cải thiện tỷ giá và hạn chế chi tiêu chính phủ và xã hội.
3.2. Lạm phát do tăng cung tiền tệ
Nguyên nhân này do trường phái trọng tiền đưa ra. Lạm phát xuất hiện
khi có một khối lượng tiền bơm vào trong lưu thông lớn hơn khối lượng cần
thiết cho lưu thông của thị trường. Khi đó, tiền nội địa sẽ mất giá, người dân
không muốn gửi tiết kiệm ở ngân hàng vì nguyên tắc lãi suất dương thường bị
vi phạm, hơn nữa mất lòng tin vào giá trị của đồng tiền mà tích trữ ngoại tệ,
vàng hoặc bất động sản… Theo công thức (4) ta có thể suy ra được mức độ
lạm phát phụ thuộc vào mức cung tiền và mức độ tăng trưởng kinh tế. Có thể
lượng hoá theo phương trình sau:
I = . m + .g + (6)
Trong đó: m là tốc độ tăng trưởng tiền tệ
g là tốc độ tăng trưởng GDP thực.
Để kiềm chế được lạm phát trong trường hợp này, biện pháp tốt nhất là
giảm lượng tiền cung ứng trên thị trường thông qua các chính sách tiền tệ và
tài khóa của chính phủ, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư vừa giúp tăng
trưởng kinh tế vừa giảm lạm phát.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
20
3.3. Lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát cầu kéo là do tổng cầu tăng lên mạnh mẽ, vượt quá khả năng
cung ứng của xã hội, dẫn đến áp lực tăng giá cả. Bản chất của hiện tượng này
là do chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hàng hoá hạn chế. Lý do
chính là do chính phủ, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp tăng nhu cầu tiêu
dùng hoặc đầu tư; cũng có thể là lượng tiền lưu thông quá nhiều làm tăng nhu
cầu chi tiêu đẩy giá cả lên cao. Tuy nhiên nếu trong điều kiện nền kinh tế vẫn
chưa đạt được sản lượng tiềm năng thì việc tăng tổng cầu sẽ làm giá cả tăng ít
trong khi sản lượng tăng nhiều và do đó nó lại trở thành một chính sách lạm
phát có hiệu quả để đẩy mạnh khả năng sản xuất của xã hội. Đó là lý do tại
sao mà các nước muốn duy trì một tỷ lệ lạm phát nhỏ tương đối vì nó có vai
trò làm tăng trưởng kinh tế và không ảnh hưỏng nhiều đến xã hội. Hoặc là
tình trạng suy thoái mạnh, tổng cầu giảm trầm trọng chính phủ cần có biện
pháp kích thích tổng cầu tăng lên trở lại.
Hình1: Lạm phát do cầu kéo
Mức độ lạm phát do cầu kéo phụ thuộc vào độ co giãn theo giá của
cung hàng hoá và dịch vụ. Khi giá tăng, cung hàng hoá và dịch vụ có thể tăng
nhanh và đáp ứng được tổng cầu và sẽ giảm áp lực tăng giá. Mặt khác, nếu
giá
P1
P2
AS
AD0
AD1
GDP
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
21
nền kinh tế có sẵn ngoại tệ sẽ tăng nhập khẩu các hàng hoá rẻ hơn trong nước
sẽ tạo điều kiện giảm áp lực tăng giá và không gây lạm phát.
3.4. Lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do chi phí đẩy là loại lạm phát do áp lực tăng giá cả xuất phát
từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động
và làm giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội. Chi phí sản xuất tăng có thể
do các nguyên nhân sau: Mức tăng tiền lương lao động vượt quá mức tăng
năng suất lao động do áp lực khan hiếm lao động trên thị trường, hoặc do yêu
cầu đòi tăng lương của công đoàn hoặc do mức lạm phát dự kiến tăng lên; Giá
nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên, nếu các hàng hoá này được sử dụng cho
nhu cầu tiêu dùng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả nội địa, nếu nó được
sử dụng như đầu vào của quá trình sản xuất thì sẽ làm tăng giá thành sản xuất
và do đó tăng giá tiêu dùng; Sự tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước, từ đó ảnh hưởng đến mức sinh lời của hoạt động đầu tư,
giá cả sẽ tăng lên để duy trì mức sinh lời thực tế.(hình2)
Hình2: Lạm phát do chi phí đẩy
Tuy nhiên các lý do này chỉ dẫn đến sự tăng giá về mặt ngắn hạn. Sau
đó mức giá sẽ trở về vị trí cũ để duy trì mức sản lượng tiềm năng dưới cơ chế
giá
P1
P2
AD
AS0
AS1
GDP
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
22
tự điều chỉnh của thị trường. Nhưng nếu tổng cầu tăng do chính phủ điều
chỉnh để ưu tiên tăng trưởng hoặc giảm thất nghiệp sẽ tạo phản ứng tăng mức
giá mới, làm cho giá cả tiếp tục tăng và lạm phát sẽ kéo dài hơn.
II. Ngân hàng Nhà nước và chính sách tiền tệ
1. Ngân hàng nhà nước
1.1. Khái niệm
Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng trung ương) – NHNN là một định chế
công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc phủ; thực hiện chức năng độc
quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính
phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ,
tín dụng, ngân hàng. Ở Việt Nam, NHNN trực thuộc chính phủ, chịu sự điều
tiết và chi phối của chính phủ về nhân sự, tài chính và đặc biệt các quyết định
liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Điểm hạn chế của
nó là không chủ động được trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ.
1.2. Chức năng của NHNN
NHNN vừa thực hiện chức năng là ngân hàng của chính phủ và ngân
hàng của các ngân hàng. Ngân hàng của chính phủ tức là giữ các tài khoản
cho chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc, hỗ trợ chính sách tài
khoá của chính phủ bằng việc mua trái phiếu chính phủ. Ngoài ra còn kiểm
soát mức cung tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát
triển kinh tế; hỗ trợ và giám sát hoạt động của các thị trường tài chính. Với
chức năng là ngân hàng của các ngân hàng thương mại (NHTM), NHNN giữ
các tài khoản dự trữ của NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống
NHTM và như người cho vay cuối cùng trong trường hợp khẩn cấp.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
23
2. Chính sách tiền tệ
2.1. Khái niệm
Chính sách tiền tệ (CSTT) là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHNN
thông qua các công cụ của mình, thực hiện kiểm soát và điều tiết khối lượng
tiền cung ứng nhằm ổn định giá trị đồng tiền và đạt được các mục tiêu kinh
tế-xã hội đề ra.
CSTT thường tập trung vào các mục tiêu sau:
- Ổn định giá cả (kiểm soát lạm phát) là mục tiêu hàng đầu và dài hạn của
CSTT. NHNN thường lượng hoá mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ
số giá tiêu dùng xã hội.
- Ổn định tỷ giá: Nhằm ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường
trong tỷ giá hối đoái; giúp cho hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả
hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt khối lượng giá trị.
- Ổn định lãi suất: Vì lãi suất là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quyết định
chi tiêu của các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Những biến động bất
thường của lãi suất sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân dự tính
việc chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh.
- Tăng trưởng kinh tế: Do chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới của cải
và chi tiêu của xã hội nên có thể sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng
trưởng kinh tế.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp: Tạo công ăn việc làm đầy đủ la mục tiêu của hầu
hết các chính sách vĩ mô trong đó có CSTT vì nó không chỉ làm tăng
phúc lợi xã hội mà còn giảm áp lực về chi ngân sách trợ cấp thất nghiệp
và an ninh xã hội.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
24
2.2. Các công cụ chính của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ là các hoạt động của NHNN nhằm
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông và lãi
suất trên thị trường. Các công cụ gián tiếp là các công cụ tác động gián tiếp
tới khối lượng cung ứng tiền và lãi suất thông qua cơ chế của thị trường. Công
cụ gián tiếp bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái chiết khấu, dự
trữ bắt buộc và tỷ giá (tỷ giá Nhà nước luôn ấn định theo cơ chế thả nổi có
điều chỉnh). Ngược lại với nó là công cụ trực tiếp bao gồm : Ấn định khung
lãi suất và hạn mức tín dụng, biên độ giao động của tỷ giá và chính sách quản
lý ngoại hối.
2.2.1. Các công cụ gián tiếp
2.2.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ trong đó NHNN sử dụng việc
mua bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ mở cụ thể ở đây là trái phiếu
chính phủ để thay đổi cơ số tiền, từ đó tác động tới lượng tiền cung ứng và
mức lãi suất trên thị trường.
Cơ chế tác động: NHNN mua (bán) chứng khoán sẽ làm tăng hoặc
giảm ngay lập tức dự trữ của các NHTM. Khả năng tạo tiền gửi thông qua
cung ứng tín dụng bị ảnh hưởng, dẫn đến làm tăng (giảm) lượng cung tiền.
Thứ hai là khi vốn khả dụng của các NH tăng (giảm), mức cung vốn trên thị
trường liên NH tăng lên (hoặc giảm) làm lãi suất thị trường liên NH giảm
(tăng), từ đó ảnh hưởng tới mức lãi suất khác trên thị trường tài chính nói
chung. Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở ảnh hưởng đến cung cầu của chứng
khoán, tác động tới giá cả, mức sinh lời của chứng khoán từ đó ảnh hưởng tới
lãi suất thị trường. Chứng khoán chủ yếu được NHNN phát hành là tín phiếu
kho bạc vì nó có tính lỏng cao nên có thể thực hiện nghiệp vụ này một cách
nhanh chóng và dễ dàng.