Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỂ CƯƠNG và lời giải môn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.34 KB, 15 trang )

ĐH Kinh tế quốc dân
Khoa TM&KTQT
Lớp QTKD TM 50A
ĐỂ CƯƠNG MÔN XÃ HỘI HỌC
Câu 1: Hãy trình bày mối quan hệ biện chứng giữa con người và Xh trong XH học.
Xã hội là 1 hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đời sống kinh
tế,chính trị,văn hóa chung cùng cư trú trên 1 lãnh thổ ở 1 giai đoạn phát triển nhất định của
lịch sử.
Mối quan hệ biện chứng:
tác động
Thống nhất Tổ chức Xh mối quan hệ
tương tác hợp Quan hệ Xh Xã hội Con người hoạt động
lý với nhau Hoạt động Xh hành vi ý thức
Tương tác Xh Ko có ý thức
Quy định điều chỉnh
Giữa Xh và con người có mối quan hệ biện chứng với nhau.Xh là 1 tập hợp người
có những quan hệ kinh tế,chính trị,văn hóa chặt chẽ với nhau.Do đó Xh là 1 hệ thống các
mối quan hệ của con người và các hoạt động của con người.
Con người với hành vi,hoạt động của mình tác động tới các vấn đề,yếu tố của
Xh.Hành vi,hoạt động của con người có thể là hành vi tích cực và tiêu cực,có ảnh hưởng
đến Xh.Trong Xh có 4 yếu tố: tổ chức Xh,quan hệ Xh,hoạt động Xh và tương tác Xh.4 yếu
tố này thống nhất và tương tác với nhau 1 cách hợp lý bởi các quy định,sự đảm bảo tự do
hợp lý.4 yếu tố xh tương tác,thống nhất để điều chỉnh các hành vi của con người.Tác động
vào những hành vi tiêu cực của con người.Từ đó làm cho hoạt động,hành vi của con người
tác động vào Xh theo chiều hướng đúng đắn hơn,tích cực hơn.
Tổ chức Xh là 1 thành tố của cấu trúc Xh.Tổ chức Xh là 1 hệ thống các quan hệ,tập
hợp liên kết các cá nhân nào đó đê hoạt động xã hội,nhằm đạt được mục đích nhất định.
Quan hệ xh là quan hệ được thiết lập giữa các cộng đồng XH và các cá nhân với tư
cách là chủ thể của hoạt động xh khác ở vị trí và chức năng đời sống xh.Quan hệ xh bao
gồm 4 mặt: Qh trong sx trực tiếp,Qh trong phân phối,Qh trong tiêu dùng,Qh trong trao đổi.
Tương tác Xh là tổ hợp các hoạt động xh,các qh xh,các chủ thể xh cùng các mối


quan hệ ràng buộc giữa chúng và ngay trong nội tại bản thân chúng.
Hoạt động Xh là toàn thể hoạt động của nhóm Xh và các thành viên của nhóm
nhằm đạt được mục đích nhu cầu về quyền lợi xã hội.Bao gồm 6 mặt cơ bản: Sx của cải
vật chất,sx của cải phi vật chất,tái sản sinh con người,các hoạt đông quản lý,các hoạt động
giao tiếp,các hoạt động đối ngoại.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của XH học là gì?Tại sao nói đối tượng nghiên
cứu của Xh học đã phản ánh đặc trưng cơ bản nhất của Xh?
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
Đối tượng nghiên cứu của XH học:
- Theo cách tiếp cận thiên về con người: đối tượng nghiên cứu của Xh học là
hành vi Xh hay hành đông xh của con ngươi.Đó là các hành vi cá nhân,các
cơ chế hình thành các hành vi đó.Do đó chúng ta chỉ cần chuẩn hóa các hoạt
động Xh.
Ưu điểm: chỉ rõ hoạt động,hành vi của cá nhân trong từng tình huống Xh.
Nhược điểm: Không thấy được sự chi phối của Xh đối với hành động của
con người.
- Theo cách tiếp cận thiên về Xã hội: Đối tượng nghiên cứu của Xh học là cả
Xh loài người,đó là tính chỉnh thể của tổ chức Xh,tính hệ thống của Xh trong
mối quan hệ chi phối cá nhân.
Ưu điểm: thấy được tính thống nhất,sự chi phối của tổ chức Xh đối với cá
nhân.
Nhược điểm: không thấy được hoạt động,hành vi của cá nhân trong Xh.
- Theo cách tiếp cận tổng hợp: Vừa nghiên cứu hành vi con người,vừa
nghiên cứu hệ thống Xh.
Ưu điểm: Cho thấy cả 2 mặt: hành vi của cá nhân,hệ thống Xh như thế nào.
Vậy đối tượng nghiên cứu của Xh học là các quy luật và xu hướng của sự phát
sinh,phát triển và biến đổi của các hoạt động Xh,các quan hệ xã hội,tương tác giữa các chủ
thể Xh cùng các hình thái biểu hiện của chúng.
Nói đối tượng nghiên cứu của Xh học đã phản ánh đặc trưng cơ bản nhất của Xh vì:
- Đã chỉ ra các quy luật,xu hướng phát triển của 4 yếu tố Xh là đặc trưng của

Xh đó là: tổ chức Xh,Quan hệ Xh,Hoạt động Xh,tương tác Xh từ đó chỉ ra
đặc trưng của Xh.Qua đó thấy được hành vi của con người trong Xh và mối
quan hệ tương tác của các chủ thể Xh,chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa
con người và Xh  đặc trưng của Xh
- Chỉ ra biểu hiện cụ thể của các yếu tố trên giúp cho việc nghiên cú của Xh
học thấy được đặc trưng cơ bản của Xh.
Câu 3: Tại sao nói cấu trúc Xh có tính lịch sử và nó phản ánh đặc trưng của Xh
trong từng thời kỳ?
Cấu trúc Xh theo thuyết cơ cấu – chức npăng do A.Comte đưa ra nội dung khái
quát: “ Cấu trúc Xh là những thành tố tạo nên 1 xã hội như cá nhân,gia đình. Trong đó
“đơn vị xh đich thực” của cấu trúc Xh ko phải là cá nhân mà là gia đình vì gia đình là đơn
vị của Xh cơ bản và sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các đơn vị xh khác.
Theo thuyết chức năng: xuất phát từ sự kiên xh
Xh là tổng thể các sự kiện Xh bình thường và các sự kiện Xh ko bình thường.Sự
kiện Xh là mọi cách làm cố định hay ko cố định có khả năng tác động lên cá nhân 1 sự
cưỡng bức bên ngoài hay là mọi cách làm có tính chất chung trong phạm vi rộng lớn của 1
Xh nhất định.trong khi vẫn còn sự tồn tại riêng,độc lập và các biểu hiện các biệt của nó.Sự
kiện Xh bình thường nhận thấy ở tuyệt đại đa số
Lý thuyết hệ thống của Parsons: thế giới là 1 hệ thống lớn trong đó có nhiều Xh
khác nhau giới hạn bởi đường biên giới lãnh thổ quốc gia.Mỗi xh có đặc trưng và giới hạn
riêng,các xh tồn tại theo phương thức thích nghi với nhau.Trong mỗi Xh các hệ thống nhỏ
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
tồn tại theo phương thức tích hợp với nhau.mỗi 1 hệ thống thực hiện 1 chức năng nhất định
trên cơ sở phối hợp với các hệ thống khác.Bất kỳ Xh nào cũng có 5 hệ thống chức năng
cần thiết: tiểu hệ thống kinh tế,pháp luật,chính trị,tiểu hệ thống làm nhiệm vụ tích hợp,tiểu
hệ thống văn hóa.
Cấu trúc Xh là 1 tổng thể các thành phần cấu thành Xh,là 1 hệ thống lớn bao gồm
những hệ thống nhỏ,bao gồm các bậc đầu tiên là con người - đơn vị cơ bản của Xh,gia
đình – tế bào của Xh,rồi đến các cấu trúc nhóm và hơn nữa là toàn bộ Xh như 1 chỉnh thể
cấu trúc.Những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc Xh là vị thê,vai trò,nhóm Xh và

các thiết chế Xh.
Đặc trưng của cấu trúc XH:
- Cấu trúc Xh ko chỉ được xem như 1 tổng thể tập hợp các bộ phận cấu thành
Xh mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thành tổ chức bên trong của
1 hệ thống tổ chức Xh.
- Cấu trúc Xh là sự thống nhất của 2 mặt các thành phần Xh và các mối liên hệ
Xh.
- Cấu trúc Xh có tính lịch sử cụ thể mang đậm nét đặc trưng của từng giai
đoạn phát triển xh
- Cấu trúc Xh có tính kế thừa vừa có tính biến đổi và phát triển theo xu hướng
phát triển của thời đại
Trong mỗi thời kỳ khác nhau cấu trúc Xh phản ánh đặc trưng của Xh qua từng thời
kỳ.Đó chính là bởi sự thay đổi của từng yếu tố cấu thành nên cấu trúc Xh.Đó là sự
thay đổi của con người trong từng thời kỳ,sự thay đổi của yếu tố gia đình và nhóm
xh.Biểu hiện của sự thay đổi về con người là mối quan hệ giữa con người với con
người.Trong từng thời kỳ khác nhau,mối qh giữa người và người cũng khác
nhau.VD: trong chế độ công xã nguyên thủy quan hệ đó là bình đẳng,mọi người
như nhau.Trong chế độ phong kiến đó là quan hệ giữa địa chủ và người dân,chế độ
chiếm hữu nô lệ là quan hệ giữa chủ và nô lệ…
Biểu hiện của sự thay đổi về gia định đó là sự hình thành và phá vỡ.Mỗi cá
nhân từ lúc sinh ra đến lúc chết đi đều gắn với gia đình.Mỗi đứa trẻ sinh ra đều gắn
với một gd.Và khi lớn lên xd gia đình,những đứa trẻ trc kia lại tạo ra 1 gd mới có
đặc trưng riêng của nó.
Biểu hiện của sự thay đổi về nhóm xh chính là sự hình thành nhóm xh
mới.Nhóm xh là tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế,vai trò,những nhu cầu
lợi ích và định hướng giá trị nhất định.Khi những con người có cùng nhu cầu về lợi
ích,vị thể vai trò,cùng mục đích sẽ dẫn đến hình thành nhóm xh.Ở từng thời kỳ mục
đích vị trí,vai trò của các cá nhân là khác nhau.Do đó sẽ hình thành nhóm xh khác
nhau.
Câu 4: Trình bày mâu thuẫn cơ bản trong XH và biểu hiện cụ thể của nó trong

các phân hệ của cấu trúc XH.
Có rất nhiều các phân hệ cấu trúc XH khác nhau vì vậy mà có nhiều mâu thuẫn cơ
bản khác nhau trong từng phân hệ đó:
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
-Trong cấu trúc XH-giai cấp :trong thực tế,các giai cấp có lợi thế về kinh tế,vật
chất,quyền lực,đặc lợi.vì vậy trong vận động xã hội luôn xảy ra mâu thuẫn,xung đột đc
biểu hiên dưới dạng sau đay
+xung đột lợi ích:các giai cấp luôn tìm cách đẻ chiếm lấy lợi ích lớn đẻ củng cố sức
mạnh vật chất của mình.Họ chủ yếu bằng cách:tước đoạt trực tiếp bằng bạo lực cách
mạng,bòc lốtức lao độngqua các hợp đồng lao động
+xung đột về địa vị xã hội:các giap cấp luôn tìm cách chiếm lấy quyền lực xã hội đẻ
tăng cường sức mạnh cho mình
+xung đột về tâm lý xã hội:các giai cấp có đời sống xã hội khác nhau,quan điểm khác
nhau,.vì vậy trong thực tế giai cấp đã khai thác nhau,lợi dụngcoi thường nhau
-Cấu trúc xã hội-dân tộc:các dân tộc cùng chung sống với nhau trên một vùng lãnh thổ
nhưng do sự khác biệt,sự không đông đều về mặt kinh tế chính trị,tư tửong văn hóa đãn
đến quá trình đông hóa các dân tộc với nhau từ đó tạo nên các bất bình đẳng và mâu thuẫn
với nhau.mâu thuẫn dân tộc thường bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống đối chính
phủ
-Cấu trúc xã hội dân số:xung đột thế hệ trong cấu trúc xã hội dân số.Xã hội bao gồm
nhiều thế hệ,mỗi thế hệ có suy nghĩ và quan điểm khác nhau.vì vậy dẫn đến bất
đồng.nguyên nhân
+tính bảo thủ của các thế hệ đi trước đãn đén sự áp đặt cho thế hệ trẻ
+do khuyết tật của nền giáo dục với thế hệ trẻ làm cho họ đôi lúc phủ nhận vai trò xã
hội với các thế hệ đi trước
+do vị trí và vai trò của mỗi thế hệ trong xã hội học quá bất bình đẳng
+do chuyển giao giáo dục chậm làm giảm tính năng động
-Cấu trúc xã hội giới tính:xã hội học chú trọng tới 2 vấn đề
+sự bất bình đẳng tâm lý xã hội giữa các giới tính dẫn đến nhiều mấu thuẫn trong
XH.Do nhiềunguyên nhân như:khác biệt bản sắc nam nữ,đặc tính tâm lý,địa vị XH vai trò

trong giáo dục thế hệ trẻ và tổ chức cuộc sống,mất cân bằng giới tính nên có những hành
vi ko lành mạnh ảnh huởng đến sự fát triển toàn xã hội
-Cấu trúc xã hội lãnh thổ:xung đột chủ yếu là do tâm lý giữa các dân cư trong từng vùng
khu vực khác nhau.Sự coi thường những phong tục tập quán,lối sống của từng vùng đẫn
đến những xung đột
-Cấu trúc xã hội -học vấn-nghề nghiệp:Do tâm lý giữa các thành fần theo trình độ học vấn
có sự phân cao thấp khác nhau.Sai lầm trong nhận thức dẫn xung đột ví dụ cơ hội việc
làm,mức tiền lương đc trả rất nhiều xung đột khác.Xung đột trong xã hội là điều khó
tránh khỏi,chúng ta chỉ có thể hạn chế mâu thuẫn chứ ko thể triệt tiêu nó.Việc nghiên cứu
các cấu trúc xã hội này cho chúng ta 1 bức tranh tổng quát về xã hội,từ đó hoạch định
chiến lược,xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưư bảo đảm sự vận hành có hiệu quả thực
hiện tốt vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ.
Câu 5: Thế nào là bất bình đẳng và phân tầng XH?Tại sao nói phân tầng Xh
hợp thức thúc đẩy sự tiến bộ của Xh,phân tầng Xh không hợp thức là 1 trong những
nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và làm gia tăng mối ngăn cách giàu nghèo?
Bất bình đẳng XH là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích với những cá
nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm XH
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
Bất bình đẳng XH có nguồn gốc khi một hoặc một số cá nhân có đặc quyền kiểm soát
và khai thác các cá nhân khác trên một số lĩnh vực chủ yếu của XH
Trong các XH khác nhau tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau. Bất bình
đẳng XH có ý nghĩa quyết định tới phân tầng XH
Phân tầng XH là trạng thái phân chua và hình thành cấu trúc XH thành những tầng XH
khác nhau. Các tầng XH có sự khác biệt về vị thế kinh tế, chính trị , uy tín và cũng như sự
khác biệt về trình độ học vấn, nơi cư trú , phong cách ứng sử , giao tiếp …
Phân tầng XH hợp thức dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên về thể lực và trí lực
cũng như sự phân công lao động mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà phân tầng XH hợp thức
thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Khi có sự khác biệt về khả năng thì kéo theo sự phấn đấu ,
tranh đua để vươn lên khiến cho XH tiến bộ. Hay sự khác biệt về vị thế, địa vị hay sự phan
công lao động cũng kéo theo sự phấn đấu làm việc, lao động làm cho XH tiến bộ hơn. Bên

cạnh đó sự của một cá nhân có được là do công sức của cá nhân đó bỏ ra hay có được
những cơ hội hiếm hoi trong cuộc sống nên họ sẻ cảm thấy quý trọng đồng tiền và không
coi thường những người nghèo, do đó làm giảm bớt sự phân biệt giàu nghèo. Ngoài ra, sự
khác biệt về khả năng, cơ hội … thúc đẩy con người phấn đấu vượt lên làm giàu cũng làm
giảm khoảng cách giàu nghèo.
Phân tầng XH không hợp thức không dựa trên sự khác biệt điều kiện tự nhiên cũng
không dựa trên sự phân công lao động theo năng lực mà chủ yếu dựa trên những hành vi
lệch chuẩn, tiêu cực, bất chính như tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp …
cũng như dựa trên các nhân tố lười biếng, dựa giẫm ỷ … Chính vì mà phân tầng XH không
hợp thức là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và làm gia tăng mối phân
cách giàu nghèo. Việc đạt được vị trí, địa vị hay tiền bạc trong XH bằng các hành vi lệch
chuẩn, tiêu cực sẽ gây ra các mâu thuẫn trong XH là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển.
Ví dụ như vấn đề tham ô tham nhũng làm mất lòng tin vào Đảng vào chính quyền của một
bộ phân người dân, hay như ma lực của đồng tiền, việc kiếm tiền dễ dàng từ tham ô tham
nhũng khiến cho một bộ phận cán bộ nhà nước thoái hoá biến chất gây ta sự kìm hãm sự
phát triển của XH. Việc tham ô tham nhũng cũng gây ra các hiện tượng bất cập trong XH,
kìm hãm sự phát triển của XH như các công trình xây dựng chất lượng kém, việc bỏ hoang
các khu đất công nghiệp, việc chuyển nhượng các dự án .v.v… tất cả đều kìm hãm sự phát
triển của XH. Việc chiếm hữu của cải vật chất một cách dễ dàng bằng các hành vi tiêu cực,
bất chính sẽ dẫn tới các tệ nạn XH, tình hình tội phạm gia tăng … hơn thế nó còn gây ra sự
bất công trong XH. Nói phân tầng XH không hợp thức làm tăng mối phân cách giàu nghèo
là hoàn toàn đúng. Như đã nói ở trên ta thấy phân tầng XH hợp thức làm giảm sự phân
cách giàu nghèo thì ngược lại phân tầng XH không hợp thức làm tăng phân cách giàu
nghèo. Sự tham ô tham nhũng, lừa gạt, buôn bán phi pháp sẽ làm cho một bộ phận giàu lên
nhanh chóng nhưng nó cũng kìm hãm những người làm ăn hợp pháp vượt lên làm giàu vì
vậy nó làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Bên cạnh đó việc kiếm tiền dễ dàng dựa trên
hành vi lệch chuẩn dẫn đến sự coi thường người nghèo làm tăng sự phân cách giàu nghèo.
Câu 6: Nhóm XH đã chi phối đến đời sống XH của các cá nhân như thế nào?
Nhóm Xh là tập hợp người có liên hệ với nhau theo 1 kiểu nhất định hay nói cách
khác,nhóm Xh là 1 tập người có liên hệ với nhau về vị trí,vị thế,vai trò,những nhu cầu và

lợi ích,định hướng giá trị nhất định.
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
Nhóm Xh giữ vai trò trung gian để liên kết cá nhân với XH.Nhóm Xh đã chi phối
toàn diện đến đời sống các cá nhân trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu sau đây của họ:
+ Thoả mãn nhu cầu giao tiếp Xh của các cá nhân.Giao tiếp là phương tiện
hàng đầu,chủ yếu,cơ bản của con người nhằm giao lưu với người khác và Xh.Giao tiếp đầu
tiên và nhiều nhất giữa các cá nhân diễn ra trong nhóm Xh.Do đó nhóm Xh là nơi hội tụ
cuộc sống của các cá nhân.
+ Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm giữa các cá nhân.Các cá nhân tìm đến
với nhau để tìm niềm vui,hứng thú,sự chia sẻ tình cảm
+ Thoả mãn nhu cầu trao đổi kinh nghiệm Xh giữa các các nhân với nhau
nhằm nâng cao nhận thức Xh và năng lực lao động cho mọi người.
+ Thoả mãn sự đồng cảm XH giữa các cá nhân.các cá nhân tìm sự đoàn kết
Xh,lòng tin lẫn nhau,sự bình an,ổn định trong cuộc sống của mọi người qua liên kết nhóm.
Nhóm Xh là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong XH,là cầu
nối giữa các cá nhân với XH và là nơi các cá nhân thể hiện giá trị Xh của chính mình,tạo ra
đối trọng Xh nhằm bảo vệ các thành viên trong các cuộc đụng độ Xh (trong những chừng
mực nhất định).
Câu 7: Tại sao nói Gia đình là tế bào của XH?
Gia đình là 1 thiết chế Xh,đồng thời cũng là một nhóm Xh nhỏ,có sự tổ chức nhất
định về mặt lịch sử các thành viên của nhóm gia đình liên hệ với nhau bởi trách nhiệm qua
lại về đạo đức.
Nói gia đình là tế bào của Xh vì:
Gia đình là cái nôi của mỗi đứa trẻ.Ai sinh ra cũng đều gắn với 1 gia đình cụ
thể.Gia đình là môi trường,là vườn ươm Xh.Một đứa trẻ có phát triển tốt về mọt mặt hay
không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường gia đình.Hành vi của người lớn có ảnh hưởng
tới thế hệ sau.Bởi vậy một gia đình tốt sẽ cung cấp cho Xh một các nhân tốt có phẩm chất
và năng lực,khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.Đó là những người lao động đảm đương
nhiệm vụ lao động Xh và bảo vệ tổ quốc.Đây chính là chức năng tái sinh và giáo dưỡng
của gia đình.

Gia đình còn đảm bảo sự ổn định nhất định về kinh tế.Gia đình tiến hành các hoạt
động kinh tế để có thu nhập đảm bảo đời sống của gia đình,đồng thời định hướng nghề
nghiệp cho các thành viên trong gia đình.Gia đình tổ chức đời sống vật chất,tinh thân đảm
bảo mức độ gắn bó,thân thiết,liên kết bền chặt giữa các thành viên trong gia đình.
Câu 8: Tổ chức Xh đã chi phối đến hoạt động Xh của các cá nhân như thế
nào?
Tổ chức Xh là 1 hệ thống các quan hệ,tập hợp liên kết các nhân nào đó để hoạt
động XH,nhằm đạt được mục đích nhất định về quyền lợi và nhu cầu nào đó.Như vậy,khái
niệm tổ chức Xh của Xh học nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ
không phải chỉ dừng lại ở hình thức của 1 tập hợp người và quan hệ ở đây là quan hệ trong
hoạt động Xh.Thực chất tổ chức Xh là tập hợp các cá nhân trong không gian,thời gian cụ
thể nhằm mục đích,lợi ích,hành động chung và phù hợp với mục đích,lợi ích,hành động
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
Xh,được Xh thừa nhận,cho phép hoạt động trong hệ thống phân công lao động Xh.Do
đó,tổ chức xh được xh trao tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trứơc xh trong việc
quản lý toàn diện thành viên của mình.
Tổ chức xh có 5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản:
+ Tổ chức xh có mục tiêu,có chủ đích,có ý thức,chức năng,nhiệm vụ rõ ràng,được xh
thừa nhận và cho phép hoạt động.
+ Tổ chức xh xác lập hệ thống quyền lực thống nhất thể hiện trong cơ cấu tổ chức để
chi phối hành động của các cá nhân.
+ Cùng với hệ thống quyền lực,tổ chức Xh xác lập hệ thống,vị trí,vị thế và vai trò của
cá nhân nhằm thống nhất hành động của các cá nhân vào thực hiện mục tiêu của tổ chức.
+ Các vai trò của các thành viên tổ chức xh đựoc thực hiện theo yêu cầu của tổ
chức.Thông qua quy tắc do tổ chức xh đặt ra để điều chỉnh quan hệ giữa các vai trò,nhằm
phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên để hoạt động của tổ chức đi vào nề nếp
và ổn định.
+ Phần lớn các tổ chức xh chính thức hoá và công khai hoá các mối quan hệ của tổ
chức để các thành viên thực hiện theo và giám sát sự thực hiện của các thành viên khác.
Do các đặc trưng trên mà tổ chức xh đã chi phối toàn diện đến hoạt động của các cá

nhân ở các yếu tố sau:
+ Tổ chức xh đã tạo ra các hoạt động để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân về
lợi ích và bảo vệ lợi ích cho họ.Mỗi cá nhân tham gia tổ chức hoặc là với mục đích bảo vệ
lợi ích cho họ,hoặc là thoả mãn nhu cầu nào đó của họ.Do vậy họ hội tụ trong tổ chức và
chấp nhận sự chi phối của tổ chức là để đạt đựơc mục đích của mình.
+ Tổ chức Xh đã chi phối đến tư tưởng,tác phong,đạo đức của các thành viên
thông qua duy trì kỷ luật lao động và kỷ luật sống,và qua đó đã tác động đến nhân cách của
họ.
+ Tổ chức xh đã tạo ra các hoạt động VHXH để liên kết chặt chẽ các cá nhân
trong truyền thống văn hoá,các hoạt động xh nhằm tạo ra sự đồng cảm xh và sự bình an ổn
định của mỗi thành viên.
Tổ chức xh có ý nghĩa rất quan trọng:
+ Tổ chức xh là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên
+ Tổ chức xh là cầu nối giữa cá nhân và xh và là nơi các cá nhân thể
hiện các giá trị xh của mình.
+ Tổ chức xh trong chừng mực nhất định đã tạo ra các đối trọng xh
nhằm cân bằng các mối quan hệ xh cho các thành viên.
Câu 9: Tại sao nói thiết chế Xh đã điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân theo 1
hướng thống nhất?
Thiết chế Xh là hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức của con người trong quá
trình tiến hành các hoạt động Xh.Thiết chế Xh chính là các ràng buộc được mọi cá
nhân,nhóm cộng đồng và toàn thể Xh chấp nhận và tuân thủ.
Chức năng của thiết chế Xh:
- Quy định hành vi: các thiết chế Xh đã tạo ra hệ thống các khuôn mẫu chuẩn
mực cho các cá nhân hoạt động với các kiểu hành vi Xh đc chấp nhận trong
nhiều trạng thái Xh khác nhau.Thông qua quá trình Xh hóa,đồng thời với sự
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
hoạt động của các thiết chế Xh,các cá nhân tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi
và thực hiện theo các khuôn mẫu đó theo các tình huống cụ thể.
- Định hướng vai trò Xh của cá nhân: Các thiết chế xác định phần lớn các vai

trò của cá nhân mà Xh chấp thuận để cá nhân nhận biết trong quá trình Xh
hóa.Từ đó,các cá nhân có thể lựa chọn vai trò nào đối với mình là phù hợp,có
thể biết được sự mong đợi của vai trò trước khi cá nhân đó thể hiện.
- Đem lại sự ổn định và kiên định cho các thành viên của Xh.Thiết chế Xh
định hướng hành động Xh vào sự củng cố,xây dựng và phát triển cộng đồng
vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc chung cho mọi người.Thiết chế Xh đã
duy trì sự ổn định và phát triển Xh,do vậy đã hướng nhận thức của các thành
viên tới các thiết chế Xh như là 1 sự chấp thuận các giá trị,chuẩn mực Xh và
khuôn mẫu hành vi,nhằm củng cố nhận thức và thống nhất hành động của
mọi người trong Xh.
- Điều chỉnh và kiểm soát hành vi: Thiết chế Xh là căn cứ để phân định cái
đúng,sai,phải,trái trong hành động Xh.Do đó nó đã điều chỉnh và kiểm soát
hành vi Xh của các cá nhân,các nhóm để chúng phù hợp với mong đợi của
Xh.
Câu 10: Thế nào là Văn hóa?Tại sao nói giá trị và chuẩn mực đã điều tiết hành vi của
cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của Xh ?
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng
trong quá khứ và hiện tại.Qua các thế kỷ,hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống
các giá trị,các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân
tộc.
Giá trị là những quan niệm về những cái cao cả,quý giá trong tồn tại của Xh mà con
người cần vươn tới và khi đạt được làm cho họ mãn nguyện,có sự thăng hoa về tình
cảm,sự cân bằng về tâm sinh lý.
Chuẩn mực Xh là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu để hướng theo đó mà làm
cho đúng,được thể hiện là các giới hạn định tính hay định lượng được chọn làm căn cứ để
đánh giá hành động của mỗi cá nhân.
Nói Giá trị và Chuẩn mực đã điều tiết hành vi của mỗi cá nhân cho phù hợp với nhu
cầu của Xh vì: Con người đã tiếp nhận những giá trị ngay từ khi còn nhỏ thông qua giáo
dục gia đình,nhà trường,quan hệ Xh.Những giá trị mà con người đã tiếp nhận đó trở thành
1 phần trong nhân cách của con nguời.Nhân cách của con người đã chi phối hành vi của

mỗi cá nhân.Nó tác động vào ý thức của con người,điều khiển hành vi của con người sao
cho phù hợp với đời sống XH.
Chuẩn mực Xh đưa ra những yêu cầu,quy tắc của Xh nó trở thành khuôn mẫu,là 1
bộ phận của thiết chế Xh.Nó điều chỉnh hành vi của con người vì qua thiết chế Xh,qua các
chuẩn mực Xh,con người tự đánh giá hành vi của mình là đúng hay sai,dựa vào chuẩn mực
Xh để làm căn cứ cho các hành vi của mình.Chuẩn mực Xh là căn cứ để phán xử những
cái đúng,cái sai để điều chỉnh hành động của các cá nhân trong cộng đồng sao cho phù hợp
với đời sống Xh.
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
Câu 11: Tại sao nói Xh hóa là quá trình nhập nền văn hóa Xh vào mỗi cá nhân
để biến họ từ thực thể sinh học thành con người Xh?
Con người là sinh vật cao cấp nhất hành tinh,nhưng cũng mang trong mình các bản
năng sinh học. Bản năng được hiểu là hệ thống các quy luật sinh học,là hệ thống các phản
xạ nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu phát triển và tồn tại. Để thoả mãn nhu cầu của bản năng,
con người phải điều chỉnh hành động bản năng và hướng nó vào sự hợp lý và tối ưu nhất
trong điều kiện cho phép của xã hội.
Là một sinh vật, con người mang bản năng sinh tồn và chịu sự chi phối của quy luật cạnh
tranh sinh tồn
Là con người xã hội, con người mang bản thể xã hội và chịu sự chi phối của quy luật
cộng đồng.
Do vậy con người luôn sống trong sự pha trộn của bản năng sinh học và bản thể xã hội,
nhưng để tiến từ bản năng sinh học lên bản thể xã hội đòi hỏi một quá trình du nhập nền
văn hoá xã hội vào các cá thể thông qua quá trình xã hội hoá.
Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như
các khuôn mâu xã hội, quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của
bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập
vào xã hội.
Kết quả của quá trình xã hội hoá là tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội. Xã
hội hoá còn củng cố, hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mỗi con người, để nó phù hợp
với các giai đoạn phát triển của xã hội.

Quá trình xã hội hoá truyền lại nền văn hoá cho mỗi cá nhân theo những cách khác nhau.
Bằng những cách đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội được nền văn hoá xã hội. Những cách này
được gọi là cơ chế xã hội hóa. Có hai cơ chế xã hội hoá cơ bản:
- Cơ chế định chế: cơ chế định chế là cơ chế mà xã hội truyền lại những
chuẩn mực khuôn mẫu bắt buộc cho mỗi cá nhân. Cá nhân phải trải qua quá
trình học hỏi, thực hành và thực hiện nó trong cuộc sông của mình.
- Cơ chế phi định chế: là cơ chế trong đó mỗi cá nhân học được ở xã hội
những điều kiện cần thiết một cách tự nhiên. Cơ chế phi định chế được thể
hiện thông qua 2 cách là bắt chước và lây lan.
Có thể nói con người mặc dù là sinh vật cấp cao nhất hành tinh, nhưng nếu k được sinh
sống, thích nghi trong một xã hội nhất định thì cũng chỉ mang trong mình bản năng của
một sinh vật. Chính nhờ có quá trình xã hội hoá, mà qua đó nền văn hoá xã hội được du
nhập vào mỗi một cá nhân, biến họ từ một thực thể sinh học trở thành con người xã hội, có
sự khác biệt hơn, chịu sự chi phối của quy luật cộng đồng.
Câu 12: Tại sao nói con người là sự pha trộn giữa vô thức,tiềm thức và ý thức nhưng
ý thức là cái hiện hữu nó đóng vai trò chi phối tất cả?
Vô thức là lớp sâu nhất trong nội tại của mỗi con người.Nó được biểu hiện ra ngoài
bằng những hành động mà con người không kiểm soát được.Tiềm thức là những sinh
vật,hình ảnh được lặp đi lặp lại trong 1 thời gian dài,tác động vào con người.Nó được biểu
hiện ra ngoài bằng những hành động mà con người không lý giải được.Ý thức của con
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
người chính là tư duy.Trong bản chất con người có bản chất tâm linh.Bản chất tâm linh là
sự pha trộn của vô thức,tiềm thức,ý thức không theo 1 tỷ lệ nào.Bởi vậy con người là sự
pha trộn của vô thức,tiềm thức và ý thức.Tuy nhiên ý thức lại là cái hiện hữu,nó đóng vai
trò chi phối tất cả.Ý thức chính là tư duy là lý trí của con người.Tư duy là điểm ngăn cách
giữa con người và các sinh vật khác.Con người luôn phải đối mặt với 2 dạng hành vi nằm
trong bản thể chính mình là hành vi bản năng và hành vi ý thức.Trong đó hành vi ý thức do
tư duy con người điều khiển.Hành vi ý thức có suy nghĩ,có tính toán trước theo mục đích
đặt ra,là hành vi do con người chi phối.Bởi vậy,ý thức là cái hiện hữu,nó chi phối mọi
hành động,chi phối tắt cả,ý thức đóng vai trò quyết định.

Câu 13: Tại sao nói gia đình và nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc
hình thành nhân cách thế hệ trẻ?
Gia đình là nơi một cá nhân được sinh ra.Mỗi gia đình đều có 1 tiểu văn hóa,tiểu
văn hóa này được xây dựng trên nền tảng của văn hóa chung nhưng với đặc thù riêng của
từng gia đình.Các tiểu văn hóa này được tạo thành bởi nền giáo dục gia đình,truyền thống
gia đình.Và các cá nhân sẽ tiếp nhận tiểu văn hóa này.Các cá nhân tiếp nhận và sáng tạo
dựa trên đặc trưng của tiểu văn hóa.
Giáo dục gia dình truyền lại những cái đúng,cái sai và tri thức cho mỗi cá nhân
nhằm tạo ra những tri thức cao và hành vi đúng trong mỗi cá nhân.  Gia đình đóng vai
trò quyết định trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.
Nhà trường có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách 1 cá nhân.Trường
học là thiết chế Xh chịu trách nhiệm hình thành cho trẻ em các tri thức khoa học và kỹ
thuật,các giá trị chuẩn mực văn hóa mà xã hội mong đợi.Nhà trường giáo dục tri thức cho
trẻ em,từ đó trang bị cho thế hệ trẻ nguồn tri thức của nhân loại,những kỹ năng trong hoạt
động nhận thức.Nhờ đó con người có bản lĩnh và năng lực làm việc,có ý thức trách nhiệm
với tập thể và cộng đồng.Ở môi trường trường học,trẻ được học theo hành vi của thầy cô
giáo,bởi vậy nhà trường có ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của thể hệ trẻ.Tại nhà
trường,thực hiện giáo dục nhân cách cho người đi học qua việc định hướng sự lựa chọn
các hành vi Xh,các chuẩn mực khuôn mẫu Xh để mỗi con người tự lựa chọn và thể hiện
hành vi của mình sao cho phù hợp.Việc giáo dục nhân cách còn được đưa vào các môn học
trong nhà trường,qua sách vở,các hoạt động.Từ đó tác động đến quá trình hình thành nhân
cách của thế hệ trẻ  Nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách
thế hệ trẻ.
Câu 14: Tại sao nói xã hội hoá là quá trình xác lập vị trí, vị thế, vai trò xã hội của
mỗi cá nhân?
Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội
như các khuân mẫu xã hội, quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội
của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà
nhập vào xã hội.
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân

Vị trí xã hội của các cá nhân chính là vị trí tương đối của cá nhân trong cấu trúc xã hội,
trong hệ thống quan hệ xã hội.Nó được xác định trong sự đối chiếu và so sánh với vị trí xã
hội khác.
Vị thế xã hội của mỗi cá nhân chính là địa vị thứ bậc của cá nhân đó trong cơ cấu tổ chức
xã hội, được xã hội thừa nhận ở từng thời kì nhất định.
Vai trò xã hội là mô hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi
hỏi xã hội đối với từng vị trí, vị thế nhất định, để thực hiện quyền hạn tương ứng với các vị
trí, vị thế đó. Thực chất vai trò xã hội là hệ thống thước đo xã hội đối với sự cống hiến của
các cá nhân choax hội và thể hiện giá trị xã hội của cá nhân trong thực tế cuộc sống.
trong quá trình tham gia vào xã hội con người hình thành vị trí, vị thế của mình. Với hành
vi của bản thân, con người tác động vào xã hội, góp phần cải tiến, thúc đẩy xã hội phát
triển để khẳng định vị thế, vị trí của mình. Bằng hành vi cụ thể con người thể hiện năng
lực, khả năng nhận thức và lao động của bản thân để được xã hội thừa nhận vai trò, vị thế,
vị trí của mình. Bởi xã hội ngày nay vận hành theo nguyên tắc: “ làm theo năng lực,
hưởng theo lao động” cho nên năng lực sản xuất là yếu tố cơ bản tạo nên địa vị, vị thế cho
mỗi cá nhân. Xã hội sẽ thừa nhận vị thế của cá nhân thông qua quá trình cống hiến của cá
nhân cho xã hội. Ngoài yếu tố năng lực sản xuất, vị thế của cá nhân còn được xã hội đánh
giá thông qua nhân cách của con người đó. Nhân cách của con người được hình thành qua
quá trình xã hội hoá trong môi trường gia đình, nhà trường và các nhóm xã hội. Một cá
nhân có được vị thế, có địa vị, có quyền lực xã hội là người phải có uy tín cá nhân. Uy tín
cá nhân tạo ra vai trò xã hội của con người. Uy tín cá nhân phụ thuộc năng lực hành vi xã
hội và nhân cách, tri thức, đạo đức của cá nhân đó.
Trong quá trình xã hội hoá con người xác định hành vi để phù hợp với vị thế của mình.
Qua quá trình xã hội hoá con người tiếp nhận nền văn hoá của xã hội, coi đó là các khuôn
mẫu xã hội. Dựa vào khuôn mẫu đó con người đánh giá hành vi của mình là đúng, sai,
phải, trái để lựa chọn hành vi phù hợp với vị thế của mình. Qua quá trình xã hội hoá cá
nhân học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò,vị thế xã hội của mình, hoà
nhập vào xã hội. Bởi vậy quá trình xã hội hoá là quá trình xác lập vị trí, vị thế, vai trò của
mỗi cá nhân.
Câu 15: Tại sao nói lối sống,trào lưu ,thị hiếu phản ánh những mặt cơ bản

nhất của XH?
Theo nghiên cứu XHH, Lối sống,trào lưu ,thị hiếu là 1 trong những yếu tố cua đời
sống XH,qua xem xét lối sống,trào lưu ,thị hiếu , chúng ta có thể biết đc những mặt cơ bản
cua xh: hình thức tổ chức xh, hành động của cá nhân,nhóm và tổ chức xh nhằm những mục
tiêu nhất định của mình,hệ thống các quan hệ xã hội trong hoạt động hàng ngày,tác động
qua lại của các cá nhân,nhóm và tổ chức xã hội nhằm giảm thiểu các xung đột xã hội. các
mặt: kinh tế,văn hóa,lịch sử,chính trị của 1 xh(1 nước) và giao lưu VH giữa các nước vs
nhau. Hãy cùng phân tích
Lối sống là tập hợp có hệ thống những đặc điểm cơ bản,đặc trưng cho hoạt động của
các dân tộc,các giai cấp,các tập đoàn xã hội,các cá nhân trong những diều kiện của một
hình thái kinh tế -xã hội nhất định.
Lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng:
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
Lối sống cá nhân :Con người có học hành,tích lũy các giá trị văn hóa đi nữa thì cuối
cùng cũng thể hiện mình thông qua hành vi,”gieo hành vi thì gặt thói quen” câu nói cho ta
thấy thói quen là lối sống,lối sống là tiêu chí đầu tiên thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ
của 1 con người. Lối sống hình thành và thể hiện qua hoạt động xã hội,chính trị,tư tưởng
văn hóa,thể dục thể thao.Nó bao gồm nhiều yếu tố :cách thức lao động, phong tục,giao
tiếp,quan niệm về đạo đức
Lối sống cộng đồng: con người luôn phải tôn trọng 1 cộng đồng người, 1 nước, 1 khu
vực, trong cuộc sống chung người ta như thể phải tuân thủ nhữngqui tắc nhất định,thành
văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao gồm tất cả các lĩnh vực. trong số đó có
nhữngqui tắc dần dần đc cá nhân thừa nhận và trơ thành thói quen, nhân rộng rãi trong nội
bộ 1 cộng đồng nào đó, chúng đc người ta tuân thủ gần như vô đk
do vậy thong qua lối sống,ta có thể biết đc những đặc trưng cơ bản nhất của XH trong 1
thời kì nào đó
lối sống phụ thuộc vào thời đại mà người ta đang sống với những điều kiện vật chất
tinh thần nhất định.nó được quy định bởi di sản của lịch sử,đó là các giá trị của truyền
thống đã tạo nên những khuôn mẫu thói quen trong hoạt động hàng ngày đang chi phối
hành động của mỗi con người.Lối sống còn bắt nguồn từ mặt bằng văn hóa cao,con người

sống có đạo đức,có nhân cách ,có bản lĩnh vững vàng hơn,không chạy theo các thị hiếu
tầm thường,tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội lành mạnh ,các cách ứng xử đẹp đẽ
trong gia đình làng xã,phố phường và cộng đồng.Lối sống còn chịu tác động của giao lưu
văn hóa xã hội giữa các vùng các nước.

VD: khác với các nước phương tây, dân tộc VN sống có tính cộng đồng cao, quan
tâm, yêu thương, đùm bọc nhau, lá lành đùm lá rách (truyền thống)
Thu nhập tăng, bây giờ cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, các gia đình thường rủ nhau đi
chơi, du lịch,hoặc ăn hang. Giống các nước có thu nhập cao khác.

-Trào lưu là một bộ phận ,một yếu tố nào đó nảy sinh và phát triển đã lôi cuốn đông
đảo công chúng không phân biệt giai cấp,dân tộc,tôn giáo,thành phần trong một khoảng
thời gian nhất định. Trào lưu đại diện cho 1 tư tưởng, lối sống tiến bộ hay phản tiến bộ .
Nó phụ thuộc vào văn minh XH ,sự giao thoa lối sống giữ các vùng các dân tộc,giai cấp,cá
nhân
VD: tập yoga,aerobic, phẫu thuật thẩm mỹ…: giúp con người khỏe,đẹp hơn
trào lưu hiphop, nghệ thuật grafity: du nhập văn hóa nước ngoài, đc giới trẻ ưa chuộng
-Thị hiếu là một kiểu cách,một mô hình,một mốt,một mẫu mã,một cách điệu cuộc
sống nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Thị hiếu phụ thuộc vào truyền thống văn hóa xã hội,sự khác biệt điều kiện kinh tế
xã hội, sự giao thoa lối sống giữa các dân tộc,giai cấp, cá nhân.
Có 2 cấp độ thị hiếu:chon loc và ko chọn lọc. Người có trình độ VH cao thì có thị
hiếu chọn lọc( ưa chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, làm phong phú thêm cuộc sống) người có
trình độ VH thấp thì có thị hiếu ko chọn lọc( a dua, đua đòi, ko cần biết tốt xấu)

Như vậy lối sống,trào lưu thị hiếu chịu ảnh hưởng của xã hội và thông qua đó nó thể
hiện những mặt cơ bản nhất của xã hội:các hình thức tổ chức xã hội tương ứng với các
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
giai đoạn vận động của xã hội,hệ thống hành động của các cá nhân nhóm và tổ chức xã hội

nhằm những mục tiêu nhất định của mình,hệ thống các quan hệ xã hội qua lại giữa các cá
nhân ,nhóm và tổ chức xã hội trong hoạt động hàng ngày,tác động qua lại của các cá
nhân,nhóm và tổ chức xã hội nhằm giảm thiểu các xung đột xã hội. Do vậy có thể nói thị
hiếu,lối sống,trào lưu,thị hiếu đã phản ánh những mặt cơ bản nhất của từng thời kì.
Câu 16: Khuyết tật Xh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các cá nhân nhưng
việc loại bỏ nó gặp nhiều khó khăn.Quan điểm của a/c về quan điểm này như thế
nào?
K/n khuyết tật xh là những hành vi trái với những quy tắc sống tồn tại trong văn
hóa, là nhưng hành vi đi chệch khỏi các quy tắc , các chuẩn mực của xã hội hay nhóm xã
hội , là các thói hư tật xấu tồn tại trong nhân dân làm a.hưởng đến cuộc sống của mọi
người
*Khuyết tật XH a.hưỡng rất lớn đến đời sống mỗi cá nhân
Nạn nghiện ma túy: ma túy làm cho con người luôn bị khích thích thần kinh nếu kô
có sự khích thích đó thì cá nhân bị suy thoái dẫn đến sự dối loạn kô làm chủ đc mình và
đưa con người đến các hành động tội lỗi như cướp giật chộm cướp , mại dâm…… Ma túy
còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người , hũy hoại nhân cách cá nhân và là con đường
truyền bệnh AIDS . Nó còn tiêu hao rất nhiều tiền và từ đó sẽ a.hưởng đến kinh tế của gia
đình và gây ra các sung đột gia đình như : ly di, ly than …. Hạnh phúc gia đình sẽ kô bền
vững
Nạn mua bán dâm : nó làm suy đồi đạo đức trong XH, trụy lạc nhân cách con
người , phá hoại hạnh phúc gia đình đồng thời là con đường lan truyền các bệnh XH như
giang mai , hoa liễu…… đặc biệt là HIV_AIDS và làm suy đồi dạo đức
Nạn cờ bạc: làm cho nhiều gia đình tan nát , nhiều người mất tiền , mất của và
đẩy họ vào con đường làm liều như trộm cướp , mại dâm…
*A.hưởng của khuyết tật XH quả kô nhỏ nhưng việc loại bỏ nó gặp rất nhiều khó khăn
vì nguồn gốc của khuyết tật XH là nguyên nhân thứ nhất mà cũng là quan trong nhất là
khuyết tật phát xuất mặt tối của bản năng con người ra ngoài XH . nó tồn tại trong mỗi
con người từ khi sinh ra và con người được nhìn nhận là một thực thể tham lam , lười
biếng , thụ động , thích chơi trội ……
Nguyên nhân thứ 2 của khuyết tật XH là sự long lẽo kỹ luật sống và kỹ luật XH đã

tạo ra cơ hội cho mặt tối của bản năng phát xuất ra ngoài

Câu 17: Trình bày phân tích những điều kiện gây biến đổi xã hội
Xã hội là một hệ thống các hoạt động, các quan hệ của con người và đời sống kinh
tế, chính trị, văn hoá có sự tác động qua lại giữa các cá thể các tầng lớp. Mọi xã hội đều
không ngừng biến đổi, sự biến đổi đó diễn ra thường xuyên, hàng ngày.
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các
quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
thời gian. Sự biến đổi này diễn ra trong các phạm vi khác nhau, từ nhỏ đến lớn, từ vi mô
tới vĩ mô, và chịu tác động của nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau.
Thứ nhât, biến đổi xã hội là một quá trình, nên cần phải có thời gian. Bất kì một sự
biến đổi nào cũng cần thời gian. Đây là điều kiện quan trọng để tạo ra sự khác biệt.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự thay thế các hình thái xã hội đều phải trải
qua một sự vận động khá lâu dài, cho dù xã hội biến đổi từng ngày từng giờ, nhưng trên
phạm trù vĩ mô rất khó nhận ra điều này.Trải qua thời gian sự biến đổi này sẽ ngày càng rõ
ràng, và đến một lúc nào đó các khuôn mẫu, các quan hệ xã hội, các thể chế hình thái, các
mâu thuẫn xung đột đang tồn tại có thể được thay thế bằng cái mới thích hợp hơn, tiên bộ
hơn, phù hợp hơn.Thời gian chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt, sự vận động và tương tác
nội tại trong xã hội, trải qua thời gian sẽ làm biến đổi chính bản thân nó.
Thứ hai, bất kỳ một sự bến đổi nào cũng phải diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể, sự
biến đổi xã hội cũng không phải ngoại lệ. Biến đổi xã hội phải đắt trong một hoàn cảnh cụ
thể cả về văn hoá và vật chất. Hoàn cảnh có thể sinh ra sự biến đổi, khi hoàn cảnh thay đổi
nó tác động đến xung quanh và làm biến đổi chúng. Trong những hoàn cảnh và những điều
kiện thuận lợi, các cuộc cách mạng đã bùng nổ, các xung đột diễn ra và làm thay đổi thể
chế, các quan hệ, hình thái xã hội. Trong hoàn cảnh và các điều kiện nhất định con người
đã khám phá và đạt được những thành tựu về khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển biến đổi xã hội. Chính bản thân con người cũng được sinh ra từ hoàn cảnh , tuy
nhiên con người không thụ động và phụ thuộc vào hoàn cảnh, mà còn tác động trở lại làm
biến đổi hoàn cảnh. Biến đổi xã hội vì thế mà cần phải có môi trường, hoàn cảnh để triển

khai được các yếu tố đem lại sự biến đổi.
Thứ ba, sự biến đổi của xã hội còn phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Bất cứ một xã
hội nào cũng có những nhu cầu về văn hoá, xã hội, chính trị, quyền lợi, sự biến đổi của xã
hội cũng xuất phát từ chính những nhu cầu ấy. Con người bản chất luôn muốn tìm tòi ,
khám phá, phát hiện cái mới, cái tốt hơn. Do vậy, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội thường
dẫn đến cái mới, cái tiến bộ. Đó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư duy, sáng tạo,
thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Trong lịch sử đã trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau, mà ở
mỗi chế độ xã hội lại rất khác nhau về các lĩnh vực, nhưng các hình thái đó đều có một xu
hướng phát triển chung, đó là ngày càng văn minh, ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn.
Con người sống dưới chế độ nô lệ không một ngày được biế đến tự do, ngay bản thân của
mình mà họ cũng không có quyền quyết định , vận mệnh của họ là do các chủ nô quyết
đinh, đều được sinh ra là con người vậy mà những người nô lệ bị chủ nô hành hạ về cả thể
xác và tinh thần, họ bị coi như là những món đồ, bản thân những người chú nô con coi họ
không bằng cả nhứng con vật. Chính vì thế mà con người sống dưới chế độ này, luôn mơ
ước về một cuộc sống mà họ được quyết định mọi thư thuộc về họ, họ được coi la những
con người theo đúng nghĩa.
Trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh, ngày nay con người đang sống trong một
xã hội phát triển, tiến bộ không ngừng, con người ngày nay được quyền sống và mưu cầu
hạnh phúc. Ngày nay con người sống không chỉ hướng đến những nhu cầu bình thương “
ăn no, mặc ấm” nữa, họ luôn hướng đến một cuộc sống tiện nghi, văn minh Từ những
nhu cầu tưởng là nhỏ đó, nhưng nếu tổng hợp lại nhu cầu của tất cả mọi người, mọi tổ
chức, mọi quốc gia, và trên nhiền lĩnh vực khác nhau nó tạo nên nhu cầu xã hội. Con
người muốn thoả mãn được nhu cầu của minh, đáp ứng được nhu cầu cua xã hội phải
không ngừng học hỏi, tim tòi, đất nước cũng không ngừng cải cách cho phù hợp để bắt kịp
với sự phát triển chung của thế giới. Chính những nhu cầu đó là nền tảng dẫn đến sự biến
đổi của xã hội.
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân
Ngoài những điều kiện đã phân tích ở trên, sự biến đổi của xã hội còn chịu tác động
của nhiều nhân tố khác:
Thứ nhất, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: bao gồm toàn bộ các yếu tố thuộc điều

kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi , hệ động thực vật Đây là các
nhân tố tiềm năng và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đén sự biến đổi của xã hội, tới lối sống,
hành vi và hoạt động ứng xử của con người. Để phân tích điều trình bày ở trên ta đi phân
tích vào một lĩnh vực làm ví dụ. Ta đi sâu vào phân tích tài nguyên khoáng sản, đây là lĩnh
vực có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Một quốc gia
có tài nguyên khoáng sản phong phú, sẽ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các lĩnh
vực kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh năng lượng, va thúc đẩy các ngành khác phát triển.
Ngược lại những quốc gia khác khan hiếm hoặc không có tài nguyên thiên nhiên sẽ gắp
khó khăn nhiều mặt, điều này gây ảnh hưởng đến tốc đọ phát triển kinh tế xã hội, góp
phần ngăn cản quá trình biến đổi xã hội.
Bên cạnh các nhân tố thuộc điều kiệ tự nhiên thì các nhân tố khoa học kỹ thuật cũng có
tác động rất lớn, kỳ thuật và công nghệ góp phần không nhỏ vào sự biến đổi của xã hội.
Lịch sử đã chứng minh, xã hội loài người phát triển qua ba nền văn minh nông nghiệp,
công nghiệp và hậu công nghiệp, mà gắn liền với các nền văn minh đó là kỹ thuật, công
nghiệp.Thông thường khi một chế độ kỹ thuật, công nghiệp ra đời nó góp phần chi phối
đến xã hội không nhỏ, cho đến khi nó trở nên lạc hậu sẽ dần bị mất đi và được thay thế
bằng một hình thức mới phù hợp hơn, quá trình này không ngừng diẽn ra. Cách mạng khoa
học kỹ thuật đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình biến đổi xã hôi.Ta có thể lấy
dân chứng cụ thể sau: việc chiếc máy hơi nước đầu tiên ra đời ở Anh vào thế kỷ XVII đã
mở ra một thời đại khoa học kỹ thuật mới, đánh dấu một mốc lịch sử quan trong. Liên hệ
trực tiếp với ngày nay, khi Internet ra đời đánh dấu sự ra đời của thời đại công nghệ thông
tin, chỉ tinh riêng tại Việt Nam khi Internet xuất hiên đã lam thay đổi hoàn toàn bộ măt của
đất nước. Để theo kịp sự phát triển của xã hội ,bản thân mỗi người không ngừng học tập,
cho tới nay phần lớn giới trẻ ở đất nước ta đều có thể sử dụng Internet. Điều này đánh dấu
một mốc quan trọng trong sự biến đổi xã hội.
Thứ ba, nhóm các nhân tố chủ thể xã hội. Chủ thể xã hội là các cá nhân, nhóm xã hội,
cộng đồng, thiết chê hay thể chế cùng quan hệ giữa chúng. Trong chủ thể xã hội, vai trò
của quần chúng nhân dân giữ một ví trí quan trọng, họ vừa là chủ thể vừa là tác nhân gây
biến đổi xã hội. Bên cạnh đó cũng phải nhắc tới vai trò của nhưng người giưu vị trí quan
trọng như các nhà lãnh đạo, các vị lãnh tụ, chính họ là những người lãnh đạo quần chúng

tạo ra sự biến đổi xã hội.
Thứ tư, nhóm các nhân tố văn hoá -xã hội, gồm văn hoá, những cấu trúc xã ội mới,
những xung đột, tăng trưởng dân số và tư tưởng. Việc hình thành nền văn hoá mới , với
nhứng niềm tin và giá trị mới, cũng có thể tạo ra sự biến đổi xã hội. Tư tưởng đóng một
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm biến đổi xã hội.
Những điều kiện và nhân tố đó đã thúc đẩy, tạo ra sự biến đổi xã jhội, thay đổi các mối
quan hệ, các khuân mẫu, làm biến đổi cuộc sống của con người, trở nên văn minh hơn,
phát triển hơn, thích hợp hơn.
Quản trị kinh doanh thương mại 50A – ĐH Kinh tế quốc dân

×