Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ- TTg.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.8 KB, 26 trang )

Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới hiện nay, bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt với hiện trang phân
hóa giàu nghèo, ngay từ các siêu cường quốc như Mỹ, Anh đến các nền kinh tế mới nổi
như Trung Quốc, Ấn Độ cũng như các nước nghèo nhất thế giới như Zimbabue…Chênh
lệch giàu nghèo thực ra là một quá trình tự nhiên, tất yếu của xã hội loài người bởi vì cứ
khi có sự phân công lao động là có sự phân hoá giàu nghèo. Thế nhưng khi kinh tế càng
phát triền bao nhiêu, thì sự chênh lệch này càng đi xa và gây ra nhiều hậu quả bấy nhiêu.
Một nguyên nhân khiến sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, khiến cho người
nghèo thì nghèo hơn trong khi những người giàu lại càng ngày càng tích góp được của cải
nhiều hơn chính là sự tiếp cận của người nghèo đến những điều kiện học tập và cơ hội
nâng cao sức khỏe không nhiều.
Chính vì thế, Chính phủ các nước đã đưa nhiều biện pháp, đưa ra các chính sách và
luật để hỗ trợ người nghèo tiếp cận đến những cơ hội nâng cao học vấn và sức khỏe …
hay còn gọi là các chính sách an sinh xã hội. Trong đó, các chính sách hỗ trợ về y tế thực
sự là mối quan tâm của tất cả các nước cũng như tất cả người dân, đặc biệt là những
người nghèo. Việc chính phủ ngày càng gia tăng các ưu đãi y tế cho người nghèo đã góp
phần tạo công bằng xã hội, thể hiện sự nhân ái, chia sẻ trong toàn thể tầng lớp dân cư.
Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg ra đời đã tạo ra 1 bước ngoặt lớn, tạo hiệu quả cao trong
việc hỗ trợ y tế cho người nghèo tại Việt Nam.
Đó chính là lý do nhóm tiểu luận của môn kinh tế phát triển đã tìm hiểu, nghiên
cứu về Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-
TTg.
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
1
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
NỘI DUNG
I/ Khái quát chung
1) Người nghèo là gì?
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu
chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến


nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định
nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn
một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI)
của quốc gia.
Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động Thương binh và xã hôi, người nghèo là dân số có
mức chi tiêu thực tế thấp hơn chuẩn nghèo trong năm xác định. Chuẩn nghèo là số tiền
đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực
thực phẩm) cho 1 người trong 1 tháng. Những người có mức chi tiêu bình quân dưới
chuẩn nghèo là người nghèo.
2/ Tiêu chí phân loại người nghèo ở Việt Nam
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại
Việt Nam được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người. Những hộ có thu nhập
bình quân đầu người bằng hoặc dưới mức quy định chuẩn nghèo được xác định là hộ
nghèo.Chuẩn nghèo này thay đổi theo từng thời kì và có xu hướng tăng.
• Chuẩn nghèo giai đoạn 2000-2005 ( />Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, 960.000 đồng/năm; Vùng nông
thôn đồng bằng: 100.000 đồng/tháng, 1.200.000 đồng/năm;
Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng, 1.800.000 đồng/năm.
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
2
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
• Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 (Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt
Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005
Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng
(2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng
(dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
• Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 -2015 (Theo quyết định của Thủ tường Chính phủ)
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8
triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6

triệu đồng/người/năm) trở xuống.
3/ Chính sách xã hội và chính sách y tế là gì
Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá, thể chế hoá các đường lối, chủ trương để giải
quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm phù hợp với bản chất xã
hội-chính trị phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng
nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chỉnh các quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là
thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của
nhân dân. [Bùi Đình Thanh, Xã hội học và Chính sách xã hội, NXB KHXH, Hà Nội,
2004, tr 290]
Chính sách y tế bao gồm những quyết định, kế hoạch, và hành động được thực
hiện để đạt được các mục tiêu chăm sóc sức khỏe cụ thể trong một xã hội.
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
3
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
/>4/ Chính sách y tế cho người nghèo là gì
Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là một trong những định hướng ưu tiên của
Đảng, Nhà nước và là chủ trương nhất quán của ngành. Nhiều năm qua, Chính phủ dành
sự quan tâm cho việc chăm sóc sức khỏe người nghèo và người dân tộc thiểu số. Điều này
được cụ thể hóa thông qua việc Chính phủ ban hành một số chính sách nhằm tăng cường
khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho người nghèo.
Nhằm tạo điều kiện và cải thiện việc tiếp cận dịch vụ y tế DVYT cho người nghèo,
năm 2002 Chính phủ đã ban hành Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ
khám chữa bệnh cho người nghèo. Quyết định đã quy định, quỹ khám chữa bệnh cho
người nghèo được dùng để Mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo hoặcthực thanh thực
chi cho dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến xã và viện phí và một số cách thức khác nhằm
hỗ trợ cho người nghèo.
Quyết định này đánh dấu bước ngoặt trong công tác khám chữa bệnh và khẳng định
sự quan tâm của Chính phủ dành cho người nghèo. Đây là bước tiến quan trọng trong việc
xác định cụ thể nguồn kinh phí dành cho công tác khám chữa bệnh cho người nghèo.

Tóm tắt một số nội dung quan trọng của Quyết định 139/2002 QĐ-TTg
Điều 3.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh) thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo với định mức tối
thiểu là 70.000 đồng/người/năm.
2. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là quỹ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên
tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
3. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được hình thành từ các nguồn sau:
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
4
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
a) Ngân sách Nhà nước cấp đảm bảo tối thiểu bằng 75% tổng giá trị của Quỹ; ngoài ra,
tuỳ điều kiện từng địa phương có thể tăng chi cho Quỹ từ nguồn ngân sách địa phương.
b) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
c) Quỹ được mở tài khoản tại hệ thống kho bạc Nhà nước và được tính lãi xuất theo quy
định hiện hành.
Điều 4.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám,
chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:
1. Mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đồng/người/năm hoặc
thực thanh thực chi cho dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến xã và viện phí cho các đối
tượng qui định tại Điều 2 của Quyết định này.
Tùy theo điều kiện của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng các
hình thức trên cho phù hợp và có hiệu quả.
2. Hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất (không thuộc đối
tượng qui định tại Điều 2 của Quyết định này) do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều
trị ở bệnh viện Nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ.
Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự xét duyệt do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 6. Cơ chế và tổ chức thực hiện:
1. Quĩ khám, chữa bệnh cho người nghèo ở các địa phương sẽ được cân đối trong dự toán

ngân sách địa phương hàng năm.
2. Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước tổ chức thực hiện khám,
chữa bệnh cho người nghèo theo qui định tại Quyết định này.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa
bệnh theo Quyết định này.
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
5
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài
chính, Bộ Y tế huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong
nước và nước ngoài, Chính phủ các nước và các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ Quỹ khám,
chữa bệnh cho người nghèo.
5. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của
Mặt trận vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và
giám sát việc thực hiện
II. Hệ thống y tế cho người nghèo ở VN kể từ Quyết định số
139/2002 QĐ-TTg
1) Tài chính y tế cho người nghèo ở VN
1.1 Nguồn tài chính dành cho hệ thống y tế
1.1.1) Các nguồn vốn hình thành ngân sách cho hệ thống y tế
- Vốn Chương trình Mục Tiêu Quốc Gia thuộc ngành Y tế. Đây là chương trình thực
hiện các dự án y tế do nhu cầu của xã hội, nhằm giải quyết một vấn đề đặc biệt cấp thiết
với những mục tiêu rõ ràng, trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra một cơ sở tiền đề
để tiếp tục duy trì và phát triển những thành quả đã đạt được. Mục đích cuối cùng là nâng
cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Một số ví dụ: chương trình phòng
chống bệnh đái tháo đường phê duyệt vào cuối năm 2008, Chương trình quốc gia phòng,
chống các rối loạn do thiếu hụt iod (PGS.TS. Tạ Văn Bình - người đã có nhiều năm làm
Chương trình quốc gia phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt iod)
+) Số lượng giai đoạn 2006-2010: 9, 418 tỷ đồng . Cụ thể:

Nhóm 9 - KTE406.3_LT
6
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
(Nguồn: Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam)
- Vốn hỗ trợ mục tiêu Y tế là số tiền mà các tỉnh chủ động phân bổ vốn đầu tư cho các
cơ sở y tế địa phương và cho các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện thuộc Đề án cải tạo
nâng cấp các bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực được phê duyệt tại Quyết định
số 225/2005/QĐ-TTg (Hội khoa học kinh tế y tế VN)
+) Số lượng: giai đoạn 2006-2010 là 3520 tỷ đồng
+) Số vốn này không biến động nhiều qua các năm: (470 tỷ đồng năm 2006, 900 tỷ
đồng năm 2007, 900 tỷ đồng năm 2008, 750 tỷ đồng năm 2009 và 500 tỷ đồng năm
2010).
- Vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho ngành Y tế (nguồn vốn lớn nhất)
+) Nguồn vốn đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng được phần bổ bắt đầu từ năm 2008: gồm
14.000 tỷ đồng từ trái phiếu Chính phủ, 3.000 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và các
nguồn vốn hợp pháp khác > Các bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu
vực theo Đề án phê duyệt tại Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg
+) Tổng số vốn đầu tư thực hiện Đề án giai đoạn 2009-2013 khoảng 45.280 tỷ đồng, trong
đó: (1) Nguồn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương khoảng 32.628 tỷ đồng; (2)
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
7
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
Ngân sách hàng năm của các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 10.002
tỷ đồng; (3) Từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khoảng 2.340 tỷ đồng >Các
bệnh viện tuyến tỉnh theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 930/QĐ-TTg
- Vốn đầu tư phát triển tập trung giai đoạn 2006-2010 là 4 413,6 triệu đồng và tăng
đều trong các năm:
(Nguồn: Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam)
1.1.2) Xu hướng tăng cao về tổng chi cho y tế
Tổng mức chi toàn xã hội cho y tế của Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian gần đây.

Trong giai đoạn 1998-2008, tính theo giá so sánh, tốc độ tăng chi y tế bình quân hằng
năm đạt 9,8% cao hơn so với tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm năm 2000 luôn đạt
mức trên 5% và đạt 6.2% GDP năm 2007.
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
8
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
Nguồn: Bộ Y tế, Tài khoản Y tế quốc gia 2000-2009
Nhìn bản đồ trên ta thấy nhìn chung tổng chi y tế tính theo % so với GDP đã tăng liên tục
từ 1998- 2009.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tổng chi cho y tế cần chiếm ít nhất 4-5% GDP để có thể đạt
được mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân. So với nhiều nước khác Việt Nam có tỷ lệ
tổng chi y tế so với GDP cao hơn mặc dù GDP bình quân đầu người của Việt Nam
thấphơn các nước này như Ma-lai-xia, Thái Lan, Trung Quốc…
Quốc gia % tổng chi y tế so với GDP % chi công cho y tế so với
tổng chi y tế
Indonexia 2,2 55
Thái Lan 3.7 73
Philipin 3.9 35
Trung Quốc 4.3 45
Malayxia 4.6 44
Hàn Quốc 6.3 55
Việt Nam 6.2 38
Nguồn: WHO financing fact sheet, WHO Vietnam Country Office, 2010 [129]
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
9
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
Chi phí y tế bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 là 1,1 triệu đồng, tính tương
đương sức mua Đô-la thì đạt mức $PPP 178. Chi phí y tế bình quân đầu người tăng
nhanh, tính theo giá thực tế thì tăng gấp 4,6 lần từ 1998 đến 2008. Tuy nhiên, để đánh giá
trị giá thực của chi y tế phải điều chỉnh theo chỉ số giảm phát. Sử dụng chỉ số giảm phát

có năm gốc là 1994 của Việt Nam, mức tăng chi y tế bình quân đầu người chỉ lên 2,3 lần.
Nguồn: Bộ Y tế, Tài khoản Y tế quốc gia 2000-2008
Cũng cần nhìn nhận mức tăng cao tổng chi toàn xã hội cho y tế chưa hẳn đã là tiến bộ.
Nếu tăng tổng chi chủ yếu do chi cho những dịch vụ không hẳn cần thiết, hoặc là chi cho
KCB nhiều do thực hiện phòng bệnh kém thì đó là sự lãng phí nguồn lực.
• Nguyên nhân của sự tăng này là do:
1. Do vốn đầu tư cho y tế tăng (phân tích trên)
2. Mức độ giải ngân vốn NSNN cao
Thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội, chiếm tỷ trọng 43% trong tổng chi
toàn xã hội cho y tế năm 2008. Chính phủ đã chú trọng tăng nguồn NSNN cấp cho y tế
trong thời gian qua ở mức khá cao. Ngoài NSNN cấp cho chi thường xuyên, nguồn tài
chính từ NSNN còn hỗ trợ cho các chương trình trợ cấp mua BHYT cho các đối tượng ưu
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
10
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
tiên như người nghèo, trẻ em dưới 6tuổi cũng như đầu tư cho các chương trình nâng cấp
bệnh viện huyện, y tế xã, bệnh viện tỉnh…. Tỷ trọng chi ngân sách y tế trong tổng chi
NSNN tăng từ 4,8% năm 2002 lên 7,4%năm 2007 và ước tính sơ bộ năm 2008 tỷ lệ này
đạt 10,2% .
Tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 60-70% ngân sách cấp. Ngoài ra, cũng trong năm 2009, 500 tỷ
đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ đã được cấp cho đề án xây dựng, nâng cấp bệnh viện
chuyên khoa nhi, lao, tâm thần và ung bướu tuyến tỉnh và một số bệnh viện đa khoa tỉnh
khó khăn. Khi tỷ trọng tài chính công trong tổng chi y tế tăng lên thì kết quả tất yếu là tỷ
lệ chi tiền túi từ hộ gia đình sẽ giảm xuống. Tỷ lệ chi tiêu từ tiền túi của gia đình cho y tế
tại Việt Nam đã giảm từ 65% năm 2005 xuống 52% năm 2008
1.2. Chính sách tài chính dành cho người nghèo
- Quỹ Khám chữa bệnh được thành lập từ Quyết định 139/2002/QĐ-TTg.
- Chương trình chi trả tiền mua thẻ BHYT cho người nghèo, hỗ trợ 1 phần kinh phí mua
thẻ BHYT cho hộ cận nghèo từ NSNN theo Luật bảo hiểm y tế (số 25/2008/QH12).
- Quỹ Bảo trợ Xã hội ở mỗi tỉnh (quy định tại thông tư 05 ban hành năm 1999): chính

sách miễn giảm viện phí cho các đối tượng không có khả năng chi trả.
- Quĩ xoá đói giảm nghèo do NSNN chi trả: người bệnh nghèo được khám chữa bệnh như
hình thức BHYT bắt buộc
Từ khi có Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ Khám chữa bệnh cho
người nghèo tại cấp tỉnh, công tác KCB cho người nghèo bao gồm cả nhóm dân tộc thiểu
số sống tại sáu tỉnh miền núi phía Bắc, năm tỉnh Tây Nguyên và tất cả những người dân
sống ở các xã “135” đã có những bước tiến mới về cả quy mô người hưởng lợi cũng như
mức quyền lợi cao hơn hẳn cho người nghèo.
Trong giai đoạn đầu thực hiện Quyết định 139, Quỹ Khám chữa bệnh người nghèo tại các
tỉnh được sử dụng theo hai hình thức: mua BHYT cho người nghèo hoặc chi trả trực tiếp
cơ sở y tế chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp
mua BHYT cho người nghèo tăng nhanh qua các năm do mức mệnh giá thẻ tăng lên từ 50
000đ (2002), 60 000đ (2006), 80 000đ (2007), 130 000 (2008), rồi 394 200 (2010, khi áp
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
11
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
dụng 4,5% lương tối thiểu), trong khi số đối tượng được cấp thẻ BHYT người nghèo
không giảm.
Nguồn: Bộ y tế, Niên giám thống kê y tế 2005- 2009
Theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% mệnh
giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện. Theo lộ trình thực hiện BHYT toàn dân quy định trong Luật BHYT, việc bao phủ
đối tượng cận nghèo được thực hiện vào năm 2010.
2) Thực trạng hệ thống y tế ở VN kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TT
2.1) Giai đoạn trước khi ban hành Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
2.1.1. Các biện pháp được áp dụng
Trước khi có quyết định 139/2002/QĐ-TTg, nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm
giúp người nghèo được khám chữa bệnh (KCB) khi cần thiết, bao gồm việc miễn giảm
viện phí tại các bệnh viện Nhà nước, cấp thẻ KCB miễn phí hoặc thẻ BHYT cho người
nghèo, cấp thuốc miễn phí. Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp này trên thực tế còn

tùy tiện, thiếu đồng bộ và hiệu quả thấp. Cụ thể:
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
12
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg

Việc miễn giảm viện phí :
- Có sự khác nhau giữa các vùng, các tỉnh và các cơ sở KCB trong việc thu viện
phí. Việc thu viện phí ở tuyến xã là hoàn toàn tự chủ và không được quản lý chặt chẽ;
Viện phí là rào cản đối vói người nghèo trong việc tìm kiếm các dịch vụ CSSK. Do đó,
các chính sách miễn giảm cho các đối tượng không có khả năng chi trả đã được áp dụng
thông qua Quỹ Bảo trợ Xã hội ở mỗi tỉnh (quy định tại thông tư 05 ban hành năm 1999).
Các hình thức miễn giảm chủ yếu gồm: Cung cấp thẻ BHYT, cung cấp giấy chứng nhận
được KCB miễn phí hoặc sổ hộ nghèo; Miễn hoặc giảm trực tiếp do giám đốc BV quyết
định.
- Có nhiều hình thức KCB miễn giảm phí cho người nghèo được áp dụng ở các địa
phương, trong đó hình thức cấp thẻ BHYT cho người nghèo có nhiều ưu điểm nhất. Với
hình thức này, cơ quan bảo hiểm y tế cấp thẻ BHYT nhân đạo cho người nghèo bằng
ngân sách nhà nước từ Quĩ xoá đói giảm nghèo, người bệnh nghèo được khám chữa bệnh
như hình thức BHYT bắt buộc. Ngoài ra các hình thức cấp thẻ KCB miễn phí, giấy chứng
nhận KCB miễn phí, cấp sổ người nghèo, đơn xin miễn giảm viện phí cũng được áp dụng
ở nhiều địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế do kinh phí còn hạn hẹp nên số người nghèo được cấp thẻ KCB
miễn phí vẫn còn ít và khác nhau giữa các tỉnh. Trạm y tế xã là nơi ng ười nghèo th ường
sử dụng nhất khi cần phải KCB như ng hầu hết lại không được miễn giảm phí khi KCB ở
tuyến xã. Đây cũng là một yếu tố làm hạn chế việc sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo
ở tuyến y tế cơ sở. Đối với cơ sở y tế tuyến trên, mặc dù được miễn giảm phí nhưng người
nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn do vẫn phải chi phí cho các chi phí KCB gián tiếp như ăn
uống, đi lại. Do vậy, nhiều người nghèo được hưởng chế độ miễn giảm phí KCB nhưng
vẫn không đến được cơ sở y tế.
Việc cấp thẻ BHYT/ KCB miễn phí:

Nhóm 9 - KTE406.3_LT
13
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
Quy định trong việc KCB cho người nghèo còn nhiều thủ tục chồng chéo và rườm
rà, gây khó khăn cho người nghèo trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, đơn cử như
quy trình mua thẻ BHYT cho người nghèo ở các tỉnh, địa phương phải duyệt qua các
bước sau: Sở LĐ-TBXH lập danh sách dựa trên báo cáo từ cơ sở gửi về, sau đó tập hợp
trình UBND tỉnh phê duyệt, Sở Y tế dựa trên danh sách này phê chuẩn và chuyển kinh phí
cho BHXH tỉnh để in ấn, lập mã số, cấp phát thẻ. Thẻ từ đây chuyển về các làng xã cấp
phát cho dân.

2.1.2. Tình hình KCB của người nghèo trước những chính sách trên
+ Hiện tượng không chữa bệnh:
Kết quả của nhiều nghiên cứu trước năm 2002 cho thấy tình trạng không chữa bệnh ở
người nghèo phổ biến hơn so với các nhóm đối tượng khác. Theo một nghiên cứu của Bộ
Y tế thực hiện tại một số tỉnh từ 2000 đến 2002 cho thấy ở miền Bắc, tỷ lệ người nghèo bị
ốm không điều trị chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Kết quả Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002
(ĐTYTQG) cũng tương tự là người nghèo khi ốm không điều trị chiếm tỷ lệ khá cao gần
40%.
+ Người nghèo chưa tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng.
Số lượt sử dụng DVYT ngoại trú bình quân của một người nghèo trong một năm
thấp hơn rõ rệt so với người không nghèo. Theo ĐTYTQG 2001–2002, người nghèo đi
khám bệnh khoảng 2,9 lượt/năm, ít hơn nhiều so với người có điều kiện kinh tế khá và
giàu là 4,7 lượt/năm.
Đa số người nghèo có xu hướng sử dụng dịch vụ nội trú tại bệnh viện huyện, phòng
khám đa khoa khu vực và kể cả tại trạm y tế ở những vùng khó khăn. Ngược lại, người
càng giàu càng có xu hướng sử dụng dịch vụ nội trú của bệnh viện tỉnh và TW. Theo
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
14
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg

ĐTYTQG, người nghèo chủ yếu sử dụng dịch vụ nội trú bệnh viện huyện, chiếm 42% so
với 16,9% của người giàu. Ngược lại, số người nghèo sử dụng dịch vụ nội trú của bệnh
viện tỉnh là 23%, chưa bằng một nửa so với người giàu là 51%. Mức chênh lệch này trong
việc sử dụng DVYT nội trú tuyến trung ương giữa người giàu (13,8%) và người nghèo
(3,9%) thậm chí cao tới 3,5 lần.
Không những vậy, chất lượng các DVYT được người nghèo sử dụng nhìn chung
cũng thấp hơn so với người giàu. Người nghèo chủ yếu đến khám bệnh ở tuyến y tế cơ sở,
trong khi đó người giàu chủ yếu khám bệnh ở tuyến trên. Theo ĐTYTQG, tỷ lệ người
nghèo khi bị ốm đến khám bệnh tại tuyến xã chiếm tới 70%, cao gấp đôi tỷ lệ này ở nhóm
kinh tế khá. Ngược lại, người khá và giàu chủ yếu sử dụng DVYT ngoại trú ở tuyến tỉnh
và TW. Khoảng 40% người khá và giàu sử dụng DVYT ngoại trú tại tuyến tỉnh và trung
ương, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ này nhóm nghèo chỉ chiếm 12,9%. Một chỉ số khác có thể
đo lường chất lượng DVYT là tỷ lệ được bác sỹ khám bệnh. Theo một số nghiên cứu, tỷ
lệ người giàu khám chữa bệnh ngoại trú được bác sĩ khám bệnh cao hơn hẳn người nghèo
do những người có điều kiện kinh tế có thể chủ động tìm đến các cơ sở y tế có bác sỹ
khám bệnh hoặc CSYT có chất lượng tốt.
+ Gánh nặng chi phí y tế:
Nhìn chung, mức chi cho khám chữa bệnh nội trú của người nghèo rất cao. Mặc dù
người giàu chi cho KCB nhiều hơn người nghèo khoảng 2,5 lần nhưng chi phí cơ hội về
thời gian của người nghèo chiếm khoảng 26% tổng chi phí y tế. Như vậy, gánh nặng của
việc mất thời gian do ốm đau của người nghèo chiếm khoảng một phần tư tổng chi phí
KCB. Kể cả những người nghèo có BHYT hoặc được miễn giảm viện phí thì gánh nặng
chi phí đối với họ vẫn là rất lớn, tương đương với khoảng 10 tháng chi tiêu ngoài lương
thực, thực phẩm. Như vậy, mặc dù BHYT và việc miễn giảm viện phí làm giảm gánh
nặng chi phí y tế nhưng người nghèo vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi cần đi viện.
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
15
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
Một cách khác để đánh giá gánh nặng chi phí y tế là xem xét tình trạng mắc nợ hoặc
bán tài sản do chăm sóc sức khỏe. Một nghiên cứu cho biết có gần 60% số hộ gia đình

nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh. Theo kết quả ĐTYTQG 2002, tỷ lệ những
người nghèo phải vay mượn tiền để chi trả cho điều trị nội trú chiếm tới 67%. Các kết quả
này đều chỉ ra rằng gánh nặng chi phí y tế đối với người nghèo khá lớn.
Tóm lại, có thể thấy rằng những khó khăn về tài chính làm cho người nghèo không
dám đi khám chữa bệnh, những khó khăn về tài chính cũng cản trở các địa phương nâng
cao chất lượng các cơ sở y tế của mình. Vì vậy, người nghèo là những người phải chịu
thiệt thòi nhất khi tham gia vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đặt trong hoàn cảnh
những năm 2000, mặc dù đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giúp người nghèo
được khám chữa bệnh khi cần thiết như miễn giảm viện phí ở các bệnh viện nhà nước cho
người nghèo, cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí hoặc thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo,
cấp thuốc miễn phí, nhưng những giải pháp này không mang tính hệ thống, mới chỉ áp
dụng được đối với một số trường hợp đặc biệt do còn nhiều vướng mắc trong các thủ tục
hành chính. Mặt khác những biện pháp này không mang tính khả thi về lâu dài, từ đó đặt
ra những yêu cầu về một biện pháp mang tính hệ thống, phổ thông để áp dụng cho tất cả
các địa phương và giải quyết được bài toán cấp thiết là nguồn kinh phí cho các hoạt
động khám chữa bệnh cho người nghèo.
2.2) Giai đoạn sau khi ban hành Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
2.2.1. Thành quả
Sau khi ban hành Quyết định 139/2002 QĐ-TTg, người nghèo đã có nhiều thuận lợi
hơn trong việc tìm kiếm các DVYT. Qua các năm triển khai từ 2003 đến nay, tình hình
KCB cho người nghèo có những thay đổi nhất định. Sau khi Quỹ khám chữa bệnh người
nghèo được thành lập đã có một tỷ lệ đáng kể người nghèo được hưởng lợi từ Quỹ này.
Theo thống kê, số lượng đối tượng hưởng lợi từ Quỹ khám chữa bệnh người nghèo là
14,3 triệu người, chiếm khoảng 17,5% dân số toàn quốc. Năm 2003, có 11 lượt triệu
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
16
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
người đã được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định
139/2002/QĐ-TTg, tăng lên gấp 3 lần so với thời gian trước khi ban hành QĐ
139/2002/QĐ-TTg.

Nghiên cứu Đánh giá tác động ban đầu của Quyết định 139 cho thấy khả năng tiếp
cận dịch vụ y tế đã được cải tiến, dù gánh nặng tài chính của hộ gia đình vẫn chưa được
giảm bớt.
QĐ 139 được đánh giá là có hiệu quả nâng cao công bằng trong y tế
Nguồn: Axelson H and Phuong NK, Impact of Decision 139 on Health Care Utilization:
A Study Using Propensity Score Matching, 2007
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
17
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
(Nguồn: Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam)
Kết quả của một số nghiên cứu khảo sát tình hình KCB cho người nghèo sau khi ban
hành Quyết định 139/2002 ở một số địa phương như Hải Dương, Bắc Giang và các tỉnh
miền núi phía Bắc đều cho kết quả việc sử dụng DVYT của người nghèo đã có sự cải
thiện rõ rệt so với giai đoạn trước 2002. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Thái
Nguyên: "từ khi triển khai chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, lưu lượng bệnh
nhân đến các cơ sở y tế tăng lên; nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được cứu
sống, nhiều bệnh nhân đã được khám bệnh và chữa bệnh miễn phí, được chăm sóc chu
đáo, đảm bảo sự công bằng trong khám, chữa bệnh " Một số cuộc điều tra hộ gia đình
cho kết quả người nghèo sử dụng DVYT nhiều hơn kể từ khi Quỹ khám chữa bệnh cho
người nghèo được triển khai tại địa phương. Người dân cho biết lý do chủ yếu sử dụng
DVYT nhiều hơn trước là đỡ tốn tiền hơn khi đi KCB. Kết quả của một nghiên cứu cho
biết người nghèo đến sử dụng DVYT tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện có xu hướng
gia tăng khá rõ qua các năm 2003 đến 2005.
Tính trung bình, người dân sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú khoảng 1 lần
khám/người/năm. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú/100 người dân/năm của nhóm có
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
18
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
thẻ KCB người nghèo cao hơn so với nhóm không có thẻ. Số lượt sử dụng DVYT nội trú
của người nghèo khoảng 4 lần/100 người dân/năm. Theo kết quả của một số nghiên cứu,

đa số người nghèo khá hài lòng với các dịch vụ y tế ngoại trú và nội trú. Sự hài lòng của
người bệnh được đánh giá thông qua nhiều chỉ số như thời gian chờ đợi, quy trình khám
chữa bệnh, điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở y tế và thái độ của cán bộ y tế đối với người
bệnh.
2.2.2. Hạn chế
+ Rào cản do các chi phí gián tiếp.
Quyết định 139/2002/QĐ-TTg đã giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận và sử
dụng các DVYT lên đáng kể. Tuy nhiên, kể cả được hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh thì
một bộ phận người nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn khi đi KCB do phải trả thêm chi phí
KCB trực tiếp không được BHYT thanh toán như tiền thuốc, vật tư v.v. và các chi phí
gián tiếp khác như đi lại, ăn uống, đồ dùng cá nhân v.v.
Nhằm hỗ trợ chi phí gián tiếp, một số dự án đã xây dựng các gói can thiệp nhằm
giảm chi phí gián tiếp của người nghèo như dự án Y tế Tây Nguyên (do ADB và Sida-
Thụy Điển hỗ trợ). Bên cạnh việc được BHYT thanh toán khi đi KCB, người nghèo ở 5
tỉnh Tây Nguyên còn được hỗ trợ thêm các khoản chi phí gián tiếp khác như ăn uống và
đi lại. Việc hỗ trợ chi phí gián tiếp đã tăng khả năng tiếp cận CSYT của người dân rõ rệt,
khoảng 51% hộ gia đình có thẻ BHYT có người ốm được đến KCB ở bệnh viện. Kết quả
này cao hơn hẳn nếu so với kết quả của một điều tra năm 2006. Theo một nghiên cứu của
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, năm 2006 tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện của hộ gia
đình có người ốm chỉ khoảng 8% ở tỉnh Gia Lai. Như vậy, khả năng tiếp cận dịch vụ bệnh
viện của người dân có thẻ BHYT người nghèo tại 5 tỉnh Tây Nguyên tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, theo khảo sát năm 2010, sau khi Dự án y tế Tây Nguyên kết thúc, người
dân ở 5 tỉnh lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận DVYT do không được hỗ trợ chi phí
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
19
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
gián tiếp (trừ các huyện được dự án HEMA hỗ trợ). Chính vì vậy, chi phí gián tiếp vẫn là
rào cản lớn trong việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nghèo.
+ Rào cản địa lý đối với việc sử dụng các cơ sở y tế
Điều kiện địa lý có ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh theo tuyến điều trị. Nhìn

chung người dân sống ở miền núi, vùng sâu vùng xa (không phân biệt điều kiện kinh tế)
đến khám chữa bệnh tại các CSYT tuyến trên thấp hơn người dân sống ở miền xuôi.
Người nghèo sống tại miền núi tiếp xúc với y tế tuyến xã và huyện là chủ yếu. Có đến
70% người nghèo sống ở miền núi sử dụng tuyến xã, cao hơn nhiều so với người nghèo
sống ở miền xuôi. Nếu chỉ so sánh riêng trong những người nghèo thì khả năng tiếp cận
các bệnh viện tuyến trên của người nghèo sống ở miền núi chỉ bằng khoảng một phần ba
người nghèo sống ở miền xuôi. Nếu xem xét tác động kép giữa yếu tố kinh tế và địa lý thì
khả năng tiếp cận CSYT tuyến trên của người nghèo sống tại miền núi thấp hơn người
giàu sống tại miền xuôi khoảng gần 6 lần, một khoảng cách rất lớn. Như vậy, khả năng
tiếp cận CSYT tuyến trên của người nghèo vốn đã khó khăn thì đối với người nghèo sống
tại miền núi còn gặp khó khăn hơn rất nhiều.
+ Rào cản thủ tục hành chính
Các quy trình, thủ tục cấp phát thẻ BHYT là một rào cản không nhỏ đối với người
nghèo trong việc sử dụng DVYT. Quá trình triển khai Quyết định 139 cho thấy số thẻ sai
sót tên, ngày sinh, địa chỉ hoặc người nghèo không được cấp phát thẻ chiếm tỷ lệ đáng
kể. Việc cấp phát thẻ còn khó khăn nên một số nơi thẻ BHYT không được phát đến tận
tay người nghèo. Liên quan đến việc sử dụng thẻ, một số nghiên cứu đã chỉ ra những
vướng mắc do thủ tục thanh quyết toán phức tạp, thiếu giấy tờ tùy thân có ảnh; người
nghèo không tuân thủ các quy định chuyển tuyến, gây khó khăn cho CSYT trong việc
thanh toán Các rào cản thủ tục hành chính này làm hạn chế khả năng sử dụng DVYT
của người nghèo.
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
20
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
+ Các thách thức trong chăm sóc sức khỏe cho người nghèo
Mặc dù trong những năm qua đã có những bước tiến quan trọng trong CSSK nhân
dân nhưng hiện nay người nghèo vẫn gặp phải một số khó khăn, thách thức cần giải
quyết. Sau khi thẻ KCB người nghèo hòa vào hệ thống chung của BHYT thì vấn đề này
sẽ dẫn đến hiện tượng "bao cấp ngược", tức là "người nghèo ở miền núi hỗ trợ kinh phí
KCB cho người nghèo và người giàu ở miền xuôi".

Bên cạnh rào cản về địa lý thì một nguyên nhân quan trọng khác là các DVYT ở
miền núi có chất lượng thấp hơn và chi phí ít hơn các DVYT ở miền xuôi. Nhiều tỉnh,
huyện miền núi không có hoặc không sử dụng được các trang thiết bị chẩn đoán, điều trị
hiện đại cũng như không thực hiện được các thủ thuật, phẫu thuật phức tạp, chi phí cao
.v.v. Một nghiên cứu về y tế cơ sở thực hiện trong năm 2010 phát hiện thấy chất lượng
các DVYT do tuyến xã cung cấp cho người dân không cao và năng lực chuyên môn của
các y bác sỹ công tác tại tuyến xã còn nhiều hạn chế. Đây là những thách thức không nhỏ
trong công tác CSSK cho người nghèo. Nếu rào cản tài chính của người người được cải
thiện nhưng chất lượng DVYT ở tuyến dưới vẫn thấp thì người nghèo vẫn không được sử
dụng các DVYT có chất lượng phù hợp với nhu cầu.
Một thách thức khác cần quan tâm xem xét, đó là đối tượng cận nghèo gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận các DVYT do không được hỗ trợ chi phí y tế khi đi khám
chữa bệnh. Khoảng cách giữa người nghèo và cận nghèo không lớn, vì vậy nếu gặp phải
bệnh nặng thì đối tượng cận nghèo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử
dụng các DVYT, từ đó có dẫn đến nguy cơ rơi vào bẫy nghèo.
Tóm lại sau khi quyết định 139/2002 QĐ-TTg đi vào đời sống, rất nhiều người
nghèo đã thỏa mãn được nhu cầu khám chữa bệnh, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những
rào cản làm cho người nghèo đặc biệt là người dân nghèo ở miền núi, vùng sâu vùng xa
chưa thực sự được hưởng nhiều từ các dịch vụ y tế. Đây cũng là 1 bài toán khó đặt ra với
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
21
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
các cấp lãnh đạo, cần thiết phải đưa ra những giải pháp mới để khắc phục những rào
cản trên.
III/ Đề xuất nâng cao chất lượng hệ thống y tế cho người
nghèo ở Việt Nam
Để có thể nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người nghèo, những giải pháp
sau đây cần được thực hiện một cách đồng bộ và khẩn trương.
Một là, cần phải thực hiện triệt để việc cấp thẻ BHYT cho 100% người nghèo;
đồng thời các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Sở Lao động – thương binh – xã hội cần

theo dõi và phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương để xác định các hộ cận nghèo
nhằm kịp thời đề xuất cấp thẻ BHYT cho những hộ này. Đây là công tác rất quan
trọng, giúp cho những hộ cận nghèo giảm chi phí y tế, tức là trực tiếp giảm nguy cơ
trở thành hộ nghèo.
Hai là, đối với hộ nghèo, cần xem xét lại quy định cùng chi trả 5% chi phí BHYT
theo hướng giảm hoặc bỏ hẳn tỉ lệ cùng chi trả BHYT. Việc quy định cùng chi trả 5%
nhằm mục đích tránh lạm dụng BHYT. Tuy nhiên, đối với người nghèo, 5% chi phí đã
là một số tiền không phải nhỏ, nhiều khi vượt quá khả năng của họ, nhất là vào những
thời điểm khó khăn như giáp hạt, thiên tai lũ lụt, hạn hán… Điều này đã trở thành rào
cản khi tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo.
Ba là, nhằm làm giảm gánh nặng chi phí cho Quỹ BHYT ngày càng khó khăn,
đồng thời bù đắp khoảng 5% của người nghèo như đã nói trên, có thể tính đến giải
pháp tăng mức đóng BHYT cho một số đối tượng có thu nhập ổn định và/hoặc có thu
nhập khá. Ví dụ, có thể dựa vào quy định thuế thu nhập để tăng chi phí đóng BHYT
của những đối tượng có thu nhập cao phát sinh thuế thu nhập.
Bốn là, cần phải sửa đổi chế độ thu viện phí hiện nay tại các bệnh viện để thu
đúng, thu đủ chi phí viện phí, tạo nguồn thu cho Bệnh viện để phục vụ tốt hơn cho đối
tượng BHYT mà quan trọng hơn hết là tạo một nguồn Quỹ dự phòng để điều trị cho
những người gặp khó khăn đột xuất, khi bị hoạn nạn, thiên tai, mất mùa, hạn hán…
Chính những đối tượng này là những đối tượng rất dễ bị tổn hại sức khỏe, nếu không
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
22
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
được khám chữa bệnh miễn phí sẽ trở thành gánh nặng cho cộng đồng và xã hội và
nguy cơ trở thành hộ nghèo là không tránh khỏi khi ốm đau, bệnh tật. Chính từ giải
pháp này mà cần phải có những quy định cụ thể về việc thành lập Quỹ dự phòng khám
chữa bệnh tại các Bệnh viện để trợ giúp cho những đối tượng nêu trên.
Năm là, cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào hệ thống y tế, cả hệ điều trị lẫn dự
phòng, nhằm nâng cao chất lượng phòng bệnh, cải tiến công tác khám chữa bệnh, cải
thiện sự hài lòng của bệnh nhân và người sử dụng dịch vụ đối với hệ thống y tế hiện

hành. Như trên đã phân tích, chi phí KCB tại tuyến xã và huyện có chi phí thấp hơn
nhiều so với tuyến tỉnh. Do đó, việc đầu tư nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, trong đó có
hệ thống các trạm y tế xã sẽ giúp giảm đáng kể chi phí y tế, kể cả chi phí đi lại, chi phí
mất ngày công lao động v.v… Chắc chắn người nghèo sẽ được chăm sóc tốt hơn,
thuận lợi hơn khi cơ sở y tế gần nhà của họ (giảm chi phí đi lại), phòng bệnh tốt hơn
(giảm chi phí điều trị), phát hiện bệnh sớm hơn ngay từ tuyến cơ sở (chi phí rẻ hơn),
và đỡ mất công lao động hơn khi được điều trị ngoại trú.
Hiện nay, tình trạng quá tải của các Bệnh viện vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Đề án 1816 của Bộ Y tế "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về
hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh", một chủ
trương lớn của ngành y tế thể hiện quyết liệt thực hiện chủ đề "Hướng về y tế cơ sở",
đồng thời cũng là một trong những giải pháp quan trọng đóng góp "giảm tải" các bệnh
viện tuyến trên đã phần nào giải quyết tình trạng này nhưng chỉ ở một số cơ sở chứ chưa
giải quyết triệt để vấn đề quá tải Bệnh viện. Sự kết hợp đề án 1816 với việc nâng cấp cơ
sở vật chất và cung cấp trung thiết bị cho các Bệnh viện, tăng cường đào tạo cán bộ cả về
chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế chuyên sâu, cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp cho
cán bộ y tế, có chế độ quy định bắt buộc, đồng thời thu hút cán bộ y tế đến công tác tại
các vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Việc đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng là rất cần thiết nhằm giúp bảo vệ người
dân nói chung và người nghèo nói riêng tránh dịch bệnh từ ô nhiễm môi trường và các
yếu tố gây bệnh khác. Muốn như vậy, ngoài việc đầu tư mạnh mẽ và đồng bộ vào hệ
thống y tế dự phòng, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và thực chất giữa ngành y tế với
các ngành có liên quan như Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Công thương, Quản lý thị trường, Văn hoá - Thể thao và Du lịch v.v… nhằm tạo
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
23
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
ra cho người nghèo một môi trường sống trong lành, một hệ thống kiểm soát thực
phẩm chặt chẽ, giàu dinh dưỡng và an toàn.
Cuối cùng, nhưng cũng là giải pháp quan trọng nhất, đó là tăng cường mạnh mẽ

vai trò của cấp ủy và chính quyền địa phương trong công tác xoá đói, giảm nghèo,
trong đó có việc xác định hộ nghèo và cận nghèo, kịp thời đề xuất việc cấp thẻ BHYT
cho họ. Đồng thời, cần xác định vai trò của chính quyền cấp xã trong việc xác nhận là
những hộ khó khăn đột xuất (thiên tai, hạn hán, tai nạn thảm họa…) trong khi khám
chữa bệnh tại các bệnh viện để được miễn viện phí trong quy định quỹ khám chữa
bệnh dự phòng như đã nói trên./.
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua, vấn đề chất lượng hệ thống y tế cho người nghèo ở nước ta
đã được cải thiện hơn, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những bất cập. Là một nước đang
Nhóm 9 - KTE406.3_LT
24
Hệ thống y tế cho người nghèo ở Việt Nam kể từ Quyết định số 139/2002 QĐ-TTg
phát triển nên Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn về nguồn vốn để đầu tư cho
hệ thống này.
Sau khi ban hành QĐ139/2002/QĐ-TTg thành lập Quỹ KCB người nghèo:Người
nghèo Việt Nam có nhiều cơ hội sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh, đã cải thiện khả
năng tiếp cận các cơ sở y tế rõ rệt. Một số người nghèo đã tiếp cận và sử dụng DVYT tại
tuyến tỉnh, trung ương. Tuy nhiên đa số người nghèo chủ yếu sử dụng các DVYT có chất
lượng thấp ở tuyến cơ sở.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, nhóm thực hiện muốn giới thiệu một cái nhìn tổng
quan về hệ thống y tế dành cho người nghèo ở Việt Nam kể từ quyết định số 139/2002
QĐ-TTg, các nguồn tài chính hỗ trợ cũng như tình hình y tế ở nước ta kể từ quyết định
này. Đây là đề tài đang rất được quan tâm vì tính phức tạp và cấp thiết của nó đối với
chính phủ nước ta và nhóm thực hiện đã cố gắng trình bày vấn đề trên nhiều góc cạnh
khác nhau. Tuy nhiên do sự hạn chế về tư liệu và kiến thức thực tế nên rất mong nhận
được những đóng góp của cô giáo và các bạn để bài tiểu luận của chúng tôi được hoàn
chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website Bộ Lao động Thương binh và xã hôi
/>Nhóm 9 - KTE406.3_LT

25

×