Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng an sinh xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.09 KB, 11 trang )

Thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam năm 2001 - 2010
Giai đoạn 1986 đến nay, cũng như các nước có nền kinh tế thị trường, kinh tế thị
trường ở Việt Nam đã làm cho đời sống kinh tế – xã hội năng động hơn, đa dạng và
phong phú hơn. Người dân có nhiều cơ hội, điều kiện hơn để phát huy tiềm năng
sức sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động
xã hội. Mặt khác kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức như: Phá sản, thất
nghiệp là những nguy cơ luôn tiềm ẩn các tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo là
điều khó tránh khỏi… Những rủi ro này làm tăng nhu cầu về an sinh xã hội của
người dân. Đặc trưng cơ bản của an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần “công việc” từ Nhà nước
sang cho xã hội, cho cộng đồng.
Khả năng tạo việc làm của nền kinh tế còn thấp, tỉ lệ thất nghiệp của lao động thanh
niên còn cao, tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của lao động làm việc trong khu
vực ngoài nhà nước còn thấp, số lượng người được hưởng trợ giúp xã hội còn thấp
… Đó là một số “nét chính” trong bức tranh thực trạng an sinh xã hội ở nước ta
trong giai đoạn 2001-2010.
Song bên cạnh những “nét chính” đó bức tranh thực trạng an sinh xã hội ở nước ta
trong giai đoạn 2001-2010 cũng không thiếu những “điểm sáng”. Nhìn vào thực
trạng để tìm kiếm giải pháp khắc phục và phát huy hơn nữa những “điểm sáng”
trong hệ thống an sinh xã hội nước nhà là một trong những mục tiêu cốt lõi của
Chiến lược An sinh xã hội 2011 – 2020
1.Đối với việc hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội ( BHXH)
Mặc dù được luật tạo điều kiện nhưng thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận người
lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt tỷ lệ tham gia của lao động làm
việc trong khu vực ngoài Nhà nước còn thấp. Một trong những nguyên nhân đó là
do công tác tổ chức thực hiện các chế độ của BHXH còn nhiều bất cập dẫn đến việc
thực thi các qui định của Luật Bảo hiểm xã hội còn bị hạn chế.
1.1. thành tựu
Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành với 03 loại hình bảo hiểm, gồm BHXH
bắt buộc, BHXH tự nguyện, và bảo hiểm thất nghiệp đã tạo cơ hội cho người lao
động, đặc biệt là lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH.


Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Từ 4,8
triệu người năm 2001 tăng lên khoảng 9,4 triệu người năm 2009, chiếm 18% tổng
số lực lượng lao động. Nguồn thu quỹ BHXH bắt buộc tăng nhanh, từ 6.348 tỷ
đồng vào năm 2001 lên 36,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2009. Tổng chi BHXH bắt
buộc cũng tăng nhanh, từ 1.856 tỷ đồng năm 2001 lên khoảng 54,9 nghìn tỷ đồng
trong năm 2009 (trong đó chi từ ngân sách Nhà nước là 26,8 nghìn tỷ đồng).
Sau một năm triển khai thực hiện BHXH tự nguyện, số người tham gia đạt gần 50
nghìn người. Nguồn thu quỹ BHXH tự nguyện ước tính đạt 69,5 tỷ đồng và chi
khoảng 10,9 tỷ đồng năm 2009.
Năm 2009, có khoảng 9% dân số từ 50 tuổi trở lên sống bằng lương hưu
1.2. Tồn tại
BHXH bắt buộc:
Vẫn còn một bộ phận người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt tỷ lệ
tham gia của lao động làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước còn thấp.
Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH cao do cơ chế tài chính BHXH dựa trên phương
thức “tọa thu, tọa chi” thực hiện trong điều kiện tuổi thọ bình quân có xu hướng gia
tăng, mức đóng – mức hưởng không có quan hệ chặt chẽ và phù hợp , cơ chế và
phương thức đầu tư quỹ BHXH chưa thực sự hiệu quả.
Công tác tổ chức thực hiện các chế độ của BHXH còn nhiều bất cập dẫn đến việc
thực thi các qui định của Luật Bảo hiểm xã hội còn bị hạn chế.
Đối với bảo hiểm thất nghiệp, Luật chỉ cho phép đơn vị sử dụng lao động có sử
dụng từ 10 lao động trở lên mới được tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên đã hạn
chế khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động làm việc trong các
doanh nghiệp nhỏ có dưới 10 lao động.
BHXH tự nguyện:
Sau hơn 1 năm thực hiện, đa số các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những
người đã tham gia BHXH bắt buộc được một số năm, nay tham gia tiếp để đáp ứng
điều kiện tối thiểu có 20 năm để hưởng chế độ BHXH; Số lao động trong khu vực
phi chính thức, đặc biệt là nông dân nông thôn, lao động trẻ tham gia chưa nhiều,
một phần là do nhận thức về tự nguyện không cao, công tác tuyên truyền thông tin

còn yếu và lý do chính là do thu nhập hàng tháng thấp nên không đủ khả năng tham
gia.
Một bộ phận lớn người lao động (nam từ 45, nữ từ 40 tuổi trở lên) không có khả
năng tham gia BHXH tự nguyện do không có cơ hội được hưởng lương hưu khi
đến tuổi về hưu vì điều kiện phải có đủ 20 năm đóng BHXH.
Thiếu cơ chế để thu hút và chính sách hỗ trợ người lao động khu vực phi chính
thức, đặc biệt là người lao động nghèo, người không đủ điều kiện về tuổi tham gia
hệ thống.
Hệ thống quản lý BHXH:
Cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý BHXH vẫn còn yếu, mạng lưới các dịch vụ thu
và chi BHXH cũng như đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện các nghiệp vụ BHXH
vẫn còn bất cập.
Công tác theo dõi giám sát đối tượng tham gia còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt,
hệ thống BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn khi số lượng đối tượng được dự báo là sẽ
tăng nhanh trong thời gian tới.
2. Đối với bảo hiểm y tế
2.1 . thực trạng
a) từ phía nhà nước
Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã nhanh chóng phát triển,
phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Các cơ sở y tế, đặc biệt
là các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, đã được đầu tư nâng cấp về trang
thiết bị và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế. Tuy nhiên, hệ thống cung
ứng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
người dân.
Ông Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho hay,
tổng chi cho y tế hàng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có tăng, song vẫn ở
mức thấp, chỉ bằng 5 - 6% GDP, trong khi chi cho y tế tính bình quân đầu người ở
nước ta tăng đều hàng năm: năm 2000 là 21 USD/người/năm, năm 2005 là 38
USD, năm 2008 là 66 USD…
Như vậy, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho ngành y tế rất lớn, thì việc huy

động vốn ngoài nhà nước lại gặp nhiều khó khăn.
Số liệu thống kê về số cơ sở y tế nguồn vốn Nhà nước từ 2000- 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bệnh
viện
Phòng
khám
đa
khoa
khu
vực
Bệnh
viện
điều
dưỡng
Trạm y tế xã
phường
Trạm
y tế

quan
Cơ sở
khác
2000 835 936 92 10271 918 65
2001 836 928 71 10385 891 61
2002 842 912 76 10396 810 59
2003 842 930 77 10448 810 55
2004 856 881 53 10516 789 54
2005 878 880 53 10613 769 50
2006 903 847 51 10672 710 49

2007 956 829 51 10851 710 41
2008 974 781 40 10917 710 38
2009 1002 682 43 10979 710 34
b) từ phía người dân
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra "nghịch lý" giữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) và
thực trạng sử dụng DVYT của người nghèo. Người nghèo có nhu cầu CSSK cao
nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng DVYT của người nghèo khi mắc bệnh lại thấp
hơn các nhóm đối tượng khác
Chi phí cơ hội của nhóm nghèo khi đi khám chữa bệnh chiếm khoảng 2/3 chi
tiêu ngoài lương thực, thực phẩm trong một tháng, xấp xỉ với chi tiêu cho y tế. Chi
phí này cao hơn rất nhiều so với nhóm giàu nhất (chỉ chiếm khoảng 1/4 chi tiêu
ngoài lương thực, thực phẩm). Một đánh giá của Ngân hàng thế giới cho biết người
nghèo cũng phải chịu gánh nặng chi phí y tế cao hơn nhiều so với các nhóm khác.
. Tỷ lệ người nghèo sử dụng thẻ KCB trong điều trị ngoại trú chỉ chiếm 40%.
Các lý do chủ yếu của người nghèo không sử dụng thẻ BHYT là thiếu kiến thức
trong việc sử dụng thẻ cũng như hiểu biết về lợi ích của thẻ.
Các loại khám 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ So sánh
SL % SL % %
Khám bệnh cho
NB có thẻ BHYT
39,065,511 39.5 42,363,874 40.8 108.4
Khám cho trẻ em
dưới 6 tuổi
9,727,605 9.8 10,980,468 10.6 112.9
Khám miên phí
cho người nghèo
3,423,756 3.5 3,490,899 3.4 102.0
Khám miên phí
cho các đối tượng
khác

1,418,088 1.4 1,615,186 1.6 113.9
Tổng số lần
khám
98,806,044 100.0 103,844,948 100.0 105.1
Bảng phân loại đối tượng khám bệnh năm 2007 và 2008
Nguồn: :"Số liệu Kiểm tra 932 bệnh viện năm 2008 - Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh - Bộ Y tế"
Khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, các chuyên gia cũng bất
bình hơn khi thấy cũng là một bệnh tiêu chảy nhưng 85% bệnh nhân giàu được bác
sĩ khám chữa bệnh, trong khi nghèo chỉ ngoài 20%! khả năng tiếp cận chính sách y
tế của người nghèo sống tại miền núi càng “thảm” hơn khi gặp rào cản vì các quy
trình, thủ tục cấp phát thẻ BHYT, giấy tờ thiếu ảnh, không được hướng dẫn cụ thể
khi chuyển tuyến nên không thanh quyết toán được… Quá trình điều tra, ông còn
phát hiện cũng vì rào cản trên mà có hiện tượng “bao cấp ngược”, tức là người
nghèo ở miền núi hỗ trợ kinh phí KCB cho người nghèo và người giàu ở miền xuôi.
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao
động cũng trở thành nguyên nhân làm cho người nghèo it được sử dụng các dịch vụ
y tế. Khoảng 50% đối tượng thuộc khu vực DN tham gia BHYT, các DN ngoài
quốc doanh chỉ đạt 30%. trong 3 năm (2005-2008), chỉ có xấp xỉ 20% DN tham gia
BHYT, 80% DN còn lại “trốn” đóng. Hay khi rà soát 42 ngàn DN tại Hà Nội, Hải
Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An và Đồng Nai có tới 2.000 DN chưa tham gia BHYT,
BHXH.
2.2 nguyên nhân
- do việc tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, người dân khó nắm bắt, các quy trình
cấp phát thẻ lằng nhằng, giấy tờ phức tạp.
- mặt khác, do nhận thức của người dân chưa cao, đặc biệt là người dân ở miền núi,
bị ảnh hưởng nhiều bởi các hủ tục lạc hậu ( ốm thì ở nhà cúng ma, gọi hồn chứ
không ra trạm xá)
- do điều kiện đi lại khó khăn, bên cạnh đó việc khám chữa bệnh nội trú đối với các
trường hợp bệnh phải theo dõi thường xuyên khá mất thời gian và tiền của ( BHYT

không thể chu cấp hết toàn bộ). Đối với người nghèo, điều này đồng nghĩa với việc
thu nhập gia đình bị giảm và đời sống sẽ càng khó khăn hơn, nên họ có xu hướng
tự chữa bệnh, không đi bệnh viện.
3. về việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
3.1 thành tựu
a)Tín dụng ưu đãi gắn với tạo việc làm
Những chính sách về tín dụng ưu đãi gắn với tạo việc làm, đào tạo nghề, phát triển
hệ thống thông tin thị trường lao động tại các vùng đã giúp nâng cao trình độ tay
nghề, đảm bảo sinh kế, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Cụ thể đến nay Nhà nước đã ban hành khoảng 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử
dụng cơ chế vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, hội đoàn thể. Mục
tiêu của các chính sách tín dụng này rất đa dạng, tín dụng để phát triển sản xuất, tín
dụng cho học sinh, sinh viên…
Đối tượng hưởng lợi là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật,
thanh niên, người đi xuất khẩu lao động, người lao động bị mất việc làm do tác
động của khủng hoảng kinh tế, người lao động có đất phải chuyển đổi mục đích sử
dụng, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thương nhân hoạt động thương
mại tại các vùng khó khăn, người có thu nhập thấp.
b) Đào tạo nghề
Công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của
các doanh nghiệp và tăng cường cơ hội cho các nhóm lao động dễ bị tổn thương có
việc làm ngày càng được chú trọng.
Kết quả, hàng năm có trên 1 triệu người lao động được đào tạo chuyên môn kỹ
thuật. Trong giai đoạn 2006-2009, bình quân mỗi năm đã hỗ trợ cho trên 300 nghìn
lao động nông thôn học nghề ngắn hạn và sơ cấp nghề, bằng 2% tổng số thanh niên
nông thôn.
c) Dịch vụ việc làm
Bên cạnh các trung tâm giới thiệu việc làm công lập, các doanh nghiệp cũng được
phép hoạt động giới thiệu việc làm kể cả sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.

Đến nay, đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập, bình quân mỗi
năm tư vấn cho trên 603 nghìn lượt người tìm việc làm, giới thiệu và cung ứng việc
làm cho 230 nghìn người; dạy nghề cho trên 160 nghìn người. Nhiều tỉnh đã tổ
chức sàn giao dịch việc làm rất hiệu quả, trong đó có nội dung tuyển dụng việc làm
cho người khuyết tật và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
- thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị mất việc làm (từ ngày
1/1/2009).
3.2 Hạn chế
Khả năng tạo việc làm của nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp của lao động
thanh niên còn cao và có xu hướng tăng, từ 4,8% năm 2000 lên 6,2% năm 2008.
Đáng chú ý là số lượng lao động nông thôn thất nghiệp đã tăng rất nhanh, đặc biệt
sau thời kỳ gia nhập WTO do các tác động đồng thời của việc giảm ruộng đất canh
tác và mất việc làm do tác động của khủng hoảng kinh tế cũng như các khó khăn
do khi tìm việc làm tại hoặc tại đô thị do trình độ tay nghề kém.
Tỷ lệ lớn người lao động làm những việc dễ bị tổn thương , trong khu vực phi
chính thức, điều kiện lao động kém, thu nhập bấp bênh. Một bộ phận lớn lao động
nông thôn, lao động dân tộc thiểu số, khó tìm được việc làm do trình độ tay nghề
thấp.
Giải quyết việc làm, chuyển đổi sinh kế cho bộ phận lao động đặc thù như dân cư
nông thôn có đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng, người khuyết tật, lao động bị
mất việc làm hàng loạt do khủng hoảng kinh tế còn chưa thực sự hiệu quả dẫn đến
một bộ phận đáng kể người lao động không tìm được việc làm mới, việc làm nhưng
không ổn định, thu nhập bấp bênh, v.v…
3.3 Nguyên nhân
Việc thực hiện các chính sách thị trường lao động hỗ trợ người dân, nhất là các
nhóm lao động dễ bị tổn thương còn chưa hiệu quả. Chậm tổng kết tình hình triển
khai thực hiện một số chính sách, chương trình, đề án tạo việc làm, phát triển sản
xuất để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Các chính sách can thiệp của Chính phủ còn thiếu, một số chính sách chưa phù
hợp, hạn chế về nguồn lực thực hiện nên mức độ bao phủ đối tượng được thụ

hưởng còn hẹp, cụ thể:
Việc thực thi các chính sách ưu đãi tín dụng còn nhiều khó khăn do có nhiều chính
sách chồng chéo trên cùng một đối tượng ; chính sách tín dụng chưa phù hợp về
điều kiện vay và mức vay. Thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp
cận thị trường nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Việc làm chậm tổng kết, tập trung nhiều cho
hộ gia đình vay, ít hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới.
Các chính sách hỗ trợ về đào tạo và dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho nhóm
lao động dễ bị tổn thương còn chưa hiệu quả ; hệ thống thông tin tư vấn giới thiệu
việc làm còn thiếu, chưa phát triển đến các vùng nông thôn; đặc biệt thiếu các cơ sở
đào tạo ở các vùng nông thôn khó khăn (mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu
cầu ở những vùng khó khăn), đào tạo và tạo việc làm cho người khuyết tật.
Hệ thống thông tin dịch vụ việc làm còn thiếu, chưa phát triển đến các vùng nông
thôn; tỷ lệ người lao động cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giới thiệu việc
làm còn thấp.
Hệ thống chính sách hỗ trợ lao động dịch chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô
thị còn yếu và thiếu, một bộ phận người di cư không tiếp cận được các dịch vụ xã
hội tại nơi đến.
Hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa tương xứng với
tiềm năng và nhu cầu của thị trường lao động quốc tế; chất lượng nguồn lao động
thấp, các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
còn chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh, chưa có chính sách hỗ trợ người đi làm việc ở
nước ngoài trở về tái hòa nhập thị trường lao động trong nước.
Các chính sách hỗ trợ các nhóm lao động dễ bị tổn thương bị rủi ro trên diện rộng
còn chưa hiệu quả người nghèo thiếu việc làm, người thất nghiệp, người mất việc
làm do tác động của khủng hoảng, suy giảm kinh tế, thiên tai, dịch bệnh v.v…
4. đối với trợ giúp xã hội (TGXH) và giảm nghèo
4.1. đối với trợ giúp xã hội
TGXH với hai nhóm chính sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên đóng
vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thu nhập thường xuyên và đột xuất cho các đối

tượng dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn v.v góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao năng lực phòng
chống rủi ro cho họ.
a. TGXH thường xuyên:
Điều kiện để được hưởng chính sách TGXH thường xuyên từng bước được cải tiến
theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng nên số đối tượng gia tăng nhanh, từ 416
nghìn đối tượng vào năm 2005 đã tăng lên trên 1,25 triệu đối tượng vào năm 2009.
Đặc biệt, nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về sửa đổi bổ sung một số
điều của nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội đã mở rộng tới các đối tượng tàn tật nặng không có khả năng
lao động không chỉ ở các hộ nghèo.
Số cơ sở bảo trợ xã hội tăng nhanh. Tính đến tháng 12/2008, cả nước có khoảng
571 cơ sở bảo trợ xã hội. Các cơ sở bảo trợ xã hội trên nuôi dưỡng khoảng 14.613
đối tượng. Hơn 1/3 trong số đó là các cơ sở ngoài Nhà nước.
Tồn tại:
Đối tượng hưởng TGXH thường xuyên còn thấp, chỉ chiếm khoảng 1,23% dân số
(tỷ lệ này của nhiều nước trong khu vực, khoảng 2,5-3%).
Những qui định về tiêu chí và điều kiện được hưởng còn quá chặt.
Mức chuẩn để tính mức trợ cấp còn thấp, chỉ bằng 32,5% so với chuẩn nghèo và
chưa bảo đảm nhu cầu trợ cấp của đối tượng.
Công tác xác định đối tượng cũng như chi trả cũng còn nhiều bất cập. Chưa tách
bạch rõ nhiệm vụ xác định đối tượng và chi trả. Trợ cấp còn chưa kịp thời đối với
một số đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. Nhiều đối tượng vẫn chưa được
biết thông tin về chính sách.
Nhiều cơ sở chăm sóc đối tượng được hình thành nhưng khu vực tư nhân, đối tác
xã hội chưa tham gia nhiều vào triển khai hoạt động chăm sóc đối tượng. Các mô
hình chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng chưa phát triển.
b. TGXH đột xuất:
Những rủi ro bất thường xảy ra ngày càng nhiều và trên diện rộng . Công tác cứu
trợ đột xuất đã được triển khai tương đối kịp thời do có sự chỉ đạo quyết liệt của

Chính phủ nước ta. Đã huy động được phong trào tương thân, tương ái của mọi
tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc
tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhờ đó đã đóng góp được một phần
đáng kể cho những thiếu hụt từ ngân sách Nhà nước.
Tồn tại:
Phạm vi hỗ trợ còn hẹp, mới tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro do thiên tai,
chưa bao gồm các đối tượng bị những rủi ro kinh tế và xã hội.
Mức trợ cấp còn quá thấp, mới chỉ bù đắp được khoảng 10% thiệt hại của hộ gia
đình.
Công tác quản lý hoạt động trợ giúp từ cộng đồng xã hội còn nhiều bất cập, khó
kiểm soát và điều phối các nguồn hỗ trợ từ cộng đồng và các đối tượng cần trợ cấp.
3.2. Các chương trình giảm nghèo
Các chương trình giảm nghèo đã hướng đến các địa bàn nghèo nhất. Người nghèo
đã dễ dàng tiếp cận với tín dụng ưu đãi, thủ tục vay đã được đơn giản. Chính sách
hỗ trợ y tế và giáo dục đã đem lại lợi ích thực sự cho người nghèo. Hỗ trợ nhà ở đã
góp phần quan trọng ổn định cuộc sống các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số.
Nguồn lực huy động cho công tác xóa đói giảm nghèo ngày càng tăng. Môi trường
pháp lý để huy động sự tham gia của cộng đồng, xã hội và doanh nghiệp trong hỗ
trợ người nghèo ngày càng hoàn thiện.
Các chính sách đã tập trung hỗ trợ cả hộ cận nghèo nhằm thoát nghèo bền vững,
giảm thiểu tình trạng tái nghèo.
Kết quả là tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh, từ 29% năm 2002 giảm xuống còn 15,9%
năm 2006 và 11,3% vào cuối năm 2009 . Hộ nghèo được tăng cường tiếp cận chính
sách. Trong 3 năm 2006-2008, gần 4,2 triệu hộ được vay vốn; gần 2,1 triệu lượt
người nghèo được hướng dẫn làm ăn, chuyển giao kỹ thuật; 60 nghìn người nghèo
được miễn, giảm phí học nghề; mỗi năm hỗ trợ được 30 nghìn người học nghề;
khoảng 7,8 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng
góp xây dựng trường; 99,54% người nghèo được cấp thẻ BHYT năm 2008; 340
nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở những địa bàn

khó khăn đã được cải thiện đáng kể.
Tồn tại:
Triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo còn bất cập do nhiều cơ quan,
tổ chức cùng tiến hành dẫn đến chồng chéo về đối tượng, nguồn lực phân tán.
Công tác lập kế hoạch giảm nghèo còn yếu. Quan niệm về nghèo đói chỉ giới hạn
vào nghèo đói thu nhập, xác định chuẩn nghèo, xác định đối tượng còn nhiều thiếu
sót. Nhiều tiêu chí như hộ nghèo không được sử dụng nước sạch, trẻ em bỏ học, trẻ
em bị suy dinh dưỡng trong các hộ nghèo chưa được đưa vào hệ thống chỉ tiêu
đánh giá.
Một bộ phận hộ nghèo không được hưởng lợi nhiều từ các chính sách do bị hạn chế
về điều kiện tham gia. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thiên về hỗ trợ trực tiếp
bằng tiền mặt hoặc hiện vật hơn là tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tự nâng
cao năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững . Chính sách hỗ trợ giáo dục đã miễn,
giảm học phí, hỗ trợ đồ dùng học tập, chi phí ăn, ở cho học sinh, sinh viên thuộc hộ
gia đình nghèo, nhưng các phần chi phí liên quan đến giáo dục do hộ gia đình đảm
nhiệm còn cao so với khả năng chi trả của hộ nghèo nên một bộ phận con em hộ
nghèo vẫn chưa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục . Hỗ trợ về y tế còn
nhiều bất cập.
Sự minh bạch của các thông tin về cơ chế chính sách còn hạn chế. Một số đối
tượng chưa biết thông tin về các chính sách, dự án từ đó làm giảm hiệu quả của
chương trình còn thấp.

×