Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 29 trang )

Trường Đại học Ngoại Thương
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
 
Tiểu luận môn: Kinh tế phát triển
Đề tài:
Qu¶n lÝ nî c«ng ë ViÖt Nam
Giai ®o¹n 2005 – 2011

Sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Lớp : KTE406(1-1112).1_LT
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hải Yến
Hà Nội, tháng 11/2011
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Mục lục
Mục lục 2
Danh mục các chữ viết tắt 3
Lời mở đầu 4
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn trong
tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi các quốc gia cần phải nhanh chóng và thức
thời trong chính sách của mình nhằm tránh khỏi tình trạng lạc hậu so với Thế giới. Để phát
triển kinh tế, các quốc gia cần có nguồn lực mà vốn là yếu tố cực kì quan trọng đặc biệt là đối
với những nước đang và kém phát triển. Ở nước ta, nguồn thu chủ yếu là từ thuế, phí và lệ
phí; muốn mở rộng phát triển thì phải tiết kiệm. Tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm của nước ta lại thấp,
sản xuất chưa phát triển và đạt hiệu quả cao, chi còn nhiều hơn thu nên vấn đề thiếu vốn và
thâm hụt ngân sách là thường xuyên. Để giải quyết vấn đề này thì chính phủ và các doanh
nghiệp phải đi vay dưới nhiều hình thức khác nhau: vay từ các doanh nghiệp, vay cá nhân, các
tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng sử dụng vốn vay cũng chính là
tạo cho mình một khoản nợ đáng kể. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ việc sử dụng nợ
công rất cần có một chiến lược cụ thể, hợp lý và có chính sách quản lý nợ công cho hợp lý và
hiệu quả để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ 4
I.Tổng quan về nợ công và quản lý nợ công 5


1.Nợ công 5
1.1Khái niệm 5
2.1Phân loại 5
2.Quản lý nợ công 6
2.1Sự cần thiết quản lý nợ công 6
2.2Quản lý nợ công ở Việt Nam 7
I.Quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005-2011 10
1. Tình hình nợ công 10
1.1Quy mô nợ công 10
1.2Cơ cấu nợ công 11
1.3Tình hình sử dụng nợ công 12
1.4Tình hình trả nợ công 15
2.Công tác quản lý nợ công 17
2.1Một số nét khái quát về quản lý nợ công trong thời gian qua 17
2.2Những chính sách quản lý đã và đang áp dụng 17
3.Hiệu quả quản lý nợ công 20
3.1Về tính ổn định của nợ công 20
3.2Tính công bằng về gánh nặng nợ liên thế hệ 22
II.Giải pháp cho vấn đề quản lý nợ công 24
Kết luận 28
Tài liệu tham khảo 29
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
2
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Danh mục các chữ viết tắt
WB – World Bank – Ngân hàng Thế giới
IMF – International Moneytary Fund – Quỹ tiền tệ Quốc tế
ODA - Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức
GDP - Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
ICOR - Incremental Capital - Output Rate – Hệ số sử dụng vốn

DBR – Tỉ lệ Thu ngân sách Nhà nước
HIPCs - Heavily Indebted Poor Countries
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
3
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Lời mở đầu
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với quy mô ngày
càng lớn trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi các quốc gia cần phải
nhanh chóng và thức thời trong chính sách của mình nhằm tránh khỏi tình trạng lạc
hậu so với Thế giới. Để phát triển kinh tế, các quốc gia cần có nguồn lực mà vốn là
yếu tố cực kì quan trọng đặc biệt là đối với những nước đang và kém phát triển. Ở
nước ta, nguồn thu chủ yếu là từ thuế, phí và lệ phí; muốn mở rộng phát triển thì phải
tiết kiệm. Tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm của nước ta lại thấp, sản xuất chưa phát triển và đạt
hiệu quả cao, chi còn nhiều hơn thu nên vấn đề thiếu vốn và thâm hụt ngân sách là
thường xuyên. Để giải quyết vấn đề này thì chính phủ và các doanh nghiệp phải đi vay
dưới nhiều hình thức khác nhau: vay từ các doanh nghiệp, vay cá nhân, các tổ chức
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng sử dụng vốn vay cũng chính là
tạo cho mình một khoản nợ đáng kể. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ việc sử
dụng nợ công rất cần có một chiến lược cụ thể, hợp lý và có chính sách quản lý nợ
công cho hợp lý và hiệu quả để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Xác định được vấn đề vay nợ và quản lý nợ công là rất quan trọng trong tiến
trình phát triển của một quốc gia cụ thể là Việt Nam, chúng em đã chọn đề tài:“Thực
trạng và giải pháp cho công tác quản lý nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2005-
2011” ( mốc giai đoạn đánh dấu luật đầu tư ra đời, mở rộng các cơ chế thu hút đầu tư
vốn nước ngoài vào Việt Nam) để nghiên cứu. Bài tiểu luận gồm 3 phần chính như
sau: Tổng quan về nợ công và quản lý nợ công; Thực trạng quản lý nợ công ở Việt
Nam giai đoạn 2005-201; Giải pháp cho công tác quản lý nợ ở Việt Nam. Về lí luận,
bài viết nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về nợ công. Về thực
tiễn, bài viết nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả công tác quản lý nợ ở Việt Nam từ đó đề
ra những giải pháp hợp lý cho công tác quản lý nợ để tiến tới mục tiêu phát triển bền

vững.
Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong cô và các bạn đọc và đưa những ý kiến đóng góp để
chúng em hoàn thiện, hơn hết là có thể sửa chữa trong các bài lần sau. Chúng em xin
cảm ơn!
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
4
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
I. Tổng quan về nợ công và quản lý nợ công
1. Nợ công
1.1Khái niệm
Nợ công theo WB định nghĩa là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc
mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay bao gồm (1) nợ của Chính phủ trung
ương và các Bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương;
(3) nợ của Ngân hàng trung ương; và (4) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở
hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính
phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ
nợ.
Còn theo Việt Nam nợ công là khoản vay của Chính phủ và các khoản vay do
chính phủ bảo lãnh từ trung ương tới địa phương.
2.1Phân loại
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau
trong việc quản lý và sử dụng nợ công.
 Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay thì nợ công gồm:
- Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam.
- Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ,
tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài18. Như vậy, theo pháp luật
Việt Nam, nợ nước ngoài không được hiểu là nợ mà bên cho vay là nước ngoài, mà là
toàn bộ các khoản nợ công không phải là nợ trong nước.
Việc phân loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hình cán

cân thanh toán quốc tế. Và ở một số khía cạnh, việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm
đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam, vì các khoản vay nước ngoài chủ yếu
bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế khác.
 Căn cứ theo cách phân chia của IMF: nợ công bao gồm nợ của khu vực công
và khu vực phi tài chính công
- Khu vực tài chính công: các tổ chức tiền tệ (ngân hàng Trung ương, các tổ chức tín
dụng nhà nước) và các tổ chức phi tiền tệ (các tổ chức tín dụng không cho vay mà
mang mục đích hỗ trợ phát triển)
- Khu vực phi tài chính công: chính phủ, thành phố, các tổ chức chính quyền địa
phương, các doanh nghiệp phi tài chính nhà nước.
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
5
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
 Theo luật quản lý nợ của Việt Nam có hiệu lực vào ngày 1/1/2010 thì nợ công
bao gồm:
- Nợ chính phủ là toàn bộ các khoản nợ trong nước và nước ngoài của chính phủ và
các đại lý của chính phủ, các tỉnh, thành phố, các tổ chức chính trị thuộc chính phủ và
doanh nghiệp nhà nước.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát
hành.
2. Quản lý nợ công
2.1Sự cần thiết quản lý nợ công
Danh mục nợ của Chính phủ thường rất lớn và phức tạp, do đó có thể tạo ra rủi
ro lớn đối với cán cân thanh toán và từ đó ảnh hưởng đến tình trạng ổn định tài chính
của quốc gia cũng như mức ổn định của kinh tế toàn cầu. Nếu như các Chính phủ cấu
trúc được các khoản nợ một cách hợp lý thì sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro, việc giảm
thiểu các rủi ro từ cấu trúc nợ thông qua đưa ra danh mục nợ có liên quan tới cấu phần

các loại tiền, cấu trúc lãi suất, cấu trúc thời hạn, cấu trúc nợ công trong nước và nước
ngoài nhằm đạt được danh mục nợ tốt nhất cho tương lai. Để ngăn chặn lây lan sự bất
ổn định kinh tế đòi hỏi quản lý nợ công một cách hợp lý và hiệu quả.
Mỗi chính phủ khi lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô đều quan tâm đến khả năng
chịu đựng rủi ro của khu vực công, các khoản nợ có lãi suất thả nổi và những khoản nợ
nước ngoài ngày càng chịu sự phức tạp của lãi suất và tỷ giá. Chính vì điều này đòi hỏi
phải có chính sách quản lý nợ công thận trọng giúp giảm thiểu những cuộc khủng
hoảng tài chính – tiền tệ bắt nguồn từ quản lý nợ công yếu kém.
Cần phải có sự phối hợp với các nhà hoạch định chính sách tài chính và chính
sách tiền tệ để chia sẻ các mục tiêu về quản lý nợ công. Khi tài khóa bị thâm hụt buộc
Chính phủ phải vay nợ ngoài những giải pháp mang tính nội tại trong điều kiện kinh tế
như tăng thu, giảm chi hoặc phát hành tiền. Nhưng khi quyết định vay nợ bao nhiêu để
đảm bảo nhu cầu của Chính phủ cũng như vay nợ phải với chi phí thấp đồng thời giảm
thiểu được rủi ro. Nhưng khi sử dụng vay nợ thông qua các công cụ như phát hành trái
phiếu sẽ ảnh hưởng đến lãi suất và cung cầu tiền trên thị trường. Do đó cần phải gắn
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
6
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
kết với nhà hoạch định chính sách tiền tệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến mục tiêu
của chính sách tiền tệ mà vẫn đảm bảo nhu cầu của Chính phủ với chi phí thấp và ít rủi
ro.
Nợ công liên tục tăng cao sẽ dẫn đến hệ lụy gì? Nếu nợ công tăng cao mà không
có khả năng trả nợ thì có thể dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp bây giờ. Hệ lụy của nợ công,
nếu không trả được sẽ dẫn đến lệ thuộc nước ngoài, lệ thuộc các quốc gia hay những tổ
chức tài chính nào đó, bởi mình không có quyền kiểm soát mà phải nghe theo họ.
Thậm chí phải chấp nhận những việc mà bình thường một quốc gia không thể chấp
nhận được.
2.2Quản lý nợ công ở Việt Nam
 Mục tiêu quản lý
Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tài chính và thanh toán của Chính phủ và các

thành phần kinh tế của khu vực công với chi phí thấp nhất phù hợp với mức độ rủi ro
có thể chấp nhận được trong trung và dài hạn đồng thời đảm bảo quản lý, phân bổ và
sử dụng vốn vay có hiệu quả, đồng thời tạo điểu kiện thuận lợi cho phát triển thị
trường trái phiếu Chính phủ trong nước, tăng cường tiếp cận, chủ động tham gia thị
trường vốn quốc tế.
 Khuôn khổ pháp luật
Luật Quản lý nợ công của Việt Nam (Luật số 29/2009/QH 12) có hiệu lực từ
ngày 1/1/2010 đã chính thức được thực hiện. Luật Quản lý nợ công xác định rõ các
hình thức nợ công; nội dung quản lý nhà nước về nợ công; nguyên tắc quản lý nợ công
cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công. Ngoài ra còn có
các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện như nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày
14/7/2010, thông tư số 56/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011.
 Nguyên tắc quản lý
Điều 5 Luật Quản lý nợ công nêu rõ:
 Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc
huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ.
 Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế.
 Bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay;
không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Vốn vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
7
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả
nợ.
 Người vay chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả
nợ đối với khoản vay.
 Thực hiện công khai, minh bạch trong việc huy động, phân
bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Chương trình, dự án sử dụng vốn vay
của Chính phủ, chính quyền địa phương phải được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước

hoặc kiểm toán độc lập.
 Mọi nghĩa vụ nợ của Chính phủ được đối xử bình đẳng.
 Công cụ quản lý nợ công
Theo nghị định số 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, Chính phủ
thống nhất quản lý toàn diện nợ công thông qua các công cụ sau:
 Chiến lược dài hạn về nợ công bao gồm các nội dung:
Đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện
Chiến lược trước đó; xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và
quản lý nợ công; đưa ra các giải pháp, chính sách quản lý đảm bảo huy động vốn, sử
dụng vốn có hiệu quả và an ninh tài chính và tổ chức thực hiện chiến lược.
 Chương trình quản lý nợ trung hạn bao gồm các mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ
chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ
đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và
quản lý nợ công.
 Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ
bao gồm: Kế hoạch vay trong nước: bao gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách
nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển; kế hoạch vay nước ngoài:
được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay
thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; kế hoạch trả nợ: được chi tiết
theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi; trả nợ trong nước và trả nợ nước
ngoài.
 Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công ( theo nghị định
số 56 /2011/TT-BTC của bộ tài chính) bao gồm:
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
8
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Nợ công/ GDP(%): Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn
bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nợ Chính phủ so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô nợ Chính phủ so với thu

nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm (50%)
Nợ vay thương mại nước ngoài của Chính phủ so với GDP: Chỉ số này phản ánh
quy mô nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nền
kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô nợ được
Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm
31/12 hàng năm.
Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước: Tỷ lệ này xác
định quy mô của nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ khoản vay, phát hành trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh so với nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời
điểm 31/12 hàng năm.
Nợ chính quyền địa phương so với GDP:Chỉ số này phản ánh quy mô nợ của tất cả
Chính quyền địa phương so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời
điểm 31/12 hàng năm.
Tuy nhiên, để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP
được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất. Để bảo đảm an toàn của nợ công, các nước
thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay và trả nợ: (i) Giới hạn nợ công không
vượt quá 50% - 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu; (ii) Dịch
vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và không vượt quá 10% chi
ngân sách. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường hợp các
nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP.
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
9
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
I. Quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005-2011
1. Tình hình nợ công
1.1Quy mô nợ công
Từ năm 2005 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối, mức
nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP.
Theo bảng thống kê trên của The Economist Intelligence Unit, nếu năm 2005,

nợ công của Việt Nam chỉ là 23.2 tỉ USD, chiếm 44.5% GDP thì năm 2010, nợ công
đã tăng lên là 55.2 tỉ USD, chiếm 56.6% GDP. Mặc dù tỷ lệ nợ này vẫn nằm trong tầm
kiểm soát nhưng nó quá cao so với mức phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển (từ
30-40%) và với thực trạng nợ công của một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc
(17,4%), Indonesia (26,5%). Với mức nợ như vậy, trung bình mỗi người Việt Nam
đang gánh 580.91 USD nợ công và hiện tại, Việt Nam đang được xếp vào nhóm nước
có mức nợ công trên trung bình.
Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm, nợ công của Việt Nam đã tăng lên gần 2.5 lần
và Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính dự kiến trong năm 2011,
nợ công bao gồm cả vay nước ngoài lẫn trong nước sẽ lên đến mức 1.375 tỉ đồng,
tương đương 58,7% GDP. Với đà này thì trong vòng tám năm nữa, nợ công của Việt
Nam sẽ lên 100% GDP, theo cách tính của chúng ta, nếu tính theo WB và IMF sẽ còn
cao hơn nữa. Nợ công tăng cao, vượt quá 100% GDP sẽ là một mối lo ngại lớn, tiềm
ẩn nguy cơ vỡ nợ dẫn đến khủng hoảng nợ công, như một số nước Hy Lạp: 123%
GDP; Ailen:142% GDP.
Bảng 1: Thống kê tỷ lệ nợ công / GDP của một số nước châu Á năm 2010
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
10
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Nước Trung
Quốc
Thái Lan Indonesia Malaysia Philippines Việt Nam
Tỷ lệ nợ
công/GDP
17,4% 48,6% 26,5% 52,1% 55,8% 56,6%
( Theo The Economist)
Nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn này là vì sao? Trả lời phỏng
vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên
cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến
tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung

bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn,
tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ”
(trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ”.
Bên cạnh đó, có một vấn đề cũng rất đáng lưu tâm, đó là thực trạng có những
đánh giá và những con số khác nhau về thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay.Trả
lời câu hỏi này, ông Hoàng Hải, phó cục trưởng cục Quản Lý nợ và Tài chính đối
ngoại (Bộ tài chính), nói “Tính đến 31/12/2009, nợ công so với GDP của Việt Nam là
52,6%, trong đó nợ Chính phủ/GDP là 41,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh/GDP là 9,8%.
Con số 52,6% nợ công tại thời điểm cuối năm 2009 là chưa có quy định của Thủ tướng
về nợ công bởi Luật Quản lý nợ công có hiệu lực từ 1/1/2010. Như vậy, dù nó vượt
quá 50% GDP nhưng vì khi đó chúng ta chưa có ngưỡng an toàn nên cũng khó có thể
nói mức dư nợ đó có an toàn hay không”. Tuy nhiên, cho dù hiện nay, khi Luật quản
lý nợ công đã ban hành, và thực tế, nợ công của Việt nam so với GDP đã là 56.6%
(2010) thì chính phủ vẫn công bố nợ công của Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn. Như
vậy, ngưỡng an toàn của nợ công thực tế cũng là một tiêu chí rất khó xác định, và các
chuyên gia thì vẫn cứ lo ngại cho tình trạng trả nợ công của nước ta.
1.2Cơ cấu nợ công
1.2.1 Theo đối tượng nợ
Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam 2009, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ
được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Với cách tính này, nợ Chính
phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ công của Việt Nam. Tỷ lệ nợ công năm 2009
Việt Nam là 52,6%/GDP, nợ Chính phủ là 41,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 9,8%, nợ
chính quyền địa phương là 0,8%. Con số tương tự của năm 2010 lần lượt là 56,6%,
44,3%, 11,36% và 0,94%.
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
11
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
1.2.2 Theo nguồn vay
Nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là các khoản vay ODA.
Theo danh mục nợ công năm 2009 của Bộ Tài chính, 60,3% nợ công là ODA và

29,8% được tài trợ từ trái phiếu trong nước. Các điều khoản ưu đãi của ODA đã giúp
Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ công; tuy nhiên, tỷ trọng nợ nước ngoài cao tăng
nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ trong tương lai. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ
trong lịch sử cho thấy, khi tỷ trọng nợ nước ngoài quá cao, Chính phủ mất đi tính chủ
động khi ứng phó với các biến động kinh tế thế giới và khó kiểm soát các món nợ vay
phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và tâm lý của nhà đầu tư quốc tế.
1.2.3 Về cơ cấu lãi suất
Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong đó
chủ yếu là ở mức 1% - 2,99%. Tuy nhiên so với các năm trước, năm 2010, các khoản
vay của Việt Nam có lãi suất cao hơn và khoản vay với lãi suất thả nổi đang ngày càng
tăng lên, gây thêm áp lực nợ cho Chính phủ. Trong 25,097 tỷ USD tổng nợ nước ngoài
của Chính phủ, có 19,313 tỷ USD có lãi suất từ 1 - 2,99%; trên 1,678 tỷ USD chịu lãi
suất từ 3 - 5,99% (tăng 176 triệu USD so với 2009) và có tới 1,888 tỷ USD ở mức lãi
suất 6- 10%, tăng hơn gấp đôi so với 2009. Ngoài ra, các khoản vay với lãi suất thả nổi
cũng tăng 6,66 triệu USD so với 2009. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại,
lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006
lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Với thực trạng này, rõ
ràng chi phí trả lãi đang trở thành gánh nặng ngày càng gia tăng của Chính phủ.
1.3Tình hình sử dụng nợ công
1.3.1 Tích cực
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính Nguyễn
Thành Đô khẳng định trên báo Hải quan online ngày 22/10/2011 “ Việt Nam chỉ vay
cho đầu tư phát triển, không vay cho chi tiêu thường xuyên; nợ công đang ở trong giới
hạn an toàn và không có tình trạng nợ quá hạn hay không trả được nợ…”.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công đã đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn
cho đầu tư phát triển và cân đối ngân sách Nhà nước với số vốn vay Chính phủ chiếm
khoảng 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đã bù đắp bội chi NSNN khoảng 5%.
1.3.2 Hạn chế
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
12

Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Vấn đề nợ công của Việt Nam, bao gồm cả nợ vay nước ngoài lẫn nợ vay trong
nước, cần được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ mật thiết với đầu tư công. Nợ công
sẽ không quá nặng nề khi đầu tư công được cắt giảm hợp lý và có hiệu quả. Một số
liệu do Bộ Tài chính công bố cho thấy rằng trên 70% nguồn vốn ODA được sử dụng
cho đầu tư công và cung ứng vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của các tập
đoàn kinh tế nhà nước. Điều đáng tiếc là khu vực kinh tế nhà nước làm ăn thường
không hiệu quả. Các số liệu thống kê chính thức cho biết rằng khu vực kinh tế nhà
nước chiếm 70% tổng vốn đầu tư quốc gia nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% vào tổng
sản lượng quốc gia. Điều đó có nghĩa là các khu vực tư và khu vực đầu tư nước ngoài
chỉ sử dụng 30% vốn đầu tư quốc gia nhưng lại đóng góp đến 70% tổng sản lượng.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của khu vực kinh tế nhà nước như vậy là bốn lần kém
hơn các khu vực kinh tế khác, năng suất lao động kém hơn và thu nhập lao động bình
quân cũng thấp hơn, trong khi khu vực này ngoài những ưu đãi mang tính chính sách
về nguồn vốn, về lãi suất còn được hưởng các đặc quyền, các ưu thế kinh tế vượt trội
mà các khu vực khác không có.
Trên thực tế, tình hình sử dụng nợ công ở nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều
bất cập.
Thứ nhất, tình trạng lãng phí trong việc sử dụng đồng tiền vay nợ của đầu tư
công càng ngày càng đáng báo động. Nguồn vốn vay thường được đầu tư dàn trải cho
nhiều ngành, nhiều địa phương theo sự đòi hỏi không bao giờ đủ của họ trở nên mỏng
và thiếu, dẫn đến tình trạng phổ biến ở mọi ngành, mọi nơi là đầu tư dở dang, kéo dài,
dự án đầu tư chậm đưa vào hoạt động, chi phí đầu tư ngày càng tăng.
Nếu tính cho tất cả các dự án đầu tư công trên cả nước, số thiệt hại và lãng phí
về thời gian, tiền bạc sẽ là một con số khó tưởng tượng. Đó là chưa kể đến hiện tượng
tham nhũng đã xà xẻo nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ODA ở cả hai đầu: từ
phía người đi vay lẫn người cho vay.
Thứ hai, tình hình sử dụng vốn đầu tư nói chung của Việt Nam thấp, thể hiện
qua chỉ số ICOR:
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT

13
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ hình trên ta thấy chỉ số Icor có xu hướng tăng lên từ năm 2005- 2009 điều
này cho thấy để tạo ra thêm 1 đơn vị sản phẩn thì chúng ta phải đẩu tư thêm nhiều
nguồn vốn hơn, hay hiệu quả sử sủ dụng vốn nói chung giảm liên tục từ 2005 -2009.
Từ 2009-2010 có dấu hiệu tốt hơn khi Icor giảm. Nhưng nhìn chung chỉ số Icor của
Việt Nam qua các năm là rất cao so với các nước đang phát triển trong khu vực như
năm 2009 Icor của Việt Nam là 8 trong khi Thái lan chỉ có 5. Điều đáng nói ở đây là
khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chủ đạo của
nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế là 8,
ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12 (Nguồn: Ủy ban Tài chính và Ngân
sách Quốc hội)
Tình hình đầu tư không hiệu quả một phần có nguyên nhân khách quan từ kinh
tế toàn cầu càng ngày càng cạnh tranh gay gắt nhưng có nguyên nhân chủ qua rất lớn
là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đặc biệt là các công trình đầu tư từ nợ
công. Hiện tượng rút ruột khiến cho các công trình chất lượng kém, không đảm bảo
yêu cầu, tiếp theo là sửa chữa, phá ra làm lại, một công trình rút ruột ba, bốn lần. Theo
báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30%.
Nợ công được sử dụng vào những việc có ích, nhưng hiệu quả rất thấp. Chẳng hạn,
việc xây dựng đường xá giúp cho việc thông thương hàng hóa, đời sống kinh tế, xã hội
hai bên con đường đó phát triển. Nhưng hiệu quả không xứng với đồng tiền bỏ ra và
chỉ hiệu quả tức thời. Ví như con đường người ta làm chạy được 20-30 năm thì mình
làm chỉ chạy được 3-4 năm đã phải đào lên sửa chữa. Thêm vào đó là tình trạng dự án,
công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn không được khắc
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
14
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
phục. Có những công trình kéo dài quá lâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tơi sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy dù sử dụng nợ công là vào việc có ích nhưng vẫn

không mang lại phúc lợi xã hội cao vì hiệu quả quá thấp.
Rõ ràng, nợ công nếu sử dụng khéo có thể phục vụ tốt cho phát triển đất nước, còn
sử dụng kém hiệu quả có thể dẫn nước tới nợ nần chồng chất và thế hệ mai sau phải
gánh trách nhiệm trả nợ, vì thế, phải có những biện pháp phản quản lý sử dụng nợ
công một cách đúng đắn.
1.4Tình hình trả nợ công
Từ năm 2005 tới nay, tình hình trả nợ công của nước ta không ổn định. Quy mô
của các khoản nợ ngày càng tăng (20%/năm) trong khi tỷ lệ trả nợ/tổng nợ giảm dần
qua các năm (9,1% năm 2005 xuống còn 6,53% năm 2010). Trung bình hàng năm Việt
Nam dành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Hơn nữa, với thực trạng sử
dụng vốn công kém hiệu quả như đã trình bày ở trên, thì khả năng trả nợ trong tương
lai của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là một số thống kê về nợ
và trả nợ công ở Việt Nam:
Bảng 2: Dư nợ và tổng trả nợ nước ngoài của Chính phủ
và được Chính phủ bảo lãnh 2006-1010 (Triệu USD)
2006 2007 2008 2009 2010
Dư nợ 15,641.33 19,252.55 21,816.50 27,928.67 32,500.51
Tổng trả nợ
trong kỳ
764.5 885.9 1,104.08 1,290.93 1,672.32
Tổng trả lãi
và phí trong
kỳ
329 381.07 424.39 484.38 616.23
Trích nguồn từ Bản tin nợ nước ngoài số 07 (11/08/2011) - Bộ Tài Chính Việt Nam
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
15
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cho dù hiện nay tổng khối lượng nợ công vẫn được cho là nằm trong ngưỡng

an toàn, nhưng rõ ràng chúng ta đang đứng trước nhiều rủi ro phải cố gắng vượt qua
trong nỗ lực trả nợ công:
Rủi ro thứ nhất là nguồn dự trữ ngoại tệ, trong đó phần được dành để trả nợ
nước ngoài - mà theo thống kê của Bộ Tài chính là rất khiêm tốn.
Rủi ro thứ hai là vấn đề tỷ giá. Do những khoản nợ nước ngoài của Việt Nam
chủ yếu được quy đổi theo đồng đôla Mỹ, nên tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD biến
động sẽ tạo ra chi phí trả nợ rất lớn. Khi tiền đồng càng mất giá, thì có nghĩa tiền trả
nợ càng lớn hơn.
Xu hướng mất giá của đồng Việt Nam hiện đang được xem là nghiêm trọng.
Theo số thống kê từ Bộ Tài chính, nếu năm 2007 VNĐ mất giá hơn 2% so với USD,
thì đến hết năm 2010 tiền đồng mất giá hơn 10%, chưa kể hồi đầu năm nay, đồng Việt
Nam còn bị phá giá thêm hơn 9% nữa.
Với sự mất giá của tiền đồng, cộng với lạm phát tăng mạnh, dù những khoản
đi vay nợ nước ngoài được hưởng lãi suất ưu đãi thấp từ 1% đến 3%, thì các khoản vay
cũng có thể bị đội giá lên nhiều lần. Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia, nhận định "chúng ta đã từng vay những khoản tiền với tỷ giá
khi đó chỉ chừng 11.000 đồng/1 USD thì nay tỷ giá quy đổi đã lên đến trên 20.000
đồng/1 USD. Rủi ro lớn nhất của chúng ta chính là tỷ giá hối đoái".
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
16
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Rủi ro thứ ba thuộc về khách quan, đó là chúng ta đã bước vào ngưỡng cửa
nước có thu nhập trung bình nên lãi suất vay không còn hưởng chế độ ưu tiên của các
nhà tài trợ như lâu nay.
Trong thực tế chúng ta đang ở mức đầu tiên của khối thu nhập trung bình
(1.000 USD lên đến gần 10.000 USD), nếu chuyển ngưỡng thì các luồng hay các
lượng cho vay hỗ trợ như ODA hoặc các loại tiền khác, thì các lượng sẽ giảm xuống,
còn nếu muốn giữ các khoản vay đó, thì chúng ta phải chấp nhận lãi suất tăng lên.
2. Công tác quản lý nợ công.
2.1Một số nét khái quát về quản lý nợ công trong thời gian qua.

Trong thời gian gần đây, công tác quản lý nợ của Việt Nam đã đạt được những
tiến bộ đáng kể, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước, cụ thể là: Thông qua
hoạt động vay nợ, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp đã huy động được
nguồn vốn khá lớn cho đầu tư phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nợ trong các
giới hạn an toàn. Hoạt động huy động vốn trong nước của Chính phủ thông qua phát
hành tín phiếu, trái phiếu Chính phủ cũng đã giúp hình thành thị trường trái phiếu
Chính phủ trong nước, một thành tố khá quan trọng để hình thành thị trường tài chính
hoàn chỉnh. Trái phiếu Chính phủ được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng
khoán đã góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ nói
riêng và phát triển thị trường vốn trong nước nói chung. Trong công tác quản lý nợ,
các văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ hơn và tiến gần đến các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài. Chính
phủ đã thực hiện nguyên tắc thống nhất quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia trên cơ sở
phân công, xác định trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản lý. Công tác trả nợ
Chính phủ trong và ngoài nước luôn được thực hiện đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra
nợ quá hạn như những năm về trước. Việc tích cực đàm phán xử lý các khoản nợ cũ
với các chủ nợ nước ngoài đã giúp làm giảm nghĩa vụ đáng kể nghĩa vụ nợ của Việt
Nam.
2.2Những chính sách quản lý đã và đang áp dụng.
Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và đặc biệt là phải được quản lý
tốt, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất
cứ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên phải cho đến năm
2009, Việt Nam mới có Luật Quản lý nợ nhà nước (còn gọi là nợ công). Trước đó
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
17
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
việc quản lý nợ công chủ yếu là các Nghị định của Chính phủ. Có thể liệt kê một số
văn bản có quy định liên quan đến nợ và quản lý nợ nhà nước, nợ công như sau:
Đối với vay nợ trong nước của Chính phủ và một số chủ thể khu vực công, văn
bản cao nhất điều chỉnh vay nợ trong nước của Chính phủ là Pháp lệnh số 12/1999/PL-

UBTVQH10 ngày 27/4/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phát hành công trái
xây dựng Tổ quốc. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
141/2003/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và
trái phiếu chính quyền địa phương. Các văn bản này điều chỉnh một số phân đoạn
trong quy trình quản lý nợ trong nước thông qua trái phiếu, tập trung chủ yếu cho quy
trình phát hành và sử dụng vốn huy động, như quy định rõ về các chủ thể phát hành
các công cụ nợ; mục đích, phương thức, điều kiện phát hành, nguyên tắc xác lập lãi
suất; cách thức thanh toán và sử dụng nguồn vốn huy động; phân công trách nhiệm
quản lý đối với quá trình phát hành và bảo lãnh phát hành.
Đối với vay nợ nước ngoài, văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị định số
134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và
trả nợ nước ngoài, và Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ
ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Căn cứ vào
các Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể
về quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như cấp và quản lý
bảo lãnh Chính phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, xây
dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thông tin nợ.
Ngày 17/06/2009 Luật quản lý nợ công được quốc hội thông qua và chính thức
có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2010 đã giải quyêt được phần nào những hạn chế
gặp phải trong công tác quản lý nợ công. Luật này bao gồm 7 chương, 49 điều và trong
đó quản lý nhà nước về nợ công có những nội dung sau:
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý nợ công.
2. Xây dựng, ban hành chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động, sử
dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn; hệ thống các chỉ tiêu
giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay,
trả nợ chi tiết hàng năm.
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
18
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011

3. Tổ chức huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công đúng mục
đích, hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
4. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công,
quản lý rủi ro tài khoá, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia.
5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả quản lý nợ công.
6. Tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin về nợ công.
7. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý nợ công.
8. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
9. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về
quản lý nợ công.
10.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nợ công.
11.Hợp tác quốc tế trong quản lý nợ công.
(Điều 4, Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009)
Luật nợ công đã ra đời nhưng để đảm bảo việc các cơ quan, ban, ngành có thể thi
hành tốt những điều lệ của Luật thì bên cạnh đó phải có những nghị định của Chính
phủ, quyết định của thủ tướng chính phủ và những thông tư của các cơ quan ngang Bộ
để hướng dẫn việc thi hành luật, và công tác xây dựng, soạn thảo các văn bản hướng
dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý đang được khẩn trương triển khai. Sau đây là một số
nghị và thông tư đã được ban hành và đi vào thực hiện:
Nghị định về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Kể từ ngày 30/8/2010, các quy định về điều kiện, quy trình, thủ tục và trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cho vay lại nguồn vốn vay nước
ngoài của Chính phủ sẽ được thực hiện theo Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày
14/7/2010. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan
đến hoạt động cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Nghị định nêu rõ,
lãi suất cho vay lại vốn vay thương mại, vay ưu đãi bằng lãi suất vay nước ngoài.
Nghị định quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về
nghiệp vụ quản lý nợ công. Theo Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công, Chính phủ
thống nhất quản lý toàn diện nợ công thông qua 4 công cụ. Cụ thể, các công cụ đó là:

Chiến lược dài hạn về nợ công; Chương trình quản lý nợ trung hạn; Kế hoạch vay và
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
19
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công. Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2010.
Nghị định về phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa
phương và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/2/2011. Chủ thể phát hành trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ
chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định
tại Điều 32 Luật Quản lý nợ công.
Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ
Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 16/02/2011 về cấp và
quản lý bảo lãnh Chính phủ và giao cho Bộ Tài chính thực hiện cấp bảo lãnh Chính
phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng khoản vay hoặc từng đợt
phát hành trái phiếu. Cụ thể, Bộ Tài chính thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng khoản vay hoặc từng đợt phát hành
trái phiếu trong phạm vi hạn mức vay nước ngoài và bảo lãnh Chính phủ được duyệt.
Đặc biệt nghị định này có qui định rõ về việc bãi bỏ Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg
ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh
Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 05/04/2011.
Ngoài ra có Thông tư của Bộ Tài Chính số 56/2011/TT-BTC Hướng dẫn phương pháp
tính toán các chỉ tiêu giám sát và tổ chứ hoạt động giám sát nợ công và nợ nước ngoài
của quốc gia.
3. Hiệu quả quản lý nợ công
Hiệu quả quản lý nợ công về tổng thể trước hết được đánh giá qua tính ổn định
nợ công, tiếp đên đánh giá tính công bằng về gánh nặng nợ giữa thế hệ hiện tại và thế

hệ tương lai. Sự quyết định tăng hay giảm nợ công của quốc gia đều có liên quan đến
các khía cạnh đó.
3.1 Về tính ổn định của nợ công
Xác định mức độ ổn định nợ và dịch vụ nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
quyết định xem nên tăng thêm nợ hay giảm nợ, hoặc lựa chọn nguồn vốn nào tài trợ
cho thích hợp.
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
20
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
3.1.1 Đánh giá nợ nước ngoài:
Việc đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài được thực hiện qua các chỉ tiêu
sau:
-Tỷ lệ nợ nước ngoài/xuất khẩu (NPV/X): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ
nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu.
-Tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách Nhà nước (NPV/DBR): Đo lường giá trị
hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ
nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng được hai điều
kiện: tỷ lệ xuất khẩu /GDP (X/GDP) phải lớn hơn hoặc bằng 30%; tỷ lệ thu ngân sách
nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lơn hơn 15%. Một quốc gia được xem là an toàn nếu
tỷ lệ NPV/X nhỏ hơn 150% và tỷ lệ NPV/DBR nhỏ hơn 250% (theo tiêu chuẩn của
HIPCs).
Bảng 3: Một số chỉ số đánh giá tính ổn định của nợ nước ngoài của Việt
Nam năm 2005 -2010 theo mức ngưỡng của HIPCs (%)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trung bình
NPV/X 51,03 50,91 45,96 35,44 51,41 40,49 47,19
NPV/DBR 92,48 89,96 81,29 67,56 137,74 101,28 98,10
NPV/GDP 31,28 33,07 30,72 24,12 30,79 28,43 30,10
X/GDP 61,28 64,95 66,84 68,06 59,88 70,23 64,28
DBR/GDP 33,82 36,76 37,79 35,71 22,35 28,08 31,75

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Tài chính và Bộ Thương mại
Qua các số liệu tổng hợp được từ năm 2005 đến năm 2010, tỷ lệ X/GDP của
Việt Nam luôn ở mức cao, trung bình là 64,28%, trong khi tỷ lệ DBR/GDP trung bình
ở mức 31.75%, thấp nhất là 22,35% vào năm 2009. Do đó, Việt Nam đáp ứng được cả
hai điều kiện nêu trên. Trong khi đó, tỷ lệ NPV/X thấp, trung bình dưới mức 60% và
NPV/DBR luôn dưới 150%. Như vậy, nợ công của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về
nợ bền vững và được đánh giá là vẫn ở ngưỡng an toàn mà WB đưa ra.
3.1.2 Đánh giá nợ trong nước:
Nợ trong nước được đánh giá qua hai chỉ số là Nợ trong nước/GDP và Nợ trong
nước/DBR. Tình hình nợ trong nước được xem là ổn định nếu thuộc những ngưỡng
sau:
Tỷ lệ Mức ngưỡng
Nợ trong nước/GDP 20% - 25%
Nợ trong nước/DBR 92%-167%
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
21
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
(Nguồn: Ngân hàng thế giới 2005)
Bảng 3: Một số chỉ số đánh giá tính ổn định của nợ trong nước của Việt
Nam năm 2005 -2010 theo mức ngưỡng của HIPCs (%)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trung bình
Nợ trong
nước/GDP
12,54 12,66 19,14 21,09 19,67 25,67 17,30
Nợ trong
nước/DBR
37,07 34,44 50,65 59,07 88,01 91,42 56,82
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Tài chính và Bộ Thương mại)
Từ bảng trên, ta thấy trong giai đoạn 2005-2010, tỷ lệ Nợ trong nước/GDP của
Việt Nam nhìn chung luôn ở mức thấp hơn nhưng khá sát với ngưỡng 20%-25%, tỷ lệ

Nợ trong nước/DBR cũng thấp hơn nhưng khá sát với ngưỡng an toàn 92%. Do đó, nợ
trong nước của Việt Nam được đánh giá là ổn định.
3.2 Tính công bằng về gánh nặng nợ liên thế hệ
Hiện giờ, tuy nợ công của Việt Nam đúng là vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát,
nhưng nhìn lại những năm gần đây, món nợ công này đã tăng nhanh một cách đáng
ngại, khoảng 23% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2010, tức là trung bình tăng gần 6%
mỗi năm ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007: 33,8% GDP,
2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ
công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc
chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con. Hơn nữa,
có thể thấy rằng Việt Nam vay nợ để đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, song hiệu
quả đầu tư thấp khiến nguồn thu hồi để trả nợ trong tương lai từ các dự án này thấp và
bị hạn chế. Các khoản vay và chi tiêu hiện tại của chính phủ không tạo nên nguồn thu
hiệu quả trong tương lai, chúng làm tăng sức ép lên bội chi mới. Điều này vi phạm một
nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải
bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Hậu quả là, thế hệ tương lai sẽ phải chịu gánh
nặng nợ cao hơn thế hệ hiện tại. Hay nói cách khác, tính công bằng liên thế hệ về gánh
nặng nợ ở Việt Nam được đánh giá là thấp.
Tóm lại, về quản lý nợ công, có thể khẳng định rằng Việt Nam đang lựa chọn
chiến lược phòng thủ nợ, cố gắng đưa các chỉ số nợ nằm trong giới hạn an toàn theo
mức ngưỡng của các nước HIPCs, chứ chưa hướng đến xây dựng một chiến lược thích
nghi với tình hình mới trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế. Các dự án đầu tư từ
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
22
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
nguồn vốn khu vực công, trong đó có nợ, mặc dù có sự đóng góp đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế trong thời gian qua. Song, nếu tính đến bài toán công bằng giữa các thế
hệ thì quản lý nợ công của Việt Nam còn kém hiệu quả, cần phải được cải thiện trong
thời gian tới.
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT

23
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
II. Giải pháp cho vấn đề quản lý nợ công
Trên thực tế, trong những năm qua nợ công đã góp phần thúc đẩy nhanh sự phát
triển kinh tế- xã hội. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ tăng
trưởng khá, ngay cả năm 2009 khi kinh tế thế giới đang ở đà suy thoái, nhiều nền kinh
tế lớn tăng trưởng âm thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,3%. Những năm
tới, đối với Việt Nam nợ công vẫn là nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân
sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tuy
nhiên, việc gia tăng liên tục vay nợ công cũng tạo ra rủi ro tiềm ẩn đối với ngân sách
nhà nước, nhất là các rủi ro tài khoá. Để nợ công được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu
quả sử dụng, giữ vững uy tín quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính, hạn chế rủi ro, một
số nội dung sau cần được nghiên cứu thực hiện:
Một là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ
công.
Khủng hoảng tài chính của Hy Lạp là một ca nghiên cứu kinh điển của nhiều
chuyên gia kinh tế, lý giải quá trình hình thành và diễn biến ca khủng hoảng này tốn
rất nhiều công sức. Tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp có khoảng 113% – không quá lớn
so với nhiều quốc gia khác – tại sao lâm vào khủng hoảng? Kết quả nghiên cứu cho
thấy: chính các hành vi dối trá trong thống kê của Hy Lạp đã làm giới đầu tư quốc tế
mất niềm tin, dân chúng trong nước bất hợp tác đã đẩy Hy Lạp rơi vào vòng xoáy bất
ổn kinh tế. Mức thâm hụt ngân sách năm 2008 được Hy Lạp công bố là 5%, nhưng đến
nay phát hiện lên đến 14%. Bi kịch Hy Lạp là bài học nhãn tiền của chủ trương đặt
tham vọng chính trị lên trên thực lực kinh tế. Tại Việt Nam, tổng cục Thống kê thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng công tác thống kê tài chính lại hoàn toàn do Bộ Tài
chính làm. Ông Deepal Mishra, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới (WB)
cho biết “ Một cuộc khảo sát đối với người dân Việt Nam của chúng tôi cho thấy, 90%
người dân trả lời Việt Nam chưa có chính sách công bố thông tin nhất quán”. Xuất
phát từ cơ sở số liệu hỗn độn, thị trường Việt Nam hay phát ra những tín hiệu đối với
giới tài chính quốc tế là bất thường, dễ lẫn lộn và lạ lùng. Tuy nhiên họ cũng hiểu

rằng các yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến thị trường Việt Nam, vấn đề ở đây không
phải là tâm lý đám đông mà là niềm tin – niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. Qua
bài học Hy Lạp, giới đầu tư và thế giới tỏ ra rất nhạy cảm với lối cư xử thiếu minh
bạch của chính quyền đi vay. Kiểu tính toán không đúng, không đủ có hệ thống luôn
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
24
Tiểu luận: Quản lí nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
ẩn chứa sự khuất tất, thiếu thiện chí trong chi trả. Những số liệu khập khiễng được
công bố trong nước chỉ dẫn đến bế tắc, vô giá trị trong việc tái dựng toàn cảnh thực
trạng nợ công Việt Nam. Ứng dụng các số liệu bên ngoài là cách bất đắc dĩ khi bàn
chuyện nội tình, song tính đến thời điểm hiện nay, đó là phương cách ứng dụng khả tín
nhất.
Hai là, chúng ta cần xây dựng kế hoạch vay nợ công phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai
đoạn, thời kỳ. Trong một bài phỏng vấn tháng 10/2011, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến
Thành cho rằng: Muốn làm giảm nợ công thì trước nhất “ Nhà nước phải xem lại tất cả
các công trình đầu tư, cái nào cần và cái gì chưa cần. Vừa qua phân cấp, phân quyền
cho các địa phương nhưng địa phương làm vì quyền lợi của địa phương chứ không
phải vì quyền lợi của toàn quốc gia. Dẫn đến mỗi địa phương lại có một cái cảng, địa
phương đua nhau làm sân bay ” Cho nên, cần xác định rõ mục đích vay (để tài trợ
thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại, tài trợ cho các chương trình, dự án
đầu tư quan trọng, hay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay với hình thức huy động vốn và
lãi suất thích hợp. Kế hoạch về vay nợ công cũng cần quy định rõ đối tượng sử dụng
các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn,
tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có
nhu cầu sử dụng.
Ba là, đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công,
có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi
phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh

giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu
ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối,
dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…
Bốn là, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để cho vay lại và các khoản vay
được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay để cho vay lại và bảo lãnh vay thường phát
sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế,
nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp
doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp.
Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy
Nhóm 1 Lớp KTE406(1-1112).1_LT
25

×