Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BIỆN PHÁP “RÈN CHỮ - GIỮ VỞ “ CHO HỌC SINH LỚP 2 HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.7 KB, 22 trang )

Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP “RÈN CHỮ - GIỮ VỞ “ CHO HỌC SINH
LỚP 2
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mấy năm gần đây, cùng với nhiều biện pháp chỉ đạo để nâng
cao chất lượng giáo dục. Nhà trường luôn chú trọng đến việc rèn chữ - giữ
vở cho học sinh và đã phát động phong trào thi đua “Rèn chữ đẹp - Giữ vở
sạch “ trong nhiều năm qua và đã đạt được nhiều kết quả rất đáng trân
trọng đó là từ chỗ các em học sinh viết chữ cẩu thả, không đúng mẫu chữ
nhưng từ khi phong trào được phát động nhiều em đã khắc phục được tình
trạng viết chữ cẩu thả tuỳ tiện. Đặc biệt đã có nhiều em đạt các giải Nhất,
Nhì trong hội thi viết chữ đẹp - giữ vở sạch do nhà trường tổ chức như em
Anh Thư (lớp 5/1), em Hà (lớp 4/5), em Na (lớp 3/2), Hải (lớp 2/3),
Phương Thảo (lớp 2/5), em Ngân (lớp 2/6) Từ đó ý thức và lòng say mê
rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch được nhân rộng trong tất cả các học sinh
trong toàn trường.
Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn không ít học sinh và giáo viên trong
nhà trường còn chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu rèn chữ đẹp - giữ vở
sạch. Hiện tượng thờ ơ đối với phong trào vở sạch -chữ đẹp cũng như hội
thi phong trào rèn chữ, giữ vở mà nhà trường tổ chức còn chưa thực tế.
Nhất là đối với những học sinh gia đình cha mẹ mải làm ăn buôn bán . Cha
mẹ học sinh chưa quan tâm đến mặt rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho con mình.
Vì vậy các em đến trường thiếu dụng cụ học tập mà có thì cũng
không đảm bảo được chất lượng cho việc rèn chữ, giữ vở. Điều này đã dẫn
đến tình trạng viết chữ sai, quá tuỳ tiện trong học sinh. Đặc biệt tư thế ngồi
không đúng tư thế, cách cầm bút không đúng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
và các bệnh học đường như cong vẹo cột sống; cận thị mắt. Chính vì vậy
1
mấy năm qua tôi cũng luôn tìm tòi; suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tối
ưu nhất trong quá trình dạy học để rèn luyện và hướng dẫn các em cách rèn
chữ đẹp, giữ vở sạch cũng như tránh các bệnh học đường để nhằm nâng


cao hơn nữa chất lượng học tập cho các em ở các lớp học trên.
Bởi qua thực tế giảng dạy lớp 2 trong mấy năm qua tôi thấy những
em có tính cẩn thận, viết chữ đẹp - giữ vở sạch là những em học rất tốt ở tất
cả các môn học khác cũng như học tốt ở tất cả các khối lớp trên. Những em
thường viết chữ xấu thường kết quả học tập lại không cao ở các môn học
khác cũng như ở các khối lớp trên .Tôi thiết nghĩ : “Phải chăng chữ viết lại
quyết định tiếp thu bài đến như vậy ư ? “Có lẽ đúng, bởi chữ viết của các
em đẹp, vở cuả các em sạch nên các em lại càng yêu chữ, giữ vở, từ đó các
em sẽ say sưa trong học tập hơn’’.
Năm học này tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy lớp 2. Vì
vậy ngay từ đầu năm học tôi đã coi trọng phân môn Tập viết và xây dựng
phong trào “Rèn chữ - Giữ vở” để nhằm khắc phục ngay những sai sót
trong chữ viết của các em, góp phần nâng cao chất lượng học các môn học
khác để đáp ứng được yêu cầu ngày càng nâng cao của ngành trong việc
dạy theo hướng đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện
nội dung giáo dục thông qua lồng ghép trong quá trình dạy học.Đó chính
là lý do mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp Rèn chữ - giữ vở cho
học sinh lớp 2”.
2
PHẦN 2: NỘI DUNG
1.Thực trạng chữ viết của học sinh
Chúng ta đã biết mục tiêu của chương trình Tiếng Việt hiện nay ở
các trường Tiểu học mà nhất là đối với chương trình thay sách giáo khoa
mới đã đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ hình thành và phát triển các kỹ
năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, viết, nói) .
Bám sát mục tiêu trên mà trong mấy năm gần đây việc dạy Tiếng
Việt ở Tiểu học chúng ta đã rất chú trọng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn
không ít học sinh và giáo viên trong nhà trường còn chưa quan tâm đúng
mức đến yêu cầu rèn chữ đẹp - giữ vở sạch. Hiện tượng thờ ơ đối với
phong trào vở sạch -chữ đẹp cũng như hội thi phong trào rèn chữ - giữ vở

mà nhà trường tổ chức còn chưa thực tế. Nhất là đối với những học sinh
gia đình cha mẹ mải làm ăn buôn bán . Cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến
mặt rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho con mình. Bởi vậy chữ viết của các em học
sinh lớp 2 có những ưu điểm và tồn tại như sau :
*Ưu điểm:
- Các em dã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm
Tiếng việt.
- Các em viết đúng các cỡ chữ ghi âm, vần, tiếng và đảm bảo đúng
cỡ chữ quy định.
- Các em nắm khá vững về luật chính tả và viết đúng chính tả.
- Khi viết nhiều em đã thể hiện được tính thẩm mĩ, biết cách trình
bày một bài viết theo thể loại văn xuôi hoặc thơ.
- Tốc độ viết đạt tương đối theo mục tiêu Tiếng Việt đề ra.
*Tồn tại:
3
Song song với ưu điểm trong chữ viết của các em thì cũng không ít
tồn tại được thể hiện ở những lỗi sai sót :
- Một bộ phận không nhỏ trong học sinh viết chữ sai, chưa đúng mẫu
chữ hoa, chữ thường, các chữ cái ghi âm, vần, tiếng không đúng cỡ chữ về
độ cao, bề rộng của chữ ghi âm, khoảng cách giữa các con chữ và các chữ
thường quá hẹp hoặc quá rộng, vị trí dấu thanh đặt không đúng.
Ví dụ: Các em thường viết sai mẫu chữ nhất là những chữ dễ lẫn
như n với u , ô với â, r với s , tr với th , k với h ,
- Dấu thanh đặt không đúng vị trí như thừơng, phựơng, hòang,
qủa, cuả, .
- Một số em chưa nắm chắc quy luật chính tả của c/k ; d/gi/r; gh/g ;
ngh/ng; iê/yê; iên/yên
- Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp (chưa có tính thẩm mĩ), các
nét chữ, con chữ chưa đều, sự kết hợp giữa các con chữ chưa mềm mại,
chữ viết còn sai độ cao một cách rất tuỳ tiện.

- Một số em chưa biết cách trình bày một bài viết để vừa đảm bảo
tính khoa học chính xác, vừa thể hiện tính thẩm mĩ, chưa biết cách trình
bày một bài văn xuôi khác với cách trình bày bài văn đối thoại, thơ lục bát
khác với thơ tự do
2. Nguyên nhân:
Tất cả những tồn tại nêu trên trong chữ viết của học sinh hiện nay
theo tôi là do những nguyên nhân cơ bản như sau :
- Trước hết là do nhận thức của người dạy (giáo viên), người học
(học sinh) cũng như nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh chưa thấy hết
được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học, thường
xem nhẹ việc dạy và học phân môn Tập viết hơn các môn học khác. Ngay
trong phân môn Tiếng Việt cũng chưa thực sự coi trọng môn Tập viết,
4
Chính tả như những phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bởi phân môn Tập viết, Chính tả đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn là kiến thức vì
thế chưa tạo được hứng thú khi dạy và học các phân môn này, thay vào đó
là sự nhàm chán; đơn điệu; cẩu thả và tuỳ tiện.
-Trong giờ Tập viết hay Chính tả mà nhất là giờ Tập viết có giáo
viên chưa quan tâm hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết chữ
đúng mẫu (mẫu chữ để ghi âm vần tiếng và dấu thanh). Chữ viết chưa đúng
quy trình viết (từ nét đầu tiên đến khi kết thúc chữ ghi âm tiếng và kết hợp
các chữ ghi tiếng trong một từ, một ngữ ). Chưa kết hợp nhuần nhuyễn
việc dạy nghĩa của từ với dạy chữ, chưa hướng dẫn kỹ về cách trình bày
theo từng loại văn bản (thơ văn xuôi, văn đối thoại).
- Học sinh còn mắc lỗi chính tả nhiều vì :
+ Do phát âm không chuẩn, các tiếng phát âm không phân biệt được
phụ âm đầu, vần, thanh, phát âm theo vùng phương ngữ :
Học sinh miền Bắc thường nhầm lẫn giữa l / n; s/x ; ch/tr ; r/d/gi.
Học sinh miền Trung nhầm lẫn tiếng mang dấu thanh / ~
Học sinh miền Nam nhầm lẫn vần như : ang/an; ăn/ăng; âc/ât

+ Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, ghi từ .
+ Do không nắm được nghĩa của từ.
+ Do nghe hiểu còn hạn chế.
+ Do chưa nắm thật chắc về luật chính tả nên không biết khi nào viết
r, khi nào viết d, khi nào viết gi, khi nào viết k, khi nào viết c
+ Chưa nắm vững luật viết hoa và cách viết hoa.
- Việc hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên trong những giờ Tập viết
hay Chính tả cũng chưa đến nơi đến chốn, chưa thật nghiêm khắc với học
sinh nên khi viết các em ngồi chưa đúng tư thế (em ngồi nghiêng bên phải,
5
em thì ngồi nghiêng bên trái), cách để vở , để tay, cách cầm bút chưa khoa
học, chưa hợp lý dẫn đến việc viết chữ cẩu thả, tuỳ tiện. Qua dự giờ thăm
lớp cho thấy càng lên lớp trên giáo viên càng ít chú ý đến khâu rèn chữ viết
cho các em nên chữ viết của nhiều em càng xấu đi, càng cẩu thả tuỳ tiện
hơn.
-Một nguyên nhân cơ bản nhất đó là : để hoàn thành khối lượng kiến
thức bài học, chương trình mới bài tập ngày càng nhiều. Vì thế các em phải
tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết thường không được
nắn nót, không đúng quy cách, kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không
đều. Hiện tượng viết sai nét, sai chữ, hở nét, thừa nét, thiết nét, thiếu dấu
hoặc dấu thanh đánh không đúng vị trí diễn ra thường xuyên .
- Đa phần phụ huynh lại chưa thấy được tầm quan trọng của chữ viết
nên chưa thực sự quan tâm đến chữ viết của con em mình mà chủ yếu là
quan tâm đến kiến thức các em có nắm được bài, làm được bài hay không.
Vì thế nên các bậc phụ huynh chỉ sắm đủ dụng cụ sách vở học tập mà
không cần quan tâm đến chất lượng đồ dùng đó có giúp được cho các em
viết chữ đẹp, giữ vở sạch hay không.
3.Biện pháp khắc phục :
Từ tình hình thực tế trên mà tôi đã rút ra được một số biện pháp
nhằm khắc phục những tình trạng nêu trên trong chữ viết của học sinh cụ

thể là học sinh lớp tôi để nâng cao chất lượng chữ viết cho các em như sau :
a. Đối với giáo viên :
- Trước hết tôi phải động viên khuyến khích cho học sinh cũng như
cha mẹ các em biết về tầm quan trọng của phân môn Tập viết, Chính tả mà
nhất là phân môn Tập viết trong Tiếng Việt, luôn luôn tổ chức trò chơi thi
rèn chữ viết đẹp; viết đúng trên bảng con, trên bảng lớp, trên giấy, vở
nhằm gây hứng thú học tập trong các em để nâng cao hiệu quả giờ dạy
6
những phân môn này và tạo điều kiện để cho việc nâng cao chất lượng học
tập các môn học khác.
- Muốn học sinh viết đúng và đẹp trước hết và chủ yếu phải có sự
dạy dỗ nhiệt tình, theo phương pháp khoa học bằng những kinh nghiệm
qua nhiều năm giảng dạy cùng với sự kèm cặp thường xuyên, của các bậc
phụ huynh và sự nổ lực kiên trì của mỗi học sinh . Do vậy tôi không ngừng
tự rèn luyện để viết chữ đúng mẫu và đẹp.
Để làm gương cho các em noi theo tôi phải luôn viết chữ mẫu mực
khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm ở vở, ở bài kiểm tra hay ở sổ
liên lạc cũng như khi viết bảng.
-Để tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực nhằm nâng cao chất
lượng chữ viết theo yêu cầu đúng và đẹp cho các em, tôi thường động viên
khuyến khích các em tham gia tích cực vào các cuộc thi “viết chữ đúng -
đẹp’’ theo nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
Ví dụ:
- Đầu năm tôi khuyến khích và cho các em viết một bài văn hay một
bài thơ. Em nào viết đẹp thì cô và các bạn sẽ trọn dán vào bảng trưng bày
sản phẩm dành cho Văn hay – Chữ đẹp của lớp.
- Hàng tuần, hàng tháng có những ngày kỉ niệm như 20 -10, 20 -11,
22 -12, tôi đều phát động phong chào Rèn chữ – giữ vở.
-Mục tiêu quan trọng của dạy viết là học sinh phải viết đúng mẫu
chữ quy định, có kỹ năng viết nhanh, biết trình bày một bài viết sạch đẹp.

Vì vậy khi dạy và luyện chữ viết cho các em, tôi luôn chú trọng đến
phương pháp thực hành luyện tập để giúp các em hình thành và trau dồi kỹ
năng viết chữ. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học thì tiết Tập
viết, tiết Chính tả tôi phải tạo điều kiện để cho các em tự phát hiện và chủ
động tiếp nhận kiến thức (các em từ quan sát, tự nhận xét, tự ghi nhớ), tự
7
giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
Ví dụ : Kiểu chữ thường nhóm rèn luyện trọng tâm là nét móc: u, ư,
m, n , nét khuyết : l, b , h , k , y , g nét cong c, o
Kiểu chữ hoa tôi cũng hướng dẫn học sinh chia nhóm theo cấu tạo
nét giống nhau :
(A , Ă , Â ), (B, P , R ), (C , G , L , S ), (H ,
K )
Tôi phải luôn theo dõi chữ viết của các em trong quá trình học tập để
kịp thời uốn nắn và có kế hoạch giúp đỡ các khắc phục mọi khó khăn trong
khi viết.
-Trong các giờ Tập viết, Chính tả hay những giờ khác như làm Toán,
làm Tập làm văn viết, Tôi phải nghiêm khắc trong việc hướng dẫn các
em tuân thủ theo các nguyên tắc sau :
+ Cách cấm bút : cầm bút xuôi theo chiều ngồi, bút nghiêng so với
mặt giấy một góc 45
0
(một góc nhọn), cầm bút vừa chặt không để tuột bút,
không co thắt cơ tay, dùng ba ngón tay để cầm bút (ngón cái, ngón trỏ và
ngón giữa). Hai ngón còn lại và phần dưới của bàn tay dùng làm chỗ tựa
khi viết. Ngón trỏ đế cách đầu quản bút 1 cm (khoảng một đốt ngón tay).
Khi viết, ngòi bút úp xuống không quay nghiêng ngòi bút, không ấn mạnh
ngòi bút xuống mặt giấy dễ bị cạo giấy dẫn đến bị nhoè. Phải đưa bút liền
mạch từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

+ Tư thế ngồi viết phải đúng quy cách (ngồi thẳng cột sống, vai
ngang bằng, ngực cách mép bàn ít nhất 1cm, tránh tì ngực vào bàn dễ mắc
bệnh tim, phổi ) Chân gập thành góc vuông, đầu hơi cúi nghiêng, mắt
cách vở khoảng 20 - 25 cm , tránh cúi sát vở dễ bị hỏng mắt (mắt dễ bị cận
thị), tay phải cầm bút, tay trái giữ vở.
8
+ Cách để vở : Vở để hơi chếch sang trái (từ 15 - 20
0
) so với với mép
bàn, đưa trang giấy lên cao hay xuống thấp phải ăn khớp với quá trình viết.
Trong khi dạy Tập viết tôi phải nắm chắc các khái niệm thuật ngữ để
hướng dẫn các em viết.
Ví dụ : Nét cong (kín, hở); nét thẳng (đứng, nghiêng); nét khuyết
(trên, dưới) ; nét hất ; nét xoắn
-Tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường có bộ mẫu chữ trong thư viện
treo trước lớp để học sinh và giáo viên tuân theo mẫu chữ đó.
-Tôi đề nghị nhà trường nhắc giáo viên bộ môn khác như giáo viên
dạy môn Âm nhạc, giáo viên dạy Tiếng anh khi dạy trên lớp, lúc viết bảng
cũng theo đúng mẫu chữ mà tôi và học sinh lớp tôi đang viết. Tuyệt đối các
giáo viên này không được viết tuỳ tiện theo thói quen hay ý thích của mình.
b. Đối với phụ huynh:
Muốn cho phong trào ‘Rèn chữ - Giữ vở’’ đạt kết quả tốt, sự phối
hợp giữa phụ huynh học sinh với giáo viên là hết sức quan trọng. Đây là
một lực lượng xã hội quan trọng vì khi trình độ dân trí ngày càng cao,
nhiều phụ huynh học sinh hết sức chăm lo đến con em họ. Nếu chúng ta
biết phối hợp tốt sẽ giúp rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chữ viết
của các em. Vì vậy ngay đầu năm học tôi đề nghị với phụ huynh học sinh
như vở ghi, phấn viết, bảng con, thước kẻ, bút mực phải đầy đủ đúng như
quy định tưởng như là đơn giản, bình thường nhưng nếu không có hướng
dẫn và định hướng cụ thể của giáo viên khi bước vào năm học. Nếu phụ

huynh không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu cho các em thì chất
lượng phong trào sẽ thấp, chất lượng chữ viết của các em sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng điều đặc biệt cần phối hợp và quan tâm nhất của tôi với phụ huynh
là hệ thống vở Tập viết và bút viết của các em.
c. Đối với học sinh :
9
Việc xây dựng phong trào ‘‘Rèn chữ - Giữ vở’’ có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với các em. Vì kết quả của phong trào này chính là những
sản phẩm do bản thân học sinh làm ra, vì vậy các em rất tự hào về những gì
mà mình đã đạt được. Nhưng để hoạt động này thực sự tạo được không khí
sôi nổi, ý thức tự giác và khát khao viết đúng, viết đẹp trong mỗi học sinh
thì điều đầu tiên tôi cần chú trọng đến đó là khâu rèn đọc cho các em. Bởi
tôi nghĩ các em có đọc thông thì viết mới thạo. Khi mà các em đã đọc thông
thì chắc chắn các em sẽ viết đúng, viết đẹp, mà đã viết đúng, viết đẹp thì vở
sẽ luôn sạch đẹp. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi cũng xây dựng phong trào
Đọc đúng - Đọc diễn cảm - Nói hay - Ứng xử có văn hoá trong khi học. Để
phong trào này đạt tốt tôi đã tiến hành kiểm tra phần đọc tiếng của các em
để nắm được những em đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm. Những em đọc
chưa trôi chảy, chưa lưu loát từ đó tôi có biện pháp giúp đỡ các em như sau
:
* Ở lớp: Tôi chia nhóm tập luyện: Đối với nhóm học sinh đọc trôi
chảy, lưu loát, chính xác tôi nâng cao yêu cầu đọc như đọc diễn cảm, đọc
hay để nhằm lôi cuốn các em vào cuộc đua. Nhóm học sinh đọc yếu tôi rèn
đọc đúng, đọc trôi chảy thông qua các giờ đọc. Ngoài ra tôi phân công cho
những em đọc chuẩn, lưu loát, chính xác, kèm đọc cho những em đọc yếu
vào 10 phút đầu giờ hay thông qua việc đọc các đề toán, đọc báo trong giờ
sinh hoạt để tạo điều kiện cho những em này đọc đúng, chuẩn.
*Ở nhà : Tôi khuyến khích các em ngủ điều độ, đúng giờ để dậy
sớm hơn đọc bài vào buổi sáng sớm từ 15 - 20 phút. Tôi kiểm tra việc dậy
sớm đọc bài của học sinh thông qua phụ huynh.

Còn trong các giờ tập đọc hay các môn học khác tôi thường xuyên
gọi những em đọc chậm, đọc thiếu chính xác, đọc nhiều hơn thậm chí phải
đọc đi đọc lại nhiều lần để kịp thời uốn nắn từ cách phát âm to , nhỏ , rõ
10
ràng, mạch lạc tạo điều kiện cho các em nhận biết mặt chữ, vần, tiếng
nhanh hơn.
Ví dụ : Như em Ngân, em Ngọc, em Thư, em Bình, em Sơn, em
Viên, em Nhi, em Nguyên ở đầu năm các em viết sai, tẩy xoá bây giờ
các em không chỉ viết đúng mà còn viết rất đẹp, vở rất sạch.
*Bước tiếp theo là rèn chữ viết:
Trước hết tôi hướng dẫn các em viết chữ trên bảng lớp, bảng con để
kiểm tra sự tiếp thu kỹ năng viết chữ của các em. Đồng thời phát hiện ra
chỗ sai về hình dáng, kích thước, thứ tự viết các nét để uốn nắn chung cho
cả lớp.
Tôi đã luyện cho học sinh viết chữ khi học Tập viết cũng như các
môn học khác và hướng dẫn cách viết chữ, tổ chức thi tìm hiểu chữ trong
từ, tăng cường các hình thức củng cố nâng cao chất lượng bài viết tạo cho
giờ không khí vui tươi, sinh động, nhẹ nhàng. Mặt khác tạo điều kiện phối
hợp nhịp nhàng giữa tập viết chữ trong giờ chính tả, giờ toán góp phần
nâng cao hiệu quả viết chữ cho các em.
Trong các giờ Tập viết tôi kẻ lên bảng tương ứng với số ô li trong vở
rồi viết mẫu lên bảng lớp và hướng dẫn tỉ mỉ điểm đặt bút đầu tiên để viết
nét đầu tiên của con chữ đến điểm dừng bút để các em quan sát. Sau đó tôi
lại tiếp tục rèn cho học sinh viết vào bảng con, viết đi viết lại nhiều lần cho
đến khi mà bản thân các em xác định được điểm đặt bút tương ứng để viết
chữ và căn được độ rộng tương xứng với độ cao của con chữ khi đó các em
viết vào vở mới đúng, mới đẹp được.
Khi các em luyện viết tôi thường phải nhấn mạnh các cỡ chữ (to,
nhỏ), kiểu chữ (chữ hoa, chữ thường) để các em nắm.
Ví dụ: (C , c ) hai chữ này cùng tên gọi một chữ cái "xê” nhưng

khi viết chữ hoa thì cách viết khác, chữ thường cách viết khác.
11
*Chẳng hạn như viết chữ hoa .
Học sinh phải nhận xét được cấu tạo của chữ : cao 5 li có một nét
nhưng lại được kết hợp bởi hai nét cơ bản : cong dưới và cong trái nối liền
nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ .
Học sinh nắm cách viết: đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét cong dưới
rồi dừng bút trên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút viết tiếp nét cong trái
tạo vòng xoắn to ở đầu chữ. Phần cuối nét cong trái lượn vào trong và dừng
bút trên đường kẻ 2 .
C
*Viết chữ thường:Cấu tạo : Có 1 nét cong trái. Cách viết: Đặt bút ở
giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 1 viết nét cong trái và dừng bút ở giữa đường
kẻ 1 và đường kẻ 2 :
c
Nhưng cũng với chữ cái ( i dài) thì cách viết hoa hay viết thường đều
giống nhau, chỉ khác nhau về độ cao.
Ví dụ như : Y y
Giáo viên nhấn mạnh vào các bài viết để nắm vững nguyên tắc của
chữ viết thì các em viết mới đúng mà chữ viết ở vở tập viết có đúng và đẹp
thì viết ở vở khác cũng mới đúng, mới đẹp được. Sau mỗi tiết Tập viết trên
lớp thì về nhà các em phải rèn bài viết đó ngay vào vở ở nhà. Mỗi tuần tôi
kiểm tra một lần vở viết ở nhà và ngoài ra còn tranh thủ kiểm tra bằng giấy
kẻ ô li xem mức độ vận dụng của các em như thế nào để tôi lại có biện
pháp giúp đỡ kịp thời nhằm giúp các em nâng cao được chất lượng chữ viết
tối ưu nhất.
12
Trong giờ Chính tả những bài tập chép tôi dùng bảng phụ có kẻ li
như vở của học sinh. Khi viết bài tôi phải viết chữ liền mạch, đủ độ cao, bề
rộng, khoảng cách giữa các chữ và giữa các chữ cái trong chữ để các em

bắt chước. Bởi giáo viên chúng ta là bậc thầy nếu như ta không viết đúng,
không viết đẹp thì không thể rèn được các em viết đúng, viết đẹp.
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Khi hướng dẫn các em viết tôi cũng phải hướng dẫn tỉ mỉ về cách viết liền
mạch bút, cách trình bày, cách viết độ cao của các chữ cái trong chữ, cách
đặt vị trí dấu thanh trong chữ, khoảng cách giữa các chữ với nhau .
Ví dụ : Viết liền mạch: kính
Chữ t viết thường viết 1,5 li ;Chữ T viết hoa thì phải viết 2,5 li;
hay chữ r, R , chữ g ,h viết nét khuyết trên khuyết dưới và độ cao 2,5 li
t T
r R
g h
Cũng bởi do đặc điểm cách viết của mỗi chữ khác nhau do đó khi
hướng dẫn các em viết tôi thường phải hướng dẫn thật tỉ mỉ và cũng không
13
kém phần nghiêm khắc trong bài viết của các em. Có như vậy chữ viết của
các em mới đảm bảo quy định chung của môn Tiếng Việt đề ra .
Mỗi giờ Chính tả tôi rèn cho học sinh viết vào bảng con nhiều lần,
gọi lần lượt từng em lên bảng viết để uốn nắn sửa chữa kịp thời cho các
em, nếu thấy hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả, không đúng độ cao
hay thiếu nét hất ngay trên bảng con, bảng lớp sau đó mới cho các em viết
vào vở. Với bài chính tả nghe viết ngoài việc hướng dẫn viết đúng, viết đẹp
tôi còn phải rèn cho các em thói quen nghe chính xác trước khi viết. Vì các
em có nghe chính xác thì mới viết đúng mà viết có đúng thì vở mới sạch
đẹp được. Vì vậy tôi thường đọc viết cho các em nghe viết ba lần và yêu
cầu học sinh lắng nghe kĩ để viết đúng chính tả:

Lần đầu nghe đọc để xác định chữ viết.
Lần hai nghe đọc để viết.
Lần ba nghe đọc để soát bài.
Khi đọc bài tôi phát âm chuẩn, rõ ràng về tiếng, dấu thanh để các em
xác định đúng. Sau khi học sinh viết xong thì tôi thu bài chấm, kiểm tra và
đánh giá mức độ viết của các em .
Đối với các môn học khác tôi cũng không thể lơ là trong việc rèn
viết chữ hay cách trình bày được mà luôn luôn nhắc nhở các em viết cẩn
thận đúng, đẹp .
Ví dụ : Ở vở toán thì cần ít nhất là viết số, tôi phải luôn nhắc nhở
các em viết số đúng 2 ô li và hướng dẫn kỹ từng chữ số vì mỗi chữ số được
viết ở vị trí khác nhau của điểm đặt bút.
Chữ số 4 gồm có một nét xiên; một nét ngang và một nét thẳng các
em phải viết nét xiên trước và đến nét ngang và cuối cùng mới viết nét
thẳng.
14
4 4 4 4 4 4
Chữ số 8 khi viết số 8 tôi hướng dẫn các em phải viết nét cong trên
hẹp hơn so với nét cong dưới.
8 8 8 8 8
Hay khi viết các ký hiệu của dấu (< , >, =) của các đơn vị đo như
(cm, dm, mm , kg , l ) các em đều phải viết đủ độ cao, đúng mẫu
như đã được học ở giờ tập viết thì vở ghi mới rõ ràng và đẹp.
Với vở Tập làm văn, vở ghi chung, vở Luyện từ và câu đều phải chú
trọng thường xuyên việc nhắc nhở các em viết đúng mẫu chữ, đủ độ cao
như đã được hướng dẫn khi đã học Tập viết.
*Rèn giữ vở sạch :
Viết đúng và đẹp ở tất cả các loại vở là vở đã sạch rồi song để vở
thật sự luôn sạch đẹp như mới hay không lại còn phụ thuộc vào việc giữ vở
của các em. Vì vậy để tập vở vừa đẹp vừa sạch tôi không quên việc rèn giữ

vở cho các em.
Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở các em làm vệ sinh cá nhân như
rửa tay chân thật sạch trước khi đi học, đến lớp không chơi các trò chơi
chống tay xuống đất làm bẩn tay sẽ bị giơ sách vở.
Nếu tay hay bị ra mồ hôi thì phải chuẩn bị một miếng giấy nhỏ để lót
tay khi viết hoặc đi học mang theo một khăn tay nhỏ để lau tay. Ngoài ra
cũng cần phải chuẩn bị tốt bút viết. Đối với học sinh lớp 2 phải có bút mực
dạng lá tre để tránh các xoay bút và chỉ viết một loại mực trong vở .
d. Đối với Ban giám hiệu nhà trường :
Để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập viết với học sinh
lớp 2 và phong trào ‘’Rèn chữ- Giữ vở’’ không chỉ là trách nhiệm của
15
mỗi giáo viên mà còn là trách nhiệm của cả Ban giám hiệu nhà trường. Bởi
phong trào “luyện nét chữ - rèn nết người’’ là một việc làm có ý nghĩa
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn ngành chúng ta vì
thế Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm phòng học có đủ ánh sáng ,
bàn ghế đúng chuẩn phù hợp với học sinh Tiểu học và đầy đủ thiết bị dạy
học để dạy phân môn Tập viết có hiệu quả.
4 Kết quả :
Với những biện pháp cơ bản nêu trên trong quá trình giảng dạy và
rèn luyện của tôi đối với lớp cũng như sự nỗ lực phấn đấu, ý thức tự giác
vươn lên của các em trong, đến nay đã đạt được kết quả cụ thể như sau :
-100% các em viết chữ đủ nét.
-80% các em viết chữ thẳng hàng đúng độ cao của chữ.
-80% các em biết viết chữ liền mạch, đảm bảo được tốc độ viết theo
mục tiêu đề ra. Biết trình bày bài viết theo đặc điểm riêng của từng bài,
từng môn học.
-100% các em nắm được hình dáng độ cao của chữ hoa và chữ
thường viết đúng được quy trình viết, kể cả chữ hoa và chữ thường và viết
đúng chính tả các từ, tiếng. Các em có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp đáp

ứng được mục tiêu phong trào “Rèn chữ - Giữ vở” đã đề ra.
Vì vậy kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của các em được xếp loại
hàng tháng như sau:
Xếp loại V.S . C. Đ Tháng
9+10
Tỉ
lệ
Tháng
11+12
Kì I
18 56,3% 22 68,7 % 22 68,7%
11 34,4% 8 25 % 8 25%
3 9,3% 2 6,3% 2 6,3%
16
Số học sinh chưa đạt kết quả ‘’Vở sạch - Chữ đẹp’’ tôi sẽ cố gắng
khắc phục và tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ các em rèn viết
chữ đẹp và giữ vở sạch để đến hết học kỳ II các em cũng được xếp loại
“Vở sạch - Chữ đẹp” như các bạn.
Kết quả này đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng với Ban đại
diện cha mẹ học sinh đánh giá cao trong quá trình rèn luyện và giảng dạy
của học sinh và giáo viên. Ngoài ra, tôi còn thấy các em có rất nhiều tiến bộ
trong học tập. Các em tham gia tích cực vào các giờ học, đặc biệt các em
cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn không còn gò bó ép buộc như hồi đầu
năm học nên ở nhà các em cũng chăm học hơn, thích đi học hơn.
Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là kết quả mĩ mãn vì thế bản thân tôi vẫn
còn phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình dạy học và rèn luyện sao cho
phù hợp với học sinh lớp mình nói riêng và chất lượng giáo dục môn Tập
viết ngày càng đạt hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy -
học của lớp và toàn trường.
17

PHẦN 3 : KẾT LUẬN
Từ những thực tế nêu trên trong quá trình dạy học và rèn luyện cho
học sinh tôi rút ra bài học như sau :
*Đối với giáo viên:
- Trước tiên người giáo viên phải có tâm, nhiệt tình, yêu nghề, mến
trẻ, kiên trì đồng thời phải nắm vững mục tiêu của phân môn Tập viết, có
kỹ năng trong cách rèn chữ - giữ vở cho học sinh.
- Phải luôn tự rèn luyện để viết chữ mẫu mực, luôn là tấm gương
cho học sinh noi theo.
- Phải nghiên cứu kỹ từng bài dạy trong phân môn tập viết để lựa
chọn các phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp với khả năng
nhận thức của học sinh lớp mình.
- Phải chuẩn bị mẫu chữ viết hiện hành theo chương trình đang dạy
trên lớp.
- Phải theo dõi chữ viết của học sinh thường xuyên, liên tục để kịp
thời uốn nắn cho học sinh, có kế hoạch giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó
khăn để rèn chữ được tốt hơn.
-Phải xây dựng tư thế ngồi học đúng cách.
-Phải rèn luyện thường xuyên cho các em cách cầm bút, để vở sao
cho đúng.
-Phải nắm chắc các khái niệm thuật ngữ để thống nhất trong khi dạy
viết.
-Phải biết phối hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ học sinh để giáo dục
và rèn luyện các em có một số đức tính và thái độ trong việc rèn luyện chữ
viết như lòng say mê, ý chí quyết tâm, có óc thẩm mĩ, có lòng tự trọng và
18
có tinh thần trách nhiệm cao, tạo được hứng thú cho học sinh hăng say tập
viết và có ý thức viết đúng- đẹp, ý thức giữ vở sạch.
*Đối với học sinh :
- Học sinh phải luôn chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập (như : vở

tập viết in sẵn, vở kẻ ô li loại 96 trang giấy tốt không nhoè; bút thì phải
dùng bút mực; thước thì dùng thướt vuông chiều dài 20 cm, không dùng
thước bẹt khi cầm khó, khi kẻ dễ lem mực ra vở; bảng nên dùng bảng cỡ 20
x 30 cm, mặt bảng có vạch rõ các ô vuông kích thước 3 x 3 cm; khăn lau
bảng phải ẩm; phấn dùng phấn trắng mềm không bụi, không nên dùng bút
dạ khó rèn chữ vì trơn).
* Đối với Ban giám hiệu:
- Luôn có trách nhiệm quan tâm chăm lo đến cơ sở vật chất đầy đủ
nhất và tốt nhất để phục vụ tốt cho việc dạy – học của cô và trò.
*Đối với phụ huynh:
- Phải mua đầy đủ các dụng cụ học tập để đáp ứng yêu cầu tối thiểu
cho các em trong quá trình học tập. Ngoài ra phụ huynh mua bảng mẫu
chữ cái viết hoa và viết thường gắn lên góc học tập cho con mình để các em
luyện viết đúng mẫu ở nhà. Phải chuẩn bị nơi học tập có đủ ánh sáng, bàn
ghế vừa tầm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong giảng dạy phân môn
Tập viết và xây dựng phong trào “Rèn chữ- Giữ vở’’ mà tôi rút ra được
trong nhiều năm giảng dạy lớp 2. Tôi cũng xin bày tỏ ra đây mong sự nhiệt
tình góp ý của quý đồng nghiệp để góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung
của nhà trường, của ngành.
Do khẳ năng trình bày của tôi có hạn và sẽ không tránh khỏi thiếu
sót, tôi mong quý đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên góp ý để Sáng kiến
19
kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng ngày càng có hiệu
quả để nâng cao chất lượng chữ viết và chất lượng học tập cho học sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học Tập viết ở Tiểu học - Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)

Phan Quang Thân
Nguyễn Hữu Cao
2. Luyện viết chữ đẹp - Trần Mạnh Hưởng
Lê Hữu Tỉnh
3. Luyện viết chữ lớp 4 - Trần Mạnh Hưởng
Lê Hữu Tỉnh
4. Luyện viết chữ lớp 5 - Trần Mạnh Hưởng
Lê Hữu Tỉnh
5. Sổ tay Chính tả tiếng Việt tiểu học - Nguyễn Đình Cao
6. Sổ tay Từ ngữ tiếng Việt tiểu học - Lê A
Lê Hữu Tỉnh
7. Sổ tay kiến thức văn hóa dân gian - Chu Huy
Việt Nam
8. 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu - Nguyễn Quang Ninh
Tiếng Việt Nguyễn Thị Ban

21
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 3
1. Thực trạng chữ viết của học sinh 3
2. Nguyên nhân 4
3. Biện pháp khắc phục 6
4. Kết quả 16
PHẦN 3: KẾT LUẬN 19
22

×