Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - ẨM THỰC A14 CATERING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.71 KB, 24 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - ẨM THỰC
A14 CATERING
Hà Nội, tháng 3 năm 2009
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
1. Cơ sở nhu cầu của thị trường
Trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay, đối
với một tổ chức, việc đảm bảo những bữa ăn đủ chất, tiện lợi và hợp vệ sinh
nhằm phục vụ cho cán bộ công nhân viên là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó,
việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động luôn là mối quan tâm lo lắng của các
doanh nghiệp. Mỗi năm có rất nhiều vụ ngộ độc do ăn uống xảy ra đối với công
nhân tại các công ty, xí nghiệp và trẻ em tại các trường học. Tình trạng suy dinh
dưỡng không chỉ có ở trẻ em mà có cả ở công nhân lao động mà nguyên nhân cơ
bản vẫn là do chưa có những đơn vị chuyên nghiệp, có đủ khả năng và uy tín
phục vụ các suất ăn công nghiệp, chưa có hoặc chưa thực hiện tốt những hợp
đồng bảo hiểm cho sức khỏe người lao động trong quá trình phục vụ suất ăn
công nghiệp hàng ngày, số đông các bếp ăn phục vụ chưa quan tâm chú trọng
đến vấn đề dinh dưỡng, chất lượng suất ăn, cung cách phục vụ và an toàn sức
khỏe, một số đơn vị chạy theo lợi nhuận đơn thuần ít quan tâm đến dinh dưỡng
và sức khỏe người lao động, thái độ phục vụ chưa làm hài lòng khách hàng…
Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của người lao
động, làm giảm năng suất lao động, gây nhiều khó khăn cho công ty và các cấp
lãnh đạo nhất là những vụ “ngộ độc thực phẩm” vì không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Từ những thực trạng trên, đồng thời xuất phát từ tiềm năng của Hà Nội là
một thành phố với nhiều khu công nghiệp lớn, Công ty cổ phần Dịch vụ - Ẩm
thực Desperate Housewives với đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo chuyên
nghiệp có trình độ từ Trung cấp đến Đại học và trên Đại học chuyên ngành về
Dinh dưỡng - Thực phẩm, đã qua kinh nghiệm thực tế, hoạt động trong lĩnh vực


cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống tổng hợp cho các doanh nghiệp,
trường học, bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Cơ sở pháp lý
2.1 Các tiêu chí của đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp (theo Sở Công thương
Hà Nội)
■ Có cơ sở sản xuất (giết mổ, chế biến, sơ chế ) đạt tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh thực phẩm theo qui định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày
03/10/2001 của Bộ Y Tế.
■ Trong suốt thời gian hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp
chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc khiếu kiện về thực phẩm sử
dụng do sử dụng nguyên liệu, thức ăn do đơn vị cung cấp hay chế biến.
■ Có đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề.
■ Chấp hành tốt nghĩa vụ thuế trong hai năm gần đây.
■ Có quy mô cung cấp một lượt trên 500 suất ăn.
2.2 Quy chế số 21/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc Quy định về sức khỏe
đối với người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn
và kinh doanh thực phẩm ăn ngay.
2.3 Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà
nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm số 05/2007/TT-BYT của Bộ Y tế.
2.4 Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm số
01/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội để
xây dựng dự án
- Luật Doanh nghiệp được quốc hội khóa XI thông qua đã thể hiện rõ
đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, cho phép các loại hình doanh nghiệp ra
đời, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
nước nhà phát triển.
- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc Việt Nam gia
nhập WTO sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, phục

vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Hà Nội là một thành phố công nghiệp đầy tiềm năng với tổng dân số trên
6 triệu người, số lượng lao động là 3,5 triệu chiếm 54% dân số. Thu nhập bình
quân (GDP) đã đạt trên 1000 USD/năm.
- Vấn đề cung cấp suất ăn công nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ
sinh nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các cấp chính quyền địa phương, lãnh
đạo các khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp, trường học và bệnh viện.
- Số lượng lớn các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện là tiềm năng rất lớn
để công ty khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực của mình, đồng thời xu thế phát
triển của xã hội với sự đòi hỏi ngày càng cao chất lượng phục vụ cuộc sống sẽ
tạo thuận lợi cho công ty vươn lên cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh khác.
2. Đánh giá về thị trường
2.1 Thực trạng thị trường suất ăn công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Nội
(xem Biểu đồ Thực trạng suất ăn công nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội – trang sau)
Thực trạng suất ăn công nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
(Số liệu Báo cáo tổng kết 12 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
Hà Nội - UBND Thành phố Hà Nội 2007)
• 30% DN - có dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp
• 70% DN - người lao động tự túc suất ăn
Hiện nay Hà Nội có 3,5 triệu lao động phân bố trên hàng nghìn doanh
nghiệp, trong đó chỉ có 10% - 15% lao động có nhà ở tại các khu công nghiệp,
còn đa phần phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư, chế độ ăn uống thất thường
không đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt chỉ có 30% doanh nghiệp có tổ chức bữa ăn
trưa cho người lao động, số còn lại chỉ hỗ trợ tiền ăn hoặc tính vào lương, dẫn
đến người lao động ăn uống không đạt tiêu chuẩn chất lượng dinh dưỡng, không
đảm bảo tái tạo sức lao động. Mặt khác một số đơn vị chạy theo lợi nhuận không
chú trọng kiểm tra, kiểm soát khâu chế biến, nguồn thực phẩm gây ngộ độc thực
phẩm hoặc suất ăn thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao

động. Phần lớn đều gặp phải những tồn tại là trang thiết bị, đồ dùng phục vụ suất
ăn công nghiệp còn giản đơn, lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý điều hành bộ
máy điều hành còn yếu kém, thiếu đầu bếp có tay nghề và kinh nghiệm, đặc biệt
quan điểm và thái độ phục vụ lao động ở một số đơn vị chưa tốt do chưa thấy
được tầm quan trọng của khách hàng.
Một vấn đề nữa là trong các hợp đồng suất ăn công nghiệp, tính pháp lý
ràng buộc thực hiện chưa thật triệt để những điều khoản liên quan đến trách
nhiệm các bên khi vi phạm hợp đồng, nhất là hậu quả những vụ ngộ độc thực
phẩm đối với người lao động giải quyết chưa “thấu tình đạt lý”.
Từ những thực tế nêu trên đã cho thấy tiềm năng về phục vụ suất ăn công
nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn rất lớn, thị trường đang chào đón những đơn vị
có đủ năng lực và uy tín thỏa sức khai thác trên mảnh đất công nghiệp phát triển
này.
I.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Danh sách các doanh nghiệp cung ứng Suất ăn công nghiệp cho các
doanh nghiệp khu công nghiệp ở Hà Nội
(Nguồn: trang web yellowpage.vn)
Stt Tên nhà cung cấp Địa chỉ
01
Công ty TNHH Sản xuất -
Thương mại Hà Yến
Số 3 lô CN6 cụm công nghiệp vừa
và nhỏ Từ Liêm, huyện Từ Liêm,
Hà Nội
02
Công ty Cổ phần thương
mại và dịch vụ Hime Việt
Nam
29/228 Lê Trọng Tấn, Hà Nội
03 Công ty TNHH Vạn An.

112 Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai,
Hà Nội
04
Công ty TNHH Dịch vụ Á
Đông
100 ngõ Trại Cá, Trương Định,
Hai Bà Trưng, Hà Nội
05
Công ty TNHH Dịch vụ
suất ăn công nghiệp
Phương Nam
219G - Khâm Thiên - Đống Đa -
Hà Nội
• Như vậy: Toàn Thành phố đã có 05 đơn vị đang khai thác thị trường suất
ăn công nghiệp.

•Đánh giá đối thủ cạnh tranh
- Qua phân tích thị trường cho thấy: 5 đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp
có năng lực cạnh tranh còn yếu vì không đủ khả năng về chuyên môn, tài chính,
tổ chức quản lý.
- Mặt khác: trước xu thế hội nhập quốc tế Việt Nam tham gia tổ chức
thương mại thế giới (WTO) sẽ là thách thức lớn đối với những đơn vị yếu kém,
không năng động, sáng tạo, không đủ năng lực chuyên môn và tài chính trước
nền kinh tế thị trường đầy biến động, đòi hỏi của đối tác ngày một cao, khắt khe
hơn đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có số lượng lớn suất ăn công nghiệp
và những doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài. Qua nghiên cứu thị
trường cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu thay đổi đối tác
cung cấp suất ăn công nghiệp. Đó là một minh chứng cho thấy sự cạnh tranh và
phát triển, tồn tại hay tiêu vong giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống,
suất ăn công nghiệp đang diễn ra theo đúng quy luật của nó. Bản thân công ty

của chúng tôi đã đánh giá và ý thức được điều này để đề ra phương án tối ưu cho
hoạt động của mình trong thời gian tới.
•Tồn tại chung của các đơn vị
- Thiếu chiến lược phát triển, chưa năng động, sáng tạo trong nền kinh tế
thị trường.
- Năng lực chuyên môn, trình độ quản lý còn yếu, chưa có đội ngũ nhân
viên lành nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về suất ăn công nghiệp.
- Nguồn vốn và trang thiết bị phục vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát
triển của công ty và đòi hỏi của đối tác.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn lương thực, thực phẩm và khâu chế
biến tiến hành chưa được chặt chẽ, đôi khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Quan điểm, thái độ phục vụ khách hàng còn nhiều khiếm khuyết, chậm
tiếp thu và đổi mới phong cách phục vụ.
III. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Qui mô dự án
Công ty cổ phần Dịch vụ - Ẩm thực Desperate Housewives với bộ máy tổ
chức hơn 20 nhân sự, đảm nhận các hợp đồng đấu thầu suất ăn công nghiệp, với
tổng số vốn đầu tư ban đầu là trên 1 tỷ đồng. Công ty sẽ hoạt động trên địa bàn
thành phố Hà Nội và từng bước phát triển ra các tỉnh thành lân cận.
2. Lĩnh vực dịch vụ sẽ thực hiện
 Cung cấp suất ăn công nghiệp cho các Doanh nghiệp, Trường học,
Bệnh viện trên địa bàn toàn Thành phố và khu vực.
 Mua bán các loại rau quả sạch, lương thực, thực phẩm.
 Phối hợp với các doanh nghiệp như: sữa, dầu ăn, bột ngọt, dụng cụ gia
đình… đẩy manh quan hệ công chúng (PR), nâng cao kiến thức người tiêu
dùng, là cầu nối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
3. Phương thức tiến hành
 Hoàn tất thủ tục thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ - Ẩm thực Desperate
Housewives trong tháng 06/2009.

 Quảng bá thương hiệu công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 Tiến hành giao dịch, ký kết các hợp đồng hoặc tham gia đấu thầu với các
doanh nghiệp về suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống.
 Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan xí nghiệp tổ chức các hoạt động
xã hội, từ thiện.
4. Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc
(2 thành viên)
BP kế toán
(1 tv)
BP sản xuất
(16 tv)
BP kinh doanh
(4 tv)
Quản lý sản xuất
(1 tv)
Nhân viên sản xuất
(15 tv)
BP nhân sự
(1 tv)
NV KD
(2 tv)
NV phân phối
(2 tv)
BP QL
Chất lượng
SP
(1tv)
5. Quy trình chế biến và phục vụ

HÀNG HÓA
ĐẦU VÀO
GIAO – NHẬN
CHẾ BIẾN
PHỤC VỤ
THU HỒI THỰC PHẨM DƯ
VỆ SINH
SƠ CHẾ
LƯU MẪU
SỐNG KHI
SƠ CHẾ
KIỂM TRA -
LƯU MẪU
TP CHÍNH
KIỂM
TRA
HÀNG
HÓA
XỬ LÝ RÁC THẢI
6. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Công ty chỉ sử dụng hàng hóa có nguồn
gốc rõ ràng từ những đơn vị có uy tính.
- Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm: Cán bộ và nhân viên làm
việc ở công ty ngoài kiến thức về chuyên môn, hàng năm phải được khám sức
khỏe và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hồ sơ lưu mẫu thực phẩm: Thực phẩm tươi sống trước khi sử dụng,
chế biến và thực phẩm sau khi nấu chín được công ty lưu mẫu theo quy định của
Bộ Y tế cũng như được sự giám sát của công ty và đại diện công ty khách hàng.
- Quá trình lưu mẫu thực phẩm: Khi thực phẩm nhập vào, chế biến và
nấu xong sẽ được nhân viên của công ty lấy mẫu theo lượng qui định, mẫu lưu

được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp trong 24h. Mẫu được lưu tại phòng y tế của
đơn vị khách hàng dưới sự giám sát và niêm phong của 2 bên.
- Kiểm soát chất lượng dịch vụ: Công ty xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra
nhằm giám sát chặt chẽ hoạt động nhà ăn, đơn vị khách hàng có thể kiểm tra
thường xuyên, đột xuất để đánh giá chất lượng dịch vụ.
- Giới thiệu thực đơn: Thực đơn được lập và gởi trước cho khách hàng
trong vòng 30 ngày, thực đơn được sắp xếp, thay đổi theo nhu cầu của khách
hàng để tránh nhàm chán món ăn, khẩu vị đồng thời cũng đảm bảo nhu cầu cân
bằng dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể (khoảng 1000 – 1200 calo).
(Tham khảo phụ lục: Thực đơn tuần)
8. Các bên đối tác
∗ Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
∗ Các loại hình trường, cơ sở đào tạo, bệnh viện có nhu cầu về suất
ăn công nghiệp và dịch vụ ăn uống.
∗ Các tổ chức ban ngành, cơ quan đoàn thể xã hội Thành phố Hà Nội.
∗ Các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế
khác.
9. Chiến lược phát triển
 Mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh thành lân cận.
 Mở các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, phục vụ tiệc cưới.
 Mở các văn phòng đại diện tại các tỉnh thành lân cận.
 Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho đội
ngũ cán bộ và nhân viên của công ty.
 Nhận tư vấn về dinh dưỡng - ẩm thực cho khách hàng trực tiếp tại văn
phòng công ty hay thông qua hệ thống tổng đài.
 Đưa A14 Catering trở thành một thương hiệu mạnh trong khu vực và
dần phát triển trên quy mô cả nước.
10.Chiến lược giá và Marketing
9.1 Chiến lược giá
Qua khảo sát trên thị trường cung ứng suất ăn công nghiệp trên địa bàn

thành phố Hà Nội, chúng tôi nhận thấy đơn giá một suất ăn công nghiệp dao
động từ 3.600 đồng đến 18.000 đồng, từ suất ăn cho công nhân xí nghiệp, học
sinh tại các trường học cho đến nhân viên văn phòng. Qua nghiên cứu thị trường
và thực tế chi phí sản xuất, công ty đưa ra đơn giá như sau:
- Suất ăn loại A giá 10 000 đồng dành cho đối tượng khách
hàng là công nhân công xưởng và học sinh tại các trường.
- Suất ăn loại B giá 20 000 đồng dành cho đối tượng nhân
viên văn phòng.
Đây là mức giá vừa đảm bảo cạnh tranh mà vẫn đủ để công ty duy trì
khẩu phần đầy đủ giá trị dinh dưỡng và vệ sinh, phù hợp với nhu cầu của từng
đối tượng khách hàng.
9.2 Chiến lược Marketing
Do đặc thù lĩnh vực hoạt động, công ty đưa ra chiến lược Marketing như
sau:
- Chiến lược Markting B-to-B để giới thiệu sản phẩm dịch vụ
của công ty đến từng khách hàng tiềm năng.
- Đưa ra các hình thức khuyến mại đối với các khách hàng
thân thiết như Chương trình liên kết tổ chức tour du lịch cho nhân viên xuất sắc,
chương trình giảm giá trong các dịp lễ, Tết…
- Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội để nâng
cao hình ảnh và uy tín của công ty.
- Đối với ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm bảo chất
lượng các bữa ăn và đáp ứng được khẩu vị của khách hàng sẽ đem lại hiệu ứng
lan truyền rất cao, do đó công ty luôn chú trọng phát triển thực đơn phong phú
và bảo đảm chất lượng các suất ăn. Đây cũng chính là một biện pháp tiếp thụ
đem lại hiệu quả cao.
IV. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH, PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
1. Phân tích lợi thế cạnh tranh
- Công ty có đủ khả năng về tài chính trước mắt cũng như lâu dài khi đầu tư

mở rộng.
- Công ty có đủ năng lực về chuyên môn, với đội ngũ Hội đồng thành viên,
cán bộ nhân viên được đào tạo có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên
đại học về Nữ công gia chánh - Văn hóa ẩm thực và các ngành nghề có liên
quan.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, được tập huấn vệ sinh an toàn
thực phẩm, quy trình chế biến thực hiện đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
- Công ty hoạt động trong khuôn khổ điều lệ theo Luật Doanh nghiệp, có
chiến lược phát triển lâu dài vì uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng. Thực
đơn phong phú, đa dạng, chọn lựa dễ dàng với các món mặn, món canh, món
xào… được chế biến từ thịt, rau, củ quả… cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần
thiết cho cơ thể; với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, suất ăn công nghiệp đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đầy đủ giá trị dinh dưỡng, giá cả hợp lý. Ngoài
việc dựa vào nhiều yếu tố như khẩu vị, giá thành và chất lượng, công ty quan
niệm rằng sự hài lòng của thực khách là yếu tố quyết định cho sự thành công của
doanh nghiệp.
- Việc công ty không chỉ kinh doanh mà còn tổ chức tham gia hoạt động xã
hội trên nhiều lĩnh vực sẽ tạo uy tín cho Công ty trên thương trường và tạo ra lợi
thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
2. Phân tích nguy cơ rủi ro, phương án khắc phục
2.1 Nguy cơ rủi ro
 Vấn đề thứ nhất: về đối tác ký hợp đồng hoặc đấu thầu hiện nay có thể
chia ra làm 02 loại:
- Thứ nhất là những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài (vốn và người lao động nước ngoài). Đối tác này rất kén chọn, yêu cầu
của họ rất cao về chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vì thế để
có được hợp đồng hoặc trúng thầu đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự có năng
lực và uy tín.
- Thứ hai, đối tác là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số này rất nhiều

nhưng họ đã có một quá trình gắn kết với các doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ sở
nấu ăn, trong đó nhiều đơn vị có người thân làm lãnh đạo trong doanh nghiệp
(đa số là người thân trong gia đình lãnh đạo đảm nhận thầu dịch vụ ăn uống
trong doanh nghiệp). Vì thế rất khó ‘‘chen chân’’ hoặc phải chấp nhận tiêu cực
(lo lót, luồn lách tìm kiếm hợp đồng hoặc đấu thầu) thì mới có được đối tác. Vì
thế cả hai dạng này khi thực hiện ký hợp đồng đều có thể xảy ra rủi ro.
 Vấn đề thứ hai: Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều doanh nghiệp
nước ngoài có đủ khả năng về tài chính và chuyên môn tham gia cạnh tranh.
 Vấn đề thứ ba: Giá cả thị trường luôn biến động theo xu hướng bất lợi
cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong khi tâm lý người tiêu dùng luôn
muốn suất ăn ngon - rẻ - hợp vệ sinh. Đây là điều hết sức khó khăn cho đơn vị
kinh doanh cạnh tranh.
 Vấn đề thứ tư: Sự kiểm tra, kiểm soát nguồn thực phẩm ngoại nhập, đặc
biệt số thực phẩm nhập lậu qua biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia và
đường biển vào Việt Nam, kể cả các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng khó
kiểm soát chất lượng (tổ chức FAO đã cảnh báo Việt Nam về nguy cơ này -
Theo VietNamNet 31/07/2006). Mặt khác việc lạm dụng và sử dụng các chất
tăng trọng, chất kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng
và bảo quản thực phẩm, chế biến thực phẩm trong xã hội hiện nay rất khó
kiểm tra và xác định. Nó là nguy cơ gây ra ngộ độc trong ăn uống hoặc tích tụ
độc tố gây bệnh tật lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và
năng suất lao động.
2.2 Phương án khắc phục
- Xây dựng công ty vững mạnh, có uy tín, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của các doanh nghiệp. Công ty không chạy theo những lợi nhuận đơn thuần
trước mắt mà vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty.
- Kiểm tra chặt chẽ các khâu từ sản xuất cho đến chế biến, kiểm tra nguồn
cung cấp lương thực, thực phẩm, rau quả từ bên ngoài nhập vào công ty, tuyệt
đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên kết với các chủ trang trại, nguồn
cung ứng nguyên vật liệu để luôn đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên vật

liệu đầu vào phục vụ sản suất.
- Đổi mới phương thức tổ chức quản lý điều hành và tinh gọn bộ máy,
thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên phục
vụ. Thường xuyên nghiên cứu phát triển món ăn để đưa ra các thực đơn phong
phú, khoa học cho cả thực đơn tiệc, suất ăn công nghiệp và suất ăn trường học.
- Luôn duy trì phong cách phục vụ theo tiêu chuẩn cao, chuyên nghiệp, đội
ngũ nhân viên có tâm và trách nhiệm với nghề, luôn lấy sự hài lòng của khách
hàng là hạnh phúc và sự thành công.
V. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. Nguồn vốn
Vốn đầu tư tài sản cố định 1.442.950.000
Nhu cầu vốn lưu động 95.212.500
Tổng nhu cầu vốn năm 1 1.538.162.500
Vay ngân hàng (60%) 922.897.500
Vốn chủ sở hữu (40%) 615.265.000
lãi suất vay vốn 11%
2. Dự tính chi phí
2.1 Trang thiết bị và nhà xưởng
STT TÊN THIẾT BỊ ĐVT S.LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
I TRANG THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
1 Máy vi tính Cái 7 7.000.000 49.000.000
2 Máy in Cái 1 2.000.000 2.000.000
3 Điện thoại Cái 4 350.000 1.400.000
4 Bàn làm việc Cái 7 1.000.000 7.000.000
5 Ghế xoay Cái 7 500.000 3.500.000
6 Tủ hồ sơ Cái 4 100.000 400.000
Tổng cộng 75.650.000
II
TRANG THIẾT BỊ NHÀ
XƯỞNG

1 Tủ cơm 120Kg " 2 19.000.000 38.000.000
2 Bếp công nghiệp " 10 1.500.000 15.000.000
3 Bàn sơ chế thực phẩm " 4 3.000.000 12.000.000
4 Bàn phân chia " 5 3.000.000 15.000.000
5 Tủ lạnh " 2 20.000.000 40.000.000
6 Bồn rửa " 5 3.800.000 19.000.000
7 Xe khay " 20 200.000 44.000.000
8 Xe đẩy thục phẩm " 5 1.200.000 6.000.000
9 Dụng cụ nhà bếp " 10.000.000
10 Dụng cụ phục vụ " 5.000.000
11 Xe tải chuyên dụng ' 2 100.000.000 200.000.000
Tổng cộng 542.950.000
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ 542.950.000
VỐN ĐẦU TƯ VĂN PHÒNG NHÀ XƯỞNG 900.000.000
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.442.950.000
2.2 Dự tính chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm
Chi phí trên một đơn vị suất ăn A B
Chi phí nguyên vật liệu 4.500 9.000
Chi phí nhân công trực tiếp 850 850
Các chi phí khác liên quan trực tiếp
đến sản xuất 350 350
Các chi phí cố định 2.000 2.000
Tổng chi phí 7.700 12.200
3. Dự tính chi phí qua các năm
a. Dự tính tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
sản lượng mỗi năm năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
A 304.800 365.760 438.912 526.796 632.206
B 76.200 91.440 109.728 131.572 157.988
tổng chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp 2.057.400.000 2.468.880.000 2.962.656.000 3.554.730.000 4.266.819.000

b. Dự tính tổng chi phí nhân công trực tiếp
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
324.000.00
0
388.800.00
0 475.200.000 570.240.000 684.288.000
c. Dự tính tổng chi khác liên quan trực tiếp đến sản xuất
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
133.350.00
0
160.020.00
0 192.024.000 230.428.800 276.567.900
d. Dự tính tổng chi phí cố định
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
chi phí khấu hao 198.590.000 198.590.000 198.590.000 198.590.000 198.590.000
trả lãi vay 101.518.725 85.217.832 67.123.841 47.039.510 24.745.903
chi phí nhân công gián
tiếp
343.200.00
0
343.200.00
0 343.200.000 343.200.000 343.200.000
các chi phí khác
118.691.27
5
134.992.16
8 153.086.159 173.170.490 195.464.097
Tổng các chi phí cố
định 762.000.000 762.000.000 762.000.000 762.000.000 762.000.000
e. Dự tính tổng chi phí

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
3.276.750.00
0
3.779.700.00
0
4.391.880.00
0
5.117.398.80
0 5.989.674.900
4. Lợi nhuận dự tính
Doanh thu
sản phẩm A 3.048.000.000 3.657.600.000 4.389.120.000 5.267.960.000 6.322.060.000
sản phẩm B 1.524.000.000 1.828.800.000 2.194.560.000 2.631.440.000 3.159.760.000
Tổng doanh thu 4.572.000.000 5.486.400.000 6.583.680.000 7.899.400.000 9.481.820.000
Giá vốn hàng bán
sản phẩm A 2.346.960.000 2.816.352.000 3.379.622.400 4.056.329.200 4.867.986.200
sản phẩm B 929.640.000 1.115.568.000 1.338.681.600 1.605.178.400 1.927.453.600
Tổng giá vốn hàng
bán 3.276.600.000 3.931.920.000 4.718.304.000 5.661.507.600 6.795.439.800
lợi nhuận gộp
sản phẩm A 701.040.000 841.248.000 1.009.497.600 1.211.630.800 1.454.073.800
sản phẩm B 594.360.000 713.232.000 855.878.400 1.026.261.600 1.232.306.400
Tổng lợi nhuận gộp 1.295.400.000 1.554.480.000 1.865.376.000 2.237.892.400 2.686.380.200
khấu hao 198.590.000 198.590.000 198.590.000 198.590.000 198.590.000
lãi vay 101.518.725 85.217.832 67.123.841 47.039.510 24.745.903
Chi phí nhân công
gián tiếp 343.200.000 343.200.000 343.200.000 343.200.000 343.200.000
Chi phí khác 118.691.275 134.992.168 153.086.159 173.170.490 195.464.097
Lợi nhuận trước thuế 634.918.725 877.697.832 1.170.499.841 1.522.931.910 1.949.126.103
Thuế thu nhập (25%) 158.729.681 219.424.458 292.624.960 380.732.978 487.281.526

Lợi nhuận sau thuế 476.189.044 658.273.374 877.874.880 1.142.198.933 1.461.844.578

5. Kế hoạch trả nợ:
Dự kiến trả nợ trong 5 năm, mỗi năm trả một số tiền cố định là 249.708.662
đồng.
Kế hoạch trả nợ cụ thể như sau:
Tiền còn nợ đầu
năm 922.897.500 774.707.563
610.216.73
2 427.631.911 224.962.759
Trả lãi hàng năm 101.518.725 85.217.832 67.123.841 47.039.510 24.745.903
Trả gốc 148.189.937 164.490.830 182.584.822 202.669.152 224.962.759
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
NPV = 1.446.212.168 > 0
IRR = 46% > lãi suất chiết khấu 11%
PP = 2,169 năm -> sau 2,169 năm thì hòa vốn
Như vậy, dự án đạt hiệt quả cao về mặt kinh tế
VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI
1. Đánh giá tác động môi trường
Dự án này luôn chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
cũng như bảo vệ môi trường. Trong dự án, rác thải là nhân tố có nguy cơ
ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường, do đó để dự án này được tiến hành
thuận lợi thì vấn đề xử lý rác thải cần phải được trú trọng đặc biệt. Nắm
bắt được yêu cầu đó trong dự án này nhóm dự án đã đề ra một số biện
pháp để chủ động khắc phục những vấn đề môi trường:
■ Liên kết với các trang chại chăn nuôi để tái sử dụng đồ ăn dư thừa.
■ Trang bị hệ thống thu gom và xử lý rác thải theo tiêu chuẩn của
Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Hà Nội.
Như vậy, dự án này sẽ không có tác động xấu tới môi trường khu vực
xung quanh.

2. Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án
• Công ty cổ phần Dịch vụ - Ẩm thực Desperate Housewives ra đời, mục
đích cơ bản cũng giống như các Công ty khác là kinh doanh - tìm kiếm lợi
nhuận, thực hiện theo đúng Luật doanh nghiệp, góp phần cùng các loại hình
doanh nghiệp khác thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, khi mở rộng quy
mô, công ty cũng sẽ giải quyết nhu cầu việc làm cho một bộ phận lao động có
khả năng trong lĩnh vực ẩm thực – dinh dưỡng và một số lao động phổ thông
khác. Đồng thời, trong quá trình làm việc công ty sẽ tổ chức các khóa đào tạo
nghiệp vụ để nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, thông qua đó sẽ giúp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nội bộ công ty nói riêng và toàn bộ
nền kinh tế nói chung.
• Công ty sẽ đảm bảo cung cấp những suất ăn công nghiệp đạt tiêu chuẩn
về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả phải chăng, phù hợp với
nhu cầu của đại bộ phận người lao động, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao
động xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất
nước.
• Bên cạnh đó, công ty có kế hoạch sẽ tổ chức các hoạt động tư vấn về dinh
dưỡng và ẩm thực, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này,
tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện như “Nồi cháo tình
thương”, tổ chức bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi trung ương
và một số nơi khác…
Như vậy, dự án “Công ty Cổ phần Dịch vụ - Ẩm thực Desperate
Housewives” không chỉ có hiệu quả về mặt tài chính mà còn có hiệu quả lớn về
mặt xã hội. Do đó, nếu dự án này được đưa vào triển khai thì sẽ mang lại lợi
nhuận không nhỏ cho nhà đầu tư và các cổ đông, đồng thời cũng sẽ mang lại lợi
ích về nhiều mặt cho xã hội.
a. THỰC ĐƠN TUẦN

THỰC ĐƠN TUẦN 1
Thứ

hai
Mặn Xào Canh
Cá lóc kho tiêu
Thịt kho tàu
Bò xào cần cà
Tép rim thịt
Cá mú chiên sả
Giá, hẹ xào
Đậu bắp
Cải bẹ xanh
Chua rau muống
Thứ
ba
Nem rán
Chả lụa
Sườn nướng
Thịt trộn dưa mắm
Bắp cải xào
Cải ngọt luộc
Su hào cà rốt
Dưa cải chua
Thứ tư
Cốtlêt ram củ hành
Cá mùi chiên
Thịt kho dưa cải
Chả cá thu sốt cà
Đậu que xào
Dưa leo
cà chua
rau sống

Rau má
Canh chua thơm
Thứ
năm
Thịt luộc
Cá ngừ kho thơm
Thịt kho đậu phụ
Bò xào lá lốt
Thịt xay + chả cá chiên
Su hào xào
Xà lách trộn
Rau ngót
Rau đay
Thứ
sáu
Mực xào chua ngọt
Thịt kho măng
Cá chưng tương
Sườn non ram mặn
Tép ram ba rọi
Rau lang xào
Rau muống xào
Rau muống luộc
Rau cải thịt
Mướp đắng nấu thịt
Thứ
bảy
Đậu phụ dồn thịt
Chả lụa sốt cay
Thịt kho tiêu

Cá thu sốt cà
Cá bống kho tiêu
Cà tím - mỡ hành
Rau sống
Cải ngọt luộc
Tần ô
Rau cần
Chúc quý khách ngon miệng! 
THỰC ĐƠN TUẦN 2
Thứ
hai
Mặn Xào Canh
Bò nấu đậu
Cá điêu hồng chiên
Sườn kho su hào
Thịt heo xào củ hành
Cá ngừ kho cà
Su su xào
Măng xào giá
Rau sống
Bầu - tôm
Thứ ba
Tép rim nước dừa
Trứng chiên thịt
Sườn ram
Cá chép rán
Đậu đũa xào
Cải thảo xào
Rau sống
Bí đỏ

Rau dền
Thứ tư
Giò heo giả cầy
Sườn non kho tiêu
Cá cơm chiên bột
Cá rô kho tộ
Đậu que xào
Cải thìa xào
Salad trộn
Cà chua trứng
Rau ngót
Thứ
năm
Tép rang me
Thịt bò xào thập cẩm
Thịt kho trứng
Cá chẽm chiên
Cải ngọt
Rau sống
Bầu luộc
Mồng tươi
Bí xanh
Thứ
sáu
Chả trứng
Thịt kho
Cá lóc kho tiêu
Gà kho gừng
Khổ qua xào
Bắp cải xào

Rau sống
Chua thập cẩm
Rau má
Thứ
bảy
Cá bống kho tiêu
Cá trê chiên - măm gừng
Thịt kho dưa cải
Bì xào cần hành
Dưa leo cà chua
Rau lang luộc
Salad trộn
Súp
Đậu phụ nấu hẹ
Kính chúc quí khách ngon miệng! 
THỰC ĐƠN TUẦN 3
Thứ
hai
Mặn Xào Canh
Cà chua dồn thịt
Sườn ram lạc
Trứng cuộn patế
Cá bạc má chiên
Dưa giá
Rau ghém
Rau muống xào
Rau đắng
Khoai môn
Thứ ba
Thịt kho củ cải

Mắm chưng
Cá lạc chiên sả
Chả lụa ram
Rau sống
Cà dĩa xào
Đậu bắp
Rau má
Cải thảo
Thứ tư
Cá hố chiên giòn
Cá ngân chiên
Bò kho
Thịt luộc
Thịt ram
Cà pháo - mắm tôm
Cải thìa
Dưa leo xào thơm
Rau đay - cua
Su hào
Thứ
năm
Cá cơm kho tiêu
Tim gan kho tiêu
Cá hộp sốt cà
Thịt ba rọi chiên
Thịt kho cải chua
Bắp cải luộc
Rau ghém
Đậu rồng xào
Rau tần ô

mướp + bún tàu
Thứ
sáu
Cà tím nhồi thịt
Thịt kho trứng cút
Thịt áp chảo
Cá cơm chiên bột
Cá mùi chiên
Đậu que xào carốt
Rau muống
Rau sống
Canh chua tép
Rau dền
Thứ
bảy
Thịt xào thập cẩm
Cá ngân kho măng
Mực chiên bột
Thịt giả cầy
Mướp xào giá
Kim chi
Salad trộn

Đu đủ
Kính chúc quí khách ngon miệng! 

×