Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.59 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC






BÙI NGỌC QUANG


TÁC ĐỘNG CỦA Ý THỨC, THÁI ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP
TỰ HỌC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga – Anh,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)



Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương





Hà Nội – 2013
3

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
1
Lời cam đoan
2
Mục lục
3
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
6
Danh mục các bảng
7
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ
8
MỞ ĐẦU ………… …………… …………… …………… ………
9
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu …………………………………………….
9
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ….…………………………………….
11
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu …………………………………………
12
4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu ………………………………
12

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………………
13
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ………………………………………
13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ……………………….
15
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan …………… …………….
15
1.1.1. Tự học là gì? …………… …………… …………… ………
15
1.1.1.1. Khái niệm “tự học” …………… …………… ………
15
1.1.1.2. Ý thức tự học …………… ……………….…… ………
17
1.1.1.3. Thái độ tự học …………… …………… ………
18
1.1.1.4. Phương pháp tự học …………… …………… ………
19
1.1.1.5. Bản chất của tự học …………… …………… … ……
19
1.1.1.6. Vai trò của tự học …………… …………… …………
20
1.1.1.7. Mục đích của tự học …………… …………… ………….
21
1.1.1.8. Ý nghĩa của tự học …………… …………… ………
21
1.1.2. Tác động là gì? …………… …………… …………… ………
23
1.1.3. Kết quả học tập …………… …………… …………… ……
23

1.1.4. Tác động của tự học đến kết quả học tập …………… …………
24
4

1.2. Tổng quan nghiên cứu ….……………………………….……………
24
1.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài …………………………………….…
33
Tiểu kết Chương 1 …………… ………………… …………… ………
36
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …… ….
37
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu ………………….……….…
37
2.1.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM ……
37
2.1.2. Lịch sử hình thành Khoa Ngữ văn Nga …………… ……………
37
2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu …………… ………………
39
2.3. Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin …………… ……… ……
40
2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát …………… ………………
41
2.5. Thử nghiệm và đánh giá công cụ khảo sát …………… ……… …
43
2.5.1. Thử nghiệm công cụ khảo sát …………… …………………….…
43
2.5.2. Đánh giá công cụ khảo sát…………… …………… ……… ……
44

Tiểu kết Chương 2 …………… ………………… …………… ………
46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………… ….
47
3.1. Thông tin chung về kết quả khảo sát …………….………
47
3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo …………… ………… ……
53
3.3. Kiểm định mô hình phân tích nhân tố …………… …… ………….
54
3.4. Kiểm định mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội …………………
57
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu …………… ………
64
3.6. Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học
tập của sinh viên kết quả khảo sát …………… ………….……
64
3.6.1. Ý thức tự học của sinh viên ……………
65
3.6.2. Thái độ tự học của sinh viên ……………
67
3.6.3. Phương pháp tự học của sinh viên ……………
69


5

3.6.4. Mối tương quan giữa ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết
quả học tập của sinh viên ……… ……
72

3.6.5. Đánh giá một số yếu tố khác tác động đến kết quả học tập của sinh
viên …………… …………… ……………
74
Tiểu kết Chương 3 …………… ………………… …………… ………
77
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỀ XUẤT
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………… …………………
85
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu khảo sát điều tra thử …………….……………… …
89
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát chính thức …………… ……………
91
Phụ lục 3. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho sinh viên) ………….
93
Phụ lục 4. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho giảng viên) ………
95
Phụ lục 5. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho Ban Cố vấn học tập)
96
Phụ lục 6. Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ……
97
Phụ lục 7. Phân tích nhân tố khám phá EFA ………………………
99
Phụ lục 8. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ……
102
Phụ lục 9. Kết quả kiểm định một số nhân tố tác động ……
103
Phụ lục 10. Bảng thống kê số liệu khảo sát ……

104








1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của
mỗi cá nhân. Tuy trong giáo dục nhà trường có sự hướng dẫn của
người thầy, nhưng việc tự học vẫn là yếu tố quyết định và còn là
nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
Điều 40 của Luật Giáo dục 2005 (được thông qua tại kỳ họp
thứ 7 của Quốc hội khóa XI ngày 14/6/2005) nêu rõ: “Phương
pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ ĐH phải coi trọng việc
bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên
cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo
điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng
dụng.”
Trước tầm quan trọng của việc tự học, Thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 với
quan điểm chỉ đạo: “Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách
nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học
tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả

ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh
phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân
loại,” với trọng tâm “đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm
tra đánh giá trong các trường phổ thông, các trường ĐH, cao đẳng
nhằm giúp cho học sinh, SV tinh thần ham học, năng lực tự học,
khả năng nghiên cứu để họp tập suốt đời có hiệu quả.”
Ý thức tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của
người học đã được xác lập rõ với sự ra đời của học thuyết lấy
“người học làm trung tâm” (student-centred education) của Tudor
2

(1996). Nghĩa là, người học cần năng động trong học tập và
nghiên cứu để có thể đáp ứng yêu cầu cao của việc học tập ở bậc
ĐH. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đào
tạo theo học chế tín chỉ đã và đang được triển khai trong toàn bộ
hệ thống giáo dục ĐH tại Việt Nam.
Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV là trung tâm
của quá trình đào tạo; ngoài kiến thức GV truyền đạt trên lớp, SV
cần phải tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu. Việc tự học của SV
giữ vai trò rất quan trọng và là nhân tố trực tiếp nâng cao chất
lượng đào tạo ở các trường ĐH. Bên cạnh đó, việc tự học còn góp
phần nâng cao hoạt động trí tuệ của SV trong việc tiếp thu và hiểu
tri thức mới, rèn luyện cho SV cách độc lập suy nghĩ, độc lập giải
quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học; giúp SV tự tin hơn
trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; và thúc đẩy lòng
ham học, ham hiểu biết để vươn tới đỉnh cao của tri thức khoa
học.
Trong thời gian 7 năm thực hiện chuyển đổi từ học chế niên
chế sang học chế tín chỉ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
luôn xác định SV là trung tâm của quá trình đào tạo; luôn yêu cầu

SV năng động trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học. Đào
tạo theo học chế tín chỉ 7 năm qua, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-
HCM đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng cũng đối mặt
không ít khó khăn. Bảy năm là đủ dài để nhìn nhận lại hoạt động
tự học của SV đang theo học tại trường, nhằm đánh giá hiệu quả
của hoạt động tự học đối với sự thành công của SV trong hệ đào
tạo này.
Liệu ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên
cứu và phát triển tư duy sáng tạo của SV ngành song ngữ Nga –
Anh có thực sự được nâng cao không? Liệu có phải do đặc thù của
3

chương trình song ngữ nên khối lượng chương trình đào tạo nặng
và vì vậy mà đòi hỏi năng lực tự học của SV cao hơn so với năng
lực tự học của SV các chương trình khác hay không? Để tìm hiểu
những vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài “Tác động của ý thức,
thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh
viên” (Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga –
Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết
quả học tập của SV ngành Song ngữ Nga – Anh, trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hoạt
động tự học của đối tượng này, góp phần đảm bảo và nâng cao
chất lượng dạy và học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Khảo sát và tìm hiểu tình hình tự học của SV ngành Song

ngữ Nga – Anh;
(2) Phân tích các yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự
học tác động đến kết quả học tập của SV;
(3) Đưa ra những đề xuất, giải pháp để tăng cường tính hiệu
quả của hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học ngành Song ngữ Nga – Anh.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là ở Khoa Ngữ văn Nga với 294
SV và 14 GV triển khai chương trình đào tạo song ngữ duy nhất
tại Trường.
4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở chương trình
đào tạo Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga của Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
(1) SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH& NV,
ĐHQG-HCM tổ chức việc tự học như thế nào?
(2) Ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV ngành Song
ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
có tác động như thế nào đến kết quả học tập của họ?
(3) Các đề xuất, giải pháp nào có thể được áp dụng để tăng
cường tính hiệu quả của hoạt động tự học của SV, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ Nga – Anh
tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
i) Ý thức tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng cao

thì kết quả học tập của SV càng cao.
ii) Thái độ tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng tích
cực thì kết quả học tập của SV càng cao.
iii) Phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng
tốt thì kết quả học tập của SV càng cao.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố về ý thức, thái độ, phương pháp tự học và kết quả
học tập của SV ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM.


5

6.2. Khách thể nghiên cứu
SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ
văn Nga, GV giảng dạy ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ
văn Nga, và Ban Cố vấn học tập của Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM.
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp hồi cứu tài liệu: sưu tầm và nghiên cứu các tài
liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài
nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Các tư liệu này được
nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng trong đề tài và sắp
xếp thành thư mục tham khảo.
Phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn Ban Cố vấn học tập, GV
và 10% SV trong danh sách chọn mẫu thuận tiện (mẫu không ngẫu
nhiên) nhằm thu thập thêm thông tin cho những câu hỏi mở, thông
tin thu về sẽ được tổng hợp, phân loại để trích dẫn trong luận văn

nhằm làm sáng rõ thêm vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi
để thu thập thông tin về hoạt động tự học của SV. Những dữ liệu,
thông tin thu được từ phiếu phản hồi được xử lý bằng phầm mềm
SPSS có kiểm tra lại độ tin cậy và dựa trên những kết quả đã được
xử lý, sẽ phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để đánh giá tác
động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV đến kết
quả học tập.
Cách thức chọn mẫu: Đề tài sẽ thực hiện chọn mẫu tổng thể
toàn bộ SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh với 294
SV, trong đó có 84 SV năm thứ nhất, 59 SV năm thứ hai, 58 SV
năm thứ ba, 40 SV năm thứ tư và 53 SV năm thứ năm.
6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan
1.1.1. Tự học là gì?
 Khái niệm “tự học”: là một quá trình tự giác tích cực, gắn
liền với ý thức, thái độ, động cơ, tình cảm, ý chí,… của người
học nhằm biến những kiến thức và kỹ năng nhận được từ kho
tàng tri thức của nhân loại thành tài sản riêng của người học;
bên cạnh đó, người học đào sâu kiến thức và mài giũa các kỹ
năng này, cố gắng liên hệ và áp dụng chúng vào cuộc sống
thực tiễn của mỗi cá nhân người học.
 Ý thức tự học: là sự hiểu biết, sự cảm nhận của SV đối với
vấn đề tự học.
 Thái độ tự học: là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động
của SV về việc tự học.
 Phương pháp tự học: là cách thức mà SV tổ chức việc tự học

của mình như việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện việc
tự học của mình để nhằm hướng tới đạt được kết quả cao
trong học tập.
 Bản chất của tự học: là người học chủ động lĩnh hội kiến
thức, chủ động tìm kiếm thông tin.
 Vai trò của tự học: “Tự học có vai trò rất quan trọng trong
việc nâng cao tính tích cực nhận thức và hiệu quả hoạt động
trí tuệ của người học.” (Kharlamov, 1978) [9]
 Mục đích của tự học: là để trau dồi kiến thức, mở mang trí
tuệ, rèn luyện nhân cách và làm người hữu ích cho xã hội.
 Ý nghĩa của tự học: tự học vừa mang ý nghĩa củng cố, trau
dồi tri thức vừa có ý nghĩa mở rộng hiểu biết.
1.1.2. Tác động là gì? “Tác động (cũng có thể xem như là kết quả)
có thể như dự định hoặc không như dự định; có thể là những tác
7

động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được
sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài.
Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình
thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự
án.” (DFID – Glossary, 1998).
1.1.3. Kết quả học tập
Trong khoa học và trong thực tế, kết quả học tập của SV được
hiểu theo hai nghĩa:
(1) Mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định
do mình và GV đề ra dựa trên các tiêu chí đo lường đánh giá;
(2) Mức độ mà người học đạt được so với những người cùng học
khác, thông qua điểm số, xếp hạng.
Dù hiểu theo cách nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức
độ đạt được các mục tiêu của việc dạy học gồm kiến thức, kỹ năng

và thái độ.
1.1.4. Tác động của tự học đến kết quả học tập
Tác động của tự học có thể coi như là kết quả của một quá trình
tự giác tích cực, gắn liền với ý thức, thái độ, động cơ, tình cảm, ý
chí,… của người học nhằm biến những kiến thức và kỹ năng học
được từ sách vở, bạn bè, thầy cô,… thành tài sản tri thức riêng của
chính mình.
Tác động của tự học có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của
người học. Nghĩa là nếu biết cách tự học (có ý thức tự học tốt, thái
độ tự học đúng đắn và phương pháp tự học hiệu quả) thì kết quả
học tập của SV sẽ cao hơn. Họ sẽ thu được những kiến thức, kỹ
năng, thái độ nằm trong mục tiêu của môn học nhiều hơn so với
những SV chưa có cách tự học hiệu quả.


8

1.2. Tổng quan nghiên cứu
Kirmani & Siddiquah (2008) [32] đã nghiên cứu tác động của
một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của 353 SV của các
ngành khác nhau thuộc trường ĐH Punjab, Lahore (Pakistan). Hai
tác giả này cho rằng, có 6 yếu tố chính tác động đến thành tích học
tập của SV: học thuật, cá nhân, phương tiện truyền thông, cơ sở
vật chất, dịch vụ hỗ trợ và môi trường tổ chức. Nghiên cứu này có
xu hướng khám phá và phân tích các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng
đến kết quả học tập của SV. Trong đó, các tác giả cũng chỉ ra
rằng, ảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân như ý thức, động lực, thái
độ, năng lực, thói quen tự học, thậm chí cả sức khoẻ cũng có ảnh
hưởng ít nhiều đến thành tích học tập của SV.
Win & Miller (2005) [44] đã nghiên cứu một số yếu tố có tác

động quyết định đến kết quả học tập của 1.803 SV năm thứ nhất
đang theo học 33 chuyên ngành tại trường ĐH Western Autralia.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, kết quả học tập của SV do 2
yếu tố chính quyết định, đó là yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường
học tập. Trong đó, yếu tố năng lực tự học của mỗi cá nhân được
coi là yếu tố quan trọng nhất, tác động lớn đến kết quả học tập.
Nghiên cứu cũng cho thấy, điểm số đầu vào ĐH và kết quả học tập
của SV năm nhất có mối tương quan mạnh, thuận chiều với nhau,
đồng thời không có sự khác biệt về nơi học (trường công, trường
tư) trước khi SV vào ĐH đối với kết quả học tập của SV.
Bratti & Staffolani (2002) [26] đã nghiên cứu tác động của thời
gian tự học và thời gian dự lớp đến kết quả học tập của 371 SV
năm nhất Khoa Kinh tế, Trường ĐH Ancona (Ý). Hai tác giả này
cho rằng, thời gian dự lớp có tác động thuận chiều đến kết quả học
tập, nhưng không mạnh bằng số giờ tự học của SV và tuỳ theo
từng đặc thù của môn học mà SV phân bổ thời gian hợp lý giữa tự
9

học ở nhà và học trên lớp sẽ cho kết quả học tập tốt hơn. Các tác
giả cũng đã xây dựng được mô hình lý thuyết phân bổ giữa thời
gian học của SV và thành tích học tập, qua đó có thể dự báo được
kết quả học tập của SV khi áp dụng thành công mô hình này.
Tudor (1996) [41] nghiên cứu phương pháp lấy người học làm
trung tâm trong giảng dạy ngôn ngữ, đã xác lập rõ nhận thức về
việc tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người
học qua học thuyết “lấy người học làm trung tâm.” Nghĩa là,
người học cần năng động trong học tập và nghiên cứu, cần có ý
thức, thái độ và phương pháp tự học hiệu quả thì mới có thể đáp
ứng được yêu cầu cao của việc học ở bậc ĐH.
Powers & Swinton (1985) [39] đã nghiên cứu tác động của tự

học đối với kết quả thi đầu vào các chương trình cao học ngành
khoa học và kỹ thuật tại Hoa Kỳ (GRE). Hai tác giả cho rằng, thời
gian dành cho tự học, tự mày mò qua giáo trình, tài liệu của học
viên lại không có mối quan hệ ý nghĩa gì đến kết quả điểm số. Tuy
nhiên, các tác giả cũng đưa ra được một số phương pháp tự học
giúp học viên nâng cao kết quả điểm số trong kỳ thi GRE.
Tô Minh Thanh và nhóm tác giả (2011) [22] đã khảo sát hiện
trạng hoạt động tự học của 1.691 SV chính quy văn bằng 1 của 21
khoa/bộ môn trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Nhóm nghiên cứu đề tài đã chỉ ra rằng, SV có ý thức đúng về tầm
quan trọng của hoạt động tự học đối với kết quả học tập.
Nguyễn Thị Thi Thu (2010) [16] đã nghiên cứu thực trạng tự
học qua việc khảo sát 270 SV Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Tác giả này cho rằng, SV đã có nhận
thức về vai trò và tầm quan trọng của việc tự học; tự học có ảnh
hưởng lớn đến kết quả học tập. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát,
chỉ có 19,3% SV hài lòng về phương pháp và hiệu quả tự học và
10

có tới 63,7% SV có dự định thay đổi phương pháp tự học. Tác giả
cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập không như
mong đợi là do một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan từ
người học.
Lê Thị Thanh (2006) [10] đã thăm dò ý kiến của SV và GV
Khoa Ngoại ngữ, ĐH Mở – Bán công Tp. Hồ Chí Minh về khả
năng tự học của SV Khoa Ngoại ngữ và các hướng hỗ trợ hoạt
động tự học. Kết quả cho thấy, SV có ý thức và thái độ tự học,
nhưng trong quá trình tự học, SV còn gặp nhiều khó khăn, chưa có
hướng hỗ trợ tốt từ phía GV và nhà trường, nên SV chưa có thái
độ tích cực, cũng như phương pháp hiệu quả đối với việc tự học

dẫn đến kết quả học tập không cao.
Diệp Thị Thanh (2006) [3] đã nghiên cứu một số phương pháp
tự học làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của SV.
Tác giả này khẳng định rằng, tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản
thân SV để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất
lượng, hiệu quả của quá trình dạy học – đào tạo trong nhà trường
thông qua kết quả học tập.
Nguyễn Văn Hùng (2004) [17] đã nghiên cứu tự học – yếu tố
trực tiếp quyết định đến chất lượng đào tạo, cho rằng SV muốn đạt
kết quả cao trong học tập thì phải tuân thủ các yêu cầu về tự học
bắt buộc đối với SV như phải có thái độ học tập, thái độ tự học
đúng đắn, phương pháp học tập khoa học…
Lưu Xuân Mới (2003) [12] đã nghiên cứu kỹ năng tự học cho
SV ĐH, cho rằng phương pháp tự học với các kỹ năng cơ bản
nhằm định hướng và giúp SV nâng cao hoạt động tự học nhằm đạt
kết quả cao trong học tập.
Đặng Vũ Hoạt (1994) [4] đã nghiên cứu một số phương pháp
dạy học ĐH, cho rằng SV sau khi nhận tác động từ GV trong giờ
11

giảng, tiến hành hoạt động tự học, tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị
cho xêmina, thực hành, luyện tập qua các hình thức làm bài tập,
thí nghiệm, tập vận dụng tri thức trong thực tiễn. Nghĩa là, dưới sự
tổ chức, hướng dẫn của GV, SV phải có thái độ tự học nghiêm túc
thông qua các hình thức làm bài tập, nghiên cứu, viết khóa luận tốt
nghiệp,… có như vậy kết quả học tập của SV mới cao được.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu kể trên (trong nước và nước
ngoài) đã xem xét hoạt động tự học của SV trong quá trình đào tạo
theo những góc độ khác nhau. Các tác giả cũng trình bày những
phương pháp, lý luận dạy học cũng như nêu lên thực trạng của

hoạt động tự học của SV tại một số trường cao đẳng, ĐH hiện nay.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, cụ thể các yếu
tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự học ảnh hưởng như thế
nào đối với kết quả học tập của SV ngành song ngữ - ngành học
đặc thù với khối kiến thức thật sự lớn, gắn kết trong những đặc
tính dân tộc, văn hoá… của hai dân tộc. Chính vì lý do đó, chúng
tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và giới hạn tập trung nghiên
cứu vào một số yếu tố tác động đến kết quả học tập liên quan trực
tiếp tới quá trình tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh. Đó là
các yếu tố: ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV.
1.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài
Những quan điểm về vấn đề tự học của SV đã được nhiều học
giả, nhà khoa học, nhà giáo dục… trên thế giới thảo luận, nghiên
cứu. Đề tài đã nghiên cứu và lựa chọn xây dựng khung lý thuyết
nghiên cứu của đề tài dựa trên ba trường phái/quan điểm của ba
nhà nghiên cứu chính sau đây:
Theo Benson (2001) [25], việc tự học hay năng lực tự học, tự
chủ trong học tập của người học chỉ nảy sinh và có kết quả học tập
12

Ý THỨC
TỰ HỌC
CỦA SV
THÁI ĐỘ
TỰ HỌC
CỦA SV
PHƯƠNG PHÁP
TỰ HỌC
CỦA SV
KẾT QUẢ

HỌC TẬP
CỦA SV
tốt khi người học trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập, môi
trường học tập.
Theo Oxford (2003) [37], việc tự học, tự chủ trong học tập của
người học chỉ nảy sinh và phát triển do yếu tố tâm lý của chính
bản thân người học, chứ không phải do yếu tố môi trường tác động
như quan điểm đã đề cập ở trên của Benson (2001).
Vygotsky (1986) [42] đã đưa khía cạnh xã hội của việc học vào
Học thuyết kiến tạo (Constructivism Theory). Về cơ bản đây là
một học thuyết dựa trên sự quan sát và nghiên cứu khoa học nhằm
trả lời cho câu hỏi: “Con người học như thế nào?”.
Sau khi nghiên cứu ba quan điểm trên về vấn đề tự học, chúng
tôi thấy rằng, quan điểm của Benson nhấn mạnh tầm quan trọng
của môi trường học tập, quan điểm của Oxford đề cao các đặc
điểm tâm lý của người học, trong khi quan điểm của Vygotsky lại
coi trọng sự tương tác giữa môi trường học tập và các đặc điểm
tâm lý của một cá nhân trong quá trình phát triển năng lực tự học
của người đó. Chúng tôi đã xây dựng mô hình nghiên cứu sau dựa
trên 3 quan điểm trên để tìm hiểu tác động ý thức, thái độ và
phương pháp tự học đối với kết quả học tập của SV:













Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu của đề tài
13

Giai đoạn 1:
Lập kế hoạch
nghiên cứu
Giai đoạn 2:
Thu thập và
xử lý thông tin
Giai đoạn 3:
Diễn giải kết
quả nghiên
cứu và báo cáo
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tập trung vào 100% SV đang theo
học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM.
2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Mẫu khảo sát là mẫu tổng thể toàn bộ SV đang theo học ngành
Song ngữ Nga – Anh với tổng số SV đang theo học là 294 SV,
trong đó có 84 SV năm thứ nhất, 59 SV năm thứ hai, 58 SV năm
thứ ba, 40 SV năm thứ tư và 53 SV năm thứ năm.
2.3. Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin
Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin được chúng tôi khái quát
gồm 7 bước và 3 giai đoạn, được cụ thể hóa qua Sơ đồ 2:














Sơ đồ 2. Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin

Xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu
Xác định loại thông tin cần thu thập
Nhận diện nguồn gốc thông tin
Phương án thu thập thông tin
Thu thập và xử lý thông tin
Kiểm tra và phân tích dữ liệu đã xử lý
Sử dụng dữ liệu và báo cáo kết quả
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7
14


2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát
Về ý thức tự học của SV, cụ thể gồm 6 câu hỏi/chỉ báo nhằm
đánh giá mức độ hiểu biết, nhận thức, kiến thức của SV đối với
vấn đề tự học.
Về thái độ tự học của SV, cụ thể gồm 5 câu hỏi/chỉ báo nhằm
đánh giá cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động của SV về vấn
đề tự học.
Về phương pháp, cách thức tự học của SV, cụ thể gồm 11 câu
hỏi/chỉ báo nhằm đánh giá cách thức mà SV tổ chức việc tự học
của mình như việc đặt mục tiêu, kế hoạch, thực hiện kế hoạch…
nhằm hướng tới đạt được kết quả cao trong học tập.
2.5. Thử nghiệm và đánh giá công cụ khảo sát
2.5.1. Thử nghiệm công cụ khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát thử nghiệm với 30 phiếu trước khi
tiến hành khảo sát chính thức nhằm kiểm tra độ tin cậy/phù hợp
của bảng hỏi cũng như ghi chép và ghi nhận những ý kiến phản
hồi của người trả lời về nội dung của các câu hỏi.
2.5.2. Đánh giá công cụ khảo sát
Sau khi xử lý thông tin từ bảng hỏi thu về và nhập liệu dữ
liệu thô, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo
lường bằng phần mềm SPSS qua việc đánh giá hệ số Cronbach
Anpha, với số mục hỏi là 22. Kết quả cho thấy hệ số  = 0,883,
trong đó các câu hỏi trong bảng hỏi đều có hệ số tương quan biến
tổng đều thoả điều kiện lớn hơn 0,3 và các hệ số Cronbach Alpha
nếu biến bị loại khỏi bảng hỏi đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha
của cả 22 câu hỏi; điều này chứng tỏ rằng thang đo được thiết kế
trong bảng hỏi có ý nghĩa thống kê và là thang đo lường tốt.
15

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung về kết quả khảo sát
Số phiếu thu về hợp lệ 265/294 phiếu phát ra
Thời gian tự học trung bình là khoảng 3 giờ/ngày và số ngày
làm thêm trung bình trong tuần khoảng 3,5 ngày/tuần và 3,6
giờ/ngày.
Học lực trung bình của SV dao động nhiều ở mức Trung bình
khá (43,8%) và Khá (33,2%). Sự hài lòng của SV so với kết quả
học tập mong đợi là rất thấp, chỉ có khoảng 10,9% SV tham gia trả
lời là ở mức Hài lòng và Hoàn toàn hài lòng.
3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kiểm tra hệ số  của Cronbach đều có độ tin cậy trên 0,7.
3.3. Kiểm định mô hình phân tích nhân tố
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số tải nhân tố (Factor
loading) của 22 biến quan sát đều đảm bảo giá trị phân biệt giữa
các nhân tố, vì đều lớn hơn 0,3. Trong 3 yếu tố dự kiến ban đầu
cần tiến hành phân tích đã có sự thay đổi, đó là biến số 14.Bạn
luôn học tính cực và chủ động trong lớp trong “Phương pháp tự
học” đã chuyển qua “Thái độ tự học”.
Kết quả chạy nhân tố EFA đã được lưu lại nhân số (factor
score) của 3 nhân tố một cách tự động với 3 giá trị tương ứng là
FAC1 (Ý thức tự học), FAC2 (Phương pháp tự học), FAC3 (Thái
độ tự học):
 F
FAC1
= 0,831X
2
+ 0,806 X
5
+ 0,798 X
3

+ 0,748 X
6
+ 0,626
X
1
+ 0,531X
4

 F
FAC2
= 0,739X
22
+ 0,724X
13
+ 0,655X
20
+ 0,601X
16
+
0,556X
19
+ 0,518X
15
+ 0,409X
21
+ 0,402X
12
+ 0,391X
17
+

0,333X
18

 F
FAC3
= 0,764X
8
+ 0,625X
7
+ 0,615X
9
+ 0,558X
10
+ 0,466X
14

+ 0,435X
11

16

3.4. Kiểm định mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội
Từ các kết luận trên, ta có phương trình hồi quy tuyến tính sau:
Kết quả học tập = 3,437 + 0,326 (Ý thức tự học) + 0,434 (Phương
pháp tự học) + 0,353 (Thái độ tự học)
Tóm lại, qua kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, giải thích
được 59,2% sự thay đổi của kết quả học tập là do 3 yếu tố tác
động (ý thức, thái độ và phương pháp tự học), còn lại 40,8% là do
các yếu tố khác tác động không nằm trong mô hình nghiên cứu
của đề tài. Sự tác động của 3 yếu tố đang nghiên cứu là sự tác

động thuận chiều với kết quả học tập.
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Hệ số
B
Mức ý
nghĩa
Sig
Kết
quả
i. Ý thức tự học của SV ngành Song
ngữ Nga – Anh càng cao thì kết quả
học tập của SV càng cao.
0,326
0,000
có mối
tương
quan
tuyến
tính,
tương
quan
thuận
ii. Thái độ tự học của SV ngành Song
ngữ Nga – Anh càng tích cực thì kết
quả học tập của SV càng cao.
0,353
0,000
iii. Phương pháp tự học của SV ngành

Song ngữ Nga – Anh càng tốt thì
kết quả học tập của SV càng cao.
0,434
0,000
3.6. Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến
kết quả học tập của sinh viên kết quả khảo sát
3.6.1. Ý thức tự học của sinh viên
Điểm trung bình của từng câu hỏi là khá cao và tương đối đồng
đều, dẫn đến điểm trung bình chung về ý thức tự học của SV là
4,15 (tương đương mức “Tốt”). Điều này chứng tỏ, đa số SV đã
17

hiểu và nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc
tự học.
3.6.2. Thái độ tự học của sinh viên
Điểm trung bình chung về thái độ tự học của SV là 3,65 (tương
đương mức “Khá”). So với điểm trung bình chung về ý thức tự
học, điểm về thái độ tự học của SV đã giảm.
3.6.3. Phương pháp tự học của sinh viên
Phương pháp tự học của SV rất đa dạng và phong phú với điểm
trung bình chung là 3,55 (tương đương mức “Khá”). Mỗi SV có 1
phương pháp tự học riêng nên các phương án trả lời của SV về
phương pháp tự học cũng không đồng nhất. Tuỳ theo hoàn cảnh,
cách thức tự học mà SV đề ra mục tiêu, lập và triển khai thực hiện
kế hoạch tự học nhằm đạt được kết quả cao trong học tập.
3.6.4. Mối tương quan giữa ý thức, thái độ và phương pháp tự học
đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.6. Các thông số thống kê trong phương trình hồi quy
Coefficients(a)
Model

Hệ số hồi
quy riêng
phần B
k

Hệ số hồi
quy chuẩn
hoá Beta
Mức ý
nghĩa Sig.
1
(Hằng số)
3,437

0,000
Ý thức tự học
0,326
0,387
0,000
Phương pháp tự học
0,434
0,516
0,000
Thái độ tự học
0,353
0,420
0,000
a Biến phục thuộc: Kết quả học tập
Qua Bảng 3.6, ta thấy các hệ số hồi quy riêng phần B
k

của 3
nhân tố đều có giá trị dương và đều có mức ý nghĩa thống kê (Sig.
= 0,000) trong mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội. Điều này
18

chứng tỏ rằng ý thức tự học, phương pháp tự học và thái độ tự học
có mối tương quan tuyến tính và đều có tác động cùng chiều đến
kết quả học tập.
Xác định hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta để đánh giá mức độ
quan trọng của từng nhân tố trong mô hình, ta thấy mức độ tác
động của Phương pháp học tập (Beta = 0,516) đến Kết quả học
tập mạnh hơn Ý thức tự học (Beta = 0,387) và Thái độ tự học
(Beta = 0,420).
3.6.5. Đánh giá một số yếu tố khác tác động đến kết quả học tập
của sinh viên
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về kết quả học tập của
SV theo khoá học và nơi ở trước khi học ĐH. Kết quả kiểm tra
mối tương quan tuyến tính Pearson giữa mức độ hài lòng về tự
học, số giờ tự học có tương quan thuận với kết quả học tập. Tuy
nhiên, kết quả mối tương quan giữa số giờ làm thêm và kết quả
học tập lại là mối tương quan nghịch.














19

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỀ XUẤT
Kết luận
1. Hoạt động tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh là một
hoạt động mang tính chất tự nghiên cứu, tự khám phá dưới sự
hướng dẫn của GV, là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học, có mối quan hệ biện chứng với hoạt
động dạy của GV, quan hệ chặt chẽ với Ban Cố vấn học tập và
phụ thuộc nhiều vào môi trường tự học, cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học, sách, giáo trình… Về cơ bản, SV ngành Song
ngữ Nga – Anh đã có ý thức, thái độ và phương pháp tự học
tốt.
2. Kiểm định các giả thuyết đặt ra qua phân tích hồi quy tuyến
tính bội với 3 nhân tố chính tác động trong mô hình nghiên
cứu. Kết quả cho thấy 3 nhân tố này đều đạt hệ số hồi quy
riêng phần dương và đều có hệ số ý nghĩa thống kê. Vì vậy, ta
chấp nhận cả 3 giả thuyết nghiên cứu trong đề tài và kết luận
rằng ý thức, thái độ và phương pháp tự học đều ảnh hưởng lớn
đến kết quả học tập của SV; SV càng có ý thức, thái độ và
phương pháp tự học cao thì kết quả học tập của họ càng cao;
trong đó phương pháp tự học có tác động rõ nhất đến kết quả
học tập, sau đó là thái độ và cuối cùng là ý thức tự học của SV.
3. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, qua những góp ý/đề xuất của
SV để nâng cao hiệu quả tự học và những khó khăn, trở ngại
lớn nhất trong việc tự học của SV, chúng tôi đã đưa ra được

một số đề xuất cụ thể đối với 3 đối tượng là SV, GV, khoa và
nhà trường; các đề xuất cụ thể được trình bày trong phần sau,
để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động tự học của SV, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ Nga –
Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
20

4. Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện thêm rằng, ngoài 3 yếu tố
chính đã nêu ở trên, còn có 3 yếu tố khác ít nhiều tác động đến
kết quả học tập của SV. Đó là mức độ hài lòng tự học, thời
gian tự học và thời gian làm thêm của SV. Nghiên cứu cũng
cho thấy không có sự khác biệt về kết quả học tập của SV ở các
khóa, cũng như không có sự khác biệt giữa kết quả học tập với
nơi ở của SV trước khi học ĐH.
Một số gợi ý đề xuất
 Đối với khoa và nhà trường
1. Do một số SV “không đủ thời gian để tự học” và để SV chủ
động hơn trong việc sắp xếp thời gian biểu trong việc tự học,
Phòng Đào tạo và Khoa Ngữ văn Nga cần lên kế hoạch và đảm
bảo kế hoạch giảng dạy ít thay đổi nhất; việc sắp xếp giữa các
môn học, giữa các ca học sao cho hợp lý nhất, tránh tình trạng
SV học dồn dập trong một ngày, giữa các ca học; các môn học
cần được học rải đều và xuyên suốt trong cả học kỳ; nên tổ
chức thi cuốn chiếu các môn chuyên ngành ngay sau khi kết
thúc học phần (hình thức thi đa dạng), tránh thi dồn dập trong
một thời điểm, tránh một ngày có nhiều ca thi…
2. Do một số SV “không được hướng dẫn cách tự học” nên nhà
trường, cụ thể là Khoa Ngữ văn Nga và Trung tâm Tư vấn
Hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực cần phối hợp tổ
chức toạ đàm/hội thảo về vấn đề tự học, qua việc mời chuyên

gia đến chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho SV, nhằm nâng cao ý
thức tự học cho SV, giúp SV định hướng phương pháp tự học
riêng cho phù hợp. Ngoài ra, thành lập các câu lạc bộ và diễn
đàn tự học… nhằm tạo sân chơi bổ ích cho SV tới chia sẻ, trao
đổi kinh nghiệm và giao lưu học thuật. Ban Cố vấn học tập
cũng cần phát huy hơn nữa vai trò, chức năng và nhiệm vụ của
21

mình trong việc hỗ trợ SV trong hoạt động học tập.
3. Do một số SV “không có môi trường tự học tốt” nên các đơn vị
liên quan cần khảo sát hiện trạng về nhu cầu chỗ tự học, cũng
như các phương tiện vật chất hỗ trợ quá trình tự học của SV, từ
đó tư vấn, tham mưu, đề xuất lãnh đạo trường mở rộng không
gian tự học cho SV, trang bị thêm máy móc thiết bị, cơ sở vật
chất nhằm đảm bảo cho SV có được một không gian, môi
trường tự học tốt nhất có thể.
4. Do “sách, giáo trình, tài liệu tham khảo thiếu” nên Khoa cần
khảo sát nhu cầu đọc sách của SV để qua đó đề xuất và phối
hợp với Thư viện trường trong việc liệt kê những đầu sách, loại
sách liên quan tới chuyên ngành Song ngữ Nga – Anh, nhằm
bổ sung Tủ sách của Khoa và Thư viện trường.
5. Do một số SV “chưa có động lực, quyết tâm trong học tập”
nên nhà trường cần tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng học tập
cho SV; cần có nhiều chính sách về hỗ trợ học bổng, khen
thưởng; tạo động lực học tập cho SV qua việc định hướng nghề
nghiệp, giới thiệu việc làm sau khi SV tốt nghiệp.
6. Do SV “chưa có môi trường thực hành tiếng với người nước
ngoài”, trong khi đặc thù là chuyên ngành ngoại ngữ, việc thực
hành tiếng là rất quan trọng, Phòng Hợp tác quốc tế và Phát
triển dự án quốc tế cần mời những GV thỉnh giảng nước ngoài

có nhu cầu và tâm huyết tới giảng dạy, cũng như nâng cấp
Phòng thực hành tiếng với những trang thiết bị chuyên dụng,
nhằm giúp SV nâng cao khả năng giao tiếp, trau dồi, tích luỹ
thêm kiến thức từ thực tế.
 Đối với GV
1. Do một số SV “không đủ thời gian để tự học” nên GV hạn chế
tối đa việc dạy bù, thêm giờ, thêm tiết… nhằm tránh tình trạng

×