Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.76 KB, 31 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
=====================



NGÔ THANH MAI



KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ VĨNH HÀO,
HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học




Hà Nội - 2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
======================






NGÔ THANH MAI




KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ VĨNH HÀO,
HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 220 113


LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TSKH NGUYỄN HẢI KẾ





Hà Nội, 2012

5




MỤC LỤC
Mục lục…………………………………………………………………… 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt……………………………………… …….3
Danh mục bảng…………………………………………………………….……… 4
Danh mục biểu đồ ……………………………………………………………….….5
Danh mục bản đồ………………………………………………………………… 6
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………… …….7
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………………… 7
2. Đôi nét về nguồn tư liệu liên quan……………………………………………… 9
3. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………… 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………… ….13
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
6. Phương pháp nghiên cứu 14
7. Ý nghĩa của đề tài 15
8. Kết cấu của đề tài 15
CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 17
1.1. Khái niệm về văn hóa và các khái niệm có liên quan 17
1.1.1. Các khái niệm về văn hóa 17
1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian 22
1.1.3. Khái niệm văn hóa làng và di sản văn hóa 24
1.1.4. Đại cương về không gian văn hóa 24
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các làng xã Vĩnh Hào 22
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 22
1.2.1.1 .Vị trí địa lý …………………………………………… 22
1.2.1.2. Địa hình……………………………………………………… ………… 23
1.2.1.3. Khí hậu……………………………………………………….….……… 23
1.2.1.4. Thủy văn……………………………………… …… ………… 24
1.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên…………………………………………… … 24
1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội…………………………………………………….28

6

1.3. Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào ……….31
1.4. Ý nghĩa tên Nôm các làng ở Vĩnh Hào…………………………………… 38
Tiểu kết chƣơng 1 42
CHƢƠNG 2 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA SẢN XUẤT
CỦA CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH 44
2.1. Nghề nông trồng lúa nƣớc – nghề chính của nhân dân Vĩnh Hào 44
2.2. Xã Vĩnh Hào có nhiều ngành nghề phụ 47
2.2.1. Các nghề thủ công 47
2.2.1.1. Nghề đan gàu sòng, gầu dây, nong nia của làng Hồ Sen………………….48
2.2.1.2. Nghề đan cót ở làng Si………………………………… ……………… 48
2.2.1.3. Nghề làm gối mây ở làng Tiên Hào………………………………… 49
2.2.1.4. Nghề thợ mộc……………………………………………… ……………51
2.2.1.5. Nghề đan thuyền nan………………………………………………………52
2.2.1.6. Nghề làm gạch ngói và nghề thợ xây…………………… ………………52
2.2.2. Nghề dạy học và nghề làm thuố…………………………………………… 54
2.2.2.1. Nghề dạy học………………………………… ………………………….54
2.2.2.2. Nghề làm thuốc……………………………………………………………54
2.2.3. Nghề buôn bán 55
2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của địa phƣơng 58
2.3.1. Nông nghiệp 58
2.3.1.1. Ngành trồng trọt………………………………………………………… 58
2.3.1.2. Ngành chăn nuôi………………………………………………………… 62
2.3.1.3. Nuôi trồng thủy sản……………………………………………………… 63
2.3.2. Các nghề thủ công cổ truyền 65
Tiểu kết chƣơng 2 69
CHƢƠNG 3: NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN
NGƢỠNG CỦA CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM
ĐỊNH 71

3.1. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Si (Vĩnh Lại) 71
3.1.1. Đình làng Si 71
3.1.2. Đền Thánh Hai 73
7

3.1.3. Đền đức Thánh Cả 74
3.2. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Hồ Sen 74
3.3. Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào 76
3.4. Các công trình kiến trúc làng Tiên Hào 80
3.5. Các công trình kiến trúc làng Đại Lại 82
Tiểu kết chƣơng 3 84
CHƢƠNG 4 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA XÃ
VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH 86
4.1. Vùng đất có nhiều ngƣời đi học 86
4.2. Các tín ngƣỡng dân gian 93
4.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 94
4.2.1.1. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi gia đình………………………………… 95
4.2.1.2. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi dòng họ………………………………… 95
4.2.1.3. Thờ cúng tổ tiên ở các làng……………………………………………… 97
4.2.2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng 99
4.2.3. Tín ngưỡng thờ những người có công khai phá lập làng và tổ sư các nghề . 100
4.2.4. Đạo Nho 102
4.2.5. Tín ngưỡng mang màu sắc Đạo giáo 103
4.2.6. Tín ngưỡng Phật giáo 104
4.2.7. Tín ngưỡng Thiên chúa giáo dòng Tên (Jesuste)………………………… 106
4.3. Lễ tiết trong một năm 109
4.3.1. Lễ tiết trong phạm vi gia đình 109
4.3.2. Lễ tiết chung làng xã 110
4.3.3. Lễ tiết riêng ở một số làng 119
4.4. Nghi lễ vòng đời ngƣời 121

4.4.1. Từ sơ sinh đến trước tuổi trưởng thành 121
4.4.2 Tuổi trường thành: 122
4.4.3 Tuổi trung niên và tuổi già 126
4.4.4. Khép kín vòng đời 127
Tiểu kết chƣơng 4 128
KẾT LUẬN 125
8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 139

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
TCN Thủ công nghiệp
HTX Hợp tác xã
NXB Nhà xuất bản
GS Giáo sư
TSKH Tiến sĩ khoa học
KHXH Khoa học xã hộị
Tp Thành phố
VHTT Văn hóa thông tin
Tr Trang
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
NTM Nông thôn mới
Ha Héc ta
ĐCS Đảng cộng sản
VH - TT – DL Văn hóa – thể thao – du lịch












2

Công trình hoàn thành tại Hà Nội năm 2012.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế


Phản biện 1:PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh

Phản biện 2: PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung





Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ họp tại
phòng 202 nhà A Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển –ĐHQGHN
lúc 10 giờ ngày 26 tháng 12 năm 2012.






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phòng tư liệu Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN






3

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng xã Việt Nam được các nhà nghiên cứu coi là một thực thể xã hội – một đối tượng
khoa học được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm hàng trăm năm trở lại
đây.Ở Việt Nam hiện nay còn hàng trăm làng xã vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ
và cụ thể do nguồn tư liệu đã bị mất mát, nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá do chiến
tranh nên việc dựng lại diện mạo của các làng xã này là tương đối khó khăn nhưng không
phải vì thế mà nó ít được sự quan tâm nghiên cứu. Ngược lại, nó lại được tìm hiểu nhiều
hơn bởi các nhà sử học, các nhà dân tộc học, các nhà văn hóa học… Với nhiều cách tiếp cận
khác nhau, những nhà nghiên cứu này đã cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về làng xã
Việt Nam cả trong truyền thống và hiện tại với những tích cực và những hạn chế nhất định
trong nền kinh tế hiện đại.
Với hướng nghiên cứu là khu vực học, chúng tôi đã lựa chọn một khu vực cụ thể để
nghiên cứu. Đó là vùng trũng phía nam huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản – Nam
Định) theo cách tiếp cận liên ngành. Đây là một vùng khá điển hình của Huyện, nghề chính
vẫn là nghề trồng lúa nước, một năm hai vụ: vụ chiêm và vụ mùa, không có đất trồng màu.
Toàn bộ khu vực này bao gồm năm làng cổ. Đó là các làng Kẻ Đại (Đại Lại), Kẻ Si (Cổ Sư,
nay tục gọi là làng Si), Kẻ Tiên (Tiên Hào), Kẻ Sặt (Cựu Hào) và Ấp Sến (Hồ Sen). Ngoài
nghề nông trồng lúa, mỗi làng xã đã biết tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi để làm các

nghề thủ công truyền thống như nghề đan cót, nong nia, thúng mủng, gàu, quạt, nghề làm
gối mây, nghề sơn mài Ngoài ra, trong khu vực còn có nhiều người có năng lực theo đuổi
những nghề mang tính nhân văn cao như nghề Đông y và nghề dạy học, góp phần nâng cao
thu nhập cho người dân địa phương và tạo nên những đặc trưng văn hóa cho vùng đất vốn
rất giàu truyền thống hiếu học này.
Nghiên cứu các làng cổ ở Vĩnh Hào theo hướng liên ngành như: khảo cổ, kiến trúc,
mỹ thuật, bảo tồn mới chỉ giúp chúng ta nhận biết được những nét độc đáo ở từng khía cạnh
mà chưa chỉ ra được sự tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và xã hội để hình thành nên
những đặc trưng của các làng vùng chiêm trũng Vĩnh Hào. Việc chỉ ra những đặc trưng trội
của các làng xã này trong tương quan với các làng xã khác của huyện Vụ Bản, cùng với quá
trình biến đổi về xã hội và văn hóa hiện nay không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn là một
đề tài có tính thực tiễn cấp thiết.
4

2. Đôi nét về nguồn tƣ liệu liên quan
Làng xã cổ truyền và cuộc sống của người nông dân xưa hầu như không được bất kỳ
một cuốn chính sử chính thức của một vương triều nào đề cập đến.[25, 17]. Tuy nhiên, các
nhà sử học cũng đã tìm thấy những nội dung liên quan đến làng xã dưới góc độ cơ cấu tổ
chức, luật pháp, chính trị, quân sự, văn hóa và xã hội như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn
thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục… Ngoài những bộ chính
sử còn có các công trình khảo cứu của các học giả lớn trước đây như Đại Việt thông sử,
Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút
của Phạm Đình Hổ, Lịch triều tạp kỷ của Nguyễn Cao Lãng, Lịch triều hiến chương loại chí
của Phan Huy Chú… Thêm vào đó còn có hệ thống sách địa lý lịch sử như Dư địa chí của
Nguyễn Trãi, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Hoàng Việt địa dư chí của Phan
Huy Chú… Viết về tỉnh Nam Định có Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên của Khiếu
Năng Tĩnh và cuốn Nam Định tỉnh địa dư chí của Ngô Giáp Đậu. Năm 2003, nhà xuất bản
chính trị quốc gia xuất bản cuốn Địa chí Nam Định. Thời Pháp thuộc, số lượng các tài liệu
ghi chép về làng xã, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các làng xã của các quan viên đô hộ
và các tác giả người Pháp cũng khá nhiều. Có một cuốn sách nghiên cứu khá sâu về Đồng

bằng Châu thổ Bắc Bộ, đó là cuốn Les Paysans du Delta Tokinnois, Paris, 1936 (Người nông
dân châu thổ Bắc kỳ) của Pierre Gourou, bản, Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh xuấ
bản năm 2003, đã gợi mở cho chúng tôi hướng tiếp cận đề tài này.
Ngoài ra để thực hiện đề tài về các làng xã còn phải kể đến nguồn tư liệu thực địa, đó
là nguồn tư liệu thư tịch được người viết tập hợp trong quá trình điều tra khảo sát thực địa
bao gồm các thần tích, ngọc phả, sắc phong ở các đình, đền, các văn bia, đại tự, câu đối ở
đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ; các sổ dòng họ văn cúng và các ghi chép của các dòng họ
còn lưu giữ từ xưa cho đến nay. Thêm vào đó còn có nguồn tư liệu vật chất bao gồm các di
tích, di vật được sản sinh ra trong cuộc sống làng quê, bao gồm đình, chùa, đền, miếu, văn
chỉ, và các di tích hoạt động tín ngưỡng chung. Những làng không có đình, chùa thì có nhà
thờ. Các dòng họ ngoài nhà thờ Tổ, nhà thờ chung của cả dòng họ còn có nhà thờ các chi
phái. Trong làng, những nhà cửa, đường sá, cầu cống, công cụ sản xuất, nghề nghiệp chợ
búa, các đồ gia bảo hay đồ dùng vật dụng hàng ngày từ xưa cho đến nay đều là đều là những
chứng tích vật chất của làng quê. [17, 34]. Trong đề tài mà người viết lựa chọn, các tài liệu
như trên tương đối phong phú. Chúng tôi đã ghi lại được 5 thần phả ở các làng xã Vĩnh Hào:
Ngọc phả Bạch Đẳng Nhà Nuôi và Cao Lôi – hai tướng của Bà Trưng, Ngọc phả tướng quân
Đinh Lôi thời Lý Nam Đế, Ngọc phả Đông Hải Đại vương thời Lý Đoàn Thượng và Đức
5

ông Mạc triều công thần ký, Đức ông Lương Kiệt Bá tướng quân tôn thần. (phần này được
ghi ở phần phụ lục). Qua các thần phả này, chúng tôi nhận thấy, những làng xã ở Vĩnh Hào
đã được hình thành từ rất sớm và các làng xã này được coi là những vùng đất tương đối
thuận lợi nên được ban làm trang ấp cho các vị tướng sau khi hoàn thành nhiệm vụ giết giặc.
Mặc dù vậy, người dân nơi đây sống bằng làm nông nghiệp là chính, những nghề thủ công
sau này mới xuất hiện.
Nguồn tài liệu truyền miệng bao gồm các truyện liên quan đến sự tích các ngôi chùa,
đền, tên các làng… Những tài liệu này cũng góp phần làm phong phú hơn mảng văn hóa dân
gian của các làng xã Vĩnh Hào.
Thêm vào đó, chúng tôi còn được cung cấp các tào liệu về hiện trạng kinh tế của các
làng xã Vĩnh Hào. Qua đó, so sánh các ngành nghề kinh tế của địa phương trước đây để thấy

được sự biến đổi của các làng xã trên các phương diện kinh tế, xã hội và văn hóa, đưa ra
những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu khu vực học là vấn đề được ngành nghiên cứu Việt Nam học gần đây đặc
biệt quan tâm, do đó cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu theo hướng khu vực
học và định hướng liên ngành. Ngoài ra còn có những công trình khảo cứu và biên soạn của
một số tác giả địa phương như cuốn “Vụ Bản đất và người” do Phòng giáo dục huyện Vụ
Bản phối hợp với Nhà xuất bản Lao động Xã hội xuất bản năm 2008. Đây là cuốn sách viết
về lịch sử, văn hóa và các mặt kinh tế của toàn huyện nhưng không đề cập sâu về đặc trưng
văn hóa của vùng trũng cuối huyện này. Ngoài ra còn có các cuốn sách như “Thiên Bản lục
kỳ - huyền thoại đất Sơn Nam”, “Phủ Dầy và tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh”, “Tục thờ thần
nông nghiệp – nét đẹp văn hóa”, “Văn hóa làng trên đất Thiên Bản vùng Đồng bằng sông
Hồng”… do tác giả Nhà giáo sử học Bùi Văn Tam, người địa phương khảo cứu và biên
soạn, nhưng các công trình này chỉ nghiên cứu về các câu chuyện, tín ngưỡng và các đặc
trưng văn hóa của vùng Thiên Bản. Trong các công trình này có nhắc tới một số khía cạnh về
tôn giáo, tín ngưỡng, các công trình kiến trúc, lễ hội của vùng trũng phía cuối huyện nhưng
chỉ đề cập một cách sơ lược mà thôi. Đặc biệt phải kể đến Hội thảo khoa học tháng 7 năm
1983 tại thành phố Nam Định với nhan đề “Chế độ điền trang thời Trần”. Trong những báo
cáo khoa học của các nhà nghiên cứu có liên quan đến khu vực học, đất nước con người và
danh nhân của tỉnh Nam Định, phải nói đến báo cáo của nhà giáo, nhà sử học Bùi Văn Tam,
có sự hỗ trợ phiên dịch các tư liệu Hán nôm hữu quan của Phạm Ngọc Hàm. Báo cáo tham
luận đã đề cập khá sâu sắc đến lịch sử hình thành của huyện Vụ Bản, nhất là vùng trũng phía
6

nam với quá trình quai đê lấn biển, tạo dựng bãi bồi và công đức của các nhân vật lịch sử có
công khai phá và xây dựng nên miền đất này.
Năm 2005, cụ Nguyễn Văn Nhiên, hội viên hội văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định
sau một thời gian dài khảo cứu đã biên soạn cuốn “Địa chí văn hóa xã Vĩnh Hào”. Cuốn
sách này có đề cập đến một số mặt của xã Vĩnh Hào như nghề trồng lúa nước và một số
ngành nghề khác trong xã, tín ngưỡng tôn giáo và các công trình thờ cúng, truyền thống học

hành và phong tục tập quán của xã. Những công trình này mới chỉ dừng lại ở góc độ địa chí
văn hóa mà chưa đi sâu nghiên cứu chỉ ra các đặc trưng về văn hóa của các làng xã này
trong tương quan với các làng xã khác trong huyện. Hơn nữa, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở
góc độ khảo cứu khía cạnh văn hóa truyền thống mà chưa chỉ ra được sự biến đổi trong giai
đoạn hiện nay.
Do vậy, vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập trong công trình nghiên cứu này là hoàn
toàn mới. Nó phù hợp với chuyên ngành mà tác giả luận văn đang theo học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa làng là nghiên cứu những sáng tạo văn hóa của
cha ông, trong quá trình thích nghi, biến đổi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Những đặc trưng của không gian văn hóa của các làng ở xã Vĩnh Hào được tạo nên bởi
những con người nông dân biết thích nghi và biến đổi với môi trường tự nhiên của một vùng
“tứ thủy hồi trào” thể hiện trong các ngành nghề sản xuất, trong các công trình kiến trúc,
trong đời sống tâm linh…
Bước đầu tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào
vùng chiêm trũng ở châu thổ Nam sông Hồng (qua trường hợp 5 làng ở xã Vĩnh Hào, huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Chỉ ra những đặc trưng văn hóa chung và riêng ở 5 làng xã Vĩnh Hào về văn hóa sản
xuất, văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần trong tương quan với các làng xã xung quanh.
Qua các nguồn tài liệu (sách, báo, tạp chí, các tài liệu do Hợp tác xã Vĩnh Hào, Ban
văn hóa xã, các tài liệu do các bậc cao niên trong xã cung cấp, quá trình đi thực tế …) cũng
chỉ ra được những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền
thống… trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương quan với các làng xã
khác ở vùng châu thổ sông Hồng hiện nay. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với chính
quyền địa phương để xây dựng các làng xã này theo hướng phát triển bền vững.
7

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các đặc trưng văn hóa chung của xã như văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần, phong tục tập quán… của 5 làng cổ gồm Kẻ Đại (Đại Lại), Kẻ Si (Cổ Sư-

làng Si còn gọi là Vĩnh Lại), Kẻ Tiên (Tiên Hào), Kẻ Sặt (Cựu Hào) và Ấp Sến (Hồ Sen).
- Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các đặc trưng văn hóa của vùng từ khi có các
làng xã đến nay, nhằm tìm ra được những ưu thế để định hướng phát triển cho vùng trong
thời gian tới.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài tìm hiểu văn hóa dân gian một vùng chiêm trũng ven sông Hồng nên
chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary) được coi là phương
pháp hiệu quả nhất để hiểu được một cách tương đối đầy đủ và toàn diện làng xã ở vùng
chiêm trũng này dựa trên các nguồn tài liệu:
Các tài liệu thu thập được qua sách báo, tạp chí đã được xuất bản, qua nguồn tư liệu
các bậc cao niên trong các làng, phương pháp điền dã, phóng vấn, điều tra xã hội học và
nhân học được sử dụng rộng rãi ngay khi chúng tôi tiếp cận đề tài này. Đồng thời chúng tôi
cũng cập nhật những số liệu cụ thể về tình hình phát triển kinh tế của địa phương qua sự hỗ
trợ rất tích cực của Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Hào.
Với hướng tiếp cận là khu vực học (Area studies) được chúng tôi sử dụng là phương
pháp chủ đạo khi nghiên cứu đề tài này. Đây là hướng nghiên cứu đang được sự quan tâm
của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Hướng nghiên cứu này có ưu điểm là hạn chế
được tính chủ quan, tự biện của các nghiên cứu khoa học để tìm ra những cứ liệu cụ thể, xác
thực.
Ngoài ra, tất cả các phương pháp chuyên ngành của văn hóa, lịch sử, xã hội, nhân
học, địa lý… đều được sử dụng trong luận văn này ở mức độ cần thiết.
7. Ý nghĩa của luận văn
Hệ thống lại quá trình hình thành 5 làng vùng chiêm trũng xưa (Kẻ Đại, Kẻ Si, Kẻ
Tiên, Kẻ Sặt và Ấp Sến), nay là 5 làng Đại Lại, Vĩnh Lại, Tiên Hào, Cựu Hào và Hồ Sen).
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi khắc
họa những nét tạo thành đặc trưng văn hóa của 5 làng ở vùng chiêm trũng này về văn hóa sản
xuất, văn hóa vật chất, văn hóa tâm linh, tinh thần của cư dân các làng cổ xã Vĩnh Hào.
Trên cơ sở đó góp vào tìm hiểu một nét rất nổi bật của văn hóa vùng chiêm trũng
của châu thổ sông Hồng - nét đặc trưng. Qua đó cũng chỉ ra những biến đổi tích cực và tiêu
cực của vùng quê này.

8

Kết quả này phần nào giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để đưa ra
những giải pháp nhằm bảo tồn những phong tục tập quán, lối sống cộng đồng và những nghề
thủ công truyền thống của cư dân nông nghiệp cổ ven sông Hồng.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo ra, đề tài gồm 4 chương
như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Những đặc trưng về văn hóa sản xuất của cư dân xã Vĩnh Hào
Chương 3: Những công trình kiến trúc tôn giáo của cư dân xã Vĩnh Hào
Chương 4: Những đặc trưng về văn hóa tinh thần của cư dân xã Vĩnh Hào
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế. Nhân
dịp hoàn thành, người viết luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo
sư về sự giúp đỡ tận tình quý báu đó.

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm về văn hóa và các khái niệm có liên quan
1.1.1. Các khái niệm về văn hóa
Văn hóa có thể tạm quy về hai loại: Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, suy
nghĩ, lối ứng xử. Văn hóa theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tùy theo
từng trường hợp mà có những cách định nghĩa khác nhau. Văn hóa cùng tồn tại với sự phát
triển của con người, xã hội loài người và nó biểu hiện khác nhau ở từng khu vực địa lý và
từng vùng dân cư.
1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian
Hiện nay ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu triển khai công tác sưu tầm, nghiên cứu văn
hóa dân gian trên các lĩnh vực sau: Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật dân gian bao gồm, Tri
thức dân gian bao gồm, Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Để nghiên cứu văn hóa dân gian
với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm nghiên cứu
tổng hợp.

1.1.3. Khái niệm văn hóa làng và di sản văn hóa
Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình
thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc, và là mẫu hình xã hội phù hợp, là
cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân
bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy
9

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật
trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công
truyền thống; tri thức dân gian. Di sản vật thể bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1.1.4. Đại cƣơng về không gian văn hóa
Trong sự phát triển của bất kỳ một dân tộc nào, một nền văn hóa nào đều có sự tác
động của điều kiện tự nhiên và xã hội dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên và lịch
sử, xã hội của mỗi vùng không giống nhau. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng sẽ dẫn
đến sự phát triển về văn hóa có những điểm không giống nhau.
Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu chưa có một thuyết nào về không gian văn hóa
nhưng họ lại thừa nhân có sự tồn tại của vùng văn hóa. Từ xa xưa, ông cha ta đã ý thức về
việc phân biệt văn hoá vùng miền và ngày càng được chú trọng một cách có ý thức trong
giới nghiên cứu ngày nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng
khuynh hướng, từng tác giả.
Ở một tiểu vùng chiêm trũng, không được phù sa bồi đắp thường xuyên của sông
Hồng nên các làng xã Vĩnh Hào nên đất đai vùng chiêm trũng này chỉ có thể canh tác lúa, ít
có khả năng mở rộng đất trồng các loại cây khác. Và vì như vậy nên văn hóa của vùng này
vẫn mang đậm đặc những nét văn hòa của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Tuy nhiên, do
quá trình lịch sử, do điều kiện tự nhiên khó khăn nên người dân nơi đây cũng tìm cách học
hỏi những nghề thủ công ở các nơi khác để thoát cảnh đói nghèo. Và từ đây cũng hình thành
nên đặc trưng riêng trong văn hóa sản xuất của người dân nơi này.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các làng xã Vĩnh Hào
1.2.1. Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Hào nằm ở phía Nam huyện Vụ Bản, có vị trí địa lý như sau: phía
Nam tiếp giáp với xã Yên Phúc và Yên Lộc (huyện Ý Yên) ngăn cách với dòng sông Đấu,
phía Tây giáp xã Yên Lương (Ý Yên) và xã Tam Thanh, phía Bắc giáp xã Liên Minh, gắn
liền với cánh đồng làng Hổ Sơn, Vân Bảng, Ngọ Trang, cách núi Hổ khoảng 1km.
1.2.1.2. Địa hình
Các làng xã Vĩnh Hào nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình
bằng phẳng, chênh lệch cao độ địa hình tương đối không lớn. Hướng dốc của địa hình là cao
ở phía Nam, thấp thoải dần theo hướng Bắc, độ dốc địa hình dưới 1%.
1.2.1.3. Khí hậu
10

Các làng xã ở đây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều,
một năm chia làm bốn mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông.
1.2.1.4.Thủy văn
Các làng xã vĩnh Hào vẫn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đào cả về mùa
mưa và mùa khô.
1.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Thổ nhưỡng
Đất đai các làng xã Vĩnh Hào là đất được phù sa trong đê không được bồi đắp hàng
năm ở lưu vực sông Hồng. Thành phần cơ giới chủ yếu từ nhẹ đến trung bình, khả năng giữ
nước và giữ phân tốt. Do quá trình bồi tụ không đều nên khu vực Vĩnh Hào hiện nay nằm
trong nơi thấp trũng cục bộ, cho nên đất bị glây hóa mạnh và có độ chua cao.
Tài nguyên nước
Năm làng ở Vĩnh Hào đều có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và
phân bố tương đối đều giữa các vùng trong xã.
Những điều kiện tự nhiên trên đây vừa có những thuận lợi và có những khó khăn đối
với sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Do nằm trong vùng
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân số ở các làng xã vùng chiêm trũng này về cơ bản vẫn là những người nông dân

chủ yếu sống bằng nghề canh tác lúa nước. Trải qua quá trình lịch sử nhân dân nơi đây cũng
đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa từ thời Hai Bà Trưng đến kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.
- Nguồn lao động
Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3493 người,
chiếm 61%. Trong đó nữ là 1783 người, nam 1710 người.
- Chất lượng lao động:
Chất lượng lao động trên địa bàn xã Vĩnh Hào còn hạn chế, số lao động qua đào tạo
đại học, cao đẳng, trung cấp còn thấp, tập trung hầu hết ở các ngành, khu vực làm công tác
quản lý, dịch vụ, y tế, giáo dục. Còn lại đại bộ phận là lao động trong sản xuất nông nghiệp,
chưa qua đào tạo, do vậy việc tiếp thu ứng dụng Khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
1.3. Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Vùng trũng này bao gồm năm làng cổ xưa, hình thành từ thuở Hùng Vương dựng
nước, nằm trong vùng đất cổ phía Nam đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp trong quá trình biển
lùi cách đây 7000 năm và được phù sa của sông Hồng và sông Đáy. Dãy núi đất phía Tây
11

của huyện Vụ Bản, cách vĩnh Hào không xa như vúi Hổ, núi Gôi, núi Lê đã từng là địa
bàn cư trú của người nguyên thủy. Cuối thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ kim khí, cách đây
khoảng 4000 năm, con người đã xuất hiện ở chân các dãy núi đất này và đồng cát Lương
Kiệt (xã Liên Minh). Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã thấy nhiều
hiện vật đồ đá mới ở di chỉ hang Lồ (núi Lê) và tất cả các núi đất ở huyện Vụ Bản. Các làng
thuộc xã Vĩnh Hào đều nằm gần các di chỉ này. Qua quá trình khai thác vùng bãi biển sình
lầy của cửa biển núi Gôi (Côi Sơn hải khẩu) người nguyên thủy đã quai đê lấn biển, từ chân
các núi đất này chuyển dần xuống các bãi đất cao, tụ cư nơi thuận tiện, tạo nên các trang ấp.
Vĩnh Hào có 5 làng thì cả 4 làng xưa được gọi là Kẻ, gồm Kẻ Đại (Đại Lại), Kẻ Si (Cổ Sư),
Kẻ Tiên (Tiên Hào), Kẻ Sặt (Cựu Hào) và Ấp Sến (Hồ Sen). Ấp Sến xưa là một xóm nhỏ
của kẻ Si, sau đổi là Hồ Sen, có nhiều mối quan hệ thôn làng, dân thường hay nói “Si sao
Hồ vậy” Kẻ Si và Ấp Sến hai làng có tên cây Si, cây Sến là những loại cây vốn sống ở vùng
sông nước. Cả 5 làng sớm muộn đều xuất hiện từ đời vua Hùng dựng nước và đều là những

Kẻ hoặc liên quan đến Kẻ, tức là những làng của quốc gia Văn Lang xưa.
1 .4. Ý nghĩa tên Nôm các làng xã Vĩnh Hào
Năm làng ở xã Vĩnh Hào đều có tên thuần Việt gắn bó với điều kiện tự nhiên của
vùng chiêm trũng này.Có thể nói, vùng trũng phía nam huyện Vụ Bản là một trong những
không gian văn hóa vừa mang nét chung của làng quê Việt Nam vừa mang tính đặc thù của
quê hương Vụ Bản, gợi hứng thú cho công tác nghiên cứu không gian văn hóa vùng miền
Việt Nam.
CHƢƠNG 2
NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA SẢN XUẤT CỦA XÃ VĨNH HÀO,
HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Nghề nông trồng lúa nƣớc – nghề chính của nhân dân Vĩnh Hào
Với thời tiết, khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ở đồng bằng phía Nam châu
thổ sông Hồng, điều kiện địa hình chủ yếu nằm ở vùng trũng “tứ thủy hồi triều” (bốn dòng
nước đổ về), nên cư dân các làng này sớm trồng lúa nước, lấy nghề nông trồng lúa nước là
chính, thể hiện qua các tín ngưỡng và lễ hội ở các làng ở Vĩnh Hào.
Là vùng chiêm trũng, đồng đất được hình thành qua quá trình quai đê lấn biển nên
đời sống chính của cư dân trong vùng là nghề nông trồng lúa nước. Các tín ngưỡng nguyên
sơ còn lưu giữ đến ngày nay như thờ Bản thổ Thành hoàng ở làng Tiên, thờ thần biển Đông
Hải quốc mẫu, thờ thần núi, thần mưỡu: Sơn tinh công chúa. Ở làng Cựu Hào thờ Sơn thần
đại vương. Tín ngưỡng phồn thực gắn liền với nghề nông trồng lúa được thể hiện qua trò
12

diễn: bện rơm quanh cây tre tượng trưng cho mẹ lúa ôm ấp, che chở sự sinh sôi nảy nở, tục
tế xuân ngưu (trâu đất) ở làng Hồ, làng Si và các lễ vật tế thần đều là xôi, gà, cá, bánh
chưng đã khẳng định điều đó.
2.2. Vĩnh Hào có nhiều ngành nghề phụ
2.2.1. Các nghề thủ công
2.2.1.1.Nghề đan gầu sòng, gầu dây, nong nia của làng Hồ Sen
Tương truyền tướng Cao Mang đời Lý ở làng Công Tranh, huyện Đường Hào (nay
thuộc Hưng Yên) có nghề đan lát gàu tát nước và nong nia để phơi lúa. Về làng Hồ Sen, ông

đã cho gia thần dạy dân nghề này cho làng Hồ phát triển lưu truyền mãi đến ngày nay. Nghề
này tận dụng được sức lao động nhàn rỗi của mọi người trong gia đình, các cụ già, trai gái,
trẻ em đều làm được theo sự phân công của gia đình, thậm chí cả người mù lòa đến người
tàn tật cũng tham gia được. Nghề này đã đi vào tập tục, vào đời sống văn hóa xã hội của
người dân nơi đây.
2.2.1.2. Nghề đan cót ở làng Si
Nghề đan cót của làng Si đã có từ thế kỷ XVII, đến nay đã được gần 400 năm. Đây là
một nghề thủ công thu hút được nhiều nhân công nhàn rỗi trong gia đình. Người già chẻ
nứa, trẻ con đan cót. Để ghi nhớ công ơn của những người dạy dân làm cót như Nguyễn
Công Trừ, Đoàn Phúc Lành, Trần Ngọc Lâm, khi làm lễ thượng điền hàng năm (vào ngày
24 tháng 06 Âm lịch) tế Thần nông dân làng cũng lập hương án tại đình làm lễ tế các vị “tổ
sư” nghề cót.
2.2.1.3. Nghề làm gối mây làng Tiên Hào
Cách đây khoảng 200 năm, một giáo dân làng Kẻ Tiên là cụ trùm Nguyễn Văn Tại
vào sinh sống ở Xã Đoài (Nghi Lộc, Nghệ An) học được nghề làm gối mây (thường gọi là
gối Nghệ) đem về làng truyền dạy cho dân. Lúc đầu dân chỉ biết làm gối nghệ đơn giản sau
đó cải tiến thành nhiều mặt hàng khác bằng mây. Để ghi nhớ công ơn người truyền nghề,
hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 3, dân làng Tiên Hào, lương cũng như giáo đều tham gia
tổ chức lễ “tri ân” (nhớ ơn) cụ Trùm Tại. Nghề đan cót và nghề đan gối mây của hai làng Si
và làng Tiên đến nay vẫn tiếp tục phát triển.
2.2.1.4. Nghề thợ mộc
Nghề này cũng phát triển mạnh ở làng Đại Lại và làng Cựu Hào, nhất là xóm Cồn
Dâu. Trước đây làng Đại Lại có nhiều thợ xẻ gỗ, nhiều thợ đóng đồ hàng ngang giỏi. Từ cây
gỗ lớn, theo những đường chỉ mộc đã nẩy, hai người thợ với một cây cưa xẻ đã bóc dần
thành các tấm gỗ phẳng phiu có độ dày mỏng tùy theo ý muốn của người sử dụng. Rồi từ
13

những tấm gỗ ấy, bàn tay tài hoa của người thợ đã làm ra nhiều sản phẩm như tủ, bàn ghế,
tràng kỷ ngày nay lại sáng tác ra nhiều loại tân tiến, tùy theo sở thích và nhu cầu của
người đặt hàng. Khi nghề sơn mài phát triển, với tài nghệ làm mộc trong tay, người Đại Lại

còn làm các sản phẩm sơn mài, kỹ thuật không kém thợ Hổ Sơn, Ngọ Trang, Vân Bảng.
2.2.1.5. Nghề đan thuyền nan
Nghề đan thuyền nan tuy không phổ biến, nhưng làng nào cũng có một số người biết
làm. Sống ở vùng đồng chiêm trũng “sáu tháng đi bằng tay” nên phải dùng thuyền nan.
Thuyền có nhiều loại, thuyền nhỏ dành cho người đi cắm câu, thả lờ, có thể len lách được
vào bụi rậm, bờ ruộng, vừa thuận lợi lại có thể di chuyển nhanh bằng hai chiếc chèo nhỏ
cầm tay, nên còn gọi là thuyền bơi. Thuyền phổ biến được dùng trong các gia đình là thuyền
ba thang.
2.2.1.6. Nghề làm gạch ngói và nghề thợ xây
Nghề thợ xây mới hình thành ở vùng này từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà
nhu cầu sử dụng các công trình sân kho, nhà kho, trụ sở của hợp tác xã nông nghiệp ngày
càng tăng, các tay thợ xây được tập hợp trong tổ hợp tác xã quản lý, vừa làm vừa học, lúc
đầu chấm công theo công điểm chung của hợp tác xã, sau theo kiểu khoán gọn từng công
trình
Nghề làm mộc, làm gạch và làm nề là những nghề thủ công mang tính chất nghề
phụ. Người thợ khi mùa màng thu hoạch hoặc gieo trồng xong vẫn làm việc ở nhà, kết hợp
được với công việc của ngành nghề, góp phần nâng cao đời sống.
Các ngành nghề thủ công cổ truyền mặc dù là nghề phụ nhưng lại là một ngành sản
xuất quan trọng để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tạo được việc làm tại chỗ
cho người lao động.
2.2.2. Nghề dạy học và nghề làm thuốc
2.2.2.1. Nghề dạy học
Là vùng chiêm trũng của huyện Vụ Bản nhưng nơi đây lại có truyền thống hiếu học,
trọng đạo tôn sư. Tuy đời sống hạn hẹp, đi lại khó khăn nhưng việc học hành ở đây lại được
coi trọng từ rất sớm. Làng nào cũng có “nhà học” , có ruộng để nuôi thầy. Những nhà khá
giả thì mời thầy về nhà nuôi để dạy con cháu. Các gia đình trong làng muốn gửi con vào học
phải được gia chủ đồng ý và cùng đóng góp để nuôi thầy. Các thầy dạy chữ Hán ngày trước
được dân làng kính trọng gọi là thầy đồ hay cụ đồ. Những người đỗ tú tài, cử nhân thì hay
mở trường tại nhà. Cụ đồ xưa đội khăn xếp, mặc áo dài, quần trắng, ngồi trên sập, học trò
ngồi dưới phản hoặc trải chiếu dưới đất chăm chú ngồi nghe thầy giảng giải kinh sách.

14

Nhiều học trò đã thành đạt từ các lớp học như thế. Trong xã có hai lò đào tạo nhân tài nổi
tiếng là lò họ Phạm làng Si và lò họ Nguyễn làng Cựu Hào.
2.2.2.2. Nghề thầy thuốc
Người dân trong vùng đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều bài thuốc dân gian chữa các
bệnh thông thường. Cùng với các bài thuốc dân gian, Vĩnh Lại còn sớm xuất hiện nghề thầy
thuốc. Một số người, sau khi đỗ tú tài đã đi sâu nghiên cứu sách thuốc và trở thành những
lương y nổi tiếng như cụ Nguyễn Định và hai con là Nguyễn Phối, Nguyễn Ninh (làng Cựu
Hào), Nguyễn Phối được phong chức Ngự y. Cụ Nguyễn Sĩ Lâm con thứ tư của Tiến sĩ
Nguyễn Văn Tính đã có đề xuất sáng suốt đối với ngành y tế nước ta. Ở làng Vĩnh Lại, thời
Pháp thuộc có ông Vũ Văn Bích đỗ Bác sĩ y khoa làm việc tại Bệnh viện Nam Định, có về
làng lập nhà thương chữa bệnh cho dân. Ngôi nhà ấy nay được mở rộng làm trụ sở của hợp
tác xã nông nghiệp Vĩnh Hào.
2.2.3. Nghề buôn bán
Các thời kỳ trước kinh tế hàng hóa, thương nghiệp địa phương phát triển chậm, sản
phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, tuy nhiên, vẫn có nhu cầu trao đổi, nên
các chợ trong các làng xã trong khu vực này cũng xuất hiện sớm. Theo thư tịch cổ, tại xã
Vĩnh Hào vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII đã có chợ Đại và chợ Si khá phồn thịnh trên bến
dưới thuyền, hàng quán sầm uất.
2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của địa phƣơng
2.3.1. Nông nghiệp
2.3.1.1. Ngành trồng trọt
Cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước, từ khi có Đảng lãnh đạo, cuộc sống
của người dân đã có nhiều thay đổi. Những mương chìm, máng nổi, bờ vùng, bờ thửa được
đào đắp, chia đồng ruộng thàng từng vùng, từng thửa, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nước,
chăm bón và thu hoạch. Đặc biệt là khi trạm bơm Cốc Thành được xây dựng thì đồng đất
nơi đây thoát hẳn khỏi cảnh “chiêm khê mùa thối”, cánh đồng một vụ xưa kia đã biến thành,
hai ba vụ. Các giống lúa có năng suất cao, chịu được sâu bệnh được đưa vào, các biện pháp
kỹ thuật tiên tiến được áp dụng đã đưa năng suất lúa từ 60 -70kg/sào/ năm lên hơn

200kg/sào/vụ.
2.3.1.2. Ngành chăn nuôi
Những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả thức ăn chăn nuôi gia súc,
gia cầm và thuốc phòng bệnh ngày càng cao cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp còn chậm, nên kết quả ngành chăn nuôi không tăng trưởng, do vậy đàn gia súc
15

gia cầm thường xuyên có biến động. Về hình thức và quy mô chăn nuôi trên địa bàn xã chưa
có nhiều các trang trại, gia trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp mà chủ yếu là hình thức
chăn nuôi gia đình, các trang trại nhỏ. Những năm gần đây trên địa bàn toàn xã, ngành chăn
nuôi giảm cả về quy mô tổng đàn các loại gia súc, gia cầm và sản lượng.
2.3.1.3. Ngành nuôi trồng thủy sản
Hiện tại trong xã có 6 tiểu trang trại nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích là 37,8 ha,
so với năm 2006 tăng 20,98 ha. Diện tích chuyển đổi giai đoạn 1 là 1,6ha sang nuôi trồng
thủy sản và dự kiến đến năm 2015 đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên 29ha.
2.3.2. Các nghề thủ công cổ truyền
Theo số liệu của Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Hào, toàn xã có 1083 cơ sở ngành nghề
nông thôn. Trong đó có 1112 hộ tham gia và thu hút được 2238 lao động. Giá trị sản xuất
ngành nghề nông thôn là 20414 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân ngành nghề lao động
nông thôn là 9,12 triệu đồng/năm. Trong xã có 5 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề thủ
công truyền thống.
Tuy không phải là nghề chính của địa phương nhưng những sản phẩm này cũng tạo
nên đặc trưng văn hóa cho làng xã. Nghề phụ này không còn mang lại cho người dân nơi
đây thu nhập như trước nên họ đã tìm cách chuyển từ nghề đan lát sang nghề làm sơn mài,
hình thành nên những doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng này,
góp phần thu hút những lực lượng lao động nông nhàn ở địa phương, tăng thu nhập cho họ,
đồng thời cải thiện diện mạo nông thôn.
CHƢƠNG 3
NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO CỦA CƢ DÂN
XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Si (Vĩnh Lại)
3.1.1. Đình làng Si
Làng Si có ngôi đình lớn làm theo kiểu chữ Nhị hướng Đông Nam, có sân rộng và
tường bao quanh, phía trước là giếng tròn. (Năm Kỷ Tị - 1809 xây dựng, đến năm Kỷ Dậu –
1909 bốn giáp đã trùng tu bái đường, tức tiền đình). Trên nóc cũng ghi niên đại đã trùng tu
năm Duy Tân thứ 3 (1909).
Đình làng Si còn là nơi ngày lễ thượng điền (24 tháng 6), làng lập hương án tế Thần
nông và hương án tế Tổ sư nghề đan cót do phường bè chủ trì, dân làng Vĩnh Lại và dân
làng đan cót trong tổng Hổ Sơn đều về dự lễ, tôn kính các vị tổ sư đã khai sáng ra nghề đan
cót.
16

3.1.2. Đền Thánh Hai
Đền Thánh Hai ngay bên phải đình làng. Đền đức Thánh Hai thờ Lôi Công Đại
Vương tức tướng quân Cao Lôi thời Hai Bà Trưng. Đền cũ làm theo kiểu tiền đao hậu đốc.
Theo niên hiệu ghi trên xà nóc của đền thì chính cung tiền đao hậu đốc kiểu kiến trúc thời
Lê, làm ngày 11 tháng 9 năm Kỷ Mùi thời Lê Vĩnh Trị năm thứ tư (1679). Đến đời Tây
Sơn, Bảo Hưng năm thứ nhất (1801) đã tu sửa. Hai cung ngoài làm năm Thành Thái (1903)
và được tôn tạo đời Bảo Đại (1931).
3.1.3. Đền đức Thánh Cả
Đền đức Thánh Cả ở phía Đông Bắc làng Vĩnh Lại, nhìn ra sông Vĩnh. Đền có ba
cung, kiểu dáng như đền đức Thánh Hai, cũng làm từ đời Lê, nhưng đã trùng tu vào đời
Nguyễn. Đền đức Thánh Cả làng Bạch Đẳng Nhà Nuôi là con nuôi của Bà Trưng cùng Cao
Lôi về đây chiêu quân đánh giặc.
Quần thể đình đền chùa làng Vĩnh Lại là một di sản văn hóa vật thể kiến trúc thờ
cúng rất quý giá, còn nhiều dấu ấn nghệ thuật kiến trúc đời Lê thế kỷ XVII – XVIII cần
được bảo vệ và tôn tạo. Quần thể này đã được Nhà nước xếp hạng Di sản văn hóa.
3.2. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Hồ Sen
Hồ Sen là một làng Việt cổ, còn lưu giữ đậm nét bóng dáng thân quen của làng quê
đất Việt: cây đa, giếng nước, đình làng hòa quyện vào nhau. Làng trước có ngôi đình hàng

xã năm gian to rộng nhưng đã bị phá. Đầu làng phía đông có ngôi phủ thờ nhị vị Thánh Bà,
thường được gọi là Vua Ả, Vua Dì. Ở Cồn Mưỡu phía Nam làng có miếu thờ Đặng Đình
Hầu là phò mã của nhà Mạc.
Đền và chùa làng Hồ Sen đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử
văn hóa cấp tỉnh năm 2000.
3.3. Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào
Làng Cựu Hào có nhiều đình đền cổ kính. Đình làng Cựu là đình hàng xã trước ở
xóm giữa có năm gian rộng, là nơi hội họp của hàng xã. Hàng năm làng vào đám có đám hát
để sinh hoạt hát chèo, vui chơi văn nghệ, thi võ vật, gần đó có miếu thờ thần.
Đền Cồn Dâu ở phía Tây Nam làng, cung đệ nhất vốn xưa là miếu cũ kiểu tiền đao
hậu đốc từ thời Lê, nay đã sửa chữa.
3.4. Các công trình kiến trúc làng Tiên Hào
Đình làng Tiên Hào làm theo kiểu chữ Đinh. Tiền đường ba gian, hai gian bên có đặt
kiệu long đình và kiệu bành, gian giữa có bệ thờ sập chân quỳ, phía trước có hương án mặt
tiền, hai bên có đặt bộ bát bảo làm năm Nhâm Tuất đời Khải Định (1922). Đình được trùng
17

tu năm Khải Định thứ 4 (1919) quay sang hướng Tây có sân rộng. Đền có bàn thờ ngũ gia
Tiên tổ (Bùi, Nguyễn, Trần, Phạm, Vũ) và đặt bia “Đông giáp thần từ bi ký” năm Thành
Thái thứ 4 (1892), nói rõ đời Tự Đức còn chung của cả giáp Đông và giáp Đoài (giáp giáo),
nay xác định là của giáp Đông (giáp lương).
Trước đây còn có miếu thờ nữ thần Tây Phương Khôn cung Sơn tinh công chúa, là vị
thần trông coi gò đất cao của Tiên Hào. Sau này miếu bị hỏng nên rước linh vị vào chùa.
3.5. Các công trình kiến trúc làng Đại Lại
Phía Đông làng Đại Lại có đền Trung thờ Đông Hải Đại Vương, vị thần này là Đoàn
Thượng, một cựu thần đời Lý. Sau khi triều đại nhà Trần được thành lập, Đoàn Thượng
không phục đã nổi binh chống lại, huy động dân các vùng ven biển gây cuộc nội chiến
chống nhà Trần. Sau trận thất bại ở Đồng Đao (Hưng Yên) Đoàn Thượng đã tự sát. Nhà
Trần cho là người có nghĩa khí nên cho lập đền thờ, trong đó có làng Đại Lại.
CHƢƠNG 4: NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA

CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH
4.1. Vùng đất có nhiều ngƣời đi học
Các làng đều có lò luyện nhân tài, làng nào cũng có trường lớp dạy học, có ruộng
nuôi thầy đồ, có đất công làm trường lớp cho con em học tập mà tiêu biểu nhất là lò học
làng Cựu và làng Si. Lò học làng Cựu Hào lớn hơn, nhưng lò học làng Si sớm hơn.
Làng Kẻ Si có dòng họ Phạm Đình, hưng vượng từ đời Thượng tướng quân Cẩm phú
hầu Phạm Phúc Quảng vào đầu thế kỷ XVII đời Lê Trung Hưng. Làng Cựu Hào, từ Cống sĩ
Nguyễn Xưởng làm Huấn đạo Tả mạc trấn Kinh Bắc đời Lê Trung Hưng mở đầu trấn hưng
việc học.
Ở làng Tiên Hào có ông Vũ Đình Du đậu Cống sĩ năm 1772 và Giám sinh Quốc Tử
Bùi Huệ Tĩnh. Ông Vũ Đình Du làm Tri huyện Thanh Hà (Hải Dương) kiêm thượng tá phủ
Thượng Hồng. Làng Đại Lại có họ Nguyễn và họ Mai nhiều người theo đuổi sự nghiệp học
hành khoa cử, thường làm trùm trưởng tư văn hàng xã. Họ Nguyễn đời Tự Đức có người thi
Hương 5 lần đều đậu Tú tài, làm quan được phong tước Hùng Đức Nam. Họ Mai đời Lê có
người đậu Sinh đồ làm tri phủ Trường Khánh và một người đậu Tú tài đời Nguyễn.
Các họ Nguyễn, Phạm làng Hồ Sen có một vị Cống sĩ (cử nhân) và 14 vị đậu Tú tài.
Họ Phạm, dòng dõi tể tướng Phạm Trọng Yêm đời Tống, dời cư sang vùng Yên Tử - Đông
Triều (Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay). Năm 1523 (Quý Mùi), có ông Phạm Thủ Lương
đậu Sinh đồ làm Huyện thừa huyện Thiên Bản đã dời cư về làng Hồ Sen. Làng Vĩnh Lại,
ngoài Tiến sĩ Phạm Đình Kính và gia đình có nhiều người đỗ đạt, thì họ Phạm Hữu có Phạm
18

Hữu Khánh (tức Phạm Đình Dự) đậu Cống sĩ năm 1762 (khoa Nhâm Ngọ đời Lê Cảnh
Hưng).
Như vậy, vùng này trong thời phong kiến Lê Nguyễn đã có 2 vị Tiến sĩ (cả huyện Vụ
Bản có 14 Tiến sĩ) hơn 10 vị đậu cử nhân và hơn 30 tú tài. Rõ ràng đây là một vùng đất học,
có truyền thống hiếu học, xưa và nay đều được phát huy.
4.2. Các tín ngƣỡng dân gian
Cộng đồng cư dân nơi đây tục thờ Thành Hoàng làng, Bản thổ tôn thần, thần biển,
thần núi, thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn thực , đậm nét nhất vẫn là tục thờ cúng tổ tiên, là mảng

văn hóa dòng họ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Các làng đều có đền thờ Thành Hoàng làng là bản thổ Thành Hoàng như làng Si,
làng Tiên, hoặc thờ bản thổ Tôn thần ở các xóm như làng Đại, làng Tiên thờ thần biển
(Đông hải quốc mẫu), thần Miễu (Sơn Tinh công chúa), làng Cựu thờ thần núi (Tam vị sơn
thần Đại vương)….
4.2.1. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
4.2.1.1. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi gia đình
Cũng như truyền thống bao đời nay của các gia đình ở vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, thiết chế gia đình được xây dựng trên quy tắc: lấy ông cha làm nguồn gốc và quyền
con trưởng. Gia đình cơ bản lấy ông cha làm cơ sở, các gia đình con cháu quy tụ xung
quanh gia đình cơ bản khi ông bà, cha mẹ còn sống. Khi cha mẹ qua đời thì chức năng đó
thuộc về con trưởng.
4.2.1.2. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi dòng họ
Cũng như bao nhiêu dân tộc trên khắp mọi miền ở Việt Nam, cộng đồng cư dân ở
đây đều có tục thờ cúng tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc công sinh thành, dưỡng dục,
công lao của các bậc tiền bối đã mang một số nghề thủ công về cho làng xã. Điều này được
thể hiện qua việc xây dựng nhà thờ họ, tổ chức các ngày giỗ tổ và việc thờ cúng ông bà cha
mẹ trong các làng, các dòng họ và tại các gia đình.
Trong các làng xã dù lớn hay nhỏ đều có lập bàn thờ tổ tiên. Những dòng họ to
thường dựng nhà thờ tổ ngay trên mảnh đất tổ tiên đã từng sinh sống. Tục thờ cúng tổ tiên
trong các dòng họ và từng gia đình là nét đẹp văn hóa của nhân dân ở miền cực nam huyện
Vụ Bản, thể hiện ý thức “Uống nước nhớ nguồn” luôn tìm về dõi dòng huyết thống.
4.2.1.3. Thờ cúng tổ tiên ở các làng
Làng Hồ Sen có “Tứ tộc gia tiên” là 4 vị tổ đến khai điền lập ấp gồm Phạm, Đặng,
Vũ, Nguyễn.
19

Các nhà thờ họ (từ đường) đều được gìn giữ tôn tạo như họ Vũ, họ Phạm Đình, họ
Phạm Hữu Làng Tiên Hào vẫn thờ phụng “Ngũ gia tiên tổ” tại đền là các họ Bùi,
Nguyễn, Trần, Phạm, Vũ. Họ Bùi nay không còn ai ở làng. Các họ đều có nhà thờ riêng

hoặc thờ ở nhà tộc trưởng. Họ Trần và họ Vũ còn gia phả. Gia phả họ Vũ viết khá tường
tận gốc tích họ Vũ làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương có nhiều bậc khoa bảng.
Làng Cựu Hào có các họ Nguyễn, Đỗ, Lê, Phạm, Ninh, Vũ, nhưng họ Nguyễn là
đông nhất, có tới tám dòng họ khác tổ
Làng Đại Lại có các họ Mai, Phạm, Hoàng, Nguyễn, Vũ, Lương, Ngô. Trong đó, họ
Mai và họ Phạm còn gia phả nhưng viết sơ lược.
4.2.2. Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng
Làng nào trong xã cũng có đình, đền thờ Thành hoàng, đó là thần phù hộ cho làng,
còn gọi là thần bản mệnh. Những vị thần thường là những người có công giúp vua đánh giặc
cứu nước và giúp dân làng làm ăn sinh sống, khi chết thì linh ứng, dân làng cầu gì được nấy,
được các triều đại Lê, Nguyễn phong là thần. Ngoài những vị được phong thần và tôn làm
Thành Hoàng như trên, ở các làng còn thờ những vị Thành hoàng là những người có công
khai phá lập làng và tổ sư các nghề.
4.2.3. Tín ngƣỡng thờ những ngƣời có công khai phá lập làng và tổ sƣ các nghề
Làng Hồ Sen thờ tứ gia tiên tổ là Đặng, Phạm, Nguyễn, Vũ, tương truyền đã về khai
hoang lấn biển từ thuở vua Hùng dựng nước. Làng Si thờ ngũ gia tiên tổ là Đoàn, Phạm, Vũ,
Nguyễn, Trần chẳng những đã có công lập làng mà những người trong năm họ trên còn theo
Bạch Đẳng – Cao Lôi đi đánh giặc Tô Định. Làng Tiên Hào thờ năm cụ tổ thuộc năm họ
Trần, Nguyễn, Vũ, Phạm, Bùi. Tương truyền năm cụ về đây khai phá, mở rộng đồng ruộng,
xây dựng ấp làng. Riêng họ Bùi sau này chuyển vào sinh sống ở xứ Thanh nhưng cụ tổ họ
Bùi vẫn được dân làng thờ phụng.
Làng Đại Lại thờ 12 vị tổ tiên có công khai phá mở mang làng Đại, hiện trong đền
vẫn còn thờ thập nhị gia tiên. Hiện nay sinh sống ở làng còn 7 họ là các họ Mai, Nguyễn,
Phạm, Vũ, Hoàng, Lương, Ngô.
Ở các làng có nghề phụ như làng Hồ, làng Si, làng Tiên đều có người truyền nghề
cho dân làng được tôn là cụ tổ của nghề và được thờ phụng trong đền.
4.2.4. Đạo Nho
Là một vùng đất học, đạo Nho ảnh hưởng khá sớm và lan tỏa mạnh trong các làng xã
Vĩnh Hào. Các làng đều có văn chỉ thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền cũng như văn thân sĩ
20


phu trong xã. Do tác động của tính cộng đồng làng xã, giáo lý đạo Nho hầu như đã hòa nhập
vào đạo đức, phong tục tập quán chung của địa phương.
4.2.5. Tín ngƣỡng mang màu sắc Đạo giáo
Đạo giáo được truyền vào các làng xã nơi đây và có lẽ làng Đại Lại tiếp thu tôn giáo
này sớm nhất. Hiện ở làng Đại Lại vẫn còn tồn tại một số dấu vết của các đạo quán, nơi hoạt
động của các đạo sĩ như chùa Ngộ Tiên, chùa Quán Găng, cánh đồng cửa Quán Có thể
những địa điểm này là nơi hoạt động của các đạo sĩ theo trường phái tu tiên, luyện thuốc
trường sinh bất lão. Trong các làng vẫn còn lưu các truyền thuyết về “Cao Biền dậy non”,
chứng tỏ rằng những hoạt động ma thuật của Cao Biền (thời Đường) đã có ảnh hưởng sâu
sắc đến vùng quê yên bình này.
4.2.6. Tín ngƣỡng Phật giáo
Đạo Phật ở 5 làng xã Vĩnh Hào một thời hưng thịnh. Trong 5 xã ở Vĩnh Hào có đến 7
ngôi chùa, làng nào cũng có chùa. Các chùa đều có kiến trúc kiểu chữ Đinh, Phật đường 3
gian hay 5 gian, Phật điện 3 gian dọc. Cả 7 ngôi chùa đều có nguồn gốc xây dựng từ thời Lê
Trung Hưng trở về trước, cách ngày nay khoảng 300 – 400 năm, còn lưu giữ nhiều dấu ấn
nghệ thuật điêu khắc thời Lê thế kỷ XVII – XVIII. Đây là những di tích lịch sử văn hóa quý
giá cần được bảo tồn.
4.2.7. Tín ngƣỡng Thiên chúa giáo dòng Tên (Jesuste)
Đạo Thiên chúa vào đất Vụ Bản khoảng thế kỷ thứ XVIII, lập xứ đạo Kẻ Báng, gồm
cả họ giáo Si, Đại và Tiên. Cả ba làng này đều có giáo dân từ thế kỷ XVIII.
Nhìn chung, các làng xã Vĩnh Hào có khá đầy đủ các tôn giáo tiêu biểu của khu vực
đồng bằng Bắc bộ và phát triển khá thịnh vượng từ thời Lê Trung Hưng. Trên nền của tín
ngưỡng nguyên thủy bản địa như thờ cúng tổ tiên, thờ trời đất, thờ núi, thờ sông , nhân dân
đã tiếp nhận các tôn giáo ngoại nhập như đạo Lão, đạo Phật, đạo Nho và làm phong phú
thêm đời sống tình cảm, đời sống tâm linh, tăng thêm niềm tin và sức mạnh để khai phá và
phát triển làng xã.
4.3. Lễ tiết trong một năm
4.3.1. Lễ tiết trong phạm vi gia đình
Theo chu kỳ của một năm, lễ tiết của các gia đình cũng được tiến hành theo lệ chung

của làng nhưng vẫn có những nét riêng.
4.3.2. Lễ tiết chung làng xã

×