Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.42 KB, 27 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN





HÀ THỊ THU HIỀN



NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TRONG LÊN
ĐỒNG CỦA ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM ( QUA NGHIÊN
CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY- XÃ KIM THÁI -
HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số : 603160




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Ngô Đức Thịnh


Hà Nội - 2011





1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU, NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ
VỀ PHỦ DẦY . 9
1.1 Tổng quan về Đạo Mẫu. 9
1.2 Nghi lễ lên đồng của Đạo Mẫu. 17
1.3 Giới thiệu về Phủ Dầy. 26
1.3.1 Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản. 26
1.3.2 Lịch sử phát triển của Phủ Dầy. 28
Chương 2: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN CỦA ĐẠO MẪU Ở
VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY – XÃ
KIM THÁI - HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH). 31
2.1 Giải thích khái niệm. 32
2.1.1 Nghi lễ 32
2.1.2 Định nghĩa tiền duyên. 33
2.2 Bước đầu mô tả về nghi lễ cắt giải tiền duyên ở Phủ Dầy – Xã Kim
Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định. 34
2.2.1 Giới thiệu về nghi lễ cắt giải tiền duyên. 34
2.2.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do thầy pháp sư thực hiện 41
2.2.3 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do đồng thầy Đạo Mẫu thực hiện 44
Chương 3: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TỪ CÁI NHÌN CỦA
NHỮNG NGƯỜI TRONG . 50
3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên dưới cái nhìn của người đồng thầy. 50

3.1.1 Con đường dẫn đến vai trò đồng thầy. 50



2
3.1.2 Tâm tư, nguyện vọng sau khi tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên
của đồng thầy N. 56
3.2 Nguyên nhân tiến hành nghi lễ cùng tâm tư, nguyện vọng của người
đi làm lễ. 60
3.2.1 Nhân vật thứ nhất. 61
3.2.2 Nhân vật thứ hai. 67
3.2.3 Nhân vật thứ ba. 72
3.3 Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên. 77
3.3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được nhìn dưới góc độ một hiện tượng
văn hóa xã hội. 78
3.3.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được làm xuất phát từ niềm tin tôn
giáo của con người. 81
3.3.3 Những tác động của nghi lễ cắt giải tiền duyên với xã hội Việt
Nam hiện nay. 84
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC ẢNH 98



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng dân gian của người Việt và một số dân tộc khác có tục thờ Nữ
thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ mà ngày nay chúng ta gọi là Đạo Mẫu

đang đóng một vai trò và vị trí quan trọng. Khi nhắc đến Đạo Mẫu, chúng ta hẳn sẽ
nghĩ đến nghi lễ hầu đồng, đây được coi là một nghi lễ tiêu biểu, đặc trưng nhất của
tôn giáo này. Nhưng rất thiếu xót khi tìm hiểu về Đạo Mẫu mà chúng ta không nhắc
đến một vài nghi lễ nhỏ khác như: nghi lễ trả nợ tào quan, trình đồng tiễn căn, cắt
giải tiền duyên… Những nghi lễ trên tuy không được nhắc nhiều đến nhưng nó
đóng vai trò khá quan trọng bởi khi tìm hiểu về ý nghĩa của từng nghi lễ này chúng
ta sẽ thấy chức năng của nó chính là giải quyết từng vấn đề trong cuộc sống con
người.
Do nhận thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu là một sinh hoạt tín
ngưỡng của một số ít cá nhân trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên lại đóng một vai trò
nhất định về mặt tinh thần và trong chừng mực nào đó là chất kết dính quan trọng
của hệ thống nghi lễ Tứ Phủ bởi vậy chúng tôi đã chọn vấn đề tìm hiểu về Nghi lễ
cắt giải tiền duyên trong lên đồng của Đạo Mẫu ở Việt Nam (Qua nghiên cứu
thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định) làm đề
tài nghiên cứu của luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Nghi lễ cắt giải tiền duyên được diễn ra trong buổi hầu đồng của Đạo Mẫu.
Nghi lễ được tiến hành với mục đích là dứt bỏ liên hệ về nhân duyên kiếp trước của
con người, làm cho họ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong kiếp sống này. Do vậy
khi nghiên cứu về nghi lễ này chúng ta phải đặt nó trong ý nghĩa chung của Đạo
Mẫu thì mới hiểu cụ thể được.
Khi con người tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên sẽ được coi là một
phương pháp trị liệu tích cực giúp họ có niềm tin vào cuộc sống. Đối tượng của
nghi lễ này là người phụ nữ - một nhân tố bảo tồn các giá trị văn hóa, và hiện nay
nghi lễ này đang được thực hiện khá phổ biến ở cả nông thôn và thành thị. Điều này



2
đã tạo ra những mặt tích cực và tiêu cực luôn đi kèm với nhau do đó việc tìm hiểu

về nghi lễ này là một việc nên làm. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng đề tài này mang
tính thiết thực và cần được quan tâm nghiên cứu hơn nữa.
3. Đối tượng nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, tư liệu tham khảo.
Đối tượng mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn của mình gồm các nhân
vật: đồng thầy – người trực tiếp tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên, và những
người phụ nữ đi làm lễ cắt giải tiền duyên. Chúng tôi nghiên cứu và đề cập đến các
nhân vật này dưới góc độ tiểu sử, lý do họ làm nghi lễ, tâm tư tình cảm của họ
trước và sau khi đã tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên. Bên cạnh đó chúng tôi
cũng miêu tả về phương thức tiến hành của nghi lễ cắt giải tiền duyên.
Vấn đề tìm hiểu về các nghi lễ của Đạo Mẫu đã được đề cập đến trong một
số nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Trong đó có nhiều công trình
khoa học, tác phẩm viết đầy đủ, chi tiết về nghi lễ lên đồng, hầu bóng của tín
ngưỡng thờ Mẫu. Trước cách mạng có Việc thờ cúng các vị thần bất tử ở Việt
Nam xuất bản năm 1944 bằng tiếng Pháp của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Những
năm gần đây, bắt đầu từ năm 1990, khi tín ngưỡng thờ Mẫu gần như được phục
hưng trỗi dậy, thì vấn đề này được các nhà học giả Việt Nam chú ý xem xét như
vấn đề văn hóa. Nhiều công trình ra đời liên quan đến vấn đề này, đáng chú ý là
cuốn Vân Cát thần nữ của GS Vũ Ngọc Khánh xuất bản năm 1990 và cuốn Tứ bất
tử của GS Vũ Ngọc Khánh, GS.TS Ngô Đức Thịnh xuất bản năm 1991. Ngoài ra
còn có các tài liệu khảo sát về Các nữ thần ở Việt Nam của Mai Thị Ngọc Chúc và
Đỗ Thị Hảo bước đầu đã tích hợp thần tích, công trạng, ngọc phả của 75 vị nữ thần
ở Việt Nam. Bên cạnh đó tài liệu của tác giả Đặng Văn Lung về Tam tòa Thánh
Mẫu xuất bản năm 1991, các công trình chuyên khảo về đạo Mẫu như Hát Văn,
Đạo Mẫu ở Việt Nam do GS.TS Ngô Đức Thịnh chủ biên xuất bản năm 1996,
cuốn sách Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Bộ do tác giả Nguyễn Văn Thông chủ
biên năm 2002. Đặc biệt hơn cả là các bài tham luận của học giả trong, ngoài nước
về tục thờ Mẫu Việt Nam trong hội thảo “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Lễ hội Phủ Dầy”
tổ chức tại Hà Nội từ 30/3 đến 2/4/2001 được tập hợp đầy đủ trong cuốn Đạo Mẫu




3
và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á do GS.TS
Ngô Đức Thịnh chủ biên.
Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên, Đạo Mẫu đã được tìm hiểu dưới
nhiều góc độ khác nhau một cách đầy đủ và tương đối toàn vẹn Tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu cụ thể về những nghi lễ nhỏ của Đạo Mẫu nói chung
trong đó có nghi lễ cắt giải tiền duyên nói riêng để thấy đó là một đối tượng ngày
nay đang diễn ra hết sức sôi động và nảy sinh nhiều vấn đề. Cho nên, trong luận
văn của mình chúng tôi đi vào vấn đề chuyên biệt là Nghi lễ cắt giải tiền duyên
trong lên đồng của Đạo Mẫu ở Việt Nam (Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dầy –
Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu là tiếp cận đối tượng
bằng phương pháp điền dã dân tộc học nhằm tiếp xúc trực tiếp với các ông, bà
đồng và người đi làm lễ cắt giải tiền duyên. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải tìm
hiểu, cập nhật các tài liệu, văn bản để hiểu rõ hơn về Đạo Mẫu, sử dụng các băng
hình, ảnh chụp để làm cơ sở đánh giá, nhận xét về các bước thực hành nghi lễ. Từ
những điều đã tìm hiểu được bằng phương pháp so sánh, miêu tả, chúng tôi đưa ra
các nhận xét để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề cần tìm hiểu. Đây là những phương
pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu của mình.
5. Đóng góp của luận văn.
Vấn đề chúng tôi tìm hiểu trong luận văn của mình tuy không mới mẻ lại ở
một góc độ rất nhỏ nhưng điều mà chúng tôi muốn truyền tải đến giúp người đọc
có thể hình dung cụ thể nghi lễ cắt giải tiền duyên qua tâm tư, tình cảm của chính
những người trong cuộc. Có như vậy chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của nghi lễ
tôn giáo có tích cực và tiêu cực như thế nào trong đời sống con người hiện nay. Từ
đây chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.
6. Bố cục luận văn.




4
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tư liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Đạo Mẫu, nghi lễ lên đồng và về Phủ Dầy.
Chương 2: Nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu ở Việt Nam (Qua khảo
cứu thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định).
Chương 3: Nghi lễ cắt giải tiền duyên từ cái nhìn của những người trong
cuộc
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU, NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ VỀ
PHỦ DẦY.
1.1 Tổng quan về Đạo Mẫu.
Tục thờ nữ thần và thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trên thế giới.
Đây là hiện tượng tín ngưỡng tâm linh, đặc trưng của tín ngưỡng này là coi trọng
phụ nữ, coi trọng đời sống nông nghiệp.
Như vậy truyền thống thờ nữ thần, thờ Mẫu ở Việt Nam thuộc phạm trù của
khái niệm Nguyên lý Mẹ của nền văn hóa Việt Nam
1
, thuộc mẫu hình của Nguyên
lý Mẹ. Đối với Việt Nam, cũng như cái nét chung của loài người, kết thúc Mẫu hệ
là bước vào thời kỳ của Phụ hệ. Nhưng ngay cả khi làm ra chiếc trống đồng, trong
văn hóa Đông Sơn, người phụ nữ cũng là người đánh đầu tiên. Vậy sức mạnh của
giới nữ, các vị nữ thần nằm ở đâu, mà trong văn hóa Việt Nam hiện tượng này là
phổ biến, và tín ngưỡng thờ nữ thần có khắp mọi nơi, và tín ngưỡng Mẫu là nét đặc
trưng rất riêng, mà trong đó nổi bật là thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Thậm chí nét
riêng biệt đặc biệt đó mà có nhiều người gọi đó là Đạo Mẫu
2

.


1
Đây là khái niệm được GS Trần Quốc Vượng phát biểu trong một bài viết của cuốn sách Văn hóa Việt Nam tìm tòi
và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, Trang 467-472. Trong cuốn sách này, GS đã đặt câu hỏi về Nguyên lý
Mẹ “Thế cho nên tôi nghĩ là nền văn hóa truyền thống Việt Nam đã từng có NGUYÊN LÝ MẸ ” (trang 472). Trong
cuốn sách này, GS tìm hiểu và đưa dẫn chứng về quan điểm này, trong lịch sử và vai trò của người phụ nữ trong văn
hóa Việt Nam. Cuối bài viết GS, có nhấn mạnh đến 3 câu hỏi về Nguyên lý Mẹ : 1. Vì sao dân gian nói “nhất vợ nhì
giời” còn Nho giáo lại là “Vua-quan-dân”, như vậy Vua – con trời chỉ ở thứ ba. 2. Kiểu từ ngữ bắt đầu bằng tiếng
“cái”, tức là gọi Mẹ, hay cái gì to tát – sông cái, ngón tay cái, đường cái, cột cái…3. Câu thành ngữ “Giàu con út,
khó con út” là tại sao ? vì Nam Trung Bộ tài sản của bố mẹ, thuộc về con gái út.
2
Có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng Mẫu, trong đó GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, việc thờ các Mẫu là
Đạo Mẫu, xin xem Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu ở Việt Nam, NXB VHTT, Hà Nội, 1996.



5
Việt Nam ngoài việc thờ mẫu tự nhiên như Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ,
Pháp Lôi, Pháp Điện) là bốn lực lượng tạo ra hạt mưa và Tứ phủ (Mẫu Thượng
Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa) là bốn miền tạo dựng lên vũ trụ
sáng tạo ra bầu trời, mặt đất, rừng, biển còn có các Mẫu nhân thần. Hiện tượng đặc
biệt trong các vị mẫu phải kể đến Mẫu Liễu Hạnh, bà là vị Mẫu trung tâm của các
vị Mẫu, là vị chủ Mẫu.
Đạo Mẫu với hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ từ địa đầu Tổ quốc
đến Đèo Ngang và từ địa danh này trở vào Nam nó biến đổi kết hợp với tục thờ nữ
thần của dân tộc Chăm trở thành một hình thái mới. Miền Trung thờ Thánh mẫu
Thiên Yana cùng Bà Đen là hai chị em họ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc.
Các vị Thánh Mẫu này cũng có thánh tích giống như Thánh Mẫu Liễu Hạnh với

việc lập gia đình, sinh con, có công trạng với nhân dân. Ngoài ra ở Nam Bộ còn có
tục thờ Bà Chúa Xứ, Bà Thủy, Bà Hỏa… là những vị thần nữ có quyền phép phù
trợ cho đời sống hàng ngày của cư dân nơi đây.
Khi tìm hiểu về Đạo Mẫu chúng ta có cảm nhận rằng các vị thần linh trong
Tam Phủ và Tứ Phủ được sắp xếp giống như mô hình một triều đình nơi trần thế.
Khi gạt bỏ những sai khác có tính địa phương, chắt lọc những cái chung chúng ta
có thể đưa ra một hệ thống điện thần Đạo Mẫu như sau[36, tr. 22]:
- Ngọc Hoàng
- Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu
Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu).
- Ngũ vị Vương quan (Từ Đệ nhất đến Đệ ngũ), thường người ta xếp
Đức Thánh Trần vào hàng các Quan.
- Tứ vị Chầu bà hay Tứ vị Thánh bà là hóa thân trực tiếp của Tam tòa
Thánh Mẫu.
- Ngũ vị Hoàng tử (gọi theo từ Đệ nhất đến Đệ ngũ).
- Thập nhị Vương cô (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12).
- Thập nhị Vương cậu ( gọi theo thứ tự từ 1 đến 12).
- Quan ngũ Hổ.



6
- Ông Lốt.
Trong điện thờ Mẫu, hệ thống thần linh cũng được chia ra làm các phủ riêng
biệt. Và mỗi phủ đó đại diện cho một miền khác nhau của vũ trụ. Trong Đạo Mẫu
hiện nay tồn tại quan niệm Tam Phủ và Tứ Phủ. Tứ Phủ là gồm ba phủ trong Tam
Phủ (Thiên, Địa, Thoải) và có thêm Phủ Thượng Ngàn (Nhạc Phủ). Ngoài ra còn
có các địa điểm thờ Mẫu Liễu Hạnh lớn được gọi là Phủ như Phủ Giầy (Nam
Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là xuất phát từ sự mô phỏng của dân gian theo cách
định danh cung vua, phủ chúa thời vua Lê, chúa Trịnh. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu

còn có một phủ hay được nhắc đến đó là Phủ Trần Triều.
Đứng ở phương diện điện thần, Đức Thánh Trần được coi là vị thánh Tứ
Phủ. Tuy nhiên về hàng bậc cũng như phủ của Ông trong Tứ Phủ lại không dễ xác
định. Ông không thuộc dòng tiên thánh mà thuộc dòng nhân thần được quy về
dòng Long Vương Bát Hải Đại Vương nên được đặt riêng ra thành một phủ Nhân
thần, phủ Trần Triều.
Tóm lại hệ thống thần linh trong Đạo Mẫu bao gồm cả thiên thần và nhân
thần đều là các vị thần linh có nguồn gốc tiên thánh. Còn ở tầm vi mô, Tứ phủ lại
mô phỏng như một gia tộc, theo quan niệm truyền thống “nhân thân tiểu thiên
địa”. Hơn thế nữa đó là một gia tộc đã được cung đình hóa qua cách thức bài trí, hệ
thống xưng hô, trang phục…
1.2 Nghi lễ lên đồng của Đạo Mẫu.
Hầu đồng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số dạng thờ
Mẫu khác. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tứ phủ vào thân xác các ông
đồng, bà đồng là sự tái hiện lại hình ảnh các vị thánh, nhằm phán truyền, chữa
bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo Mẫu.
Hầu đồng thường diễn ra vào nhiều dịp trong một năm. Với các đồng thầy
ngoài việc đảm bảo lễ trong các tiệc trên họ có thể tiến hành hầu đồng quanh năm.
Trong lễ hầu đó họ kết hợp hình thức lên đồng với các nghi lễ cắt giải tiền duyên,
di cung hoán số, trình đồng tiễn căn… cho người có căn cao số nặng. Các bước
chuẩn bị cho những nghi lễ này dựa trên nền tảng của nghi lễ hầu đồng.



7
Mục đích của chúng tôi khi mô tả lại chi tiết nghi lễ hầu đồng nhằm cho
người đọc có cái nhìn sơ lược về nghi thức này. Nhưng nghi lễ hầu đồng chỉ là nền
tảng căn bản để người hầu thông qua đó thực hiện những nghi lễ riêng như trình
đồng, khai căn mở phủ, di cung hoán số, cắt giải tiền duyên. Và trong nghi lễ hầu
đồng này chúng ta cũng cần phải biết về hầu đồng của thanh đồng, của đồng thầy

có sự khác biệt nhau. Trước khi hầu, ông đồng hay bà đồng thông qua người chủ
đền phải làm lễ chúng sinh và lễ thánh. Cúng xong người ta đốt vàng mã cho
chúng sinh và các Thánh Tứ Phủ rồi rắc quanh chùa hay đền.
Theo trật tự thời gian có thể phân một buổi hầu đồng của đồng thầy khi làm
các nghi lễ kèm theo như:cắt giải tiền duyên, di cung hoán số… thành các bước:
thánh giáng, thay lễ phục thắp hương làm phép, múa đồng, làm nghi lễ, ban lộc và
nghe văn chầu, thánh thăng. Có hai hình thức thánh giáng: giáng trùm khăn (gọi là
hầu tráng mạn) và giáng mở khăn. Các giá thánh mẫu đều theo hình thức trùm
khăn (tráng mạn). Hình thức hầu mở khăn, tức thánh nhập thực sự và xuất hiện
trước mặt mọi người là hình thức hầu dành cho hầu hết các Thánh từ Quan trở
xuống. Khi thánh đã nhập, ông đồng hay bà đồng dùng tay ra hiệu (thánh nam
nhập thì ra hiệu bàng tay trái, thánh nữ nhập thì ra hiệu bằng tay phải) và tung khăn
phủ diện. Lúc này hai người hầu dâng giúp người hầu đồng thay lễ phục cho phù
hợp với vị trí và tính cách từng người[36, tr. 53].
Sau khi thay đổi lễ phục, ông đồng hay bà đồng làm lễ dâng hương. Đó là
nghi thức không thể thiếu được của bất cứ sự hiện diện nào của các vị thánh. Sự
nhập hồn và tái sinh của thánh vào cơ thể các ông đồng, bà đồng được biểu hiện
sống động bằng các động tác múa. Trong quá trình này người đồng thầy mang
bóng thánh sẽ tiến hành các nghi lễ như cắt giải tiền duyên hoặc trình đồng tiễn căn
theo quyền năng của mình. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản về hầu đồng của
đồng thầy so với thanh đồng. Sau đó, thánh tiến hành nghi lễ dâng rượu và phát lộc
cho người dự hầu.
Tùy theo từng vị thánh hay sở thích của từng ông đồng, bà đồng mà việc
truyền phán, phát lộc nhanh hay lâu rồi sau đó thánh thăng. Dấu hiệu thánh thăng



8
thường là lúc ông đồng, bà đồng ngồi yên, khẽ rùng mình, hai tay bắt chéo trước
trán hay che quạt lên đỉnh đầu… thì lúc đó người hầu dâng phải nhanh chóng phủ

khăn lên đầu ông/ bà đồng, những người cung văn tấu nhạc và hát điệu thánh xe
giá hồi cung. Cũng từ đó ông đồng và bà đồng lại chuẩn bị nhập đồng vị thánh
khác.
Nghi lễ lên đồng trong Đạo Mẫu là một hình thức tôn giáo mang tính bản địa
sâu sắc bộc lộ được quan niệm của người nông dân Việt Nam về thế giới thần
thánh.
1.3 Giới thiệu về Phủ Dầy.
1.3.1 Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản.
Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Là một huyện của
tỉnh Nam Định, Vụ Bản cách thành phố Nam Định 15km về phía Tây Nam. Huyện
có 17 xã, 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên là 14766 ha, dân số là 12700 người. Theo
GS.TS Ngô Đức Thịnh: huyện Vụ Bản với hơn chục làng có tên “kẻ” xuất hiện vào
đầu thời Vua Hùng nằm rải rác ở vùng đất ven chân núi hoặc bãi cao, trong đó có
Kẻ Dầy, Kẻ Báng thuộc xã Kim Thái, Kẻ Đội thuộc xã Cộng Hòa. Kẻ Dầy sau có
tên là An Thái nay là Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái. Xã An Thái vẫn
còn 4 giáp cũ. Năm Tự Đức thứ 14 (1861) xã An Thái đổi tên thành xã Tiên
Hương. Như vậy Tiên Hương và An Thái đều có chung một cội nguồn là làng Kẻ
Dầy xã An Thái.
Đến năm 1947 xã Kim Thái được thành lập gồm 3 thôn là Tiên Hương, Vân
Cát và Báng Già. Theo truyền thuyết, thần tích và những sáng tác dựa trên cơ sở
chuyện kể dân gian thì Mẫu Liều Hạnh là một nhân vật vừa lịch sử, vừa hư vừa
thực, vừa là nhân thần đồng thời là thiên thần, là tiên cũng là phật thánh.
1.3.2 Lịch sử phát triển của Phủ Dầy.
Phủ Dầy là tên gọi chung cho một quần thể các di tích kiến trúc tôn giáo ở
xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ở đây không có một di tích đơn lẻ
nào được gọi là Phủ Dầy. Theo văn bia, sắc phong và những tài liệu cổ còn lưu
giữ, Phủ Dầy được xây dựng vào thời Lê Cảnh Trị (1663 - 1671).




9
Di tích Phủ Dầy gắn liền với sự tích Mẫu Liễu Hạnh. Ngoài việc thờ Mẫu, từ
xa xưa ở đây đã có nhiều đền thờ được xây dựng để thờ các danh nhân, những
nhân vật lịch sử, những người có công với đất nước, quê hương và được tôn là
Thành hoàng làng. Nhưng hiện nay các di tích và phủ trên đều trở thành nơi thờ
Mẫu Liễu Hạnh cùng hệ thống thần linh Tam phủ, Tứ phủ.
Ngày nay Phủ Dầy có hai phủ lớn là Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát, Lăng
Mẫu. Ngoài ra bao quanh hai phủ là hệ thống các đền, miếu. Theo các cụ già trong
làng, cách đây 100 năm tại mỗi thôn có một phủ nhỏ hàng năm mở phủ từ 2 – 3
ngày và số lượng người tham gia cũng không ít.
Phủ Vân Cát được viên tổng đốc Nam Định là Cao Xuân Dục đứng ra xây
dựng từ một ngôi đền nhỏ, xây dựng thành một phủ bề thế. Phủ Tiên Hương xây
dựng sau Phủ Vân Cát nên quy mô còn to lớn và cao đẹp hơn Phủ Vân Cát do tổng
đốc Nam Định là Đoàn Triển đứng ra giúp người thôn Tiên Hương xây dựng. Năm
1938, lăng Mẫu được xây bằng đá xanh và đá đỏ trên ngôi miếu đã gây một tiếng
vang lớn cho làng Tiên Hương. Từ đó khách thập phương đến lễ phủ chính và lăng
Mẫu rất nhiều[48, tr. 74]
Chương 2: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN CỦA ĐẠO MẪU Ở VIỆT
NAM (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY – XÃ KIM THÁI -
HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH).
2.1 Giải thích khái niệm.
2.1.1 Nghi lễ
Theo “Từ điển Tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt” của Rosemary Ellen
nghi lễ (Ritual) có nghĩa chỉ một hành động lễ nghi, nhất là mang mục đích tôn
giáo hay thiêng liêng. Nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố
mang tính văn hóa tâm linh.
Yếu tố nghi lễ bao gồm sự đọc nhẩm, niệm thần chú ca hát, cầu nguyện và
khẩn cầu, nhảy múa cử động hay tư thế, trang phục hay quần áo đặc biệt, nhang,
khói, đèn cầy và lửa, đồ cúng tế hay hiến tế, thức ăn, thức uống (hay trái lại ăn
chay), tẩy uế, sử dụng đồ vật, thánh tích, dụng cụ, hình ảnh và biểu tượng thần




10
thánh. Những yếu tố này tạo thành sự thay đổi tâm lý và cơ thể với mục đích giúp
đạt được mục đích của nghi lễ. Điều quan trọng là tất cả yếu tố của nghi lễ phải
được cử hành đúng để đảm bảo sự thành công. [12, tr. 509].
2.1.2 Định nghĩa tiền duyên.
Duyên: Có nghĩa là chỉ mối liên lạc từ kiếp trước lưu lại kiếp sau giữa đôi
tình nhân hay giữa hai người bạn[1, tr. 195]. Duyên còn chỉ sự hòa hợp nhau như
vợ chồng gặp nhau hay vua tôi hội ngộ.
Tiền: có nghĩa là trước, đi đến trước.
Theo như Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh chỉ chung thì “tiền duyên”
nghĩa là có duyên với nhau từ kiếp trước[1, tr. 202].
2.2 Bước đầu mô tả về nghi lễ cắt giải tiền duyên ở Phủ Dầy – Xã Kim
Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định.
2.2.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Phúc Giác Hải, từ xưa người ta quan niệm những
người khó lấy vợ hoặc lấy chồng là do có người âm quá yêu quý, không cho lấy ai,
mà phần nhiều là phụ nữ bị điều này. Khi đó, người ta phải đi cắt mối tiền duyên
với người âm để họ không theo nữa rồi mới lấy được chồng, vợ. Trong các tôn
giáo trên thế giới, vấn đề giải thoát cho con người khỏi những điều ám ảnh của
kiếp trước cũng được đặt ra, và trong Đạo Mẫu nghi lễ đó được gọi dưới tên là “cắt
giải tiền duyên”.
Nghi lễ này cũng thể hiện cho tư tưởng của Đạo Mẫu là được sống hạnh
phúc vẹn toàn trong kiếp này chứ không giống như tư tưởng của Đạo Phật hay bất
cứ tôn giáo nào là phải đợi đến kiếp sau. Nghi lễ cắt giải tiền duyên được tiến hành
trong những buổi hầu đồng lớn có sự góp mặt của các bóng, các giá và vị thánh
được chỉ định làm việc này là Quan Lớn Tuần Tranh. Quan Lớn Tuần Tranh còn
gọi là Quan Đệ Ngũ, Quan Tuần là vị tôn quan thứ 5 trong Ngũ vị Tôn quan (Ngũ

vị vương quan, ngũ vị tôn ông) trong Đạo Mẫu, Tam phủ, Tứ phủ, sau hàng Tam
vị Thánh mẫu. Vai trò Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là Thanh tra, giám sát nhân gian,
trừ tà sát quỷ.



11
Nhưng điều mà chúng tôi quan tâm ở đây không phải là thời điểm chính xác
nghi lễ ra đời, có hay không có tồn tại trong Đạo Mẫu, hay làm nghi lễ theo cách
nào là hiệu quả nhất mà chính là tác động của nghi lễ lên tâm lý, đời sống con
người. Do vậy chúng tôi sẽ mô tả chi tiết về nghi lễ được tiến hành như thế nào
dưới sự thực hiện của một bên là người thầy cúng (pháp sư) và một bên là đồng
thầy Đạo Mẫu để có sự đối sánh cho người đọc cái nhìn toàn diện về nghi lễ.
2.2.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do thầy pháp sư thực hiện
Khi đi sâu tìm hiểu chúng tôi được biết nghi lễ cắt giải tiền duyên từ lâu đã
tồn tại trong các lễ cúng của những người thầy cúng mà bản thân họ khi theo
nghiệp gia đình được những người đi trước truyền lại. Nhưng hiện tại nghi lễ mà họ
tiến hành khá cầu kỳ trong khi đó nghi lễ cắt giải tiền duyên được các đồng thầy
của Đạo Mẫu làm đơn giản nhanh gọn và kinh phí cũng ít hơn. Có lẽ vì vậy nhiều
người tìm đến với Đạo Mẫu hơn và coi nghi lễ này chỉ có trong Đạo Mẫu.
Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi được biết nghi lễ cắt giải tiền duyên do
các pháp sư, thầy cúng tiến hành có kinh phí vào khoảng từ 5 đến 10 triệu và mang
tính chất đại đàn có thể được thực hiện ở đền hoặc chùa được làm từ sáng đến 9
hoặc 10 giờ đêm. Trước tiên nghi lễ được tiến hành bằng nghi thức phát tấu. Đây là
nghi thức nhằm nêu lý do của buổi lễ và dâng tên tuổi gia chủ làm lễ lên Phật. Đại
diện cho nghi lễ này là 5 vị quan ngũ phương được coi là các vị sứ giả bao gồm
Đông Phương Thanh Đế, Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Hắc Đế, Bắc Phương
Bạch, Đế, Trương Ương Hoàng Đế. Và 5 vị quan này sẽ mang giấy sớ đến cõi Phật
để trình lên Phật. Nghi thức này mang tính chất phát tấu sớ làm cơ sở cho lễ cúng
Phật tiếp theo nên rất quan trọng.

Nghi lễ tiếp theo là lễ cúng Phật, lễ vật cho nghi lễ này được chuẩn bị đơn
giản, trong nghi lễ này sẽ tụng kinh Di đà và kinh Phổ môn nhằm mang lại an bình,
hạnh phúc cho người làm lễ. Khi nghi thức cúng Phật hoàn thành, người thầy cúng
bắt đầu vào lễ Thánh. Trong hàng Thánh chúng ta biết vai trò của Đức Thánh Trần
và Thánh Mẫu Liễu Hạnh rất quan trọng do đó nghi thức cúng diễu ra hết sức trang
trọng.



12
Sau những nghi lễ trên, người pháp sư sẽ làm lễ Tam Phủ đối kháng. Đây
được coi là bước quan trọng nhất của lễ cắt giải tiền duyên với sự hiện diện của các
vị thần Tam giới (Thiên, Địa, Thoải). Đại diện cho cõi trời là Hiệu thiên chí tôn
kiêm quyết Ngọc Hoàng, vị thần cõi Địa là Địa Phủ Diêm La Thập Điện Diêm
Vương, còn cõi Thoải là Thủy Phủ Phù tang Cam Long Đại Đế. Nghi lễ trên phải
thỉnh những vị thần đứng đầu ba cõi để tiến hành một phiên tòa tôn giáo xét xử lý
do tại sao người âm đã thuộc về một cõi khác mà vẫn quyến luyến với người trần
thế. Đây là một điều sai trái nên buộc người cõi âm phải chấm dứt không được
theo người trần thế nữa.
Qua đó chúng ta thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên của các thầy cúng thực hiện
chủ yếu dưới hình thức các lễ cúng, đồ cúng và mã phục vụ cho nghi lễ không
nhiều. Trong nghi thức cúng của họ cũng là sự hòa trộn giữa các tôn giáo với nhau.
Và căn cứ họ xem người phụ nữ có duyên âm theo hay không là do ghi chép trong
sổ Tào quan, là một quyển sách ghi cụ thể về tuổi, cung mệnh của con người, khi
những người có nợ hình nhân thì sẽ có tiền duyên hoặc nợ sát sinh từ kiếp trước.
Hoặc những người phụ nữ mà tuổi gắn với cung Đinh, Nhâm, Quý, Giáp sẽ có
duyên âm. Đôi khi do “nhìn mặt mà bắt hình dong” những người thầy cúng cũng
biết họ có duyên âm hay không.
2.2.3 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do đồng thầy Đạo Mẫu thực hiện
Còn nghi lễ cắt giải tiền duyên thực hiện trong Đạo Mẫu lại có sự khác biệt

nhiều. Đồng thầy N là người tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên cho những người
mà khi bóng cậu bé Hoàng Thiên nhập vào cô xem và cho biết họ có duyên âm
theo hay không. Nghi lễ này thường được cô đồng N làm trong các ngày lễ lớn.
Chi phí cho nghi lễ này được cô đồng N thu với giá là 1 triệu đồng.
Tuy nhiên nghi lễ cắt giải tiền duyên là một nghi lễ nhỏ, đồ mã chuẩn bị trực
tiếp phục vụ cho nghi lễ là hai hình nhân bằng giấy. Một hình nhân làm bằng giấy
màu đỏ, một được làm bằng giấy màu vàng. Hình nhân màu đỏ tượng trưng cho
người nam giới, còn hình nhân màu vàng tượng trưng cho người nữ giới. Quan sát
hai hình nhân, chúng tôi thấy hình nhân màu đỏ không ghi chữ gì, còn hình nhân



13
màu vàng trên thân được khoác một dải giấy trắng ghi tên, tuổi của người đi cắt
giải tiền duyên bằng chữ Nho và chữ Việt. Và hai hình nhân được nối với nhau
bằng một dải giấy trắng ghi dòng chữ Nho được viết hai đầu với hai nội dung khác
nhau. Gắn với hình nhân nam là dòng chữ “Thai trừ quỷ hồn chúng đẳng bất đắc
vãng lai sa hạ”, còn đầu giấy gắn với hình nhân nữ ghi chữ “Thai sinh nhân thọ
mệnh duyên trường sa hạ”. Và chúng tôi được giải thích nghĩa của hai dòng chữ
trên chính là mong muốn đẩy lui tất cả vong hồn không được làm cản trở cuộc
sống con người nữa, bảo vệ cho họ thọ mệnh, duyên được bách niên giai lão.
Ngoài ra cô đồng N còn phải nhờ thầy cúng làm một loạt sớ viết bằng chữ Nho để
dâng lên Mẫu và hội đồng các bóng, các giá, các tòa để cầu cho nghi lễ thành công.
Buổi lễ hầu được mở đầu bằng việc tráng bóng Mẫu đệ nhất, đệ nhị, đệ tam
sau đó đồng thầy N lần lượt hầu đến các giá quan lớn. Quan đệ Nhất se giá, quan
đệ Nhị được cô N hầu nhằm mục đích cho ngài chứng đàn lễ làm việc. Sau đó là
quan đệ Tam được thỉnh về làm việc chứng đàn, chứng mã, chứng sớ của buổi lễ .
Khi quan đệ Tam hồi cung, quan lớn đệ Tứ cũng về se giá. Cuối cùng của hàng
quan lớn chính là quan lớn đệ Ngũ hay chính là quan lớn Tuần Tranh. Nghi lễ cắt
giải tiền duyên sẽ được thực hiện trong giá Quan Tuần Tranh.

Và dưới bóng của Quan Tuần, cô đồng N bắt đầu tiến hành nghi lễ cắt giải
tiền duyên cho từng người một. Người làm lễ theo tên gọi lần lượt lên bục lễ ngồi.
Họ giữ hình nhân tượng trưng cho bản thân mình, còn hình nhân tượng trưng cho
người nam giới tiền kiếp được một người khác giữ - thường đó là những người hầu
dâng hoặc thầy cúng trong buổi lễ đó giữ giúp. Hai hình nhân đứng song song đối
diện nhau nối với nhau là một dải giấy, khoảng cách dải giấy là 1m. Người đi làm
lễ thường chưa hiểu nhiều về nghi lễ nên người hầu dâng sẽ nói lời kêu tiếng khấn
thay cho gia chủ lên Quan để ngài phù hộ cho nguyện ước của gia chủ đạt được.
Cô đồng N lúc này mang bóng Quan Tuần sẽ lắng nghe lời thỉnh cầu và
dùng hai đồng tiền âm dương xin ý chỉ của Thánh Mẫu và hội đồng. Khi đồng tiền
đài gieo xuống một đồng là mặt âm và một đồng là mặt dương tức là Mẫu đã chấp
thuận lời thỉnh cầu, còn nếu không được người lễ phải kêu da diết hơn và Quan



14
Tuần sẽ xin âm dương lại. Được chấp thuận từ Mẫu, quan cầm 3 nén hương chứng
dải giấy và hình nhân, rồi sau đó ngài sẽ dùng một cây kéo – theo quan niệm là đã
được làm phép, để cắt đứt cây cầu tiền duyên giữa hai người mà tượng trưng chính
là dải giấy nối giữa hai hình nhân. Một nửa có chữ bên hóa cùng với hai hình nhân
. Người đi làm lễ sẽ giữ lại một nửa dải giấy gắn với hình nhân nữ tượng trưng của
cây cầu tiền duyên và gối dưới đầu giường mình nằm ngủ. Cuối cùng đồng thầy N
dùng một khăn mặt mới lau mặt cho người làm lễ cắt giải tiền duyên với hàm
nghĩa họ đã có một khuôn mặt mới mang lại nhiều niềm vui và tiếng cười.
Sau ba đến chín ngày người làm lễ cắt giải tiền duyên quay trở lại cửa điện
của đồng thầy N để trả lại mảnh giấy cùng một chút tiền vàng để cô đồng làm lễ
kêu Mẫu và hội đồng. Cô N nói với chúng tôi là cô sẽ kêu lên Mẫu và hội đồng
giúp cho họ trong khoảng 3 tháng.
Từ việc tìm hiểu về nghi lễ cắt giải tiền duyên chúng ta thấy về cơ bản nghi
lễ này tiến hành khá đơn giản, không tách biệt với nghi lễ hầu đồng của Đạo Mẫu.

Cũng giống như các nghi lễ khác của Đạo Mẫu, các bước thực hiện nghi lễ cắt giải
tiền duyên này được diễn ra tuần tự từ bước chuẩn bị đồ lễ cho đến lúc làm lễ. Từ
việc tìm hiểu nghi lễ cắt giải tiền duyên trong Đạo Mẫu và trong lễ cúng của các
thầy pháp sư chúng ta thấy có những điểm tương đồng về các bước cúng lễ như lễ
Phật, lễ thánh.

Chương 3: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TỪ CÁI NHÌN CỦA
NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC.
3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên dưới cái nhìn của người đồng thầy.
Tại Phủ Dầy có nhiều đồng thầy tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên nhưng
chúng tôi chỉ tìm hiểu nghi lễ này được thực hiện bởi đồng thầy tên N, một người
có tiếng tăm trong giới hầu thánh ở Nam Định. Tất cả những điều về nhân vật sẽ
được chúng tôi trình bày một cách trung thực nhất.
3.1.1 Con đường dẫn đến vai trò đồng thầy.
3.1.1.1 Tiểu sử nhân vật.



15
Nhân vật mà chúng tôi muốn nhắc đến là một người phụ nữ có tên N. Cô
sinh năm 1963 và từ khi được ăn lộc từ cậu bé Hoàng Thiên, ra đàn mở phủ, xem
bói tiên đoán vận hạn cho mọi người cô được những người trong và ngoài giới hầu
đồng gọi bằng danh xưng “cậu N”.
Sinh ra tại huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định trong một gia đình bình dân.
Bố mẹ cô nguyên là diễn viên trong đoàn chèo Nam Định, nhưng cuộc sống gia
đình không hạnh phúc và hai người đã sớm chia tay . Ngay từ bé cô N đã rất thích
đi lễ chùa và nghe hát chầu văn. Gần nhà cô ở có một ngôi chùa và hàng tháng vào
ngày rằm và mùng một cô luôn theo bà đi lễ chùa. Cô kể thích nhất là vào rằm
tháng 7 chùa làm lễ xá tội vong nhân, chùa tổ chức lễ lớn, cầu kinh cả ngày.
Năm cô lên 8 tuổi, bố cô đi bộ đội về. Ông lập gia đình riêng và cô lần lượt

có thêm em. Nhà lúc này đông người, cô là chị cả gánh vác công việc gia đình khi
bố mẹ đi làm vắng nhà. Năm 18 tuổi cô lập gia đình với một người bộ đội phục
viên. Cưới nhau, cô cùng chồng dọn về ở cùng bố mẹ chồng trong một căn buồng
nhỏ hẹp. Sau 5 năm cô có hai người con gái ngoan ngoãn, xinh xắn nhưng cuộc
sống gia đình rất khó khăn. Kinh tế gia đình thực sự lâm vào cảnh nghèo túng vào
lúc bố mẹ chồng cô qua đời sau một thời gian dài bệnh tật. Nhưng có lẽ sự chán
nản nhất trong cuộc sống gia đình mà cô cảm thấy là việc thay đổi tâm tính của
người chồng. Từ một người hiền lành, chịu thương chịu khó chồng cô trở lên cáu
gắt, tàn nhẫn, nát rượu.
3.1.1.2 Bước đầu của việc hầu thánh.
Như bao phụ nữ tỉnh lẻ khác, cô N cũng theo truyền thống gia đình là thờ tổ
tiên bên nội, vào ngày tuần tuyết, đầu năm cô cùng chồng và con cái đi lễ chùa,
bốc quẻ cầu mong một năm may mắn hạnh phúc. Còn những nghi lễ của Đạo Mẫu
như lên đồng, mở phủ, hầu bóng… cô hầu như không biết và không quan hệ với ai
trong giới này.
Vào thời điểm cuối năm 98, trong con người cô có sự thay đổi. Về đêm cô
thường xuyên nằm mơ thấy mình đi lễ các đền, miếu hay nằm mộng gặp rắn
Càng về sau tình trạng này càng tồi tệ. Nếu trước kia trạng thái lửng lơ mộng mị



16
của cô chỉ diễn ra vào ban đêm thì bây giờ nó diễn ra vào ban ngày. Cô không còn
tỉnh táo để buôn bán. Sau đó cô bị nhập đồng có khả năng coi về quá khú, tương lai
cho mọi người.
Từ khi bị nhập hồn cô N đã chủ động đi lễ ở các đền, phủ thờ Mẫu và các
bóng các giá, gặp gỡ những người có căn và đồng thầy. Cuối năm 1999, cô đã tự
mình hầu một khóa lễ.
3.1.1.3 Giai đoạn mới của cuộc đời.
Sau khi ra đàn mở phủ, cô đồng N có khả năng làm các nghi lễ của Đạo

Mẫu. Hiện nay dưới cô có hàng trăm con nhang đệ tử giúp việc cho cô trong các
khóa lễ lớn và các buổi hầu. Không biết có phải được ăn lộc thánh khi xem bói cho
mọi người cô thấy được những nguyên nhân của trắc trở trong cuộc đời họ, vận
hạn sắp đến cô đã làm cho họ các lễ như trình đồng, tiến căn, cắt giải duyên âm, di
cung hoán số…
3.1.2 Tâm tư, nguyện vọng sau khi tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên
của đồng thầy N.
Cô đồng N là một đệ tử của Đạo Mẫu nhưng trong tâm mình cô luôn sống
theo quan niệm của Đạo Phật. Cô luôn coi mọi việc đều có nhân quả. Người làm
điều tốt sẽ được nhận lại điều tốt và ngược lại. Vì vậy cô thấy việc làm các nghi lễ
của Đạo Mẫu nói chung và nghi lễ cắt giải tiền duyên là một việc làm tốt cho mọi
người nhằm cho con người sống hạnh phúc trọn vẹn ở kiếp này. Bởi vì là phụ nữ
cô hiểu được nỗi khổ của việc trục trặc nhân duyên do đó khi làm cho họ cô đều
mong họ sớm có niềm vui.
Với người chưa có gia đình thì sớm có người yêu tiến tới hôn nhân, còn với
người đã có gia đình sẽ sống trọn đời với chồng con không bị trục trặc gì, có nhiều
tài lộc. Từ khi mở phủ có “tay ấn tay quyết” trong tay cô đã làm lễ cho hàng trăm
người chỉ tính riêng trong nghi lễ cắt giải tiền duyên. Khi chúng tôi hỏi cô con số
cụ thể cô không thể nêu được bởi vì trong mỗi khóa lễ lớn cô đều tiến hành nghi lễ
này cho khoảng gần chục người.



17
3.2 Nguyên nhân tiến hành nghi lễ cùng tâm tư, nguyện vọng của người
đi làm lễ.
3.2.1 Nhân vật thứ nhất.
Người phụ nữ ấy có tên là Q.H, một phụ nữ rất xinh đẹp đầy quyến rũ. Q.H
là một kế toán trưởng trong một cơ quan lớn ở Hà Nội. Năm nay cô 32 tuổi, sinh ra
và lớn lên trong một gia đình bố mẹ đều làm công nhân viên chức ở Nam Định.

Khi tốt nghiệp đại học, cô ở lại Hà Nội làm việc và sống luôn tại đây. Do tốt
nghiệp với tấm bằng loại giỏi cô đã nhanh chóng có một việc làm ổn định với thu
nhập khá cao.
Tiếp xúc với Q.H chúng tôi nhận thấy cô là người bị tổn thương khá nhiều.
Ngày bé cô đã phải chịu những lời mắng vô cớ của một người cha lạnh lùng, nóng
tính. Lớn lên khi bước vào tuổi yêu và lập gia đình cô đã nếm vị tan vỡ. Sau cái
chết của mẹ, Q.H không có nhiều niềm tin ở tương lai mặc dù trong cô niềm khao
khát hạnh phúc đích thực vẫn còn nên cô đã làm nghi lễ cắt giải tiền duyên. Được
đồng thầy N dặn từ trước và được sự giúp đỡ của những người hầu dâng, giúp việc
trong khóa lễ khi đến giá Quan Lớn Tuần Tranh cô đã được làm nghi lễ cắt giải
tiền duyên.
Sau khi tiến hành nghi lễ tâm trạng cô thoải mái hơn trước, và cô đã gặp
được người chồng hoàn hảo như cô mong ước.
3.2.2 Nhân vật thứ hai.
Người thứ hai chúng tôi muốn nhắc đến là một người phụ nữ đã có gia đình.
Cô tên là P, sinh năm 1984, đã có hai con: một trai và một gái. Cô sau khi học hết
cấp III, thi đại học ngoài Hà Nội không đỗ cô đã chuyển nguyện vọng vào học một
trường đại học du lịch trong Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm thứ hai đại học, cô gặp một người công tác tại xí nghiệp đường sắt
Hà Nội – là chồng cô hiện nay, trong một chuyến tàu về quê. Sau khoảng một năm
tìm hiểu hai người đã tiến hành hôn lễ. Khi lấy cô, người chồng đã bước vào tuổi
hơn 40, có một nền tảng kinh tế khá vững chắc.



18
Lập gia đình khi đang theo học đại học năm thứ ba, vợ chồng không thể hai
người ở hai nơi nên cô đã nghỉ học chuyển ra Hà Nội sinh sống. Nhưng khi sinh
đứa con đầu tiên cô đã phải nghỉ việc chăm sóc gia đình, người chồng thì đi công
tác liên tục không giúp gì nhiều cho cô. Chồng cô là người tâm lý nhưng có sự

cách biệt lớn về tuổi tác dẫn đến trong cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào
cũng được hòa đồng với nhau. Kể từ khi sinh đứa con thứ hai sự xa cách này càng
lớn. Khi được cô đồng N xem bói cho biết là có duyên âm theo cô đã đi cắt duyên
âm để mong có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cô đã có sự nhiều trải nghiệm
và đánh giá về nghi lễ.
3.2.3 Nhân vật thứ ba.
Chị M sinh năm 1985, cái tuổi chưa phải là quá già nhưng cũng không còn
trẻ trung so với ở quê nữa. Chị hiện giờ sống cùng mẹ và làm kế toán viên ở Uỷ
ban xã. Với chị công việc lúc này đã phần nào ổn định, nhưng chuyện tình cảm của
chị không được như ý muốn. Là một người con gái tuy không xinh nhưng ở chị
người khác phái luôn cảm nhận được nét duyên ngầm, sự thùy mị nết na nên ngay
từ cấp III chị đã có nhiều người để ý.
Sau những mất mát về tình cảm, chị được mẹ đưa đến chỗ cô đồng N xem
bói và được biết sự trục trặc về tình duyên của mình là do có duyên âm theo. Chị
M đã tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên tại Phủ Dầy. Tiến hành nghi lễ này xong
chị thấy mình thoải mái hơn trước và tự tin bước vào cuộc sống phía trước.
3.3 Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên.
3.3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được nhìn dưới góc độ một hiện tượng
văn hóa xã hội.
Dưới góc độ văn hóa chúng ta có thể coi việc thực hiện nghi lễ cắt giải tiền
duyên như một hiện tượng văn hóa xã hội. Mục đích của nó có cả hai mặt, một bên
là thỏa mãn những nhu cầu tâm linh (có pha trộn một niềm tin tôn giáo khá đậm
nét), một mặt ở góc độ nào đấy nó như một sinh hoạt tín ngưỡng nhưng thỏa mãn
hai mặt vừa tôn giáo, vừa văn hóa của một tầng lớp người. Những người thực hiện
nghi lễ này không nhất thiết là tín đồ Đạo Mẫu như trong nghi lễ hầu đồng nhưng



19
họ có một niềm tin nhất định vào sự linh thiêng của nghi lễ hoặc họ nhận được tác

động tích cực từ đồng thầy, hay những người đã theo Đạo Mẫu nên họ mới tiến
hành làm.
Theo lý thuyết tiểu sử bản thân thì một trong những vấn đề quan trọng nhất
đó là qua lịch sử của một người mà người ta có thể xét được xã hội đương thời
trong giai đoạn mà họ sống. Những nhân vật mà chúng tôi tìm hiểu đều sống trong
giai đoạn năm đầu thế kỷ mới khi nền kinh tế của nước ta đã có bước phát triển
vượt bậc. Họ đều là người có vốn văn hóa nhất định. Khi đời sống kinh tế của
mình được đảm bảo họ có nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho bản thân. Nhờ
trong những năm qua, văn hóa của Việt Nam được phát triển nhất là ở lĩnh vực văn
hóa tôn giáo tín ngưỡng cũng hoạt động cởi mở và nhộn nhịp hơn. Nhiều sinh hoạt
văn hóa như hội hè, đình đám… và theo nó là sinh hoạt tôn giáo của Đạo Mẫu
cũng xuất hiện nhiều hơn, quy mô hơn. Nhà nước ta không khuyến khích nhưng
cũng không cấm đoán triệt để như trước kia nên việc tiến hành các nghi lễ của Đạo
Mẫu diễn ra công khai thoải mái dưới nhiều hình thức.
Ngoài ra chúng ta cũng không phủ nhận rằng chính nền kinh tế thị trường
cùng sự bấp bênh của nó với cái được và cái mất diễn ra hàng ngày rất dễ đưa con
người đến trạng thái căng thẳng gặp nhiều điều không may trong cuộc sống. Vì thế
thần thánh là nơi lý tưởng để họ cầu mong. Trong xã hội khi có sự cởi mở về mặt
tôn giáo, các nghi lễ tôn giáo sẽ được tự do thực hành nhằm đem lại hiệu quả cho
tín đồ của mình. Do vậy nếu chúng ta hướng việc thực hành nghi lễ đó đi theo
đúng đường lối về tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và nhà nước thì nó sẽ tạo ra tính
tích cực cho xã hội. Còn khi buông lỏng quản lý nó sẽ trở thành một hiện tượng
gây bất ổn cho xã hội đi ngược lại bản chất tốt đẹp của tôn giáo. Đây là điều chúng
ta cần quan tâm về nghi lễ cắt giải tiền duyên trong Đạo Mẫu.
3.3.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được làm xuất phát từ niềm tin tôn giáo
của con người.
Niềm tin tôn giáo được hiểu một cách gần gũi nhất chính là sự tin tưởng vào
phép màu nhiệm của tôn giáo với cuộc sống con người. Khi con người có được




20
niềm tin này, họ luôn tin vào thần linh để mong có một cuộc sống bình an, hạnh
phúc bằng các lời kêu cầu, bằng những nghi lễ.
Câu hỏi được đặt ra là trong nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu khi dựa
vào niềm tin con người được và mất điều gì? Trong quá trình nghiên cứu của mình,
chúng tôi thực sự cảm nhận được sự thay đổi về tình cảm của họ sau khi tiến hành
nghi lễ. Ở họ điều thể hiện lớn nhất chính là giải thoát về mặt tâm lý. Sau nghi lễ
dù ít hay nhiều họ đều chia sẻ tâm sự thoải mái hơn trước kia. Họ phần nào đó tin
rằng sau nghi lễ thần linh đã biết mặt biết tên họ và che chở cho họ.
Nghi lễ cắt giải tiền duyên được con người tiến hành dựa vào niềm tin tôn
giáo có cần thiết hay không? Thực tế đã cho chúng ta nhiều bài học về mất niềm
tin trong cuộc sống. Vì vậy trong tiến hành nghi lễ của một tôn giáo, niềm tin giúp
người ta nhận ra được những điều mà con người bình thường không thấy được, cho
người ta sức mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần
tục. Nên nếu thực hành nghi lễ tôn giáo nói chung trong đó có nghi lễ cắt giải tiền
duyên nói riêng trên cơ sở niềm tin tôn giáo tích cực thì chúng ta cần khuyến khích
để tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng để phân biệt giữa một niềm tin tôn giáo
tích cực và tiêu cực trong niềm tin tôn giáo là một vấn đề không dễ dàng đòi hỏi
con người phải nhìn nhận đúng đắn.
3.3.3 Những tác động của nghi lễ cắt giải tiền duyên với xã hội Việt Nam
hiện nay.
Trước khi nói về tác động của nghi lễ với xã hội Việt Nam chúng tôi muốn
nói về những nguyên nhân đưa họ đến với nghi lễ cắt giải tiền duyên. Qua trải
nghiệm chúng ta có thể rút ra được ba nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất
là những mối tình không thành trong quá khứ ít nhiều khiến họ thất vọng và mất
lòng tin vào bản thân. Thay vì thừa nhận mình đã sai lầm, họ lấy lý do tâm linh
người xung quanh nghe có vẻ dễ chịu hơn và vô thưởng, vô phạt hơn. Còn nguyên
nhân thứ hai khiến nghi lễ này ngày càng diễn ra nhiều là do người ta coi chuyện
cắt duyên âm cũng tương tự như một liệu pháp tâm lý giúp họ tin vào chuyện tình

duyên. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa khiến chúng ta không thể không nhắc



21
đến chính là vai trò của người đồng thầy. Người đồng thầy khi xem và nói đúng
cho họ những trắc trở của tình duyên cùng hậu quả của việc không cắt giải duyên
âm đã khiến tâm lý họ không yên tâm thoải mái nếu không làm nghi lễ.
Xã hội Việt Nam cũng giống như xã hội phương Đông khác có quan niệm
“nữ thập tam, nam thập lục” là phải bước vào cuộc sống gia đình. Với người phụ
nữ quan niệm này ảnh hưởng sâu sắc đến họ, người con gái xưa nếu từ 18 đến 20
tuổi chưa chồng sẽ trở thành nỗi lo cho gia đình và dòng họ. Thực tế về cuộc sống
khổ đau của những người đàn bà không gia đình đã tác động đến họ rất nhiều.
Ngày nay tuy quan niệm đó đã ít nhiều thay đổi nhưng ám ảnh về nỗi lo muộn
chồng vẫn không dứt với họ. Và họ tìm đến nghi lễ cắt giải tiền duyên để giải
quyết nỗi lo lắng này dù bản thân họ có không mấy thoải mái khi thực hiện nó,
phần đông họ không tin tưởng nhiều vào hiệu quả nghi lễ này. Đây chính là hiện
tượng xã hội đã tạo ra sức ép cho tâm lý con người, là một phần nguyên nhân
khiến nghi lễ cắt giải tiền duyên vẫn có mảnh đất màu mỡ để phát triển trong xã
hội hiện đại ngày nay.
Vậy Đạo Mẫu nói chung và nghi lễ cắt giải tiền duyên nói riêng có khía cạnh
nào tiêu cực, lạc hậu trong điều kiện xã hội hiện nay? Tất nhiên là có. Bản thân
Đạo Mẫu, trong quá trình tìm hiểu của mình chúng tôi nhận thấy nó là hệ thống
các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thuỷ như
các hình thức thờ Nữ Thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam
Phủ - Tứ Phủ. Do vậy, nó rất phức tạp, chứa đựng nhiều tàn tích cổ xưa, mà trong
xã hội hiện tại không mấy phù hợp. Với nghi lễ cắt giải tiền duyên cũng thế, khi đề
cập đến nó nhiều người chỉ cảm thấy mơ hồ về những lý do mà đồng thầy đưa ra
để họ làm nghi lễ mà không dựa trên cơ sở khoa học nào, cách thức tiến hành nghi
lễ mang tính chất biểu tượng không hợp với thời đại ngày nay. Hơn nữa kinh phí

để thực hiện nghi lễ không phải là nhỏ, có nhiều người được đồng thầy phán là
duyên âm nặng đã tiến hành nghi lễ này 3 đến 4 lần. Tuy nhiên do niềm tin vào
những hạnh phúc sẽ đến khi làm nghi lễ vẫn là nguyên nhân chủ yếu để họ làm.



22
Vậy trong tương lai hiện tượng này sẽ đi đến đâu? Trước hết ở góc độ tín
ngưỡng chắc chắn sẽ luôn tồn tại, bởi dù có phát triển đến đâu thì thế giới nội tâm
con người luôn là một sự khám phá lý thú. Sau khi dân trí càng cao, áp lực của
cuộc sống càng tăng hàng ngày đè nặng lên cuộc sống con người thì những vấn đề
thuộc về tinh thần đã tồn tại hàng ngàn năm qua thì sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật
đôi khi không thể giải quyết được. Và như thế con người như một lẽ tự nhiên thuộc
về bản năng của mình sẽ tìm đến tôn giáo để có liều thuốc tinh thần tạo cho mình
sức mạnh tồn tại với cuộc sống. Khi họ gặp trục trặc về tình cảm nghi lễ cắt giải
tiền duyên sẽ là một giải pháp để họ lựa chọn. Do đó chúng ta nên có một thái độ
ứng xử phù hợp, để hỗ trợ, phát huy những mặt tích cực là cơ bản, hạn chế dần
những mặt tiêu cực, lỗi thời
PHẦN KẾT LUẬN
Nhân loại đã trải qua quá trình lịch sử dài lâu. Trong quá trình đó bao giờ
cũng diễn ra sự tương tác của nhiều hệ thống khác nhau. Sự tương tác giữa các hệ
thống không phải bao giờ cũng tương hợp để tạo ra sự phát triển con người và xã
hội. Nhiều lúc những tác động đó cũng làm cản trở không ít quá trình vận động đi
lên của lịch sử.
Với tư cách là một thành tố của lịch sử, trong hàng vạn năm, tôn giáo cũng
tác động đến xã hội bằng cả những mặt tiêu cực và hợp lý của nó. Trong những tác
động của tôn giáo đến con người và xã hội, tôn giáo và nghi lễ đã để lại những dấu
ấn khá đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, tinh thần của con người. Sự đặc biệt không
chỉ ở chỗ những dấu ấn đó rất khó phai nhạt, hơn thế sự tác động thường có tính
hai mặt. Một mặt nó hướng con người đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, song

mặt khác nó cũng có khả năng hướng con người đi ngược lại những giá trị đó. Vì
lẽ này con người phải biết nhận diện chính xác hiện tượng phức tạp này để hình
thành một thái độ và kiếm tìm một phương thức ứng xử phù hợp và nghi lễ cắt giải
tiền duyên trong Đạo Mẫu cũng không nằm ngoài quy luật trên
1. Nghi lễ cắt giải tiền duyên được thực hiện lồng ghép trong không gian của
lễ hầu đồng (lên đồng) của Đạo Mẫu nên nó tuân theo những quy định của tôn giáo

×