Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Thien Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn (qua nghiên cứu trường hợp Bà Thien Hoàng Thị Bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.11 KB, 30 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN





NGUYỄN THỊ HUỆ






THEN TÀY Ở VĂN QUAN, LẠNG SƠN
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BÀ THEN HOÀNG THỊ BÌNH)


Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.31.60


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ














Hà Nội, 2011


2
Công trình được hoàn thành tại: Viện Việt Nam học và Khoa
học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Ngô Đức Thịnh

Phản biện 1: PGS. TS Vương Toàn

Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Yên


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ
tại:

P. 202, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển


















Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mo – Then – Pụt – Tào – Phù Thuỷ là những hiện tượng điển
hình trong đời sống tín ngưỡng của một số đồng bào dân tộc thiểu số
vùng núi phía bắc đặc biệt là cộng đồng Tày – Nùng. Những hiện
tượng này xuất hiện, tồn tại và bén rễ trong đời sống cư dân Tày –
Nùng từ rất lâu và nó trở thành một sinh hoạt văn hóa không thể
thiếu. Then là một đề tài được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
tìm hiểu dưới nhiều góc độ. Trước đây trong khoảng thời gian trước
Cách mạng tháng Tám cho tới những năm 80 của thế kỷ XX, Then

được khai thác chủ yếu ở khía cạnh nghệ thuật diễn xướng, từ lời ca,
nhịp hát đến cây đàn tính. Các yếu tố mang tính chất tín ngưỡng tôn
giáo trong Then hầu như không được đề cập đến bởi trong giai đoạn
này, khi mới giải phóng cả nước lo xây dựng kiến thiết đất nước,
công cuộc bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan diễn ra một cách gay gắt, các
sinh hoạt văn hóa Then, Tào, Lên đồng đều bị cấm đoán triệt để. Từ
những năm 90 của thế kỷ XX trở về đây, Then được đông đảo các
nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác đặc biệt dưới góc độ văn hóa tín
ngưỡng. Những nghiên cứu mới về Then đã mang lại một cái nhìn
khác về hiện tượng tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa độc đáo này. Trong
một đề tài nghiên cứu về “Văn hóa tín ngưỡng Tày – Nùng”, nhà
nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh khẳng định Then là một tín
ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo. Từ luận điểm này rất nhiều nhà
nghiên cứu khác bắt đầu hướng khai thác Then ở góc độ tín ngưỡng,
tôn giáo. Nguyễn Thị Yên trong Then Tày, đã tìm hiểu nghi lễ diễn


2
xướng Then cấp sắc ở Cao Bằng, Đoàn Thị Tuyến trong luận văn tốt
nghiệp ngành Lịch sử đã tìm hiểu Then như một thứ Đạo trong đời
sống của người Tày, Lạng Sơn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa
có công trình nào đi sâu tìm hiểu cụ thể đời sống, những tâm tư, suy
nghĩ ông/bà Then về chính nghề nghiệp mà họ đã chọn và được chọn
để theo nghề. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong
loại hình tín ngưỡng này, Then chính là linh hồn, là đại diện tiêu biểu
nhất, do vậy chúng tôi đã chọn phương pháp tiếp cận tín ngưỡng
Then Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn thông qua chính cuộc đời những
người làm Then.
1.2. Lâu nay trong nghiên cứu một hiện tượng văn hóa nào đó,
phương pháp chủ yếu của các nhà nghiên cứu là quan sát, phỏng vấn,

điều tra số liệu, ghi chép,… tất cả những gì liên quan tới nó rồi khái
quát lên một vấn đề hay rút ra các kết luận về hiện tượng đó. Việc
xem xét, nghiên cứu vấn đề từ một trường hợp cụ thể, khai thác tất cả
thông tin, đặc tính của một con người cụ thể để họ tự nói lên tiếng
nói của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm hay ý tưởng,
nhân sinh quan của chính bản thân mình là một phương pháp còn
chưa được phổ biến. Bằng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case
studies) mà cách thức thực hiện phổ biến nhất là nghiên cứu tiểu sử
bản thân (life story) của những con người tiêu biểu mang tính đại
diện trong cộng đồng. Từ phương pháp này, người ta dựa trên câu
chuyện về con người nào đó để ta hiểu được một hiện tượng văn hóa,
một vấn đề văn hóa của một cộng đồng người hay thậm chí là cả một
giai đoạn văn hóa. Bởi mỗi con người sống trong cộng đồng, họ đều


3
chịu những ảnh hưởng, tác động, chi phối từ chính xã hội mà họ
sống; số phận họ gắn bó chặt chẽ và lệ thuộc vào cộng đồng anh/chị
ta sinh sống. Nếu cá nhân được xem xét là một cá nhân điển hình thì
những đặc trưng văn hóa của cộng đồng được biểu hiện ở họ càng rõ
nét nên chúng ta có khái niệm “văn hóa cá nhân”. Do vậy, trong
nghiên cứu Then – một hiện tượng điển hình của người Tày Lạng
Sơn nói riêng và Việt Bắc nói chung, chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng
phương pháp này để có thể qua đó làm nổi bật những đặc trưng riêng
có của vùng Then Tày Lạng Sơn từ một góc nhìn khác, góc nhìn của
chính những người thực hành nghi lễ - ông/ bà Then.
1.3. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi luôn mang
một thắc mắc Tại sao Then Tày trải qua rất nhiều biến thiên trong
lịch sử vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện đại? Tại sao rất nhiều văn
hóa mới du nhập mà then Tày vẫn không mất đi? Tại sao chính quyền

đã có những biện pháp cấm hành nghề then, cấm tham gia lễ then
trong một thời gian dài mà then không hề mai một mà vẫn luôn tồn
tại trong cộng đồng cư dân Tày trên khắp mọi miền tổ quốc? Đi đến
nhiều vùng đặc biệt trong quá trình khảo sát tại Văn Quan, tôi nhận ra
rằng, với họ thầy Mo, thầy then là những người không thể thiếu trong
cộng đồng. Dường như, nếu cuộc sống của họ không có những thầy
Then sẽ trở nên rất bất ổn. Vậy những người làm Then, họ là ai? Họ
là người như thế nào mới có thể trở thành then? Vị trí và vai trò của
họ đối với cộng đồng và trong cộng đồng ra sao? … Từ những thắc
mắc này, tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về những người làm then, căn
nguyên họ trở thành then và tất cả những vấn đề liên quan tới cuộc


4
sống thường nhật cũng như việc làm nghề của họ. Qua đó có thể để
cộng đồng không chỉ cộng đồng Tày, Nùng mà cộng đồng các dân
tộc anh em hiểu thêm về những người làm then và vai trò của họ đối
với cộng đồng để có thể có một cái nhìn khách quan đối với họ, đồng
thời có thể thông cảm và phá bỏ sự kỳ thị.
Hiện nay, với chính sách mở cửa của nhà nước, kinh tế khu
vực dân tộc thiểu số cũng ngày càng phát triển. Sau một thời gian dài
chiến tranh, nay cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình phục hồi
những giá trị tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng, sinh hoạt dân gian cổ
truyền với ý thức tìm về nguồn cội bản sắc văn hóa. Đây là một thực
tế sống động đang diễn ra mạnh mẽ trong cộng đồng 54 dân tộc anh
em. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu bắt kịp với dòng sự
kiện đang diễn ra hiện nay trong đời sống của cộng đồng các dân tộc
thiểu số, trong đó có hoạt động nghi lễ then trong cộng đồng dân tộc
Tày ở Lạng Sơn – một tỉnh vùng biên xa xôi.
Với tất cả những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Then

Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn” (Qua nghiên cứu trường hợp bà Then
Hoàng Thị Bình) làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam
học.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
+ Giai đoạn trước năm 1945
Thời kỳ này hầu như không có các công trình, sưu tầm,
nghiên cứu về trực tiếp Then.
+ Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 - nay
Từ 1945 đến 1990: Là giai đoạn thể hiện những bước đi đầu
tiên về việc sưu tầm nghiên cứu Then. Nhưng trong giai đoạn này


5
Then chủ yếu được khai thác dưới góc độ văn học, nghệ thuật diễn
xướng, hát múa…
Từ sau 1990 đến nay: Việc sưu tầm nghiên cứu Then có
nhiều khởi sắc với những thành tựu trong sưu tầm và giới thiệu văn
bản Then. “Khảm hải” – Vượt biển của Vi Hồng, “Then Bách điểu”
của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Cư, Vi Quốc Đình, Nông Văn Tư,
Hoàng Hạc, “Bộ Then tứ bách” của Lục Văn Pảo… và các bản sưu
tầm các khúc hát Then. Nhìn chung ở giai đoạn này, việc sưu tầm
Then tương đối phong phú song vẫn không khác trước là mấy. Hầu
hết vẫn dừng lại ở dạng sưu tầm, dịch chứ chưa có sự lý giải nên
những người không am hiểu về Then sẽ không nắm bắt được nội
dung vấn đề khi đọc các tác phẩm này.
Đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, các công trình
nghiên cứu về Then bắt đầu đi vào hướng nghiên cứu các tôn giáo,
nghi lễ trong Then. Điều này thể hiện rõ trong các công trình của
nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa Dân gian.
Năm 1998, tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ I, tác

giả Nguyễn Thị Hiền với tham luận “Người diễn xướng Then: nghệ
nhân hát dân ca và thầy Shaman”, là bài viết đầu tiên khẳng định
rằng người diễn xướng Then, không chỉ là một nghệ nhân hát dân ca
mà còn là một thầy cúng, điều mà các nhà nghiên cứu trước đây chưa
làm rõ.
GS.TS Ngô Đức Thịnh với bài “Then – một hình thức
Shaman giáo của dân tộc Tày ở Việt Nam”, đã khái quát được những
vấn đề cơ bản liên quan đến Then một cách có hệ thống như: Then


6
trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Tày; nguồn gốc và bản
chất của Then; Tín ngưỡng Then sự sản sinh và tích hợp các giá trị
văn hóa.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Thị Yên, đã hoàn thành công trình
nghiên cứu “Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng”, là một hình
thức lễ hội Shaman của người Tày, có nhiều điểm tương đồng với
Then. Tiếp đó, năm 2000, tác giả Nguyễn Thị Yên đã hoàn thành đề
tài nghiên cứu cấp viện “Then cấp sắc của người Tày qua khảo sát
tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”. Từ những nghiên cứu này tác
giả Nguyễn Thị Yên đã cho xuất bản những công trình có giá trị về
Then cũng như các công trình nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Tày
– Nùng. Đó là, “Lễ Hội Nàng Hai của người Tày, Cao Bằng” (2003),
“Then Tày” (2006), “Lễ cấp sắc Pụt, Nùng” (2006), “Văn hóa Tín
ngưỡng Tày, Nùng” (2008). Qua tác phẩm này tác giả cũng đã bước
đầu so sánh nghi lễ Then của người Tày với nghi lễ lên đồng của
người Kinh đặt dưới hệ quy chiếu là hình thái Shaman giáo. Ngoài ra,
cũng có khá nhiều các khóa luận tốt nghiệp Đại học, các luận văn,
luận án nghiên cứu về Then.
Có thể thấy trong hơn nửa thế kỷ phát triển, các công trình

Then đã có những bước phát triển vượt bậc về hình thức cũng như về
chất lượng. Các công trinh nghiên cứu Then trong giai đoạn hiện nay
đã chú ý nhiều đến khai thác các giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, lý giải
các hiện tượng thần bí trong các nghi lễ.
Năm 1999, Đoàn Thi Tuyến với luận văn tốt nghiệp đại học
khoa Lịch Sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội “Đạo


7
Then trong đời sống tâm linh của người Tày – Nùng” và bài “Căn
nguyên trở thành Then trong xã hội Tày, Nùng, Văn Quan, Lạng
Sơn”, đã có những đóng góp mới mẻ trong việc tìm hiểu đời sống và
thế giới tâm linh của người làm Then. Song tác giả lại khảo sát trên
đối tượng rộng là cả hai dân tộc Tày, Nùng.
Như vậy, nghiên cứu Then như một loại hình tôn giáo, tín
ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo vẫn là một hướng đi lớn trong
nghiên cứu Then đương đại. Trong luận văn này chúng tôi hướng tới
đối tượng nghiên cứu là những người làm Then để qua đó thấy rõ hơn
những đặc trưng, giá trị và xu hướng biến đổi của Then ở Văn Quan,
Lạng Sơn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích đầu tiên luận văn muốn hướng tới là mang lại một
cái nhìn khách quan về sinh hoạt tín ngưỡng Then Tày và đời sống
của những ông/bà Then. Đồng thời cắt nghĩa về căn nguyên cho việc
trở thành Then trong xã hội Tày, Lạng Sơn.
- Mục đích thứ hai đó là thông qua phương pháp nghiên cứu
trường hợp – tiểu sử bản thân một nhân vật tiêu biểu, chúng tôi muốn
rút ra một vài kết luận để người đọc có thể hiểu hơn về vùng Then
Tày Văn Quan, Lạng Sơn.
- Mục đích lâu dài luận văn muốn hướng tới là nghiên cứu

toàn bộ vùng Then Tày Lạng Sơn trong tương quan so sánh với các
vùng then khác như Cao Bằng, Bắc Kạn và Then Tày tại những vùng
kinh tế mới. Đồng thời, chúng tôi muốn đặt Then Tày trong hệ thống
các loại hình tín ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo của Việt Nam để


8
tiến hành so sánh, rút ra những đặc trưng riêng có của loại hình sinh
hoạt tín ngưỡng này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính là bà Then Hoàng Thị Bình và một số
Then khác ở huyện Văn Quan
- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn xã Đại An, thị trấn Văn
Quan và một số xã khác trong huyện Văn Quan.
5. Lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
- Lý thuyết tiếp cận hệ thống
- Lý thuyết không gian văn hóa
- Lý thuyết nhân loại học tôn giáo
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
- Chƣơng 01: Tổng quan về vùng Then Tày Văn Quan, Lạng Sơn
- Chƣơng 02: Thế giới đời sống của Then trong xã hội Tày Văn
Quan (Qua nghiên cứu trường hợp bà Then Hoàng Thị Bình)
Chƣơng 03: Giá trị và sức sống của Then trong xã hội Tày, Văn
Quan, Lạng Sơn hiện nay





9
NỘI DUNG
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN VỀ VÙNG THEN TÀY VĂN QUAN, LẠNG SƠN
1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Khái lược về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1.2. Lịch sử huyện Văn Quan
1.1.3. Khái quát đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Tày Văn
Quan.
1.2. Một số vấn đề cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng của người Tày
Khái niệm tín ngưỡng
Cơ sở của mọi tôn giáo hay tín ngưỡng đều dựa trên niềm tin
của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên hay nói
một cách khác đó là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, cái
thiêng ở đây được hiểu là đối lập với cái trần tục, những thứ hiện
hữu mà ta có thể nhìn thấy, có thể chạm vào. Niềm tin vào cái thiêng
thuộc về bản chất của con người, nó ra đời và tồn tại cùng loài người.
Tại sao ngay ở thời kỳ mông muội, sống kiểu bầy đàn con người đã
biết chôn người chết kèm theo những đồ tùy táng để mong muốn
người chết có một cuộc sống đầy đủ sau khi sang một thế giới hoàn
toàn xa lạ? Niềm tin ngây thơ về một thế giới siêu nhiên khác thế giới
hiện hữu vốn nằm trong bản chất sâu sa nhất của con người và nó là
nhân tố cơ bản tạo nên thế giới tâm linh của con người, nó cũng tồn
tại độc lập trong đời sống của con người như mọi thành tố khác như
đời sống vật chất, sinh hoạt,…



10
Ngô Đức Thịnh cho rằng niềm tin, sự ngưỡng vọng vào cái
thiêng, cái siêu nhiên luôn thuộc về bản chất của con người, nó là
nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người. Do vậy, Tín
ngưỡng được xem là một hình thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng
liêng của con người, của một cộng đồng người nào đó ở một trình độ
phát triển xã hội cụ thể
Đa phần các nhà nghiên cứu khi đề cập tới khái niệm tín
ngưỡng đều cho rằng đó là một hình thái văn hóa dựa trên quan niệm
về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên đối lập và quan hệ chặt chẽ
với thể giới trần tục qua các hình thức thông quan của con người với
thần linh. Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào cái thiêng.
Khái niệm văn hóa tín ngưỡng của người Tày
Theo nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thị Yên trong cuốn Tín
ngưỡng dân gian Tày – Nùng cho rằng: “Văn hóa tín ngưỡng dân
gian Tày – Nùng được hợp thành bởi các hình thức cúng bái dân
gian với các tên gọi như Tào, Mo, Then, Pụt, Sliên,… mà chủ thể là
những thầy cúng kiêm nghệ nhân có các tên gọi liên quan. Từ những
hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian này đã làm nảy sinh những
giá trị văn hóa nghệ thuật của người Tày – Nùng như: ngữ văn dân
gian, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình, phong tục tập
quán,…”

1.2.2. Khái niệm vùng văn hóa và vùng thể loại văn hóa dân gian
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh trong cuốn
Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ông cho rằng: Vùng văn hóa là



11
một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên,
cư dân sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và
lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
giữa họ đã diễn ta những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại nên
trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh
hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với
vùng văn hóa khác.
Vùng thể lọai văn hóa là một không gian địa lý nhất định mà
ở đó từng thể loại văn hóa truyền thống (truyền thuyết, sử thi, dân ca,
sân khấy, âm nhạc,…) biểu hiện tính tương đồng thống nhất của
mình thông qua nội dung, kết cấu, các sắc thái biểu hiện, phương
thức lưu truyền.
Trong sự phân loại của mình Ngô Đức Thịnh đã phân thành
các vùng thể loại như sau: Vùng truyền thuyết và nghi lễ; Vùng dân
ca âm nhạc; Vùng tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội. Và trong tài liệu này
ông đã xếp Vùng Then Việt Bắc nằm trong vùng tín ngưỡng, nghi lễ
và lễ hội. Then vừa là tín ngưỡng thờ tổ nghề Then, vừa là tín ngưỡng
chữa bệnh, cầu may, trừ tà, sự giao tiếp của các ông/bà Then với thần
linh cũng là một hiện tượng tích hợp nhiều giá trị văn hóa, tín
ngưỡng. Do vậy, Then là một hiện tượng tín ngưỡng không thể thiếu
trong cộng đồng Tày. Và trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm
những đặc trưng riêng biệt mang tính trội của vùng Then Tày Lạng
Sơn trong toàn thể vùng Then Việt Bắc.




12
1.2.3. Khái niệm Shaman và thầy Shaman

Theo nhà tôn giáo học người Nga X.A Tocarev, Shaman giáo
là một hình thái tôn giáo mang tính phổ biến của xã hội loài người,
cùng với Naguan giáo, Hội kín, thờ thần bộ lạc, sùng bái thủ lĩnh là
các hình thái tôn giáo đặc trưng vào thời kỳ thịnh hành của chế độ bộ
lạc. Shaman giáo đạt tới độ cực thịnh trong thời kỳ này và trở thành
hình thái xã hội thống trị và rồi nó cũng suy vong cùng với sự tan rã
của chế độ bộ lạc. Tuy nhiên, những dấu ấn của loại hình tôn giáo cổ
xưa này vẫn tồn tại trong nhiều xã hội và vẫn có những tác động nhất
định tới đời sống của con người hiện đại
Thầy Shaman theo quan niệm dân gian là những người có
khả năng phù phép tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất để có thể
thông quan với thần linh.
Hiện nay, nội hàm của thuật ngữ Shaman vẫn đang được
nhiều nhà nghiên cứu tranh luận. Lúc đầu người ta cho rằng Shaman
chỉ bao hàm hiện tượng xuất hồn của các thầy Shaman đi đến thế giới
thần linh nhưng sau này nhiều người cho rằng Shaman bao hàm cả
hiện tượng xuất hồn và nhập hồn.
Xuất hồn: là quá trình hồn của các thầy Shaman (thầy Then)
thoát khỏi thân xác để đi giao tiếp với thần linh hay linh hồn của
những người đã chết.
Nhập hồn: là quá trình linh hồn của thần linh nhập vào các
thầy Shaman, hiện diện trước người trần và thỏa mãn những cầu xin


13
của người trần.
Trong Shaman giáo của người Tày hội tụ cả hai yếu tố xuất
hồn và nhập hồn, biểu hiện ở những khía cạnh sau:
- Xuất hồn mình để nhập siêu linh khác, hiện tượng này chủ
yếu có ở các lễ hội do những người không chuyên thực hiện. Trong

chu trình này, người ngồi đồng được tác động để xuất hồn mình ra để
nhập hồn siêu linh; siêu linh mượn xác người ngồi đồng để giao lưu
với mọi người; kết thúc trò chơi hoặc lễ hội sẽ có hiện tượng xuất
hồn siêu linh để nhập lại hồn người ngồi đồng.
- Xuất, nhập hồn tổ sư đi hành lễ.
- Tự động xuất, nhập hồn mình, hiện tượng này phổ biến ở
các thầy Then.
1.2.4. Then và một số khái niệm có liên quan
Trên các phương tiện thông tin đại chúng và theo cách hiểu sơ bộ của
đông đảo quần chúng, thuật ngữ Then thường được hiểu là một làn
điệu dân ca của người Tày, Nùng. Song cách hiểu này mới chỉ phản
ánh được một khía cạnh nhỏ của Then mà chưa phản ánh được đầy
đủ và đúng bản chất của sinh hoạt này. Trên thực tế cũng như qua các
nghiên cứu khoa học thì thuật ngữ Then ngoài cách hiểu là một làn
điệu dân ca nó còn được dùng để chỉ một hình thức sinh hoạt tín
ngưỡng, một nét văn hóa tâm linh của cộng đồng Tày, Nùng.
Khái niệm về Then hiện nay cũng chưa thực sự là một khái
niệm thống nhất mà thiên theo từng hướng nghiên cứu, mỗi nhà
nghiên cứu có một quan niệm riêng.

×