Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BÀI TIỂU LUẬN:
TÌNH HUỐNG: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
CỦA CÔNG TY NORTHBORO
GVHD: PHẠM DƯƠNG PHƯƠNG THẢO
LỚP: TC1 VB2K13
NHÓM 16: NGUYỄN TRUNG KỲ
LƯƠNG DIỆU QUANG
PHẠM LÊ ANH TUẤN
BÙI NGUYỄN LÂM VIÊN
TRẦN THỊ VẸN
Trang 1
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
Khái quát tình huống
Christine Olsen, giám đốc tài chính của công ty máy công cụ Northboro, phải đề xuất
lên hội đồng quản trị một chính sách cổ tức để thực hiện vào cuối năm 1992 (không chi trả
cổ tức, chi trả cổ tức với tỷ lệ 40% hay chính sách cổ tức thặng dư). Không chỉ vậy, cô
Olsen còn phải đề xuất hành động lên hội đồng quản trị về đề nghị bắt đầu một chiến dịch
quảng cáo hình ảnh của công ty đi kèm với việc đổi tên công ty thành Northboro Advanced
Systems International.
Giải quyết vần đề:
Vấn đề 1: Có nên tiến hành đổi tên công ty hay không?
Nếu không đổi tên thì công ty có được các lợi thế sau:
- Công ty vừa mới trải qua 2 đợt tái cấu trúc với qui mô lớn, chi phí lên tới 104 triệu
đôla (44 triệu năm 1989 và 60 triệu vào năm 1991) Bên cạnh đó sản phẩm AR mới ra
đời đang rất cần vốn để mở rộng sản phẩm. Công ty nên để dành khoảng tiền 10 triệu
đô này cho những việc trên.
- Dựa vào bảng 1 ta thấy rằng thu nhập ròng của năm 1992 dự kiến là 12 triệu đô, nếu
thực hiện quảng cáo đổi tên công ty thì lợi nhuận ròng chỉ còn lại 2 triệu đô sẽ không
đủ để chi trả cổ tức.
- “Hiện tại phần mềm và thiết bị CAD/CAM chiếm 46% doanh thu, các thiết bị ép và
khuôn chiếm 40% doanh thu, các thiết bị linh tinh khác chiếm 15% doanh thu” ta
thấy rằng doanh thu của các phần mềm và thiết bị CAD/CAM chưa phải là lĩnh vực
tạo nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty. Nếu chỉ tập trung quảng cáo cho
CAD/CAM thì ta đã vô tình bỏ qua lĩnh vực các thiết bị ép và khuôn (có doanh thu
gần bằng với CAD/CAM).
- Không có 1 số liệu nào chứng tỏ rằng việc quảng cáo sẽ làm giá cổ phiếu công ty
phản ứng tích cực, do đó việc mạo hiểm chi tiêu tiền trong hoàn cảnh công ty đang
khó khăn về mặt tài chính là không cần thiết.
Các lý do ủng hộ cho việc đổi tên:
- Vào tháng 10/1991 khi sản phẩm AR đầu tiên được phân phối đi, giá trị các đơn đặt
hàng là 75 triệu đô, đến kết thúc năm, giá trị các đơn hàng chưa thực hiện lên tới 100
Trang 2
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
triệu đô. Điều đó chứng tỏ rằng triển vọng của lĩnh vực này là rất lớn nên việc đầu tư
quảng cáo, mở rộng thị trường là cần thiết.
- Ban điều hành đã nhận được vài góp ý từ các nhà quan sát ngành là 2 đối thủ mạnh
đang phát triển các sản phẩm tương tự và có khả năng tung ra thị trường trong vòng
12 tháng tới nên việc tiếp thị – PR hình ảnh công ty để củng cố vị thế sản phẩm là
điều nên làm
- “Alice Dent – giám đốc quan hệ nhà đầu tư của Northboro – đã tiến hành một cuộc
khảo sát người đọc thời báo tài chính và kết quả cho thấy sự hiểu biết của họ tương
đối thấp về Northboro và hoạt động của công ty. Khảo sát các cổ đông cho thấy họ
hiểu biết nhiều hơn về công ty nhưng họ nhìn nhận công ty với một viễn cảnh tăng
trưởng và tỷ suất sinh lợi của cổ đông thấp.” Các nhà đâu tư nhìn nhận như thế thì sẽ
không có lợi cho công ty vì “nhiều người trong công ty đã xem năm 1992 là năm đầu
của một kỷ nguyên mới” nếu không thay đổi nhận thức này thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực
tới giá cổ phiếu của công ty.
- Tên công ty cũ là “Northboro Machine Tools Corporation” cộng với thời gian hoạt
động 68 năm dễ làm cho nhà đầu tư nghĩ Northboro là một công ty hoạt động lâu đời
trong ngành thiết bị công nghiệp ít có sự thay đổi và cải tiến. Còn với tên mới
“Northboro Advanced Systems International” gợi cho nhà đầu tư Northboro là một
công ty có phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia và có những sản phẩm cải tiến
mới. (phù hợp với ý định của ban giám đốc tăng doanh thu quốc tế, kỳ vọng tạo thêm
doanh số khoảng 150 triệu đô vào đầu năm 1994) .
- Dựa vào bảng 3 ta thấy, chỉ số “sức mua thiết bị công nghiệp lâu bền” trong những
năm qua đã giảm khá mạnh (7,8 vào năm 1980; -9,1 vào năm 1991) và đang có tín
hiệu tăng trở lại (-1,6 vào năm 6/1992; dự kiến năm 1993 sẽ là 7,5 và năm 1994 sẽ là
8,7) điều này chứng tỏ thị trường thiết bị công nghiệp đang “sống” lại và việc quảng
cáo công ty đáng để cân nhắc.
Cân nhắc giữa những điều lợi và thiệt khi thực hiện việc đổi tên công ty, Nhóm 16 xin chọn
phương án là thực hiện đổi tên công ty.
Trang 3
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
Vấn đề 2: Thực hiện việc chia cổ tức như thế nào?
Trường hợp1: Chính sách không chi trả cổ tức
Lợi:
- Ban giám đốc không bị áp lực về tài chính, theo bảng 8 nếu công ty không chi trả
cổ tức thì công ty chỉ bị thiếu tiền trong 2 năm (năm 1992 là 21 triệu, năm 1993 là 6 triệu)
và sau 7 năm hoạt động thì công ty sẽ có được khoản lời là 103 triệu.
- Nhiều người trong công ty cho rằng năm 1992 là năm đầu của 1 kỷ nguyên mới vì
thế chính sách không chi trả cổ tức, dùng tiền này để tái đầu tư là phù hợp
Thiệt:
- Làm sụt giảm uy tín công ty, vì “trong một bức thư đặc biệt gửi tới cổ đông, ban
quản trị đã cam kết khôi phục lại mức cổ tức càng sớm càng tốt – lý tưởng là vào
năm 1992”. Nếu ban quản trị không thực hiện lời cam kết của mình sẽ làm cho giá cổ
phiếu giảm và quan trọng hơn hết là làm mất lòng tin của nhà đầu tư (một khi lòng
tin đã mất thì đó là điều vô cùng tệ hại).
Trường hợp 2: Chính sách chi trả cổ tức thặng dư
Lợi: Các dự án có NPV dương đều được ưu tiên đầu tư. Gánh nặng tài chính được
giảm nhẹ
Thiệt:
- Chính sách này không làm yên lòng các nhà đầu tư giá trị, nó cho thấy lợi nhuận và
nhu cầu tiền mặt của công ty thường xuyên có biến động, tạo ra nhiều rùi ro.
- Nó làm cho uy tín của công ty không được củng cố vì tỷ lệ chi trả cổ tức không
được duy trì ổn định và tạo cho ta cảm giác là công ty đang gặp khó khăn về tài chính và
triển vọng lợi nhuận kém ổn định.
- Tương tự như chính sách không chi trả cổ tức, chính sách sẽ làm mất lòng tin của
nhà đầu tư vì năm 1992 và 1993 nhu cầu vay trước cổ tức của công ty là -21 triệu đô và -6
triệu đô nên công ty sẽ không thể chi trả cổ tức được.
Trường hợp 3: Chi trả cổ tức 40%
Lợi: Theo bảng 5 ta thấy, từ năm 1976 đến nay công ty đều chi trả cổ tức hằng năm.
Cổ tức tăng dần từ năm 1976 đến năm 1986 (0,18 – 0,93 $/cp), đỉnh cao là từ năm 1986 đến
Trang 4
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
năm 1988 (1,04$/cp), sau đó từ năm 1989 đến 1991 cổ tức đã giảm (0,78 – 0,25 $/cp) nếu
bây giờ chúng ta không chi trả cổ tức thì sẽ làm cho nhà đầu tư cảm thấy bất an về công ty
- Không làm mất uy tín của công ty do công ty đã thực hiện đúng những gì mà mình
đã cam kết với nhà đầu tư. “Ban quản trị đã cam kết khôi phục lại mức cổ tức càng sớm
càng tốt – lý tưởng là vào năm 1992”
- Xét trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1991, tỷ lệ nhà đầu tư tăng trưởng của
Northboro giảm, đồng thời tỷ lệ nhà đầu tư giá trị lại tăng lên. Điều này cho thấy thị
trường đánh giá Northboro đang dần bước vào giai đoạn bảo hòa, các cổ đông hi
vọng sẽ nhận được thu nhập từ cổ tức nhiều hơn là từ việc tăng giá cổ phần.
- Các nhà đầu tư dài hạn, hưu trí và gia đình của người sáng lập công ty đang nắm giữ
tổng cộng 39,5% cổ phần (bảng 4), những nhà đầu tư này thường có xu hướng thích
Trang 5
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
một chính sách cổ tức ổn định để đảm bảo thu nhập hơn là việc tăng giá của cổ phiếu.
Đồng thời chủ tịch hội đồng quản trị cũng có suy nghĩ tương tự. “ông Stephen North,
chủ tịch hội đồng quản trị, sẽ nghỉ hưu sau 4 năm nữa và ông muốn rời công ty trong
tình hình công ty có tài chính vững mạnh và những thành tích về kỹ thuật công nghệ.
Hệ thống AR, một dự án mà ông ấp ủ cách đây 4 năm đã bắt đầu sinh lợi. Bây giờ
ông muốn đảm bảo rằng công ty cũng sẽ sớm chi trả cổ tức “
- Theo bảng 7, ta thấy rằng những công ty không chi trả cổ tức đều nằm ngoài lĩnh vực
kinh doanh của Northboro, điều này cho thấy các đối thủ cạnh tranh đều duy trì một
chính sách chi trả cổ tức ổn định. Nếu không chi trả cổ tức đồng nghĩa với việc
Northboro sẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo sức hấp dẫn của mình đối với nhà đầu
tư so với các đối thủ cùng ngành.
- Việc chi trả cổ tức sẽ giúp cho công ty dễ dàng huy động vốn vào thời gian tới.
Thiệt: Áp lực về mặt tài chính là rất lớn
199
2
199
3
199
4
199
5
199
6
199
7
1998 Tổng
Thu nhập ròng 12 27 38 48 61 65 107 358
Tiền thiếu hụt (nhu
cầu vay trước cổ tức)
-21 -6 3 11 23 26 67 103
Cổ tức 5 11 15 19 24 16 43 143
Tiền thiếu hụt (nhu
cầu vay sau cổ tức)
-26 -17 -12 -8 -1 0 24 -40
Theo bảng số liệu trên ta thấy rằng công ty sẽ phải thiếu hụt tiền trong thời gian 5 năm
năm ( từ năm 1992 đến năm 1996) và sau bảy năm hoạt động công ty lỗ 40 triệu đô.
Chính sách cổ tức như thế này thì chẳng khác nào là “tự sát”.
Để đeo đuổi chính sách cổ tức này thì công ty phải đi vay nợ hoặc phát hành cổ phần
mới để bù đắp cho khoảng thiếu hụt này, dẫn đến rủi ro tài chính là rất cao.
Trang 6
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
Sau khi xem xét cả 3 trường hợp, nhóm 16 đồng ý với phương án “chi trả cổ tức
40%”
Vấn đề phát sinh
Sau khi chọn phương án đổi tên công ty và chi trả cổ tức 40% thì xuất hiện các vấn đề
sau: Nếu cùng thực hiện 2 phương án một lúc thì khả năng tài chính của công ty không
thể đáp ứng được.
Nhóm 16 xin được giải quyết như sau:
“Tìm một tỷ lệ chi trả cổ tức khác nhẳm giảm bớt gánh nặng tài chính cho công ty”
Trang 7
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
Bảng ước tính sau sẽ cho ta cái nhìn tổng quát về sự ảnh hưởng của các tỷ lệ chi trả
cổ tức khác nhau:
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Tổng 1992-
1998
Thu nhập ròng 12 27 38 48 61 65 107 358
Tiền thiếu hụt
(trước cổ tức)
-21 -6 3 11 23 26 67 103
Cổ tức
40% 4.80
10.8
0
15.2
0
19.2
0
24.4
0
26.0
0
42.8
0
143.20
35% 4.20 9.45
13.3
0
16.8
0
21.3
5
22.7
5
37.4
5
125.30
30% 3.60 8.10
11.4
0
14.4
0
18.3
0
19.5
0
32.1
0
107.40
25% 3.00 6.75 9.50
12.0
0
15.2
5
16.2
5
26.7
5
89.50
20% 2.40 5.40 7.60 9.60
12.2
0
13.0
0
21.4
0
71.60
15% 1.80 4.05 5.70 7.20 9.15 9.75
16.0
5
53.70
10% 1.20 2.70 3.80 4.80 6.10 6.50
10.7
0
35.80
0% 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Tiền thiếu hụt (Nhu cầu vay sau cổ tức)
40% -26 -17 -12 -8 -1 0 24 -40
35% -25 -15 -10 -6 2 3 30 -22
30% -25 -14 -8 -3 5 7 35 -4
25% -24 -13 -7 -1 8 10 40 14
20% -23 -11 -5 1 11 13 46 31
15% -23 -10 -3 4 14 16 51 49
10% -22 -9 -1 6 17 20 56 67
0% -21 -6 3 11 23 26 67 103
Thông thường 1 chính sách cổ tức tốt khi nó tăng trưởng ổn định theo thời gian. Cổ
tức 2 năm gần đây đều đạt mức 0,25$/cp, do đó cổ tức trong năm 1992 tối thiểu phải
bằng 0,25$/cp.
Ta có EPS dự kiến của năm 1992 là 0,97$/cp để cổ tức của mỗi cổ phần là 0,25$/cp
thì tỷ lệ chi trả cổ tức là:
%262577,0
97,0
25,0
≈==
x
Trang 8
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
Ta lập lại bảng ước tính dòng tiền với tỷ lệ chi trả cổ tức là 26%
1992 1993
199
4
1995 1996
199
7
1998 Tổng
Thu nhập ròng 12 27 38 48 61 65 107 358
Tiền thiếu hụt (nhu
cầu vay trước cổ
tức)
-21 -6 3 11 23 26 67 103
Cổ tức
3.12 7.02 9.88
12.4
8
15.8
6 16.9 27.82 93.08
Tiền thiếu hụt (nhu
cầu vay sau cổ tức) -24.12
-
13.02
-
6.88 -1.48 7.14 9.1 39.18 9.92
Ta thấy rằng với tỷ lệ chi trả cổ tức là 26% thì từ năm 1992 đến năm 1995 công ty sẽ
phải thiếu tiền, nhưng từ năm 1996 đến năm 1998 công ty bắt đầu có lợi nhuận và đến
hết năm 1998 thì công ty có được khoản lợi nhuận là 9,92 triệu đô.
Như vậy chính sách cổ tức với tỷ lệ 26% là phù hợp với tình hình hiện nay của
Northboro.
Gánh nặng tài chính của Cô Olsen được giảm nhẹ khi tiến hành chính sách cổ tức
26% nhưng nếu tiếp tục phân tích bảng ước tính, ta thấy:
1992 1993 1994 1995
Tiền thiếu hụt (nhu
cầu vay sau cổ tức) -24.12 -13.02 -6.88 -1.48
Vậy chúng ta phải tiềm nguồn tài trợ từ đâu? Phát hành cổ phiếu mới hay vay tiền?
Theo bảng cân đối kế toán (bảng 2) ta thấy rằng trong năm 1990 và 1991 công ty có
mua lại cổ phiếu quỹ. Đến hết năm 1991 công ty còn nắm giữ 255.506 cổ phiếu, tương
đương 6.996.000$ vậy giá bình quân là 27,38$ một cổ phiếu. Mà giá cổ phiếu của công
ty Northboro bình quân của năm 1991 là 29,15$ một cổ phiếu (bảng 5). Vậy nếu ta bán
toàn bộ số cổ phiếu quỹ này với giá 30$ 1 cổ phiếu thì sẽ thu được số tiền là:
7.665.180$. Đối với khoảng tiền còn thiếu (16,455 triệu đô) thì chúng ta có thể giải
quyết bằng cách phát hành cổ phiếu. Theo bảng 2, thặng dư vốn năm 1992 là 71,938
triệu đô. Nếu ta dùng tiền này để phát hành cổ phiếu thì ta có được lợi ích là làm giảm tỷ
số nợ/vốn cổ phần do tổng nguồn vốn thì không thay đổi, (khoản tăng của vốn cổ phần
thường được bù đắp bằng khoản giảm của thặng dư vốn)
%68,353568,1
996,611,200
281
no/cp so He
≈=
+
=
Trang 9
Bài tập tình huống: Chính sách cổ tức Nhóm 16
Đến năm 1993, số tiền thiếu hụt là 13,02 triệu đô, đối với khoảng tiền này ta có thể
giải quyết bằng cách phát hành trái phiếu. Ta nhận thấy rằng công ty Northboro hiện
đang không có trái phiếu đang lưu hành và công ty được tổ chức Value Line xếp hạng
“A”. Lãi suất phát hành là bao nhiêu thì phù hợp với điều kiện hiện tại? Dựa vào bảng 3
ta thấy lãi suất trái phiếu công ty hạng AAA là 8,14% và lãi suất trái phiếu chính phủ 30
năm là 7,67%. Vậy lãi suất phát hành dự kiến là 7,80% đến 8,05%. Kết hợp các yếu tố
đó cùng với uy tín công ty được củng cố do đã thực hiện các cam kết với nhà đầu tư,
chúng ta hoàn toàn tin tưởng khả năng thành công của việc phát hành trái phiếu.
Tiền thiếu hụt trong năm 1994 - 1995 tương đối nhỏ nên chúng ta có thể giải quyết bằng
cách vay nợ ngắn hạn.
III. Kết luận & đề xuất:
- Quyết định thực hiện việc đổi tên công ty ( cố gắng giảm chi phí đến mức thấp nhất có
thể ).
- Thực hiện chính sách chi trả cổ tức với tỉ lệ 26%.
- Đề xuất:
- Những tỷ số tài chính trong năm 1993 không có nên không thể xét được tính khả thi của việc phát
hành trái phiếu một cách chính xác.
- Nên theo dõi tình hình thực tế để thay đổi chính sách cổ tức cho phù hợp theo từng thời điểm.
Trang 10