Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo tại Cty Cơ Điện và PTNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.88 KB, 29 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Viện Nghiên Cứu Thương Mại là một cơ quan trực thuộc Bộ Thương Mại,trong
quá trình thực tập tại đây em đã được sự chỉ dẫn tận tình của các cán bộ trong
viện để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến kinh tế,thương mại.Sau một
tháng thực tập tại viện em viết bản báo cáo để làm rõ hơn quá trình thực tập của
em tại viện .Mục đích của bản báo cáo giúp em nhìn nhận chính xác về cơ sở
thực tập, hiểu rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên
cứu Thương mại. Bản báo cáo cũng giúp em nắm được tình hình hoạt động của
Viện trong thời gian qua và phương hướng hoạt động của Viện trong thời gian
tới (2006 - 2010), từ đó em có thể phân tích được những thành công và những
mặt còn hạn chế trong hoạt động của Viện.
Trong quá trình làm báo cáo em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Như
Bình, Thạc sĩ Phạm Thị Cải, cùng các cán bộ khác trong Viện Thương Mại đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong việc hoàn thành bản báo cáo.
Báo cáo cung cấp những thông tin, số liệu chính xác về tình hình nhân sự
của Viện tính cho đến thời điểm hiện tại, cung cấp những số liệu chính xác về
tình hình hoạt động của Viện từ năm 2000 đến năm 2006 và phương hướng
hoạt động của Viện trong những năm tiếp theo (2006 - 2010)
Ngoài lời mở đầu, bảng các chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,
mục lục thì cơ cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên Cứu Thương
mại
Chương 2: Tình hình hoạt động của Viện Nghiên Cứu Thương Mại trong thời
gian gần đây
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Viện đến năm 2010
1
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
1.1.Lịch sử hình thành và tổng quan về mối quan hệ của Viện Nghiên cứu
Thương mại với các cơ quan khác thuộc Bộ Thương mại


Viện nghiên cứu Thương Mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học
quốc gia được thành lập theo Quyết định số 721/ TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện
Kinh tế Đối ngoại mà tiền thân là:
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1983 - 1992)
- Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1983 - 1992)
- Viện Kinh tế Đối ngoại (1982 - 1995)
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992 - 1995)
Mối quan hệ giữa Viện Nghiên cứu Thương mại với các cơ quan khác
của Bộ Thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau:
2
Hình 1:Cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại
(Nguồn: Trang web của Bộ Thương mại)
3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Thương mại
1.2.1. Chức năng:
Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề
khoa học thương mại như chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại, chính
sách và cơ chế phát triển thương mại, nghiên cứu tình hình thị trường trong
nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ
thế giới cũng như của Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề về thương mại liên
quan đến môi trường, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam... tổ chức đào tạo
trên đại học, đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ và cung cấp các
dịch vụ tư vấn, thông tin thương mại.
1.2.2. Nhiệm vụ
Là một đơn vị trực thuộc Bộ Thương Mại, nằm trong hệ thống các viện
nghiên cứu khoa học quốc gia nên Viện Nghiên Cứu Thương Mại có những
nhiệm vụ quan trọng sau đây:
4
- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược, quy

hoạch phát triển thương mại và thị trường.
- Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý
thương mại.
- Nghiên cứu kinh tế và thương mại thế giới, các tổ chức kinh tế và thương
mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt
Nam.
- Nghiên cứu và dự báo về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ trong
nước và quốc tế.
- Nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Nghiên cứu những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường của
Việt Nam.
- Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại.
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên
môn, công nghệ thông tin và ngoại ngữ cho cán bộ thương mại.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp và
cá nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu
của Viện
- Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mại
với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong
và ngoài nước...
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc Viện
Nghiên cứu Thương mại
Hình 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại)
1.3.1. Lực lượng cán bộ của Viện Nghiên cứu Thương mại
5
Viện Nghiên cứu Thương mại hiện có tổng số 104 cán bộ nghiên cứu
khoa học và viên chức, trong đó lực lượng nghiên cứu khoa học là 82 cán bộ.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ nghiên cứu và viên chức của Viện hiện nay như sau:
- Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học: 1

- Phó giáo sư, Tiến sĩ: 4
- Tiến sĩ: 8
- Thạc sĩ: 13
- Đại học: 56
- Khác: 22
Tổng số: 104
1.3.2. Các đơn vị thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại
1.3.2.1. Ban Nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại
a. Chức năng, nhiệm vụ của Ban
- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và
qui hoạch phát triển thương mại.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển thương mại các
vùng lãnh thổ, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc
các cơ quan yêu cầu.
b. Cơ cấu tổ chức của Ban
Cơ cấu tổ chức của Ban gồm 1 trưởng ban, các phó trưởng ban, các nhóm
nghiên cứu. Hiện nay, Ban có 11 cán bộ khoa học, trong đó có 2 Tiến sĩ, 7 cử
nhân và 2 kĩ sư, tổ chức hoạt động nghiên cứu theo ban nhóm:
- Thương mại và phát triển
- Phát triển thị trường và thương mại quốc tế
- Phát triển thị trường và thương mại trong nước.
1.3.2.2. Ban Nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại
6
a. Chức năng
Nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý thương mại, tiến trình đổi
mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý thương mại để thực hiện nhiệm vụ
do Bộ Thương mại và Viện giao.
b. Nhiệm vụ
Ban Nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có các nhiệm
vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện chính
sách và cơ chế quản lý thương mại.
- Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện
chính sách và cơ chế quản lý thương mại.
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ về hoạch định chính sách và cơ chế quản
lý thương mại.
- Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nội địa, thương mại quốc tế
và hội nhập.
c. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có 9
cán bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 6 cử nhân kinh tế
và luật.
- Lãnh đạo ban: Gồm trưởng Ban và các phó trưởng Ban
- Các nhóm nghiên cứu:
Nhóm 1: Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất, công nghiệp tiêu
dùng, hàng nông sản
Nhóm 2: Chính sách hội nhập khu vực và thế giới.
Nhóm 3: Cơ chế quản lý thương mại.
7
Nhóm 4: Chính sách phát triển thương mại với thị trường ngoài nước (Mỹ,
EU, ASEAN)..
Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn
thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại.
1.3.2.3. Ban nghiên cứu thị trường
a. Chức năng và nhiệm vụ của Ban
- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung - cầu,
xu hướng phát triển thị trường trong nước và quốc tế
- Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối với từng
mặt hàng, từng thị trường cụ thể.
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến thị trường trong và ngaọi nước.

- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế.
- Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.
b. Cơ cấu tổ chức của Ban
Ban nghiên cứu thị trường gồm 8 thành viên, trong đó có 1 nghiên cứu
viên chính, 7 nghiên cứu viên. Trong 8 thành viên có 3 thạc sĩ và 5 cử nhân.
Lãnh đạo Ban gồm: 1 trưởng ban và 2 phó trưởng ban. Ban Nghiên cứu thị
trường hình thành các nhóm nghiên cứu theo đối tượng nghiên cứu là thị trường
hàng hoá và dịch vụ, các phân nhóm hàng hoá, dịch vụ; theo khu vực địa lý là
thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường từng nước và thị trường nội
địa.
1.3.2.4. Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường
a. Chức năng và nhiệm vụ
- Nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường liên quan đến hoạt động
thương mại trong nước và quốc tế của Việt Nam.
8
- Tư vấn về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động thương mại
trong nước và quốc tế.
- Là đầu mối trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện
nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường.
b. Cơ cấu tổ chức
Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường gồm có 7 thành viên, 1 trưởng ban
và 1 phó trưởng ban. Trong đó có 3 thạc sĩ và 4 cử nhân kinh tế.
1.3.2.5. Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo
a. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng quản lý Khoa học và Đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại
có chức năng thăm mưu, giúp Viện trưởng về công tác quản lý các hoạt động
nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện.
Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch nghiên cứu khoa học và đào

tạo của Viện.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề tài đúng tiến độ và các qui chế về
quản lý khoa học do Nhà nước ban hành.
- Quản lý các hoạt động đào tạo của Viện. Tổ chức và quản lý các khoá đào
tạo sau đại học theo đúng quy chế của Nhà nước.
- Thực hiện các quan hệ công tác với các cơ quan quản lý cấp trên, các tổ
chức và cá nhân trong và ngòai nước về những vấn đề liên quan đến công tác
quản lý khoa học và đào tạo của Viện.
- Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phòng theo sự phân cấp quản
lý của Viện, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạo
của Viện.
9
- Được sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Viện phục vụ cho các hoạt
động quản lý khoa học và đào tạo; được chủ động khai thác và sử dụng các
nguồn kinh phí hỗ trợ khác ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo hạn mức
hàng năm.
b. Tổ chức bộ máy của phòng
- Lãnh đạo phòng gồm trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng
- Các chuyên viên nghiệp vụ
1.3.2.6. Phòng Hợp tác quốc tế
a. Chức năng và nhiệm vụ của phòng
Phòng Hợp tác quốc tế có chức năng tổ chức các hoạt động hợp tác
nghiên cứu khoa học và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học, thương mại với
các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học ngoài nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng là:
- Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các
khu vực thị trường và các nước nhằm phát triển thương mại Việt Nam.
- Tổ chức hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, các doanh nghiệp
và các nhà khoa học để phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế thương mại.
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế.

b. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo phòng: 1 trưởng phòng
- Các nhóm công tác:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ nêu trên, Phòng Hợp tác quốc tế được
chia thành các nhóm sau đây:
Nhóm 1: Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc
tế và các viện khoa học khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm các nước
và các tổ chức như ASEAN, diễn đàn APEC, ASEM...
10
Nhóm 2: Nghiên cứu hợp tác quốc tế với các nước, khu vực thị trường châu
Úc, châu Phi.
Nhóm 3: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và ITC.
Nhóm 4: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Mỹ, hoạt động cửa các tổ
chức WTO, WB, ADB.
1.3.2.7. Phòng Thông tin tư liệu
a. Chức năng
Chức năng của Phòng là tổ chức hiện hoạt động thông tin thư viện và ngân
hàng dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu của Bộ Thương mại, Viện Nghiên
cứu Thương mại các tổ chức có liên quan; Hợp tác nghiên cứu trao đổi thông
tin khoa học thương mại với các nhà khoa học, các tổ chức thông tin trong và
ngoài nước.
b. Phòng có các nhiệm vụ sau
- Tổ chức bổ sung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu chuyên ngành
thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống thư viện; xây dựng thư
viện điện tử nhằm đáp ứng nhiệm vụ thông tin thư viện trong bối cảnh mới.
- Là đầu mối cập nhật trang tin về các công trình nghiên cứu khoa học về
lĩnh vực thương mại của Bộ Thương mại.
- Cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu. Phát hành kỷ
yếu khoa học giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên
cứu Thương mại. Phát hành các ấn phẩm thông tin tư liệu phục vụ công tác

nghiên cứu của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và Viện, hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp.
- Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin với các tổ chức nghiên cứu
và các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
11

×