Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.71 KB, 29 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC





ĐỖ ĐÌNH THÁI



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẾN ĐIỂM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN)




LUẬN VĂN THẠC SĨ













Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC




ĐỖ ĐÌNH THÁI


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẾN ĐIỂM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN)

Chuyên nga
̀
nh: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHẠM VĂN QUYẾT




Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hộp
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu 7
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam 14
1.1.3. Khung lý thuyết 20
1.2. Một số khái niệm cơ bản 21
1.2.1. Tuyển sinh 21
1.2.2. Động cơ 21
1.2.3. Học tập 23
1.2.4. Phương pháp giáo dục 26
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm TSĐH 27

1.3. Cơ sở phương pháp luận 31
1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội 33
1.3.2. Mối liên hệ giữa quá trình học tập và kết quả học tập 36

Chương 2. THỰC TRẠNG TUYỂN SINH TỪ NĂM 2008 – 2010
Ở ĐẠI HỌC SÀI GÒN
2.1. Vài nét về thi TSĐH ở nước ta và ở ĐH Sài Gòn 37
2.1.1. Hệ thống thi tuyển sinh đại học ở nước ta 37
2.1.2. Thi tuyển sinh ở ĐH Sài Gòn 39
2.2. Kết quả thi tuyển sinh của SV đang học tại ĐH Sài Gòn 42
Chương 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỂM TUYỂN SINH

ĐẠI HỌC
3.1. Thực trạng tác động của các yếu tố 44
3.1.1. Thành tích học tập ở bậc phổ thông và điểm TSĐH 44
3.1.2. Các yếu tố tạo động cơ thi vào trường ĐH Sài Gòn 50
3.1.3. Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân 60
3.1.4. Môi trường gia đình 73
3.2. Phân tích những tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH 81
3.2.1. Mô hình hồi quy chung 81
3.2.2. Biến số độc lập 82
3.2.3. Biến số phụ thuộc 82
3.2.4. Phân tích các yếu tố tác động đến điểm TSĐH 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 101






















MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn được quan tâm
hàng đầu, nhất là chất lượng giáo dục đại học. Trong những năm gần đây chất
lượng sinh viên (SV) thi đậu đại học ngày càng cao. Áp dụng chủ trương 3
chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã tạo nên một bình diện
rộng để các trường có thể cùng tham gia công tác tuyển sinh hằng năm.
Nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ngoài việc cải tiến quá trình đào tạo thì
yếu tố đầu vào thông qua công tác tuyển sinh đóng cũng vai trò rất quan trọng.
Nếu kì thi tuyển sinh diễn ra nghiêm túc, đề thi đánh giá đúng năng lực của học
sinh (HS) thì điểm tuyển sinh đại học (TSĐH) sẽ là cơ sở nền cho việc đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho xã hội. Phân tích các yếu tố tác

động đến điểm TSĐH là điều rất cần thiết, với vai trò là nhà giáo dục chúng ta
có thể sử dụng nghiên cứu này lập kế hoạch giảng dạy phù hợp nhằm hướng tới
nâng cao chất lượng giáo dục. Việc chuyển từ trường trung học phổ thông
(THPT) vào ĐH là bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp sang môi trường học tập mới, HS
mang theo mình những kinh nghiệm về học tập khác nhau. Đã có những công
trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa điểm số đầu vào và điểm số trong quá trình
học ĐH, điểm thi tốt nghiệp ra trường.
Hiện nay, các trường ĐH đều hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo
dục. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, chất lượng giáo dục có rất nhiều yếu
tố tác động đến nó, một trong những yếu tố có liên quan là điểm TSĐH của
SV. Hiện nay việc nghiên cứu này chưa được quan tâm nhiều và tác động đến
điểm TSĐH cũng là một dạng nghiên cứu về thành tích học tập của HS, SV
.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số tác động của các yếu
tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trƣờng đại học Sài Gòn)”.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những thông
tin cơ bản nhất về vai trò của các yếu tố cá nhân và gia đình tác động đến điểm

TSĐH, hỗ trợ công tác tuyển sinh, đào tạo của một trường ĐH hiệu quả và
chất lượng hơn trong những năm tới.
2. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH.
 Khách thể nghiên cứu: Các thí sinh đã từng tham gia các kỳ thi tuyển
sinh vào ĐH và có kết quả thi.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2010 đến
tháng 06/2011.
 Phạm vi không gian: Trên thực tế, nghiên cứu tác động của các yếu
tố đến điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn cần phải khảo sát với tất cả số thí sinh đã
từng tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Sài Gòn. Hơn nữa, đó là công việc

càng khó khăn hơn đối với một học viên cao học. Vì vậy, trong phạm vi
nghiên cứu này chúng tôi chỉ xem xét với số thí sinh đã tham gia thi tuyển
sinh, trúng tuyển và hiện đang học tại Trường (chủ yếu nghiên cứu trên SV
năm thứ nhất (khóa 2010) và thứ hai (khóa 2009), những khóa đầu của các
ngành đào tạo ĐH), thi đầu vào các khối A, B, C và D1 vào trường ĐH Sài
Gòn.
 Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số tác động
của các yếu tố đến điểm TSĐH của SV năm thứ nhất và năm thứ hai các khối
A, B, C và D1 đang theo học tại ĐH Sài Gòn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích một số tác động của
các yếu tố đến điểm TSĐH tại trường ĐH Sài Gòn. Nghiên cứu này hướng đến
các mục tiêu:
- Nghiên cứu thực trạng điểm TSĐH các khối vào trường ĐH Sài Gòn
trong thời gian gần đây.
- Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá nhân và gia đình
thí sinh đến điểm TSĐH.

- Chỉ ra phương thức tác động của các yếu tố đó đến điểm TSĐH vào
trường ĐH Sài Gòn.
- Tổng hợp thông tin, số liệu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tuyển sinh đầu vào tại trường ĐH Sài Gòn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết hợp cả phương pháp định
tính và định lượng. Mục đích của việc kết hợp hai phương pháp này là nhằm có
đầy đủ bằng chứng với tính thuyết phục cao để kiểm chứng giả thuyết đồng
thời cũng nhằm tìm kiếm phát hiện các vấn nảy sinh từ sự tác động này.
- Các phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu là phương pháp
phỏng vấn sâu và phân tích các tài liệu. Các phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào các

đối tượng là đại diện các SV ở các khối thi khác nhau (xem phụ lục 4, 5).
- Các phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu là phương pháp phát
phiếu trao đổi ý kiến và sử dụng các tài liệu thống kê. Thông tin thu thập từ SV
được thiết kế trên cơ sở phân tích các yếu tố chủ yếu liên quan đến cá nhân SV
và gia đình SV cũng như điểm TSĐH của SV theo các khối thi vào ĐH Sài Gòn
(xem phụ lục 3).
4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
 Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng:
+ Số lượng mẫu: khoảng 1000 SV
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm. Tại
mỗi khối chọn theo tỉ lệ phần trăm khối trên tổng số thí sinh trúng tuyển năm
2009 và 2010 để khảo sát.
 Phương pháp chọn mẫu cho phỏng vấn sâu:
+ Chọn ngẫu nhiên 12 SV PVS ở các khối A, B, C và D1 (các SV này
có thể là SV đã lấy phiếu trao đổi ý kiến hoặc chưa).
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu

 Thực tế điểm TSĐH vài năm gần đây của trường ĐH Sài Gòn như thế
nào?
 Điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn bị một số tác động của những yếu tố nào?
 Các yếu tố đó thực hiện những tác động như thế nào đến điểm TSĐH
vào ĐH Sài Gòn?
5.2. Giả thiết nghiên cứu
Giả thiết rằng 2 nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến điểm TSĐH tại ĐH
Sài Gòn là yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình:
Các yếu tố của cá nhân:
 Tuổi, giới tính và nơi cư trú.
 Thành tích học tập ở bậc phổ thông.
 Động cơ cá nhân của thí sinh thi vào ĐH Sài Gòn (chủ yếu xem xét các

yếu tố tạo nên động cơ của cá nhân thí sinh).
 Mức độ đầu tư và sự cố gắng của cá nhân cho các môn thi vào ĐH.
Các yếu tố thuộc về môi trƣờng gia đình:
 Điều kiện học tập.
 Người thân trong gia đình đã học tại ĐH Sài Gòn.
 Sự quan tâm của cha mẹ.
 Thành phần gia đình.
 Đời sống gia đình.
 Kiểm tra, đôn đốc của cha mẹ.
 Phương pháp giáo dục của gia đình.



Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu
Trong thực tế, chúng ta thấy rằng có những HS đạt điểm rất tốt trong kì
thi TSĐH nhưng bên cạnh đó có những em thất bại. Có rất nhiều quan niệm rất
khác nhau về vấn đề trên: nhiều quan niệm cho rằng có sự khác nhau về khu
vực sống điển hình như khu vực thành thị có điều kiện học tập tốt nên sẽ thành
công hơn trong kì thi tuyển sinh, có một số quan niệm lại cho rằng có sự khác
nhau về tuổi tác và giới tính cũng ảnh hưởng tới điểm thi ĐH, cụ thể nam giới
có điểm thi tốt hơn nữ giới, một số quan niệm khác cho rằng do chỉ số IQ cao
và thân thể khỏe mạnh ảnh hưởng đến điểm TSĐH.
Nói đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV, điểm TSĐH,
chất lượng đào tạo, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động
như yếu tố gia đình, xã hội, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi
trường văn hóa, đạo đức, môi trường tâm sinh lí HS, nhà trường, mối quan hệ
cộng đồng, bản thân, sự hài lòng của gia đình, tổ chức, phương tiện truyền
thông, ….

Sau đây là một số công trình nghiên cứu của nước ngoài ảnh hưởng đến
kết quả học tập, chất lượng đào tạo:
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài
 Rosemary Win and Paul W. Miller (2001), Trung tâm nghiên cứu thị
trường lao động – ĐH Miền tây Úc: “Tác động của các yếu tố bản thân và học
đường đến hoạt động giáo dục của SV ĐH” [43].
 Anne Aidla (2009), Luận văn Tiến sĩ, Tartu University: “Tác động của
các yếu tố cá nhân và tổ chức đến hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục tại
Estonia” [29].
 Nighat Sana Kirmani (2008), Giảng viên Viện Nghiên cứu giáo dục,
ĐH Punjab, Lahore – Pakistan: “Nhận dạng và phân tích các yếu tố tác động
đến thành tích học tập của SV ở trường ĐH”, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về

Đánh giá chất lượng giáo dục ĐH, tháng 12/2008 tại Lahore - Pakistan [40].
 Jeffrey H. D. Cornelius-White, Aida C. Garza và Ann T. Hoey (2004):
“Các yếu tố bản thân, hài lòng của gia đình và nhân khẩu giúp SV Mexico tại
Mỹ thành công trong giáo dục”, Tạp chí giáo dục ĐH Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha, Vol. 3, No. 3, p270 - 283 [38].
 Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002): “Tác động của nhà
trường, gia đình và mối quan hệ cộng đồng đến thành tích học tập của SV”,
Trung tâm kết nối cộng đồng và gia đình với nhà trường quốc gia [30].
 S.S. Umar, I.O. Shaib, D.N. Aituisi, N.A. Yakubu và O. Bada (2010):
“Tác động của các yếu tố xã hội đến hoạt động giáo dục của SV tại các tổ chức
giáo dục ĐH, CĐ ở Nigeria”, ĐH Nebraska, Lincolh [46].
 Ram Chandra Pokharel (2008), Các yếu tố tác động đến kết quả thi,
kiểm tra của SV nhằm tối ưu hóa quy chế và cải tiến tỉ lệ đạt của SV, Bộ phận
khảo thí, ĐH Tribhuvan, Nepal [42].
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
 Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB
ĐH Huế [21].

 Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư
phạm [27].
 PGS. TS. Nguyễn Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB
Giáo dục [16].
 Đỗ Văn Thông (2003), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, khoa
Sư phạm, ĐH An Giang [23].
 Hoàng Ngọc Vinh (2007), Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục ĐH,
bản dịch từ tài liệu “Guide to Teaching and Learning in Higher Education”, Hà
Nội [28].
Trên đây là một số nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến kết
quả học tập, thi, kiểm tra và chất lượng đào tạo. Các nhà nghiên cứu đưa ra rất

nhiều ý kiến, nghiên cứu khác nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào
tạo, cải thiện thành tích học tập, chọn ngành nghề, cải thiện tâm lý, môi trường
giáo dục HS, SV. Bên cạnh đó, còn có một số nghiên cứu khác như: Xem xét
hiệu quả của quy mô trường trung học đến thành tích học tập [32], Vai trò của
các thành viên trong trường học thúc đẩy sự thành công của SV qua mối liên
kết nhà trường – gia đình [33], Tác động của quy mô nhà trường đến hiệu quả
thi cử ở trường trung học cơ sở [31], Tương quan cộng tác văn hóa trường học
với thành tích của SV [35], Cha mẹ có tạo nên sự khác biệt trong thành tích
học tập của con mình? Sự khác nhau giữa các cha mẹ của những SV đạt thành
tích cao và thấp [37], Kiểm tra lại tầm quan trọng của quản lý trường học ảnh
hưởng trực tiếp đến thành tích của SV [39], Đặc điểm cấu trúc trường học, nỗ
lực của SV, phối hợp của bạn bè và yếu tố liên quan đến gia đình: Ảnh hưởng
của các yếu tố trường học, cá nhân đến thành tích học tập [47], Các yếu tố ảnh
hưởng thành tích học tập [41], Tác động của mức sống gia đình, giáo dục của
cha mẹ và các yếu tố cơ bản khác đến giáo dục THPT tại Canada [44], Môi
trường học tập trong lớp học [19], Hình thành năng lực nghiên cứu khoa học
cho SV - điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo [15].
Qua khảo sát các nghiên cứu liên quan, chúng tôi thấy các nghiên cứu kể

trên chủ yếu đề cập đến tác động của các yếu tố đến chất lượng đào tạo, thành
tích học tập, tâm sinh lý,… nhưng tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH chưa
được quan tâm. Sau đây chúng tôi xây dựng khung lý thuyết mô tả các yếu tố
tác động đến điểm TSĐH.
1.1.3. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên các nghiên cứu liên quan đến
các yếu tố tác động đến kết quả học tập, kết quả thi, kiểm tra theo giả thiết đã
đề nghị như sau:



1.2. Một số khái niệm cơ bản
Trong phần này chúng tôi trình bày một số khái niệm cơ bản của các tính
chất, đối tượng liên quan đến nghiên cứu.
1.2.1. Tuyển sinh
1.2.2. Động cơ
1.2.3. Học tập
1.2.4. Phƣơng pháp giáo dục
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến điểm TSĐH
1.3. Cơ sở phƣơng pháp luận
1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội
1.3.2. Mối liên hệ giữa quá trình học tập và kết quả học tập
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TUYỂN SINH
TỪ NĂM 2008 – 2010 Ở ĐẠI HỌC SÀI GÒN

2.1. Vài nét về thi TSĐH ở nƣớc ta và ở ĐH Sài Gòn
2.1.1. Hệ thống thi tuyển sinh đại học ở nƣớc ta
2.1.2. Thi tuyển sinh ở ĐH Sài Gòn
Các yếu tố tác động


Thành tích học
tập ở bậc PT


Học lực lớp 12.
 ĐTB các môn
học dự thi ĐH.
Động cơ thi vào
ĐH Sài Gòn
 Trường gần nhà.


Có ngành nghề yêu thích.


Tốt nghiệp dễ tìm việc làm.
 Trường công lập.
 Điểm chuẩn vừa sức thi.
 Điều kiện học tập tốt.
 Dịch vụ hỗ trợ SV tốt.
 Cơ hội ở lại và làm việc
tại TPHCM.
 Theo nhóm bạn.
 Theo lời khuyên.
 Tư vấn tuyển sinh.
 Địa phương có ngành
nghề thiếu.
Sự đầu tƣ, cố gắng
của cá nhân
 Tìm tài liệu trên internet.

 Theo dõi chương trình
học tập trên truyền hình.
 Học thêm.
 Đầu tư vật chất, thiết bị
học tập.
 Lập kế hoạch học tập cụ
thể.
 Tìm phương án học tập
phù hợp.
 Tóm tắt bài theo cách
riêng.


Tự rèn luyện kỹ năng.
Môi trƣờng
gia đình
 Điều kiện
học tập ở
nhà.
 Quan tâm
của cha mẹ.
 Thành phần
gia đình.
 Đời sống gia
đình.
 Sự kiểm tra,
đôn đốc việc
học.
 Phương
pháp giáo

dục.
Kết quả thi, kiểm tra

2.2. Kết quả thi tuyển sinh của SV đang học tại ĐH Sài Gòn
Kết quả thi tuyển sinh được nghiên cứu trên SV năm thứ 1 (tuyển sinh
năm 2009) và năm thứ 2 (tuyển sinh năm 2010) học tại ĐH Sài Gòn của 834
SV thu thập được từ phiếu trao đổi ý kiến:
Bảng 2.4. Thống kê các mức tổng điểm TSĐH
Khối
Tổng điểm TSĐH
A
B
C
D1
Cộng
Dưới 14
9
0
0
10
19
14 đến dưới 15
29
25
20
21
95
15 đến dưới 16
51
20

36
38
145
16 đến dưới 17
58
24
47
75
204
17 đến dưới 18
40
16
42
55
153
18 đến dưới 19
37
13
21
35
106
19 đến dưới 20
20
3
11
19
53
20 đến dưới 21
6
6

6
9
27
21 đến dưới 22
12
0
1
5
18
22 đến dưới 23
1
0
2
2
5
23 đến dưới 24
2
0
2
1
5
24 đến dưới 25
0
2
0
1
3
25 đến dưới 26
0
0

0
0
0
26 đến dưới 27
1
0
0
0
1
Tổng
266
109
188
271
834
Tổng điểm cao nhất
26
24
23.5
24.5

Tổng điểm thấp nhất
13
14
14
13

Để tiện cho phân tích các tương quan cần nhóm các đơn vị theo tổng
điểm TSĐH thành các nhóm như sau:
 Nhóm 1: dưới 15 điểm (ĐTB mỗi môn chưa đạt ĐTB).

 Nhóm 2: từ 15 đến 17.75 điểm (ĐTB mỗi môn đạt ĐTB).
 Nhóm 3: từ 18 đến 20.75 điểm (ĐTB mỗi môn đạt ĐTB khá).
 Nhóm 4: từ 21 điểm trở lên (ĐTB mỗi môn đạt khá trở lên).
Bảng 2.5. Thống kê Tổng điểm TSĐH theo 4 nhóm
Nhóm
Tổng điểm TSĐH
A
B
C
D1
Cộng
1
Dưới 15 điểm
38
25
20
31
114
2
Từ 15 đến17.75
điểm
149
60
125
168
502
3
Từ 18 đến 20.75
điểm
63

22
38
63
186
4
Từ 21 điểm trở
lên
16
2
5
9
32
Tổng
266
109
188
271
834

oOo


Chƣơng 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN ĐIỂM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Trong phần này, thực trạng của việc nghiên cứu một số tác động của các
yếu tố đến điểm TSĐH được thống kê và phân tích ở 4 nhóm yếu tố sau:
Nhóm yếu tố 1: Thành tích học tập ở bậc phổ thông.
Nhóm yếu tố 2: Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn.
Nhóm yếu tố 3: Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân.

Nhóm yếu tố 4: Môi trường gia đình.
3.1. Thực trạng tác động của các yếu tố
3.1.1. Thành tích học tập ở bậc phổ thông và điểm TSĐH
Trong phần này, chúng tôi phân tích tương quan giữa thành tích học tập
(biến độc lập) với tổng điểm TSĐH (biến phụ thuộc).
 Học lực lớp 12 và tổng điểm TSĐH
Kết quả xử lý thống kê cho thấy tương quan giữa học lực lớp 12 với tổng
điểm TSĐH có hệ số tương quan r = 0.159,  = 0.01 khá thấp chưa nói lên được
mức độ tác động đáng kể của học lực lớp 12 lên tổng điểm TSĐH.
Đặt giả thiết H0: Học lực lớp 12 độc lập với tổng điểm TSĐH.
Kết quả kiểm nghiệm mối quan hệ giữa 2 biến “Học lực lớp 12” và
“Tổng điểm TSĐH” cho kết quả Gamma = 0.296, Sig = 0.000. Ta có mức ý
nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết H0. Do đó, học lực lớp 12 và
tổng điểm TSĐH có ảnh hưởng với nhau.
 Kết quả điểm trung bình (ĐTB) của các môn học lớp 12
Để thuận tiện cho xử lý và kiểm nghiệm, điểm TSĐH từng môn được
phân nhóm song song với ĐTB các môn lớp 12 gồm 5 nhóm: <5, >=5, >=6,
>=7 và >=8.
Với ĐTB các môn học ở lớp 12, kiểm nghiệm giả thiết H0 cũng được tiến
hành với điểm TSĐH của các môn học tương ứng như sau:

Kết quả kiểm nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy có 8/12 môn có tương quan
giữa ĐTB các môn học lớp 12 với điểm TSĐH tác động với nhau, trong đó các
môn Vật lý, Hóa học (khối A); Sinh học (khối B); Toán học, Văn học và Anh
văn (khối D1) tác động mạnh đến điểm TSĐH. Các môn Toán học, Hóa học
(khối B); Lịch sử, Địa lý (khối C) có mức ý nghĩa cao nên chấp nhận giả thiết
H0, vì vậy kết quả các môn học này không có tác động (độc lập) với điểm
TSĐH tương ứng. Bảng 3.2 cũng thể hiện rõ ràng kết quả các môn học khối
D1 tác động mạnh đến điểm TSĐH khối D1, kế đến là khối A. Khối B và C có
môn Sinh học và Văn học tác động đến điểm TSĐH.

Qua phân tích tương quan giữa học lực lớp 12 với tổng điểm TSĐH và
ĐTB các môn dự thi TSĐH với môn thi TSĐH tương ứng, cho thấy thành tích
học tập có tác động tích cực đến điểm TSĐH.
3.1.2. Các yếu tố tạo động cơ thi vào trƣờng ĐH Sài Gòn
Động cơ thi vào trường ĐH Sài Gòn được điều tra trên 15 nội dung (tại
câu 7, phần 1 của Phiếu trao đổi ý kiến), thực hiện trên thang đo likert 5 mức
độ: 1 – Rất mạnh, 2 – Mạnh, 3 – Vừa phải, 4 – Rất ít, 5 – Không tác động.
Kết quả thống kê số liệu từ Phiếu trao đổi ý kiến về các yếu tố tạo động cơ
thi vào ĐH Sài Gòn thể hiện 3 mức độ “Rất mạnh”, “Mạnh” và “Vừa phải” tập
trung ở các yếu tố (từ yếu tố 2 đến yếu tố 8 trong câu hỏi 7- xem phụ lục 3)
sau:
 Trường có ngành nghề yêu thích
Kết quả số liệu thu được từ phiếu trao đổi ý kiến ở yếu tố “Trường có
ngành nghề yêu thích”, có đến 85.38% SV chọn từ mức độ “Vừa phải” đến “Rất
mạnh” cho rằng yếu tố động cơ “Trường có ngành nghề yêu thích” có tác động
đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động “Mạnh” và
“Rất mạnh” chiếm 55%. Mức độ “Rất ít” và “Không tác động” chỉ chiếm
14.6%.
Với yếu tố tác động như vậy sẽ tạo động lực cho thí sinh nỗ lực đạt kết
quả cao trong kì thi tuyển sinh.

 Tốt nghiệp dễ tìm việc làm
Số liệu bảng 3.4 chứng tỏ yếu tố “Tốt nghiệp dễ tìm việc làm” có tác
động đến điểm TSĐH, cụ thể: có 73.62% số phiếu chọn từ mức độ “Vừa phải”
đến “Rất mạnh”, trong đó tác động “Mạnh” và “Rất mạnh” chỉ chiếm 34.8%,
mức độ “Vừa phải” chiếm tỉ lệ cao nhất 38.8%. Mức độ “Rất ít” và “Không tác
động” chiếm 26.4%.
 Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập
Bảng 3.4 cho thấy có đến 90.30% SV chọn động cơ “Trường ĐH Sài Gòn
là trường công lập” ở mức độ từ “Vừa phải” đến “Rất mạnh” có tác động đến

việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động “Mạnh” và “Rất
mạnh” chiếm 71.5%, đặc biệt mức độ “Rất mạnh” chiếm 38.8%. Mức độ “Rất
ít” và “Không tác động” chỉ chiếm 9.6%.
Kết quả phân tích trên cho thấy yếu tố “Trường ĐH Sài Gòn là trường
công lập” là động cơ tích cực có tác động mạnh mẽ đến việc HS chọn trường
thi.
 Điểm chuẩn các năm trước vừa sức thi
Có 87.89% SV cho rằng động cơ “Điểm chuẩn các năm trước vừa sức
thi” ở mức độ từ “Vừa phải” đến “Rất mạnh” có tác động đến việc SV chọn thi
vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động “Mạnh” và “Rất mạnh” chiếm
63.1%. Mức độ “Rất ít” và “Không tác động” chỉ chiếm 12.1%.
Kinh nghiệm qua các đợt tư vấn tuyển sinh cho thấy phần lớn HS THPT
chuẩn bị vào ĐH rất quan tâm đến điểm chuẩn TSĐH các năm trước của các
trường ĐH để chọn ngành, chọn trường phù hợp với sở thích, năng lực cá
nhân.
 Có điều kiện học tập tốt
Có đến 78.90% SV chọn từ mức độ “Vừa phải” đến “Rất mạnh” cho rằng
yếu tố động cơ “Có điều kiện học tập tốt” có tác động đến việc SV chọn thi
vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó mức độ “Vừa phải” chiếm đến 47.5%, mức
độ “Rất mạnh” chiếm tỉ lệ rất thấp 7.0%, mức độ “Mạnh” chiếm 24.5%. Mức

độ “Rất ít” và “Không tác động” chiếm 21.1%.
Số liệu trên đây thể hiện yếu tố “Có điều kiện học tập tốt” không phải là
yếu tố tác động mạnh đến việc chọn trường của SV mà chỉ góp phần tác động
vào quyết định chọn trường.
 Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt
Tương tự như yếu tố “Có điều kiện học tập tốt”, “Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt”
cũng là yếu tố góp phần tác động vào quyết định chọn trường thi của HS. Yếu tố
này cũng góp phần quan trọng trong suốt quá trình học ĐH của SV. 64.40% SV
chọn động cơ “Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt” ở mức độ từ “Vừa phải” đến “Rất

mạnh” có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác
động “Mạnh” và “Rất mạnh” chỉ chiếm 22.2%, mức độ “Vừa phải” chiếm đến
42.2%. Mức độ “Rất ít” và “Không tác động” chiếm đến 35.6%.
 Có cơ hội làm việc và ở lại thành phố Hồ Chí Minh
Động cơ “Có cơ hội làm việc và ở lại thành phố Hồ Chí Minh” cho kết
quả 71.8% ở mức độ từ “Vừa phải” đến “Rất mạnh” có tác động đến việc SV
chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động “Mạnh” và “Rất mạnh”
chiếm 38.3%, mức độ “Vừa phải” chiếm tỉ lệ cao nhất 33.5% Mức độ. “Rất ít”
và “Không tác động” chiếm 28.3%.
Yếu tố này, ta dễ dàng nhận ra có 71.80% SV cho rằng có tác động thì tác
động này có thể nói là tác động mạnh vì số lượng SV khảo sát gồm cả sinh ở
thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh. Tuy vậy, yếu tố này cũng chỉ là yếu tố
thứ yếu trong một vài động cơ của SV trong việc chọn trường.
Ngoài các yếu tố động cơ thi vào ĐH Sài Gòn đã phân tích ở trên. Chúng
tôi còn tìm thấy mối tương quan giữa 2 động cơ “Trường ĐH Sài Gòn là
trường công lập” với “Điểm chuẩn các năm trước vừa sức thi” ở bảng 3.5.
Động cơ thi vào 1 trường ĐH cũng là một yếu tố để HS nỗ lực và phấn
đấu đạt được, tùy mỗi trường ĐH mà HS “lượng sức mình” để có những động
cơ khác nhau tác động lên sự quyết tâm của mình để thi đậu vào trường ĐH
đó. Đây là một trong những yếu tố kích thích HS nỗ lực học tập để đạt được

kết quả mong muốn.
3.1.3. Sự đầu tƣ, cố gắng của cá nhân
Điều tra yếu tố về mức độ đầu tư cho các môn học dự thi vào ĐH khi còn
học phổ thông với 8 nội dung (tại câu 3, phần 1 – Xem phụ lục 3), thực hiện
trên thang đo likert với 5 mức độ: 1 – Rất nhiều, 2 – Nhiều, 3 – Vừa phải, 4 –
Rất ít, 5 – Không đầu tư.
Kết quả số liệu thống kê từ phiếu trao đổi ý kiến về mức độ đầu tư cho các
môn học dự thi ĐH khi còn học phổ thông thể hiện 3 mức độ “Rất nhiều”,
“Nhiều” và “Vừa phải” tập trung ở các yếu tố (từ yếu tố 3 đến yếu tố 8 trong

câu hỏi 3 của phiếu trao đổi ý kiến – xem phụ lục 3) như sau:
 Học thêm
Bảng 3.6 cho thấy có 60.3% SV chọn đầu tư “Học thêm” ở mức độ từ
“Rất nhiều” và “Nhiều”, chỉ có 6.0% không đầu tư cho việc học thêm khi còn
học THPT.
Kiểm nghiệm Chi-Square 2 biến “Học thêm” và “Khối thi” có kết quả
Chi-Square = 59.061, df = 12, p-value = 0.000 (bảng 3.7) cho thấy khối A và
khối D1 chọn đầu tư nhiều việc học thêm, khối B và khối C đầu tư ở mức
trung bình.
Ngoài ra, luận văn còn tìm ra mối tương quan giữa yếu tố học thêm với
điểm các môn thi TSĐH.
 Vật chất, thiết bị học tập
Chỉ có 23.8% SV chọn đầu tư “Rất nhiều và “Nhiều”, hơn 1 nửa đầu tư
“Vừa phải” (52.9%). Số không đầu tư cũng rất thấp 7.2%. Tuy khả năng đầu tư
vật chất, thiết bị chưa cao nhưng số liệu thu được thể hiện sự quan tâm của SV
trong việc trang bị cho mình cơ sở vật chất phục vụ học tập khi còn học THPT.
 Lập kế hoạch học tập cụ thể
Kết quả thống kê cho thấy có 276 / 834 phiếu (33.1%) chọn đầu tư ở mức
độ “Rất nhiều” và “Nhiều”, có gần một nửa phiếu (43.0%) chọn mức độ đầu tư
“Vừa phải” cho việc lập kế hoạch học tập cho riêng mình. Những SV không

đầu tư cho việc lập kế hoạch học tập ở THPT chiếm tỉ lệ rất thấp 6.5%.
 Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học
36.1% SV chọn đầu tư cho việc tìm phương án học tập phù hợp với từng
môn học ở mức độ “Rất nhiều” và “Nhiều”, ở mức độ đầu tư “Vừa phải”
chiếm gần 1 nửa (41.8%). Mức độ “Không đầu tư” chỉ chiếm 5.0%.
 Tóm tắt bài theo cách thức riêng để dễ học, dễ nhớ
81.60% SV có thói quen “Tóm tắt bài để dễ học, dễ nhớ” ở mức độ từ
“Vừa phải” đến “Rất mạnh”, trong đó có đến 44.1% đầu tư ở mức độ “Rất
nhiều” và “Nhiều”. Chỉ có 4.6% là “Không đầu tư”.

 Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu
Tự rèn luyện kỹ năng cũng nhằm mục đích đạt kết quả cao trong học tập,
thi cử, trong đó có thi TSĐH và đây cũng là yếu tố tác động đến kết quả TSĐH
vì có 505 / 834 phiếu (60.6%) đầu tư “Nhiều” và “Rất nhiều”, 28.8% đầu tư ở
mức độ “Vừa phải” và số SV “Không đầu tư” là rất thấp 3.3%.
Ngoài ra, yếu tố “Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học” có
tác động và hỗ trợ lẫn nhau với yếu tố “Tự rèn luyện”, hệ số tương quan
r = 0.401,  = 0.01.
Nhìn chung, khả năng đầu tư cho các môn thi vào ĐH, SV chủ yếu đầu tư
vào nhiều việc “Học thêm”, “Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và
tham khảo tài liệu”. Mối tương quan thuận giữa “Lập kế hoạch học tập cụ thể”
với “Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học”, giữa “Lập kế hoạch
học tập cụ thể” với “Tóm tắt bài theo cách thức riêng để dễ học, dễ nhớ” cũng
tác động vào việc học để SV trúng tuyển vào ĐH.
3.1.4. Môi trƣờng gia đình
 Điều kiện học tập ở nhà
Nhìn chung, điều kiện học tập ở nhà phân bố khá đồng đều ở 3 vị trí học
tập: có phòng riêng 29.2%; học chung với anh, chị, em 34.5%; góc học tập
36.3% (bảng 3.15). Trong đó, góc học tập chiếm tỉ lệ cao nhất, có thể góc học
tập là điều kiện mà cha mẹ HS thường sử dụng cho con em họ để họ có thể

giám sát chặt chẽ thời gian học tập của con mình.
 Người thân trong gia đình học tại ĐH Sài Gòn
Số liệu khảo sát cho thấy số SV có người thân học ở ĐH Sài Gòn rất thấp
35 / 834, do trường mới thành lập, phạm vi tuyển sinh cả nước cũng mới đây
nên số lượng người học tại ĐH Sài Gòn từ các tỉnh không nhiều. Tuy vậy, tỉ lệ
người thân học tại ĐH Sài Gòn ở nhóm 4 có tổng điểm TSĐH từ 21 điểm trở
lên chiếm cao nhất 6.3%, nhóm 3 từ 18 đến 20.75 điểm là 5.9%, nhóm 2 từ 15
đến 17.75 điểm là 3.4% (bảng 3.16).
 Cha mẹ quan tâm đến việc con mình thi vào ĐH Sài Gòn

Có đến 616 / 834 (73.9%) phụ huynh quan tâm đến việc HS thi vào ĐH
Sài Gòn, điều này có tác động rất lớn đến động cơ thi vào ĐH Sài Gòn của HS.
4, tổng điểm TSĐH từ 21 điểm trở lên là cao nhất 84.4%, nhóm 3 là
75.3%, nhóm 2 là 73.3% và nhóm 1 là 71.1%.
 Thành phần gia đình
Bảng 3.18 thể hiện phần lớn thành phần gia đình của SV trước khi thi vào
ĐH là nông dân chiếm 43.9%, các thành phần còn lại phân bố đều trong
56.1%. Điều này cũng thể hiện phần lớn HS thuộc gia đình nông dân nỗ lực
học tập để thi đậu vào ĐH. Đây còn là tư tưởng, ý chí phấn đấu của các gia
đình nông dân mong cho con của họ học tập nên người thoát khỏi cảnh nghèo,
cơ cực. Yếu tố này tác động gián tiếp đến điểm TSĐH qua các yếu tố ý chí
quyết tâm, nỗ lực trong học tập, động viên của gia đình…
 Đời sống gia đình
93.8% đời sống gia đình của SV trước khi thi vào ĐH ở mức độ từ “Bình
thường” đến “Rất nghèo” (bảng 3.19), trong đó cao nhất là đời sống ở mức
trung bình là 54.0%, tiếp theo là nghèo 28.30% và rất nghèo là 11.51%, trong
khi “Rất giàu” và “Giàu” chỉ chiếm 6.2%. Số liệu này cũng thể hiện khả năng
nghèo vượt khó của HS để tìm cho mình tương lai tốt đẹp hơn. Nghiên cứu của
Ram Chandra Pokharel [42] cho thấy “SV thuộc gia đình nghèo có kết quả học
tập tốt hơn ở ĐH Tribhuvan”.

 Cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học tập
Ở yếu tố này, có đến 48% cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học tập của HS
ở mức độ “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên”, mức độ “Thỉnh thoảng”
33.0%, mức độ “Không quan tâm” chiếm tỉ lệ rất nhỏ 3.7%, “Ít khi” chiếm
15.3% (bảng 3.20).
Nhìn chung trên 70% cha mẹ có quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc học tập
của HS. Yếu tố này cũng tác động tích cực đến điểm TSĐH của SV.
 Phương pháp giáo dục của cha mẹ
Kết quả thu thập được khá bất ngờ khi có đến 42.33% phương pháp giáo

dục của cha mẹ là “Thoải mái”, đây có phải là “Cha mẹ để HS tự do trong học
tập theo cách riêng của chúng nhưng có kiểm soát không?” Hay “Thoải mái”
là “Thôi kệ chúng nó làm gì thì làm, học gì thì học không quan tâm miễn sao
học tập có kết quả tốt”. Đó là vấn đề đặt ra về phương pháp giáo dục của cha
mẹ, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng dù gì đi chăng nữa đối tượng
chúng ta khảo sát là SV ĐH (đã trúng tuyển) nên 42.33% phương pháp giáo
dục “Thoải mái” vẫn mang tính tích cực, nghĩa là phương pháp giáo dục của
cha mẹ là thoải mái nhưng có kiểm soát. Phương pháp giáo dục “Linh hoạt”
chiếm 22.90% và “Thấu hiểu” 23.26%. Phương pháp giáo dục “Nuông chiều”
chiếm rất thấp 0.72% và “Nghiêm khắc” chiếm 10.79% (bảng 3.21).
3.2. Phân tích những tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH
Dựa trên thực trạng các yếu tố thu thập và xử lý thống kê, luận văn sẽ bàn
luận đến những tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH theo 4 nhóm yếu tố
gồm: Thành tích học tập; Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn; Sự đầu tư, cố gắng của
bản thân và Môi trường gia đình là biến số độc lập và tổng điểm TSĐH là biến
số phụ thuộc.
3.2.1. Mô hình hồi quy chung
 Mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản (simple linear regression model)
y
i
=  + x
i
+ 
i

trong đó y
i
là biến phụ thuộc (dependent) hay biến đáp ứng (response),  là

hằng số (constant),  là độ dốc (slope), x

i
là biến độc lập (independent) hay biến
giải thích (explanatory), và  là sai số. 2 tham số (paramater)  và  còn gọi là
hệ số hồi quy (regression coefficient).
 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (multiple linear regression model)
Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản phát triển thành mô hình
hồi quy tuyến tính đa biến:
y
i
=  + 
1
x
1i
+ 
2
x
2i
+ … + 
k
x
ki
+ 
i

trong đó (x
1i
, x
2i
, …, x
ki

) là các biến độc lập và (
1
, 
2
, …, 
k
) là các độ
dốc.
3.2.2. Biến số độc lập
Biến số độc lập đưa vào phân tích trong mô hình hồi quy gồm 4 nhóm
yếu tố khảo sát ban đầu:
 Nhóm thứ nhất: Thành tích học tập ở bậc phổ thông.
 Nhóm thứ hai: Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn.
 Nhóm thứ ba: Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân.
 Nhóm thứ tư: Môi trường gia đình.
3.2.3. Biến số phụ thuộc
Biến số phụ thuộc phân tích trong mô hình hồi quy là tổng điểm TSĐH (3
môn thi TSĐH không hệ số).
3.2.4. Phân tích các yếu tố tác động đến điểm TSĐH
3.2.4.1. Xây dựng các mô hình hồi quy tuyến tính
Các mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng từ các biến số độc lập (gồm
4 nhóm yếu tố) và biến số phụ thuộc Tổng điểm TSĐH. Luận văn xây dựng 15
mô hình, gồm 4 mô hình đơn nhóm và 11 mô hình đa nhóm, mỗi mô hình gồm
5 mô hình riêng cho từng khối A, B, C, D1 và cả 4 khối, vậy tổng cộng có 75
mô hình riêng. Trong 75 mô hình riêng, loại bỏ 28 mô hình riêng trùng nhau và
không có ý nghĩa thống kê, còn lại 47 mô hình riêng (bảng 3.22 và bảng 3.23).
3.2.4.2. Phân tích kết quả

Trong 47 mô hình riêng còn lại, giá trị R
2

từ 0.012 đến 0.192 tương
ứng với khả năng dự đoán từ 1.2% đến 19.2%. Do kết quả phân tích hồi quy
thấp nên chúng tôi chỉ chọn xét những mô hình có giá trị R
2
>= 0.1
(>= 10%), vậy có 19 mô hình riêng (các mô hình riêng được in đậm trong
bảng 3.22 và 3.23.
Bảng 3.24, 3.25, 3.26 và 3.27 thể hiện các mô hình hồi quy tuyến tính dự
đoán tổng điểm TSĐH gồm 8 mô hình thuộc khối A, 8 mô hình thuộc khối D1,
2 mô hình thuộc khối B và 1 mô hình thuộc khối C, không có mô hình thuộc 4
khối.
Các mô hình thuộc khối A, yếu tố ĐTB môn Vật lý lớp 12 và thành phần
gia đình là trí thức có mức ý nghĩa cao p < 0.01, yếu tố rèn luyện kỹ năng và
điều kiện học tập ở nhà là học chung với anh, chị em có mức ý nghĩa 0 < 0.05.
Khả năng dự đoán của các mô hình từ 10.7% đến 17.5%, chủ yếu tác động
mạnh từ ĐTB môn Vật lý lớp 12 và thành phần gia đình là trí thức. Trong đó,
yếu tố ĐTB môn Vật lý lớp 12, tự rèn luyện kỹ năng và thành phần gia đình là
trí thức có tác động thuận chiều; điều kiện học tập ở nhà là học chung có tác
động ngược chiều. Vậy nếu SV học tập tốt môn Vật lý ở THPT sẽ tác động
tích cực đến tổng điểm TSĐH, đặc biệt là điểm TSĐH môn Vật lý, thành phần
gia đình là trí thức cũng có tác động tích cực đến điểm TSĐH. Yếu tố tự rèn
luyện cũng quan trọng, nếu HS tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và
tham khảo tài liệu cho mình tốt thì sẽ xây dựng cho mình nền tảng kỹ năng
vững chắc để học tốt các môn học và đạt được kết quả mong muốn trong các
kì thi. Điều kiện học tập tại gia đình là học chung có tác động trái ngược, nghĩa
là nếu học chung với anh, chị, em thì hiệu quả giảm. Kết quả thống kê về điều
kiện học tập tại nhà thì góc học tập có số lượng SV đạt điểm TSĐH tốt. Chúng
tôi có thể nói, yếu tố ĐTB môn Vật lý lớp 12, tự rèn luyện kỹ năng, điều kiện
học tập tại nhà là học chung và thành phần gia đình là trí thức có khả năng dự
đoán và tác động đến tổng điểm TSĐH.

Các mô hình thuộc khối D1, yếu tố thành phần gia đình là nông dân có

mức ý nghĩa cao nhất p < 0.001, yếu tố ĐTB môn Toán học lớp 12 và tự rèn
luyện kỹ năng có mức ý nghĩa cao p < 0.01, yếu tố thành phần gia đình là công
nhân có mức ý nghĩa p < 0.05. Khả năng dự đoán của các mô hình từ 12.8%
đến 19.2%, chủ yếu tác động từ ĐTB môn Toán học lớp 12, tự rèn luyện kỹ
năng, thành phần gia đình là công nhân và nông dân, ĐTB môn Toán học lớp
12 có tác động thuận chiều, nếu ĐTB môn Toán học lớp 12 cao thì tổng điểm
TSĐH cũng tăng, nếu SV đầu tư nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bằng cách
làm bài tập và tham khảo tài liệu thì tổng điểm TSĐH sẽ có kết quả tốt hơn.
Ngược lại với 2 yếu tố vừa phân tích, yếu tố thành phần gia đình là công nhân
và nông dân lại tác động ngược chiều, nghĩa là thành phần gia đình không phải
là công nhân hoặc nông dân thì tổng điểm TSĐH tăng. Vậy, ta có thể nói, yếu
tố ĐTB môn Toán học lớp 12 và tự rèn luyện kỹ năng có tác động thuận chiều
đến tổng điểm TSĐH, yếu tố thành phần gia đình là công nhân và nông dân có
tác động ngược chiều với tổng điểm TSĐH.
Ở khối B, tác động không mạnh như khối A và D1, chỉ có yếu tố có cơ
hội làm việc và ở lại thành phố Hồ Chí Minh có 1 ít tác động thuận chiều với
tổng điểm TSĐH, ngược lại yếu tố tốt nghiệp dễ tìm việc làm lại tác động
ngược chiều với tổng điểm TSĐH. 2 yếu tố nói trên có mức ý nghĩa thấp
p < 0.05. Phân tích hồi quy cho thấy dự đoán từ 11.1% đến 13.0% từ các yếu
tố này đến tổng điểm TSĐH nên ít nhiều gì 2 yếu tố nói trên cũng có tác động
đến tổng điểm TSĐH.
Khối C, các yếu tố ĐTB môn Văn học lớp 12, tự rèn luyện kỹ năng và có
người thân học tại ĐH Sài Gòn có tác động thuận chiều với tổng điểm TSĐH,
trong đó yếu tố ĐTB môn Văn học lớp 12 có mức ý nghĩa cao nhất p < 0.01, 2
yếu tố còn lại có mức ý nghĩa p < 0.05. Khi SV học tốt môn Văn học ở THPT
thì kết quả TSĐH cũng đạt điểm tốt. Tương tự, nếu SV rèn luyện kỹ năng học
tập ở THPT thì cũng có tác động tích cực đến tổng điểm TSĐH. Yếu tố có
người thân học tại ĐH Sài Gòn cũng góp phần tác động đến điểm TSĐH.

Tóm lại, qua phân tích hồi quy tuyến tính, ta thấy rằng các yếu tố thuộc

nhóm yếu tố 1 có ĐTB môn Vật lý lớp 12 tác động đến tổng điểm TSĐH khối
A, ĐTB môn Văn học lớp 12 tác động đến tổng điểm TSĐH khối C và ĐTB
môn Toán học lớp 12 tác động đến tổng điểm TSĐH khối D1. Các yếu tố
thuộc nhóm 1 có tác động phù hợp với kết quả học tập ở THPT với tổng điểm
TSĐH.
Các yếu tố thuộc nhóm yếu tố 2, chỉ có yếu tố tốt nghiệp dễ tìm việc làm
tác động đến tổng điểm TSĐH ở khối B.
Nhóm yếu tố 3, yếu tố tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và
tham khảo tài liệu có tác động đến tổng điểm TSĐH ở khối A, C và D1.
Yếu tố điều kiện học tập là học chung có tác động đến tổng điểm TSĐH
của khối A. Ở khối C, có người thân học tại ĐH Sài Gòn có tác động đến tổng
điểm TSĐH. Thành phần gia đình có tác động đến tổng điểm TSĐH ở khối A
và D1, đặc biệt thành phần gia đình là trí thức, công nhân và nông dân.
Nhìn chung, khối A và khối D1 có nhiều yếu tố tác động tích cực đến
tổng điểm TSĐH so với khối B và khối C.

oOo

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Mỗi khi đến kì thi TSĐH không chỉ sự quan tâm, lo lắng của HS, cha mẹ,
thầy cô mà còn là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Nó còn được xem
như bước ngoặt của đời người trên con đường học vấn. Thành, bại trong thi cử
liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó yếu tố bản thân là quan trọng nhất, giúp
HS đủ tin tự bước vào kì thi.
Mỗi HS khi còn học phổ thông, đa số đều xác định cho mình một hướng
đi cho tương lai để dựa vào đó chọn khối thi, ngành thi phù hợp với khả năng,

năng lực của mình. Trên con đường đã định hướng, ngoài nỗ lực của bản thân

×