Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.98 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC






PHẠM NGỌC HOA







NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG
BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH







LUẬN VĂN THẠC SĨ










Hà Nội – Năm 2013

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài: 4
2. Mục đích nghiên cứu: 7
3. Nhiệm vụ của đề tài 7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Giới hạn nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10
1.2 Cơ sở lý luận 15
1.3 Khung lý thuyết 26
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29
2.1 Giới thiệu mô hình trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM 29
2.2 Thiết kế nghiên cứu 32
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC, TP. HỒ
CHÍ MINH. 34
3.1 Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam và một số điểm

không phù hợp với trường dân lập quốc tế Việt Úc 34
3.2 Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của một số tổ chức có uy
tín trên thế giới 39
3.3 So sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam với các
bộ tiêu chuẩn của các tổ chức uy tín trên thế giới. 47
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC,
TP. HỒ CHÍ MINH 60

3
4.1 Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Trường tiểu họcdân lập
quốc tế Việt Úc, Tp. HCM 60
4.2 Ý kiến của CBQL, giáo viên trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc và
chuyên gia về Bộ tiêu chuẩn đề xuất 72
4.3 Nhận xét về bộ tiêu chuẩn đề xuất đánh giá CLGD trường tiểu học dân lập
quốc tế Việt Úc, Tp.HCM 75
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT và KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
1) Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia – mức độ 2 của bộ
GD&ĐT ban hành 90
2) Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tư thục của Hội đồng giáo dục tư thục
Singapo (CPE - EduTrust) 101
3) Bộ tiêu chuẩn chất lượng dành cho trường học ở cấp độ cao của Hiệp hội các
trường phổ thông và cao đẳng phía Nam (SACS) của Hoa Kì 107
4) Bộ tiêu chuẩn cải tiến chất lượng nhà trường thông qua kiểm định của Hội
đồng các trường quốc tế (CIS) 112
5) Bảng hỏi phỏng vấn CBQL trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc 119
6) Bảng xin ý kiến chuyên gia 121
7) Bảng lấy ý kiến của CBQL trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc 123

8) Bảng lấy ý kiến của giáo viên trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc 125
9) Hệ thống chất lượng giáo dục tiểu học của Unicef tại Hàn Quốc 127






3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi
quốc gia. Trong đó, bậc tiểu học là một giai đoạn giáo dục có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, vì nó phải hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học
[5]
.
Chính vì vậy mà chất lượng của giáo dục tiểu học cần phải đặc biệt
quan tâm.
Ở Việt Nam, giáo dục tiểu học không những là mối quan tâm
hàng đầu của chính phủ, các nhà giáo dục mà còn thu hút sự chú ý và
đầu tư của công chúng. Những năm gần đây, bên cạnh hệ thống
trường công lập, một số loại hình trường ngoài công lập ra đời và đã
thực sự góp thêm tiếng nói trong hoạt động giáo dục của nước nhà,
đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, góp phần giảm tải sức ép lên hệ
thống trường công lập. Các loại hình trường ngoài công lập gồm có
trường dân lập và tư thục (Luật Giáo dục, 2005). Hệ thống phổ thông
ngoài công lập với đặc điểm đa dạng và linh hoạt đã ra đời không ít
trường quốc tế và trường song ngữ. Hiện tượng này đã tạo nên một

cú hích tạo động lực cho hệ thống giáo dục công lập phát triển thêm
các loại hình trường này (Vũ Khắc Chương, 2012)
[2]
. Mỗi loại hình
trường sẽ có những đặc điểm riêng về cách thức tổ chức quản lý,
chương trình giảng dạy, hoạt động dạy và học, các dịch vụ do nhà
trường cung cấp.

4
Để kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời giúp
các bậc phụ huynh có được những thông tin hữu ích để chọn trường
cho con em mình, công tác kiểm định chất lượng đã được bộ
GD&ĐT lựa chọn như một biện pháp chính thức và đang từng bước
triển khai công tác này ở các cấp học phổ thông, trong đó có cấp học
tiểu học. Từ năm 2007 tới nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành Bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và qua nhiều lần
điều chỉnh nhưng vẫn áp dụng chung cho các loại hình trường thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân, và chưa có những hướng dẫn chi tiết để
đánh giá từng loại trường cụ thể.
Như vậy, căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD áp dụng
chung cho tất cả các trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân, mỗi loại hình trường cần xây dựng cho mình một bộ tiêu chuẩn
đánh giá CLGD riêng phù hợp với tình hình thực tế để có thể đánh
giá chất lượng giáo dục của trường mình chính xác hơn.
Trường dân lập quốc tế Việt Úc là một trường dân lập điển
hình tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, hệ thống trường phát triển
và mở rộng với 8 cơ sở giáo dục từ cấp mầm non đến trung học phổ
thông, trong đó, giáo dục tiểu học chiếm 6 cơ sở trong toàn bộ hệ
thống với gần 3.000 học sinh đang theo học.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài Nghiên cứu cơ sở

khoa học xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
cho trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí
Minh được tiến hành nhằm xem xét mức độ phù hợp của Bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học do Bộ GD&ĐT
ban hành đối với trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, tham khảo

5
các tiêu chuẩn giá chất lượng giáo dục trường tiểu học của một số
nước trên thế giới, từ cơ sở đó xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục cho trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc,
thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các cơ sở sau:
- Lý luận khoa học về đánh giá chất lượng trường tiểu học của một
số nước tiên tiến trên thế giới.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học do Bộ GD&ĐT
ban hành
- Thực tiễn tại cơ sở giáo dục.
3. Khung/ cơ sở lý thuyết
Căn cứ vào Hệ thống chất lượng giáo dục tiểu học

do Quỹ
nhi đồng Liên hiệp quốc tại Hàn Quốc đề xuất; mô hình đánh giá chất
lượng giáo dục trường học của Wiles và Bondi (2002) và mô hình
đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục của Phạm Xuân Thanh, tác
giả xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu của mình như sau:





HÌNH 1.1 : Mô hình khung
lý thuyết của nghiên cứu


6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể khảo sát: CBQL, GV của trường tiểu học dân lập quốc
tế Việt Úc.
- Đối tượng nghiên cứu: Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp. HCM.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
5. 1 - Câu hỏi nghiên cứu
- Cần có những tiêu chuẩn gì để đánh giá chất lượng giáo dục
của trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí
Minh
- So với Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu
học do Bộ GD & ĐT ban hành, bộ tiêu chuẩn được đề nghị có
những điểm gì tương đồng và khác biệt?
5. 2 - Giả thuyết của nghiên cứu:
Bộ tiêu chuẩn được đề xuất để đánh giá chất lượng giáo dục
trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc sẽ phản ánh được sự khác
biệt của trường dân lập so với trường công lập.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mang tính định tính được thiết kế theo
dạng nghiên cứu hồ sơ kết hợp với phương pháp so sánh giáo dục,
phương pháp chuyên gia.
- Nghiên cứu hồ sơ: nghiên cứu các văn bản qui định có liên quan
đến trường tiểu học của Việt Nam, các tài liệu về đánh giá chất

lượng trường tiểu học của một số nước tiên tiến trên thế giới, tài
liệu về trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc.

7
- Phương pháp so sánh giáo dục: đối chiếu, so sánh để tìm ra điểm
tương đồng, khác biệt, nguyên nhân của sự khác biệt, nhận xét ưu
nhược điểm của các bộ tiêu chuẩn
- Phương pháp chuyên gia: tiến hành phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên
gia kiểm định, nhà quản lý, những người có kinh nghiệm thực tế.
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc được nghiên cứu ở đây
là trường ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh, do người Việt
Nam thành lập và quản lý. Trường này giảng dạy chương trình của
Bộ GD&ĐT và chương trình đào tạo tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2.
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học xây dựng
được mang tính cụ thể, chi tiết phù hợp với đặc điểm của trường tiểu
học dân lập quốc tế Việt Úc Tp. HCM nên chưa có tính đại diện, bao
quát. Vì vậy, chỉ có thể áp dụng Bộ tiêu chuẩn này cho những trường
tiểu học ngoài công lập khác có đặc điểm, tình hình tương tự như
trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc Tp. HCM.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu về đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học
- Tác phẩm Xây dựng chương trình học – Hướng dẫn thực hành
(2002)
[13]
, hai tác giả Wiles và Bondi
- Bài Chất lượng giáo dục tiểu học: Tiềm năng thay đổi xã hội
trong một thế hệ (2002)
[22]

của Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp
quốc (Unicef) tại Hàn Quốc.

8
- Nghiên cứu Chất lượng của giáo dục tiểu học: nghiên cứu
trường hợp 2 quận Madurai và Villupuram ở Tamil Nadu, Ấn
Độ (2002)
[21]

-
Nghiên cứu khoa học của Elizabeth Leu (2005) về Vai trò của
giáo viên, trường học và cộng đồng trong chất lượng giáo dục
[17]
1.2 Các nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn/ tiêu chí đánh giá
CLGD
- “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại
các trường mẫu giáo” là một đề tài cấp Bộ của Trần Thị Bích
Trà (2005)[12].
- Bài báo khoa học “Đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục (phần
2)” của Phạm Xuân Thanh (2007)
[11]

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Xây dựng tiêu chí đánh
giá chất lượng học tập cho học sinh THPT" của Nguyễn Kim
Dung (2011)
[6]

- Bài báo khoa học Vai trò của tiêu chuẩn/ tiêu chí trong đánh giá
giáo dục của Nguyễn Kim Dung
(2009)

[4]

- Bài Làm thế nào để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục? Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông[1] của Trần
Thanh Bình (2009)
1.3 Các văn bản qui định về đánh giá chất lượng giáo dục tiểu
học của VN
- Năm 2005, Bộ Giáo & Đào tạo đã ban hành Quy chế công nhận
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Năm 2007, Qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành để đánh giá chất lượng

9
giáo viên, và Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục tiểu học cũng ra đời.
- Năm 2008, Bộ Giáo dục & Đào tạo có văn bản chỉ đạo cụ thể về
hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học.
- Năm 2012, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng
tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLGD
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC,
TP. HỒ CHÍ MINH
2.1 Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường học của một số tổ
chức có uy tín trên thế giới.
Trong luận văn này, tác giả chọn nghiên cứu 3 tổ chức
chuyên đánh giá chất lượng giáo dục trường học có uy tín trên thế
giới là: - Hội đồng giáo dục tư thục (CPE) của Singapo, - Hiệp hội

các trường phổ thông và cao đẳng phía Nam (SACS) của Hoa Kì và -
Hội đồng các trường quốc tế (CIS) – tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu
Nhận xét chung về các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường
học của 3 tổ chức CPE, SACS CASI và CIS
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD của 3 tổ chức CPE, SACS CASI và
CIS được áp dụng chung cho tất cả các trường phổ thông, bao gồm:
tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Xuất phát từ mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của các
trường tư thục nên cả 3 tổ chức đều xem xét đến các tiêu chuẩn: -
Mục tiêu & định hướng, - Quản trị & lãnh đạo, - Hoạt động dạy – học

10
và đánh giá học sinh, - Các dịch vụ hỗ trợ học sinh. Đây cũng chính
là những vấn đề quan trọng của bất kì một trường học tư thục nào.
2.2 Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam
Tháng 12 năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối
thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
[26]
. Bộ tiêu chuẩn này là sự
điều chỉnh của Bộ tiêu chuẩn công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
trước đây dựa trên căn cứ là Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD tiểu học
được ban hành năm 2011. Theo qui định của Bộ tiêu chuẩn này thì
các trường tiểu học sau khi kiểm định có thể đạt được một trong 3
mức độ sau:
Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu;
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; Trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia mức độ 2:
Căn cứ vào cách phân loại các mức độ chất lượng đạt được của bộ
GD&ĐT và đặc điểm tình hình của trường Tiểu học dân lập quốc tế

Việt Úc tp. HCM, tác giả chọn Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 2 để nghiên cứu. Kể từ đây, tác giả
xin được gọi tắt Bộ tiêu chuẩn này là Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD
trường tiểu học của Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam có
tất cả 5 tiêu chuẩn đánh giá về các vấn đề: 1- Tổ chức và quản lý nhà
trường; 2- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; 3- Cơ sở
vật chất và trang thiết bị dạy học; 4-Quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội; 5- Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. Các tiêu
chuẩn trên được mô tả thành 29 tiêu chí với 98 chỉ số chi tiết bên
trong. Như vậy, bộ tiêu chuẩn của Việt Nam đã đề ra cụ thể các yêu

11
cầu định tính và định lượng về chất lượng mà một trường tiểu học
phải đạt được.
2.3 So sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của
Việt Nam với các bộ tiêu chuẩn của các tổ chức uy tín trên thế
giới
Tác giả sử dụng khung lý thuyết làm cơ sở để so sánh các bộ
tiêu chuẩn đánh giá CLGD của các tổ chức với bộ tiêu chuẩn của
Việt Nam đã được giới thiệu ở phần trước của chương này.
BẢNG 3.2: So sánh tổng quan các tiêu chuẩn đánh giá
CLGD trường học của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam.
Việt Nam
CPE
SACS CASI
CIS

Các trách
nhiệm và cam

kết quản lý
Mục tiêu và
định hướng
Các tuyên bố
định hướng
Tổ chức và
quản lý nhà
trường
Quản trị công
ty và quản lý
Quản trị và
lãnh đạo
Quản trị và
lãnh đạo
Hoạt động giáo
dục và kết quả
giáo dục
Các quá trình
giảng dạy và
đánh giá học
sinh
Giảng dạy và
đánh giá việc
học tập

Hoạt động dạy
và học

Tiếp cận giảng
dạy và học tập


Cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân
viên và học
sinh.
Các dịch vụ
bảo vệ và hỗ
trợ học sinh
Nguồn lực và
hệ thống hỗ
trợ.
Cơ sở vật chất
và trang thiết bị
dạy học
Giảng viên và
nhân viên hỗ
trợ
Hệ thống hoạt
động của
trường.

12
Việt Nam
CPE
SACS CASI
CIS

Đảm bảo chất
lượng, giám
sát và kết quả

Sử dụng các
kết quả cho
việc cải tiến
liên tục

Quan hệ giữa
nhà trường, gia
đình và xã hội.


Văn hóa
trường học &
tinh thần hợp
tác học tập

Tuyển chọn
các cơ quan
đại diện bên
ngoài.



BẢNG 3. 3: So sánh nội dung chi tiết bộ tiêu chuẩn đánh giá
CLGD của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam dựa vào
khung lý thuyết.
SỐ
TT
KHUNG LÝ THUYẾT
VN CPE SACS CIS
1

ĐỊNH HƯỚNG




1. 1 Có định hướng giáo dục rõ ràng
và được chấp nhận
  
1. 2 Các định hướng phải cam kết về
kết quả giáo dục mong muốn.
  
2
QUẢN LÝ




2. 1
Cơ cấu tổ chức




2. 2 Năng lực, uy tín, trách nhiệm
của người quản lý









2. 3
Các hoạt động quản lý





Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân









13
SỐ
TT
KHUNG LÝ THUYẾT
VN CPE SACS CIS
viên

Tuyển sinh và quản lý học sinh









Tổ chức giảng dạy, học tập và các
hoạt động giáo dục khác theo mục
tiêu, chương trình giáo dục
   

Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật









Quản lý tài chính









Thực hiện các hoạt động đảm bảo
và cải tiến chất lượng giáo dục.
  
3
CHƯƠNG TRÌNH




3. 1
Tài liệu học tập




3. 2
Nội dung




Phải dựa vào mục tiêu đầu ra của
chương trình học



Phải lấy học sinh làm trung tâm







Phải theo chuẩn nội dung khu vực
và quốc gia


Bao gồm học kiến thức, kỹ năng
sống


Có lồng ghép các kiến thức thích
hợp về giáo dục giớ
i tính,
HIV/AIDS, sức khỏe, dinh dưỡng,
và các tiêu chuẩn an toàn



Có các hoạt động hỗ trợ giáo dục







3. 3
Đánh giá kết quả học tập của






14
SỐ
TT
KHUNG LÝ THUYẾT
VN CPE SACS CIS
học sinh

Có qui trình đánh giá








Tiêu chí đánh giá rõ ràng







4
GIÁO VIÊN





4. 1
Năng lực, uy tín, số lượng




4. 2
Các hoạt động




Giảng dạy, giáo dục học sinh theo
định hướng của trường
  
Hiệu quả củ
a công tác chuyên
môn
  
Học tập phục vụ cho quá trình
giảng dạy
 
 
4. 3 Có điều kiện sống/ làm việc tích
cực








Đảm bảo các quyền lợi







Được hỗ trợ để cải tiến hiệu quả
giảng dạy
 
Có các tiêu chí đánh giá năng lực
và hiệu quả làm việc rõ ràng
  
5
HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC




5. 1
Giáo viên





Tổ chức hoạt động dạy học hiệu
quả
   
Khuyến khích họ
c sinh tham gia
học
 

15
SỐ
TT
KHUNG LÝ THUYẾT
VN CPE SACS CIS
Đánh giá hiệu quả hoạt động dạy
& học
  
5. 2
Phương pháp




Lấy người học làm trung tâm để
các em tham gia tích cực vào quá
trình học
  
Dạy cách học, cách thu nhậ
n và

xử lý kiến thức, các tình huống
trong đời sống thực tiễn.
 
Có các phương tiện hỗ trợ dạy
học hiệu quả
  
5. 3
Học sinh




Tham gia tích cực và hoàn thành
nhiệm vụ

Nhận được sự can thiệp và hỗ trợ
khi cần
  
6
MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP




6. 1
Các thành tố về thể chất





Tạo điều kiện thuận lợi nhằm
nâng cao chất lượng bao gồm cả
nguồn nước và cải thiện điều kiện
vệ sinh
  
Các tòa nhà, sân chơi, phòng
chức năng đúng qui chuẩn
  

Kích thước lớp học phù hợp với








16
SỐ
TT
KHUNG LÝ THUYẾT
VN CPE SACS CIS
lượng học sinh
Có trang bị công nghệ hiện đại
phục vụ cho việc học
 
6. 2
Các thành tố về tâm lý





Tạo môi trường học tập yên bình,
an toàn đặc biệt là cho học sinh
nữ
  
Trường học có kỷ luật hiệu quả,
có chính sách về sức khỏe và dinh
dưỡng cụ thể

6. 3
Phục vụ




Các dịch vụ hỗ trợ học tậ
p khác
(Các thiết bị phục vụ dự phòng
chăm sóc sức khỏe, bán trú, nội
trú, dịch vụ ăn uống, xe đưa rước,
tư vấn…)
  
6. 4 Sự tham gia của gia đình, xã
hội







Thông báo, phản hồi thông tin về
trẻ
   
Hỗ trợ, tham gia cùng nhà trường
giáo dục trẻ
  
7
KẾT QUẢ GIÁO DỤC




7. 1
Sức khỏe





7. 2
Kiến thức









17
SỐ
TT
KHUNG LÝ THUYẾT
VN CPE SACS CIS
7. 3
Kỹ năng







7. 4
Ý thức







Bộ tiêu chuẩn của CIS và SACS CASI có nhiều tiêu chuẩn tiêu
chí đáp ứng khá đầy đủ khung lý thuyết, xem xét đến hầu hết các
lĩnh vực, khía cạnh hoạt động của nhà trường. Do đó, bộ tiêu chuẩn
của CIS và SACS CASI đánh giá được đầy đủ các yếu tố tạo nên
CLGD trường học và sẽ cho kết quả có độ tin cậy cao.
Bộ tiêu chuẩn của CPE có đa số các tiêu chí tập trung vào việc

quản lý và qui trình thực hiện nên phù hợp với kiểm soát chất lượng
hơn là kiểm định chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn của Việt Nam chỉ đáp ứng được hơn một nửa các
tiêu chí của khung lý thuyết nhưng các tiêu chí này nằm ở các nội
dung quan trọng (quản lý, giáo viên, hoạt động dạy học, môi trường
học tập, kết quả giáo dục) khi xem xét CLGD của một trường học. Vì
vậy, bộ tiêu chuẩn của Việt Nam cũng đạt được những giá trị nhất
định khi đánh giá CLGD của một trường học mặc dùcó thể chưa toàn
diện và có độ chính xác tương đối, đặc biệt là khi áp dụng cho các
trường ngoài công lập. Do đặc thù của hệ thống chính trị, giáo dục và
văn hóa nên bộ tiêu chuẩn của Việt Nam có nhiều nét đặc trưng riêng
so với các bộ tiêu chuẩn của 3 tổ chức được xem xét.
Theo nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí của 3 bộ tiêu chuẩn của
CPE, CIS và SACS CASI thì mọi hoạt động của nhà trường đều bị
chi phối bởi mục tiêu và định hướng của nhà trường, và mọi hoạt
động đó phải nhằm đảm bảo cho mục tiêu và sứ mệnh của trường
được thực hiện. Theo bộ tiêu chuẩn của Việt Nam, mọi hoạt động của

18
nhà trường phải tuân thủ những qui định chung của giáo dục do các
cơ quan có thẩm quyền ban hành, đồng thời phải chịu sự quản lý và
chấp hành các đường lối, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,
chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Bộ tiêu chuẩn của 3 tổ chức CPE, CIS và SACS CASI được áp
dụng chung cho các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông muốn được kiểm định, do đó, các tiêu chí chủ yếu là định
tính, mô tả nội dung cụ thể nhưng không qui định số lượng chi tiết.
Trong khi đó, các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn của Việt Nam đưa ra
yêu cầu chi tiết bằng các chỉ số với các con số định lượng cụ thể. Do
vậy, khi tham khảobộ tiêu chuẩn của 3 tổ chức trên để áp dụng cho

một số trường của Việt Nam, cần phải căn cứ trên đặc điểm tình hình
cụ thể của trường đang nghiên cứu và những qui định chung của giáo
dục Việt Nam để lựa chọn các tiêu chuẩn tiêu chí phù hợp.
2.4 Mô hình giáo dục của tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.
Hồ Chí Minh
Trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc thuộc Hệ thống trường
Dân lập Quốc tế Việt Úc (Vietnam Australia International School -
VAS) do Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Việt Úc thành lập và
quản lý.
Ngay từ khi thành lập, Hệ thống Trường Dân Lập Quốc tế Việt
Úc cam kết thực hiện sứ mệnh là: “Đào tạo một thế hệ trẻ Việt Nam
ưu tú, có đủ tri thức khoa học ngang bằng với các học sinh ở các
quốc gia phát triển, có vốn hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc, có kỹ năng sống thực tế, có nhân sinh quan
đúng đắn, có ý thức trách nhiệm của công dân toàn cầu và có đủ bản
lĩnh, tự tin để hội nhập với nền giáo dục thế giới.”

19
Với mục tiêu: phát triển học sinh toàn diện, nhà trường áp dụng
các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hài hòa về tri thức lẫn thẩm mỹ,
rèn luyện cho các em kỹ năng sống tốt nhằm phát huy tối đa năng lực
cá nhân để các em trở thành “một thế hệ trẻ ưu tú” sẵn sàng hòa nhập
vào cuộc sống xã hội trong tương lai.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLGD
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC,
TP. HCM
3.1 Cơ sở khoa học để xây dựng bộ tiêu chuẩn
Tác giả đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá CLGD
của VAS dựa vào mô hình đánh giá CLGD được xây dựng ở khung

lý thuyết, đồng thời căn cứ vào các cơ sở sau:
− Trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp. Hồ Chí Minh vẫn chịu
sự quản lý của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo
đúng nhiệm vụ và quyền hạn qui định trong Luật giáo dục và Điều lệ
nhà trường của Bộ GD&ĐT. Do đó, tác giả sẽ giữ lại các tiêu chuẩn,
tiêu chí cơ bản trong bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD tiểu học của Việt
Nam nhằm đảm bảo cho VAS đạt được chứng nhận Trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (mức cao nhất của quốc gia).
− Căn cứ vào hình thức sở hữu, mục tiêu và sứ mệnh của VAS, tác giả
tham khảo các tiêu chuẩn, tiêu chí của 2 tổ chức CIS và SACS CASI
để giúp VAS đánh giá được hết khả năng của trường mình và có thể
đạt được chứng nhận CLGD ở cấp độ quốc tế. Tác giả sẽ tập trung
tham khảo các tiêu chí của CIS nhiều hơn vì bộ tiêu chuẩn của CIS
đại diện cho quốc tế, có thể áp dụng cho bất kì trường thuộc hình
thức sở hữu nào, các tiêu chí của CIS đánh giá toàn diện mọi hoạt

20
động của trường (đã nghiên cứu ở chương 3) và giấy chứng nhận
CLGD của CIS đang là mục tiêu phấn đấu của VAS.
3.2 Xây dựng bộ tiêu chuẩn được đề xuất
Đầu tiên, căn cứ vào khung lý thuyết, tác giả xác định được 7
tiêu chuẩn chính, đó là: Định hướng của nhà trường, Quản trị và quản
lý nhà trường, Chương trình học tập, Giáo viên & nhân viên, Hoạt
động dạy và học, Môi trường học tập và Kết quả giáo dục. Đây chính
là 7 vấn đề bao hàm hầu hết mọi hoạt động của trường tiểu học dân
lập.
Tiếp theo, tác giả sẽ xây dựng hệ thống tiêu chí cho từng tiêu
chuẩn.
Tiêu chuẩn 1: Định hướng của nhà trường. Tiêu chuẩn này
không được đề cập đến trong Bộ tiêu chuẩn của Việt Nam nên tác giả

sẽ tham khảo các tiêu chí của CIS vì CIS viết rõ ràng, dễ hiểu và có
thể áp dụng cho bất kì trường ở hình thức sở hữu nào.
Tiêu chuẩn 2: Quản trị và quản lý nhà trường. Do VAS là
một trường dân lập ở Việt Nam, mặc dù hoàn toàn tự chủ về tài chính
nhưng vẫn phải chịu sự quản lý của cơ quan giáo dục ở địa phương
và phải tuân thủ các qui định của Điều lệ trường tiểu học nên ở tiêu
chuẩn này, tác giả chọn các tiêu chí về quản trị của CIS và các tiêu
chí về lãnh đạo, quản lý của Việt Nam.
Tiêu chuẩn 3: Chương trình học tập. Bộ tiêu chuẩn của Việt
Nam không có các tiêu chí về chương trình nên ở tiêu chuẩn này, tác
giả sẽ dựa vào khung lý thuyết, kết hợp với các tiêu chí của CIS và
SACS CASI để đề xuất các tiêu chí.
Tiêu chuẩn 4: Giáo viên và nhân viên. Ở tiêu chuẩn này, tác
giả sẽ xây dựng các tiêu chí mới dựa trên các tiêu chí của CIS và

21
SACS CASI nhưng vẫn đảm bảo thỏa mãn được các yêu cầu của bộ
tiêu chuẩn Việt Nam.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động dạy và học, Tiêu chuẩn 6: Môi
trường học tập
Ở 2 tiêu chuẩn này, tác giả sẽ giữ lại các tiêu chí trong bộ tiêu
chuẩn của Việt Nam tương đồng với khung lý thuyết và tham khảo
thêm một số tiêu chí của CIS và SACS CASI.
Tiêu chuẩn 7: Kết quả giáo dục. Kết quả giáo dục là nội dung
mà bộ tiêu chuẩn của Việt Nam đáp ứng được hết các tiêu chí của
khung lý thuyết. Mặt khác, trong bộ tiêu chuẩn của Việt Nam đây là
một trong những tiêu chí quyết định đến CLGD của nhà trường và
ảnh hưởng lớn đến mức độ chất lượng mà nhà trường sẽ được công
nhận. Vì vậy, tác giả sẽ giữ lại các tiêu chí về Kết quả giáo dục của
Việt Nam và điều chỉnh lại theo khung lý thuyết cho phù hợp với tình

hình của VAS
3.3 Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của tiêu chuẩn đề xuất
Sau khi đối chiếu so sánh các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu
chuẩn đề xuất với Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của
bộ GD&ĐT ban hành, tác giả tự đánh giá về ưu điểm và hạn chế của
Bộ tiêu chuẩn do tác giả đề xuất như sau:
 Những điểm mới của Bộ tiêu chuẩn đề xuất
 Bộ tiêu chuẩn được đề xuất có các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá
khá đầy đủ và toàn diện để đánh giá CLGD của trường tiểu học
dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM.
 Tiêu chuẩn về Định hướng của nhà trường được đặt ở vị trí đầu
tiên trong bộ tiêu chuẩn để thấy rõ tầm quan trọng của của tiêu
chuẩn này. Một trường học có CLGD tốt trước hết phải có các
định hướng tốt, mục tiêu rõ ràng, sau đó mới tính đến tập hợp

22
các điều kiện để thực hiện được các mục tiêu định hướng của
nhà trường.
 Tiêu chuẩn về Quản trị và quản lý nhà trường được đề nghị khá
rõ ràng phản ánh được đặc điểm cơ bản của trường tiểu học dân
lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM khác biệt so với các trường tiểu
học công lập: trường được điều hành bởi Hội đồng quản trị và
hoàn toàn tự chủ về tài chính. Cũng chính vì điểm khác biệt này
mà Bộ tiêu chuẩn được đề xuất còn có thêm một số tiêu chuẩn,
tiêu chí mà Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của
bộ GD&ĐT ban hành không có: tiêu chuẩn về chương trình
giảng dạy, các tiêu chí về đánh giá học sinh, môi trường học tập,
các dịch vụ hỗ trợ học sinh.
 Bộ tiêu chuẩn đề xuất có đề cập đến tiêu chuẩn Chương trình
giảng dạy trong đó có các tiêu chí đánh giá về nội dung học tập,

tài liệu học tập và chú trọng đến hệ thống đánh giá học sinh, một
vấn đề quan trọng gắn liền với mục tiêu đào tạo và ảnh hưởng
đến CLGD của trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc,
Tp.HCM. Đây cũng là điểm khác biệt mà Bộ tiêu chuẩn đánh
giá CLGD trường tiểu học của bộ GD&ĐT không có.
 Các tiêu chí về Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
được đưa vào tiêu chuẩn 6: Môi trường học tập.
 Bộ tiêu chuẩn đã tham khảo được một số tiêu chí của các nước
tiên tiến trên thế giới phù hợp với đặc điểm và khả năng của
trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM, đồng thời vẫn
đảm bảo tối thiểu các yêu cầu về CLGD của bộ GD&ĐT ban
hành. Điều này giúp nhà trường tiếp cận với các chuẩn về
CLGD của quốc tế, là một điều rất tốt cho hoạt động đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng của trường.

23
 Hạn chế
 So với các bộ tiêu chuẩn trên thế giới được nghiên cứu trong đề
tài, Bộ tiêu chuẩn được đề xuất không có các tiêu chí đánh giá
về hoạt động cải tiến CLGD liên tục. Đây là một hoạt động còn
khá mới ở các trường phổ thông của Việt Nam nên tác giả cần
phải có thêm thời gian nghiên cứu để xây dựng các tiêu chí phù
hợp.
 Một số tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn đề xuất được mô tả định tính,
không có các chỉ số cụ thể giống như Bộ tiêu chuẩn đánh giá
CLGD trường tiểu học của bộ GD&ĐT, cụ thể là tiêu chuẩn về
Định hướng của nhà trường. Những tiêu chí được mô tả định
tính là những tiêu chí tham khảo từ bộ tiêu chuẩn của CIS hoặc
SACS CASI, các tiêu chí này chưa được đề cập trong bộ tiêu
chuẩn của Việt Nam. Do đó, tác giả chưa có cơ sở chính xác để

xây dựng các chỉ số định lượng cụ thể. Mặt khác, các tiêu chí
định tính cũng giúp cho nhà trường tự xác định mức độ phù hợp
và linh động thay đổi so với tình hình thực tiễn của nhà trường.

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
1.1 Các kết quả đạt được
Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về lĩnh vực đánh giá CLGD
trường tiểu học trong và ngoài nước, đặc điểm tình hình trường tiểu
học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM, tác giả đã thu được một số kết
quả trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mình như sau:
Căn cứ trên cơ sở là bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường
tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành, tham khảo các qui định về đánh

24
giá CLGD trường tiểu học của các nước Singapore, Hoa Kỳ và Hội
đồng các trường quốc tế và đặc điểm thực tiễn tại cơ sở giáo dục để
đề xuất Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học dân lập quốc
tế Việt Úc, Tp.HCM.
Bộ tiêu chuẩn do đề tài xây dựng được có những điểm đặc
biệt khác so với bộ tiêu chuẩn đang được áp dụng của Việt Nam.
Những điểm khác biệt này xuất phát từ các đặc trưng riêng của
trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM so với các trường
công lập. Điều này chứng tỏ rằng giả thuyết được đặt ra ban đầu của
đề tài là hoàn toàn đúng.
Các tiêu chuẩn, tiêu chí được đề xuất trong Bộ tiêu chuẩn
đảm bảo tuân thủ các qui định chung của Bộ GD&ĐT Việt Nam vừa
đáp ứng được mục tiêu riêng của trường tiểu học dân lập quốc tế Việt
Úc, Tp.HCM.

Bộ tiêu chuẩn đã tham khảo được một số tiêu chí của các
nước tiên tiến trên thế giới phù hợp với đặc điểm và khả năng của
trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM, đồng thời vẫn
đảm bảo tối thiểu các yêu cầu về CLGD của bộ GD&ĐT ban hành.
Điều này giúp nhà trường tiếp cận với các chuẩn về CLGD của quốc
tế, là một điều rất tốt cho hoạt động đảm bảo chất lượng và cải tiến
chất lượng của trường.
Mặc dù Bộ tiêu chuẩn đề xuất có một số tiêu chí được đánh
giá chưa cao lắm trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu của tác giả,
nhưng trong tương lai có thể các tiêu chí này sẽ được nhìn nhận và
đánh giá khác theo chiều hướng tăng dần mức độ cần thiết. Có nhiều

×