Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 21 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC




TRẦN THỊ VÂN ANH




ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỪ PHÍA NHÀ TUYỂN DỤNG
(NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)





LUẬN VĂN THẠC SĨ









Hà Nội, tháng 5/2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC




TRẦN THỊ VÂN ANH



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỪ PHÍA NHÀ TUYỂN DỤNG
(NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)



Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ XUÂN HOA




Hà Nội, tháng 5/2013

i

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
3.1. Câu hỏi nghiên cứu 3
3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
3.3. Phương pháp nghiên cứu 4
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 5
4. Cấu trúc của luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 7
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 7
1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 13
1.3. Khung lý thuyết của đề tài 20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Xây dựng công cụ đo lường 24
2.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu 25
2.3. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường 27
2.4. Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lường 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
ii

3.1. Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp37

3.2. Tổ chức đào tạo sau khi tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp 41
3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ 48
3.4. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc 53
PHẦN KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quyết định 1755/QĐ-TTg, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/09/2010 để “Đưa Việt Nam
sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” chỉ ra nhu cầu lao động ngành công nghệ
thông tin hàng năm là rất cao, cả số lượng và chất lượng, đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2020 “80% sinh viên
công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ
để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
công nghệ thông tin đạt một triệu người”. Thực tế diễn ra lại không khả quan như mong muốn, sinh viên
công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợp chuyên môn
khá nhiều, chỉ có một tỉ lệ không cao mới đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được các nhà giáo dục đánh giá là công tác đào tạo của trường đại học
chưa đồng bộ với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Cho đến nay, có rất nhiều bình luận liên quan đến mức độ
đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt cho
sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Do đó, đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc
của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh)” được đặt ra nhằm nghiên cứu, phân tích các đánh giá của doanh nghiệp, cụ thể là
nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp, về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành
công nghệ thông tin.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt
nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin.
Mục tiêu cụ thể của luận văn là khảo sát các đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng đối với

công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, xét trên các phương diện kiến
thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp các câu hỏi sau đây:
- Sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin thường được bố trí vào vị trí nào sau
khi được tuyển dụng?
- Sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được tuyển dụng vào doanh nghiệp có cần đào
tạo bổ sung không, nếu cần thì đào tạo nội dung gì, và thời gian đào tạo là bao lâu?
- Những kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên hệ chính quy ngành công nghệ thông tin được
nhà trường trang bị đáp ứng ở mức độ nào trước những yêu cầu của công việc trong doanh nghiệp công nghệ
thông tin?
- Các nhà tuyển dụng đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt
nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin như thế nào?
3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin và
sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp
đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu của luận văn được sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khoa học như: Phương pháp
tra cứu tài liệu để đọc và nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích và tổng hợp
những câu hỏi khảo sát; Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng
và sinh viên công nghệ thông tin; Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc để phỏng vấn các nhà tuyển dụng
và sinh viên công nghệ thông tin đang làm việc tại doanh nghiệp để thu thập thông tin.
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 9/2012 đến tháng 01/2013.
4. Cấu trúc của luận văn

Nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương và phần mở đầu, phần kết luận. Trong chương một,
các quan điểm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" được phát triển thành tam giác đào tạo nhân lực với quan hệ của
ba thực thể là "trường - sinh viên - doanh nghiệp". Chương hai trình bày những phương pháp nghiên cứu
chính của luận văn. Chương ba trình bày kết quả xử lý dữ liệu theo các câu hỏi nghiên cứu. Trong phần kết
luận, luận văn tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu gồm tam giác đào tạo nhân lực, kết quả đánh giá mức độ
đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Trong luận văn này, một số khái niệm được chấp nhận như sau: thuật ngữ “mức độ đáp ứng đối với
công việc” chỉ định mức độ thích hợp của sinh viên đối với yêu cầu của nhà tuyển dụng; “năng lực” là khả
năng, là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, năng lực được dùng ở
mức cá nhân để chỉ kiến thức, kỹ năng, và thái độ của mỗi sinh viên; “kiến thức” là một hợp phần của năng
lực, kiến thức liên quan đến sự hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi,
suy luận, nhận thức và kích thích trí óc, kiến thức được hiểu là những điều hiểu biết có được trong học tập
hoặc trong cuộc sống; “kỹ năng” là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế, kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện công việc một
cách hiệu quả; “thái độ” là một hiện tượng tâm lý phức tạp, tồn tại, diễn biến, biểu hiện dưới nhiều hình thức,
mức độ khác nhau trong đời sống của con người, thái độ là tính cách của con người thể hiện qua công việc.
Nghiên cứu mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin là
kiểm chứng mức độ thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
1.1.2. Giới thiệu chung về ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện
đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội (Nghị
quyết 49/CP, 04/08/1993). Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu
trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa
máy tính và truyền thông.

Ngành công nghệ thông tin trong các trường đại học được chia thành nhiều chuyên ngành như hệ
thống thông tin, công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, mạng và truyền thông máy tính,… Mục tiêu
chung của chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên
những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng
nhu cầu nhân lực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Về năng lực, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có khả năng tham mưu tư vấn và có khả
năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng các
yêu cầu về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Về kiến thức, sinh viên ngành công nghệ
thông tin được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin, cũng như được định
hướng một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về công nghệ thông tin của thế giới. Về kỹ năng,
sinh viên ngành công nghệ thông tin được đào tạo kỹ năng thực hành cao trong hầu hết các lĩnh vực của công
nghệ thông tin, cho phép sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới.
Về thái độ, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình trong công
việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo gồm các kiến thức cơ bản của ngành công nghệ thông tin và một số định hướng
chuyên sâu ứng dụng công nghệ thông tin trong những lĩnh vực cụ thể, có bổ sung thêm các kỹ năng mềm,
giúp nâng cao tính năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Phương pháp đào tạo phát huy tính chủ
động của sinh viên, chú trọng thực hành, cùng với học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên được thực tập,
làm quen với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tin khi ra trường bắt đầu sự nghiệp.
1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu của nhiều học giả về giáo dục đại học Việt Nam xuất phát từ khái niệm
"đào tạo theo nhu cầu xã hội" đã chỉ ra quan hệ của các thực thể: trường, sinh viên, doanh nghiệp và những
mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của nhà tuyển dụng với khả năng đáp ứng chậm của giáo dục đại học. Các
nghiên cứu dần làm rõ hơn các quan điểm về đào tạo theo nhu cầu xã hội, về thị trường lao động, và sự thiếu
đồng bộ giữa nhu cầu xã hội và năng lực của người lao động đã qua đào tạo. Với kỳ vọng lớn nêu ra trong đề
án 1755/QĐ-TTg, ngành công nghệ công tin cần có những nghiên cứu riêng để đánh giá mức độ đáp ứng đối
với công việc của sinh viên theo quan điểm của nhà tuyển dụng, xét trên các phương diện kiến thức, kỹ năng,
và thái độ của sinh viên.
1.3. Khung lý thuyết của đề tài

Từ khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội", chúng tôi biểu diễn quan hệ giữa ba thực thể "trường,
sinh viên, doanh nghiệp" như là tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp" (hình 1.1).
Trong đó, quan hệ từ trường đến sinh viên là "đào tạo", quan hệ từ sinh viên đến doanh nghiệp là "làm việc",
quan hệ giữa trường và doanh nghiệp là quan hệ 2 chiều, "cung ứng" và "tiêu thụ", Quan hệ "trường - doanh
nghiệp" là quan hệ then chốt nhưng chưa được thiết lập.








Hình 1.1: Tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp"

Sinh viên được tuyển dụng vào làm việc cho một doanh nghiệp cần có một năng lực phù hợp với
doanh nghiệp. Năng lực của sinh viên là một tập hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ, được biểu diễn trong
tam giác năng lực sinh viên "kiến thức - kỹ năng - thái độ" (hình 1.2).







Hình 1.2: Tam giác năng lực sinh viên cần có để làm việc cho các doanh
nghiệp

Với tam giác năng lực sinh viên, mô hình tam giác đào tạo nhân lực được cụ thể hơn với những yêu
cầu sinh viên cần được trang bị để làm việc cho các doanh nghiệp (hình 1.3).











Hình 1.3: Trường đào tạo năng lực cho sinh viên phù hợp yêu cầu doanh nghiệp

Để có năng lực này, sinh viên phải được học trong chương trình đào tạo hoặc tự học, tự rèn luyện. Do
đó, chương trình đào tạo của trường cần trang bị cho sinh viên năng lực phù hợp với yêu cầu của doanh
nghiệp. Trong thực tế, yêu cầu của nhiều doanh nghiệp khác nhau rất đa dạng, chương trình và tổ chức đào
tạo của trường được đặt trên nền tảng những yêu cầu chung của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực ngành
nghề.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Xây dựng công cụ đo lường
Đề tài thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn sâu bán cấu trúc để đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc
của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. Đề tài sử dụng thang đo Likert năm mức độ
để khảo sát mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên. Các câu hỏi khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng
về kiến thức theo bốn tiêu chí: kiến thức chuyên môn cơ bản, kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực
chuyên môn hẹp, kiến thức xã hội, và kiến thức ngoại ngữ; đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng với chín
tiêu chí: kỹ năng giải quyết vấn đề, tự triển khai công việc, làm việc nhóm, làm việc độc lập, tìm kiếm và sử
dụng thông tin, tự nâng cao trình độ chuyên môn, tự kiểm tra và đánh giá công việc bản thân, sáng tạo, và
chịu áp lực công việc; đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ với hai tiêu chí: nhiệt tình trong công việc, và
tuân thủ nội quy.
2.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu






Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp được khảo sát

Đề tài đã chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên tiêu chí loại hình doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu
gồm 85 doanh nghiệp, chiếm khoảng 10% trên tổng số doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Thành phố Hồ
Chí Minh, phân bố như hình 2.1.
2.3. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường
Nghiên cứu sử dụng phép kiểm định thống kê hệ số Alpha của Cronbach bằng phần mềm SPSS để
đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi.
2.3.1. Điều tra thử nghiệm
Đề tài điều tra thử nghiệm 30 doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra thử nghiệm


















Kết quả trên cho thấy hệ số Cronbach's Alpha toàn bộ thang đo của cả hai mẫu bảng hỏi đều tốt, đạt
mức độ cao (Nhà tuyển dụng: 0.978; Sinh viên: 0.981).
2.3.2. Điều tra chính thức
Điều tra chính thức được thực hiện với 85 doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra chính thức



















Kết quả trên cho thấy hệ số Cronbach's Alpha toàn bộ thang đo của cả hai mẫu bảng hỏi đều tốt, đạt
mức độ cao (Nhà tuyển dụng: 0.936; Sinh viên: 0.816). Trong 15 tiêu chí của cả hai bảng hỏi, tiêu chí kỹ
năng tìm kiếm và sử dụng thông tin có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha toàn bộ

thang đo nên cần loại bỏ.
2.4. Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lường
Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của bảng hỏi, đề tài dùng phương pháp phân tích nhân tố.
2.4.1. Kiểm tra độ hiệu lực của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phiếu khảo sát nhà tuyển dụng có độ hiệu lực cấu trúc khá tốt. Điểm số
của các tiểu thang đo có tương quan thuận, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn (KMO = 0.816), và phép kiểm
định Bartlett’s Test of Sphericity có ý nghĩa rất cao (giá trị P-Value = 0,000) (Bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.5).
Bảng 2.3: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kiến thức
của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng




Bảng 2.4: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ năng của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng









Bảng 2.5: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về thái độ của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng


2.4.2. Kiểm tra độ hiệu lực của phiếu khảo sát sinh viên
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phiếu khảo sát sinh viên có độ hiệu lực cấu trúc khá tốt. Điểm số của các
tiểu thang đo có tương quan thuận, với trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn (KMO = 0.584), phép kiểm định
Bartlett’s Test of Sphericity có ý nghĩa rất cao (giá trị P -Value = 0,000) (Bảng 2.6, bảng 2.7, bảng 2.8).

Bảng 2.6: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kiến thức của phiếu khảo sát sinh viên

Bảng 2.7: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ năng
của phiếu khảo sát sinh viên

Bảng 2.8: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về thái độ
của phiếu khảo sát sinh viên

Kết quả kiểm định cho thấy hầu hết các
câu hỏi và các tiểu thang đo có đủ độ tin cậy và độ
hiệu lực.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp
3.1.1. Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng
Bảng 3.1: Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng
Hình 3.1: Vị trí việc làm sau khi
được tuyển dụng
3.1.2. Kiểm định mối quan hệ giữa loại
hình doanh nghiệp và vị trí việc
làm
Bảng 3.2: Phép thử Chi-Square về mối quan
hệ giữa loại hình doanh nghiệp
và vị trí việc làm

3.1.3. Kiểm định mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và vị trí việc làm
Bảng 3.3: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp
và vị trí việc làm
Như vậy, phần lớn sinh viên mới
tốt nghiệp đại học ngành công nghệ

thông tin sau khi được tuyển dụng đều ở
vị trí thử việc, nguyên nhân chủ yếu vì
thiếu các kỹ năng cần thiết. Kết quả của phép thử Chi-Square cho thấy không có mối quan hệ nào giữa loại
hình doanh nghiệp hay quy mô doanh nghiệp với vị trí việc làm của sinh viên sau khi được tuyển dụng (Sig
> α = 0.05).
3.2. Tổ chức đào tạo sau khi tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp
3.2.1. Tổ chức đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp
Bảng 3.4: Tổ chức đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp
Hình 3.2: Tổ chức đào tạo
s
inh viên mới tốt nghiệp

Bảng 3.5: Phép thử Chi-Square về mối
quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp
và đào tạo bổ sung

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh
nghiệp phải tổ chức các khóa đào tạo sau khi tuyển
dụng, chiếm 63%.
Kết quả của phép thử Chi-Square cho thấy quy
mô doanh nghiệp có mối quan hệ với việc tổ chức đào tạo bổ sung cho sinh viên tốt nghiệp sau khi tuyển
dụng (Sig = 0.03 < α = 0.05).
Kết quả khảo sát sự tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và việc tổ chức đào tạo bổ sung cho sinh
viên tốt nghiệp sau khi tuyển dụng được thể hiện trong bảng 3.6 và hình 3.3.
Bảng 3.6: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và đào tạo bổ sung

Hình 3.3: Tương quan giữa quy mô
doanh nghiệp và đào tạo bổ sung
Kết quả ghi nhận là quy
mô doanh nghiệp càng lớn thì

số phiếu trả lời “Có tổ chức
đào tạo” càng cao. Như vậy,
quy mô doanh nghiệp càng lớn
thì thuận lợi hơn trong việc tổ chức đào tạo bổ sung cho sinh viên mới
tốt nghiệp sau khi tuyển dụng.
3.2.2. Thời gian đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp
Bảng 3.7: Thời gian đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng

Hình 3.4: Thời gian đào tạo sinh viên mới tốt
nghiệp sau khi tuyển dụng
Kết quả khảo sát cho thấy thông
thường thời gian đào tạo sinh viên mới
tốt nghiệp sau khi tuyển dụng từ một
tháng đến ba tháng.
3.2.3. Nội dung đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp

Bảng 3.8: Nội dung đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng
Hình 3.5: Nội dung đào tạo
sinh viên mới tốt nghiệp
sau khi tuyển dụng




Phần lớn doanh nghiệp đều tổ
chức đào tạo bổ sung cho sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển
dụng, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì việc tổ chức đào tạo càng
thuận lợi và cần thiết. Các khóa đào tạo thông thường từ một tháng
đến ba tháng với nhiều nội dung khác nhau, trong đó, nội dung
kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp, kỹ năng mềm,

kiến thức xã hội và ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ được các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn.
3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ
3.3.1. Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức

3.3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ
năng
Bảng 3.10: Đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ
năng
3.3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ
Bảng 3.11: Đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ
Mức độ đáp ứng đối với công
việc của sinh viên mới tốt nghiệp
ngành công nghệ thông tin được đánh
giá theo 4 tiêu chí kiến thức (cơ bản,
chuyên sâu, xã hội, ngoại ngữ), 8 kỹ
năng (giải quyết vấn đề, tự triển khai
công việc, làm việc nhóm, làm việc độc lập, tự nâng cao trình độ, tự kiểm tra và đánh giá công việc bản thân,
sáng tạo, chịu áp lực công việc), và 2 tiêu chí thái độ (nhiệt tình trong công việc, tuân thủ nội quy). Kết quả
cho thấy không có tiêu chí nào bị phần lớn doanh nghiệp đánh giá ở mức kém và rất kém, có năm tiêu chí
kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, thái độ nhiệt tình trong
công việc và tuân thủ nội quy được phần lớn doanh nghiệp đánh giá ở mức tốt. Doanh nghiệp và sinh viên có
cùng chung một mức đánh giá đối với kiến thức của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin là
tốt và trung bình. Đây là một đánh giá tương đối khách quan. Tuy nhiên, trong đánh giá kỹ năng và thái độ,
sinh viên có vẻ tự tin hơn khi tự đánh giá ở mức cao hơn mức đánh giá của doanh nghiệp. Thật vậy, sự tự tin
này cũng có cơ sở vì hầu hết các sinh mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đều có khả năng cải thiện
những năng lực này chỉ sau một khóa học bổ sung từ một đến ba tháng do doanh nghiệp tổ chức.
3.4. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc
3.4.1. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc


Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với
công việc của sinh viên mới tốt nghiệp
Hình 3.6: Đánh giá mức độ đáp ứng đối
với công việc của sinh viên
mới tốt nghiệp

Bảng 3.13:
Thời gian tìm
việc làm
của sinh viên
mới tốt nghiệp
Hình 3.7: Thời gian tìm việc làm
của sinh viên mới tốt nghiệp

Như vậy, với những kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu về đánh
giá của doanh nghiệp đối với sinh mới tốt nghiệp, cũng như khảo sát
thời gian tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy phần lớn sinh
viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin chỉ đáp ứng
công việc ở mức độ trung bình.
3.4.2. Kiểm định mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và mức độ đáp ứng

Bảng 3.14: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp
và mức độ đáp ứng

3.4.3. Kiểm định mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đáp ứng

Bảng 3.15: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp
và mức độ đáp ứng



Kết quả của phép thử Chi-
Square cho thấy mức độ đáp ứng
đối với công việc không có mối
quan hệ nào giữa loại hình doanh
nghiệp (Sig = 0.097 > α = 0.05) nhưng có mối quan hệ với quy mô doanh nghiệp (Sig = 0.01 < α = 0.05).
Khảo sát tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên
ngành công nghệ thông tin cho kết quả như sau:
Bảng 3.16: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và
mức độ đáp ứng đối với công việc


















Hình 3.8: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và
mức độ đáp ứng đối với công việc


Nhìn chung, phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin chỉ đáp ứng công
việc ở mức độ trung bình. Mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp không có mối
quan hệ với loại hình doanh nghiệp, nhưng có mối quan hệ với quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp
càng lớn thì yêu cầu của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp
càng cao.
PHẦN KẾT LUẬN

Với mục đích khảo sát mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công
nghệ thông tin, luận văn “Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành
công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng - nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" đã đạt được
những kết quả sau:
Mức độ đáp ứng của sinh viên đối với nhà tuyển dụng: Kết quả khảo sát 85 doanh nghiệp như sau:
Về vị trí công tác, đa số sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được nhận vào vị trí
thử việc đối với bất kỳ loại hình hay quy mô của doanh nghiệp.
Về đào tạo bổ sung, hầu hết doanh nghiệp đều tổ chức đào tạo bổ sung sau tuyển dụng từ một đến
ba tháng, doanh nghiệp lớn có điều kiện và yêu cầu chặt chẽ hơn.
Về mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng, thái độ, đa số cả hai phía đều đánh giá kiến thức cơ bản tốt,
nhưng kiến thức chuyên sâu, kiến thức xã hội và ngoại ngữ trung bình. Cả hai phía đều thống nhất
rằng kỹ năng tự giải quyết vấn đề và kỹ năng tự triển khai công việc ở mức trung bình, nhưng kỹ
năng làm việc nhóm và làm việc độc lập là tốt. Đa số doanh nghiệp đánh giá các kỹ năng tự nâng
cao trình độ, tự kiểm tra và đánh giá công việc bản thân, sáng tạo, và chịu áp lực công việc của sinh
viên chỉ ở mức trung bình trong khi đa số sinh viên tự đánh giá tốt. Khi đánh giá thái độ nhiệt tình
và tuân thủ nội quy thì hầu hết sinh viên tự đánh giá là rất tốt, nhưng đa số doanh nghiệp đánh giá ở
mức tốt.
Về đánh giá chung mức độ đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng ở mức trung bình, với thời gian tìm được việc làm từ
ba tháng đến sáu tháng. Doanh nghiệp càng lớn đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên càng thấp.
Tóm lại, mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp
còn hạn chế, phải được đào tạo bổ sung sau tuyển dụng. Mỗi sinh viên còn nhiều khả năng tiềm ẩn vì họ là
những học sinh giỏi từ bậc phổ thông mà chương trình đào tạo của các trường chưa khai thác hết để giúp họ

vững vàng gia nhập thị trường nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Một trong những nguyên nhân chênh lệch giữa năng lực của sinh viên tốt nghiệp và yêu cầu của doanh
nghiệp có thể được diễn giải bằng tam giác đào tạo nhân lực. Tam giác đào tạo nhân lực cho thấy quan hệ
"trường - doanh nghiệp" chưa được xác lập, trường chưa đặt sinh viên vào vị trí "sinh viên là sản phẩm của
trường" và doanh nghiệp chưa được đặt vào vị trí là "người tiếp nhận sản phẩm".
Tuy nhiên, đề tài chỉ mới khảo sát khoảng 10% trên tổng số doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là mở rộng địa bàn nghiên cứu với số doanh nghiệp được khảo
sát nhiều hơn để khẳng định kết quả đã làm và phát triển nghiên cứu nâng cao vai trò, cải thiện quan hệ
"trường - doanh nghiệp" trong tam giác đào tạo nhân lực để tăng số tiêu chí được các doanh nghiệp đánh giá
mức tốt và rất tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
[1] Tạ Nhật Ánh (2006). Đôi điều suy nghĩ về thái độ của sinh viên đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm. Kỷ yếu khoa học năm 2006 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Kim Dung (2005). Các tiêu chí cơ bản để chọn sinh viên tốt nghiệp đối với các nhà tuyển dụng.
Giáo dục đại học – chất lượng và đánh giá. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Vũ Thế Dũng, Trần Thanh Tòng (2009). Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh
viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý - kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung. Đề tài
nghiên cứu khoa học trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Lê Văn Hảo (2010). Nhìn lại chủ trương “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”. Báo Tia Sáng – Bộ Khoa
học Công nghệ.
[5] Nguyễn Văn Hiệu (2012). Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học ở Việt Nam: Những thách thức từ
quá trình kép. Hội thảo chất lượng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh.
[6] Đặng Thị Bích Hoàn, Nguyễn Thị Linh (2009). Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của
giáo viên trường trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng – Thành phố Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu khoa
học trường trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Đà Nẵng.
[7] Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2006). Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại
học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục
đại học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Trần Đình Mai (2009). Mối quan hệ giữa nhà trường, sinh viên với nhu cầu xã hội tại Đại học Đà Nẵng.
Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (số 3), tr.32.
[9] Nguyễn Thị Hồng Nam, Trương Thị Ngọc Điệp (2010). Đánh giá của sinh viên và cựu sinh viên về kết
quả đào tạo giáo viên của khoa sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, (số 2010:13), tr.73-86.
[10] Phùng Xuân Nhạ (2009). Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tạp
chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 25), tr.1-8.
[11] Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Kim Dung (2006). Chất lượng sản phẩm đào tạo của các trường đại học Việt
Nam. Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[12] Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến, Phạm Lê Đông Hậu (2012). Đánh giá mức độ đáp ứng chất
lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học
trở lên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (số 2012:22b), tr.273-282.
[13] Phạm Phụ (2005). Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] Trần Anh Tài (2009). Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp. Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, (số 25), tr.77-81.
[15] Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm Hùng Việt
(2002). Từ điển Tiếng Việt phổ thông. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
[16] Toàn cảnh Giáo dục – Đào tạo Việt Nam (Vietnam Education Discovery). Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2000.
[17] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản
Hồng Đức.
[18] Trần Anh Tuấn (2010). Những dự báo nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn các năm 2010-2015.

Tài liệu ngoài nước
[19] Andrew Green và Sara Bennett (2009). Sự lựa chọn hợp lý: Nâng cao năng lực cho quá trình chính
sách y tế dựa trên bằng chứng. Nhà xuất bản Y học.
[20] Lorin Anderson (1999), Phân loại tư duy của Bloom: Một cách nhìn mới.

[21] Organisation for Economic Co-operation and Development, Development Assistance Committee
(2006). The challenge of capacity development: working towards good practice. Paris, Organisation for
Economic Co-operation and Development.
[22] Potter C & Brough R (2004). Systemic capacity building: a hierarchy of needs.
[23] UNDP (2006). Capacity development practice note. New York, United Nations Development Program.

×