Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.1 KB, 25 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC



ĐẶNG THANH HỒNG




ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG
Y KHOA ĐỐI VỚI SINH VIÊN Y KHOA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ


Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH









Hà Nội - 2011


i

MỤC LỤC


Mục lục i
Lời cam đoan iv
Lời cảm ơn v
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng biểu vi
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CHUNG 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1. Kỹ năng 4
1.1.2. Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 5

1.1.3. Đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 8
1.2. Sự phát triển và những nghiên cứu đánh giá về kỹ năng y khoa 8
1.2.1. Trong nước 8
1.2.2. Ngoài nước 15
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu 28
Chương 2 BỐI CẢNH ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu 30
2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 30
2.1.2. Mô hình tổ chức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 31


ii

2.1.3. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 32
2.1.4. Công tác nghiên cứu, đánh giá đào tạo của Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ 32
2.1.5. Khung lý thuyết của nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 35
2.2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 35
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.4. Phạm vi, thời gian khảo sát 36
2.2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 37
2.2.6. Nội dung phiếu điều tra khảo sát (Phụ lục 6) 37
2.2.7. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Khảo sát bộ câu hỏi theo mô hình RASCH 40
3.1.1. Khảo sát độ giá trị của bộ câu hỏi 40
3.1.2. Phân tích sự phân bố các item 41
3.1.3. Số liệu thống kê tổng quan 43

3.2. Đánh giá về các nhận định chung của sinh viên đối với chương trình huấn
luyện kỹ năng y khoa 47
3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
đối với sinh viên 52
3.4. Đánh giá mức độ cảm nhận của sinh viên đối với năng lực học tập kỹ
năng y khoa 57
3.4.1. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và năng lực học tập 60
3.4.2. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và kết quả học tập 61
3.4.3. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và nơi công tác 62


iii

3.5. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và kết quả
học tập của sinh viên 63
3.6. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và nguyện
vọng nơi công tác 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1. Về kết quả nghiên cứu 65
2. Những điểm còn hạn chế của luận văn 67
3. Các định hướng nghiên cứu tiếp theo 67
4. Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Kết quả phân tích dữ liệu về năng lực học tập kỹ năng y khoa ở
ngưỡng 75% (56 điểm) đối với sinh viên
Phụ lục 2: Kết quả phân tích dữ liệu về cảm nhận của sinh viên ở ngưỡng
75% (74 điểm)
Phụ lục 3: Mối tương quan mức độ cảm nhận của sinh viên với các yếu tố:
năm học, năng lực học tập kỹ năng y khoa, KQHT, nguyện vọng nơi công tác
với ngưỡng 75% (74 điểm)

Phụ lục 4: Mối tương quan giữa mức độ năng lực học tập kỹ năng y khoa của
sinh viên theo năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác với ngưỡng 75%
(56 điểm)
Phụ lục 5: Bộ câu hỏi điều tra

3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa trang bị cho
sinh viên (SV) các kỹ năng cơ bản: kỹ năng giao tiếp (KNGT),
kỹ năng thăm khám (KNTK), kỹ năng thủ thuật (KNTT) và kỹ
năng xét nghiệm (KNXN). Chương trình giảng dạy kỹ năng y
khoa của trường ĐHYDCT đã được thực hiện gần 13 năm, nội
dung giảng dạy cho SV có nhiều điều chỉnh, cập nhật nội dung.
Chương trình được các giảng viên trong trường đánh giá tốt và
phù hợp với mục đích tăng mức độ an toàn cho sinh viên trước
khi đi thực hành tại bệnh viện và cũng nhận được sự hài lòng
của các sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay có một số ý kiến phản
ánh về công tác thực hành kỹ năng y khoa của SV về kỹ năng
thăm khám như: đo huyết áp, nghe tiếng tim, thao tác khám
bụng Do vậy, cần có một cách đánh giá tổng quan về chương
trình đào tạo kỹ năng y khoa về mức độ đáp ứng của chương
trình để hiệu quả giảng dạy sẽ được nâng cao hơn, chất lượng
đào tạo đáp ứng được tốt hơn trước nhu cầu xã hội.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo
dục và đào tạo trong lĩnh vực y khoa, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu “Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện
kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ”

2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định mức độ đáp ứng của chương trình huấn
luyện kỹ năng y khoa.
Theo mục đích nghiên cứu, ở đây tác giả định nghĩa
mức độ đáp ứng là năng lực của sinh viên thực hiện kỹ năng y
4

khoa. Ở đây, đo lường năng lực của sinh viên tác giả thực hiện
qua hai phương pháp: 1) Phương pháp trực tiếp: đo lường năng
lực khả năng sinh viên trả lời các câu hỏi đánh giá năng lực
thực hiện kỹ năng y khoa; 2) Phương pháp gián tiếp: đo lường
mức độ cần thiết, quan trọng, sự hứng thú về chương trình
HLKNYK bằng các câu hỏi về cảm nhận của sinh viên.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
1. Đề tài chỉ thực hiện đối với sinh viên đang học tại
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Thu thập số liệu dựa trên phiếu điều tra từ trả lời của
sinh viên.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Chương trình huấn luyện kỹ năng giảng dạy trong y
khoa có nhiều thuận lợi, đặc biệt là hướng dẫn sinh viên các kỹ
năng thực hành tại bệnh viện trong quá trình học lý thuyết tại
giảng đường, các thuận lợi này bao gồm: 1) Tránh việc sử dụng
bệnh nhân như là phương tiện giảng dạy; 2) Không phụ thuộc
vào môi trường bệnh viện về thời gian và có thể bố trí hình thức
giảng dạy thay thế hoặc qua băng hình; 3) Giảm sự căng thẳng
của sinh viên và tăng sự an toàn cho người bệnh. Có nhiều

nghiên cứu cho thấy sinh viên thực hiện kỹ năng y khoa thường
có sự căng thẳng liên quan đến những thiếu sót của mình, họ lo
sợ phải đối mặt với thất bại hoặc với các lỗi sai sót khi làm
[10],[20],[11]; 4) Thực hiện được các kỹ thuật phức tạp trước
khi thực hành tại bệnh viện. Sinh viên tự tin hơn khi thực hiện
5

kỹ năng này một mình trong quá trình học [9]; 5) Chất lượng về
giao tiếp giữa bệnh nhân-bác sỹ được cải thiện. Kỹ năng giao
tiếp ngày càng trở nên hữu ích hơn, chuyên nghiệp hơn trong
việc chăm sóc sức khỏe [7]; 6) Các kỹ năng y khoa được huấn
luyện phải được hợp nhất đóng vai trò quan trọng nhất của
chương trình đào tạo kỹ năng y khoa.
Hiệu quả của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
đối với sinh viên trong quá trình đào tạo [12]: (1) Xây dựng mối
quan hệ thân thiết giữa bệnh nhân và thầy thuốc thông qua các
kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp trong việc thu thập thông tin
và cho các lời khuyên với bệnh nhân; (2) Thực hiện sự tổng hợp
và hệ thống từ việc hỏi tiền sử đến bệnh lý của người bệnh theo
từng hệ thống khác nhau của con người; (3) Xây dựng kỹ năng
thăm khám tất cả các cơ quan, hệ thống trên cơ thể bằng việc sử
dụng các kỹ thuật và phương pháp chuẩn; (4) Đánh giá được
chức năng và cấu trúc bình thường cơ thể để từ đó nhận biết
được các trường hợp bệnh lý; (5) Phân tích các triệu chứng và
thực hiện các kỹ năng thăm khám, tổng hợp các giả thiết chẩn
đoán liên quan đến bệnh để có thể xác định và tìm hiểu nguyên
nhân gây bệnh; (6) Trình bày được quy trình chẩn đoán và điều
trị với đồng nghiệp và có thể thực hiện được trường hợp cấp
cứu bệnh nhân trong bất kỳ điều kiện nào.
Các kiến thức về lý thuyết và kỹ năng lâm sàng là hai

phần quan trọng như nhau trong đào tạo y khoa và có mối liên
hệ với nhau [
13],[18]. Sinh viên y khoa cũng chịu tác động một
phần nào của môi trường làm việc (nơi làm việc) sau khi ra
trường. Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp là một trong những yếu
tố tác động đến thái độ học tập của sinh, đến cảm nhận của sinh
6

viên trong toàn bộ quá trình học y khoa nói chung, học kỹ năng
y khoa nói riêng. Thái độ này cũng ảnh hưởng đến việc lựa
chọn ngành chuyên môn sau khi tốt nghiệp đào tạo y khoa. Hoạt
động giảng dạy của giảng viên có tác động làm thay đổi mối
liên hệ giữa thái độ và lựa chọn nghề nghiệp [17]. Sự tương
quan giữa nơi làm việc và thái độ của cá nhân theo khuynh
hướng nơi làm việc có ảnh hưởng nhiều đến việc xác định thái
độ của cá nhân [21]. Sự cảm nhận của sinh viên về việc thu
nhận các kỹ năng liên quan đến số lượng các lượt thực hành, số
lượng các buổi học thực tế và mức độ giảng dạy lâm sàng [8].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Tại Việt Nam, chương trình huấn luyện kỹ năng của Trường
ĐHYDCT được hướng dẫn giảng dạy cho SV đến khi kết thúc
năm thứ 4 với các kỹ năng: kỹ năng hỏi bệnh, KNTK, kỹ năng
thực hiện một thao tác kỹ thuật, KNXN, các kỹ năng đóng vai
trò quan trọng trong công việc hàng ngày của một người bác sỹ
[14]. Sinh viên học tập trong đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa
sẽ có được cơ hội học hành trong một môi trường an toàn, được
quan sát, giải thích, hướng dẫn và tổ chức một cách hệ thống để
đảm bảo cho mỗi sinh viên đều có cơ hội nhận được kết quả học
tập đúng và thích hợp [19]. Nhận xét của các bác sỹ tốt nghiệp
về chương trình huấn luyện kỹ năng là cơ sở để xây dựng mục

tiêu học tập cho SV y khoa [
16]. Có các kỹ năng đối với GV
được cho là quan trọng, nhưng đối với bác sỹ khi thực hành thì
có thể không hoặc hiếm khi vận dụng kỹ năng đó [15]. Trong
đánh giá về chương trình đào tạo, cần phải có sự khảo sát tình
trạng việc làm và đi học tiếp sau khi tốt nghiệp, mức độ nhà
tuyển dụng hài lòng với các phẩm chất của SV tốt nghiệp để
7

đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo [1],[4]. Đồng
thời, cần lấy lấy ý kiến đóng góp của nhà tuyển dụng trong quá
trình xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
[2],[5]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá chương
trình HLKNYK, chưa có đề tài đánh giá mức độ đáp ứng
chương trình HLKNYK. Các tác giả có các công trình nghiên
cứu điển hình như: Đoàn Thị Tuyết Ngân (2005), Lưu Ngọc
hoạt và Đỗ Văn Dũng (2007, 2008).
1.1.3. Giả thuyết nghiên cứu
1. Giả thuyết H1: Có sự đáp ứng chương trình huấn
luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên năm thứ năm và năm
thứ sáu.
2. Giả thuyết H2: Có sự liên quan thuận giữa cảm nhận
của SV và năng lực học tập kỹ năng y khoa của sinh viên: SV
có cảm nhận tốt cũng là những SV sẽ có năng lực học tập kỹ
năng y khoa tốt và ngược lại.
3. Giả thuyết H3: Các yếu tố: năm học, KQHT, nguyện
vọng nơi công tác ảnh hưởng đến năng lực học tập kỹ năng đối
với sự đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa của
sinh viên; và các yếu tố năm học, KQHT, nguyện vọng nơi
công tác có ảnh hưởng đến cảm nhận của sinh viên.

Cụ thể:
*. Giả định về mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y
khoa với các yếu tố cảm nhận của SV, năm học, KQHT,
nguyện vọng nơi công tác:
- Có sự liên hệ thuận giữa năm học của sinh viên với
năng lực học tập kỹ năng y khoa: Sinh viên Y6 có đáp ứng tốt
với năng lực học tập kỹ năng y khoa hơn so với Y5.
8

- Có sự liên hệ thuận giữa KQHT của sinh viên với
năng lực học tập kỹ năng y khoa: Sinh viên Khá-Giỏi có đáp
ứng tốt với năng lực học tập kỹ năng y khoa so với SV TB-Yếu.
- Nguyện vọng nơi công tác sau tốt nghiệp của SV ảnh
hưởng đến năng lực học tập kỹ năng y khoa: SV lựa chọn nơi
công tác tại tuyến Tỉnh-Thành phố có đáp ứng tốt với năng lực
học tập kỹ năng y khoa so với SV lựa chọn công tác tại tuyến
Quận-Huyện.
*. Giả định mối liên hệ với cảm nhận với các yếu tố: năm học,
KQHT, nguyện vọng nơi công tác
- Có sự liên hệ thuận giữa năm học của sinh viên với
cảm nhận của sinh viên: Sinh viên Y6 có cảm nhận tốt hơn so
với SV Y5.
- Có sự liên hệ thuận giữa KQHT của sinh viên với cảm
nhận của sinh viên: Sinh viên Khá-Giỏi có cảm nhận tốt hơn so
với SV TB-Yếu.
- Nguyện vọng nơi công tác sau tốt nghiệp của SV với
cảm nhận của SV: SV lựa chọn nơi công tác tại tuyến Tỉnh-
Thành phố có cảm nhận tốt hơn so với SV lựa chọn công tác tại
tuyến Quận-Huyện.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

Kỹ năng là khả năng làm thuần thục được một việc gì đó.
Kỹ năng thường là đạt được hoặc học được trong cuộc sống,
không mang tính bẩm sinh. Kỹ năng y khoa là kỹ năng đặc thù
của ngành khoa học sức khỏe, được đĩnh nghĩa là những kỹ
năng được dạy và học trên các dấu hiệu thực tế từ giường bệnh
của bệnh nhân.
Đáp ứng là sự đáp lại theo đúng như đòi hỏi, yêu cầu
9

[3]. Theo từ điển Lạc Việt: Đáp ứng là thỏa mãn sự đòi hỏi,
yêu cầu [6]. Đáp ứng với chương trình HLKNYK được hiểu là
sự đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu đặc thù của chuyên môn trong
lĩnh vực y tế, được thể hiện qua việc hoàn thành bài kiểm tra về
năng lực học tập kỹ năng y khoa.

Chương 2: BỐI CẢNH ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trường ĐHYDCT được thành lập theo Quyết định số
184/2002/TT-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2002 trên cơ sở khoa
Y-Nha-Dược thuộc Đại học Cần Thơ.
2.2. Mô hình tổ chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trường hiện có 6 khoa, 1 đơn vị trực thuộc và 2 Trung tâm,
bao gồm: Khoa Y, Khoa Răng Hàm Mặt, Khoa Dược, Khoa Y
Tế Công Cộng, Khoa khoa học Cơ bản, Khoa Điều dưỡng và kỹ
thuật y học, Đơn vị huấn luyện kỹ năng, Trung tâm Khảo thí,
Trung tâm Công nghệ thông tin. Tổng số cán bộ giảng dạy của
trường có hơn 400 cán bộ với hơn 4000 SV đang theo học.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất: Năng lực thực hiện kỹ năng y khoa
của sinh viên như thế nào?

Câu hỏi thứ hai: Sinh viên y khoa có cảm nhận như thế
nào về chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa?
Câu hỏi thứ ba: Có mối liên hệ nào giữa cảm nhận của
sinh viên với năng lực thực hiện kỹ năng y khoa của sinh viên?
Câu hỏi thứ tư: Các yếu tố đặc điểm của sinh viên như:
năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác sau khi tốt nghiệp
10

có ảnh hưởng đến cảm nhận và năng lực học tập chương trình
HLKNYK của sinh viên không?
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo cứu: Thu thập thông tin trực tiếp
bằng cách phát cho SV bảng điều tra để SV tự điền câu trả lời.
Các nhận định trong bảng hỏi được đánh giá theo thang đo chạy
từ 1 đến 4 (1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Thiên về không
đồng ý, 3 - Đồng ý một phần, 4 - Hoàn toàn đồng ý).
2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn toàn bộ sinh viên Y5 và Y6 đang học tại
Trường trong thời gian tiến hành nghiên cứu. Số lượng mẫu 465
SV được phát phiếu điều tra.
2.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài góp phần vào việc xác định mức độ đáp ứng chương
trình HLKNYK của SV để việc xây dựng chương trình
HLKNYKđạt kết quả tốt hơn.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện
kỹ năng y khoa đối với sinh viên
Mức độ thể hiện năng lực của SV đối với chương trình
HLKNYK được tạo thành dựa theo mức độ thể hiện năng lực
của 4 nhóm kỹ năng sau: 1) Năng lực của SV đối với KNGT; 2)

Năng lực của SV đối với KNTK; 3) Năng lực của SV đối với
KNTT; 4) Năng lực của SV đối với KNXN.
Do vậy, trong các câu hỏi về năng lực thực hành kỹ
năng của SV, tác giả xây dựng các câu hỏi bao hàm luôn cả bốn
nhóm kỹ năng trên. Tác giả quy định các câu hỏi về thể hiện
năng lực của từng loại kỹ năng y khoa trong phiếu điều tra gồm
11

các nhóm câu hỏi như sau: 1) Nhóm câu hỏi đánh giá năng lực
về KNGT: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 20, 21, 22, 23; 2) Nhóm câu hỏi
đánh giá năng lực về KNTK: 11, 12, 13, 14; 3) Nhóm câu hỏi
đánh giá năng lực về KNTT: 15, 16, 17; 4) Nhóm câu hỏi đánh
giá năng lực về KNXN: 18, 19. Mức độ đáp ứng của chương
trình HLKNYK được đánh giá dựa trên năng lực học tập của
sinh viên, kết quả được trình bày trong bảng 3.2.
Do chưa có đề tài đánh giá mức độ đáp ứng chương
trình huấn luyện kỹ năng y khoa nào trước khi tác giả thực hiện
đề tài này, do đó không có chỉ số về mức độ năng lực của sinh
viên với chương trình HLKNYK để tác giả tiến hành đánh giá,
so sánh với mức độ năng lực của sinh viên với chương trình
HLKNYK trong nghiên cứu. Do đó, tác giả xác định chỉ số ước
lượng mức độ năng lực của sinh viên với chương trình
HLKNYK dựa trên tổng điểm trả lời của sinh viên bằng cách
chọn mức độ năng lực của sinh viên là 75% việc hoàn thành
mức độ cao của 19 câu hỏi (tương đương với tổng điểm đạt
được là (18x4 + 1x3) x 75%= 56 điểm) và thực hiện bằng kiểm
định T một mẫu. Mức độ đáp ứng của chương trình HLKNYK
được đánh giá dựa trên năng lực học tập của sinh viên, kết quả
được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Bảng biểu hiện mức độ năng lực của sinh viên đối với

chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
Sinh
viên
Ngưỡng năng lực 75%
(56 điểm)
Trung bình p
Trung bình khác biệt
p
Y5
3.25 (2.68 - 3.81)
<0.001
60.07±4.28
0.031
12

Y6
4.08 (3.57 - 4.59)
<0.001
59.67±3.96
Toàn bộ
3.67 (3.29 - 4.05)
<0.001
59.25±4.13

MD= 3.67>1 cho thấy giá trị trung bình của mẫu điều tra lớn
hơn giá trị trung bình của mẫu so sánh với ngưỡng giá trị so
sánh là 56. Điều đó cho thấy năng lực của sinh viên với chương
trình HLKNYK đáp ứng cao. Nhận thấy p<0.001, điều này cho
thấy mức độ năng lực của sinh viên với chương trình HLKNYK
có ý nghĩa thống kê.

Trong bảng 3.2 đánh giá mức độ đáp ứng của chương
trình HLKNYK đối với từng nhóm sinh viên Y5 và Y6. Cả hai
nhóm đều có giá trị p<0.001 khẳng định sự đáp ứng của từng
đối tượng SV Y5, SV Y6 với chương trình HLKNYK có ý
nghĩa thống kê. Kiểm định Anova cho giá trị p=0.031<0.05
khẳng định sự ảnh hưởng của từng yếu tố SV Y5 và Y6 có sự
khác biệt nhau và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.3. Bảng mức độ đáp ứng sinh viên với năng lực học tập kỹ
năng y khoa
Yếu tố
Năng lực học tập kỹ năng y khoa
p
Đáp ứng thấp
Đáp ứng cao
SV Y5
30 (13.4%)
194 (86.6%)
0.978
SV Y6
31 (13.3%)
202 (86.7%)
Toàn bộ
61 (13.3%)
396 (86.7%)

Theo kết quả trình bày trong bảng 3.3, sự đáp ứng cao năng lực
học tập kỹ năng y khoa của SV Y5 và Y6 đều ở mức 86.6-
86.7%, khẳng định SV Y5 và Y6 đều có đáp ứng cao với năng
lực học tập kỹ năng y khoa. Xét p=0.978>0.05, nên không có sự
13


khác biệt theo năm học về sự đáp ứng của SV về năng lực học
tập kỹ năng y khoa.
3.2. Đánh giá mức độ cảm nhận của sinh viên đối với năng
lực học tập kỹ năng y khoa
Sự cảm nhận của sinh viên bao gồm các câu hỏi bao gồm: 3 câu
hỏi phần đầu (12 items) và 10 câu hỏi cuối phiếu, tổng cộng có
22 câu hỏi về cảm nhận của SV. Đánh giá cảm nhận của SV đạt
mức độ mong đợi là mức độ tốt hay không? tác giả cũng đánh
giá mức độ cảm nhận của SV ở ngưỡng 75% số điểm trả lời ở
mức độ tối đa ((12 câu x 4 + 10 câu x5) x 75% = 73.5 ∼ 74
điểm).
Bảng 3.4. Mức độ cảm nhận của sinh viên Y5 và Y6
Sinh viên
Ngưỡng cảm nhận 75%
(74 điểm)
Trung bình p
Trung bình khác biệt
p
Y5
1.25 (0.19 - 2.31)
<0.02
75.25±8.10
0.085
Y6
2.51 (1.53 - 3.50)
<0.001
76.51±7.67
Toàn bộ
1.89 (1.17 - 2.61)

<0.001
75.89±7.90

MD=1.89>1 với ngưỡng giá trị so sánh là 74, cho thấy có sự
cảm nhận tốt của sinh viên đối với năng lực học tập kỹ năng y
khoa. Nhận thấy p<0.001, cho thấy mức độ cảm nhận của SV ở
mức độ tốt có ý nghĩa thống kê. P
Y5
=0.021<0.05 và P
Y6
<0.001
nên cả hai đối tượng Y5 và Y6 đều có mức độ cảm nhận tốt về
kỹ năng y khoa và mức độ cảm nhận này có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định Anova, giá trị p=0.085>0.05, kết luận không có sự
khác biệt giữa SV Y5 và Y6 về mức độ cảm nhận.
Bảng 3.5. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo năm học
14

Yếu tố
Cảm nhận của sinh viên
p
Không tốt
Tốt
SV Y5
85 (37.4%)
142 (62.6%)
0.505
SV Y6
81 (34.5%)
154 (65.5%)

Toàn bộ
166 (35.9%)
296 (64.1%)

Mức độ cảm nhận tốt của SV Y5 và Y6 về năng lực học tập kỹ
năng y khoa dao động trong khoảng 62.6-65.5%. Xét
p=0.505>0.05, nên không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận
tốt về năng lực học tập kỹ năng y khoa theo SV. Kết luận mức
độ cảm nhận về năng lực học tập kỹ năng y khoa của SV Y5 và
Y6 là tốt và giống nhau.
3.2.1 Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và năng lực
học tập
Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa cảm nhận và năng lực ở ngưỡng 75%
Mối liên hệ các yếu tố
Năng lực học tập kỹ năng
p
Đáp ứng thấp
Đáp ứng cao
Cảm nhận của
sinh viên
Không tốt
25 (15.2%)
139 (84.8%)
0.373
Tốt
36 (12.3%)
257 (87.7%)
Toàn bộ
61 (13.3%)
396 (86.7%)


Mối liên quan giữa sự cảm nhận của SV và năng lực học
tập kỹ năng y khoa ở ngưỡng 75% của cả hai biến camnhan1 và
nangluca. Dựa trên sự phân chia thành hai biến camnhan1 và
nangluca, ta thấy SV có cảm nhận tốt hay không tốt đều cho
mức độ đáp ứng cao khoảng 84.8% đến 87.7% về năng lực học
tập kỹ năng y khoa. Giá trị p=0.373>0.05, khẳng định không có
sự khác biệt về mức độ cảm nhận của SV với mức độ đáp ứng
của năng lực học tập kỹ năng y khoa. Kết luận sự đáp ứng về
15

năng lực học tập kỹ năng y khoa không bị ảnh hưởng bởi cảm
nhận của SV.
3.2.2. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và kết quả
học tập
Bảng 3.7. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo kết quả học tập
Yếu tố
Cảm nhận của sinh viên
p
Không tốt
Tốt
Khá-Giỏi
111 (34.2%)
214 (65.8%)
0.220
TB-Yếu
55 (40.1%)
82 (59.9%)
Toàn bộ
166 (35.9%)

296 (64.1%)

Tỷ lệ SV có KQHT “Khá-Giỏi” có cảm nhận tốt là
65.8% và tỷ lệ SV có KQHT “TB-Yếu” có cảm nhận tốt là
59.9%. Xét lĩnh vực cảm nhận không tốt, cả SV có KQHT cao
và thấp đều cho tỷ lệ khá cao 34.2-40.1%. Mức độ cảm nhận
của SV không có sự khác biệt nhiều giữa SV có KQHT cao với
SV có KQHT thấp (p=0.220>0.05).
3.2.3. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và nơi công
tác
Bảng 3.8. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo nơi công tác
Yếu tố
Cảm nhận của sinh viên
p
Không tốt
Tốt
Tuyến Tỉnh
128 (33.2%)
258 (66.8%)
0.005
Tuyến Huyện
38 (50.0%)
38 (50.0%)
Toàn bộ
166 (35.9%)
296 (64.1%)

Theo bảng 3.8, SV dự định công tác tại tuyến Tỉnh cho cảm
nhận tốt là 66.8%, SV dự định công tác tại tuyến Huyện có sự
bằng nhau về cảm nhận tốt hoặc không tốt (50.0%). Xét

16

p=0.005<0.05, khẳng định có sự khác nhau của SV tuyến tỉnh
và tuyến huyện về mức độ cảm nhận và có ý nghĩa thống kê.
3.3. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y
khoa và kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.9. Mối liên hệ năng lực học tập và kết quả học tập kỹ năng
Yếu tố
Năng lực học tập kỹ năng y khoa
p
Đáp ứng thấp
Đáp ứng cao
Khá-Giỏi
31 (9.7%)
290 (90.3%)
<0.001
TB-Yếu
30 (22.1%)
106 (77.9%)
Toàn bộ
61 (13.3%)
396 (86.7%)


Nhận thấy SV thuộc nhóm “Khá-Giỏi” cho tỷ lệ đáp
ứng cao về năng lực học tập kỹ năng y khoa rất cao 90.3%, SV
thuộc nhóm “TB-Yếu” có tỷ lệ đáp ứng cao là 77.9%, khẳng
định có sự đáp ứng năng lực học tập kỹ năng y khoa ở mức cao.
Đồng thời, giá trị p<0.001 khẳng định có sự khác biệt giữa hai
nhóm có KQHT “Khá-Giỏi” và nhóm “TB-Yếu”, sự khác biệt

này có ý nghĩa thống kê.
3.4. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y
khoa và nguyện vọng nơi công tác
Bảng 3.10. Mối liên hệ giữa năng lực học tập và nguyện vọng nơi
công tác
Yếu tố
Năng lực học tập kỹ năng y khoa
p
Đáp ứng thấp
Đáp ứng cao
Tuyến Tỉnh
48 (12.6%)
333 (87.4%)
0.291
Tuyến Huyện
13 (17.1%)
63 (82.9%)
Toàn bộ
61 (13.3%)
396 (86.7%)

17

SV lựa chọn nơi công tác tại “tuyến tỉnh” sau khi tốt
nghiệp cho tỷ lệ đáp ứng cao năng lực học tập kỹ năng y khoa là
87.4%, SV lựa chọn nơi công tác tại “tuyến huyện” sau khi tốt
nghiệp cho tỷ lệ đáp ứng cao năng lực học tập kỹ năng y khoa là
82.9%, giá trị p=0.291 khẳng định sự khác biệt giữa hai nhóm
dự định nơi công tác tại “tuyến tỉnh” và “tuyến huyện” không
có ý nghĩa thống kê.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 462 SV Y5 và Y6 của
trường Đại học Y Dược Cần Thơ (đạt 99.3% phiếu thu) thực
hiện trả lời 41 câu hỏi, trong đó có 19 câu hỏi về năng lực học
tập kỹ năng y khoa để đánh giá mức độ đáp ứng chương trình
huấn luyện kỹ năng y khoa và 22 câu hỏi còn lại để đánh giá
cảm nhận của sinh viên. Độ tin cậy của bộ câu hỏi được tính
bằng Quest cho giá trị là 0.76 (thuộc khoảng 0.7-1.0) đạt giá trị
độ tin cậy để tiến hành đánh giá mức độ đáp ứng của chương
trình HLKNYK và mối tương quan cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ đáp ứng này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn bác bỏ giả thuyết H1:
Có sự đáp ứng thấp chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
đối với sinh viên y khoa. Với p<0.001 (Kiểm định T một mẫu),
khẳng định có sự đáp ứng cao của chương trình HLKNYK đối
với SV với mức ý nghĩa 99.9% và sự đáp ứng này có ý nghĩa
thống kê. Tại ngưỡng mong đợi 75%, từng đối tượng SV Y5
(p<0.001)và Y6 (p<0.001) nên mỗi đối tượng đều có sự đáp
18

ứng cao với chương trình HLKNYK, sự đáp ứng của từng đối
tượng là khác nhau và có ý nghĩa thống kê (p=0.031).
Nghiên cứu của luận văn bác bỏ giả thuyết H2: Sự cảm
nhận của sinh viên y khoa với chương trình huấn luyện kỹ năng
y khoa ở mức độ thấp. Với p<0.001 (Kiểm định T một mẫu),
khẳng định có sự cảm nhận tốt của sinh viên đối với năng lực
học tập kỹ năng y khoa với mức ý nghĩa 99.9% và sự cảm nhận
này có ý nghĩa thống kê. Tại ngưỡng mong đợi 75%, từng đối

tượng SV Y5 (p<0.02)và Y6 (p<0.001) nên mỗi đối tượng đều
có sự cảm nhận tốt với chương trình HLKNYK. Đánh giá sự
cảm nhận của riêng từng đối tượng không có sự khác nhau về
mặt ý nghĩa thống kê (p=0.085).
Đối với giả thuyết H3: Nghiên cứu cho thấy không có
sự liên quan giữa sự cảm nhận của sinh viên với năng lực học
tập kỹ năng y khoa của sinh viên, p=0.373>0.05 nên khẳng định
kết quả này không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực học tập
kỹ năng y khoa và với cảm nhận của sinh viên đối với mức độ
đáp ứng chương trình HLKNYK (giả thuyết H4). Kết quả
nghiên cứu khẳng định có sự liên hệ, ảnh hưởng của các yếu tố
như sau:
- Sự ảnh hưởng đến cảm nhận của sinh viên:
+ Yếu tố năm học: SV Y5 và Y6 đều có mức độ cảm
nhận tốt về năng lực học tập kỹ năng y khoa, giá trị
p=0.505>0.05, nên không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận
tốt về năng lực học tập kỹ năng y khoa theo SV.
+ Yếu tố KQHT: không có sự liên quan giữa KQHT với
sự cảm nhận của SV (p=0.220>0.05).
19

+ Yếu tố nơi công tác sau tốt nghiệp: SV dự định công
tác tại tuyến tỉnh có mức độ cảm nhận tốt nhiều hơn SV dự định
công tác tại tuyến huyện, giá trị p=0.005<0.05, khẳng định có
sự khác nhau của SV tuyến tỉnh và tuyến huyện về mức độ cảm
nhận và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê.
- Sự ảnh hưởng đến năng lực học tập kỹ năng y khoa
của sinh viên:
+ Yếu tố năm học: SV Y5 và Y6 đều có đáp ứng cao

năng lực học tập kỹ năng y khoa ở mức 86.6-86.7%, giá trị
p=0.978>0.05 nên không có sự khác biệt về sự đáp ứng của SV
về năng lực học tập kỹ năng y khoa. Kết luận sự đáp ứng của
SV Y5 và Y6 về năng lực học tập kỹ năng y khoa ở mức cao và
giống nhau giữa hai nhóm.
+ Yếu tố KQHT: SV thuộc nhóm “Khá-Giỏi” cho tỷ lệ
đáp ứng cao về năng lực học tập kỹ năng y khoa rất cao 90.3%,
SV thuộc nhóm “TB-Yếu” cho tỷ lệ đáp ứng cao là 77.9%, giá
trị p<0.001 khẳng định có sự khác biệt giữa hai nhóm có KQHT
“Khá-Giỏi” và nhóm “TB-Yếu”, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê
+ Yếu tố nơi công tác sau tốt nghiệp: SV lựa chọn nơi công tác
tại “tuyến tỉnh” sau khi tốt nghiệp cho tỷ lệ đáp ứng cao năng
lực học tập kỹ năng y khoa là 87.4%, SV lựa chọn nơi công tác
tại “tuyến huyện” sau khi tốt nghiệp cho tỷ lệ đáp ứng cao năng
lực học tập kỹ năng y khoa là 82.9%, giá trị p=0.291 khẳng định
sự khác biệt giữa hai nhóm dự định nơi công tác tại “tuyến tỉnh”
và “tuyến huyện” không có ý nghĩa thống kê.
20

2. Kiến nghị
*. Đối với Bộ chủ quản (Bộ y tế):
1. Bộ Y tế nên ban hành các chuẩn về kỹ năng y khoa
đối với SV trước khi đi thực hành tại bệnh viện và thống nhất
tại các trường y trong cả nước, các kỹ năng tối thiểu và mức độ
đạt được.
2. Các trường đại học y nên hoàn thiện và chuẩn hóa
chương trình HLKNYK trong cả nước, được thẩm định về nội
dung, phương pháp giảng dạy và chuẩn đánh giá kết thúc môn
học.

3. Các trường nên điều chỉnh cách tổ chức thi và đánh
giá kỹ năng y khoa của SV, chuẩn hóa cách đánh giá kết quả thi
OSCE.
*. Đối với nhà Trường:
1. Cần tổ chức các buổi đánh giá KQHT kỹ năng của
SV, tìm ra những điểm SV còn yếu, những điểm GV chưa hoàn
thiện để tìm ra giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng của chương
trình HLKNYK.
2. Cần tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận với SV về
học tập, hiệu quả, ứng dụng kỹ năng, những điểm SV còn gặp
khó khăn, vướng mắc, những điểm SV cần phải hoàn thiện, trau
dồi, tự học nhiều thêm.
3. Cần tổ chức các buổi thực hành tại bệnh viện cho SV
đang học chương trình huấn luyện kỹ năng.
4. Cần trang bị các thiết bị phục vụ cho việc học kỹ
năng y khoa để khai thác được hiệu quả, công suất, sử dụng các
trang thiết bị này cho việc học chính khóa và ngoại khóa (tự
học).
21

5. Cần có các buổi trao đổi với những người sử dụng
lao động đánh giá việc thực hiện kỹ năng y khoa của SV khi
tham gia công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại bệnh viện.
6. Trường nên có phòng kỹ năng thực hành tại bệnh
viện giúp cho việc giảng bổ sung kỹ năng cho SV tại bệnh viện.
7. Giảng viên nên đổi mới phương pháp giảng dạy,
thống nhất nội dung giảng, các tiêu chí đánh giá, các phương
pháp thực hành, tạo hứng thú cho SV.
*. Đối với người học (Sinh viên):
1. Với những SV có KQHT trung bình, có mức độ đáp

ứng về kỹ năng chưa cao, GV cần tiếp xúc, gần gũi, trao đổi
trực tiếp với SV một các cởi mở nhằm tạo cho SV tính chủ
động, hứng thú, tự tin hơn trong việc học và vận dụng kỹ năng
y khoa.
2. SV phải được tự mình kiểm tra KQHT của từng năm
hoặc từng thời điểm; phải được biết kết quả thi kỹ năng của
mình một cách chi tiết, những điểm mình còn thiếu sót, điểm
chưa đạt, mức độ yêu cầu của kỹ năng cần phải đạt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1 Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất
lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM. NXB Giáo dục, Hà
Nội.
2 Lê Đức Ngọc (2001), "Đổi mới tư duy để phát triển
giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng
cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Báo cáo tại
Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo, Đà Lạt.
3 Soha Tra từ. (2009). Công ty
cổ phần Truyền thông Việt Nam, from
22

/>ng
4 Phạm Xuân Thanh (2005), Giáo dục đại học: Chất
lượng và đánh giá. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5 Lâm Quang Thiệp (2000), "Về cách các tiếp cận để
thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng ở Việt Nam". Báo
cáo tại Hội thảo Đảm bảo chất lượng đào tạo ở Việt Nam, Đà
Lạt.
6 Từ điển Lạc Việt. (2005). Từ điển LạcViệt Online, from

/>mid,88889012/lang,vi/
7 A. J. J. A. Scherpbier, C. P. M. Van Der Vieuten, J.J.
Rethans, Steeg., A. F. W. v. d. (1997), Advances In Medical
Education. Kluwer Academic Publishers.
8 Anthony J. Tortolania, I. Michael Leitmana, Risuccia.,
D. A. (1997), "Student perceptions of skills acquisition during
the surgical clerkship: Differences across academic quarters and
deviations from faculty expectation". Teaching and Learning in
Medicine: An International Journal, 9(3), 186 - 191.
9 BARROW HS (1990), "The practice of clinical
teaching, in: W. BENDER ET AL. (Eds)". Proceedings of the
Third International Conference on Teaching and Assessing
Clinical Competence, 10-16.
10 Benner P. (1982; March), "From Novice to Expert". Am
J Nurs, 402-407.
11 Clair Du Boulay, Christine Medway. (1999), "The
clinical skills recourse: a review of curent practice". Med Educ,
33, 185-191.
12 ISHRAK M. HAMO (1994), "The role of the Skills
Laboratory in the integrated cumiulum of the Faculty of
Medicine and Health Sciences, UAE University". Medical
Teacher, 16(Nos. 2/3), 167-178.
13 J J M Jansen, L H C Tan, C P M van der Vleuten, S J
van Luijk, J. J. R., Grol., R. P. T. M. (1995), "Assessment of
competence in technical clinical skills of general practitioners".
Medical Education, 29, 247-253.
23

14 Lamberts h, H, B., (eds)., W. H. J. (1987), "Reason for
Encounter-, Episode- and Process-Oriented Standard Output

from the Transition Project. Department of General Practice,
University of Amsterdam, Amsterdam.".
15 Luu Ngoc Hoat, Do Van Dung, and E Pamela Wright
(2007), "Practicing doctors' perceptions on new learning
objectives for Vietnamese medical schools". BMC Medical
Education, 7(19), 1-12.
16 Luu Ngoc Hoat, Nguyen Minh Son, and E Pamela
Wright (2008), "Perceptions of graduating students from eight
medical schools in Vietnam on acquisition of key skills
identified by teachers". BMC Medical Education, 8(5), 1-10.
17 Monica McParland, Lorraine M Noble, Gill Livingston,
McManus., C. (2003), "The effect of a psychiatric attachment
on students’ attitudes to and intention to pursue psychiatry as a
career". Medical Education, 37, 447-454.
18 Patrick J (1992), "Training: Research and Practice".
Academic Press, London, 19-71.
19 Paul Bradley, John Bligh (2005), "Clinical skills
centres: where are we going?". MEDICAL EDUCATION, 39,
649–650.
20 Philip Woodrow (1994), "Mentorship: perceptions and
pitfalls for nursing practice". Journal of Advanced Nursing, 19,
812-818.
21 Walter Mischel (1968), Personality and Assessment.
New York: John Wiley & Son, Inc.


×