Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
-------------- X  W --------------



Ngô Thị Thanh Tùng





NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC











Hà nội, 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
-------------- X  W --------------



Ngô Thị Thanh Tùng





NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Công Khanh







Hà nội, 2009




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được
công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!

Học viên


Ngô Thị Thanh Tùng



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Công
Khanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin trân
thành cảm ơn Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo

dục đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn
này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi ở Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn Công ty
SocialConsult đã giúp tôi thực hiện thành công cuộc khảo sát tại các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................9
U
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................12
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................12
3.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................12
3.2. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12
3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................12
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể..........................................................................13
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.................................................................................14
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................15
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................15
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu............................................21
1.2.1. Khái niệm năng lực ..........................................................................................21
1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học .......................................................22
1.2.3. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc ..................................................28
1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học ........................................28
1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học.................32
Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ .....................................................................................35
2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc .............................35

2.2. Chọn mẫu .................................................................................................................36
2.2.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi ..................................................36
2.2.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu.................................................................38
2.3. Nhập và xử lý số liệu................................................................................................39
2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường ..................................39
2.4.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động.....42
2.4.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người lao động ...47
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG........................................................................................53
3.1. Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp ................................................................53

3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ...57
3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế.................63
3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại
học kinh tế.......................................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................87
PHỤ LỤC ............................................................................................................................90
Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động ..................................................90
Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu ....................................................................................100


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNTN Doanh nghiệp tư nhân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SX Sản xuất
DV Dịch vụ
TM Thương mại

CP Cổ phần
XNK Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phân theo qui mô lao động ..........37
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp có dưới 500 lao động....................................................37
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát phân theo qui mô lao động ...........38
Bảng 3.1: Doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh ..............................................54
Bảng 3.2: Doanh nghiệp phân theo qui mô lao động..........................................................54
Bảng 3.3: Thông tin chung về người được hỏi ....................................................................56
Bảng 3.4: Ví trí làm việc sau khi được tuyển dụng..............................................................58
Bảng 3.5: Thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng..........................................................60
Bảng 3.6: Mức độ khó khăn khi tuyển dụng lao động .........................................................61
Bảng 3.7: Số lượng lao động cần phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng...............................64
Bảng 3.8: Tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động phải đào tạo lại
.............................................................................................................................................65
Bảng 3.9: % số lao động trong doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức đánh giá....................68
Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng tốt với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động............71
Bảng 3.11: Mức độ đáp ứng tốt nhất với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động và
người lao động.....................................................................................................................76
Bảng 3.12: Hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp......81
Bảng 3.13: Các năng lực cần nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc............82

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Nội dung đào tạo lại lao động.............................................................................67
Hình 3.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành kinh tế đã được tuyển dụng ..............................................................80




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin,
phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng
toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong
đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sự phát triển vượt bậc,
đặc biệt là về mặt chất lượng. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, yêu
cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đại học được xác định cụ thể: "Mở rộng
hợp lý qui mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu
quả đào tạo" (Đảng Cộng sản Việt nam, 2001: 110). Với định hướng rõ rệt
như vậy, từ hàng thập kỷ qua, giáo dục đại học đã bắt đầu quá trình tự đổi
mới, giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ với sự phát triển
mạnh cả về qui mô, mô hình và loại hình đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, vấn đề chất lượng của giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Chất
lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và
so với kết quả đào tạo đại học của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo
ở trình độ nhất định cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Với cách tiếp cận này, chất lượng đào tạo có thể được đánh giá qua
năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo. Việc xác định rõ được quan niệm về chất lượng,
phương pháp đánh giá chất lượng có thể là một cách hiệu quả để đổi mới giáo
dục đại học, là một bước đi quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có
đủ trình độ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên tinh

-9-
thần đó, luận văn được hình thành nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến

việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua ý kiến đánh giá người sử
dụng lao động về những lao động có trình độ đại học hiện đang làm việc trong
các doanh nghiệp, xí nghiệp như là một phương pháp tiếp cận hiệu trong nỗ
lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý
giáo dục, giảng viên, sinh viên mà còn của cả xã hội. Thực tế cho thấy mặc dù
giáo dục đại học đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời
gian qua nhưng thực tế xã hội cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không
xin được việc làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được lao động
phù hợp với yêu cầu. Trong nhiều năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên
của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài,... đều trở nên
công khai rộng rãi và phổ biến. Các ngày hội việc làm được tổ chức thường
xuyên, đó là nơi gặp gỡ của lãnh đạo các cơ sở sử dụng lao động và những
người có nhu cầu việc làm. Số người cần việc làm tham gia các ngày hội việc
làm lên đến hàng chục nghìn người, hồ sơ nộp vào các cơ quan thông báo
tuyển dụng thường xuyên là hàng trăm, hàng nghìn bộ. Tuy nhiên, theo số
liệu của nhà tổ chức chỉ có 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp
trong các ngày hội việc làm và các doanh nghiệp chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu
đề ra. Các cơ quan, doanh nghiệp có uy tín có khi hàng năm không tìm được
người phù hợp vào các vị trí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên
tốt nghiệp đại học hàng năm lên đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có
một khoảng cách khá xa giữa chương trình đào tạo ở các trường đại học và
nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp, cơ quan. Có vẻ như muốn
nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những mục tiêu cần phấn
đấu là làm cho khoảng cách này trở nên ngắn hơn.

-10-
Với những cách tiếp cận vấn đề như trên, một nghiên cứu đánh giá mức
độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến
người sử dụng lao động là rất cần thiết. Một mặt, nghiên cứu sẽ làm rõ về

khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo đang được băn khoăn hiện nay, làm
rõ phương pháp luận đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu áp
dụng lý thuyết liên quan đến đo lường chất lượng đào tạo vào việc đo lường
mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên đại học sau khi ra trường thông
qua cuộc khảo sát thực tế một số doanh nghiệp. Đánh giá được mức độ đáp
ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hiện đang
làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một kết quả lớn nhất mà luận văn
mong muốn hướng tới.
Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đo lường và tiến hành đánh giá
mức độ độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên đại học nói chung là
quá sức đối với một luận văn thạc sĩ nên việc lựa chọn một nhóm ngành cụ
thể để xây dựng một công cụ minh hoạ cho phương thức đánh giá chất lượng
sinh viên tốt nghiệp thông qua ý kiến người sử dụng lao động là hết sức cần
thiết. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được coi là phù hợp hơn cả bởi lẽ
kinh tế là một ngành quan trọng cho sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất đến sự phát triển của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nhu cầu nhân lực.
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, nền kinh tế có sự phát triển khác nhau, đòi hỏi
số lượng và chất lượng khác nhau của nguồn nhân lực lao động. Nền kinh tế
hiện nay với chủ trương gia nhập, hoà nhập, liên kết với bên ngoài rõ ràng đòi
hỏi về chất lượng những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế khác hẳn so với
những sinh viên tốt nghiệp 10 hay 15 năm trước đây. Đó là lý do sinh viên tốt
nghiệp ngành kinh tế được lựa chọn để minh hoạ cho hướng tiếp cận nghiên
cứu của luận văn.

-11-
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Đo lường mức độ đáp ứng
với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế thông qua ý kiến
người sử dụng lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Liệu các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế trong 5 năm trở lại
đây có đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc trong thực tế không?
Đáp ứng ở mức độ nào?
- Giải pháp nào nhằm tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của
người sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu ban đầu của luận văn bao gồm:
- Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
trong quá trình lao động ở mức độ vừa phải.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học là giải
pháp hữu hiệu giúp tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên
khi tốt nghiệp.
3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ 2000-2005
năm trở lại đây, hiện đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. Các
ngành nghề được đào tạo bao gồm các chuyên ngành thuộc ngành kinh tế:
Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài
chính

-12-
- Đối tượng nghiên cứu: khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành kinh tế, đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo.
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể để triển khai các nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu sẵn có: Phân tích các tài liệu bao gồm đề tài, dự
án, bài báo, bài hội thảo liên quan đến đánh giá chất lượng đào tạo đại học,
đánh giá sản phẩm đào tạo đại học được thực hiện trong thời gian gần đây.
Phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của luận
văn.

- Khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn: Khảo sát bằng phiếu hỏi soạn sẵn
đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc/ cán bộ phụ
trách nhân sự) về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 đang làm việc tại các doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, tại mỗi doanh nghiệp, một sinh viên tốt nghiệp
ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 hiện đang làm việc tại doanh nghiệp
(người lao động) cũng sẽ được khảo sát. Kết quả có 150 cán bộ quản lý và
150 người lao động đã được khảo sát. Những dữ liệu của cuộc khảo sát được
sử dụng làm căn cứ chính để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Đồng thời, làm căn cứ để hình thành lên bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng
với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học.
- Phỏng vấn sâu bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập
thông tin bổ trợ cho phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Các cuộc
phỏng vấn sẽ chủ yếu tập trung vào cách thức người sử dụng lao động đánh
giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động và những năng lực mà
sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cần phải có. Tổng cộng có 10 cuộc phỏng

-13-
vấn với quản lý doanh nghiệp và 5 phỏng vấn với sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005.
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội .
Các ngành nghề thuộc nhóm ngành kinh tế được khảo sát bao gồm:
Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài
chính.
- Thời gian khảo sát: vào tháng 6-7/2008.

-14-
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở trong nước, các nghiên cứu trong thời gian gần đây liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài chia làm hai mảng tương đối rõ rệt: 1/ Phân tích,
đánh giá, bình luận về chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường,
đánh giá chất lượng đại học, trong đó người lao động được đề cập đến như là
sản phẩm của giáo dục đại học và 2/ Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, trong đó, tập trung nhiều vào phân tích sự
đáp ứng của sản phẩm giáo dục đại học với các yêu cầu của thị trường lao
động. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - mức độ đáp ứng với công việc của
sinh viên tốt nghiệp đại học - nằm ở vị trí giao nhau của hai mảng nghiên cứu
trên. Vì thế, các nghiên cứu liên quan đến tương đối nhiều.
Đầu tiên phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng
giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo đại
học. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là GS.TS Phạm Phụ với rất nhiều
nghiên cứu của ông đã đăng trên các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo được tập
hợp lại trong tác phẩm "Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam",
TS. Phạm Xuân Thanh với các nghiên cứu trong cuốn "Giáo dục đại học:
Chất lượng và đánh giá", Đỗ Thiết Thạch với bài viết "Bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng EFQM và sử dụng vào việc nâng cao chất lượng trường TCCN-
DN, cao đẳng và đại học" và TS Lê Đức Ngọc với bài viết "Bàn về nội hàm
của chất lượng đào tạo đại học và sau đại học". Các nghiên cứu này chủ yếu
đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay và các tiêu chí đánh giá chất lượng đào
tạo của trường đại học. Trong đó, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên
khi ra trường được liệt kê trong danh sách các tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo của trường đại học. Chất lượng giáo dục đại học chủ yếu được phân

-15-
tích qua số sinh viên thất nghiệp, số sinh viên có được việc làm sau 6 tháng
hoặc 1 năm chứ ít đề cập đến mức độ đáp ứng với công việc.
Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường cũng được

liệt kê như là một tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng trường đại học trong
một loạt các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng trường đại học của Nguyễn
Đức Chính, Phạm Thành Nghị và Nguyễn Quốc Chí. Đồng thời, mức độ đáp
ứng với công việc của sinh viên khi ra trường cũng được coi là một trong
những tiêu chí quan trọng trong các nghiên cứu về "Chất lượng giáo dục -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của GS.TS. Nguyễn Hữu Châu hay cuốn
"Quan niệm chất lượng giáo dục và đánh giá" của tác giả Đặng Thành Hưng.
Một loạt các nghiên cứu trình bày tại các hội thảo Nâng cao chất lượng
giáo dục đại học và Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được tổ chức định
kỳ hàng năm kể từ năm 2000 trở lại đây là một nguồn tài liệu tham khảo quý
báu. Trong đó, các tác giả đã phân tích, bàn luận về nội hàm của chất lượng
giáo dục đại học, đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua sản phẩm là
những sinh viên tốt nghiệp. Các tác giả phân tích về những năng lực mà sinh
viên được trang bị trong quá trình đào tạo tại trường đại học. Đây là những
thông tin rất quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên sau khi ra trường.
Một hướng nghiên cứu khác có liên quan mà luận văn đã tiếp cận là
những nghiên cứu về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Các nghiên cứu trình bày trong hội thảo quốc gia "Đào tạo theo nhu cầu xã
hội" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào các năm 2005 và 2007 cho thấy
vấn đề đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi ra trường đã được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Diễn đàn này là nơi các nhà nghiên cứu trình
bày mối quan tâm của mình về khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế của sinh
viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, các bài trình bày trong hội thảo chủ yếu tập trung

-16-
vào: 1/ Khả năng đáp ứng thị trường lao động của nguồn nhân lực hiện có về
số lượng và cơ cấu; 2/ Cơ chế và giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa chương
trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực thực tế. Các nhà nghiên cứu và các
trường đại học tham gia hội thảo đã trình bày những đánh giá chất lượng giáo

dục đại học thông qua nhãn quan của họ và không có nghiên cứu nào đề cập
đến quan điểm đánh giá của các nhà sử dụng lao động. Có một vài nghiên
cứu đánh giá năng lực đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
đại học nhưng hướng tiếp cận là từ phía cựu sinh viên và thường do các
trường đại học thực hiện. Cách tiếp cận này rất hiệu quả để các trường đại học
nhận được những phản hồi trực tiếp về những kỹ năng và kiến thức cần trong
thực tế công việc nhằm điều chỉnh chương trình giảng dạy.
Ngoài hai hướng nghiên cứu trên, một số trường đại học và dự án đã
nghiên cứu dấu vết cựu sinh viên. Các nghiên cứu này chủ yếu tìm lại những
sinh viên đã ra trường để đánh giá chất lượng đào tạo và sự thích ứng của họ
với thị trường lao động. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là: Điều tra dấu
vết sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn do trường này
thực hiện vào năm 2000, Đánh giá chất lượng đào tạo từ hướng tiếp cận cựu
sinh viên của Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM thực hiện năm 2002, Đánh giá
tình hình giáo dục đại học của tổ chức JBIC thực hiện năm 2003 hay Khảo sát
tình hình giáo dục đại học của Dự án Giáo dục Đại học thực hiện các năm
1999, 2001 và 2005. Ngoài ra cũng có một vài trường đại học đã thực hiện
các nghiên cứu theo hướng tiếp cận lấy ý kiến của cựu sinh viên như trường
Đại học Hàng Hải, trường Đại học Nông - Lâm, trường Cao đẳng Hoa Sen
Tp.HCM, Trường Đại học Thương mại. Điểm chung trong các nghiên cứu
này là đều phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đào tạo của trường và các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng.

-17-
Liên quan gần nhất đến nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên
cứu Khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp trường Đại
học Kinh tế Quốc dân do trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện năm
2005; Điều tra công giới về thị trường việc làm và tình hình sử dụng cựu sinh
viên ngành nông học trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội do trường Đại học
nông nghiệp I Hà Nội thực hiện năm 2006 và Nghiên cứu của Dự án giáo dục

đại học Việt Nam - Hà Lan. Các nghiên cứu này đều lấy ý kiến của các cơ sở
sử dụng lao động về những sinh viên tốt nghiệp các ngành học của trường.
Tuy nhiên, với mục tiêu điều tra nhằm lấy thông tin về nhu cầu tuyển dụng
sinh viên các ngành trường đào tạo nên các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng
với công việc không được quan tâm nhiều. Nghiên cứu của Dự án giáo dục
đại học Việt Nam - Hà Lan được thực hiện qui mô hơn. Dự án giúp 8 trường
đại học xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận "đáp ứng nhu
cầu", thể hiện ở kỹ năng và năng lực của sinh viên tốt nghiệp trong việc đáp
ứng tốt với công việc. Ở giai đoạn đầu, dự án giúp 8 trường đại học thuộc dự
án thực hiện đánh giá nhu cầu của các cơ sở sử dụng nhân lực (cả về chất
lượng và ngành nghề), các giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa 8
trường đại học này và các cơ sở sử dụng lao động. Các tiêu chí đánh giá được
đưa ra tương đối kỹ càng và là nguồn tham khảo quan trọng đối với luận văn.
Điểm thấy rõ khi tổng quan các tài liệu trên là các nội dung liên quan
trực tiếp đến mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học
không nhiều. Liên quan gần hơn cả đến nội dung nghiên cứu của đề tài lại là
những nghiên cứu về giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Đã
có một vài nghiên cứu về khả năng đáp ứng với thị trường lao động của các
cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp, trong đó, tập trung phân tích khả năng
đáp ứng với công việc của lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, các
giải pháp hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sử dụng lao động để

-18-
làm cho khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng trở nên gần nhất. Đây là những
tài liệu rất cần thiết mà luận văn đã tham khảo để đưa ra các tiêu chí đánh giá
mức độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên tốt nghiệp đại học.
Hướng nghiên cứu đo lường chất lượng sản phẩm đào tạo từ phía người
sử dụng lao động ít được nghiên cứu hơn, mới có một số đơn vị đào tạo trình
độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo của mình thông
qua khảo sát các đơn vị cử người đi học. Việc đo lường mức độ đáp ứng với

công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến của người
sử dụng lao động gần như chưa được thực hiện có bài bản, tức là phải có sự
tổng hợp về lý thuyết đo lường, xây dựng bộ tiêu chí dựa trên lý thuyết đo
lường và sử dụng bộ tiêu chí này để đo lường mức độ đáp ứng. Đây chính là
điểm mới và ý nghĩa thực tiễn cũng như lý luận mà luận văn muốn đóng góp
vào kho tàng các nghiên cứu về chất lượng đào tạo.
Ở ngoài nước, các nghiên cứu về lý thuyết đo lường trong giáo dục
được thực hiện tương đối nhiều, phát triển mạnh nhất ở Mỹ và Anh. Các ấn
phẩm liên quan đến Đo lường trong giáo dục được thực hiện bài bản, phát
hành rộng rãi và được chỉnh sửa hàng năm. Chủ yếu những nghiên cứu này là
của các trường đại học. Đây là nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho việc
tổng hợp lý thuyết đo lường trong giáo dục.
Ngoài ra, hướng nghiên cứu lần theo dấu vết cũng được đẩy mạnh, chủ
yếu là để đánh giá và xếp loại các trường đại học theo chuyên ngành đào tạo,
đồng thời các trường đại học có căn cứ để điều chỉnh chương trình đào tạo.
Các nghiên cứu này có thể do các trường đại học tự thực hiện và cũng có thể
do các tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp thực
hiện. Các nghiên cứu này có một ưu điểm rất lớn là sự áp dụng các lý thuyết
đo lường trong các kỹ thuật đo lường cụ thể và có thể cung cấp cho các nhà
nghiên cứu về sau những bài học tốt về kỹ thuật, phương pháp đo lường và

-19-
triển khai xây dựng các tiêu chí đo lường trong các vấn đề cụ thể. Những
nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến cuộc điều tra 3000 cựu sinh viên do
Trường đại học Melbourne của Úc thực hiện năm 1999, cuộc điều tra 6000
cựu sinh viên do Trường đại học Michigan thực hiện năm 2001. Trong hai
cuộc điều tra này, các nhà nghiên cứu đã so sánh các tiêu chí về kỹ năng và
kiến thức mà cựu sinh viên thấy cần được đào tạo và các tiêu chí kiến thức, kỹ
năng các trường đại học đã đào tạo cho sinh viên để đánh giá khoảng cách
giữa đào tạo và sử dụng thực tế các sản phẩm đào tạo đại học.

Một vài nghiên cứu nữa cũng rất gần với nghiên cứu của luận văn là
khảo sát của tạp chí Update (Nhật Bản) thực hiện năm 1996, của Viện Giáo
dục Hàn Quốc (KEIDI) thực hiện năm 2003 và của Viện Quản lý Đào tạo
nhân lực (NIAM) của Hà Lan đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động. Nội
dung của cuộc khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp đánh giá
cao ở người lao động trong quá trình tuyển dụng. Đây là những tham khảo
quan trọng của luận văn trong quá trình thực hiện.
Tóm lại, sinh viên tốt nghiệp đại học chính là sản phẩm của đào tạo đại
học. Chất lượng làm việc của những sinh viên này khi trở thành lao động của
một doanh nghiệp, xí nghiệp là phản ảnh rõ nét nhất chất lượng đào tạo của
trường đại học. Nghiên cứu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo đại học
thông qua ý kiến người sử dụng lao động không phải là một hướng tiếp cận
mới nhưng lại ít được quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Luận văn này là một
trong số ít những nghiên cứu quan tâm sâu đến vấn đề này và hi vọng kết quả
nghiên cứu của luận văn này có thể làm cho các nghiên cứu về đánh giá chất
lượng đào tạo đại học thêm phong phú. Kết quả nghiên cứu của luận văn này
cũng sẽ là tiền đề cho việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với
công việc của người lao động thông qua ý kiến của người sử dụng lao động.
Điểm mới của luận văn này là xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ

-20-
đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến
người sử dụng lao động. Đồng thời, sử dụng các tiêu chí này để khảo sát thực
tế và mô tả thực trạng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005.
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn
lẻ của cá nhân, được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng

cụ thể. Năng lực được đánh giá thông qua kết quả có thể quan sát được.
Nhiều thập kỷ gần đây, năng lực được nhìn nhận dưới tiếp cận tích hợp.
Theo Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn
1
năng lực là tổng hợp những
thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của mọt
hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh
vực hoạt động ấy. Còn nhà tâm lý học người Pháp – Denyse Tremblay
2
thì
quan niệm rằng năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và
chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều
nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện
một nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của người lao động trong thời
kỳ kinh tế tri thức. Nghiên cứu này xác định năng lực là khả năng cá nhân
đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một
bối cảnh cụ thể”.


1
Trong cuốn Tâm lý học Đại cương, Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn, , Nxb Giáo dục, 1998
2
Trong Adult Education A Lifelong Journey the competency – Based Approach: Helping learners become
autonomous. Denyse Tremblay, Psycological Journal, 8/2002

-21-
Trong nghiên cứu này, năng lực được quan niệm là khả năng cá nhân
đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công công việc của mình.
Nói cách khác năng lực là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể

hiện thông qua các hoạt động có hiệu quả. Khi mô tả năng lực cá nhân người
ta hay dùng các động từ chỉ hành động như: hiểu, biết, phân tích, khám phá,
sử dụng, xây dựng, vận hành,... Muốn đánh giá năng lực cá nhân phải xem xét
chúng trong hoạt động. Năng lực của người lao động đáp ứng với yêu cầu của
công việc là sự tổng hợp toàn bộ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được tích
luỹ trong quá trình học tập tại trường đại học và trong thời gian làm việc thực
tế được biểu hiện qua mức độ hoàn thành công việc của họ.
Năng lực được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả. Năng lực dưới
dạng tổng thể giúp cá nhân nắm bắt và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cấu
trúc các thành tố của năng lực linh hoạt, dễ chuyển hoá khi môi trường và yêu
cầu hoạt động thay đổi. Năng lực được đánh giá thông qua việc theo dõi toàn
bộ tiến trình hoạt động của cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây chính là
cách mà các nhà quản lý nhân sự dùng để đánh giá năng lực nhân viên của
mình.
1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học
Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học là những năng lực mà cá
nhân người tốt nghiệp đại học có được sau khi hoàn thành chương trình giáo
dục đào tạo đại học. Như đã đề cập ở khái niệm năng lực, năng lực của người
tốt nghiệp đại học cũng là một năng lực tổng hợp, bao gồm nhiều thành tố và
có nhiều quan điểm khác nhau về những thành tố cấu thành năng lực của
người tốt nghiệp đại học.



-22-
1.2.2.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục
Trong giới nghiên cứu giáo dục cũng có nhiều quan điểm khác nhau về
các thành tố của năng lực mà người tốt nghiệp đại học phải có. Tuy nhiên, về
cơ bản, năng lực của người tốt nghiệp đại học bao gồm 4 thành tố
3

: 1/ Khối
lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo; 2/ Năng lực vận hành (kỹ
năng kỹ xảo thực hành) được đào tạo; 3/ Năng lực nhận thức và năng lực tư
duy được đào tạo và 4/ Năng lực xã hội (phẩm chất nhân văn) được đào tạo.
Đây là những thành tố cơ bản mà từ đó mỗi nhà nghiên cứu lại chia nhỏ hơn
thành các kỹ năng hoặc các cấp độ năng lực đo đếm được.
Chẳng hạn, chất lượng đào tạo đại học được phân loại theo năng lực,
với các mức như sau
4
:
- Kỹ năng, kỹ sảo: Bắt chước ÆThao tác ÆChuẩn hoá ÆPhối hợp
ÆTự động hoá
- Năng lực nhận thức: Biết ÆHiểu ÆVận dụng ÆPhân tích ÆTổng
hợp ÆĐánh giá Æ Chuyển giao ÆSáng tạo
- Năng lực tư duy: Tư duy logic ÆTư duy trừu tượng ÆTư duy phê
phán ÆTư duy sáng tạo
- Phẩm chất nhân văn: Khả năng hợp tác ÆKhả năng thuyết phục
ÆKhả năng quản lý
Một cách phân chia khác về năng lực của người tốt nghiệp đại học là
căn cứ vào mục tiêu của giáo dục đại học toàn diện, theo đó, năng lực của
người tốt nghiệp đại học bao gồm bốn nội dung: 1/ Phẩm chất công dân, lý


3
Trích trong Lê Đức Ngọc, Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Sự tìm kiếm chất lượng trong quá khứ, hiện tại
và cho tương lai. Hội thảo Quốc tế “Giáo dục – Đào tạo: Sự tìm kiếm chất lượng”, Tp. HCM, 4/2006
4
Trích theo Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục Đại học cho nền kinh tế trí thức, PGS.TS. Lâm Quang
Thiệp, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam, Hội nhập và Thách
thức, 2003.


-23-
tưởng và kỹ năng sống; 2/ Tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học)
và khả năng thường xuyên cập nhật kiến thức; 3/ Khả năng giao tiếp, hợp tác,
năng lực thích ứng với những thay đổi; 4/ Khả năng thực hành, tổ chức và
thực hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo ra việc làm có ích cho
bản thân và người khác
5
.
Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng người tốt nghiệp đại học có ba
năng lực nổi trội và đánh giá ba năng lực này là có thể đánh giá được mức độ
thành công trong công việc của họ: 1/ Có khả năng tìm được việc làm, tạo
được việc làm trong một thị trường lao động đầy biến động; 2/ Có khả năng
tự học, tự đào tạo, thường xuyên cập nhập kiến thức của mình và 3/ Có khả
năng chuyển đổi ngành nghề, chiếm lĩnh được những trình độ chuyên môn
mới, đó chính là yếu tố của năng lực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng
6
.
Gần với quan điểm này nhất là quan điểm về tiêu chí đánh giá chất
lượng đào tạo đại học, theo đó, đối với từng ngành đào tạo, người tốt nghiệp
phải có được các năng lực sau: 1/ Phẩm chất xã hội - nghề nghiệp (đạo đức, ý
thức, trách nhiệm và uy tín,...); 2/ Các chỉ số về sức khoẻ, tâm lý, sinh học; 3/
Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn; 4/ Năng lực hành nghề (cơ bản và
thực tiễn); 5/ Khả năng thích ứng với thị trường lao động; 6/ Năng lực nghiên
cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp
7
.
1.2.2.2. Theo quan điểm của các trường đại học
Các trường đại học có quan điểm gần với các nhà nghiên cứu giáo dục
về năng lực của người lao động tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, họ quan tâm



5
Trích theo GS.TS Bùi Mạnh Nhị, Giáo dục Đại học: Vấn đề và Xu thế phát triển, Hội thảo Quốc tế về Chất
lượng đào tạo, Tp. HCM, 2005
6
Trích theo Nguyễn Hữu Châu, Chất lượng Giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục,
2008, trang 504
7
Trích theo Trần Khánh Đức, Quản lý và Kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2003

-24-
nhiều hơn đến các tiêu chí cụ thể để đo lường khả năng đáp ứng với yêu cầu
thực tế công việc của người lao động. Các thành tố của năng lực theo quan
điểm của trường đại học có vẻ ít hàm lâm hơn của các nhà nghiên cứu giáo
dục.
Hiệp hội các trường đại học trên thế giới có các tiêu chí rất rõ ràng để
đo lường năng lực của người lao động tốt nghiệp đại học, bao gồm 9 tiêu chí
8
:
1/ Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh, chứ không chỉ học
để đảm bảo tính chuẩn mực; 2/ Có khả năng thích ứng với công việc mới; 3/
Biết đặt những câu hỏi đúng; 4/ Có kỹ năng làm việc theo nhóm; 5/ Có hoài
bão để trở thành những nhà khoa học lớn; 6/ Có năng lực tìm kiếm và sử dụng
thông tin; 7/ Biết kết luận, phân tích đánh giá; 8/ Chấp nhận sự đa dạng; 9/
Biết phát triển, chứ không đơn thuần là chuyển giao; 10/ Biết vận dụng những
tư tưởng mới.
Trong khi đó, Hiệp hội các trường đại học châu Á lại có những tiêu chí
về năng lực khá tổng quát và toàn diện. Theo họ, sản phẩm đào tạo của các

trường đại học phải có những năng lực sau
9
: 1/ Chỉ số thông minh (IQ); 2/
Chỉ số sáng tạo (CQ); 3/ Chỉ số xúc cảm (EQ); 4/ Chỉ số đạo đức (MQ); 5/
Chỉ số say mê (PQ); 6/ Chỉ số số hoá (DQ) (chính là hiểu biết và khả năng sử
dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác); 7/ Chỉ số quốc tế hoá
(InQ) (bao gồm hiểu biết về ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá, các nền văn minh thế
giới, bản chất và xu thế toàn cầu hoá, khả năng giao lưu, hợp tác).
Các trường đại học của Việt Nam không có những tiêu chí chung về
năng lực của người tốt nghiệp đại học, nói cách khác là không đặt mục tiêu cụ
thể về những năng lực cần phải có của sinh viên khi tốt nghiệp. Tuy nhiên,


8
Tham khảo Journal of Higher Education, ISSN 0022-1459
9
Trích theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào
tạo đại học của đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo Chất lượng Giáo dục Đại học, Hà Nội 2004.

-25-

×