Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Đánh giá mức độ áp dụng mục tiêu đào tạo của học viên cao học khóa I - khóa II chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục - Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (INFEQA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.71 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  


LÊ THỊ THANH THỦY



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC KHÓA I - KHÓA II
CHUYÊN NGÀNH ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
– VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (INFEQA)







LUẬN VĂN THẠC SỸ









Hà Nội - Năm 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  


LÊ THỊ THANH THỦY



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC KHÓA I - KHÓA II
CHUYÊN NGÀNH ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC –
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (INFEQA)


Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ ĐỨC NGỌC









Hà Nội – Năm 2012



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Mục đích nghiên cứu 10
3. Giới hạn nghiên cứu 10
4. Câu hỏi nghiên cứu 10
5. Giả thuyết nghiên cứu 11
6. Đối tƣợng nghiên cứu 11
7. Khách thể nghiên cứu 11
8. Phạm vi nghiên cứu 11
NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 12
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 12
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 12
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 16
1.2. Cơ sở lí luận 18
1.2.1. Mục tiêu đào tạo 18
1.2.1.1. Khái niệm mục tiêu đào tạo 18
1.2.1.2. Các cấp độ của mục tiêu đào tạo 18
1.2.1.3. Vai trò của mục tiêu đào tạo 21
1.2.2. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng mục tiêu đào tạo 24
1.2.3. Khái niệm năng lực 24
1.2.4. Đánh giá trong giáo dục và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu 25

1.2.5. Chất lượng đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo 26
1.2.6. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra 28
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Mẫu nghiên cứu 31



2.2. Công cụ thu thập thông tin 31
2.3. Nội dung và tiến trình nghiên cứu 36
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 36
2.3.2. Tiến trình nghiên cứu 36
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
2.4.1. Nghiên cứu tài liệu 37
2.4.2. Khảo sát 37
2.4.3. Phỏng vấn sâu 38
2.5. Thu thập, xử lý dữ liệu và kết quả 38
2.5.1. Quá trình thu thập thông tin và kết quả thu được 38
2.5.2. Quá trình xử lí dữ liệu và kết quả thu được 39
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC KHÓA I, KHÓA II – VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC 40
3.1. Mô tả về chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ Đo lƣờng và đánh giá của Viện
Đảm bảo chất lƣợng giáo dục 40
3.1.1 Mục tiêu chương trình 40
3.1.2 Khung chương trình 41
3.2. Mô tả về các học viên Khóa I, Khóa II – Viện Đảm bảo chất lƣợng giáo dục
43
3.2.1. Phân bố học viên theo độ tuổi 43
3.2.2. Phân bố học viên theo tuổi và giới 43
3.2.3. Phân bố học viên theo địa bàn công tác 44

3.2.4. Phân bố học viên theo cơ quan công tác 44
3.2.5. Phân bố học viên theo lĩnh vực công tác 45
3.2.6. Phân bố học viên theo chức vụ 45
3.2.7. Sự thay đổi vị trí công tác và lĩnh vực công tác của học viên 46
3.2.8. Thời gian công tác trong lĩnh vực ĐLĐG 47
3.2.9. Phân bố học viên theo nhu cầu tham gia khóa học 47



3.3. Thực trạng mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của các học viên Khóa I,
Khóa II 48
3.3.1. Mức độ đáp ứng mục tiêu về kiến thức 50
3.3.2. Mức độ đáp ứng mục tiêu về kỹ năng 59
3.3.3. Mức độ đáp ứng mục tiêu về năng lực 67
3.3.4. Mức độ đáp ứng mục tiêu về phẩm chất, tư cách đạo đức 78
3.3.5. Đánh giá chung về chương trình đào tạo 81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
1. Kết luận 94
2. Khuyến nghị 94
3. Những hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 103
PHỤ LỤC 1 104
PHỤ LỤC 2 113
PHỤ LỤC 3 118
PHỤ LỤC 4 119
PHỤ LỤC 5 120
PHỤ LỤC 6 123
1


TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không chỉ đóng vai trò là cơ quan chuyên trách của
ĐHQGHN, Viện ĐBCLGD còn là cái nôi đầu tiên trên cả
nước đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá
(ĐL&ĐG) trong giáo dục với mục tiêu “đào tạo các
chuyên gia có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có kiến
thức, kỹ năng và năng lực chuyên sâu về ĐL&ĐG để thực
hiện hiệu quả các chương trình ĐLĐG trong giáo dục phổ
thông, giáo dục đại học và trong các chương trình/dự án
nghiên cứu có liên quan đến giáo dục, dân sinh và dân trí
cũng như quản lý v.v… góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả cho các hoạt động giáo dục, quản lý, điều hành
và đầu tư phát triển” (CEQARD, 2008).
Với yêu cầu của công tác đảm bảo chất lượng hiện
nay, các học viên của Viện được kì vọng sẽ là lực lượng
nòng cốt đáp ứng yêu cầu về nhân lực có trình độ chuyên
môn cho các phòng, ban chuyên trách tại các cơ sở đào
tạo.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Các học viên cao học
chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của Viện đáp ứng
được tới mức nào so với các mục tiêu đào tạo đã đề ra?
Đây chính là lý do tôi chọn Đánh giá mức độ đáp ứng
mục tiêu đào tạo của học viên cao học Khóa I - Khóa II
2

chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục - Viện ĐBCLGD
(INFEQA) làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào
tạo của học viên cao học Khóa I và Khóa II chuyên ngành
ĐL&ĐG trong giáo dục của Viện ĐBCLGD. Từ đó, đề
xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa chương
trình đào tạo Thạc sỹ ĐL&ĐG của Viện.
3. Giới hạn nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả thực hiện đánh
giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của sản phẩm đào
tạo (ở đây là các học viên Khóa I, Khóa II đã hoàn thành
chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành ĐL&ĐG
trong giáo dục của Viện).
Các mục tiêu ở đây chính là các mục tiêu mà
chương trình đào tạo Thạc sỹ ĐL&ĐG của Viện
ĐBCLGD đề ra. Đó là các mục tiêu về phẩm chất tư cách
đạo đức, kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên sâu về đo
lường và đánh giá.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Các học viên Khóa I, Khóa II chuyên ngành
ĐL&ĐG trong giáo dục của Viện ĐBCLGD đáp ứng được
tới mức nào so với các mục tiêu đào tạo đã đề ra ở khía
cạnh phẩm chất tư cách đạo đức, kiến thức, kĩ năng và
năng lực chuyên sâu về đo lường và đánh giá?
5. Phạm vi nghiên cứu
3

Nghiên cứu được thực hiện với các học viên Khóa
I, Khóa II đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ
ngành ĐL&ĐG của Viện ĐBCLGD tính đến hết tháng 2
năm 2011.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc
1.1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài dù được thực hiện bằng các cách thức khác
nhau nhưng đều có điểm chung là đánh giá mức độ đáp
ứng mục tiêu đào tạo nhằm cải thiện chất lượng/hiệu quả
đào tạo. Các nghiên cứu đặc trưng có thể kể đến là công
trình nghiên cứu của Ủy ban giáo dục Đại học các bang
miền Trung, Hoa Kỳ [38]; nghiên cứu về Đánh giá kết quả
học tập của sinh viên tại Montgomery College [32];
nghiên cứu của Tiến sỹ Diana K. Kelly có tiêu đề
Outcome Approach to Higher Education Quality (tạm dịch
là Cách tiếp cận dựa trên kết quả nhằm nâng cao chất
lượng GDĐH) [37]; nghiên cứu của Đại học Đông Nam
bang Indiana, Hoa Kỳ [36]; nghiên cứu của các tác giả
G.Gallavara, E. Hreinsson và các cộng sự thuộc Hiệp hội
đảm bảo chất lượng GDĐH Châu Âu [35]; nghiên cứu của
tác giả Ronald A. Berk, Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ
[31].
1.1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong nƣớc
4

Ở trong nước, việc khảo sát cựu sinh viên được khá
nhiều trường đại học thực hiện. Đó là Khảo sát sinh viên
tốt nghiệp trường Đại học nông nghiệp [25]; Khảo sát sinh
viên sau tốt nghiệp Học viện tài chính [7]; Khảo sát sinh
viên tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy [23]; Khảo sát

tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Viện
Đại học Mở Hà Nội [27]; Khảo sát tình hình việc làm của
sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Hùng Vương thành
phố HCM [22]; Điều tra tình hình việc làm của sinh viên
sau khi tốt nghiệp Học viện ngoại giao [6]; Khảo sát cựu
sinh viên Đại học Đà Lạt [3].
Việc đo lường chất lượng sản phẩm đào tạo trên cơ
sở đánh giá từ phía người sử dụng lao động đã được một
số đơn vị đào tạo thực hiện. Đó là Khảo sát của trường
Đại học Bách khoa thành phố HCM [2], nghiên cứu của
trường Đại học Nha Trang [24].
Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu được thực
hiện trên đối tượng sinh viên mới ra trường để tìm hiểu
mức độ thích ứng nghề nghiệp của họ đồng thời nhằm đề
xuất một số giải pháp giúp sinh viên có khả năng thích
ứng cao hơn với ngành học, nghề nghiệp tương lai của
mình. Chẳng hạn, đề tài Đánh giá mức độ thích ứng nghề
nghiệp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Sơn La
của học viên Nguyễn Thị Hoa, Viện ĐBCL giáo dục thực
hiện năm 2009 [15] hay đề tài Nghiên cứu đánh giá mức
độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành
kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 thông qua ý kiến người sử
5

dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà
Nội của học viên Ngô Thị Thanh Tùng, Viện ĐBCL giáo
dục thực hiện năm 2009 [16].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đều được
thực hiện trực tiếp với đối tượng sinh viên đã ra trường
và/hoặc với người sử dụng lao động nhưng với các mục

đích khác nhau: hoặc để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng sinh
viên ở các ngành, cơ sở đào tạo cụ thể; hoặc để xác định
sự thích ứng của họ với thị trường lao động, với yêu cầu
của công việc nhằm tìm ra các giải pháp hợp tác giữa các
cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sử dụng lao động; hoặc để đề
xuất các giải pháp giúp sinh viên có khả năng thích ứng
cao hơn với ngành học, nghề nghiệp tương lai của mình.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Mục tiêu đào tạo
1.2.1.1. Khái niệm mục tiêu đào tạo
Có rất nhiều định nghĩa về mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu đào tạo là kiến thức, kỹ năng hay thái độ
cụ thể mà một học viên sẽ thu được như là kết quả của
hoạt động đào tạo”. [47]
“Mục tiêu đào tạo là tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng,
cụ thể về những gì học viên có thể thể hiện sau khi kết
thúc các hoạt động giảng dạy”. [45]
“Mục tiêu đào tạo thường được coi là các tiêu chí
về mặt hành vi giúp xác định liệu các sinh viên có đạt
được những mục tiêu giáo dục của chương trình và cuối
6

cùng là giúp xác định liệu đã đạt được mục đích tổng thể
của chương trình”. [42]
Tóm lại, mục tiêu đào tạo là một tuyên bố về kết
quả đào tạo hay nói cách khác là một tuyên bố về những
gì học viên đạt được sau khóa đào tạo (về kiến thức, kỹ
năng, thái độ, ).
1.2.1.2. Các cấp độ của mục tiêu đào tạo
Benjamin Bloom và các cộng sự đã phân biệt ba

khía cạnh của hoạt động giáo dục, bao gồm Cung cấp
nhận thức: các kỹ năng trí tuệ (Kiến thức); Tác động thái
độ: sự phát triển trong các lĩnh vực tình cảm hoặc cảm xúc
(Thái độ); Hình thành kỹ năng: các kỹ năng thuộc về chân
tay hay thể chất (Kỹ năng). Các lĩnh vực kiến thức, kỹ
năng, thái độ này cũng chính là mục tiêu của quá trình đào
tạo. Có nghĩa là, sau một chương trình đào tạo, các học
viên cần thu được những kiến thức, kỹ năng và/hoặc thái
độ mới. [30;39]
1.2.1.3. Vai trò của mục tiêu đào tạo
Bất kì một hoạt động đào tạo nào đều cần có mục
tiêu. Theo UNESCO [43], mục tiêu đào tạo giúp:
- Cải thiện giao tiếp giữa giảng viên và học viên, giữa các
giảng viên sử dụng chung một đề cương môn học
- Lựa chọn các hoạt động dạy và học
- Thúc đẩy việc lựa chọn tài liệu giáo dục
- Làm rõ mục đích của việc đánh giá
7

Tóm lại, mục tiêu đào tạo có vai trò quan trọng đối
với cả giảng viên, học viên, người thiết kế chương trình và
người đánh giá chương trình.
1.2.2. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng mục tiêu đào tạo
Theo từ điển tiếng Việt, “đáp ứng là đáp lại theo
đúng như đòi hỏi, yêu cầu”. [21]
Trong nghiên cứu này, đáp ứng với mục tiêu đào
tạo được hiểu là đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu của mục
tiêu đào tạo. Người có khả năng đáp ứng với mục tiêu đào
tạo là những người có năng lực hoàn thành tốt các yêu
cầu, đòi hỏi mà mục tiêu đào tạo đề ra. Chủ thể đáp ứng

với mục tiêu đào tạo trong nghiên cứu này chính là những
học viên có trình độ Thạc sỹ chuyên ngành ĐL&ĐG trong
giáo dục hay nói cách khác là những học viên đã tốt
nghiệp chuyên ngành này. Mức độ đáp ứng mục tiêu đào
tạo của học viên tốt nghiệp cao học chuyên ngành
ĐL&ĐG trong giáo dục chính là mức độ hoàn thành các
yêu cầu, đòi hỏi của mục tiêu đào tạo và được thể hiện
trong công việc thực tế.
1.2.3. Khái niệm năng lực
Theo Dirk Schneckenberg, “năng lực là khả năng
hành động trong một bối cảnh nhất định một cách đầy đủ
và trách nhiệm với sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và
thái độ”. [46]
“Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những
đặc điểm tâm lí và sinh lí của một con người với một bên
là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự
8

tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công
việc mà hoạt động phải thực hiện”. [5]
“Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá
nhân phù hợp với những yêu cầu của một loại hình hoạt
động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt”.
[14]
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn định nghĩa
năng lực là sự tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ/phẩm
chất tới một mức độ nhất định giúp một cá nhân nào đó
hoàn thành thành công công việc trong một bối cảnh cụ
thể.
1.2.4. Đánh giá trong giáo dục và đánh giá mức độ đạt

đƣợc mục tiêu
Nếu xem chất lượng đào tạo chính là việc đạt được
mục tiêu thì kiểm tra đánh giá mức độ đạt được mục tiêu
là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng quá trình đào tạo.
Chất lượng đào tạo được phản ánh trực tiếp bởi chất lượng
sản phẩm đào tạo nên kiểm tra đánh giá mức độ đáp ứng
mục tiêu đào tạo của sản phẩm đào tạo chính là phản ánh
trung thực nhất chất lượng đào tạo.

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với toàn bộ 20 học viên
Khóa I, Khóa II đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc
9

sỹ ĐL&ĐG của Viện ĐBCLGD trong đó có 13/13 học
viên Khóa I và 07/7 học viên Khóa II.
2.2. Công cụ thu thập thông tin
Phiếu xin ý kiến và Dàn ý phỏng vấn sâu là hai
công cụ được thiết kế để đánh giá mức độ đáp ứng mục
tiêu đào tạo của các học viên đã tốt nghiệp chương trình
đào tạo Thạc sỹ ĐLĐG của Viện.
Căn cứ vào mục tiêu của chương trình đào tạo và
các quy định cụ thể về đánh giá kết quả học tập của học
viên cao học, tác giả luận văn đề xuất các tiêu chí dưới
đây để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của các
học viên Khóa I, Khóa II.
- Mức độ đáp ứng mục tiêu về kiến thức chuyên môn của
học viên được đo lường thông qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí đánh giá
Chỉ số/Chỉ báo
Mức độ nắm vững
kiến thức các môn
học trong chương
trình của các học viên
Mức độ nắm vững kiến thức các
môn học trong chương trình của
các học viên đạt trung bình 3,0
(Khá vững) trở lên
Mức độ am hiểu kiến
thức chuyên môn của
các học viên sau khi
tham gia khóa học
Sau khóa học, mức độ am hiểu
của các học viên đối với những
kiến thức chuyên môn được
trang bị trong chương trình đạt
trung bình 3,0 (Khá) trở lên
10

Đánh giá của cán bộ
quản lý và đồng
nghiệp của các học
viên về mức độ am
hiểu kiến thức chuyên
môn của họ
Cán bộ quản lý và đồng nghiệp
đánh giá mức độ am hiểu kiến
thức chuyên môn của các học

viên đạt mức trung bình 3,0
(Khá am hiểu) trở lên

- Mức độ đáp ứng mục tiêu về kỹ năng chuyên môn của
học viên được đo lường thông qua các tiêu chí sau:
Các tiêu chí đánh giá
Chỉ số/Chỉ báo
Mức độ thành thạo của
các học viên trong việc
vận dụng những kỹ
năng chuyên môn khi
thực hiện luận văn tốt
nghiệp
Mức độ thành thạo của các học
viên trong việc vận dụng những
kỹ năng chuyên môn được trang
bị trong chương trình khi thực
hiện luận văn tốt nghiệp đạt
trung bình 3,0 (Khá thành thạo)
trở lên.
Mức độ thành thạo kỹ
năng chuyên môn của
các học viên so với
trước khi tham gia
khóa học
Sau khóa học, mức độ thành
thạo của học viên đối với những
kỹ năng chuyên môn được trang
bị trong chương trình của học
viên đạt trung bình 3,0 (Khá

thành thạo) trở lên
Đánh giá của cán bộ
quản lý và đồng nghiệp
của học viên về mức độ
thành thạo kỹ năng
Cán bộ quản lý và đồng nghiệp
đánh giá mức độ thành thạo kỹ
năng chuyên môn của các học
viên đạt mức trung bình 3,0
11

chuyên môn của họ
(Khá thành thạo) trở lên
- Mức độ đáp ứng mục tiêu về năng lực chuyên sâu của
học viên được đo lường thông qua các tiêu chí sau:

Các tiêu chí đánh
giá
Chỉ số/Chỉ báo
Những công việc
ĐLĐG cụ thể và mức
độ độc lập của học
viên khi thực hiện các
công việc đó tại cơ
quan hiện đang công
tác
Các học viên thực hiện được trên
thực tế các công việc nhất định
nêu trong phần mục tiêu về năng
lực với mức độ độc lập trung

bình đạt 3,0 (Tương đối cao) trở
lên
Những công việc
ĐLĐG cụ thể và mức
độ độc lập của học
viên khi thực hiện các
công việc đó tại các
cơ quan/tổ
chức/chương trình/dự
án khác nếu có
Các học viên thực hiện được trên
thực tế các công việc nhất định
nêu trong phần mục tiêu về năng
lực với mức độ độc lập trung
bình đạt 3,0 (Tương đối cao) trở
lên
Nhận định của cán bộ
quản lý và đồng
nghiệp của học viên
về khả năng thực hiện
các công việc nhất
định về ĐLĐG tại cơ
Nhận định của cán bộ quản lý và
đồng nghiệp về mức độ độc lập
của học viên khi thực hiện các
công việc nhất định về ĐLĐG
tại cơ quan đang công tác đạt
trung bình 3,0 (Tương đối cao)
12


quan đang công tác
trở lên
- Mức độ đáp ứng mục tiêu về phẩm chất tư cách đạo đức
là một đại lượng ẩn và khó đo lường. Ở đây, việc đo lường
phẩm chất tư cách đạo đức của học viên được giới hạn ở
các tiêu chí sau:
Các tiêu chí đánh
giá
Chỉ số/Chỉ báo
Định hướng gắn bó
với công việc về
ĐLĐG
Phản hồi của học viên về định
hướng gắn bó với công việc
trong lĩnh vực ĐLĐG đạt giá trị
trung bình 3,0 (Đồng ý) trở lên
Dự định học tập nâng
cao trình độ trong lĩnh
vực ĐLĐG
Phản hồi của học viên về dự
định/mong muốn tìm hiểu sâu
hơn/học lên bậc học cao hơn về
ĐLĐG đạt giá trị trung bình 3,0
(Đồng ý) trở lên
Mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của các học viên
ở từng khía cạnh kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên sâu
và phẩm chất, tư cách đạo đức sẽ được kết luận được dựa
trên quy ước như sau:
(1) Trường hợp phản hồi của các học viên, cán bộ quản
lý và đồng nghiệp của học viên đạt trung bình ≥4,5

– 5,0 đối với tất cả các tiêu chí đề ra, học viên sẽ
được đánh giá là đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra
ở mức Rất tốt.
(2) Trường hợp phản hồi của các học viên, cán bộ quản
lý và đồng nghiệp của học viên đạt trung bình ≥3,5
13

– <4,5 đối với tất cả các tiêu chí đề ra, học viên sẽ
được đánh giá là đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra
ở mức Tốt.
(3) Trường hợp phản hồi của các học viên, cán bộ quản
lý và đồng nghiệp của học viên đạt trung bình ≥2,5
– <3,5 đối với tất cả các tiêu chí đề ra, học viên sẽ
được đánh giá là đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra
ở mức Khá.
(4) Trường hợp phản hồi của các học viên, cán bộ quản
lý và đồng nghiệp của học viên đạt trung bình ≥1,5
– <2,5 đối với tất cả các tiêu chí đề ra, học viên sẽ
được đánh giá là đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra
ở mức Trung bình.
(5) Trường hợp phản hồi của các học viên, cán bộ quản
lý và đồng nghiệp của học viên đạt trung bình 1 –
<1,5 đối với tất cả các tiêu chí đề ra, học viên sẽ
được đánh giá là đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra
ở mức Kém.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CÁC HỌC VIÊN KHÓA
I, KHÓA II
- VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

3.1. Mức độ đáp ứng mục tiêu về kiến thức
- Mức độ nắm vững kiến thức các môn học
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần các học viên
Khóa I, Khóa II đều nắm Khá vững đến Vững kiến thức
14

các môn học được trang bị trong chương trình với giá trị
trung bình dao động từ 3,32 đến 4,16. Giá trị trung bình
của nhận định mà các học viên đưa ra về mức độ nắm
vững kiến thức các môn học trang bị trong chương trình
đạt 3,71.
- Mức độ am hiểu kiến thức chuyên môn trước và sau khóa
học
Có thể thấy, đã có sự thay đổi rõ rệt trong mức độ
am hiểu kiến thức của các học viên ở thời điểm trước và
sau khi tham gia khóa học tại Viện ĐBCLGD. Nếu trước
khóa học, mức độ am hiểu của các học viên ở cả bốn khối
kiến thức chuyên môn chỉ đạt trung bình 1,95 thì sau khóa
học, giá trị trung bình này đã lên tới 3,79. Trước khi tham
gia khóa học, không có học viên nào đánh giá mức độ am
hiểu kiến thức của mình ở mức Rất tốt mà phần lớn đánh
giá ở mức Yếu và Trung bình. Trong khi đó, sau khóa học,
không có học viên nào đánh giá mức độ am hiểu kiến thức
của mình ở mức Yếu mà phần lớn đánh giá ở mức Tốt.
Để tìm hiểu liệu có sự khác biệt có ý nghĩa trong
mức độ am hiểu kiến thức chuyên môn của các học viên
trước và sau khóa học, kiểm định dấu và hạng Wilcoxon
đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự
khác biệt trong mức độ am hiểu kiến thức chuyên môn của
các học viên Khóa I, Khóa II ở cả bốn khối kiến thức

chuyên môn.
Trong khi đó, giá trị trung bình nhận định của cán
bộ quản lý và đồng nghiệp của học viên về mức độ am
15

hiểu kiến thức chuyên môn đạt 4,0. Không có cán bộ quản
lý và đồng nghiệp nào của học viên nhận định rằng học
viên Không am hiểu hay Hoàn toàn không am hiểu kiến
thức chuyên môn.
Tiểu kết:
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, các học viên
cao học Khóa I và Khóa II của Viện Đảm bảo chất lượng
giáo dục đáp ứng các mục tiêu về mặt kiến thức đã đề ra
với giá trị trung bình = 3,83. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.15: So sánh mức độ
đáp ứng mục tiêu về kiến thức của học viên
Tiêu chí đánh
giá
Chỉ số/Chỉ báo
Thực tế
Mức độ nắm
vững kiến thức
các môn học
trong chương
trình của các học
viên
Mức độ nắm vững
kiến thức các môn
học trong chương
trình của các học

viên đạt trung bình
3,0 (Khá vững) trở
lên
Mức độ nắm vững
kiến thức các môn
học 3,71
Mức độ am hiểu
kiến thức chuyên
môn của các học
viên sau khi
tham gia khóa
học
Sau khóa học, mức
độ am hiểu của các
học viên đối với
những kiến thức
chuyên môn được
trang bị trong
chương trình đạt
Sau khóa học,
mức độ am hiểu
của các học viên
đối với những kiến
thức chuyên môn
được trang bị
trong chương trình
16

trung bình 3,0
(Khá) trở lên

đạt trung bình 3,79

Đánh giá của cán
bộ quản lý và
đồng nghiệp của
các học viên về
mức độ am hiểu
kiến thức chuyên
môn của họ
Cán bộ quản lý và
đồng nghiệp đánh
giá mức độ am
hiểu kiến thức
chuyên môn của
các học viên đạt
mức trung bình 3,0
(Khá am hiểu) trở
lên
Cán bộ quản lý và
đồng nghiệp đánh
giá mức độ am
hiểu kiến thức
chuyên môn của
các học viên đạt
mức trung bình
4,0
Do vậy, so sánh với bảng quy ước tại 2.2, có thể
kết luận, các học viên Khóa I, Khóa II đã đáp ứng Tốt mục
tiêu đào tạo về mặt kiến thức.
Ngoài ra, liên quan đến chương trình đào tạo, kết

quả nghiên cứu cũng cho thấy, kiến thức về kiểm định và
đảm bảo chất lượng giáo dục (cách triển khai, cách thiết
kế bộ tiêu chuẩn đánh giá); kiến thức về đo lường đánh giá
(lý thuyết và mô hình đo lường đánh giá, đánh giá chương
trình đào tạo, khảo sát chất lượng sinh viên ra trường,
phân tích và xử lí các thông tin/số liệu về ĐLĐG) là
những khối kiến thức được nhiều học viên cũng như cán
bộ quản lý và đồng nghiệp của họ cho rằng cần được bổ
sung/củng cố nhiều nhất.
3.3.1. Mức độ đáp ứng mục tiêu về kỹ năng
- Mức độ thành thạo trong việc sử dụng kỹ năng chuyên
môn để thực hiện luận văn
17

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các học viên Khóa I,
Khóa II chương trình đào tạo Thạc sỹ Đo lường và Đánh
giá của Viện có khả năng sử dụng ở mức Khá thành thạo
đến Rất thành thạo các kỹ năng chuyên môn được trang bị
trong chương trình để thực hiện luận văn tốt nghiệp với
giá trị trung bình = 3,98. Mức Không thành thạo và Rất
không thành thạo không được học viên nào ghi nhận.
- Mức độ thành thạo kỹ năng chuyên môn trước và sau
khóa học
Trước khi tham gia khóa học, mức độ thành thạo
kỹ năng chuyên môn của học viên xuất phát từ mức thấp
nhất là Rất không thành thạo và cao nhất là mức Thành
thạo. Mức đánh giá là Không thành thạo và Rất không
thành thạo cũng là những nhận định được nhiều học viên
lựa chọn nhất.
Sau khóa học, mức độ thành thạo kỹ năng chuyên

môn của học viên có sự thay đổi theo chiều hướng ngược
lại với giá trị trung bình là 3,74 (so với 1,99 trước khóa
học). Không có học viên nào ghi nhận mức Không thành
thạo và Rất không thành thạo đối với việc sử dụng kỹ
năng chuyên môn. Mức độ thành thạo thấp nhất được ghi
nhận từ phía học viên là Khá thành thạo và cao nhất là Rất
thành thạo. Mức đánh giá Thành thạo là nhận định được
lựa chọn nhiều nhất từ phía các học viên.
Để tìm hiểu liệu có sự khác biệt có ý nghĩa trong
mức độ thành thạo kỹ năng chuyên môn của các học viên
trước và sau khóa học, kiểm định dấu và hạng Wilcoxon
18

đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự
khác biệt trong mức độ thành thạo kỹ năng chuyên môn
của các học viên Khóa I, Khóa II ở cả bốn khối kỹ năng
chuyên môn.
Trong khi đó, không có cán bộ quản lý và đồng
nghiệp nào của học viên nhận định rằng mức độ thành
thạo kỹ năng chuyên môn của học viên ở mức Rất không
thành thạo. Mức nhận định phổ biến từ phía cán bộ quản
lý và đồng nghiệp của học viên là mức Thành thạo với giá
trị trung bình là 4,0.
Tiểu kết
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các
học viên Khóa I và Khóa II đều đáp ứng các mục tiêu đã
đề ra về mặt kỹ năng với giá trị trung bình đạt 3,91. Kết
quả cụ thể như sau:
Bảng 3.20: Bảng so sánh
mức độ đáp ứng mục tiêu về kỹ năng của học viên

Các tiêu chí
đánh giá
Chỉ số/Chỉ báo
Thực tế
Mức độ thành
thạo của các
học viên trong
việc vận dụng
những kỹ năng
chuyên môn
khi thực hiện
luận văn tốt
Mức độ thành thạo
của các học viên
trong việc vận dụng
những kỹ năng
chuyên môn được
trang bị trong
chương trình khi
thực hiện luận văn
Mức độ thành
thạo của các học
viên trong việc
vận dụng những
kỹ năng chuyên
môn được trang
bị trong chương
trình khi thực
19


nghiệp
tốt nghiệp đạt trung
bình 3,0 (Khá
thành thạo) trở lên.
hiện luận văn tốt
nghiệp đạt trung
bình 3,98
Mức độ thành
thạo kỹ năng
chuyên môn
của các học
viên so với
trước khi tham
gia khóa học
Sau khóa học, mức
độ thành thạo của
học viên đối với
những kỹ năng
chuyên môn được
trang bị trong
chương trình của
học viên đạt trung
bình 3,0 (Khá
thành thạo) trở lên
Sau khóa học,
mức độ thành
thạo của học viên
đối với những kỹ
năng chuyên
môn được trang

bị trong chương
trình của học
viên đạt trung
bình 3,74
Đánh giá của
cán bộ quản lý
và đồng nghiệp
của học viên về
mức độ thành
thạo kỹ năng
chuyên môn
Cán bộ quản lý và
đồng nghiệp đánh
giá mức độ thành
thạo kỹ năng
chuyên môn của
các học viên đạt
mức trung bình 3,0
(Khá thành thạo)
trở lên
Cán bộ quản lý
và đồng nghiệp
đánh giá mức độ
thành thạo kỹ
năng chuyên
môn của các học
viên đạt mức
trung bình 4,0
Do vậy, so sánh với bảng quy ước tại 2.2, có thể
kết luận các học viên Khóa I, Khóa II đã đáp ứng Tốt mục

tiêu về mặt kỹ năng.
Ngoài ra, liên quan đến chương trình đào tạo, kết
quả nghiên cứu còn cho thấy, học viên và quản lí cũng
20

như đồng nghiệp của họ đều cho rằng các học viên cần
củng cố/nâng cao đồng thời kỹ năng chuyên môn (sử dụng
các phần mềm chuyên dụng để phân tích số liệu; xây dựng
các mẫu phiếu điều tra, bảng hỏi; chọn và sử dụng các
phương pháp, công cụ ĐLĐG) và kỹ năng mềm (kỹ năng
lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; kỹ năng viết
báo cáo).
3.3.2. Mức độ đáp ứng mục tiêu về năng lực
- Mức độ độc lập trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng
được trang bị trong chương trình đào tạo để thực hiện các
công việc về ĐLĐG tại cơ quan đang công tác
Ngoài hai học viên không có thông tin về việc thực
hiện công việc về ĐLĐG tại nơi đang công tác, 18/18 học
viên còn lại đều ghi nhận những công việc ĐLĐG mà họ
thực hiện tại cơ quan đang công tác với mức độ độc lập
phổ biến ở mức Tương đối cao đến Cao và giá trị trung
bình đạt 3,63.
Đối với cán bộ quản lý và đồng nghiệp của học
viên, ngoài 01 Phiếu xin ý kiến không có thông tin, 21 cán
bộ quản lý và đồng nghiệp còn lại đều cho ý kiến về các
công việc họ cho rằng học viên có thể thực hiện với mức
độ độc lập nhất định, trong đó phản hồi nhận được nhiều
nhất về mức độ độc lập của các học viên là Tương đối cao
và Cao, với giá trị trung bình đạt 3,53.
Ngoài công việc về ĐLĐG tại cơ quan đang công

tác, một số học viên của Viện ĐBCL còn tham gia thực
hiện các công việc liên quan đến ĐLĐG cho các cơ

×