1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
LÊ THỊ THANH THẢO
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG”
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
TÓM TẮT LUẬ
N VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – Năm 2013
2
Công trình được hoàn thành tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GSTS. Lê Ngọc Hùng
(Ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị)
Phản biện 1: PGS. TS Lê Đức Ngọc
Phản biện 2: TS. Tô Thị Thu Hương
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Vi
ện Đảm bảo chất lượng
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vào hồi 8 giờ 00 ngày 30 tháng 5 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn/luận án tại:
- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN.
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN.
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
Chương 2 THIẾT KẾ VẦ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 7
2.3. Thiết kế nghiên cứu 7
2.3.1. Qui trình nghiên cứu 7
2.3.2. Thiết kế công cụ đo lường 7
2.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 7
2.3.2.2. Bảng hỏi khảo sát 7
2.3.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 7
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
3.2. Đánh giá từ phía đội ngũ TVHT về chất lượng hoạt động TVHT 9
3.2.1. Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập 9
3.2.2. Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập 9
3.2.3. Cơ sở
vật chất 10
3.2.4. Thông tin cung cấp từ phòng ban 10
3.2.5. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên 10
3.2.6. Sự hợp tác của sinh viên 11
3.2.7. Đánh giá của đội ngũ tư vấn về mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập 12
3.3. Đánh giá từ phía sinh viên về chất lượng hoạt động tư vấn học tập 12
3.3.1. Mức độ hài lòng c
ủa sinh viên đối với hoạt động tư vấn học tập 12
3.3.2. Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập 13
3.3.3. Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ tư vấn học tập 13
3.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn học tập 13
3.3.5. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư
vấn của sinh viên 14
3.3.6. Đánh giá của sinh viên về tính thuận tiện trong việc tổ chức hoạt động tư vấn học tập
14
3.3.7. Đánh giá của sinh viên về ích lợi của hoạt động tư vấn học tập 15
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17
I. Kết luận 17
II. Khuyến nghị 18
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tiền Giang thực triển
khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008. Đồng thời trong giai đoạn này, hoạt động tư vấn học
tập cho sinh viên tại Trường ra đời. Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, trường Đại học Tiền Giang
đã có những qui định cụ thể và rõ ràng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ tư vấn học
tập. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này được nhìn chung là chưa hiệu
quả vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Cho đến nay, thời gian thực hiện việc đào
tạo theo tín chỉ cũng như hoạt động tư vấn ở trường tuy chưa dài nhưng cũng đủ để nhà trường nhìn
lại, đánh giá những gì được và chưa được để tiếp tục cải tiến, hoàn thiện góp phần nâng cao hơn
nữa chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường. Do vậy cần nêu và trả lời một số câu hỏi
nghiên cứu sau đây là: (1) Chất lượng hoạt động tư vấn học tập là gì? (2) đánh giá chất lượng hoạt
động tư vấn học tập như thế nào? Và (3) cần làm gì để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn?
Xuất phát từ phân tích trên đề tài “Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại
Trường Đại học Tiền Giang” được thực hiện.
2. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập và tiến hành
đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường đại học Tiền Giang.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu
đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ làm công tác tư vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm (bao gồm cả cố vấn học
tập), cán bộ quản lý hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang.
Sinh viên đang theo h
ọc tại Trường Đại học Tiền Giang
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng của hoạt động tư vấn học tập Trường Đại học Tiền Giang
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Chất lượng của hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang hiện nay như thế
nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng
đến chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học
Tiền Giang?
5
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn,
phương pháp khảo sát điều tra
7. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ được thực hiện đối với đội ngũ làm công tác tư
vấn chuyên trách và kiêm nhiệm, cán bộ quản lý hoạt động tư
vấn học tập, sinh viên đang học tập
tại Trường Đại học Tiền Giang
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
a. Nghiên cứu về hoạt động tư vấn học tập trong trường học
Bài viết đăng trên báo Giáo dục và Thời đại năm 2010 về “Vai trò của giảng viên cố vấn
học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, của tác giả Trần Văn Hùng, Tr
ường Đại học Duy
Tân. Trong bài viết này, tác giả khẳng định rằng cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng,
không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
Tiếp đến, tạp chí giáo dục số 268 năm 2011có bài “Một số nội dung của công tác cố
vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hoa Kì và kinh nghiệm đối với Việt Nam”,
của Phạm Thị
Thanh Hải ,Trường Đại học Vinh. Trong việc bàn về nội dung của công tác cố vấn
học tập tác giả đã đi sâu vào phân tích vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ làm công tác tư vấn học tập
b. Các nghiên cứu về đánh giá hoạt động tư vấn học tập trong trường học
Nghiên cứu “Văn bản quy định và hoạt động thực tế của cố vấn học tập”
của tác giả
Trần Thị Minh Đức (2010). Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát trên 1564 sinh viên của 17
trường đại học trong cả nước và 244 giảng viên đang đảm nhiệm công tác tư vấn học tập tại các
trường. Nghiên cứu đã tiến hành đối chiếu các quy chế được ghi trong các văn bản với thực tế hoạt
động tư vấn học tập tại các trường, tập trung vào các vấn đề
như: Những quy định về chức danh
của đội ngũ tư vấn học tập; Tiêu chí lựa chọn đội ngũ tư vấn học tập và hướng dẫn nhiệm vụ cho
đội ngũ này; Điều kiện hỗ trợ hoạt động và quyền lợi cho những người làm công tác tư vấn học tập.
“Thực trạng hoạt động cố vấn học tập
ở các trường đại học” (2012) của Trần Thị Minh
Đức, Lê Thị Thanh Thủy, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như: nhu cầu tư vấn của sinh
viên đại học; kỹ năng tư vấn của đội ngũ tư vấn; đánh giá của đội ngũ tư vấn, của sinh viên và
những người có liên quan về kết quả của hoạt động tư vấn học tập.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Một số tác giả ở nước ngoài có công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động tư vấn trong
trường học như: John Dewey, Ajit K. Das, Stephen Y. Chow and Bruce Rutherford, Constantine,
Madonna G, Lairio, Marjatta; Nissilä, Pia, Sears, Susan Jones Najilah Ali, Lazovsky, Rivka,
Shimoni, Aviva, Peter Blos.
7
- Cơ sở lý thuyết
về tư vấn học tập
- Lý thuyết cấu trúc chức
năng của Talcott Parson
Nghiên cứu
định lượng
Mẫu nghiên cứu
Phân tích nhân tố EFA
Phân tích Cronbach Alpha
Thống kê Pearson Chi-square
Thang đo dự
thảo
- Thang đo sử dụng
- Bảng hỏi khảo sát
Thảo luận nhóm
Điều chỉnh thang đo
Kết luận
Khuyến nghị
Chương 2
THIẾT KẾ VẦ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1. Qui trình nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu của đề tài được trình bày như trong Hình 2.1
Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu
2.3.2. Thiết kế công cụ đo lường
2.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận
gồm 20 sinh viên c
ủa 9 khoa trong trường, thuộc đối tượng nghiên cứu.
2.3.2.2. Bảng hỏi khảo sát
Trên cơ sở thang đo hiệu chỉnh, bảng hỏi khảo sát được xây dựng và sau đó được lấy ý
kiến góp ý của 10 người làm công tác tư vấn học tập và 2 người làm công tác quản lý hoạt động tư
vấn học tập và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu.
2.3.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
8
Kích thước mẫu được chọn là khoảng 400 sinh viên theo phương pháp thuận tiện dựa trên
số lượng sinh viên phân theo các tiêu chí: số lượng sinh viên của các ngành học ; toàn thể (171) cán
bộ đảm nhiệm công tác tư vấn học tập (cố vấn học tập, nhân viên đảm nhiệm công tác tư vấn học
tập tại các phòng ban).
9
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá từ phía đội ngũ TVHT về chất lượng hoạt động TVHT
3.2.1. Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập
Kết quả cho thấy mức độ hài lòng của đội ngũ TVHT đối với HĐ TVH ở mức tương đối
hài lòng (TB: 3.290)
. Kết quả ở hình 3.1 cho thấy 46.1% đội ngũ tư vấn rất hài lòng và hài lòng về
hoạt động tư vấn học tập, trong khi đó có đến 36.1% chỉ tạm hài lòng và 22.2% đội ngũ tư vấn
được điều tra không hài lòng với hoạt động tư vấn học tập.
Hình 3.1. Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập
Kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.002. Điều này
có nghĩa là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt tới 99.8%.
3.2.2. Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập
Chất lượng đội ngũ TVHTdo chính người trong cuộc đánh giá chỉ ở mức cận khá (TB:
2.759)
. Ngoài 32.5% cho rằng chất lượng đội ngũ tư vấn ở mức khá và trên 18% cho rằng ở mức
tốt thì có đến 48.7% những người làm công tác tư vấn học tập cho rằng chất lượng đội ngũ tư vấn
chỉ ở mức trung bình.
Hình 3.2. Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập
10
3.2.3. Cơ sở vật chất
Kết quả điều tra trên đội ngũ tư vấn học tập cho thấy mức độ hài lòng về cơ sở vật chất
phục vụ cho hoạt động tư vấn học tập ở mức tương đối hài lòng đến mức hài lòng (TB: 2.683).
Đồng thời khi tính phần trăm có đến 44.4% không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về cơ sở
vật chất phục vụ cho hoạt động tư vấn học tập, 32.3% ít hài lòng, trong khi đó chỉ có 33.1% hài
lòng và rất hài lòng.
Hình 3.4. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TVHT
3.2.4. Thông tin cung cấp từ phòng ban
Kết quả kiểm định trung bình cho thấy nguồn thông tin cung cấp từ các phòng ban cho hoạt động
TVHT ở mức ít hài lòng (TB: 3.188). Bên cạnh đó có 50.4% ít hài lòng và 15.4 % không hài lòng
về nguồn thông tin cung cấp từ các khoa, phòng ban.
Hình 3.5. Mức độ hài lòng về nguồn thông tin cung cấp từ các phòng ban cho HĐ TVHT
3.2.5. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên
11
Kết quả khảo sát cho thấy việc đáp ứng nhu cầu TVHT cho sinh viên ở mức đáp ứng nhu
cầu (TB: 3.786).
Đồng thời có trên 70% cho rằng hoàn toàn đáp ứng và đáp ứng nhu cầu tư vấn
học tập cho sinh viên.
Hình 3.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên
Thực hiện kiểm định Chi-bình phương thấy 91.4% đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn
học tập tốt cho rằng đáp ứng nhu cầu tư vấn cho sinh viên.
Kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.001. Điều này
có nghĩa là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy
đạt tới 99.9%.
Như vậy ta có đủ bằng chứng để nói rằng có mối quan hệ giữa chất lượng và việc đáp ứng
nhu cầu tư vấn học tập.
3.2.6. Sự hợp tác của sinh viên
Trong nghiên cứu này sự hợp tác của sinh viên trong hoạt động tư vấn học tập cũng là một
trong những tiêu chí đánh giá chất lượng HĐ TVHT. Sự hợp tác của sinh viên được thể hiện qua
thái độ và tính chủ động của sinh viên.
Hình 3.7. Thái độ của sinh viên đối với hoạt động TVHT.
12
Ngoài 48.7% những người làm công tác tư vấn cho rằng sinh viên có thái độ tích cực và
44.4% cho rằng sinh viên tương đối tích cực đối với hoạt động tư vấn học tập. Ngoài ra, có đến
62% đội ngũ tư vấn học tập cho rằng sinh viên chủ động và rất chủ động tìm đến họ để được tư vấn
trong những trường hợp cần thiết.
3.2.7. Đánh giá của đội ngũ tư v
ấn về mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập
Theo số liệu điều tra mà chúng tôi thu thập được (TB: 3.427) cho thấy HĐ TVHT ở mức
đạt một phần mục tiêu. Song song đó có 47% những người làm công tác tư vấn cho rằng hoạt động
tư vấn ở trường đạt mục tiêu, 49.6% cho rằng chỉ đạt một phần mục tiêu.
Hình 3.8 Mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập
Kiểm định Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.001. Điều này có nghĩa là
kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt tới 99.9%.
Như vậy ta có đủ bằng chứng để nói rằng có mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động tư vấn
học tập và việc đạt mục tiêu tư v
ấn học tập.
3.2.9. Chất lượng hoạt động tư vấn học tập
Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng HĐ TVHT do đội ngũ TVHT đánh giá ở mức cận tốt
(TB: 3.444).
Đồng thời khi tính phần trăm kết quả hình 3.9 cho thấy có 41% giảng viên đánh giá
chất lượng của HĐ TVHT ở mức rất tốt và tốt, có đến 51.3% đánh giá chất lượng của HĐ TVHT
mức khá, trong khi đó có chỉ có 7.7% giảng viên đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình.
3.3. Đánh giá từ phía sinh viên về chất lượng hoạt động tư vấn học tập
3.3.1. Mức độ hài lòng của sinh viên đối với ho
ạt động tư vấn học tập
Kết quả phiếu điều tra trên sinh viên chỉ ra rằng mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt
động TVHT chỉ đạt ở mức không hài lòng đến tương đối hàii lòng (TB: 2.571).
13
Thực hiện kiểm định Chi-bình phương để thấy được mối liên hệ giữa mức độ hài lòng về
hoạt động tư vấn học tập và chất lượng của hoạt động này.
3.3.2. Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập
Có thể xem mức độ hài lòng của sinh viên đối với đội ngũ tư vấn học tập như là một trong
nh
ững tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập. Theo số liệu điều tra mà tác giả thu
được thì mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập của sinh viên chỉ ở mức ít hài lòng (TB: 2.502).
Ngoài 50% sinh viên cho biết tương đối hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập thì còn đến 45% sinh
viên không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng.
Hình 3.10. Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập
3.3.3. Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ tư vấn học tập
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ tư
vấn học tập ít hài lòng (TB: 2.629). Có 35.4% sinh viên cảm thấy không hài lòng về lời khuyên của
đội ngũ tư vấn. Trên thự
c tế nếu đội ngũ tư vấn nhận thức rõ trách nhiệm và ý thức được vai trò của
mình thì họ thực hiện công việc tư vấn mới có chất lượng.
Hình 3.11. Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ TVHT
3.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn học tập
Cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ cho hoạt động tư vấn học tập cũng chưa được sinh viên
đánh giá cao, có đến 42,3% sinh viên đánh giá không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về chất
14
lượng CSVC phục vụ cho hoạt động tư vấn học tập. Chúng ta cũng thấy kết quả này khá thống nhất
với kết quả thu được nơi đội ngũ tư vấn học tập về mức độ hài lòng đối với cơ sở vật chất phục vụ
cho hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang.
3.3.5. Mứ
c độ đáp ứng nhu cầu tư vấn của sinh viên
Hình 3.10. Mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT do sinh viên đánh giá
Có đến 79.6% sinh viên cho rằng hoạt động tư vấn học tập tại trường chỉ đáp ứng một phần
nhu cầu của họ, đáng quan tâm hơn nữa là có hơn 18% cho biết hoạt động tư vấn học tập không
đáp ứng và hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Kiểm định Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.003. Đi
ều này có nghĩa
là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt tới 99.7%.
Như vậy ta có đủ bằng chứng để nói rằng có mối quan hệ giữa chất lượng và việc đáp ứng
nhu cầu tư vấn học tập.
3.3.6. Đánh giá của sinh viên về tính thuận tiện trong việc tổ chức hoạt động TVHT
Kết quả khảo sát cho thấy có 56.6% sinh viên đánh giá hoạt động tư
vấn học tập tại trường
Đại học Tiền Giang tổ chức thuận tiện cho họ. Tuy nhiên, cũng có đến 43.4% cho rằng chưa tổ
chức thuận tiện cho sinh viên, vấn đề này đội ngũ tư vấn và nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa,
phải tiến hành cải cách cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập tạo mọi điều kiện thu
ận lợi nhất
cho sinh viên.
Kiểm định Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.035. Điều này có nghĩa
là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt 96.5%.
Như vậy ta có đủ bằng chứng để nói rằng có mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động tư vấn
học tập và việc tổ chức hoạt động tư vấn học tập thuận tiện cho sinh viên.
Kết quả điều tra cũng cho thấy có 47.8% sinh viên cho biết thời gian tổ chức tư vấn học
tập chưa phù hợp, 52.2% cho rằng thời gian tổ chức tư vấn học tập là phù hợp với sinh viên.
Ngoài ra, chuyên ngành của đội cố vấn học tập phù hợp với chuyên ngành của lớp mà
mình đảm nhiệm tư vấn cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư
vấn.
15
Hình 3.12. Chuyên ngành CVHT phù hợp chuyên ngành của SV
Bên cạnh đó, cố vấn học tập không chịu trách nhiệm tư vấn cho sinh viên suốt khóa học
cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tư vấn học tập. Có đến 48.3% sinh viên
cho rằng cố vấn học tập thay đổi qua các năm học, 51.7% cho rằng cố vấn học tập không thay đổi
theo năm học.
3.3.7. Đánh giá c
ủa sinh viên về ích lợi của hoạt động tư vấn học tập
Nhìn chung, hoạt đông TVHT rất ích lợi cho sinh viên (TB: 3.599). Có 70% nhận thấy
hoặc hình dung ra được ích lợi của hoạt động tư vấn học tập đem lại cho họ. Bên cạnh ích lợi về trợ
giúp liên quan đến vấn đề học tập, hoạt động tư vấn học tập còn trợ giúp cho sinh viên thông tin về
định hướng nghề nghi
ệp, việc làm; trợ giúp liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của sinh viên; trợ
giúp về tâm lý – tình cảm cho sinh viên.
Thực hiện kiểm định Chi-bình phương để thấy được mối liên hệ giữa việc đánh giá ích lợi
và chất lượng của hoạt động tư vấn học tập. Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng dưới
đây:
Bảng 3.23. Sự tương quan giữa việ
c đánh giá ích lợi với chất lượng
của hoạt động tư vấn học tập
Ích lợi TVHT (%)
Chất lượng hoạt động TVHT (%)
Dưới trung
bình
Trung bình Khá Tốt Rất tốt
Hoàn toàn khôn
g
ích
l
ợi 33.3 4.9 1.1 5.3 0
Khôn
g
ích
l
ợ
i
0 10.8 6.7 8.0 0
Tương đối ích lợi 0 11.8 15.2 17.3 0
Ích lợi 66.7 72.5 76.4 69.3 100
Rất ích lợi 0 0 0.6 0 0
Trong bảng kiểm chéo trên ta thấy 100% số sinh viên đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn
học tập là rất tốt cho rằng hoạt động tư vấn học tập mang lại ích lợi cho sinh viên. Ta xem bảng
kiểm định Chi-bình phương để biết ý nghĩa của kiểm định.
16
Bảng 3.24. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng và ích lợi trong
việc tổ chức hoạt động TVHT
Giá trị df Mức ý nghĩa quan sát
Pearson
Chi – bình phương
18.296(a) 16 .027
Likelihood Ratio 15.584 16 .482
Linear-by-Linear Association .517 1 .472
N of Valid Cases 362
Trong bảng kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.027.
Tiểu kết chương 3
Nhìn chung chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang chưa được
đội ngũ tư vấn và sinh viên đánh giá cao. Mặc dù hoạt động này đã đáp ứng phần nào nhu cầu tư
vấn của một bộ phận sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn những bấ
t cập trong hoạt động tư vấn học tập tại
trường Đại học Tiền Giang như: đội ngũ tư vấn còn non trẻ về kinh nghiệm và chưa được trang bị
kỹ năng làm việc với sinh viên; cơ sở vật chất và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt
động này; cách thức tổ chức hoạt động tư vấn h
ọc tập chưa tạo điều kiện thận lợi cho sinh viên; sự
phối hợp giữa các phòng, khoa chưa kịp thời chặt chẽ; về phía sinh viên tính chủ động giải quyết
công việc trong hoạt động học tập của mình chưa cao còn trong chờ vào sự trợ giúp của đội ngũ tư
vấn.
17
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lý luận, thực tiễn và những số liệu thu được sau khi đã
được xử lý và phân tích trong chương 3, tác giả xin đưa ra một số những kết luận sau:
Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động tư vấn học tập ở trường Đại học Tiền Giang đã
tương
đối đi vào nề nếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Chất lượng của hoạt
động này được đánh giá ở mức
cận tốt (TB: 3.444). Ngoài 51.3% đánh giá chất lượng của HĐ
TVHT mức khá có đến 41% giảng viên đánh giá chất lượng của HĐ TVHT ở mức rất tốt và tốt.
Mức độ hài lòng, mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập, mức độ đạt mục tiêu tư vấn, sự
hợp tác của sinh viên, tính ích lợi, tính thuận tiện ảnh hưởng đến chất lượng hoạ
t động TVHT tại
trường ĐH Tiền Giang.
Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học Tiền Giang cũng còn nhiều điều
cần phải quan tâm.
Thứ nhất, chất lượng đội ngũ tư vấn chưa cao do có khá nhiều thầy cô làm công tác tư vấn
là những giảng viên, chuyên viên trẻ mới được giữ lại trường chưa lâu nên còn thiếu kinh nghiệ
m.
Đồng thời đội ngũ nầy chưa được trang bị những kỹ năng làm việc với sinh viên. Ngoài 60%
những người làm công tác tư vấn học tập có chuyên ngành phù hợp thì vẫn còn 40% chuyên ngành
không phù hợp với lớp sinh viên mà họ đảm nhiệm tư vấn.Vì vậy, có đến 48.7% những người làm
công tác tư vấn học tập cho rằng chất lượng đội ngũ tư vấn chỉ ở mức trung bình, 45% sinh viên
không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về
đội ngũ tư vấn học tập
Thứ hai, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc hiện nay tại trường Đại học Tiền Giang chưa
thể đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tư vấn học tập. Các khoa, phòng ban không có phòng riêng
dành cho hoạt động tư vấn. Phần mềm UIS mà nhà trường đang sử dụng để đáp ứng yêu cầu của
hoạt động tín chỉ thường bị lỗi, hệ thống đăng ký học phần hiện nay thường gặp trục trặc và thiếu
ổn định; hệ thống mạng được sử dụng ở trường còn yếu khiến cả sinh viên và đội ngũ tư vấn đều
gặp khó khăn. 44.4% những người làm công tác TVHT không hài lòng và hoàn toàn không hài
lòng về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tư v
ấn học tập, 32.3% ít hài lòng. Còn đối với sinh
viên thì 42,3% sinh viên đánh giá không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về chất lượng
CSVC.
Thứ ba, cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập ở trường chưa tạo điều kiện thuận tiện
cho sinh viên. Ngoài 56.6% sinh viên đánh giá hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền
Giang tổ chức thuận tiện cho họ thì có đến 43.4% cho rằng chưa t
ổ chức thuận tiện. Điều này được
chứng minh ở thời gian tổ chức tư vấn học tập chưa phù hợp, cố vấn học tập thay đổi qua các năm
học.
18
Thứ tư, chất lượng công tác quản lý hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang
được đội ngũ tư vấn đánh giá chỉ đạt từ mức trung bình đến cận khá. Từ khi tiến hành hoạt động tư vấn
học tập đến nay, nhà trường chưa thực hiện khảo sát, thăm dò năng lực đội ngũ tư vấn cũ
ng như chưa
tiến hành đánh giá chất lượng của hoạt động này. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà
trường còn thiếu đồng bộ (TB: 2.41). Việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn đội ngũ tư vấn học tập cũng
chưa được đánh giá cao (TB: 2.45).
II. Khuyến nghị
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động TVHT tại trường ĐHTG, tác giả đưa ra một số khuyến nghị
như sau:
- Nâng cao mức độ hài lòng của đội ngũ TVHT và sinh viên về hoạt động TVHT, mức độ
đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên, mức độ đạt mục tiêu TVHT. Đồng thời tổ chức hoạt
đông TVHT phải tạo điề
u kiện thuận lợi cho sinh viên.
- Nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn học tập.
- Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động TVHT
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động TVHT ở Trường.
-Thực hiện chế độ chính sách thỏa đáng và khen thưởng kịp thời cho đội ngũ TVHT.
Tóm lại, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ
, công trình này vẫn còn nhiều hạn chế:
bộ công cụ sử dụng theo mô hình nghiên cứu của luận văn này nên sử dụng thang đo theo số
nhưng luận văn đang sử dụng thang đo theo phạm trù nên khi phân tích số liệu làm giảm chất lượng
của thông tin. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của luận văn.
19