Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Sử dụng mã nguồn mở PHP và hệ quản trị MySQL để hệ thống quản lý khách hàng tại hãng Thời trang công sở cao cấp MOKARA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 54 trang )

Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1.

Tính cấp thiết của đề tài 5

2.

Mục tiêu nghiên cứu 6

3.

Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 6

3.1 Các giả thiết cần kiểm định: 6

3.2 Câu hỏi nghiên cứu: 7

4.

Phạm vi nghiên cứu (không gian, giai đoạn, đối tượng nghiên cứu) 8

4.1 Không gian nghiên cứu: 8



4.2

Các giai đoạn nghiên cứu 9

4.2.1

Xây dựng cơ sở lý luận về hệ cơ sở dữ liệu tích hợp vào website: . 9

4.2.2

Khảo sát thực trạng của hệ thống: 9

4.2.3

Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu căn bản trong quản trị khách hàng: 9

4.2.4

Tích hợp vào website bằng ngôn ngữ PHP: 9

4.2.5

Hoàn thiện chương trình, hướng dẫn cài đặt và sử dụng: 9

4.3

Đối tượng của đề tài: 10

5.


Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài 10

PHẦN NỘI DUNG 11

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ cơ sở dữ liệu tích hợp vào website 11

1.

Sự ra đời của mô hình quan hệ (Relational Model) 11

2.

Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu 11

2.1

Cơ sở dữ liệu là gì? 12

2.2

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 12

2.3

Người dùng 13

3.

Mô hình quan hệ 14


3.1

Mô hình quan hệ là gì? 14

3.2

Các khái niệm liên quan đến mô hình quan hệ 14

3.2.1

Thuộc tính (Arity) 14

3.2.2

Lược đồ quan hệ (Relation Schema) 14

3.2.3

Quan hệ (Relation) 15

3.2.4

Bộ (Tuple) 15

3.2.5

Khóa (Key) 15

3.2.6


Các dạng chuẩn 15

Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 2

3.3

Mô hình thực thể kết hợp 16

3.3.1

Giới thiệu về mô hình thực thể liên kết 16

3.3.2

Các khái niệm liên quan đến mô hình thực thể kết hợp 17

3.4

Thiết kế logic CSDL 18

3.4.1

Quy tắc chuyển từ mô hình thực thế kết hợp sang lược đồ cơ sở dữ
liệu 19

3.4.2


Các bước tiến hành chuẩn hóa quan hệ 19

3.5

Hoàn thiện mô hình cơ sở dữ liệu 20

4

Mã nguồn mở MySQL và ứng dụng ngôn ngữ PHP 20

4.1

Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở 20

4.2

Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL 21

4.2.1 Khái quát về hệ quản trị MySQL 21

4.2.2 Những ưu điểm nổi bật của hệ quản trị MySQL 22

4.3

Giới thiệu về ngôn ngữ PHP 24

5

Định hướng xây dựng và phát triển cho hệ cơ sở dữ liệu quản trị khách
hàng bằng MySQL trên nền tảng PHP 25


5.1

Các tiêu chí lựa chọn giải pháp cho hệ thống quản trị khách hàng của
doanh nghiệp 25

5.1.1 Yếu tố đầu tiên: phương pháp xử lý 25

5.2.2 Triển khai hệ thống 25

5.1.3 Sự khác biệt giữa các thuật ngữ 26

5.2

Xây dựng và thiết kế hệ thống quản trị dữ liệu trên căn cứ thực trạng
của doanh nghiệp 26

5.3

Xây dựng và triển khai ứng dụng trên nền Web sử dụng ngôn ngữ lập
trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL 27

Chương 2: Khảo sát thực trạng của hệ thống 28

1.

Giới thiệu về hãng thời trang công sở cao cấp MOKARA 28

2.


Tầm nhìn chiến lược và phát triển 28

2.1

Kế hoạch sản xuất 29

2.2

Chiến lược về giá và chất lượng sản phẩm 29

2.3

Chiến lược về xúc tiến bán 29

2.4

Các chương trình chăm sóc khách hàng 30

3.

Cơ chế quản lý khách hàng hiện tại 30

4.

Những vấn đề và yêu cầu đặt ra 30

Chương 3: Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu trong quản trị khách hàng 31

1.


Mô tả bài toán thực tế 31

Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 3

2.

Mô hình thực thể liên kết 32

3.

Mô hình quan hệ 33

4.

Chuẩn hóa 34

5.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu 36

Chương 4: Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu trên MySQL 37

1.

Thiết kế cơ sở dữ liệu 37

1.1


Tạo một cơ sở dữ liệu 38

1.2 Tạo các bảng 38

1.3

Thiết lập các thuộc tính mô t 38

1.4 Hoàn chỉnh các table 39

1.4

Hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu 39

1.6 Thiết lập các quan hệ cho các table 39

2.

Thiết kế các module khai thác cơ sở dữ liệu bằng PHP 40

2.1

Module nhập dữ liệu 40

2.2

Module thống kê sản phẩm 45

2.3


Module thống kê chi tiêu khách hàng 45

2.4

Module chăm sóc khách hàng 45

Chương 5: Cài đặt và hoàn thiện hệ thống 46

1.

Đưa hệ thống lên host – cài đặt trên host 46

2.

Phân quyền, bảo mật 47

ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 49

PHỤ LỤC 50



Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 4

LỜI CẢM ƠN
V
ới những tình cảm chân thành, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những

kiến thức rất quý báu về lý luận cũng như các vận dụng thực tế của đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Thương Mại, khoa Tin
học Thương mại, cùng gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho nhóm chúng em trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài
khoa học này.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo Đặng Minh
Tuyền đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cũng qua đây, nhóm gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Hãng thời trang công sở
cao cấp Mokara đã tạo điều kiện để cho nhóm thử nghiệm và vận dụng những kiến
thức đã tích lũy trên giảng đường vào thực tế.
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng, nhưng trong báo cáo này cũng khó tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy
cô giáo cùng các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.


Xin trân trọng cảm ơn

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2012

Nhóm sinh viên thực hiện
Vũ Ngọc Bích
Ngô Quang Đạo
Nguyễn Văn Huy

Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, việc thành công hay thất bại của một doanh nghiệp
không phải là tạo ra tối đa những sản phẩm, dịch vụ của mình có mà quan trọng nhất là
tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo hình ảnh
riêng ghi sâu trong mỗi khách hàng. Các doanh nghiệp cũng đã sớm nhận ra rằng cần
có một hệ thống quản lý thông tin khách hàng như : thông tin cá nhân, tài khoản, nhu
cầu . . . nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Yêu cầu ngay lúc này chính là sự hiểu biết đầy đủ về tri thức khách hàng được
rút ra từ nhiều nguồn dữ liệu, chẳng hạn qua một số các hệ thống tính cước và in hóa
đơn, hệ thống chuyển đổi, mạng lưới kênh phân phối, báo cáo phân tích và các mạng
xã hội.
Các doanh nghiệp đã và đang ngày nỗ lực hơn trong việc hiểu khách hàng nhằm
mang đến cho họ sự trải nghiệm cùng những dịch vụ được nâng cấp tốt hơn. Tuy
nhiên, vẫn có sự khác biệt quá lớn giữa việc hiểu rõ các yêu cầu với những mong
muốn thực sự của khách hàng.
Sự khác biệt này có thể do việc định hướng vào nhóm khách hàng sai, thất bại
trong việc nắm bắt các yêu cầu thực sự của khách hàng, thiếu tuyên bố giá trị thuyết
phục hoặc đơn giản là lựa chọn sai kênh truyền thông. Để quản lý được các thách thức
do những nguyên nhân trên, chúng ta cần tới sự trợ giúp của một cơ cấu tổ chức mới
biết sử dụng thông tin khách hàng và thúc đẩy những mô hình chuẩn phù hợp nhằm
giúp hệ thống hỗ trợ quyết định nắm bắt chính xác tri thức của khách hàng. Trước tiên,
chúng ta cũng nhìn lại những cách thức quản lý khách hàng mà doanh nghiệp đang sử
dụng.
Quản lý thủ công trên giấy tờ: Đây là phương pháp quản lý phổ biến của các
doanh nghiệp những năm trước và đến nay vẫn còn rất nhiều những doanh nghiệp sử
dụng phương pháp này vì nó không tốn chi phí quản lý. Nhưng việc quản lý này đã
gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn như: Không quản lý chính xác được thông tin
khách hàng, không đồng bộ được thông tin khách hàng với các giao dịch, việc truy vấn
thông tin rất mất thời gian. Đặc biệt là quản lý thông tin trên giấy tờ không lưu dữ
được lâu.

Những năm gần đây công nghệ thông tin phát triển, các doanh nghiệp đã mang
những ứng dụng của công nghệ thông tin vào việc quản lý khách hàng như sử dụng
các phần mềm Excel, Access . . . Nhưng cũng như phương pháp quản lý trên giấy tờ,
những phần mềm trên chỉ có thể quản lý được những thông tin cơ bản của khách hàng,
còn cả quá trình mua bán, giao dịch thì rất khó.
Đặc biệt cả hai phương pháp này đều có nhược điểm là : dữ liệu khách hàng dễ bị
thất thoát khi nhân sự nghỉ việc, việc làm mới dữ liệu của toàn bộ nhân sự mất nhiều
thời gian, quy trình phối hợp giữa các phòng ban còn chậm, việc báo cáo chiếm nhiều
thời gian của nhân viên. Và còn rất nhiều vấn đề khác mà doanh nghiệp cần phải giải
quyết.
Mục đích của kinh doanh là phát triển và duy trì nguồn khách hàng mục tiêu.
Điều này có nghĩa là mỗi công ty đều phải có dữ liệu khách hàng của mình. Để nguồn
dữ liệu này luôn được làm mới, công ty phải thường xuyên cập nhật tất cả mọi thông
tin giao dịch liên quan đến khách hàng ấy trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Vấn đề cấp thiết nhất của các doanh nghiệp là cần có một hệ thống
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 6

quản lý quy trình khách hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng với các giai đoạn được
phân định rõ ràng. Và hệ thống quản lý khách hàng sẽ giúp cho nhiệm vụ làm việc trực
tiếp với khách hàng trở thành sự hỗ trợ quyết định hiệu quả nhằm cải thiện sâu sắc tình
hình doanh thu, nhiệm vụ tiếp thị và dịch vụ trong cả doanh nghiệp, bằng cách đó
mang đến cho khách hàng sự hài lòng hơn cũng như giữ vững mối quan hệ với khách
hàng.
Với sự trợ giúp của một hệ thống quản trị khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp có
thể phân tích thấu đáo mọi thông tin về mỗi khách hàng cả ở dạng tiềm năng và thân
thiết. Từ đó định ra các giá trị thực mà khách hàng có khả năng mang lại và phân loại
các nhóm khách hàng theo các thị trường mục tiêu nhằm có chính sách chăm sóc hợp
lý hơn. Ở một phương diện khác, hệ thống còn hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp

khi xây dựng chiến lược marketing nhờ một hệ thống thông tin trong suốt về hồ sơ các
khách hàng, giúp đơn giản hóa quá trình tiếp thị và bán hàng.
Dù một hệ thống quản trị khách hàng thông minh giúp ích rất nhiều cho việc
quản lý khách hàng, marketing, kinh doanh . . . nhưng hiện nay vẫn rất nhiều doanh
nghiệp không áp dụng nó. Lý do đặt ra là để thiết lập một hệ thống quản trị khách hàng
hoàn chỉnh có chi phí rất cao. Đặc biệt để sử dụng và vận hành tốt đòi hỏi các nhân
viên có chuyên môn cao về công nghệ thông tin vì hầu hết những hệ thống quản trị
khách hàng đều phát triển từ nước ngoài nên người sử dụng gặp khó khăn về mặt ngôn
ngữ.
Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cần một hệ thống quản trị khách hàng thuần
Việt với chi phí thấp nhưng hiệu quả, có thể đáp ứng yêu cầu của mọi doanh nghiệp.
Đặc biệt có thể truy cập 24/24h và ở mọi lúc mọi nơi. Với những yêu cầu như trên đã
thúc đẩy nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng mã nguồn mở PHP và
hệ quản trị MySQL để hệ thống quản lý khách hàng tại hãng Thời trang công sở
cao cấp MOKARA.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và xây dựng một hệ thống quản lý khách hàng về cơ bản đáp ứng
được các yêu cầu của doanh nghiệp hiện nay.
- Thiết đặt bản demo của chương trình, định hướng phát triển các tính năng cho
hệ thống trong tương lai.

3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Các giả thiết cần kiểm định:
“Giả thuyết nghiên cứu là 1 phát biểu về mối liên hệ giữa các biến (biến độc lập
và phụ thuộc) (mối liên hệ nhân – quả), nhà khoa học sẽ đi kiểm định giả thuyết này
qua quá trình nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi
nghiên cứu”. Trên căn cứ này chúng tôi tiến hành xây dựng các giả thiết cho đề tài của
mình như sau:
- Sự phù hợp của việc kết hợp quản trị hệ thống với tích hợp cơ sở dữ liệu vào

website dựa trên mã nguồn mở MySQL. Giả thiết này chính là giả thiết chủ yếu và
quan trọng nhất của vấn đề nghiên cứu khoa học, để kiểm định giả thiết này chúng tôi
sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn bằng sản
phẩm để nêu rõ được giá trị tuyệt vời của sự kết hợp hệ quản trị cơ sở mã nguồn mở
MySQL với hệ thống website. Để có thể đưa ra kiểm đinh chính xác nhất về vấn đề
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 7

này chúng tôi sẽ tiến hành đưa ra những lập luận có căn cứ thực nghiệm về giá trị của
mã nguồn mở nói chung và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL nói riêng trong việc kết
hợp và hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Nếu có một hệ thống được xây dựng tốt,
hợp lí , khoa học được kết hợp cùng với một hệ thống mã nguồn mở được ưa chuộng
nhất toàn cầu thì hoàn toàn có thể có một hệ thống quản trị được tin học hóa với giá trị
đem lại là vô cùng lớn và thuận tiện trong khâu bảo dưỡng, nâng cấp tính năng, bảo
mật.
- Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống và tin học hóa quá trình quản trị trong
các doanh nghiệp hiện nay. Với giả thiết này thì vấn đề cần xử lí chính là về thực trạng
các doanh nghiệp việt nam hiện nay đang rất bị động và đang còn khá bỡ ngỡ. Với tốc
độ phát triển như vũ bão của internet hiện nay thì chắc chắn rằng trong một tương lai
không xa thì hầu hết các thanh toán đều được thực hiện trên phương thức giao dịch
điện tử và khi ấy thì sự cần thiết của một hệ thống thông tin với doanh nghiệp là yếu tố
không thể phủ nhận của mọi doanh nghiệp, và khi đó thì có thể khẳng định được
những giá trị vô cùng to lớn của internet và hệ thống website mang lại cho mỗi doanh
nghiệp, với đề tài nghiên cứu khoa học này chúng ta sẽ nhìn thấu rõ hơn được sự tiện
lợi cũng như những ưu điểm của một hệ thống tin học hóa điển hình như việc tích hợp
quan trị bán hàng và khách hàng trên website.
- Mối quan hệ giữa quản trị khách hàng và quản trị sản phẩm có gắn liền với
nhau hay không? Đây là giả thiết cần kiểm định để khẳng định tính đúng đắn của vấn
đề cần nghiên cứu, tuy nhiên ta thấy rằng vấn đề này quả thực là không hề đơn giản

trong vấn đề nghiên cứu, bởi nó ảnh hưởng bởi vô cùng nhiều yếu khác nhau trong quá
trình quản trị bán hàng, và quản trị khách hàng ở từng doanh nghiệp khác nhau trong
những hoàn cảnh và đơn vị khác nhau, để đưa có thể kiểm đính chính xác giả thuyết
kiểm định này ta cần có những thu thập và nghiên cứu cụ thể đối với nhiều đối tượng
khác nhau trong mô hình quản lí của daonh nghiệp. Trên thực tế thì việc quản lí sản
phẩm và quản lí khách hàng trong một doanh nghiệp là hai quá trình khá là tách rời,
tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển vô cùng nhanh
thì internet là một kênh bán hàng quan trọng và vô cùng tiềm năng đối với những
doanh nghiệp nhận ra sự quan trọng của nó,và chính khi đó thì mối quan hệ giữa khách
hàng và sản phẩm có sự liên kết với nhau một cách định lượng và hoàn toàn có thể
thống kê và mô tả bằng những công cụ phân tích của các website với chi phí rẻ và yếu
tố công nghệ không quá phức tạp. Quá trính phân tích mối liên hệ này tuy không yêu
cầu quá nhiều tài nguyên của doanh nghiệp nhưng lại mang lại những lợi thế, ưu điểm
vô cùng lớn cho một doanh nghiệp, thậm chỉ những kết quả phân tích chính xác mối
liên hệ giữa khách hàng và sản phẩm sẽ đem lại cho doanh nghiệp những nguồn lợi ích
vô cùng lớn cho nhiều quá trình trong một doanh nghiệp và có thể tiết kiện rất nhiều
chi phí quản trị, có thể kể đến như chi phí quản trị sản phẩm,chi phí quản trị bán hàng,
quản trị khách hàng… Để kiểm định giả thiết này, bài nghiên cứu khoa học sẽ đưa ra
một ví dụ lớn nhất về mối quan hệ của hai yếu tố này trong doanhh nghiệp và đưa ra
sự tương đồng trong nhiều nét của chúng qua đó làm nổi bật lên giá trị của đề tài.
3.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Để kiểm định được các giả thiết đưa ra đồng thời làm rõ được nội dung của đề tài
chúng tôi sẽ đưa ra những hệ thống các câu hỏi nghiên cứu vì câu hỏi nghiên cứu đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng vấn nghiên cứu. Nó góp phần định hướng cho
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 8

quá trình nghiên cứu về nội dung, cũng như phương pháp thực hiện, giới hạn đối
tượng và phạm vi tác giả muốn nghiên cứu.

Hệ thống các câu hỏi nghiên cứu sẽ được chia làm 2 phần chính để có thể dễ
dàng trong theo dõi và đánh giá sản phẩm nghiên cứu:
- Đối với lý thuyết về MySQL và mã nguồn mở viết trên ngôn ngữ PHP:
+ Những đặc tính quan trọng nào và có tính nổi bật của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
MySQL có tác dụng lớn trong quá trình xây dựng hệ thống
+ Các đặc tính của MySQL kết hợp với PHP sẽ thuận tiện ra sao khi có thể tích
hợp trên website liên kết các đại lý khác nhau?
+ Tính phổ dụng và mở của MySQL sẽ có những lợi ích đặc trương gì cho việc
xây dựng hệ thống cho doanh nghiệp và qua đó sẽ giảm thiểu được những phần chi phí
lớn nào cho doanh nghiệp?
+ Vì sao hệ thống lại còn MySQL kết hợp với PHP mà không lựa chọn hệ quản
trị cơ sở dữ liệu khác và ngôn ngữ lập trình khác?
+ Với một hệ thống được xây dựng trên hệ cơ sở này thì có tính ứng dụng ra sao
khi ta áp dụng vào thực tế doanh nghiệp hiện nay khi mà nhu cầu quản trị tăng từng
ngày và đỏi hỏi các nhân viện thiết kế và xây dựng hệ thống cần liên tục nâng cấp và
thay đổi các tính năng theo yêu cầu quản trị thực tế và khi đó thì phải xét đến các rủi
ro có thể xảy ra trong quá trình chỉnh sửa và hệ thống để đám bảo tính toàn vẹn, sẵn
sàng,bảo mật và tin cậy của dữ liệu?
- Đối với lý thuyết về xây dựng hệ thống:
+ Cần xây dựng được một hệ thống như thế nào để có thể đảm bảo tính linh hoạt
trong hoạt động quản trị sản phẩm và khách hàng của doanh nghiệp?
+ Cần làm sao để thể hiện rõ được mối liên quan một cách chặt trẽ theo cấu trúc
phù hợp giữa sản phẩm và khách hàng?
+ Cần thiết kế một hệ thống ra sao để có thể đảm bảo một hệ thống đảm bảo các
đặc tính cần thiết nhất giữa các đối tượng sao cho không xảy ra trồng chéo, khoa học,
mang đủ các đặc tính của một hệ cơ sở dữ liệu có tính thực nghiệm cao và có thể tùy
biến chỉnh sửa và áp dụng được trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực bán hàng khác nhau
không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp hướng tới. Điều nay nếu làm được sẽ tạo ra
một hệ thống mã nguồn mở để có thể cho nhiều đối tượng sử dụng sau này có thể tùy
biến và phát triển hoàn thiện hơn và có thể cải tiến và biến thành một sản phẩm có chất

lượng cao và có tính thương mại hóa tốt.
+ Yêu cầu xây dựng mô hình hệ thống mang tính khoa học, mang đặc tính ứng
dụng cao và chuẩn hóa mức tối đa? Yếu tố này là yêu tố căn bản và vo cùng quan
trọng mà bất cứ nhà xây dựng hệ thống nào cũng cần có và là một trong những điểm
khác biệt của đề tài nghiên cứu khoa học nhằm so với các đề tài khác?
+ Ngoài ra trong quá trình xây dựng hệ thống ta cần chú ý tới bước thiết kế về an
toàn bảo mật thông tin cho hệ thống bằng cả công cụ phác thảo lẫn các công cụ phần
mềm, cụ thể đó là làm sao cho hệ thống có thể đảm bảo tính toàn vẹn tôi ưu không
gây ra sự trùng lặp hay sai lệch dữ liệu.

4. Phạm vi nghiên cứu (không gian, giai đoạn, đối tượng nghiên cứu)
4.1 Không gian nghiên cứu:
Không gian xét rộng ra có thể bao gồm các doanh nghiệp ở quay mô vừa và nhỏ
trên đại bàn HN,đây là những doanh nghiệp mà đang có nhu cầu rất lớn về xây dựng
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 9

hệ thống quản trị cho doanh nghiệp của mình với lượng thông tin không thực sự quá
lớn và hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của họ với 1 hệ thống không quá lớn và công
phu,vị vậy hệ thống xây dựng trên cơ sở dữ liệu Mysql là hoàn toàn hợp lí và phù hợp
với lượng thông tin lưu trữ,trao đổi


4.2 Các giai đoạn nghiên cứu
4.2.1 Xây dựng cơ sở lý luận về hệ cơ sở dữ liệu tích hợp vào website:
Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên ta cần tập hợp các kiến thức, thông tin, hiểu
biết về cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu MySQL, định hướng xây dựng, chỉ ra được các
mặt ưu điểm cho hệ quan trị đã chon qua đó xây dựng khung chương trình để tiến hành
thực hiện sao cho khoa học và đạt hiệu quả cao nhất, trong đó yếu tố về mặt thời gian

và kinh tế cũng được bàn đến để đạt được những kết quả tối ưu nhất
4.2.2 Khảo sát thực trạng của hệ thống:
Giai đoạn này ta cần thu thấp các thông tin về đối tượng của đề tài ở đây là hệ
thống bán hàng của công ty MOKARA, về tầm nhìn, về chiến lược, các cơ chế quản lí
hiện tại và những yêu cầu cơ bản của công ty đặt ra cho hệ thống đang xây dựng chính
từ những yêu cầu và thực trạng đó để tiến hành xây dựng một hệ thống theo đúng yêu
cầu và tiêu chuẩn đề ra.
4.2.3 Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu căn bản trong quản trị khách hàng:
Đây là bước đơn thuần xây dựng hệ thống trên nền tảng lý thuyết sau khi ta có
những định hướng cơ bản về hệ thống và những thông tin về đối tượng nghiên cứu thì
sẽ tiến hành xây dựng bài toán, xây dựng các mô hình thực thể và các mô hình chung
liên quan.
4.2.4 Tích hợp vào website bằng ngôn ngữ PHP:
Sau khi có 1 hệ thống hoàn chỉnh trên lý thuyết và đảm bảo các yêu cầu chuẩn
hóa ta sẽ tiến hành xây dựng sản phẩm cụ thể dựa trên ngôn ngữ PHP kết hợp với hệ
quan trị cơ sở dữ liệu MySQL. Đây là bước có thể coi là công đoạn khó khăn nhất
trong quá trình tiến hành thực hiện vì nó đòi hỏi những hiểu biết về ngôn ngữ lập trình
PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh rât
nhiều lỗi.Nếu bước này không thực hiện được thì quá trinhd xây dựng chung chỉ có thể
được tiến hành trên lý thuyết và công đoạn này sẽ không được tính và kết quả nghiên
cứu và như vậy thì kết quả của quá trính nghiên cứu sẽ bị giảm đáng kể do không có
sản phẩm thực tế áp dụng được.Tuy nhiên do thời gian cho phép nên công đoạn này có
thể lược bớt 1 số bước để tránh tính trạng quá sa lầy trong xây dựng và thiết kế hệ
thống có thể gây ra tốn kém thời gian của bài nghiên cứu dẫn đến những sai sót trong
thực nghiệm vì tính hình doanh nghiệp biến đổi rất nhanh chóng qua từng thời vụ của
thị trường và những yêu cầu quản trị của hệ thống nên cấu trúc cũng có thể nhanh
chóng thay đổi theo.
4.2.5 Hoàn thiện chương trình, hướng dẫn cài đặt và sử dụng:
Đây là bước cuối cùng trong hoạt động nghiên cứu,đưa sản phẩm vào thực
nghiệm để đưa ra những đánh giá nhận xét khách quan về hệ thống nói chung và các

chức năng của nó nói riêng qua đó có thể nhận xét về ưu, nhược điểm của chúng và
đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường, chỉnh sửa, nâng cấp chức năng làm sao cho hệ
thống thêm hoàn thiện hơn về các mặt khác nhau cũng như đảm bảo nhu cầu của
doanh nghiệp, của những nhà quản tri hệ thống yêu cầu đối với sản phẩm.
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 10


4.3 Đối tượng của đề tài:
Hệ quản trị khách hàng của hãng thời trang công sở cao cấp MOKARA, mở rộng
ra đối tượng này còn bao gồm hệ thống quản trị liên kết giữa sản phẩm và khách hàng
tại công ty thời trang này, xác định rõ mối liên hệ của chúng để xây dựng hệ thống dựa
trên hệ quản trị csld MySQL sao cho hợp lí và đạt hiệu quả tối đa về các mặt thời gian,
chi phí.

5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, khái niệm về hệ thống thông tin quản lý xuất hiện từ khoảng đầu
thập kỷ 90, cùng với xu hướng công nghệ hóa trên toàn cầu. Những công ty đầu tiên
tiếp cận với các ứng dụng này là các công ty nước ngoài liên doanh. Trải qua gần một
thập niên với sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ thông tin – truyền thông đã mang
lại cho đất nước một sinh khí mới về việc sử dụng ngành công nghệ số trong quản lý,
kinh doanh, tuy nhiên, những kết quả đạt được về việc ứng dụng hệ thống thông tin
vào doanh nghiệp lại gặp quá nhiều khó khăn và bất cập.
Từ những yêu cầu cấp thiết thực tế đặt ra, đã có rất nhiều đề án được nghiên cứu
triển khai về việc ứng dụng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp.
Không kể các sản phẩm nghiên cứu của những tên tuổi lớn trong giới công nghệ, hằng
năm, sinh viên khoa công nghệ thông tin thuộc các trường đại học cao đẳng đã cho ra
đời rất nhiều những sản phẩm khoa học liên quan đến việc xây dựng hệ thống thông
tin quản lý áp dụng cho các đối tượng trong doanh nghiệp.

Tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 tại Đại học Đà Nẵng năm
2010, đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý khách hàng áp dụng cho doanh nghiệp khách
sạn du lịch” do nhóm sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Thị Thu Hằng
thựchiện đã đưa ra một cơ sở dữ liệu ứng dụng cho mạng LAN dựa trên C#. Đề tài này
đã giải quyết được các vấn đề cơ bản khi triển khai các dịch vụ về quản lý thông tin và
chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự - kế toán tiền lương, nhóm sinh viên Huỳnh
Đức Dũng, Lê Thị Thu Hiền đến từ khoa Kế toán – Tin học trường Cao đẳng Công
nghệ thông tin Đà Nẵng đã thực hiện đề tài “Ứng dụng Access trong công tác quản lý
nhân sự và kế toán tiền lương”. Đây là một đề tài mang tính ứng dụng cao, tuy đơn
giản nhưng về căn bản đã đáp ứng được một số yêu cầu của doanh nghiệp trong việc
quản lý nhân sự và công tác kế toán tiền lương.
Song với các đề tài trên, việc truy xuất cơ sở dữ liệu vẫn chỉ gói gọn trong phạm
vi một mạng LAN nội bộ, hạn chế về không gian, không phù hợp với những doanh
nghiệp kinh doanh trên địa bàn rộng. Mặt khác, việc sử dụng hệ quản trị MS Access sẽ
khiến doanh nghiệp gặp khó khăn với chi phí cao để mua bản quyền, việc nâng cấp hệ
thống có nhiều bất cập.
Trên thị trường phần mềm Việt Nam hiện nay có các phần mềm chuyên dụng về
quản lý khách hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng hầu hết đều được cung cấp
bởi các công ty nước ngoài, do vậy khi triển khai vào doanh nghiệp Việt Nam thường
khiến cho nhà quản lý gặp rắc rối vì những am hiểu chưa sâu sắc của phía nhà cung
cấp đối với cơ chế quản lý kinh tế của chúng ta. Việc triển khai online những công tác
quản lý cũng bất cập vì các khó khăn về cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư quá cao, trong
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 11

khi đây lại là khoản đầu tư chưa đem lại lợi ích trước mắt và không trực tiếp đem lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Về các vấn đề này, nhóm chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra nghiên cứu việc lựa chọn

hệ quản trị dữ liệu MySQL tích hợp trực tiếp vào website chính thức của doanh
nghiệp. MySQL là hệ quản trị mã nguồn mở, mang các chức năng đầy đủ và linh hoạt
cho các yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể triển khai với chi
phí thấp nhất. Với một website giới thiệu và kinh doanh trực tuyến, các thông tin về
khách hàng, những mối quan tâm ưa thích về các sản phẩm dịch vụ của khách hàng sẽ
được cập nhật trực tiếp về hệ thống quản lý của doanh nghiệp mà không cần quan tâm
đến khoảng cách địa lý.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ cơ sở dữ liệu tích hợp vào website
1. Sự ra đời của mô hình quan hệ (Relational Model)
Trong nhiều năm, công nghệ tính toán và thông tin phát triển từ những hệ thống
lớn, đắt tiền và độc quyền dẫn đến các hệ thống mở và không mang tính thương mại
hóa cao. Sự phát triển này mang lại lợi ích to lớn cho người dùng cuối bởi sự phát triển
của các gói ứng dụng số như xử lý văn bản, bảng tính điện tử, văn phòng xuất bản, hệ
quản trị cơ sở dữ liệu, máy tính trợ giúp công nghệ phần mềm… Việc ứng dụng những
sản phẩm công nghệ mang tính thân thiện và gần gũi hơn cho người dùng, cũng như
tính linh hoạt trong quá trình vận hành.
Trước khi máy tính hóa cơ sở dữ liệu được giới thiệu, dữ liệu được lưu trữ theo
kiểu điện tử thành nhiều tập tin riêng biệt sử dụng hệ tập tin. Những tập tin này được
xử lý bằng các ngôn ngữ thế hệ thứ 3 như COBOL, FORTRAN, PASCAL và ngay cả
BASIC để tạo ra các giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp. mỗi ứng dụng, chẳng
hạn như hệ tính lương, hệ quản lý cung ứng hay hệ thống kế toán sẽ có một tập các tập
tin riêng chứa đựng dữ liệu riêng. Các ứng dụng như vậy đã tạo ra những vấn đề sau:
Một là, có sự liên kết chặt chẽ giữa cấu trúc luận lý và cấu trúc vật lý của các tập
tin và chương trình ứng dụng khai thác chúng. Điều này khiến cho việc tạo nên các
ứng dụng này là rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và do vậy mà tốn kém trong bảo trì
hệ thống
Hai là, có sự dư thừa dữ liệu rất lớn qua việc trùng lặp các tập tin trong các ứng
dụng khác nhau. Điều này làm nảy sinh những vướng mắc như dữ liệu thiếu nhát quán,
không gian đĩa bị lãng phí, thời gian bảo trì và lưu phòng hờ các tập tin gia tăng, vấn

đề về quản trị như không chú trọng bảo mật và tổ chức dữ liệu thiếu thoogns nhất.
Ba là về người dùng, thực tế rằng những người dùng lại chính là đối tượng cần
quan tâm nhất trong hệ quản trị cơ sở dũ liệu, thì chính họ lại có ít khả năng khai thác
trực tiếp dữ liệu.
Xuất phát từ chính những vấn đề đã nêu trên, mô hình quan hệ đã ra đời, để đảm
bảo cho cả ba yêu cầu về quản lý dữ liệu: bảo đảm toàn vẹn dữ liệu, tránh dư thừa dữ
liệu và có khả năng truy xuất cho người dùng.

2. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 12

Ban đầu, sự xuất hiện về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhằm giải
quyết các vấn đề của hệ thống thông tin dựa trên các tập tin theo lối cũ. Điều này tạo
ra việc phát triển gần ba thập kỷ qua một hệ CSDL quan hệ thương mại xuất hiện cuối
hững thập niên 70 và các năm đầu của thập niên 80.
2.1 Cơ sở dữ liệu là gì?
Một cơ sở dữ liệu có thể định nghĩa như sau: (viết tắt CSDL - Database) được
hiểu theo cách định nghĩa kiểu kĩ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc. Tuy
nhiên, thuật ngữ này thường dùng trong công nghệ thông tin và nó thường được hiểu
rõ hơn dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu, thường đủ lớn để lưu trên một thiết
bị lưu trữ như đĩa hay băng. Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập
tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Trong định nghĩa này ta thấy, trước hết, CSDL phải là một tập hợp các thông tin
mang tính hệ thống chứ không phải là các thông tin rời rạc, không có mối quan hệ với
nhau. Các thông tin này phải có cấu trúc và tập hợp các thông tin này phải có khả năng
đáp ứng các nhu cầu khai thác của nhiều người sử dụng một cách đồng thời. Đó cũng
chính là các đặc trưng của CSDL.


Ngày nay, cơ sở dữ liệu tồn tại trong mối ứng dụng thông dụng như:
- Hệ quản trị chuỗi cung ứng và kiểm kê vật tư
- Hệ thống đặt vé tự động.
- Hệ quản trị nguồn nhân lực
- Hệ thống cung cấp các dịch vụ tự động (cấp nước, điện, khí đốt)
- Hệ thống điều khiển quá trình chế tạo và sản xuất
- Hệ quản trị quan hệ khách hàng

2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS) là một
tập các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp các dịch vụ xử lý cơ sở dữ liệu
cho những chuyên viên ứng dung và người dùng cuối. hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung
cấp một giao diện người dùng giữa người sử dụng và dữ liệu, nhờ sự biến đổi CSDL
vật lý thành CSDL logic.
Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và
tìm kiếm thông tin trong một CSDL. Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ
phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy
trên một hoặc nhiều siêu máy tính.
Tuy nhiên, đa số hệ quản trị CSDL trên thị trường đều có một đặc điểm chung là
sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc mà tiếng Anh gọi là Structured Query
Language (SQL). Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là
MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, Infomix, v.v. Phần lớn các hệ quản
trị CSDL kể trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix và
MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.

Nghiên cứ
u khoa h




Hiện nay, dự
a vào cách th
năm loại sau:
- Loại phân cấ
p như
- Loại mạ
ng như IDMS c
- Loại tập tin đả
o như
- Loại quan hệ
như
Microsoft Access
- Loại hướng đố
i tư
dữ liệu và việc sử dụ
ng lo
Hiện tại, loại hệ
qu
quản trị CSDL quan hệ
(RDBMS). Lo
năm cuố
i cùng khi đánh b
quản trị CSDL mạng.

2.3 Người dùng
Ngườ
i dùng khai thác
quản trị CSDL có thể
chia thành ba lo
- Người quản trị

CSDL
- Người phát triển

- Người dùng cuối

Người quản trị
CSDL
trị sẽ đảm bảo sự
chính xác và toàn v
mật của CSDL
, sao lưu và ph
dụng, người lậ
p trình và ng
trách nhiệm đảm bả
o cho s
CSDL.
Người phát triể
n và l
trách nhiệm thiết kế, tạ
o d
Người dùng cuố
i là nh
những chuyên gia về
các l
thác CSDL thông qua h

cụ truy vấn của hệ quả
n tr
DATABASE
MANAGEMENT

SYSTEM
u khoa h
ọc sinh viên năm 2012 - Đại họ
c Th
a vào cách th
ức tổ chức chữ liệu, hệ quản trị
CSDL
p như h
ệ IMS của hãng IBM
ư IDMS c
ủa hãng Cullinet Software
o như ADABAS c
ủa hãng Software AG
như ORACLE c
ủa hãng Oracle, DB2 củ
a IBM, AC
i tư
ợng là một tiếp cận khá mới trong thiế
t k
ng lo
ại này sớm trở nên phổ biến.
qu
ản trị CSDL chính được sử dụ
ng trong công ngh
(RDBMS). Lo
ại này đã chiếm l
ĩnh trong công ngh
đánh b
ật loại hệ quản trị CSDL phân cấ
p và g

i dùng khai thác
CSDL thông qua hệ quản trị CSDL
. Ng
chia thành ba lo
ại:
CSDL


ng dụng và lập trình

CSDL
sẽ chịu trách nhiệm quản lý và bả
o trì
chính xác và toàn v
ẹn của dữu liệu và ứng dụ
ng t
ưu và ph
ục hòi CSDL, giữu liên lạc vớ
i ng
p trình và ng
ười dùng cuối. Nói tóm lại, ngườ
i qu
o cho s
ự hoạt động trôi chảy và hiệu quả của
CSDL
n và l
ập trình ứng dụ
ng là nhuwgx chuyên viên v
o d
ựng và bảo trì hệ thông tin cho ngườ

i dùng cu
i là nh
ững người không chuyên về
máy tính nh
các l
ĩnh vực khác có trách nhiệm cụ thể
trong t

được phát triển bởi người phát triển ứ
ng d
n tr
ị CSDL.
USER
DATA
DATA
DATA
MANAGEMENT
c Thương M
ại
Page 13

CSDL
được chia thành
a IBM, AC
CESS của
t k
ế hệ quản trị cơ sở
ng trong công ngh
ệ là loại hệ
nh trong công ngh

ệ trên 10-15
p và g
ần đây nhất là hệ
. Ngư
ời dùng trong hệ
o trì
CSDL. Người quản
ng t
rong CSDL, sự bảo
i ngư
ời phát triển ứng
i qu
ản trị CSDL sẽ có
CSDL
và hệ quản trị
ng là nhuwgx chuyên viên v
ề máy tính có
i dùng cu
ối.
máy tính nhưng h
ọ lại là
trong t
ổ chức. họ khai
ng d
ụng hay các công
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 14

Như vậy, việc tiếp cận CSDL và hệ quản trị CSDL đã giải quyết được 3 vấn đề

của hệ tập tin theo lối cũ:
Vấn đề về cấu trúc logic và cấu trúc vật lý: kiến trúc bên trong của hệ quản trị
CSDL quan hệ hoàng toàn tách biệt rõ ràng giữa cấu trúc luận lý của tất cả tập tin và
chương trình ứng dụng khai thác tập tin này, và một bên là cấu trúc vật lý của CSDL
và phàn lưu trữ các tập tin.
Vấn đề về sự dư thừa dữ liệu: Khi hệ quản trị CSDL quan hệ được giới thiệu,
nhiều tổ chức mong tích hợp các tập tin đã phân tán khắp trong tổ chức vào một CSDL
tập trung. Dữ liệu có thể chia sẻ cho nhiều ứng dụng khác nhau và người sử dụng có
thể khai thác đồng thời các tập con dữ liệu liên quan đến họ. điều này làm hạn chế sự
dư thừa dữ liệu.
Vấn đề về sự khai thác dữ liệu của người dùng: Trong hệ quản trị CSDL quan hệ,
người dùng có thể trực tiếp khai thác dữ liệu thông qua việc sử dụng các câu truy vấn
hay các công cụ báo cáo được cung cấp bởi hệ quản trị CSDL.

3. Mô hình quan hệ
3.1 Mô hình quan hệ là gì?
Mô hình CSDL quan hệ còn được gọi tắt là mô hình quan hệ do E.F. Codd dề
xuất năm 1971. Mô hình này bao gồm:
- Một hệ thống các ký hiệu để mô tả dữu liệu dưới dạng dòng và cột như quan hệ,
bộ, thuộc tính, khóa chính, khóa ngoại…
- Một tâp hợp các phép toán thao tác trên dữ lieuj như phép toán tập hợp, phép
toán quan hệ
- Những ràng buộc quan hệ
Các hệ quản trị CSDL ngày nay được xây dựng dựa vào lý thuyết của mô hình
quan hệ.

3.2 Các khái niệm liên quan đến mô hình quan hệ
3.2.1 Thuộc tính (Arity)
Trong một bài tóa quản lý về một đối tượng nào đó thì ta cần chú ý đến đặc trưng
riêng của đối tượng đó. Ví dụ như quản lý điểm thi của sinh viên, đối với đối tượng

sinh viên thì các đặc trưng mà chúng ta cần phải quan tâm là họ tên, ngày sinh, giới
tính, quê quán, học bổng, lớp mà sinh viên đang theo học… Các đặc trưng này được
gọi là thuộc tính.
Các thuộc tính được phân biệt qua tên gọi và phải phụ thuộc vào kiểu dữ liệu
nhất định nào đó (số, chuỗi, ngày tháng, logic, hình ảnh…). Kiểu dữ liệu ở đây là kiểu
đơn. Trong cùng một đối tượng không đưuọc có hai thuộc tính cùng tên.
Thông thường, mỗi thuộc tính chỉ chọn lấy giá trị trong một tập con của kiểu dữ
liệu và tập hợp con đó gọi là miềm giá trị của thuộc tính đó. Thuộc tính ngày trong
tháng là kiểu giá trị số nguyên, miền giá trị của nó là 1 đến 31 là tối đa. Hoặc điểm thi
của sinh viên chỉ là các số từ 0 đến 10.
Thường người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C để biểu diễn các thuộc tính.
3.2.2 Lược đồ quan hệ (Relation Schema)
Tất cả các thuộc tính cần quản lý của một đối tượng cùng với mối liên hệ giữa
chúng được gọi là lược đồ quan hệ. lược đồ quan hệ Q với tập thuộc tính {A, B, C,
D…, Z} được viết là Q(A, B, C, D…, Z). tập các thuộc tính của Q được ký hiệu là Q+.
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 15

Thường thì khi thành lập một lược đồ, người thiết kế luôn gắn cho nó một ý
nghĩa nhất định, ý nghĩa đó gọi là tân từ của lược đồ quan hệ đó. Dựa vào tân từ người
ta sẽ xác định được tập thuộc tính khóa của lược đồ quan hệ. Khi phát biểu tân từ cho
một lược đồ quan hệ người thiết kế cần phải mô tả đầy đủ ý nghĩa để tránh hiểu lầm.
Nhiều lược đồ quan hệ cùng nằm trong một hệ thống quản lý được gọi là một
lược đồ cơ sở dữ liệu.
3.2.3 Quan hệ (Relation)
Sự thể hiện của lược đồ quan hệ Q ở một thời điểm nào đó được gọi là quan hệ,
rõ ràng là trên một lược đồ quan hệ có thể định nghĩa rất nhiều quan hệ. thường dùng
các ký hiệu như R, S, Q để chỉ các lược đồ quan hệ, còn quan hệ được định nghĩa trên
nó được ký hiệu tương ứng là r, s, q.

3.2.4 Bộ (Tuple)
Bộ là tập mỗi giá trị liên quan của tất cả các thuộc tính của một lược đồ quan hệ.
Thường người ta dùng các chữ cái thường để biểu diễ các bộ. chẳng hạn để nói
bộ t thuộc quan hệ r ta viết: t ϵ r.
Về trực quan thì mỗi quan hệ xem như một bảng, trong đó mỗi cột là thông tin về
một thuộc tính, mỗi dòng là thông tin về một bộ.
Chú ý rằng trong một quan hệ, các bộ không được trùng nhau.
3.2.5 Khóa (Key)
Cho lược đồ quan hệ R, S

R
+
. S được gọi là siêu khóa (Super key) của lượ đồ
quan hệ R nếu với hai bộ tùy ý trong quan hệ R thì giá trị của các thuộc tính trong S là
khác nhau.
Một lược đồ quan hệ có thể có nhiều siêu khóa. Siêu khóa chứa ít thuộc tính nhất
gọi là khóa chỉ định, trong trường hợp lược đồ quan hệ có nhiều siêu khóa chỉ định, thì
khóa được chọn để cài đặt gọi là khóa chính (Primary key) – hay vẫn thường được gọi
tắt là khóa.
Các thuộc tính tham gia vào một khóa được gọi là thuộc tính khóa (prime key),
ngược lại được gọi là các thuộc tính không khóa (non prime key). Khi chọn khóa chính
cần phải xem xét các tiêu chuẩn sau: khóa chính phải xác định được duy nhất một bộ
trong quan hệ, phải có số thuộc tính ít nhất, phải không thay đổi theo thời gian.
Theo định nghĩa này thì chúng ta có thêm khái niệm về khóa ghép. Khóa ghép là
khóa có từ 2 thuộc tính trở lên
Một thuộc tính được gọi là khóa ngoại nếu nó là thuộc tính của một lược đồ quan
hệ này nhưng lại là khóa chính của lược đồ quan hệ khác. Khóa ngoại được dùng để
thiết lập một mối quan hệ. Trong quan hệ, các thuộc tính khóa ngoại được in nghiêng
hoặc gạch chân bằng nét đứt.
Khóa giả là thuộc tính do con người đặt ra để làm khóa chính. Thuộc tính này

không mô tả đặc điểm của các đối tượng quan tâm mà chỉ có tác dụng để xác định duy
nhất đối tượng đó. Ví dụ như Mã sinh viên, Số hóa đơn… Thông thường khi khóa
chính có từ 3 thuộc tính trở lên người ta thường đặt ra một khóa giả làm khóa chính để
tiện lợi hơn trong việc truy vấn dữ liệu.
3.2.6 Các dạng chuẩn
 Phụ thuộc hàm
Trong một quan hệ R, thuộc tính B phụ thuộc hàm vào thuộc tính A (hay thuộc
tính A xác định hàm thuộc tính B) nếu một giá trị của thuộc tính A xác định một giá trị
duy nhất của thuộc tính B.
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 16

Phụ thuộc hàm giữa nhiều thuộc tính: thuộc tính B phụ thuộc hàm vào các thuộc
tính A1, A2 nếu với mỗi cặp giá trị của A1 và A2 xác định duy nhất một giá trị của B.
Có các loại phụ thuộc hàm sau:
- Phụ thuộc hàm đầy đủ: thuộc tính B gọi là phụ thuộc đầy đủ vào tập thuộc tính
A (có từ 2 thuộc tính trở lên) nếu nó chỉ phụ thuộc hàm vào A và không phụ thuộc
hàm vào bất cứ tập con nào của A. ngược lại B gọi là phụ thuộc hàm bộ phận vào tập
thuộc tính A.
- Phụ thuộc hàm bắc cầu: thuộc tính A3 được gọi là phụ thuộc hàm bắc cầu với
A1 nếu có thể được xác định trung gian qua một thuộc tính A2.
Định nghĩa khóa theo quan niệm phụ thuộc hàm: trong quan hệ R, tập các thuộc
tính K là khóa của quan hệ nếu có K xác định hàm với tất cả các thuộc tính còn lại.
 Các dạng chuẩn
Trên thực tế, một ứng dụng cụ thể có thể được thiết kế thành nhiều lược đồ
CSDL khác nhau, và tất nhiên chất lượng của các lược đồ CSDL này cũng khác nhau.
Chất lượng thiết kế của một CSDL có thể được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn
trong đó có sự trùng lặp thông tin và chi phí kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn là hai tiêu
chuẩn quan trọng.

Để có thể đánh giá được CSDL với hai tiêu chuẩn trên, chúng ta sử dụng đến các
dạng chuẩn hóa như sau:
Dạng chuẩn 1 (1NF): Một quan hệ là ở dạng chuẩn 1 nếu toàn bộ các miền thuộc
tính đều là các miền đơn và không tồn tại nhóm thuộc tính lặp. Một thuộc tính A là
thuộc tính lặp nếu với một giá trị cụ thể của khóa chính có nhiều giá trị của thuộc tính
A kết hợp với khóa chính này. Như vậy nếu xét các dạng chuẩn, nếu không nói gì
thêm, chúng ta hiểu rằng dạng chuẩn đang xét ít nhất là đạt dạng chuẩn 1.
Dạng chuẩn 2 (2NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 2 nếu nó đã ở dạng chuẩn 1 và
không tồn tại phụ thuộc hàm bộ phận vào khóa. Cần chú ý rằng quan hệ có khóa chính
là một thuộc tính thì luôn luôn ở dạng chuẩn 2.
Dạng chuẩn 3 (3NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 3 nếu nó đã ở dạng chuẩn 2 và
không tồn tại phụ thuộc hàm bắc cầu vào khóa (hay phụ thuộc hàm giữa các thuộc tinh
không khóa). Như vậy cũng có thể suy ra được rằng, nếu quan hệ không có thuộc tính
không khóa thì quan hệ đó sẽ đạt chuẩn 3.
Dạng chuẩn BC (Boyce-Codd Normal Form): Một quan hệ Q đạt chuẩn BC nếu
mọi phụ thuộc hàm X→A

F
+
với thuộc tính A khác thuộc tính X đều có X là siêu
khóa. Như vậy, nếu mỗi lược đồ có hai thuộc tính thì đều đạt chuẩn BC.
Trên thực tế, khi xây dựng các lược đồ quan hệ, các chuyên viên đều hướng tới
dạng chuẩn 3 hoặc chuẩn BC.

3.3 Mô hình thực thể kết hợp
3.3.1 Giới thiệu về mô hình thực thể liên kết
Thực tế khi phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin, các chuyên viên thường
xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu từ mô hình thực thể liên kết và mô hình này lại được
xây dựng từ phần đặc tả vấn đề của một bài toán thực tế.
Mục đích của việc xác lập mô hình thực thể liên kết rất rõ ràng, nó để mô tả thế

giới thực gần vói quan niệm, suy nghĩ của con người. đây là mô hình tốt nhất với
lượng thông tin ít nhất, mô tả thế gới dữ liệu đầy đủ nhất. việc xây dựng mô hình nhắm
Nghiên cứ
u khoa h



thành lập một biểu đồ c

của nó.
3.3.2
Các khái ni
Mô hình thực thể
liên k
chuẩn. nó được xây dự
ng t
tính và liên kết.
 Thực thể
Một thực thể
là khái ni
thế giới thự
c hay tư duy đư
một dòng nào đó trong b

Ví dụ: sinh viên V
ũ Qu
 Kiểu thực thể
Kiểu thực thể là vi

thông tin chứ không ph


thực thể có cùng bản chấ
t. Tê ki
Ví dụ: Vũ Quố
c Khánh là m
một trường đại học A, t

nó mô tả cho một số thự
c th
Mô tả cho kiểu th

tên của thực thể.
Chú ý rằ
ng trong th
hiện cho kiểu thực thể c

 Thuộc tính
Thuộc tính là giá tr

kết. mỗi thuộc t
ính có m
miền giá trị của thuộ
c tính A là D(A)
Ví dụ: thực thể
SINH VIÊN có các thu
Ngày sinh, Giới tính, Đị
a ch
Có các kiểu thuộ
c tính sau
- Kiểu thuộ

c tính đ
thuộc tính khóa): là mộ
t ho
các thực thể
khác nhau. M
danh làm cơ sở để p
hân bi
mặ
t hàng, Mã sinh viên…
- Thuộc tính mô tả
: Là các thu
thực thể hay liên kế
t mà thôi. H
tả.
Một số thuộ
c tính mô t
Thuộc tính tên gọ
i là thu
Thuộc tính tên gọi để
phân bi
Thuộc tính kết nố
i (thu
giữa một thực thể đ
ã có và m
Tên kiểu
thực thể
u khoa h
ọc sinh viên năm 2012 - Đại họ
c Th


u trúc dữ liệu bao gồm dữ liệu cần xử
lý và c
Các khái ni
ệm liên quan đến mô hình thực thể kết h

liên k
ết còn được gọi là mô hình dữ liệ
u logic ho
ng t
ừ bốn kiểu khối xây dựng: thực thể
, ki
là khái ni
ệm để chỉ một đối tượng, một nhiệ
m v
duy đư
ợc quan tâm trong quản lý. Một thự
c th

ng.
ũ Qu
ốc Khánh, Đơn hàng số 467…

c nhóm tự nhiên của một số thực thể lạ
i, mô t

i là bản thân thông tin. Kiểu thực thể
thư
t. Tê ki
ểu thực thể là một danh từ.
c Khánh là m

ột thực thể, được quan tâm tớ
i vì anh ta

c anh ta là mộ
t sinh viên. SINH VIÊN la m
c th
ể và dựa trên đó thông tin được lưu tr


c thể người ta dùng một hình chữ nhậ
t trên
ng trong th
ực tế, người ta vẫn thường sử dụ
ng khái ni

a thực thể.

thể hiện một đặc điểm nào đó của mộ
t th
ính có m
ột tập giá trị gọi là miền giá trị củ
a thu
c tính A là D(A)

SINH VIÊN có các thu
ộc tính như M
ã sinh viên, Tên sinh viên,
a ch
ỉ…
c tính sau đây:


c tính đ
ịnh danh (còn gọi là đinh danh thự
c th
t ho
ặc một số thuộc tính mà giá trị củ
a nó cho phép phân bi
khác nhau. M
ột thực thể bao giờ cũng được xác đị
nh m
hân bi
ệt các thể hiện cụ thể của nó. Ví dụ: Số
hi
t hàng, Mã sinh viên…

: Là các thu
ộc tính mà giá trị củ
a chúng ch
t mà thôi. H
ầu hết các thuộc tính trong một ki

c tính mô t
ả đặc biệt:
i là thu
ộc tính mô tả để chỉ tên các đố
i tư
phân bi
ệt các thực thể (tách các thực thể)
i (thu
ộc tính khóa ngoài) là thuộc tính đ


ã có và m
ột thực thể trong bảng khác. Thu

Tên kiểu
thực thể
SINH
VIÊN
c Thương M
ại
Page 17
lý và c
ấu trúc nội tại

p
u logic ho
ặc sơ đồ tiêu
, ki
ểu thực thể, thuộc
m v
ụ, một sự kiện trong
c th
ể tương đương với
i, mô t
ả cho một loại
thư
ờng là tập hợp các
i vì anh ta
đang học tại
t sinh viên. SINH VIÊN la m

ột kiểu thực thể vì

.
t trên đó có
gá nhãn là

ng khái ni
ệm Thực thể để thể
t th
ực thể hay một liên
a thu
ộc tính đó. Ký hiệu
ã sinh viên, Tên sinh viên,
c th
ể, đôi khi cò gọi là
a nó cho phép phân bi
ệt
nh m
ột thuộc tính định
hi
ệu khách hàng, Mã
a chúng ch
ỉ có tính mô tả cho

u thực thể đều là mô
i tư
ợng thuộc thực thể.

chỉ ra mối quan hệ


c tính kết nối giống
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 18

thuộc tính mô tả thông thường trong thực thể chứa nó nhưng nó lại là thuộc tính khóa
của một thực thể trong bảng khác.
Những lưu ý khi xác định thuộc tính mô tả cho các thực thể:
- Mỗi thuộc tính chỉ được xuất hiện một lần trong thực thể tương ứng
- Nếu không chắc chắn là thuộc tính hay thực thể thì cần tiếp tục nghiên cứu và
phân tích nó.
- Khi một thuộc tính của thực thể A có nhiều giá trị ta sẽ mô hình hóa thuộc tính
đó là một thực thể B có quan hệ phụ thuộc với thực thể A. định danh của thực thể B sẽ
bao gồm các thuộc tính định danh của thực thể A và một số thuộc tính khác của thực
thể B. liên kết giữa thực thể A và thực thể B được gọi là liên kết phụ thuộc.
 Liên kết
Liên kết hay còn gọi là quan hệ là sự kết hợp giữa hai hay nhiều thực thể phản
ánh sự ràng buộc trong quản lý.
Giữa hai thực thể có thể có nhiều hơn một liên kết. Đặc biệt, một thực thể có thể
liên kết với chính nó, khi đó ta gọi là tự liên kết.
Kiểu liên kết là tập hợp các liên kết có cùng bản chất. các kiểu liên kết cho biết
số thể hiện lớn nhất của mỗi thực thể tham gia với một thể hiện của một thực thể khác.
Có 3 kiểu liên kết: một-một, một-nhiều, nhiều-nhiều.
- Liên kết một-một (1-1): Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với một thể hiện
của thực thể B và ngược lại.
- Liên kết một-nhiều (1-N): Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với nhiều thể
hiện của thực thể B. Ngược lại mỗi thể hiện của thực thể B quan hệ với chỉ một thể
hiện của thực thể A.
- Liên kết nhiều-nhiều (N-N): Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với nhiều thể
hiện của thực thể B. Ngược lại, mỗi thể hiệ của thực thể B lại quan hệ với nhiều thể

hiện của thực thể A.
Loại thành viên: là điều kiện một thể hiện của thực thể tham gia vào liên kết với
một thực thể khác. Nó có thể là bắt buộc hay tùy chọn trong quan hệ. Các loại thành
viên cho biết số thể hiện nhỏ nhất của mỗi thực thể tham gia vào liên kết với một thể
hiện của một thực thể khác.
Cần chú ý:
- Mô hình dữ liệu không chỉ là công cụ phân tích thiết kế mà còn như một
phương pháp kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu nghiệp vụ của người sử dụng. liên kết một-
nhiều biểu thị ràng buộc là một phàn của mô tả yêu cầu nghiệp vụ: Khi chiều một
nhiều là mở, không xác định (khách hàng có thể mở nhiều đơn hàng) thì chiều từ nhiều
sang một là hoàn toàn xác định (một đơn hàng phải thuộc về một khách hàng).
- Nếu hai thực thể có quan hệ một-một có ít lý do để coi chúng như hai bảng tách
biệt, người ta thường gộp chúng làm một bảng với mỗi dòng dài hơn.
- Nếu hai thực thể có quan hệ nhiều-nhiều thì không có sự khác biệt về bản chất
giữa các chiều, đây là quan hệ ít được sử dụng trong thực tế.
Tóm lại trong ba liên kết trên, liên kết một-nhiều là quan trọng hơn cả và hầu như
các mối quan hệ trong mô hình thực thể đều là mô hình một-nhiều.

3.4 Thiết kế logic CSDL
Có hai hướng tiếp cận để mô hình hóa dữ liệu:
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 19

Vẽ mô hình thực thể liên kết: Đây là cách tiếp cận từ trên xuống (Top-Down). Để
xây dựng mô hình thực thể liên kết, cần xác định một cách trực giác các đối tượng
quan trọng mà một hệ thống cần phải lưu trữ như dữ liệu (đó là các thực thể) và xác
định các thuộc tính mô tả cho các thực thể đó cùng quan hệ giữa các thực thể. Nếu áp
dụng đúng các luật trong mô hình thực thẻ liên kết thì ta sẽ có các quan hệ đã được
chuẩn hóa.

Chuẩn hóa: Đây là hướng tiếp cận từ dưới lên (Bottom – Up). Để chuẩn hỏa cần
tất cả các thuộc tính liên quan của hệ thống vào trong một quan hệ. Áp dụng các quy
luật chuẩn hóa để tách quan hệ đó thành các quan hệ có cấu trúc tốt hơn để giảm bớt
dư thừa dữ liệu.
Mỗi cách tiếp cận đều có ưu điểm và nhước điểm riêng vì vậy trong thực tế
người ta thường phối hợp cẩ hai cách tiếp cận để có được một mô hình dữ liệu chính
xác nhất.
3.4.1 Quy tắc chuyển từ mô hình thực thế kết hợp sang lược đồ cơ sở dữ liệu
 Quy tắc chung
Khi biến đổi mô hình thực thể liên kết thành các mô hình quan hệ ta áp dụng các
quy tắc sau:
- Mỗi tập thực thể trong mô hình ER được chuyển thành một lược đồ quan hệ
- Mỗi thuộc tính trong mô hình ER được chuyển thành một thuộc tính trong lược
đồ quan hệ tương ứng
- Mỗi thuộc tính nhận diện trong mô hình ER được chuyển thành khóa chính
trong lược đồ quan hệ tương ứng.
- Mỗi mối quan hệ trong ER được chuyển thành khóa ngoại theo quy tắc chuyển
mối quan hệ thành khóa ngoại sau đây.
 Quy tắc chuyển mối quan hệ thành khóa ngoại:
Mối quan hệ một-một: Chuyển khóa chính từ quan hệ 1 sang làm khóa ngoại của
quan hệ 2 hoặc ngược lại. Cũng có một cách khác là ghép hai quan hệ làm một, chọn
một khóa làm khóa chính, các thuộc tính của cả hai quan hệ ban đầu trở thành thuộc
tính của quan hệ mới.
Mối quan hệ một-nhiều: Chuyển khóa chính từ bên một sang làm khóa ngoại của
bên nhiều.
Mối quan hệ nhiều-nhiều: Tạo ra một quan hệ mới có khóa chính là sự kết hợp
các kháo chính của hai quan hệ có tính kết nối nhiều nhiều. Quan hệ mới này sẽ có
quan hệ một-nhiều với hai quan hệ cũ.

3.4.2 Các bước tiến hành chuẩn hóa quan hệ

Bước 1: Từ một biểu mẫu (tài liệu xuất như hóa đơn, chứng từ…) lấy ra một
danh sách các thuộc tính cho quan hệ chưa được chuẩn hóa.
Mỗi tiêu đề trong biểu mẫu là một thuộc tính, bỏ qua các phần đầu đề và chữ ký
dưới cùng, không lấy các thuộc tính được suy diễn từ những thuộc tính khác và các
thuộc tính trình bày (như số thứ tự).
Bổ sung thêm một số thuộc tính định danh tương ứng với một số thuộc tính tên
gọi chưa có định danh nếu cần thiết.
Xác định nhóm thuộc tính lặp, các phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính
Bước 2: chuẩn hóa về dạng chuẩn 1 – tách các nhóm thuộc tính lặp.
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 20

Tách các thuộc tính không nằm trog nhóm lặp thành một quan hệ (R1). xác định
khoá chính của quan hệ này. Các thuộc tính của nhóm lặp và khoá chính của quan hệ
trên (R1) tạo thành một quan hệ (R2). Xác định khóa chính cho quan hệ R2 (khoá
chính của R2 sẽ là một khoá ghép giữa khoá của R1 và một thuộc tính khác trong R2)
Bước 3: Chuẩn hoán về dạng chuẩn 2 (2NF): Loại bỏ phụ thuộc bộ phận vào
khoá (chỉ áp dụng với các quan hệ có khoá ghép).
Tách các thuộc tính tham gia vào phụ thuộc hàm được xác định bởi một phần của
khoá vào một quan hệ mới (R3). Khoá chính của quan hệ là thuộc tính xác định hàm.
Phần còn lại với khoá chính của quan hệ trên (R3) là một quan hệ giữ nguyên
khoá chính như quan hệ ban đầu.
Bước 4: Chuẩn hóa về dạng chuẩn 3 – loại bỏ phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính
không khóa
Tách các thuộc tính tham gia vào phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính không khoá
vào một quan hệ mới (R4). Khoá chính của quan hệ là thuộc tính xác định hàm. Phần
còn lại và khoá chính của quan hệ trên (R4) là một quan hệ giữ nguyên khoá chính của
quan hệ ban đầu.


3.5 Hoàn thiện mô hình cơ sở dữ liệu
Sau khi tiến hành theo hai hướng khác nhau: xây dựng mô hình thực thể liên kết
và chuẩn hoá dữ liệu chúng ta sẽ có hai tập bản ghi logic khác nhau của cùng một hệ
thống. Khi đó cần phải kết hợp lại để có một mô hình CSDL logic thống nhất cho hệ
thống.
Một số nguyên tắc kết hợp như sau:
Kiểm tra sự thống nhất về tên gọi của các quan hệ và các thuộc tính trong hai kết
quả. Nếu cùng tên những khác nghĩa thì phải đặt lại tên cho khác nhau. Nếu cùng
nghĩa nhưng khác tên thì phải đặt lại tên cho giống nhau.
Lấy tất cả các quan hệ khác nhau từ hai kết quả.
Với hai quan hệ trùng nhau thì lấy tất cả các thuộc tính có trong hai quan hệ từ
hai kết quả.

4 Mã nguồn mở MySQL và ứng dụng ngôn ngữ PHP
4.1 Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở
Phần mềm nguồn mở (PMNM) là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng
mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền:
người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc
chung qui định trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public Licence – GPL) mà
không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn
đóng (tức là phần mềm thương mại).
Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi
phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv tức là những dịch vụ
thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm
nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà
cung cấp nào.
Trên thị trường phần mềm, có nhiều loại giấy phép. Có thể chia các giấy phép
này đại khái như sau:
▪ Phần mềm thương mại (Commercial Software)
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại


Page 21

▪ Phần mềm thử nghiệm giới hạn (Limited Trial Software)
▪ Phần mềm “chia sẻ” (Shareware)
▪ Phần mềm sử dụng phi thương mại (Non-commercial Use)
▪ Phần mềm không phải trả phần trăm cho nhà sản xuất (Royalties Free Binaries
Software)
▪ Thư viện phần mềm không phải trả phần trăm (Royalties Free Software
Libraries)
▪ Phần mềm mã nguồn mở kiểu BSD - (Open Source BSD-style)
▪ PMNM kiểu Apache (Open Source Apache-style)
▪ PMNM kiểu CopyLeft hay kiểu Linux (Open Source CopyLeft, Linux-style)
PMNM kiểu CopyLeft (trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và
GNU – Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight !) hay còn gọi là giấy
phép GPL (General Public Licence) là một bước tiến quan trọng theo hướng tự do hóa
của các giấy phép phần mềm. Giấy phép GPL yêu cầu không những mã nguồn gốc
phải được phân phối theo các qui định của GPL mà mọi sản phẩm dẫn xuất cũng phải
tuân thủ GPL.
GPL cho người dùng tối đa quyền hạn và tự do đối với các PMNM theo GPL, cụ
thể người dùng có quyền không những sao chép, sửa đổi, mua bán các PMNM dưới
CopyLeft mà còn được quyền tự do như vậy đối với các phần mềm dẫn xuất. Tóm lại
nếu PMNM gốc đã theo CopyLeft thì mọi PMNM dẫn xuất của nó cũng đương nhiên
theo CopyLeft.

4.2 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
4.2.1 Khái quát về hệ quản trị MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhanh nhất trên thế giới, nó trở thành cơ sở
dữ liệu nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới vì hiệu suất cao, độ tin cậy cao và dễ sử
dụng. Vì MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả

chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích
rất mạnh.Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có
truy cập CSDL trên internet. Nó được sử dụng mọi nơi – ngay cả châu Nam Cực - bởi
các nhà phát triển Web riêng lẻ cũng như rất nhiều các tổ chức lớn nhất trên thế giới để
tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho những Web sites có dung lượng lớn, phần mềm
đóng gói – bao gồm cả những nhà đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp như Yahoo!,
Alcatel-Lucent, Google, Nokia, YouTube…MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên bạn
có thể tải về MySQL từ trang chủ. Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác
nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix,
FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS…
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan
hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
MySQL là hệ quản trị dữ liệu miễn phí, được tích hợp sử dụng chung với apache,
PHP. Chính yếu tố phát triển trong cộng đồng mã nguồn mở nên mysql đã qua rất
nhiều sự hỗ trợ của những lập trình viên yêu thích mã nguồn mở. Mysql cũng có cùng
một cách truy xuất và mã lệnh tương tự với ngôn ngữ SQL. Nhưng Mysql không bao
quát toàn bộ những câu truy vấn cao cấp như SQL. Về bản chất Mysql chỉ đáp ứng
việc truy xuất đơn giản trong quá trình vận hành của website nhưng hầu hết có thể giải
quyết các bài toán trong PHP. Vậy nên nó rất tốt cho các ứng dụng dựa trên web. Rất
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 22

nhiều các công cụ hổ trợ đã được phát triển cho MySQL với PHP, chẳng hạn như
PHPMyAdmin là một công cụ quản trị web rất tốt cho MySQL, và giúp bạn có thể làm
bất cứ điều gì mà bạn mong muốn với MySQL. Nhiều tổ chức lớn nhất và phát triển
nhanh nhất trên thế giới bao gồm Facebook, Google, Adobe, Alcatel Lucent và Zappos
đều sử dụng MySQL để tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhằm cung cấp hoạt động cho
các trang web của họ cũng như các hệ thống kinh doanh quan trọng. MySQL chạy
được trên hơn 20 nền tảng bao gồm cả Linux, Windows, Mac OS, Solaris, IBM AIX,

cho phép bạn linh hoạt kiểm soát hệ thống.
4.2.2 Những ưu điểm nổi bật của hệ quản trị MySQL
Cho dù là người mới biết về công nghệ cơ sở dữ liệu hoặc là người đã có kinh
nghiệm phát triển DBA, MySQL sẽ cung cấp cho người dùng đầy của các công cụ về
quản lý cơ sở dữ liệu, cũng như hỗ trợ, đào tạo và các dịch vụ tư vấn để giúp cho
người dùng. Đây là 10 lý do nên chọn MySQL cho ứng dụng của mình:
 Tính linh hoạt:
Máy chủ cơ sở dữ liệu MySQL cung cấp đặc tính linh hoạt, có sức chứa để xử lý
các ứng dụng được nhúng sâu với dung lượng chỉ 1MB để chạy các kho dữ liệu đồ sộ
lên đến hàng terabytes thông tin. Sự linh hoạt về platform là một đặc tính lớn của
MySQL với tất cả các phiên bản củaLinux, Unix, và Windows đang được hỗ trợ. Và dĩ
nhiên, tính chất mã nguồn mở của MySQL cho phép sự tùy biến hoàn toàn theo ý
muốn để thêm vào các yêu cầu thích hợp cho database server.
 Tính thực thi cao:
Kiến trúc storage-engine cho phép các chuyên gia cơ sở dữ liệu cấu hình máy
chủ cơ sở dữ liệu MySQL đặc trưng cho các ứng dụng đặc thù. Dù ứng dụng là một hệ
thống xử lý giao dịch tốc độ cao hay web site dung lượng lớn phục vụ hàng triệu yêu
cầu mỗi ngày, MySQL có thể đáp ứng khả năng xử lý những đòi hỏi khắt khe nhất của
bất kì hệ thống nào. Với các tiện ích tải tốc độ cao, đặc biệt bộ nhớ caches, và các cơ
chế xử lý nâng cao khác, MySQL đưa ra tất cả các vũ khí cần phải có cho các hệ thống
doanh nghiệp khó tính ngày nay.
 Có thể sử dụng ngay:
Sự đáng tin cậy cao và tính “mì ăn liền” là những tiêu chuẩn đảm bảo của
MySQL. MySQL đưa ra nhiều tùy chọn có thể dùng ngay từ cấu hình tái tạo chủ/tớ tốc
độ cao, để các nhà phân phối thứ 3 đưa ra những giải pháp có thể dùng ngay duy nhất
cho server cơ sở dữ liệu MySQL.
 Hỗ trợ giao dịch mạnh:
MySQL đưa ra một trong số những engine giao dịch cơ sở dữ liệu mạnh nhất trên
thị trường. Các đặc trưng bao gồm hỗ trợ giao dịch ACID hoàn thiện ( Atomic – tự
động, Consistent – thống nhất, Isolated – độc lập, Durable – bền vững), khóa mức

dòng không hạn chế, khả năng giao dịch được phân loại, và hỗ trợ giao dịch đa dạng
(multi-version) mà người đọc không bao giờ gây trở ngại cho người viết và ngược lại.
Tính toàn vẹn của dữ liệu cũng phải được bảo đảm trong suốt quá trình server có hiệu
lực, các mức giao dịch độc lập được chuyên môn hóa, và phát hiện khóa chết ngay lập
tức.
 Nơi lưu trữ Web và Data đáng tin cậy:
MySQL là nhà máy chuẩn cho các websites phải trao đổi thường xuyên vì nó có
engine xử lý tốc độ cao, khả năng chèn dữ liệu nhanh ghê gớm, và hỗ trợ mạnh cho
các chức năng chuyên dụng của web như tìm kiếm văn bản nhanh. Những tính năng
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 23

này cũng được áp dụng cho môi trường lưu trữ dữ liệu mà MySQL tăng cường đến
hàng terabyte cho các server đơn. Các tính năng khác như bảng nhớ chính, cây B và
chỉ số băm, và bảng lưu trữ đã được cô lại để giảm các yêu cầu lưu trữ đến 80% làm
cho MySQL trở thành lựa chọn tốt nhất cho cả ứng dụng web và các ứng dụng doanh
nghiệp.
 Chế độ bảo mật dữ liệu mạnh:
Vì bảo mật dữ liệu cho một công ty là công việc số một của các chuyên gia về cơ
sở dữ liệu, MySQL đưa ra tính năng bảo mật đặc biệt chắc chắn dữ liệu sẽ được bảo
mật tuyệt đối. Trong việc xác nhận truy cập cơ sở dữ liệu, MySQL cung cấp các kĩ
thuật mạnh mà chắc chắn chỉ có người sử dụng đã được xác nhận mới có thể truy nhập
được vào server cơ sở dữ liệu, với khả năng này để chặn người dùng ngay từ mức máy
khách là điều có thể làm được. SSH và SSL cũng được hỗ trợ để chắc chắn các kết nối
được an toàn và bảo mật. Một đối tượng framework đặc quyền được đưa ra mà người
sử dụng chỉ có thể nhìn thấy dữ liệu, các hàm mã hóa và giải mã dữ liệu mạnh chắc
chắn rằng dữ liệu sẽ được bảo mật. Cuối cùng, tiện ích backup và recovery cung cấp
bởi MySQL và các hãng phần mềm thứ ba cho phép backup logic và vật lý hoàn thiện
cũng như recovery toàn bộ hoặc tại một thời điểm nào đó.

 Sự phát triển ứng dụng hỗn hợp:
Một trong số các lý do khiến cho MySQL là cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến
nhất thế giới là nó cung cấp hỗ trợ hỗn hợp cho bất kì sự phát triển ứng dụng nào cần.
Trong cơ sở dữ liệu, hỗ trợ có thể được tìm thấy trong các stored procedure, trigger,
function, view, cursor, ANSI-standard SQL, và nhiều nữa. Với các ứng dụng nhúng,
thư viện plug-in có sẵn để nhúng vào cơ sở dữ liệu MySQL hỗ trợ trong bất kì ứng
dụng nào. MySQL cũng cung cấp các bộ kết nối như: ODBC, JDBC, … để cho phép
tất cả các form của ứng dụng sử dụng MySQL như một server quản lí dữ liệu được ưu
tiên.
 Dễ dàng quản lý:
MySQL trình diễn khả năng cài đặt nhanh đặc biệt với thời gian ở mức trung
bình từ lúc download phần mềm đến khi cài đặt hoàn thành chỉ mất chưa đầy 15 phút.
Điều này đúng cho dù flatform là Microsoft Windows, Linux, Macintosh hay Unix .
Khi đã được cài đặt, tính năng tự quản lý như tự động mở rộng không gian, tự khởi
động lại, và cấu hình động sẵn sàng cho người quản trị cơ sở dữ liệu làm việc. MySQL
cũng cung cấp một bộ hoàn thiện các công cụ quản lý đồ họa cho phép một DBA quản
lý, sửa chữa, và điều khiển hoạt động của nhiều server MySQL từ một máy trạm đơn.
Nhiều công cụ của các hãng phần mềm thứ ba cũng có sẵn trong MySQL để điều
khiển các tác vụ từ thiết kế dữ liệu và ETL, đến việc quản trị cơ sở dữ liệu hoàn thiện,
quản lý công việc, và thực hiện kiểm tra.
 Mã nguồn mở tự do và hỗ trợ 24/7:
Nhiều công ty lưỡng lự trong việc giao phó toàn bộ cho phần mềm mã nguồn mở
vì họ tin họ không thể tìm được một cách hỗ trợ hay mạng lưới an toàn phục vụ
chuyên nghiệp, hiện tại, họ tin vào phần mềm có bản quyền để chắc chắn về sự thành
công toàn diện cho các ứng dụng chủ chốt của họ. Những lo lắng của họ có thể được
dẹp bỏ với MySQL, sự bồi thường là có trong mạng lưới MySQL.
 Tổng chi phí thấp nhất:
Bằng cách sử dụng MySQL cho các dự án phát triển mới, các công ty đang thấy
rõ việc tiết kiệm chi phí. Được hoàn thành thông qua sử dụng server cơ sở dữ liệu
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại


Page 24

MySQL và kiến trúc scale-out, các doanh nghiệp đã tìm ra cái mà họ có thể đạt được ở
mức ngạc nhiên về khả năng xử lý. Thêm vào đó, tính tin cậy và dễ duy trì của
MySQL ở mức trung bình mà người quản trị cơ sở dữ liệu không phải mất nhiều thời
gian sửa chữa hay vấn đề thời gian chết.

4.3 Giới thiệu về ngôn ngữ PHP
PHP - viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor là một ngôn ngữ lập trình kịch
bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy
chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể
dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ
nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm
tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một
ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới. Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của
PHP được xây dựng bởi cộng đồng và có sự đóng góp rất lớn của Zend Inc., công ty
do các nhà phát triển cốt lõi của PHP lập nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên
nghiệp để đưa PHP phát triển ở quy mô doanh nghiệp.Các ưu điểm của PHP được thể
hiện rõ:
Thứ nhất, PHP có một kiến trúc độc nhất vô nhị, dựa trên triết lý “share nothing”
mỗi luồng chạy PHP được webserver và ZendEngine thực hiện độc lập, giải phóng tài
nguyên hoàn toàn sau khi kết thúc tác vụ. Điều này giúp cho PHP tuy và ngôn ngữ
động và thông dịch nhưng lại có tốc độ thực thi rất nhanh và đặc biết là tiêu tốn rất ít
tài nguyên
Thứ hai, PHP được sinh ra để làm web nên thiết kết của PHP chắc chắn hơn hẳn
các ngôn ngữ khác trong công nghệ web. Bản thân PHP cũng là một template engine
rất mạnh thân thiện với web (HTML-CSS-Javascript).
Thứ ba, PHP là ngôn ngữ được dùng cho web phổ biến nhất thế giới, gần như tất
cả các máy chủ web đều hỗ trợ PHP. PHP cũng có số lượng các lập trình viên web

đông đảo nhất thế giới qua đó đã xây dựngđược một cộng đồng rộng lớn, lớn hơn rất
nhiều các cộng đồng khác. Theo đánh giá của cộng đồng trên TIOBE, PHP đứng thứ 5,
quá cao so với một ngôn ngữ chỉ dùng làm Web - server side script .
Thứ tư, PHP là ngôn ngữ mà nguồn mở , nên với hàng triệu ứng dụng có sẵn,
miễn phí, thư viện mã nguồn mở giúp cho việc lập trình trên ngôn ngữ này trở nên
nhanh chóng và chất lượng. Nếu như các ngôn ngữ khác có 1-2 sản phẩm ví dụ
ASP.NET có một - hai sản phẩm diễn đàn thì PHP có vài chục sản phẩm có chất lượng
tốt hơn nhiều. Có thể thấy điều tương tự qua các ứng dụng khác như : Blog, Shopping
Cart, CMS. Các thư viện của PHP nhiều hơn bất kì công nghệ lập trình web nào khác,
được đóng góp bởi cả một cộng đồng rộng lớn, trong đó có các công ty IT hàng đầu
như: Oracle, Yahoo, IBM, Zend, FaceBook
Thứ năm, với stack công nghệ mã nguồn mở LAMP bao gồm : hệ điều hành
Linux, webserver Apache , Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mysql và PHP . Đã làm nên một
nền tảng mở mạnh mẽ với chi phí rất khiêm tốn . Nhưng dễ dàng mở rộng. Chính vì
vậy các mạng xã hội 2.0 đã lựa chọn PHP thay vì các ngôn ngữ khác .
Có thể khẳng định PHP là vô địch trên sân chơi web.

Kết luận:Từ các nhận xét đặc điểm và đánh giá trên về PHP và hệ quản trị cơ sở
dữ liệu MySQL ta hoàn toàn có thể thấy được sự phù hợp của chúng trong quá trình
Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2012 - Đại học Thương Mại

Page 25

xây dựng 1 hệ thống quản trị online cho doanh nghiệp vừa và nhỏ lấy nền tảng web
làm trọng tâm với rất nhiều ưu điểm của mình .

5 Định hướng xây dựng và phát triển cho hệ cơ sở dữ liệu quản trị khách
hàng bằng MySQL trên nền tảng PHP
Nội dung định hướng phát triển cho hệ cở sở sẽ chia làm 4 thành phần chính:
- Đề xuất các tiêu chí lựa chọn giải pháp cho hệ quản trị khách hàng của doanh

nghiệp
- Xây dựng và thiết kế hệ thống quản trị dữ liệu khoa học trên căn cứ thực trạng
của doanh nghiệp để đưa ra những định hướng các chức năng cơ bản và cần thiết đối
với hệ thống đang xây dựng
- Xây dựng và triển khai ứng dụng trên nền Web sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP
và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Cụ thể với từng thành phần của nội dung này như sau:
5.1 Các tiêu chí lựa chọn giải pháp cho hệ thống quản trị khách hàng của
doanh nghiệp
Một doanh nghiệp khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng và triển khai một hệ thống
quản trị cơ sở dữ liệu cần phải có các bước đánh giá và lựa chọn giải pháp. Lựa chọn
giải pháp cho hệ thống quản trị khách hàng không đơn giả chỉ là lựa chọn phần mềm
với những tính năng phù hợp. Công tác này còn đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn
về các tiêu chỉ như sau:
5.1.1 Yếu tố đầu tiên: phương pháp xử lý
Có thể chia quá trình xây dựng hệ thống quản trị khách hàng làm hai giai đoạn:
lựa chọn giải pháp và triển khai thực hiện. Việc lựa chọn một giải pháp về hệ thống
này thường được xem xét trên nhiều phương diện nhưng quan trọng nhất là: giải pháp
có phù hợp với chiến lược kinh doanh và hệ thống quản lý hiện hành của doanh nghiệp
hay không? Do hạt nhân của hệ thống quản trị khách hàng là kho thông tin và các công
cụ xử lý nên giải pháp xây dựng hệ thống trên nền tảng công nghệ thông tin có ưu thế
vượt trội so với những giải pháp khác. Vì vậy, lựa chọn giải pháp xây dựng hệ thống
quản trị khách hàng được nhiều người hiểu là lựa chọn cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ
sở dữ liệu.
5.2.2 Triển khai hệ thống
Triển khai hệ thống quản trị khách hàng để cung cấp thông tin và thúc đẩy quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp nên đối với nhà quản trị, công nghệ chỉ nên là mối
quan tâm thứ hai, còn khả năng trợ giúp của hệ thống mới là mối quan tâm hàng đầu.
Nói cách khác, phương pháp, quy trình xử lý yêu cầu đặt ra được hệ thống thực hiện,
thông qua những thuật toán sử dụng khi xử lý thông tin, mới là yếu tố làm nên chất

lượng của nó. Để phương pháp, quy trình xử lý thông tin đạt được hiệu quả thì nó phải
dựa vào cái chung là cái phù hợp với quy luật và cái riêng là cái phù hợp với cơ chế
hoạt động trong quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.
Một hệ thống không đưa ra được cho nhà quản trị những thông tin có chất lượng
hơn trước, không thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp thì đương nhiên không có lý
do tồn tại. Tuy vậy, vai trò của công nghệ trong hệ thống quản trị khách hàng không
nhỏ, nó ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của dự án, tính hữu dụng của giải pháp như:
kinh phí xây dựng và triển khai hệ thống; mức độ, khả năng thực hiện những yêu cầu
của người quản trị doanh nghiệp…

×