Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VÙNG NÔNG THÔN LÀM ĐÚNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT S HAY X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.26 KB, 10 trang )

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VÙNG NÔNG THÔN
LÀM ĐÚNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT S HAY X
I. Đặt vấn đề:
Chương trình tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc
tiểu học. Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt là
nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường và hoạt động.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. Bồi dưỡng tình
yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn trong sáng, giàu đẹp của Tiếng
Việt.
Trong đó bài tập chính tả là một phần của phân môn chính tả, nhằm góp
phần hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Bản thân tôi đã dạy nhiều năm ở lớp 2, tôi nhận thấy một hiện tượng phổ
biến ở học sinh còn làm sai nhiều ở phần bài tập chính tả. Điều này tôi phát hiện
được nhiều qua việc chấm bài tập làm văn, luyện từ và câu, bài chính tả, cách
phát âm và có khi còn ở vở viết của học sinh. Nhiều học sinh không chỉ sai một
lần mà vẫn còn sai rất nhiều lần đối với phần bài tập chính tả. Những bài tập
chính tả mà học sinh thường mắc phải là phân biệt thanh hỏi, thanh ngã; phân
biệt c/t… và đặc biệt một dạng bài tập tưởng rất ít sai nhưng ngược lại học sinh
vẫn sai và đã sai lại khó sửa như tôi thường bắt gặp, đó là bài tập chính tả phân
biệt S hay X.
II. Cơ sở lý luận:
Chính tả là nội dung rèn luyện thường xuyên, bắt buộc, có đòi hỏi cao đối
với tất cả học sinh trong nhà trường và của cả xã hội. Việc rèn luyện chính tả
phải gắn liền với rèn luyện chính âm (nói đúng để viết đúng), đồng thời phải nhớ
kỹ và áp dụng các quy tắc về chính tả. Để viết chính tả đúng, cần theo từ điển
chính tả hoặc sách giáo khoa.
Trong trường tiểu học, việc rèn luyện chính tả là nền tảng ban đầu cho các
em sau này. Chính vì thế, người giáo viên dù dạy môn nào cũng phải là một tấm
gương về cách phát âm, viết chữ mẫu cho học sinh noi theo. Giáo viên phải chỉ
ra kiểu lỗi đó và hướng dẫn học sinh rèn luyện để xóa bỏ lỗi phát âm cũng như
lỗi chính tả ngay từ cấp tiểu học.



Chẳng hạn như học sinh ở vùng nông thôn thường phát âm hoặc viết chính
tả sai các tiếng có âm đầu là S và X.
III. Cơ sở thực tiễn:
Theo tôi đã được biết các em học sinh ở lớp 1 chỉ đọc được tiếng, từ có âm
S hay X. Qua lớp 2 các em làm bài tập phân biệt S hay X, nhưng các em chưa
biết dựa vào đâu để làm đúng bài tập.
Tuy nhiên ở một số học sinh rèn đọc ít, viết ít, trình độ tiếp thu còn chậm,
khả năng tư duy còn thấp, học sinh không nhớ được các bài tập phân biệt S hay
X chính là nguyên nhân dẫn đến làm sai các bài tập chính tả nói trên.
Theo thực tế này ngay từ đầu năm học tôi đã theo dõi kết quả 2 bài tập của
lớp đã thực hiện với nội dung bài tập như sau:
* Bài số 1 tuần 2: Điền vào chỗ trống S hay X.
… oa đầu, ngoài … ân, chim … âu, … âu cá.
* Bài số 2, tuần 6: Điền vào chỗ trống.
(Sa, xa) … xôi, …. xuống.
(Sá, xá) … phố …; đường …
Tôi chấm bài và kết quả cho thấy các em làm bài tập ở dạng phân biệt S
hay X cụ thể thống kê như sau:
Lớp TSHS
Giỏi Khá T.bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
2/6 36 7 19.4 9 24.9 8 22.4 12 33.3
Bằng kinh nghiệm 5 năm thay sách lớp 2 với việc nghiên cứu nhiều tài liệu
tham khảo tôi đã đúc kết được một vài biện pháp và quy tắc để giúp học sinh lớp
2/6 làm đúng bài tập chính tả phân biệt S hay X.
IV. Nội dung nghiên cứu:
Để giúp học sinh trong việc làm đúng bài tập chính tả như đã nêu trên đòi
hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian rút kinh nghiệm của những năm thay
sách vừa qua và tìm tòi các quy tắc để viết đúng các tiếng, từ có âm S và X. Từ

đó chúng tôi suy nghĩ một vài biện pháp để giúp học sinh ghi nhớ một cách dễ
dàng.

Đối với học sinh tôi phải đặc biệt quan tâm đến các em hay làm sai bài tập.
Tôi buộc các em phát âm đúng khi đọc trong bài tập đọc kể cả các bài học ở các
môn học khác. Khi làm bài tập phải nhớ lại cách viết những chữ theo yêu cầu
của bài chứ không được viết một cách tùy tiện.
Đặc biệt khi làm bài phải nghe và phân biệt được lúc học sinh trả lời miệng
và lúc giáo viên chữa lại bằng lời như thế nào.
Khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phát âm, cung cấp quy tắc để
vận dụng vào bài tập yêu cầu học sinh phải tập trung chú ý vào bài giảng, phát
âm cho chuẩn, phải nắm được quy tắc khi làm bài bằng những ví dụ cụ thể.
Để kiểm tra và củng cố kiến thức giáo viên cần chuẩn bị hệ thống bài tập
và sắp xếp hợp lý dễ đến khó, có cả những trò chơi tìm tiếng, từ nhanh để học
sinh dễ nhớ và hứng thú khi làm bài.
Qua đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đã nêu trên tôi đã đưa ra một vài biện
pháp và cách tiến hành như sau:
A. Biện pháp:
1. Hướng dẫn cách phát âm:
2. Cung cấp về quy tắc.
3. Rèn đọc và nghe viết hoặc tập chép bài chính tả.
4. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
5. Kiểm tra đánh giá kết quả.
B. Cách tiến hành:
1. Hướng dẫn cách phát âm:
Tại sao tôi lại chọn biện pháp này?
Tôi chọn biện pháp này vì cách phát âm trong phân môn chính tả không
kém phần quan trọng. Ngay vào đầu năm học các tiết chính tả đầu tiên khi giáo
viên đọc cho học sinh viết thì các em hay hỏi lại cô giáo những tiếng có âm S và
X như: Thưa cô “Sờ nặng hay nhẹ, sờ 1 nét hay 2 nét” thậm chí còn có em hỏi:

“Sờ xe hay sẻ”.
Ví dụ: Bài viết: Gọi bạn trang 29, tiếng việt tập 1.

Một năm trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô

Đa số các em sai chữ “suối” vì các em nắm không rõ cách phát âm. Từ
nguyên nhân này tôi hướng dẫn các em phát âm xen lẫn vào các môn học như
sau:
Khi phát âm những tiếng có âm đầu S thì các em đọc uốn lưỡi, hơi nặng
không xì hơi. Khi phát âm những tiếng có âm đầu là X thì các em đọc không
uốn lưỡi, hơi nhẹ đọc xì hơi. Qua đó tôi cho các em ghi nhớ cách phát âm giữa 2
âm này. Hằng ngày tôi thường xuyên kiểm tra và cho các em phát âm nhiều lần,
nhất là trong phân môn tập đọc.
Vì du: Bài tập tuần 11.
Điền S hay X vào chỗ trống.
Nước … ôi; ăn … ôi.
Cây … oan; . . . iêng năng.
Nhà … ạch thì mát, bát … ạch ngon cơm.
Cây … anh thì lá cũng … anh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Trước khi các em làm bài tập vào vở thì các em làm miệng chú ý cách phát
âm của các em và giáo viên có thể hỏi lại cách phát âm những tiếng có âm S và
X. Sau đó giáo viên cho các em tiến hành làm bài vào vở bài tập, giáo viên kiểm
tra.
2- Cung cấp các quy tắc phân biệt các chữ có âm S và X.
Biện pháp này tôi thực hiện các tiết phụ đạo.
a. Những tiếng có âm đầu là X chỉ đựơc ghép với các vần oa, oă, oe, uê.
Ví dụ: Xoan; Xoa, Xòe, Xoẹt, Xoắn, Xoay…
Trường hợp ngoại lệ những tiếng có âm đầu là S được ghép với vần oa là

những từ có âm đầu giống nhau như: Sột Soạt, Suýt Soát, Sờ Soạn.
Ngoài quy tắc trên tôi cung cấp cho các em các từ ngữ dễ nhớ nhất .

b. Tên các thức ăn và một số đồ dùng liên quan đến việc ăn uống thường
được viết với X , chẳng hạn như : Xúp , Xương, Xà lách, thịt xa xíu, cái xanh,
cái xoang. . .
c. Từ chỉ sự vật ngoài tên thức ăn và những đồ dùng vào việc ăn uống ra
các từ chỉ sự vật đều viết với S chứ không viết với X trừ trường hợp đặc biệt.
* Từ chỉ người: Bác sĩ, kỹ sư, ông Sư, bà Sãi, Sứ thần, giáo Sư.
* Từ chỉ cây cối: Cây Sen, cây hoa Súng, cây Sắn, cây hoa Sim, cây Si, cây
vú Sữa, cấy Sầu riêng, cây hoa Sứ…
* Từ chỉ con vật: Chim Sẻ, Sáo, Sơn ca, Sư tử, Sò, Sứa, con Sên, hưu Sao,
Sơn dương, San hô, con Sâu, chim Sâu.
* Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên: Sông, sấm, Sét, Sương, ánh Sáng, đất phù
Sa.
Một số trường hợp đặc biệt chỉ sự vật có âm đầu là X: Bộ Xương, cái Xe,
cây Xoan, cây Xoài, trạm Xá, mùa Xuân. Xưởng dệt, Xương rồng, cái Xuống,
cái xẻng.
Cung cấp vốn từ trên tôi đưa vào tiết phụ đạo từ tuần 5 đến hết kỳ I. Vì các
em bước vào tuần 3 đã học từ chỉ sự vật. Chính vì thế các em tiếp thu kiến thức
này một cách dễ dàng và dễ nhớ.
Bước vào học kỳ II tôi vận dụng kiến thức đã cung cấp cho các em để các
em áp dụng làm các bài tập để củng cố kiến thức và xem mức tiếp thu của các
em như thế nào.
Ví dụ: Bài tập tuần 20.
Bài 1: Điền S hay X.
Hoa … en, … en lẫn.
Hoa … úng; … úng xính.
Bài 2: Tìm từ có chứa âm X hay âm S có nghĩa như sau:
Mùa đầu tiên trong 4 mùa . . . . .

Giọt nước đọng trên lá buổi sáng.
Bài 3: Điền vào chỗ trống.

(Sương, xương) … mù, Cây … rồng
(Sa, xa) đất phù …, đường …
(Sót, xót) … xa; thiếu…
Sau khi các em làm bài tập tôi củng cố kiến thức bằng cách cho em giải
thích tại sao ta điền âm S và các từ: Hoa Sen, Hoa Súng, giọt Sương,đất phù Sa,
Sương mù. Các em biết ngay đây là những từ chỉ sự vật. Riêng từ cây Xương
rồng là đặc biệt.
3. Rèn đọc và nghe viết hoặc tập chép bài chính tả:
- Tôi thường cho học sinh phát âm đúng các tiếng bắt đầu bằng S và X
trong các bài tập đọc.
- Trong các tiết phụ đạo tôi cho học sinh luyện viết chính tả (Nghe - viết
hoặc tập chép) Nếu học sinh viết sai chữ nào thì các em phải chép lại. giáo viên
sửa lỗi cho học bằng cách khi đọc thầm bài chính tả các em phải ghi nhớ những
chữ nào viết S và chữ nào viết X, hoặc cho học sinh so sánh phân biệt.
Ví dụ: Xong xuôi # song song.
Sà xuống # xà phòng.
Trong bài “Sàn chim” tuần 21 học sinh cần lưu ý các từ bắt đầu bằng S và X.
Ví dụ: Không tả xiết, trắng xóa, sát sông.
- Những từ này học sinh thường viết sai, tôi cho học sinh viết bảng con từ
khó và ghi nhớ trước khi viết vào vở.
4. Kết hợp giữa nhà trường với gia đình:
Tôi thường xuyên gặp những phụ huynh có học sinh yếu, kém, tiếp thu
chậm về kiến thức mà đã cung cấp cho các em như cách phát âm, quy tắc cần
nhớ.
Khi họp phụ huynh cuối kỳ I ngoài việc báo cáo kết quả học tập và các hoạt
động khác của trường, trong học kỳ qua. Tôi cũng đã triển khai cụ thể từng biện
pháp để cho phụ huynh tiếp thu về hướng dẫn cho các em học ở nhà, nhất là

những phụ huynh có học sinh tiếp thu còn chậm.
5. Kiểm tra, đánh giá kết quả:

Qua quá trình nghiên cứu và triển khai chúng tôi vận dụng 3 bài tập của
tuần 24 để kiểm tra đánh giá kết quả.
Nội dung bài tập như sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống chữ S hay X
… ay sưa; …ay lúa
… ông lên; dòng ……ông
Bài 2: Thi tìm tên các con vật bắt đầu bằng chữ S
Bài 3: Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
(Xâu, Sâu) …. bọ, …… kim
(Sắn, Xắn) củ ……, …… tay áo
(Xinh, Sinh) ……… sống, …….đẹp.
(Sát, Xát) …… gạo , …. bên cạnh
Kết quả 3 bài tập trên chúng tôi đã thống kê theo bảng sau:
Lớp TSHS
Giỏi Khá T.bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
2/6 36 17 47.3 12 33.3 7 19.4 0 0
V/ Kết quả nghiên cứu:
Khi thực hiện và áp dụng các biện pháp đã nêu trên, tôi thấy rằng lớp 2/6
tiến bộ rõ rệt. Khi đọc các em phát âm rất chuẩn, vận dụng làm bài tập luyện từ
và câu, tập làm văn, viết chính tả, làm bài tập chính tả không còn sai sót các chữ
có âm đầu S hay X. Không viết và đọc một cách tùy tiện mà các em luôn luôn áp
dụng những kiến thức đã học vào các môn trong chương trình. Chính vì thế các
em đọc viết rất chính xác. Kết quả thực hiện lớp của tôi hạn chế học sinh yếu
kém, học sinh giỏi và khá tăng rất cao.
Kết quả thi môn Tiếng việt giữa học kỳ II của lớp 2/6 cụ thể như sau:
Lớp TSHS

Giỏi Khá T.bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
2/6 36 17 47.2 12 33.3 6 16.7 1 2.8

VI/ Kết luận:
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên chú ý cách phát âm trong các môn, có
biện pháp sửa sai kịp thời những học sinh hay phát âm sai.
- Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ , theo dõi những học sinh yếu thường
hay đọc, viết sai chữ có âm đầu S hay X.
- Khi giáo viên cung cấp cho các em một vài kiến thức thì cho các em nêu
và làm nhiều ví dụ cụ thể để khắc sâu kiến thức.
- Đồng thời giáo viên phải chịu khó, nhiệt tình, sâu sát học sinh tạo mọi
điều kiện để học sinh yếu vươn lên.
- Luôn luôn gần gũi với phụ huynh có học sinh yếu để theo dõi việc học tập
ở nhà của các em.
- Thường xuyên kiểm tra và tuyên dương những học sinh có tiến bộ.
Qua thực tế của lớp tôi khi thực hiện đề tài này đã góp phần không nhỏ về
cách làm đúng bài tập chính tả phân bịêt chữ S hay X cho học sinh lớp 2, là
những nền móng vững chắc để các em tiếp tục học lên lớp trên sau này.
VII/ Đề nghị:
- Phụ huynh học sinh phải quan tâm hơn nữa về việc thực hiện rèn luyện
viết chính tả ở nhà của học sinh để giúp học sinh nhớ lâu và viết đúng.
- Giáo viên phụ trách các lớp tiếp theo phải thường xuyên chú ý đến việc
phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là S hay X của học sinh trong quá trình
dạy học.
VIII/ Phần phụ lục:
Bài tập chính tả phân biệt S hay X ở lớp 2 có các dạng như sau:
Dạng 1: Điền vào chỗ trống S hay X:
Bầu trời ….ám xịt như …à xuống ….át tận chân trời. Sấm rền vang, chớp
lóe sáng. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ

….át, khẳng khiu. Đột nhiên trận mưa giông sầm ….ạp đổ xuống, gõ lên mái tôn
loảng …oảng. Nước mưa …ủi bọt, cuốn qua mảnh sân …i măng thành dòng
ngầu đục.
Dạng 2: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

(Sen, Xen) : hoa ………, ………… kẽ
(Sưa hay Xưa) : ngày …… , say ………
(Sử hay xử) : cư ………., lịch ……….
Dạng 3: Tìm từ chứa các tiếng chỉ khác nhau ở âm S hay X
Ví dụ: nước sôi – đĩa xôi
Ngôi sao – xao xác
Xâu kim – chim sâu
Dạng 4: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng S hay X
Ví dụ: xa xôi, hoa sen , xôn xao, say mê…
Dạng 5: Tìm và ghi vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng S hay X
- Chỉ thầy thuốc ……………………….
- Chỉ tên một loài chim ……………….
- Trái nghĩa với đẹp …………………
Tam Thành, ngày 20 tháng 4 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Lệ Thảo



×