Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
MỘT SỐ THỦ THUẬT
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY - HỌC TIẾNG ANH
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây việc dạy và học đã có nhiều chuyển biến tích
cực, đặc biệt luôn trú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cụ thể Bộ giáo
dục đã cho thực hiện đại trà chương trình thay sách mới từ 6 đến 12. Điều này đòi
hỏi người thầy luôn tìm tòi, phát hiện, thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với chương trình sách giáo khoa mới. Có người cho rằng học tiếng mẹ đẻ đã
khó thì việc học ngoại ngữ lại càng không dễ dàng gì. Xét về phương diện nào đó
thì câu nói này vẫn đúng. Thế nhưng theo tôi, học ngoại ngữ sẽ trở nên dễ dàng
hơn nếu ta có phương pháp giảng dạy khoa học phù hợp với nội dung và đối tượng
giảng dạy.
Theo tôi, nội dung sách giáo khoa mới phải dạy theo phương pháp mới, học sinh
đóng vai trò chủ động tìm tòi, tư duy, sáng tạo, giáo viên là người gợi mở, kích
thích tính chủ động sáng tạo của học sinh. Thực tế qua gần 9 năm thực hiện
chương trình sách giáo khoa mới theo phương pháp mới, tôi nhận thấy có nhiều
tiến bộ vượt bật trong giảng dạy và khả năng lónh hội kiến thức của học sinh. Có
nhiều phương pháp và thủ thuật trong việc truyền đạt kiến thức. Ở đây tôi chỉ xin
đề cập đến môn học ngoại ngữ mà tôi đang đảm trách, cụ thể là môn tiếng Anh.
Những năm trở lại đây môn tiếng Anh dần chiếm ưu thế . Nay, tiếng Anh dã
thực sự trở thành môn học chính thức trong trường phổ thông, tầm quan trọng của
nó không thua gì môn Toán, Lý, hay môn Hoá. Đặc biệt là trong thi tốt nghiệp 12
và hơn thế nữa đa số các ngành thi vào đại học, cao đẳng đều bắt buộc phải có
môn tieáng Anh.
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
Đến nay việc dạy-học đã thực sự đi vào vó đạo theo chủ trương của Bộ về
thực hiện “Hai không với bốn nội dung”. Trong đó có nội dung học thật, thi thật,
kết quả thật. Điều đó đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải không ngừng miệt
mài nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học tối ưu. Tuy nhiên tình trạng dạy chay
vẫn còn của một số giáo viên hiện nay đã và đang gây khó khăn rất lớn trong việc
truyền đạt kiến thức theo phương pháp mới, cũng như quá trình lónh hội kiến thức
của học sinh hay việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Chính vì vậy
nhiều em học sinh cho rằng môn tiếng Anh thật là khó.
Thực tế cho thấy phần lớn học sinh còn lơ là trong việc học tiếng Anh vì
cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ. Qua tìm hiểu ở một số tiết dạy thậm chí có một
vài em không ghi bài, hay một số em ngồi quay qua quay lại giỡn không theo chú
ý bài. Phải chăng do năng lực giảng dạy hay ta đã bỏ qua một mảng rất quan trọng
nào đó trong quá trình dạy học. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao nâng cao hiệu quả
giờ dạy? Làm sao để chó các em cảm thấy môn Anh thật là đơn giản và hứng thú
học.
Qua quá trình thực dạy, được dự giờ, rút kinh nghiệm ở nhiều thầy cô . Đến
nay tôi nhận thấy nguyên nhân chính không hẳn do năng lực giáo viên, mà cũng
không thể đỗ lổi hoàn toàn cho học sinh. Mà ở gốc độ là người giáo dục thế hệ
tương lai, tôi nhận thấy rằng do ta chưa sử dụng, và khai thác có hiệu quả các
phương tiện dạy học. Ở bài viết này một trong những phương tiện dạy học tôi đề
cập đến đó là thủ thuật sử dụng giáo cụ trực quan trong giờ dạy tiếng Anh. Đây
cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/- Cơ sở lý luận:
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
Theo tôi sử dụng giáo cụ trực quan là khâu đóng vai trò hỗ trợ tích cực
trong dạy học tiếng Anh, giúp kích thích sự hứng thú và khắc sâu kiến thức của
học sinh.
Ở đây tôi xin nói thêm về sự hứng thú trong học tập của học sinh đó là điều
kiện kiên quyết vừa là phương tiện nghiên cứu giúp học sinh luôn luôn có động cơ
học tập để đạt chất lượng cao. Vì thế hứng thú là khâu không thể thiếu được trong
quá trình học tập của học sinh mà dụng cụ chủ yếu để gây sự hứng thú đó chính là
giáo cụ trực quan như tranh ảnh, hình vẽ, vật thật… Ta có thể sử dụng đồ dùng trực
quan trong suốt quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu ngữ liệu đến khâu thực hành.
Vì giáo cụ trực quan giúp cho học sinh ghi nhớ một cách nhanh chống và vững
chắc những kiến thức, kó năng, hiểu được những khái niệm và những hiện tượng
xã hội lạ với thực tế cuộc sống.
2/- Nội dung cụ thể và biện pháp thực hiện:
Giáo cụ trực quan rất đa dạng, nếu biết khai thác sẽ trở nên rất đơn giản dễ
chuẩn bị nhưng lại có hiệu quả cao. Có nhiều loại đồ dùng trực quan. Ở bài viết
này tôi chỉ đề cấp đến những loại đồ dùng trực quan mà trong suốt quá trình giảng
dạy tôi đã sử dụng. Trước tiên tôi xin đề cập đến phương tiện trực quan vốn có ở
người thầy đó là lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của giáo viên. Xét về gốc độ nào
đó có người nói rằng người thầy chính là nhạc trưởng, bản nhạc có du dương trầm
bổng hay không đều tuỳ thuộc vào người nhạc trưởng đó. Thật vậy cũng một câu
nói như nhau, có người khi nói ra thì cảm thấy bình thường, có người khi nói ra
khiến cho người nghe cảm thấy thích thú, có ấn tượng. Chính vì vậy, trong tiết dạy
khi đứng trước học sinh lời nói của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm, dứt
khóat, giáo viên phải đứng ở một vị trí nhất định để cho cả lớp có thể nghe rõ lời
nói của mình. Lời nói phải chuẩn mực, đơn giản và hấp dẫn, tốc độ nói vừa phải
phù hợp với từng cấp độ học sinh. Bên cạnh đó người thầy cũng có những cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt để diễn đạt nội dung ngôn ngữ ví dụ như đưa bàn tay lên vành
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
tai để diễn đạt nghóa của từ listen hoặc đưa bàn tay ra trước nâng lên, hạ xuống
để
diễn tả ý nghóa của từ stand up, sit down, … Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng các
vật thật có trong tự nhiên như sân trường, phòng học, các dụng cụ đồ dùng trong
và ngoài lớp: viết, bảng, … cũng như các đồ vật ở gia đình như: cái chai, con dao,
cái muỗng…. Ta cũng có thể sử dụng những sơ đồ, biểu đồ để hệ thống hóa các
phần ngữ liệu đã học như: cách chia động từ, mẫu câu…Do đặc trưng môn học, đồ
dùng phổ biến nhất hiện nay là tranh vẽ, ta có thể phóng to hình có sẳn trong sách
giáo khoa hay tự vẽ theo tình huống. Đồ dùng trực quan loại này thì trường THPT
Khánh Hưng hiện không có đủ như các môn khác. Trên thực tế trên cấp về chỉ có
khoảng 12 tranh lớp 8, một số tranh lớp 6 nên hầu hết phải tự làm. Đây cũng là
một thách thức không nhỏ đối với tôi cũng như đồng nghiệp. Chính vì thế tôi phải
tự tìm tòi và suy nghó làm sao có đồ dùng trực quan để dạy. Lúc đầu tôi nghó rằng
làm đồ dùng trực quan là một việc thật là khó và cần có sự hoa mỹ, khéo tay vì
chủ yếu là tranh vẽ, muốn vẽ được tranh ảnh đòi hỏi phải có hoa tay và mất
nhiều thời gian. Nên lúc đầu tôi đinh ninh sẽ không làm được. Nhưng qua nhiều
lần làm và sử dụng tôi mới cảm thấy một họa só chưa từng cầm bút vẽ như tôi
cũng có những bức tranh đơn giản để dạy.
Tôi làm công việc nầy bằng nhiều hình thức như phóng to tranh ảnh bằng
cách phô tô hay tự vẽ lên giấy rôki hoặc cắt từ họa báo những hình ảnh vừa đủ
lớn, phù hợp dễ hiểu và có liên quan đến bài học. Thực tế tôi đã vẽ nhiều tranh và
đạt hiệu quả giáo dục khả quan. Cụ thể qua các năm tôi áp dụng giảng dạy theo
phương pháp mới kết hợp với sử dụng giáo cụ trực quan cuối năm tôi đều đạt chỉ
tiêu nhà trường đề ra. Sau đây tôi xin trình bày một số thủ thuật cũng như những
kinh nghiệm mà tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy về việc sử dụng đồ
dùng trực quan.
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
Ví dụ như khi tôi dạy đến bài giới thiệu các đồ vật có trong nhà (Part A, unit
3, English 6), tôi đã vẽ phóng to những đồ dùng đó, hay khi dạy cách nói giờ (Part
C, unit 4, English 6) Tôi đã vẽ một đồng hồ lớn trên giấy rôki và có gắn kim có
thể xoay được để hiệu chỉnh giờ kết hợp với việc vấn đáp học sinh…
Thực tế tôi luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra những giáo cụ trực quan mới
nhằm giúp cho công việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn, và tôi cũng đã gặt hái
được nhiều khả quan.
Một ví dụ cụ thể nữa là khi tôi dạy từ về màu sắc (Unit 11, English 6) nếu
chỉ dạy lý thuyết đơn thuần thì học sinh dễ dịch nghóa nhầm lẫn giữa các màu và
mau quên. Nhưng khi dạy có đồ dùng bằng cách vẽ các đồ vật có đủ các màu sắc
lên giấy rôki để dạy thì kết quả cho thấy: học sinh phấn khởi, lớp học trở nên sôi
động, các em hăng hái phát biểu, và khả năng nhớ kiến thức lâu hơn. Ngoài ra ta
cũng có thể sử dụng các đồ vật có màu sắc thực tế ở trong lớp như: viết, thước,
bảng, … để hỏi các em.
Và khi tôi dạy đến phần Liz, Ba, và gia đình của Ba có chuyến du lịch về
miền quê (Unit 3, English 9) Dựa theo nội dung bài học tôi đã tự vẽ thành một bức
tranh có nội dung miêu tả chuyến về quê của họ. Qua tranh vẽ giúp cho học sinh
dễ hiểu hơn và giúp cho tôi dễ dàng hơn từ khâu giới thiệu tình huống, dạy từ
vựng và hơn nữa qua bài học, học sinh có thể tự tóm tắc lại nội dung bài dựa trên
tranh vẽ đó. Tiết dạy này có các giáo viên trong tổ dự rút kinh nghiệm và được
đánh giá cao.
Ta cũng có thể mang vào lớp những đồ vật thật để dạy, đồ dùng trực quan
loại này cũng rất gây sự hứng thú ở các em. Tất nhiên không tranh vẽ nào có hiệu
quả giáo dục bằng cho các em tiếp cận với những đồ vật có thật. Nhưng chúng ta
không thể đem vào lớp những đồ vật quá cồng kềnh để dạy như: TV, máy tính,
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
bếp…Mà chỉ hạn chế là những đồ vật gọn, nhẹ và có tính giáo dục. Ví dụ như khi
tôi dạy đến bài với tình huống mua bán giữa Vui và người bán hàng (Unit 11,
English 6) Tôi đã mang vào dạy một số thực phẩm mang tính chất mua bán như: 1
chai nước suối, 1 cục xà bông, 1 tuýt kem đánh răng, trái cây.. và qua bài học giáo
viên yêu cầu các em luyện tập một em đóng vai là người bán hàng một em là
người mua. Làm cho tình huống diễn ra như thật, như vậy học sinh sẽ dễ dàng hơn
khi vận dụng vào thực tế giao tiếp.
Hay khi tôi dạy đến phần từ vựng về hệ thống máy vi tính (A. Reading, unit 5 English 10) Khi dạy từ central proccessing unit (CPU), computer screen, printer,
keyboard hay từ speaker tôi dùng những hình, hay mô hình thu nhỏ. Với những từ
có thể dùng vật thật như: mouse, CD ROMS, floppy disks. Tất cả những đồ dùng
trên tôi đính lên tờ giấy rôki theo mô hình hệ thống máy tính, khi học từ kết hợp
với quan sát tranh làm cho học sinh cảm thấy dễ hiểu, hứng thú, say mê học hơn
và thuộc từ nhanh hơn.
Ngoài tranh ảnh, vật thật hay mô hình thu nhỏ được chuẩn bị trước ở một số
tiết dạy, ta cũng có thể vẽ lên bảng những hình ảnh theo lối đơn giản mà tôi nghó
với lối vẽ nầy ai cũng thực hiện được dễ dàng. Sau đây là một số ví dụ minh họa:
*Những hình ảnh miêu tả các danh từ:
Chỉ người:
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
a boy
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
a girl
a child
a baby
Chæ vật:
a cat
a dog
a fish
a crocodile
a bicycle
an apple
pawpaw
a pig
a car
a goal
a hospital
bananas
melon
carrot
strawberry
Cho đến các tính từ như:
Trang 7
a chicken
a teapot
onion
beans
Sáng kiến kinh nghiệm
tall
short
Happy
sad
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
fat
thin
strong
laghing
crying
weak
heavy
Một số hình ảnh miêu tả hoạt động:
walk
run
sit
lie
*Đến một số hình ảnh minh hoạ các thì:
He usually swims in the pool, but today he is swimming in the sea
Trang 8
swim
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
While he was watching television the phone rang
She is going to drive
She is driving
She has driven
và còn rất nhiều hình vẽ khác theo lối như vậy. Các hình vẽ này theo tôi không
cần thiết đẹp, vì múc đích chính là để minh họa ngôn ngữ . Những hình ảnh theo
lối này học sinh cũng sẽ nhớ lâu vì những hình ảnh được khắc sâu trở nên ngộ
nghónh vì quá “xấu”.
Qua việc sử dụng những hình vẽ loại này cho thấy hiệu quả tiếp thu kiến
thức tăng đều. Điều đó chứng tỏ rằng: học sinh tưởng tượng và hiểu được tình
huống giao tiếp trong lúc nghe giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới qua lời nói và
điệu bộ kết hợp hình ảnh mà không nhất thiết phải dịch ra tiếng việt.
Ngoài ra ta cũng có thể dùng cách cho học sinh đối thoại với nhau về mẫu
câu nào đó có sự chứng kiến của lớp, theo tôi đây cũng là một hình thức trực quan
cũng không thể thiếu được.
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
Ví dụ như khi tôi dạy đến unit 7 (tiếng Anh 6)với cấu trúc is there…?, are
there…? Tôi gọi hai em học sinh khá lên bục giảng dùng vật thật, một em hỏi, một
em trả lời, làm cách này thật thú vị vì lôi cuốn sự chú ý của cả lớp, đòi hỏi các em
phải tư duy, lớp trở nên sôi nổi, giáo viên cũng cảm thấy hứng thú. Qua kiểm
nghiệm thực tế tôi thấy đây cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp các em tự tin
và sẵn sàng vận dụng ngữ liệu mới vào thực tế giao tiếp. Kết quả cho thấy cách
sử dụng đồ dùng trực quan này học sinh thích học hơn, chịu khó hơn. Kết quả từ
trung bình trở lên nhiều hơn (đặc biệt là học sinh khá giỏi ).
Bên cạnh các loại trực quan tơi nhắc đến ở trên. Một loại đồ dùng trực quan
không kém phần quan trọng đó là máy chiếu. Năm 2008 – 2009 là năm công nghệ
thông tin và nhờ sự quan tâm của lãnh đạo trường, đến nay trường đã có 2 máy chiếu
phục vụ cho giảng dạy. Qua hơn nữa học kỳ ứng dụng máy chiếu trong giảng dạy tuy
tôi mới chỉ mới sử dụng loại công nghệ này khoảng 12 tiết những hiệu quả của loại
này đem đến rất khả quan. Tuy trưa dạy thường xuyên và trưa dạy đều ở các lớp và
trưa thống kê chính xác được kết quả học tập, nhưng qua các tiết dạy có máy chiếu tôi
thấy rất rõ ở các em sự hứng thú, say mê học, tất nhiên các em hiểu bài nhanh hơn rất
nhiều so với những tiết dạy bình thường. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về loại trực quan
này trong năm học tiếp theo.
Tuy nhiên trong dạy ngoại ngữ còn có nhiều loại trực quan khác nhưng vì
điều kiện của một trường miền quê như trường Khánh Hưng nên chưa cho phép
khai thác hết các loại đồ dùng trực quan mang tính công nghệ cao, vì vậy những
thủ thuật mà trong tầm tay cũng như ở những trường chưa có điều kiện còn thiếu
thốn về cơ sở vật chất cũng có thể sử dụng tốt đồ dùng trực quan như tôi đã nêu
trên.
Chính vì vậy theo tôi sử dùng đồ dùng trực quan trong dạy học là rất cần thiết
và đặc biệt quan trọng. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy
học ngoại ngữ. Tuy có nhiều loại trực quan khác nhau nhưng tùy thuộc vào từng
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
trường hợp cụ thể, từng đối tượng cụ thể, từng bài, tiết, chương, phần.. mà vận
dụng sáng tạo miễn phù hợp, sát yêu cầu nội dung bài học.
PHẦN BA: PHẦN KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Nói tóm lại, tôi đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan khi tôi kết hợp sử
dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học, kết quả đạt chỉ tiêu trường giao
năm sau bằng và cao hơn năm trước. Theo tôi việc sử dụng giáo cụ trực quan trong
giờ lên lớp là một việc rất cần thiết, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh, cùng với sự hứng thú mà trong đó người thầy giữ vai trò chủ đạo, người
hướng dẫn. Kết hợp việc dạy lí thiết với việc sử dụng giáo cụ trực quan là trợ thủ
đắc lực trong dạy học ngoại ngữ. Nhưng có điều cần lưu ý là nếu chúng ta sử dụng
không đúng với yêu cầu bài học sẽ làm mất thời gian, giảm hiệu quả giờ lên lớp.
Ngoài ra nếu chúng ta xem việc sử dụng đồ dùng trực quan chỉ để cho vui, thú vị
mà không phục vụ mục đích cụ thể nào hay chuẩn bị sơ sài sẽ dẫn đến kết quả
không như mong muốn.
Nếu biết kết hợp giữa việc dạy lý thuyết với đồ dùng trực quan sẽ phát huy
triệt để những tác dụng của chúng về mặt thẩm mỹ, tính chính xác, tính khoa học,
tính sư phạm thì hiệu quả giờ lên lớp sẽ được nâng cao.
Bên cạnh đó tơi cũng có đề xuất nhỏ là nhà trường, Sở giáo dục nên có những
lớp tập huấn cho giáo viên đứng lớp về khả năng ứng dụng công nghệ thơng tin trong
giẳng dạy.
Trên đây là những gì qua thực tế giảng dạy và học hỏi ở đồng nghiệp mà
tôi tích lũy được, và tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài này trong suốt
quá trình giảng dạy. Vì vậy có gì còn thiếu, sai sót rất mong sự chỉ dẫn tận tình
của ban giám khảo, hội đồng chuyên môn. Mong sao hiểu thêm được nhiều điều
bổ ích. Xin chân thành cảm ơn./.
Khánh Hưng, ngày 10 tháng 04 năm 2009
Người viết
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương
Ý kiến đóng góp
…………………………………………………………………….
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
Xếp loại:………………………………………………...
Nguyễn Hoàng Phương
Trang 12