Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt chất phải khai báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.76 MB, 145 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
o O o













BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÓA CHẤT PHẢI KHAI BÁO












Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Hà





8801




Hà Nội, 12/2010
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
o O o






BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI





NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÓA CHẤT PHẢI KHAI BÁO

(Thực hiện theo Hợp đồng số 75.10.RD/2010/HĐ-KHCN ngày 25 tháng 02
năm 2011 giữa Bộ Công Thương và Cục Hóa chất)





Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Hà
Cán bộ tham gia: Nguyễn Kim Liên
Đỗ Thanh Hà
Bùi Thế Cường
Nguyễn Đắc Khánh
Dương Hồ Phương
Phạm Hoài Long
Nguyễn Chí Thanh








Hà Nội, 12/2010


MỞ ĐẦU

Hoá chất xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người và xã hội
từ công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm đến y tế. Ngành hóa chất

là một trong những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu thô.
Công nghiệp hoá chất được đánh giá là một ngành công nghiệp then
chốt trong nền kinh tế nhiều nước trên thế giới, đặc biệt những thành tựu mới
của khoa học kỹ
thuật hiện đại đã tạo cho ngành công nghiệp hóa chất phát
triển với tốc độ nhanh so với nhiều ngành kinh tế khác. Ngành công nghiệp
hoá chất nước ta là ngành có tốc độ tăng trưởng rất cao, trong 10 năm trở lại
đây luôn đạt mức tăng trưởng ở mức hai con số, ngay cả khi nền kinh tế thế giới
suy thoái vào những năm 2007-2008 mức tăng trưởng của ngành hoá chất cũng
đạt mức 6-7%.

nước ta vai trò của công nghiệp hoá chất được thể hiện một cách
tổng quát là: Cung cấp các loại phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, hoá chất
cơ bản, hoá chất tiêu dùng, các vật liệu mới, cho nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng xã hội. Ngành là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp, nghiên cứu
khoa học công nghệ phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Ngành công nghiệp hoá chất là ngành sử dụng đa d
ạng các
nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu khí, thực vật, phế liệu công, nông, lâm
nghiệp, tạo nên các loại sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng lớn. Tuy nhiên
ngành công nghiệp hóa chất cũng là ngành có khả năng gây ô nhiễm môi
trường rất lớn.
Sản lượng hoá chất trên toàn cầu dự kiến ở mức 400 triệu tấn/năm với
hơn 4 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp hoá chất. Năm 2000 tổng
giá trị sản l
ượng hoá chất của thế giới khoảng 1.565 tỉ EUR. Người ta dự kiến
có khoảng từ 6 đến 7 triệu hoá chất được biết trong lĩnh vực công nghiệp cũng
như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trong đó có khoảng trên 70.000 chất
hoá học được sản xuất và sử dụng thường xuyên trong ngành công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ. Trong số các hoá chất đang lưu thông có 5-10% được

coi là hoá chất nguy hại, từ 150 - 200 ch
ất hoá học được coi là rất độc và là
tác nhân gây ung thư. Hoá chất có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam hiện đang trên con
đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng
không đúng cách và không đúng chỗ thì hoá chất sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khoẻ con người và môi trường do tính độc, tính cháy, tính
ăn mòn,
tính dễ cháy nổ của hoá chất. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt theo
cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực bởi hoá chất, tuy nhiên hoá chất vẫn
tồn tại vì thế chúng ta phải học cách sống an toàn với hoá chất.
Quản lý hóa chất là nhiệm vụ thực sự cấp bách trong sự phát triển của
Việt Nam. Hóa chất là một nhân tố rất quan trong trong cả quá trình phát triển

2
của bất kỳ nước nào, không riêng ở Việt Nam. Quản lý hóa chất là một thách
thức lớn đối với sự phát triển vì quản lý hóa chất có tác động đến hầu hết các
lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy sản, an toàn
và an ninh lương thực, y tế, xuất khẩu, quyền con người và an sinh xã
hội, Để phát triển bền vững, một nhân tố rất quan trọng là sự tham gia của
công chúng vào tấ
t cả các hoạt động và cam kết của lãnh đạo cấp cao. Hệ
thống các văn bản pháp lý nói trên về quản lý hóa chất và / hoặc quản lý an
toàn hóa chất đã chỉ ra nhiều bất cập cần khắc phục để có được sự quản lý hóa
chất và an toàn hóa chất đúng đắn.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu đề xuất
các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất ph
ải khai báo” để góp
một phần vào việc quản lý an toàn và hài hoà hoá chất. Đề tài được xây dựng
bao gồm những nội dung sau:

Chương 1. Tổng quan kinh nghiệm quản lý hóa chất
Chương 2. Thực trạng khai báo hóa chất và đánh giá hiệu quả của việc
khai báo hóa chất của một số nước
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất phải khai báo





3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA
CHẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC 6
1. Các quy định về quản lý hóa chất và một số luật có liên quan trên
thế giới 6
1.1. Luật quản lý chất độc, chất thải nguy hiểm và chất thải hạt nhân
năm 1990 của Philippine 6
1.2. Lu
ật Kiểm soát Hóa chất nguy hại Hàn Quốc 7
1.3. Luật Hóa chất Cộng Hòa Sec 8
1.4. Luật quản lý thống nhất hóa chất và sản phẩm hóa chất của Đan Mạch 8
1.5. Các quy định về quản lý hoá chất tại châu Âu: Kiểm soát tác động
của hóa chất đối với sức khoẻ con người và môi trường 9
1.6. Các quy định về quản lý an toàn các hóa chất độc hại, Nghị định
số 344, Trung Quốc 10
2. Quản lý hóa chất tại Việt Nam 10
2.1. Luật Hóa chất 10
2.2. Nghị định số 108/2008/NĐ-CP 11

2.3. Thông tư số 28/2010/TT-BCT 12

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI BÁO HÓA CHẤT VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC KHAI BÁO HÓA CHẤT 14
1. Thực trạng khai báo hóa chất 14
1.1. Thực trạng khai báo hóa chất cuối năm 2008 và năm 2009 14
1.2. Thực trạng khai báo hóa chất nă
m 2010 16
1.3. Phiếu điều tra khảo sát doanh nghiệp hoạt động hóa chất 24
1.3.1. Nội dung điều tra, khảo sát 24
1.3.2. Tổng hợp phiếu điều tra 25
2. Các ý kiến góp ý của chuyên gia đề xuất giải pháp xử lý những vấn
đề bất cập trong việc khai báo hóa chất 53
2.1. Đối với Bản khai báo hóa chất 53
2.2. Đối với nội dung khai báo hóa chất 54

4
3. Mẫu hố sơ khai báo hóa chất dự kiến và Danh mục hóa chất phải
khai báo đề nghị sửa đổi, bổ sung 54
3.1. Mẫu hồ sơ khai báo hóa chất dự kiến 55
3.2. Danh mục hóa chất phải khai báo đề nghị sửa đổi, bổ sung 57
4. Đánh giá hiệu quả của việc khai báo hóa chất 81
4.1. Ý nghĩa của việc khai báo hóa chất 81
4.2. Đánh giá hiệ
u quả của việc khai báo hóa chất 82

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HÓA CHẤT PHẢI KHAI BÁO 84
1. Văn bản quy phạm pháp luật 84
2. Hệ thống cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất trực tuyến 85

3. Công tác phối hợp quản lý hóa chất phải khai báo. 85
4. Các giải pháp khác 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản khai báo hóa chất nguy hiểm 91
Phụ lục 2. Phiếu an toàn hóa chất (mẫu cũ) 93
Phụ lục 3. Mẫu Giấy xác nhận khai báo hóa chất 98
Phụ lục 4. Danh mục tạm thời các hóa chất phải xây dựng phiếu an
toàn hóa chất 99
Phụ lục 5. Phiếu an toàn hóa chất (mẫu mới) 103
Phụ lục 6. Hệ thống khai báo hóa chất tr
ực tuyến 110









5

TÓM TẮT NHIỆM VỤ

Rà soát lại danh mục hóa chất phải khai báo, đánh giá thực trạng quản lý
hóa chất phải khai báo theo quy định của Luật Hóa chất và Nghị định
108/2008/NĐ-CP. Tìm ra những quy định chưa hợp lý với thực tế trong các
văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.

Thu thập thông tin từ các đơn vị xuất nhập khẩu hóa chất về chủng loại,
số lượng, thủ tục hóa chất phải khai báo, ý kiến củ
a các doanh nghiệp về
những vướng mắc trong thủ tục, những bất cập xảy ra trong quá trình khai
báo
Trên cơ sở bảng tổng hợp thông tin do các doanh nghiệp cung cấp, các
chuyên gia sẽ có những góp ý, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đối với
hóa chất phải khai báo.



6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ HÓA CHẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoá chất như luật, nghị
định, thông tư,… có liên quan đến hoá chất được áp dụng tại nhiều quốc gia
trên thế giới, tại Việt Nam khá nhiều văn bản đã được ban hành và đang trong
quá trình soạn thảo nhằm đảm bảo sự an toàn hoá chất trong các lĩnh vực
quản lý liên quan đến đăng ký, khai báo, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, lưu
kho,
đóng gói, huỷ bỏ,…hoá chất. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất của một số nước trên thế giới và ở
Việt Nam.
1. Các quy định về quản lý hóa chất và một số luật có liên quan
trên thế giới
1.1. Luật quản lý chất độc, chất thải nguy hiểm và chất thải hạt nhân
năm 1990 của Philippine

Mục tiêu của Luật này:
- Xây dựng danh mục hoá chất hiện đang được nhập khẩu, sản xuất,
hoặc sử dụng, hướng dẫn cách sử dụng hiện tại và khả năng, dữ liệu kiểm tra,
tên các công ty sản xuất hoặc sử dụng hoá chất và một số thông tin khác liên
quan đến bảo vệ sức khỏe và môi trường.
- Giám sát và qui định việc nhập khẩu, sản xuất, lưu giữ
, vận chuyển,
kinh doanh, phân phối, sử dụng, thải bỏ và xử lý hoá chất và hỗn hợp chất
chứa đựng rủi ro hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và môi trường như chính
sách quốc gia hoặc các cam kết quốc tế.
- Thông báo và giáo dục dân chúng về nguy cơ và hiểm hoạ kèm theo
khi sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, xử lý, phân phối, sử dụng và chất độc và
một s
ố hoá chất và hỗn hợp chất khác.
- Cấm tiếp nhận, thậm chí quá cảnh cũng như lưu giữ và thải bỏ chất
thải nguy hiểm và chất thải nguyên tử vì bất cứ mục đích nào.
Trước khi sản xuất, xử lý hoặc nhập khẩu hoá chất hoặc hỗn hợp chất
theo quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nhà sản xuất, xử lý và
nhập khẩu ph
ải đề trình một số thông tin như sau: Tên hoá chất hoặc hỗn hợp
chất, đặc điểm hoá học và cấu trúc phân tử, các cách sử dụng, dự kiến số
lượng sản xuất, xử lý hoặc nhập khẩu; xử lý và thải bỏ, dữ liệu kiểm tra liên
qua đến tác động đối với sức khoẻ và môi trường.



7
1.2. Luật Kiểm soát Hóa chất nguy hại Hàn Quốc
Mục đích của Luật này:
Để quản lý các hoá chất độc hại một cách an toàn và ngăn ngừa những

nguy hại do hoá chất gây nên đối với con người và môi trường.
Trách nhiệm của Chính phủ:
Ban hành các giải pháp cụ thể nhằm đánh giá một cách chính xác mức
độ ảnh hưởng của hoá chất nguy hại đối với con người và môi trường và ngăn
ngừ
a tác động nguy hại; ban hành kế hoạch chi tiết về quan trắc ô nhiễm, các
nghiên cứu, phát triển công nghệ, đào tạo chuyên gia, tuyền truyền nhằm quản
lý một cách chặt chẽ các hoá chất nguy hại, đồng thời hỗ trợ về thủ tục hành
chính và tài chính để quản lý hoá chất một cách thích hợp.
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoá chất:
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, l
ưu giữ, buôn bán, vận
chuyển và sử dụng hoá chất nguy hại phải thực hiện các giải pháp cần thiết
như: bảo dưỡng trang thiết bị sản xuất, huấn luyện công nhân, nghiên cứu và
phát triển công nghệ, trao đổi thông tin… nhằm ngăn ngừa các tác động của
hoá chất nguy hại đối với con người và môi trường, đồng thời phải tham gia
và hợp tác với các cơ quan liên quan khác để kiểm soát hoá chất nguy hại m
ột
cách hợp lý.
Luật này có đề cập đến khai báo hóa chất mới:
Thủ tục, khai báo, đánh giá mức nguy hại của hóa chất mới: Các tổ
chức, cá nhân dự kiến sản xuất hoặc nhập khẩu hóa chất (trừ các nhóm hóa
chất được liệt kê dưới đây) phải tiến hành thủ tục đánh giá mức độ nguy hại
theo đúng quy định của Bộ Môi trường.
- Hoá chất độ
c
- Hoá chất phải được kiểm soát chặt chẽ
- Các hoá chất không thuộc 2 nhóm trên nhưng nằm trong danh mục
qui định của Bộ Môi trường
- Các nhóm hoá chất trong danh mục do Chính phủ qui định

Các cơ sở hóa chất làm thủ tục khai báo, đánh giá hóa chất mới tại Bộ Môi
trường. Hồ sơ đánh giá hóa chất cần phải có những kết quả thử nghiệm về độc
tính và khả năng thoái biến củ
a hóa chất đó. Các kết quả thử nghiệm phải được
thực hiện tại các Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định của Tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng, ngoại trừ các quy định khác của Chính phủ.

8
1.3. Luật Hóa chất Cộng hòa Séc
Đối tượng áp dụng:
Luật này qui định các thủ tục và các điều kiện liên quan đến đăng ký
lưu hành, đánh giá các hoá chất mới và hoá chất đang lưu hành; quản lý và
trao đổi các thông tin liên quan đến hoá chất; đưa các chất diệt khuẩn vào lưu
hành; điều kiện để sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất; phân loại, dán
nhãn và đóng gói hoá chất theo mức độ độc hạ
i; điều kiện, trách nhiệm và
nghĩa vụ để quản lý hoá chất một cách an toàn.
- An toàn hóa chất:
Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoá chất gồm nhà sản
xuất và kinh doanh, những người sử dụng phải có trách nhiệm tuân thủ các
qui định của luật này về đảm bảo an toàn hoá chất.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoá chất, sử dụng
hoá chất:
Các tổ
chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hoá chất phải cung cấp
những hướng dẫn đảm bảo an toàn trong sử dụng các hoá chất nguy hại cũng
như trong việc tiêu hủy, xử lý các chất thải phù hợp các văn bản pháp luật liên
quan, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thiệt hại do các sự
cố, rủi ro xẩy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Đăng ký hóa chất mới:

Điều ki
ện để đưa một hoá chất mới vào lưu hành: Trừ những qui định
khác của pháp luật, bất cứ một hợp chất hoặc hỗn hợp hoá chất mới nào chỉ
được đưa vào sản xuất hoặc kinh doanh sau khi thực hiện việc đăng ký theo
đúng qui định của bộ luật này và được đưa vào Danh mục hoá chất được phép
lưu hành do ủy ban an toàn hoá chất quốc gia quản lý. Một hoá chất chỉ
được
phép đưa vào lưu hành ở trạng thái lý học, hoá học cũng như thành phần và
mục đích sử dụng như đã được đăng ký.
Bất cứ một thay đổi nào hoặc những phát hiện mới liên quan đến tính
chất nguy hại của hoá chất thì nhà cung cấp hoặc sản xuất phải thông báo cho
cơ quan có thẩm quyền bằng văn bản. Thủ tục đăng ký bao gồm: nộ
i dung, thời
hạn đăng ký, mẫu giấy phép và các vấn đề liên quan khác sẽ được Uỷ ban an
toàn hoá chất quốc gia ban hành.
1.4.
Luật Quản lý thống nhất hóa chất và sản phẩm hóa chất của Đan
Mạch
Mục đích của Luật này:
Nhằm ngăn chặn những tác hại đối với sức khoẻ và thiệt hại đối với
môi trường có liên quan đến việc sản xuất, cất giữ, sử dụng, thải bỏ hoá chất
và các sản phẩm hoá chất; bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết về các

9
hoá chất và sản phẩm hoá chất được bán ở Đan Mạch và bảo đảm việc bán và
sử dụng hoá chất và các sản phẩm hoá chất gây nguy hiểm hoặc bị nghi ngờ là
gây nguy hiểm cho sức khoẻ và môi trường trên cơ sở kết quả của những cuộc
điều tra hoặc những gì đã diễn ra cần được điều chỉnh.
Phạm vi và bản chất của các biệ
n pháp triển khai theo Luật này nhằm

ngăn chặn những tác hại đối với môi trường sẽ tính đến tác hại có thể có đối
với môi trường do hoá chất hoặc sản phẩm hoá chất gây ra cũng như những
tác động đến kinh tế và kỹ thuật, bao gồm chi phí của những biện pháp này đối
với xã hội nói chung và với các nhà sản xuất, nhập khẩu và sử dụng nói riêng.
Về khai báo hóa chất, Luật này quy đị
nh về khai báo chất mới:
Hoá chất mới không được phép bán hoặc nhập khẩu nếu nhà sản xuất
hoặc nhập khẩu chưa tiến hành thử nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của hoá chất
đối với sức khoẻ và môi trường. Nhà sản xuất và nhập khẩu có kế hoạch bán
hoặc nhập khẩu hoá chất mới phải khai báo về hoạt động này theo quy định của
Bộ tr
ưởng Năng lượng và Môi trường. Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường có
thể đưa ra những quy định cụ thể về nội dung và từ ngữ trong khai báo; mẫu
khai báo và việc sử dụng các tờ khai đặc biệt hoặc thông qua các phương tiện
điện tử.
Người khai báo hoá chất phải thông báo cho Bộ trưởng Bộ Năng lượng
và Môi trường những thay đổi quan trọng hoặc thông tin bổ sung thêm so với
những thông tin
đã cung cấp trước đó. Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường có
thể đưa ra những quy định về điều kiện theo đó người khai báo hoá chất phải
thực hiện hoặc đã thực hiện các cuộc điều tra bổ sung và cung cấp những thông
tin cụ thể bổ sung cho những thông tin bắt buộc; có thể đưa ra quy định về việc
người khai báo hoá chất phải trả toàn bộ
hoặc một phần khoản chi phí phát sinh
do việc xem xét kết quả điều tra và thông tin bổ sung.
Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường có thể quy định là việc khai báo
hoá chất nhập khẩu có thể do một bên khác thực hiện, không nhất thiết là phải
do công ty nhập khẩu thực hiện với những điều kiện cụ thể, bao gồm cả những
nghĩa vụ phát sinh đối với công ty nhập khẩ
u; Đối tượng khai báo hoá chất mới

phải trả toàn bộ hoặc một phần chi phí phát sinh do việc xem xét đơn xin khai
báo cũng như việc kiểm soát và kiểm tra các quy định về việc thông báo hoá
chất; Người khai báo hoá chất phải thực hiện hoặc đã thực hiện các cuộc điều
tra bổ sung và cung cấp những thông tin cụ thể bổ sung cho những thông tin bắt
buộc.
1.5. Các quy định về quản lý hoá chất tại châu Âu: Ki
ểm soát tác
động của hóa chất đối với sức khoẻ con người và môi trường
Mục đích của các quy định nhằm bảo đảm bảo vệ tốt nhất sức khỏe con
người và môi trường, bao gồm khuyến khích phát triển các phương pháp thay
thế đánh giá các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, lưu hành tự do hóa chất

10
trên thị trường nội khối đồng thời tăng cường tính cạnh tranh và sự sáng tạo,
đổi mới.
Các quy định về quản lý hoá chất của châu Âu ban hành nhằm bảo đảm
bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người và môi trường, bao gồm khuyến khích
phát triển, các phương pháp thay thế đánh giá các đặc tính nguy hiểm của hóa
chất, lưu hành tự do hóa chất trên thị trường nội khối, đồng th
ời tăng cường
tính cạnh tranh và sự sáng tạo đổi mới. Các quy định trên liên quan đến quy
định về đăng ký hóa chất; chia sẽ thông tin về hóa chất; đánh giá hồ sơ, xem
xét các đề xuất thử nghiệm, hạn chế sản xuất, đưa ra thị trường và sử dụng
một số chất, tiền chất và vật phẩm nguy hiểm
1.6. Các quy định về quản lý an toàn các hóa chất độc hại, Nghị đị
nh
số 344, Trung Quốc
Mục đích:
Các quy định này được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý an
toàn các hoá chất độc hại, đảm bảo sự an toàn cho tài sản, cuộc sống của con

người và bảo vệ môi trường.
Đối tượng áp dụng:
Sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng hoá chất độc hại cũng
như xử lý chất thải hóa chất độc hại trên lãnh thổ
nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa sẽ phải tuân thủ các quy định của Nghị định này, luật pháp cũng
như các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước khác trong an toàn sản
xuất. Nhà nước tiến hành lên kế hoạch thống nhất, sắp xếp hợp lý và kiểm
soát chặt chẽ việc sản xuất và tàng trữ các hoá chất độc hại, và triển khai hệ
thống kiểm tra và phê chuẩn việc sản xuất và tàng trữ các hoá chấ
t độc hại.
Doanh nghiệp sản xuất hoặc tàng trữ các hoá chất độc hại phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
+ Có kỹ thuật, thiết bị sản xuất hoặc các công cụ và thiết bị tàng trữ đáp
ứng các tiêu chuẩn quốc gia.
+ Khoảng cách an toàn cách nhà máy và nhà kho phải đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc gia hoặc các quy định liên quan của Nhà nước.
+ Có đội ngũ quản lý và kỹ thuật đáp ứng yêu c
ầu sản xuất hoặc tàng trữ.
+ Có hệ thống giám sát an toàn sức khoẻ.
+ Có đầy đủ các bằng cấp theo đúng yêu cầu của luật pháp, quy định và
tiêu chuẩn quốc gia.
2. Quản lý hóa chất tại Việt Nam
2.1. Luật Hoá chất
Luật Hóa chất được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày
21 tháng 11 năm 2007 thể hiện sự quan tâm cao của Quốc hội, Chính phủ và

11
toàn thể cộng đồng đối với vấn đề quản lý hóa chất. Lần đầu tiên Việt Nam đã
xây dựng một bộ luật về quản lý hóa chất có tiếp thu những xu hướng quản lý

tiên tiến của thế giới nhằm đề cao việc quản lý, giám sát hóa chất ngay từ khi
mới được sản xuất ra và trách nhiệm của từng đối tượng sản xuất, sử dụng
hóa ch
ất trong việc cung cấp thông tin, giám sát sử dụng từng loại hóa chất.
Luật này quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa
chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất,
quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Khai báo hóa chất được quy định tại Điều 43 của Luật Hóa chất:
“1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo hóa chất v
ới Bộ
Công thương; tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo hóa chất với cơ
quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Nội dung khai báo hóa chất bao gồm:
a) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất;
b) Tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ hóa chất.
3. Hằng năm, cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của Uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Công thương về các thông
tin khai báo hóa chất tại địa phương.
4. Chính phủ quy định Danh mục hóa chất phải khai báo. Bộ Công
Thương quy định biểu mẫu khai báo hóa chất quy định tại điều này.”
2.2. Nghị định số 108/2008/NĐ-CP
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa ch
ất
về: Điều kiện sản xuất, kinh doanh và Danh mục hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh
mục hóa chất cấm; Danh mục hóa chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất; khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh hóa chất nguy hiểm; Danh mục hóa chất phải thực hiện khai báo;

ng
ưỡng hàm lượng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất;
thông tin về hóa chất; cơ sở dữ liệu hóa chất và Danh mục hóa chất quốc gia;
trách nhiệm các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý hoạt
động hóa chất.
Khai báo hóa chất được quy định tại Điều 18 Nghị định 108/2008/NĐ-CP:
“1. Cơ quan tiếp nhận khai báo
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận
hồ
sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục
hóa chất phải khai báo thuộc địa bàn quản lý.

12
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân
nhập khẩu các hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo.
2. Hồ sơ khai báo
Tổ chức, cá nhân khai báo lập (02) bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Bản khai báo hóa chất theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
b) Đối với hóa chất là hóa chất nguy hiểm, hồ sơ khai báo phải kèm
theo Phiếu an toàn hóa chất Tiếng Việt và bản tiếng nguyên g
ốc hoặc tiếng
Anh.
Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó, tổ chức, cá nhân hoạt
động hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất.
3. Thời gian khai báo:
a) Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa
chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo bằng văn bản đến Sở Công thương
trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhi
ệm khai báo bằng

văn bản đến Bộ Công Thương trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày
thông quan hóa chất. Xác nhận đã khai báo hóa chất của Bộ Công Thương là
một điều kiện để tổ chức, cá nhân được nhập khẩu hóa chất lần tiếp theo. Bộ
Công Thương quy định mẫu phiếu xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu.
c) Sở Công thương lập sổ quản lý khai báo và tổng hợp tình hình, kết
quả khai báo về hóa chất của địa phương, định kỳ tháng 3 hàng năm báo cáo
Bộ Công Thương.
4. Các trường hợp miễn trừ khai báo:
a) Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu một lần phục vụ an ninh, quốc
phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp;
b) Hóa chất sản xuất, nhập khẩu dưới 100kg một năm không thuộc
Danh mục hóa chất hạn chế sản xu
ất, kinh doanh và các Danh mục hóa chất
được kiểm soát theo công ước quốc tế.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành xây
dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo, báo cáo hóa chất qua
mạng điện tử trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.”
2.3. Thông tư số 28/2010/TT-BCT
Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công
Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị
định số
108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Thông tư này quy định
về: Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh

13
doanh hóa chất; hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,
kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều
kiện; hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh
mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Biện pháp phòng ngừa, ứng phó

sự cố hóa chất và xây dựng K
ế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; xây dựng Phiếu an toàn hóa chất

14
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KHAI BÁO HÓA CHẤT VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC KHAI BÁO HÓA CHẤT

1. Thực trạng khai báo hóa chất
1.1. Thực trạng khai báo hóa chất cuối năm 2008 và năm 2009
Bắt đầu từ cuối năm 2008, Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương đã
tiến hành cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm cho các doanh
nghiệp nhập khẩu hóa chất. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, việc thực hiện các
quy định theo Luật Hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP nảy sinh nhiều
vấn đề. Tạ
i khoản 3 Điều 18 Nghị định 108/2008/NĐ-CP quy định: “Xác
nhận đã khai báo hóa chất của Bộ Công Thương là một điều kiện để tổ chức,
cá nhân được nhập khẩu hóa chất lần tiếp theo”, vì vậy, các đơn vị nhập khẩu
hóa chất phải khai báo theo từng lần nhập hàng. Điều này dẫn đến việc các
đơn vị nhập khẩu hóa chất nếu nhập nhiề
u lô hàng trong thời gian gần nhau sẽ
không kịp làm thủ tục khai báo hóa chất để có Giấy xác nhận khai báo hóa
chất cho việc nhập khẩu lô tiếp theo. Để giải quyết vướng mắc này, Bộ Công
Thương đã gửi công văn số số 2527/BCT-HC ngày 25 tháng 3 năm 2009 đến
Tổng cục Hải quan và thông báo cho các đơn vị nhập khẩu hóa chất cho phép
các đơn vị khai báo theo hợp đồng. Đây là bước giải quyết linh hoạt của B

Công Thương nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng trong các thủ tục hành
chính và tránh được ách tắc cho doanh nghiệp. Cải tiến này của Bộ Công

Thương đã được các doanh nghiệp hưởng ứng và tin tưởng hơn vào hệ thống
dịch vụ công.
Vì việc triển khai Luật Hóa chất mới chỉ có một thời gian ngắn nên còn
có những bất cập xảy ra chưa phù hợp với thực tế cuộc sống. Có trường hợp
doanh nghi
ệp dùng Giấy xác nhận khai báo cho một lô hàng nhưng lại tiến
hành khai báo cho hai lô hàng tại hai cửa khẩu hải quan khác nhau. Khi đó,
Bộ Công Thương đã cùng Tổng cục Hải quan phối hợp và thống nhất: Cục
Hóa chất sẽ gửi doanh nghiệp 02 (hai) bản Giấy xác nhận khai báo hóa chất.
Trong đó, một bản gửi doanh nghiệp và một bản gửi cơ quan quản lý thị
trường. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hả
i quan sẽ lưu ý đến dấu chữ “v”
được đánh ở nơi gửi và chỉ thu Giấy xác nhận khai báo hóa chất có đánh dấu
thuộc nơi gửi là cơ quan quản lý thị trường.
Từ khi Luật Hoá chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP ra đời, các cơ
quan hải quan đã dần nắm bắt được các nội dung của Luật và Nghị định và
thắt chặt việc quản lý hóa chất nhập kh
ẩu. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp
nhập khẩu hóa chất trên toàn quốc đều thực hiện việc khai báo hóa chất. Điều
này trở nên khó khăn cho Cục Hóa chất là nơi được giao trách nhiệm cấp
Giấy chứng nhận khai báo hóa chất. Theo quyết định của Thủ tướng Chính

15
phủ, Cục Hóa chất có 02 cơ quan đại diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh,
Cục Hoá chất đã nhanh chóng triển khai Văn phòng đại diện của Cục tại
thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành khai báo cho các đơn vị trong miền
Nam. Đồng thời, Cục Hóa chất cũng đang trình Lãnh đạo Bộ Công Thương
phê duyệt mở Văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng (dự kiến
đến năm
2011) để tiến hành các thủ tục khai báo hóa chất cho các doanh nghiệp tại

miền Trung. Việc mở Văn phòng đại diện của Cục tại miền Nam đã giảm tải
việc khai báo hóa chất cho trụ sở chính của Cục tại Hà Nội. Các bộ hồ sơ khai
báo hóa chất được giải quyết với thời gian nhanh hơn giúp cho doanh nghiệp
nhanh chóng làm các thủ tục hải quan khi nhập khẩu hóa chất.
Khai báo hóa chấ
t là hoạt động đầu tiên được áp dụng vào thực tế của
Luật Hóa chất, nhiều doanh nghiệp còn bỡ ngỡ khi thực hiện các quy định
trong Luật Hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP. Để Luật đi vào cuộc
sống được thuận tiện hơn, Cục Hóa chất đã tổ chức thành công 02 buổi hội
thảo tại miền Bắc (Hà Nội) và miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Đó là 02
buổ
i hội thảo lớn với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp và các Sở
Công Thương. Tại các buổi hội thảo này, các cán bộ của Cục Hóa chất đã phổ
biến rất kỹ các thủ tục về khai báo hóa chất theo Luật Hóa chất và Nghị định
108/2008/NĐ-CP và giải đáp vướng mắc của các doanh nghiệp, Sở Công
Thương trong quá trình thực hiện khai báo hóa chất.
Một vướng mắc nữa phát sinh trong quá trình thự
c hiện khai báo hóa
chất, đó là khi các doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất có thực hiện
mua, bán hóa chất thì khi đó có thể coi là nhập khẩu hóa chất không? Lúc đó,
Cục Hóa chất lại thống nhất với Tổng cục Hải quan và các doanh nghiệp hoạt
động hóa chất:
- Các doanh nghiệp trong cùng khu chế xuất, khu công nghiệp khi mua
hóa chất của doanh nghiệp trong cùng khu chế xuất, khu công nghiệp với mục
đích sử dụng hay sản xuất, kinh doanh không phải làm thủ tụ
c khai báo.
- Các doanh nghiệp khác không cùng khu chế xuất, khu công nghiệp
khi mua hóa chất do doanh nghiệp của khu chế xuất, khu công nghiệp khác
đều phải làm thủ tục khai báo.
Khi Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của

Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Hóa chất chưa được ban hành và Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22
tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thi hành Nghị định số
68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa
chất còn hiệu lực, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) hướng dẫn các doanh
nghiệp và Sở Công Thương tạm thời áp dụng mẫu Bản khai báo hóa chất
nguy hiểm (Phụ lục 1) và mẫu Phiếu an toàn hóa chất (Phụ lục 2) của Thông
tư số 12/2006/TT-BCN.

16
Ngày 05 tháng 11 năm 2009 Bộ Công Thương ban hành Quyết định số
5572/QĐ-BCT về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ
Công Thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật, trong đó
có Thông tư số 12/2006/TT-BCN, để hướng dẫn các doanh nghiệp và Sở
Công Thương thực hiện đúng các quy định của pháp luật, ngày 26 tháng 11
năm 2010, Cục Hóa chất đã ban hành Công văn số 312/CHC-TTHC hướng
d
ẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Luật
Hóa chất: Về xác nhận khai báo hóa chất; Phiếu an toàn hoá chất; đăng ký sử
dụng hoá chất độc hại theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN; thẩm định, phê
duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất.
Về xác nhận khai báo hóa chất:
Điều 43 của Luật Hóa chất và Điều 18 Nghị
định số 108/2008/NĐ-CP
quy định Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp
nhận hồ sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc
Danh mục hóa chất phải khai báo trên địa bàn quản lý, không quy định Sở
Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá
chất nguy hiểm. Mẫu Giấy xác nhận khai báo hoá chất đố

i với các tổ chức, cá
nhân sản xuất hoá chất áp dụng thống nhất như Phụ lục 3
Điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 108/2008/NĐ-CP quy định: “Đối
với hóa chất là hóa chất nguy hiểm, hồ sơ khai báo phải kèm theo Phiếu an
toàn hóa chất Tiếng Việt và bản tiếng nguyên gốc hoặc tiếng Anh” nhưng
trong thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết hóa chất nào là hóa chấ
t nguy
hiểm nên khi làm thủ tục khai báo hóa chất thường thiếu Phiếu an toàn hóa
chất, để giúp các doanh nghiệp xác định hóa chất nguy hiểm, trong nội dung
Công văn 312/CHC-TTHC, Cục Hóa chất cũng đưa ra Danh mục hóa chất
tạm thời phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất khi thực hiện khai báo hóa chất
(Phụ lục 4).
Đối với các Sở Công Thương: Thực tế cho thấy, nhiều Sở Công
Thương cũng gặp vướng mắc trong quá trình tiếp nhận hố sơ khai báo hóa
chất như: Có tiếp nhận hồ sơ khai báo hóa chất nhập khẩu hay không, những
hóa chất nào thuộc phụ lục hóa chất phải khai báo là hóa chất nguy hiểm phải
xây dựng Phiếu an toàn hóa chất, hay có báo cáo kết quả khai báo về hóa chất
của các đơn vị sử dụng hóa chất với Bộ Công Thương định kỳ vào tháng 3
hàng năm hay không. Công văn 312/CHC-TTHC được ban hành giúp giải đáp
các vướng mắc trên cho các S
ở Công Thương.
1.2. Thực trạng khai báo hóa chất năm 2010
Khi Công văn 312/CHC-TTHC được ban hành các doanh nghiệp dễ
dàng phân biệt được hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất phải khai
báo (Phụ lục V - Nghị định 108/2008/NĐ-CP). Tuy nhiên, khi xây dựng
Phiếu an toàn hóa chất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn như: Khai thiếu
thông tin đặc biệt những thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, cách

17
khắc phục khi có sự cố xẩy ra, thông tin về bảo vệ cá nhân, hay các quy định

pháp luật phải tuân thủ, nội dung và hình thức của Phiếu an toàn,…thậm chí
còn sử dụng không đúng mẫu quy định. Để giải quyết vấn đề này, khi ban
hành Thông tư số 28/2010/TT-BCT, Bộ Công Thương đã đưa ra hướng dẫn
chi tiết việc xây dựng Phiếu an toàn hóa chất quy định tại Điều 40 Thông tư
này:
- Các hóa chất
đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định
tại khoản 1 Điều 29 Luật Hóa chất và Điều 16, Điều 17 Nghị định
108/2008/NĐ-CP phải lập Phiếu an toàn hóa chất.
Khoản 1 Điều 29 Luật Hóa chất quy định “Hoá chất nguy hiểm bao
gồm chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức
quy định. Hoá chất nguy hiểm phải được lập phiếu an toàn hóa ch
ất.”.
Điều 16 Nghị định 108/2008/NĐ-CP quy định về “Phân loại chi tiết
hóa chất nguy hiểm theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn
hóa chất
Hóa chất nguy hiểm theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 4 của Luật Hóa
chất là các nhóm hóa chất nguy hiểm bao gồm các hóa chất với đặc tính chi
tiết như sau:
1. Các chất nổ:
a) Các chất nỗ không bền;
b) Chất nổ loại 1;
c) Chất n
ổ loại 2;
d) Chất nổ loại 3;
đ) Chất nổ loại 4;
e) Chất nổ loại 5;
g) Chất nổ loại 6;
2. Các khí dễ cháy:
a) Khí dễ cháy loại 1;

b) Khí dễ cháy loại 2;
3. Các sol khí dễ cháy:
a) Sol khí dễ cháy loại 1;
b) Sol khí dễ cháy loại 2;
4. Khí ôxy hóa: khí ôxy hóa loại 1.
5. Các khí nén dưới áp suất:

18
a) Khí bị nén;
b) Khí hóa lỏng;
c) Khí hóa lỏng làm lạnh;
d) Khí hòa tan.
6. Các chất lỏng dễ cháy:
a) Chất lỏng dễ cháy loại 1;
b) Chất lỏng dễ cháy loại 2;
c) Chất lỏng dễ cháy loại 3;
d) Chất lỏng dễ cháy loại 4;
7. Các chất rắn dễ cháy:
a) Chất rắn dễ cháy loại 1;
b) Chất rắn dễ cháy loại 2;
8. Các hỗn hợp và các chất tự phản ứng:
a) Các chất tự phả
n ứng loại 1;
b) Các chất tự phản ứng loại 2;
c) Các chất tự phản ứng loại 3 và 4;
d) Các chất tự phản ứng loại 5 và 6;
đ) Các chất tự phản ứng loại 7;
9. Chất lỏng tự cháy: chất lỏng tự cháy loại 1.
10. Chất rắn tự cháy: chất rắn tự cháy loại 1.
11. Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt:

a) Chất và hỗn hợp tự
tỏa nhiệt loại 1;
b) Chất và hỗn hợp tự tỏa nhiệt loại 2.
12. Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy:
a) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 1;
b) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 2;
c) Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy loại 3;
13. Các chất lỏng ôxy hóa:
a) Các chất lỏng ôxy hóa loại 1;
b) Các chất lỏng ôxy hóa loại 2;

19
c) Các chất lỏng ôxy hóa loại 3.
14. Các chất rắn ôxy hóa
a) Các chất rắn ôxy hóa loại 1;
b) Các chất rắn ôxy hóa loại 2;
c) Các chất rắn ôxy hóa loại 3.
15. Các peroxit hữu cơ:
a) Các peroxit hữu cơ loại 1;
b) Các peroxit hữu cơ loại 2;
c) Các peroxit hữu cơ loại 3 và 4;
d) Các peroxit hữu cơ loại 5 và 6;
đ) Các peroxit hữu cơ loại 7.
16. Các chất ăn mòn kim loại: các chất ăn mòn kim loại loại 1.
17. Độc tính cấp tính:
a) Độc tính cấp tính lo
ại 1;
b) Độc tính cấp tính loại 2;
c) Độc tính cấp tính loại 3;
d) Độc tính cấp tính loại 4;

đ) Độc tính cấp tính loại 5.
18. Ăn mòn da/kích ứng da:
a) Ăn mòn da/kích ứng da loại 1;
b) Ăn mòn da/kích ứng da loại 2;
c) Ăn mòn da/kích ứng da loại 3.
19. Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt:
a) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 1;
b) Tổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 2A;
c) T
ổn thương nghiêm trọng tới mắt/ kích thích mắt loại 2B.
20. Nhạy cảm hô hấp: nhạy cảm hô hấp loại 1.
21. Nhạy cảm da: nhạy cảm da loại 1.
22. Biến đổi tế bào gốc:
a) Biến đổi tế bào gốc loại 1;

20
b) Biến đổi tế bào gốc loại 2.
23. Tính gây ung thư:
a) Tính gây ưng thư loại 1 A và B;
b) Tính gây ung thư loại 2.
24. Độc tính tới khả năng sinh sản:
a) Độc tính tới khả năng sinh sản loại 1;
b) Độc tính tới khả năng sinh sản loại 2.
25. Các ảnh hưởng theo đường tiết sữa: các ảnh hưởng theo đường tiết
sữa loại 1.
26. Độc tính tới các cơ quan đặc biệt củ
a cơ thể tiếp xúc một lần:
a) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 1;
b) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 2;
c) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc một lần loại 3;

27. Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ th
ể tiếp xúc lặp lại:
a) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại loại 1;
b) Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại loại 2.
28. Độc tính hô hấp:
a) Độc tính hô hấp loại 1;
b) Độc tính hô hấp loại 2.
29. Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh:
a) Độc tính cấp tính đối với môi trường th
ủy sinh loại 1;
b) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 2;
c) Độc tính cấp tính đối với môi trường thủy sinh loại 3.
30. Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh:
a) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 1;
b) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 2;
c) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 3;
d) Độc tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh loại 4.”
Điều 17 Ngh
ị định 108/2008/NĐ-CP quy định về “ngưỡng hàm lượng
chất nguy hiểm trong hỗn hợp chất phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất

21
1. Các hỗn hợp chất có chứa các chất nguy hiểm với hàm lượng theo
khối lượng sau đây phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất:
STT Đặc tính độc hại Hàm lượng
1 Độc cấp tính ≥ 1.0%
2 Bỏng hoặc ăn mòn da ≥ 1.0%
3 Có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc ≥ 1.0%
4 Gây biến đổi ghen cấp I ≥ 0.1%
5 Gây ung thư ≥ 0.1%

6 Độc tính sinh sản ≥ 0.1%
7 Độc tính đối với bộ phận chức năng xác định (một
lần phơi nhiễm)
≥ 1.0%
8 Độc tính đối với môi trường thủy sinh ≥ 1.0%

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với hỗn
hợp chất.”
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hóa chất, tổ chức, cá nhân
sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông
trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chấ
t. Phiếu an toàn hóa chất
được chuyển giao miễn phí cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận hóa chất nguy
hiểm ngay tại thời điểm giao nhận hóa chất lần đầu và khi có sự sửa đổi, bổ
sung nội dung về Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 3 Điều 40 Thông
tư 28/2010/TT-BCT.
- Trường hợp những bằng chứng khoa học cho thấy có sự thay đổi về
đặc tính nguy hiểm của hóa chất, tổ ch
ức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy
hiểm phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Phiếu an toàn hóa chất trong thời gian
15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có thông tin mới. Phiếu an toàn hóa
chất sửa đổi, bổ sung phải được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều
này cung cấp ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hóa chất đó. Ngày
tháng sửa đổi, bổ sung và những nội dung sửa đổi, bổ sung phải th
ể hiện bằng
dấu hiệu rõ ràng lưu ý người sử dụng Phiếu an toàn hóa chất.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm phải lưu
giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm hiện có trong
cơ sở của mình và xuất trình khi có yêu cầu, đảm bảo tất cả các đối tượng có

liên quan đến hóa chất nguy hiểm có thể nắm được các thông tin trong Phi
ếu
an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.
- Hình thức và nội dung Phiếu an toàn hóa chất

22
Phiếu an toàn hóa chất phải thể hiện bằng tiếng Việt và bản nguyên gốc
hoặc tiếng Anh của nhà sản xuất ở dạng bản in.
Trường hợp Phiếu an toàn hóa chất có nhiều trang, các trang phải được
đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang bao gồm
số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiế
u an toàn hóa
chất và đóng dấu giáp lai của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản
3, điều 29, Luật Hóa chất:
Nhận dạng hóa chất.
Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất.
Thông tin về thành phần các chất.
Đặc tính lý, hóa của hóa chất.
Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
Thông tin về độc tính.
Thông tin về sinh thái.
Biện pháp sơ cứu về y tế.
Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn.
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố.
Yêu cầu về cất giữ.
Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân.
Yêu cầu trong việc thải bỏ.
Yêu cầu trong vận chuyển.
Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ.

Các thông tin cần thiết khác.
Mẫu Phiếu an toàn hóa ch
ất (Phụ lục 5)
Phân loại hóa chất nguy hiểm, không nguy hiểm trên cơ sở Phụ lục khai
báo hóa chất giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được hóa chất phải xây
dựng Phiếu an toàn hóa chất.
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành
chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010 của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Công Thương coi dịch vụ công là một phần quan trọng và luôn
chú tr
ọng đến việc đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ
quản lý.
Ngày 29 tháng 12 năm 2008, Lãnh đạo Bộ đã ban hành Quyết định số
49/2008/QĐ-BCT về Quy chế cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ

23
Công Thương quản lý. Triển khai Quy chế này, ngày 21 tháng 5 năm 2009,
Bộ đã có Quyết định số 2420/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch cung cấp trực
tuyến dịch vụ công . Theo kế hoạch, Cục Hóa chất có 04 dịch vụ công sẽ
được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4 trong hai năm 2010 và
2011. Trong đó, dịch vụ Cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất cần được hoàn
thành cung cấp trực tuyến
ở mức độ 4 trong năm 2010.
Ngày 07 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định
số 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Hóa chất. Điều 18 của Nghị định nêu rõ “Bộ Công Thương chủ trì, phối
hợp với các Bộ quản lý ngành xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin
khai báo, báo cáo hóa chất qua mạng điện tử trướ
c ngày 31 tháng 12 năm
2010”.

Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo trên, Cục Hóa chất đã phối hợp
với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) xây
dựng Hệ thống Cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất trực tuyến. Khi đưa vào
sử dụng, Hệ thống sẽ được đánh giá là dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu
tiên của cả
nước. Tại mức độ này, toàn bộ quy trình cung cấp dịch vụ gồm
việc khai hồ sơ và xử lý hồ sơ sẽ được tiến hành trực tuyến, kết quả được trả
qua đường bưu điện, mọi yêu cầu về an toàn thông tin sẽ được bảo đảm nhờ
hạ tầng chữ ký số của Bộ Công Thương.
Để đưa Hệ thống vào hoạt độ
ng chính thức, Cục Hóa chất và Cục
TMĐT và CNTT sẽ tiếp tục phối hợp triển khai trong thời gian tới. Quá trình
triển khai cho các doanh nghiệp khai báo hóa chất trực tuyến chia làm 2 bước:
- Bước 1: từ tháng 4 đến hết tháng 5 năm 2010, triển khai thử nghiệm
Hệ thống Cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất trực tuyến trên cả nước đối với
các doanh nghiệp tự nguyện.
- Bước 2: từ tháng 6 năm 2010, triển khai Hệ th
ống chính thức đối với
toàn bộ các doanh nghiệp hóa chất.
Cục Hóa chất và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã
phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu hệ thống tại Hà Nội vào ngày 06 tháng 4
năm 2010 và tại TP. Hồ Chí Minh ngày 08 tháng 4 năm 2010. Hai buổi hội
thảo đã thu hút trên 300 doanh nghiệp hóa chất tham gia. Các doanh nghiệp
đánh giá cao chủ trương triển khai Hệ thống cấp giấy xác nh
ận khai báo hóa
chất trực tuyến của Bộ Công Thương. Nhiều doanh nghiệp đã đăng ký tham
gia Hệ thống ngay sau Hội thảo.
Để chính thức triển khai Hệ thống, Cục Hóa chất và Cục Thương mại
điện tử và Công nghệ thông tin dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công
Thương khai trương Hệ thống Cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất trực tuyến

ngày 28 tháng 4 năm 2010 tại 54 Hai Bà Trư
ng, Hà Nội. Thành phần: Lãnh đạo

×