Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Chích sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.84 KB, 29 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VŨ VĂN HÙNG


CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT
VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ





Hà Nội - 2013


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VŨ VĂN HÙNG


CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT
VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Phạm Văn Dũng
2. TS. Vũ Thị Dậu

Hà Nội - 2013


4
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC

HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 15
1.1.
Một số vấn đề lý luận về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện
các cam kết với WTO
15
1.1.1. Nông sản và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
15
1.1.2. Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO
27
1.2
Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO của
một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
58
1.2.1.
Chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước trong quá trình thực hiện các cam
kết với WTO
58
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
78
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
THẾ GIỚI 79
2.1.
Cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản và những cơ hội, thách thức đối với
tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO
79
2.1.1. Quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản

79
2.1.2.
Cơ hội đối với tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết
với WTO
81
2.2.
Thực trạng tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập
89

5
Tổ chức thương mại thế giới
2.2.1.
Tổng quan tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới
89
2.2.2.
Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước
và sau gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
95
2.3.
Thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các
cam kết với Tổ chức thương mại thế giới
103
2.3.1. Chính sách giá cả, sản lượng nông sản
103
2.3.2. Chính sách bảo quản, chế biến nông sản
108
2.3.3. Chính sách xúc tiến thương mại nông sản
117
2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

122
2.4.
Đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam
kết với Tổ chức thương mại thế giới
129
2.4.1. Đánh giá thông qua các tiêu chí của chính sách tiêu thụ nông sản
129
2.4.2.
Đánh giá năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản
toàn cầu
138
2.4.3.
Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế của chính sách tiêu thụ nông sản trong
quá trình thực hiện các cam kết với WTO
145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
147
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM
KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 148
3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam
148
3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2012 – 2020
148
3.1.2. Những xu hướng mới của thị trường nông sản
150
3.1.3. Xu hướng vận động của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
154
3.2.
Quan điểm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực

hiện các cam kết với WTO
162
3.2.1.
Chính sách tiêu thụ nông sản phải vừa tuân thủ các cam kết với WTO, vừa bảo vệ
được lợi ích của đất nước
162
3.2.2.
Xây dựng chính sách tiêu thụ nông sản phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị
trường, xuất phát từ nhu cầu của thị trường
164

6
3.2.3.
Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động tiêu thụ
nông sản
165
3.2.4.
Tăng cường năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản
toàn cầu trong điều kiện hội nhập WTO
166
3.2.5.
Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh chính sách phải đồng bộ, hài hòa với các chính
sách và các mục tiêu kinh tế xã hội khác
167
3.3.
Giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá
trình thực hiện các cam kết với WTO
168
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện mục tiêu của chính sách tiêu thụ nông sản
168

3.3.2.
Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách bộ phận của chính sách tiêu thụ nông
sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO
172
3.3.3.
Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách tiêu thụ
nông sản
188
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
200
KẾT LUẬN 201
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Nông nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do điều kiện tự nhiên thuận lợi và chi
phí nhân công thấp nhưng những lợi thế này ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh
thương mại toàn cầu hiện nay. Sau 6 năm gia nhập WTO, nông sản Việt Nam đã có vị trí
cao trên thị trường nông sản thế giới, những cam kết được thực hiện nghiêm túc, đúng với
quy định của WTO. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt chính sách khiến cho việc
đẩy mạnh tiêu thụ về lượng nhưng chưa đi kèm với những lợi ích thiết thực mang về cho đất
nước, cho nông dân vẫn đang hiện hữu.
- Dù xuất khẩu nhiều nông sản trên thị trường thế giới nhưng các chủ thể kinh tế Việt
Nam chỉ tham gia vào các công đoạn mang lại ít giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản
toàn cầu. Vì vậy, cần phải có những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản đi
kèm với gia tăng về giá trị mang lại cho nông dân, cho các chủ thể kinh tế Việt Nam.

- Gia nhập WTO, cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đều gay
gắt và khốc liệt hơn. Bên cạnh sự nỗ lực nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh của nông dân
và các doanh nghiệp, rất cần chính sách hợp lý từ phía Nhà nước nhằm mang lại lợi ích tốt
nhất cho các chủ thể và cho cả nền kinh tế. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, chính sách tiêu thụ
nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO đã thật sự phù hợp
chưa? Cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện và phát huy vai trò của chính sách
tiêu thụ nông sản để tăng vị thế của nông dân, gia tăng giá trị mà người nông dân nhận được
trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu?
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong quá trình thực hiện các
cam kết với WTO là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và cấp thiết về thực tiễn. Vì vậy,
“Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ
chức thương mại thế giới” được Nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam được nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo,
tham khảo, giáo trình, đề tài cấp bộ, bài đăng báo, tạp chí, bài viết hội thảo các cấp cho
thấy có nhiều công trình đề cập đến chính sách tiêu thụ nông sản theo cách tiếp cận khác
nhau. Về cơ bản, các công trình này đã đạt được những kết quả sau đây:
Thứ nhất, chỉ rõ giá cả nông sản Việt Nam thấp, thiếu ổn định, ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống của nông dân. Các giải pháp vĩ mô của Nhà nước cũng như những nỗ lực cần thiết
của người nông dân có ý nghĩa hết sức quan trọng để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, các
công trình cũng đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết của thị trường trong nước và thị trường ngoài
nước về giá cả, từ đó có thể chọn được thời điểm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản cho tối ưu
hóa lợi ích.
Thứ hai, giá cả nông sản có liên quan mật thiết với vấn đề sản lượng, mùa vụ, quy
hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển công nghệ sinh học để lai tạo các
giống năng suất cao, chất lượng tốt, kháng trừ sâu bệnh. Vấn đề thu mua và cất trữ nông
sản, vừa đảm bảo về tính tự chủ, vừa đảm bảo có lợi về kinh tế khi mà giá thấp thì thu mua
6
dự trữ và bán ra khi giá cao cũng đã được phân tích kỹ, theo đó là các giải pháp của Nhà

nước về vấn đề này cũng được các nghiên cứu chỉ rõ.
Thứ ba, vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (đặc biệt là mối liên hệ giữa Nhà
nông, Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà khoa học) đã được đề cập và phân tích, trong đó
đặc biệt là mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp đã được các bài viết, các đề tài phản
ánh rõ nét về thực trạng mối quan hệ này. Nhiều giải pháp về phía nhà nước, về phía các
chủ thể trong chuỗi liên kết trên cũng được các tác giả đưa ra.
Thứ tư, cần phải phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại để gia
tăng giá trị cho nông sản trong chuỗi giá trị toàn cầu, khắc phục tình trạng nông sản Việt
Nam chỉ tham gia vào khâu mang lại ít giá trị nhất đó là sản xuất, trong khi khâu chế biến,
thương mại có giá trị gia tăng cao lại “nhường” cho quốc gia khác.
Thứ năm, vấn đề xúc tiến thương mại nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu nông
sản Việt Nam thời gian qua cũng đã được chú trọng từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô; từ trung
ương đến địa phương. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra và bước đầu có những biện
pháp cụ thể để chiếm lĩnh thị trường trong nước khi mà các cam kết với WTO đang dần hết
biên độ cho phép theo lộ trình mở cửa (cả trong lĩnh vực nông sản).
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về chính sách tiêu thụ nông sản, một số
vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ cần được tiếp tục nghiên cứu trong bối cảnh, điều kiện mới, đó là:
Một là, chính sách tiêu thụ nông sản phải góp phần gia tăng giá trị nông sản và thu
nhập của người nông dân trong chuỗi giá trị toàn cầu khi thực hiện các cam kết với WTO;
từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, gia tăng vị thế của nông dân.
Hai là, phân tích chính sách tiêu thụ nông sản dưới góc độ kinh tế chính trị, phân tích
mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tái sản xuất nông sản, từ sản
xuất đến phân phối, lưu thông. Chính sách đó phải coi lợi ích của nông dân là trung tâm
nhưng phải hài hòa với lợi ích của các chủ thể khác như nhà doanh nghiệp, nhà khoa học,
nhà nước.
Ba là, vấn đề bảo quản, chế biến nông sản cần được tập trung phát triển nhưng phải
đặc biệt lưu ý đến đặc thù của từng loại sản phẩm. Chính sách bảo quản giúp cho nông dân
và doanh nghiệp tránh được tổn thất lớn trong quá trình sản xuất và chế biến cũng như có
tác động tích cực đến chất lượng và giá thành. Phát triển công nghiệp chế biến giúp cho
phần giá trị gia tăng mà các chủ thể kinh tế Việt Nam nhận được sẽ tăng lên; mặt khác, nó

còn làm cho cơ cấu các mặt hàng nông sản đa dạng hơn, xâm nhập được những thị trường
lớn, tăng khả năng cạnh tranh.
Bốn là, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông
thôn, nông dân có tầm quan trọng đặc biệt bởi chúng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Là thành viên của WTO, Việt Nam vừa phải thực hiện các cam kết
về thị trường nông sản với tổ chức này, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất
nước. Bởi vậy, kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc hoạch định và thực thi chính
sách tiêu thụ nông sản nhằm thực hiện các mục tiêu trên cần phải được học hỏi một cách
nghiêm túc và phù hợp về điều kiện kinh tế - xã hội.
Năm là, thị trường nông sản thế giới hiện nay có nhiều xu hướng phát triển mới mang
lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, khó khăn cho nông sản Việt Nam.
7
Vì vậy, chính sách tiêu thụ nông sản phải phù hợp với điều kiện mới – điều kiện Việt Nam
đã gia nhập WTO được hơn 6 năm. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu trong bối cảnh
và điều kiện mới.
Sáu là, chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? cần
phải được hoàn thiện như thế nào để vừa thực hiện được các cam kết với WTO, vừa phải
bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc phân tích thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản ở Việt Nam hiện nay, đánh
giá mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; Luận án đưa ra các giải pháp hoàn
thiện chính sách tiêu thụ nông sản nhằm gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong chuỗi giá
trị toàn cầu; đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà
trung tâm là lợi ích của người nông dân trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện
các cam kết với WTO.
- Từ việc nghiên cứu chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước, luận án rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh

chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO.
- Phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản và chính sách tiêu thụ nông sản sau 6 năm gia
nhập WTO; đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam thời gian qua, chỉ ra thành tựu
và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.
- Đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản
Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của luận án. Chính
sách được nghiên cứu dưới góc độ là sản phẩm chủ quan của nhà nước, phản ánh năng lực
nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan của Nhà nước; đồng thời chính sách
còn được nghiên cứu dưới góc độ là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, thể hiện quan điểm, mục
tiêu và giải pháp của nhà nước trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động trực tiếp
đến hoạt động tiêu thụ nông sản: Chính sách giá cả, sản lượng nông sản; chính sách bảo
quản, chế biến nông sản; chính sách xúc tiến thương mại nông sản; chính sách liên kết sản
xuất và tiêu thụ nông sản.
Nông sản chỉ bao gồm các sản phẩm nông nghiệp theo danh mục cam kết với WTO
(không bao gồm thủy sản). Đề tài tập trung nghiên cứu 5 nông sản thế mạnh của Việt Nam:
Gạo, cà phê, cao su, tiêu và điều.
- Thời gian: Chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam từ 2002 đến nay và tầm nhìn
đến 2020.
8
- Không gian: Thị trường tiêu thụ nông sản nội địa và xuất khẩu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để tạm gạt bỏ những nhân tố
thứ yếu, không ảnh hưởng quyết định đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá một cách khách quan về

thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc xem xét chính sách tiêu thụ nông sản
của một số quốc gia để chỉ ra những tương đồng, khác biệt và bài học rút ra cho Việt Nam.
- Phương pháp phân tích chính sách kinh tế - xã hội được sử dụng để làm rõ nội dung,
ưu điểm và hạn chế của các chính sách có tác động trực tiếp đến tiêu thụ nông sản thông qua
các tiêu chí đánh giá chính sách: tính hiệu lực, tính phù hợp, tính hiệu quả, tính công bằng
và tính đồng bộ, hệ thống,
6. Đóng góp của luận án
- Luận án nghiên cứu chính sách tiêu thụ nông sản ở Việt Nam với tư cách là công cụ
thúc đẩy sự gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; đảm
bảo lợi ích của các chủ thể kinh tế ở nông thôn, trong đó lợi ích của người nông dân làm
trung tâm.
- Luận án tiếp cận chính sách tiêu thụ nông sản dưới góc độ kinh tế chính trị. Chính
sách tiêu thụ nông sản được nghiên cứu là vấn đề mang tính liên ngành, liên quan đến cả 4
khâu của quá trình tái sản xuất (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng); và điều quan
trọng hơn là phải đảm bảo được các lợi ích của các chủ thể Việt Nam trong điều kiện người
chơi, sân chơi, luật chơi toàn cầu.
- Làm rõ được thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước trong quá trình
thực hiện cam kết với WTO; rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm
hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản trong điều kiện mới của đất nước và thế giới.
- Phân tích và đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam thời gian qua, vừa phải
thực hiện các cam kết với WTO, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước;
từ đó chỉ ra những thành tựu, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
- Đưa ra một số gợi ý hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam nhằm gia tăng
giá trị của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; gia tăng thu nhập và vị
thế của nông dân Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết với WTO.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành
3 chương
Chương 1: Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ

chức thương mại thế giới – Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện
các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản
Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới


9
CHƯƠNG 1
CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC
CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực
hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới
1.1.1. Nông sản và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
- Đặc điểm của nông sản
Một là, sản xuất nông sản mang tính thời vụ và tính khu vực rõ rệt;
Hai là, hầu hết nông sản là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng;
Ba là, quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ đối với nông sản cũng có
những điểm khác biệt so với các hàng hóa khác do tính tươi sống, đảm bảo mùi vị, chế biến
đa dạng, yêu cầu về dinh dưỡng, cảm quan,…
- Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn góp
phần tạo ra giá trị tăng thêm cho nông sản đó. Sự phân công lao động xã hội càng phức tạp,
phạm vi phân công lao động xã hội càng lớn, quá trình tạo ra nông sản càng chi tiết và càng
trải rộng ra không gian nhiều quốc gia (toàn cầu), sự gia tăng thêm giá trị vào nông sản càng
vì thế mà nhiều công đoạn hơn. Một quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản như vậy, xét
dưới góc độ kinh tế (tăng thêm giá trị), được các nhà kinh tế gọi là “chuỗi giá trị nông sản
toàn cầu”. Như vậy, chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là một thuật ngữ để chỉ một dây chuyền

sản xuất – kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó các chủ thể kinh tế của
nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau.
1.1.2. Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO
- Chính sách tiêu thụ nông sản là tổng thể các công cụ và giải pháp mà Nhà nước sử
dụng để tác động đến các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt
động tiêu thụ nông sản nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện không gian
và thời gian nhất định.
Khái niệm chính sách tiêu thụ nông sản bao hàm hai nội dung cơ bản:
Một là, những biện pháp nhà nước đưa ra phải đạt được mục tiêu là đáp ứng được lợi
ích của các chủ thể thông qua tiêu thụ nông sản. Về số lượng, mở rộng và khẳng định vị thế
của nông sản ở thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh
so với nông sản của các nước khác… Về chất lượng, gia tăng giá trị cho nông dân, cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản của Việt Nam, bảo vệ được lợi ích của đất
nước trong quá trình cạnh tranh toàn cầu.
Hai là, công cụ và giải pháp của chính sách. Để thực hiện mục tiêu, Nhà nước phải sử
dụng các công cụ và giải pháp nhất định, tác động trực tiếp và gián tiếp đến tiêu thụ nông
sản. Khi điều kiện thị trường thay đổi, tình hình phát triển kinh tế xã hội có những biến
động, Nhà nước cần căn cứ vào nguồn lực hiện có để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với
thực tế.
- Các chính sách bộ phận của chính sách tiêu thụ nông sản
10
Chính sách giá cả, sản lượng. Giá cả nông sản được hình thành một cách khách quan
trên thị trường dưới sự tác động của cung và cầu. Tuy nhiên, Nhà nước xây dựng chính sách
có thể tác động đến quan hệ cung cầu để làm thay đổi giá hoặc có thể can thiệp đến các
nhân tố, kể cả các nhân tố gây méo giá nông sản làm thay đổi giá. Chính sách giá hướng tới
việc tăng sản lượng và lợi ích của sản xuất nông nghiệp.
Chính sách bảo quản, chế biến nông sản. Là những chính sách Nhà nước đưa ra nhằm
thay thế công nghệ bảo quản, xử lý tổn thất sau thu hoạch bởi các loại hóa chất bằng các
biện pháp khác đã giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng.

Chính sách xúc tiến thương mại nông sản. Để đạt được mục tiêu của chính sách xúc
tiến thương mại nông sản, Nhà nước can thiệp tới các tổ chức tham gia thị trường nông sản
nhằm hoàn thiện các tổ chức này. Đây là hình thức can thiệp phổ biến được nhiều quốc gia
sử dụng, nhất là các nước đang phát triển.
Chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nông
dân sản xuất quy mô nhỏ khó tồn tại trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và nhiều biến
động. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, xu hướng tầng lớp nông dân có quy mô sản xuất
nhỏ, manh mún bị lấn át bởi những tổ chức sản xuất có quy mô lớn vì họ tổ chức sản xuất
hợp lý, liên kết được các nhân tố trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ, tăng giá trị gia
tăng, phân phối bình đẳng lợi nhuận thu được và nhất là giảm thiểu những rủi ro do biến
động giá cả.
- Các tiêu chí đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản
Tính phù hợp: Chính sách có phù hợp với điều kiện nguồn lực hiện có hay không?
Chính sách hướng đến những đối tượng nào? Chính sách có phù hợp các cam kết với các tổ
chức tham gia hay không? Có mâu thuẫn giữa việc cam kết với tổ chức này và với tổ chức
khác hay không?
Tính hiệu lực: Chính sách có hiệu lực trong thực tế hay không? Chẳng hạn, chính sách
tăng cường thu mua lúa dự trữ của NN có thực sự đem lại lợi ích cho nông dân hay chỉ tăng
lợi nhuận cho các tổng công ty lương thực? Chính sách chỉ có hiệu lực trong thực tế mới
đem lại hiệu quả.
Tính hiệu quả: Chính sách khi thực hiện mất bao nhiêu chi phí và mang lại bao nhiêu
lợi ích? Tỷ lệ lợi ích/chi phí là bao nhiêu?
Tính công bằng: Những lợi ích và chi phí có được phân phối công bằng cho các chủ
thể, các nhóm? Nông dân được hưởng bao nhiêu trong sự gia tăng về lợi ích?
Tính đồng bộ, hệ thống: Chính sách tiêu thụ nông sản có mâu thuẫn với các chính sách
khác đối với nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung? Mối liên hệ của chính sách
tiêu thụ nông sản với các chính sách khác đến mức nào và cần phải làm như thế nào để có
thể phát huy tác dụng tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra?
1.2. Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO
của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.1. Chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước
- Chính sách tiêu thụ nông sản của Trung Quốc:
11
Ngoài việc thực hiện các cam kết của WTO, Trung Quốc có sự điều chỉnh đối với
nông nghiệp như: Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng; chuyển đổi sản xuất
của các nông hộ; thuế xuất khẩu chỉ áp dụng đối với rất ít mặt hàng; giảm bớt những rào cản
phi thuế quan và thay bằng thuế suất; thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước nhằm cân đối
cung cầu;…
Một số chính sách Trung Quốc thực hiện nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản: Chính sách
giá cả nông sản; phát triển thị trường vốn cho sản xuất và tiêu thụ nông sản; liên kết sản
xuất và tiêu thụ nông sản; tạo điều kiện mở rộng công tác xúc tiến thị trường cho doanh
nghiệp xuất khẩu; chính sách tỷ giá…
- Chính sách tiêu thụ nông sản của Thái Lan:
Khi giá cả xuống thấp, Chính phủ sẽ thu mua nông sản nhằm kích cầu, nâng giá bán
nông sản. Ngoài ra, Thái Lan còn thực hiện biện pháp lưu kho, là biện pháp được áp dụng
cho cả xuất khẩu và các thị trường trung tâm ở những vùng sản xuất lớn nhằm lưu trữ đủ
nông sản theo chỉ tiêu, tập trung nông sản bán ở đầu vụ. Biện pháp này không tiến hành trực
tiếp với người sản xuất nhưng cũng góp phần làm tăng giá thu mua nông sản lên trên mức
giá tối thiểu.
Việc sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan phần lớn xuất phát từ nhu cầu của doanh
nghiệp chế biến. Cấu trúc sản xuất theo hợp đồng của Thái Lan chủ yếu theo mô hình tập
trung, giữa một bên là doanh nghiệp chế biến và một bên là các trang trại. Trong mô hình
này người nông dân chủ yếu sản xuất gia công cho doanh nghiệp chế biến. Các doanh
nghiệp chế biến đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và
kiểm soát chất lượng.
Thái Lan liên tục nâng cao chất lượng nông sản và cải thiện hệ thống vận chuyển hàng
hóa từ các nông trại tới thị trường trong và ngoài nước. Phát triển các khu chế xuất nông
nghiệp và công nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến trong các trang trại, xây
dựng các trung tâm công nghệ và sản phẩm nông nghiệp. Thái Lan cũng rất chú trọng việc
tiêu chuẩn hóa, kiểm tra, dán nhãn và chứng nhận đối với các mặt hàng thực phẩm nhập

khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng cao, có nhãn
hiệu của quốc gia và bảo vệ những nhãn hiệu đó.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Kinh nghiệm xác định công cụ chính sách tiêu thụ nông sản
Kinh nghiệm về chính sách giá cả, sản lượng nông sản. Chính phủ cần có biện pháp ổn
định giá cả thị trường, cân đối cung cầu đảm bảo ổn định thu nhập cho người sản xuất và
chi phí thu mua nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông sản. Cả Trung Quốc và
Thái Lan đều rất chú trọng công tác này thông qua việc xây dựng hệ thống kho bãi lưu trữ
lương thực, thu mua nông sản khi dư cung và xuất bán khi dư cầu trên thị trường.
Kinh nghiệm trong chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Gắn chặt sự
phát triển của nông nghiệp với công nghiệp chế biến ngay từ khi đưa ra các chủ trương,
chính sách và giải pháp; Áp dụng công nghệ chế biến nhiều trình độ, tranh thủ hiện đại hóa
công nghệ ở những khâu mũi nhọn; Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho công nghiệp chế
biến phát triển.
12
Kinh nghiệm về chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Doanh nghiệp chế
biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân quyết định sự thành công của hình thức sản xuất theo
hợp đồng; Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ và thúc đẩy trong nền sản xuất nông nghiệp phân
tán, lạc hậu; Sự thành công của các mô hình sản xuất theo hợp đồng tùy thuộc vào những
điều kiện vật chất nhất định và đặc điểm của chủng loại hàng hóa.
- Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách tiêu thụ nông sản
Trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách sản xuất và tiêu thụ nông sản, phải có
bước đi phù hợp, đánh giá đúng mức độ tác động của WTO đối với các lĩnh vực, tránh tâm
lý hoang mang cho nông dân.
Cần phải có sự kết hợp hài hòa và hợp lý trong quá trình thực hiện bảo hộ và tự do hóa
thương mại. Hài hòa trong việc xác định các nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông sản ở
các thời kỳ khác nhau.
Chú trọng vai trò của các hiệp hội.
Trong quá trình thực hiện các chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản ra thị trường nước
ngoài cần phải phát huy lợi thế trong việc sản xuất một số nông sản phù hợp với đặc điểm

kinh tế, xã hội của đất nước.
- Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách tiêu thụ nông sản
Theo kinh nghiệm của các nước cho thấy, Việt Nam cần phải có quy hoạch, điều chỉnh
cơ cấu sản phẩm nông nghiệp hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến chất lượng theo
hướng toàn diện. Để gia nhập WTO có hiệu quả, Việt Nam cần điều chỉnh và hoàn chỉnh
chính sách vĩ mô nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng để phù hợp với các quy
định và các cam kết với WTO khi gia nhập đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
trong nước. Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết cắt giảm thuế quan. Về thực
chất, đây chính là hành động nhằm bảo hộ, xóa bao cấp, tăng độ mở nền kinh tế, tạo sức ép
buộc các doanh nghiệp cải cách. Chính phủ cần rà soát, cải tiến các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc
gia, kiện toàn hệ thống kiểm dịch theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Kinh nghiệm thành công và không thành công của Trung Quốc và Thái Lan về tiêu
thụ nông sản sau gia nhập WTO
+ Kinh nghiệm thành công cần học tập và áp dụng vào điều kiện của Việt Nam
Kinh nghiệm thành công từ Trung Quốc
Thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, xây dựng hệ thống
quản lý theo nguyên tắc của WTO; Điều chỉnh quy hoạch ngành, đặc biệt là ngành nông
nghiệp theo hướng ưu tiên những ngành có lợi thế và cho xuất khẩu; Đẩy mạnh thu hút
nguồn vốn và công nghệ hiện đại từ bên ngoài, chú trọng công nghệ sinh học, chuẩn hóa các
chỉ tiêu và thông số kỹ thuật; Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số ngành dễ bị tổn
thương hoặc dễ có tác động xấu đến đời sống của người nông dân; Đào tạo nguồn nhân lực
đặc biệt là nguồn nhân lực cho nông thôn thông qua các khóa học bồi dưỡng, công tác
truyền thông, phối hợp đào tạo giữa viện, trường, trung tâm và bộ ngành; Bảo vệ môi trường
sinh thái thông qua việc xây dựng các khu sinh thái nông thôn, khu phát triển bền vững
nông thôn, khu công nghiệp sạch, khu nông sản sạch, khu nông sản hữu cơ. Khuyến khích
nông dân sử dụng bếp ga sinh học đồng kết hợp giải quyết năng lượng cho nông dân.

13
Kinh nghiệm thành công từ Thái Lan
Thái Lan đã có những thay đổi như: Ban hành và thực hiện các chính sách cải thiện

chất lượng và an toàn; Thiết lập hệ thống GAP quốc gia; Quy định cơ cấu tổ chức và hướng
dẫn cho việc phát triển cao hơn kế hoạch chương trình GAP quốc gia; Tách bạch rõ vai trò
và trách nhiệm của mỗi cơ quan chính phủ và các bộ phận tư nhân; Khuyến khích việc đối
thoại giữa tất cả các thành viên liên quan; Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát và lên kế
hoạch tiến hành; Cung cấp dịch vụ tư vấn và huấn luyện về GAP cho cả những người sản
xuất cá thể, tập thể và các doanh nghiệp trong nước Nhờ đó, từng bước rau hoa quả của
Thái Lan đã thâm nhập được vào ngày càng nhiều nước trên thế giới.
Kinh nghiệm trong phát triển hệ thống khuyến nông của Thái Lan. Cục khuyến nông
Thái Lan được chia làm hai cấp: Quản lý Nhà nước cấp Trung ương, có nhiệm vụ hướng
dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa phương thực hiện các chương trình, dự
án khuyến nông. Cấp quản lý hành chính cấp địa phương có nhiệm vụ xúc tiến, phát triển
nông dân, tổ chức nông dân trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp.
Một số chương trình lớn có hiệu quả cao của Thái Lan như: Chương trình hoãn nợ cho
nông dân vay tiền của Ngân hàng nông nghiệp; Chương trình "Mỗi làng một triệu baht",
"Mỗi làng một sản phẩm".
- Kinh nghiệm không thành công cần tránh đối với Việt Nam
Thái Lan duy trì thực hiện một chính sách mua hết gạo cho nông dân với một mức giá
đảm bảo có lời. Chính sách này được gọi là chương trình thế chấp gạo và được phổ biến
rộng. Nhưng chương trình này khá tốn kém cho ngân sách, nhất là khi chính phủ đưa ra mức
giá sai. Sai lầm xảy ra vào năm 2008 khi giá gạo trên thị trường thế giới cao ngất ngưởng.
Khi giá gạo bắt đầu giảm, Thái Lan vẫn nhấn mạnh rằng, giá gạo mua của nông dân phải
được duy trì ở mức cao. Kết quả là Chính phủ Thái Lan nắm giữ một lượng gạo dự trữ rất
lớn đã được mua vào trong thời điểm giá cao. Là nhà cung cấp nhiều gạo nhất ra thị trường
thế giới, Thái Lan không thể bán hết lượng gạo này mà không làm giá gạo giảm thêm.
Trung Quốc nhập khẩu tăng lên sau gia nhập WTO. Giai đoạn 2004 – 2005 sau gia
nhập WTO, thuế nhập khẩu nông sản giảm, các mặt hàng như lương thực, bông, dầu nhập
khẩu tăng lên. Trung Quốc đã chuyển từ nước xuất siêu sanh nước nhập siêu nông sản. Dân
số đông, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, trình độ kỹ thuật yếu cùng với hạn
chế về môi trường sản xuất, thuốc trừ sâu, điều kiện phòng dịch kém,… nông nghiệp Trung

Quốc đã phải chịu một số ảnh hưởng tiêu cực sau khi gia nhập WTO. Một số sản phẩm
trước khi gia nhập xuất khẩu nhiều thì sau khi gia nhập lại chuyển sang nhập khẩu như
bong, đậu tương, dầu ăn,
Xuất khẩu nông sản Trung Quốc gặp nhiều bất lợi do hàng rào thuế quan của các thành
viên WTO cùng với các hình thức bảo hộ khác. Bên cạnh đó, giá cả nhiều loại sản phẩm
nông nghiệp Trung Quốc cao hơn so với giá thế giới do chi phí sản xuất cao, kết cấu hạ tầng
kém. Xuất khẩu của doanh nghiệp Trung Quốc giảm rõ rệt, một nửa kim ngạch xuất khẩu
nông sản là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Thu nhập thực tế của một bộ phận nông dân có chiều hướng giảm sau vài năm gia
nhập WTO. Thu nhập nông nghiệp giảm đã dẫn đến thất thu thuế nông nghiệp.
14
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT
VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
2.1. Cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản và những cơ hội, thách thức
đối với tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO
2.1.1. Quy định của WTO về thương mại nông sản
- Mở cửa thị trường nông sản
- Chính sách hỗ trợ trong nước đối với nông sản
2.1.2. Các cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các cam kết của Chính phủ Việt Nam là: Bỏ trợ cấp xuất
khẩu đối với nông sản, hỗ trợ nông sản nội địa sẽ chỉ được duy trì tối đa 10% giá trị sản
lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO và mức cam kết cắt giảm bình quân
đối với sản phẩm nông nghiệp từ 25,2% xuống còn 21%. Việt Nam cam kết bãi bỏ ngay trợ
cấp xuất khẩu cho hàng nông sản khi chính thức được kết nạp vào WTO. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn được bảo lưu quyền thụ hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho một
nước đang phát triển ở lĩnh vực này trong một thời gian nhất định.
2.1.3. Cơ hội và thách thức đối với tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực
hiện các cam kết với WTO

- Cơ hội
Những lợi thế của nông sản Việt Nam trên thị trường nông sản toàn cầu
Lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, khoa học công nghệ, giá nhân công
rẻ;Cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường do được đối xử bình đẳng trên thị trường quốc tế;Tạo
điều kiện cho Việt Nam đổi mới, minh bạch chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp
và kinh doanh nông sản. Là thành viên WTO sẽ như một chứng chỉ giúp cho Việt Nam tạo
dựng được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư sẽ yên tâm
hơn khi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Năng lực cạnh tranh của
nông sản Việt Nam được nâng cao. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp, nông dân phải
đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn.
- Thách thức
Những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với
WTO; Trình độ sản xuất nông sản còn thấp, công nghệ hiện đại chưa được áp dụng nhiều và
chủ yếu sản xuất hàng hóa nhỏ; Hàm lượng chất xám trong nông sản thấp; Công nghiệp chế
biến ở nước ta còn chậm phát triển so với nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp; Những
áp lực về kinh tế, xã hội của việc gia nhập WTO đến nông nghiệp Việt Nam; Cạnh tranh
trong nông nghiệp ngày càng gay gắt hơn; Sự phụ thuộc của nền kinh tế ngày càng tăng lên;
Phân phối lợi ích không đều giữa các tầng lớp dân cư; Môi trường, an ninh, văn hóa truyền
thống và lối sống có nhiều biến đổi tiêu cực.
2.2. Thực trạng tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới
2.2.1. Tổng quan tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới
15
2.2.1.1. Tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu tại thị trường nội địa
* Giai đoạn 2002 – 2006
Đây là giai đoạn Việt Nam gấp rút chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc gia
nhập WTO, các vòng đàm phán song phương, đa phương được tổ chức nhằm thỏa thuận để
đi tới đạt được những điều kiện cũng như lộ trình cam kết. Nông nghiệp nói chung và sản
xuất, tiêu thụ một số nông sản nói riêng ít nhiều có chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, tình hình

sản xuất và tiêu thụ vẫn ổn định, không có nhiều biến động về diện tích canh tác, sản lượng
và tiêu thụ trên thị trường nội địa (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tổng sản lượng và lượng tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản của
Việt Nam trước gia nhập WTO (2002 - 2006)
Đơn vị: Nghìn tấn
Mặt
hàng
Tổng sản lượng và
lượng tiêu thụ nội địa
2002 2003 2004 2005 2006
Gạo
Tổng sản lượng 34.909 35.040 36.203 36.050 35.970
Lượng tiêu thụ nội địa 31.742 31.186 32.113 30.752 31.256
Cà phê
Tổng sản lượng 700,6 780,3 790,7 730,2 905,0
Lượng tiêu thụ nội địa 30,9 31,1 29,5 32,2 33,0
Cao su
Tổng sản lượng 300,3 382,3 405,3 487,0 567,2
Lượng tiêu thụ nội địa 45,0 57,3 60,7 73,0 85,0
Tiêu
Tổng sản lượng 47,3 70,3 74,9 80,5 82,3
Lượng tiêu thụ nội địa 2,8 4,8 4,9 5,5 6,2
Điều
Tổng sản lượng
170,7
210,2
275,6
313,0
302,2
Lượng tiêu thụ nội địa

3,4
4,2
5,5
6,2
6,0
Nguồn: Tác giả tập hợp số liệu từ [94;tr54,56,58,59,60]
* Giai đoạn 2007 - 2012
Sau 6 năm Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết của Việt Nam về thị trường nông
sản cùng với tác động từ thị trường bên ngoài nhanh hơn, mạnh hơn đã ít nhiều tác động đến
tiêu thụ nông sản trong nước. Điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh của nông sản Việt
Nam với hàng loạt các nông sản đến từ nước ngoài tăng lên, nông dân và doanh nghiệp của
Việt Nam phải đối diện với cuộc cạnh tranh mới trong quá trình Việt Nam thực hiện các
cam kết với WTO ngay tại thị trường nội địa.
Bảng 2.2: Tổng sản lượng và lượng tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản của
Việt Nam sau gia nhập WTO (2007 - 2012)
Đơn vị: Nghìn tấn
Mặt
hàng

Tổng sản
lượng và tiêu
thụ nội địa
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Gạo
Tổng sản lượng 35.868,5 38.630,5

38.100,6 40.005,4

42.324,4


48.470
Tiêu thụ nội địa 31.336,5 34.206,5

32.142,6 33.127,4

35.137,4

40.370

phê

Tổng sản lượng

961,7 996,3 1.057,5 1.112,2 1.167,9 1.848,0
Tiêu thụ nội địa 57,6 59,7 63,4 66,7 70,0 88,0
16
Cao
su
Tổng sản lượng

609,8 662,9 711,3 751,7 811,6 1.188,7
Tiêu thụ nội địa 91,3 99,3 106,6 112,6 121,6 168,7
Tiêu
Tổng sản lượng

89,3 104,5 108 105,4 109,4 130,5
Têu thụ nội địa 6,3 9,0 10,5 10,2 11,0 12,5
Điều
Tổng sản lượng


312,5 313,4 291,9 310,5 318 230,3
Tiêu thụ nội địa 6,3 6,2 5,8 6,2 6,4 7,3
Nguồn: Tác giả tập hợp số liệu từ [94], [95], [96], [97] và [98]
Bảng 2.2 cho thấy: Các mặt hàng nông sản đều có mức tăng trưởng ổn định, về cơ bản
năm sau tăng so với năm trước. Quá trình CNH, HĐH và tình hình thị trường biến động
khiến cho tại một số thời điểm diện tích canh tác bị giảm sút nhưng do năng suất có xu
hướng tăng nên tính chung toàn giai đoạn sản lượng luôn tăng, góp phần ổn định tiêu thụ
trong nước.
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu tại thị trường nước ngoài
* Giai đoạn 2002 – 2006
Giai đoạn này do sản lượng và tiêu thụ trong nước nhìn chung ổn định nên tình hình
xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng đều qua các năm.
Bảng 2.3: Lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt
Nam trước gia nhập WTO (2002 - 2006)
Đơn vị: - Lượng: Nghìn tấn;
- Kim ngạch: Triệu USD
Mặt
hàng
Lượng, kim
ngạch
2002 2003 2004 2005 2006
Gạo
Lượng 3.157,6 3.813,2 4.086,7 5.247,9 4.643,4
Kim ngạch 709,8 720,5 950,3 1.406,6 1.275,8
Cà phê
Lượng 669,7 749,2 974,7 889,5 980,8
Kim ngạch 290,6 504,8 641,0 732,8 1.217,1
Cao su
Lượng 413,9 433,1 513,2 586,4 707,7
Kim ngạch 242,6 377,8 596,8 803,4 1.286,3

Tiêu
Lượng 75,6 74,1 111,9 109,0 116,8
Kim ngạch 105,5 104,9 152,3 150,3 190,4
Điều
Lượng 58,3 83,9 85,0 108,8 127,0
Kim ngạch
195,6
284,4
300,3
501,0
503,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2007
Bảng 2.3 cho thấy: Mặt hàng gạo có tỷ trọng xuất khẩu khá thấp, còn lại các mặt hàng
cà phê, cao su, tiêu và điều đều có tỷ trọng xuất khẩu cao nếu so sánh với số liệu tổng sản
lượng ở bảng 2.1. Chính vì vậy, những mặt hàng này được hy vọng sẽ hưởng lợi nhiều khi
Việt Nam gia nhập WTO – thị trường xuất khẩu được mở rộng, được hưởng các đãi ngộ
thuế, phí tại các thị trường trong WTO; Mặc khác, những ngành này còn được hưởng những
chính sách của Nhà nước do Việt Nam là được đang phát triển, sử dụng những quy định
trong “hộp xanh”.
* Giai đoạn 2007 - 2012
17
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật sau 6 năm gia
nhập WTO, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một số mặt hàng nông
sản đạt kim ngạch hàng tỷ USD/năm như cà phê, gạo. Việt Nam trở thành quốc gia hàng
đầu thế giới về xuất khẩu tiêu, điều; đứng thứ hai về xuất khẩu gạo và cà phê.
Bảng 2.4: Lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt
Nam sau gia nhập WTO (2007 - 2012)
Đơn vị: - Lượng: nghìn tấn;
- Kim ngạch: triệu USD
Mặt

hàng
Lượng,
kim ngạch

2007 2008 2009 2010 2011 2012
Gạo
Lượng 4.532 4.424 5.958 6.878 7.187 8.100
Kim ngạch

1.472 2.758 2.664 3.229 3.703 3.700
Cà phê
Lượng
1.200
1.132
1.181
1.113
1.220
1.760
Kim ngạch
1.881
2.116
1.731
1.666
2.691
3.740
Cao su
Lượng 719 544 731 773 846 1.020
Kim ngạch 1.296.5 1.675 1.227 2.321 3.283 2.850
Tiêu
Lượng 86 90,3 108 116 125 118

Kim ngạch 267 310 348 419 736 802
Điều
Lượng 153 163 177 196 178 223
Kim ngạch 642 914 847 1.141 1.476 1.483
Nguồn: Tác giả tập hợp số liệu từ [94], [95], [96], [97] và [98]
Từ số liệu bảng 2.4 cho thấy:
Xuất khẩu 5 mặt hàng của Việt Nam ổn định cả về lượng và kim ngạch, điều này phần
nào do diện tích khai thác không có nhiều biến động và các chính sách của Nhà nước đưa ra
nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này trên thị trường thế giới về cơ bản sát với tình
hình của thị trường.
2.2.2. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam
trước và sau gia nhập WTO
2.2.2.1. Tình hình tiêu thụ trong nước
Giai đoạn 2002 – 2006, các mặt hàng nông sản nhìn chung có năng suất, sản lượng ổn
định và về cơ bản phục vụ được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Về cao su, giai đoạn này sản
lượng tăng trung bình 12,2%/năm trong khi diện tích trồng cao su chỉ tăng trung bình
4,3%/năm. Về hạt điều, giai đoạn này sản lượng trung bình tăng 28,7%/năm và tốc độ tăng
về diện tích là 12,9%/năm. Riêng đối với cà phê, diện tích gieo trồng bị giảm sút
(2,8%/năm) nhưng sản lượng vẫn tăng qua các năm (1,1%/năm).
Sau khi VN chính thức là thành viên của WTO, thị trường tiêu thụ nông sản trong
nước đã có những diễn biến sôi động, hàng loạt những cam kết về thị trường nông sản đã
được ký kết và VN phải thực hiện theo lộ trình. Những cơ hội và thách thức đã lộ rõ và cuộc
cạnh tranh của nông sản VN với nông sản đến từ nước ngoài trở nên gay gắt hơn, người
nông dân đã có những thay đổi về tư duy cả trong sản xuất canh tác và tiêu thụ. Nhà nước
cũng đã đưa ra hàng loạt những chính sách tác động vào nông nghiệp nông thôn nhằm tận
dụng những lợi thế của đất nước cũng như những ưu đãi về thuế và các biện pháp hỗ trợ
18
dành cho các nước đang phát triển. Tất cả những điều này khiến cho sản lượng nông sản
tăng lên sau 6 năm gia nhập WTO, đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể.
Chẳng hạn, đối với mặt hàng gạo, từ chỗ sản lượng chỉ đạt mức khoảng 30-35 triệu tấn/năm

giai đoạn 2002 – 2006 đến 40-42 triệu tấn/năm; cà phê tăng từ 70-90 nghìn tấn/năm (2002 -
2006) đến 100 – 120 nghìn tấn/năm (2007 - 2012); Cao su tăng từ 300 – 500 nghìn tấn/năm
(2002 - 2006) đến 600 – 800 nghìn tấn/năm (2007 - 2012);…
2.2.2.2. Tình hình xuất khẩu
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, xuất khẩu nông sản đạt
được những thành tựu quan trọng và luôn góp phần vào duy trì mức xuất siêu của các mặt
hàng nông lâm, thủy sản. Trước gia nhập, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn tập trung vào
các thị trường truyền thống, nhưng sau gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu đã được mở
rộng và khai thác thêm những thị trường lớn, yêu cầu chất lượng nông sản tốt hơn như Mỹ,
EU và Nhật Bản. Từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ,… đều được đổi mới theo hướng
sản xuất nhằm phục vụ thị trường WTO với những tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu.
2.3. Thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện
các cam kết với WTO
2.3.1. Chính sách giá cả, sản lượng nông sản
- Đối với gạo, cơ chế điều hành xuất khẩu gạo đã được Chính phủ chỉ đạo trong Nghị
quyết số 11/NQ-CP, ngày 24/2/2011, về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó nhấn mạnh: “chỉ đạo điều
hành xuất khẩu gạo bảo đảm hiệu quả, ổn định giá lương thực trong nước và đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia”.
Chính sách tạm trữ lúa gạo, chủ trương thu mua tạm trữ gạo được thực hiện mỗi năm 2
lần, vào các vụ đông xuân và hè thu, chính sách này có tác động tích cực là giúp giá lúa gạo
trên thị trường trong nước không bị sụt giảm khi nguồn cung tăng, đảm bảo cho người nông
dân có mức lãi nhất định. Chính phủ đã quyết định giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam thu
mua tạm trữ từ 500 ngàn đến 1 triệu tấn quy gạo. Việc thu mua này chủ yếu qua hệ thống
thương lái, nông dân hầu như không được bán trực tiếp cho doanh nghiệp nên lợi nhuận
không về tay nông dân. Như vậy, có thể thấy chính sách tạm trữ đã không đạt được mục
đích cao nhất là hỗ trợ tận tay người nông dân mà đôi khi làm lợi cho các thương lái và
doanh nghiệp thu mua.
- Đối với cao su, theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản cả
nước đến năm 2010, diện tích cao su sẽ được quy hoạch ở mức từ 500 – 700 nghìn ha chủ

yếu tập trung tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong 6 tháng đầu năm 2007, Tập đoàn
công nghiệp cao su Việt Nam đã tiến hành khảo sát phát triển cao su tại hai tỉnh Sơn La và
Lai Châu về chủ trương phát triển cao su tại vùng Tây Bắc. Đầu tư sản xuất cao su còn được
mở rộng ra nước ngoài, tại Campuchia và Lào. Chính phủ Lào có chủ trường dành cho Việt
Nam 100.000 ha để đầu tư phát triển trồng cao su và hiện đã thực hiện được khoảng 7.500
ha (Lào) và 8.100 ha (Campuchia).
- Đối với hạt điều, vào tháng 5/2007, Bộ NN & PTNT đã ban hành Quyết định số
39/2007/QĐ-BNN phê duyệt phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, trong đó nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt điều thô cho chế biến xuất khẩu. Bộ NN
19
& PTNT dự tính sẽ nhập khẩu 123.000 tấn điều thô từ 2007 đến 2010. Cùng Quyết định
này, diện tích trồng điều cả nước năm 2010 là 450.000 ha. Đến năm 2020, diện tích trồng
điều ổn định khoảng 400.000 ha. Những địa bàn có điều kiện, nhất là các vùng đất xám ở
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ là những vùng nằm trong quy hoạch
phát triển của ngành điều.
2.3.2. Chính sách bảo quản, chế biến nông sản
- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg, ngày 15/10/2010, của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Thông tư
số 03/2011/TT-NHNN, ngày 08/3/2011, của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết về vấn
đề này, Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam đã ban hành quy định về việc cho vay hỗ trợ
giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Agribank là tổ chức tín dụng được
giao thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông
sản, thủy sản. Việc hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản thông qua
Agribank được thực hiện dưới hai hình thức: Cho vay hỗ trợ lãi suất và cho vay theo lãi suất
tín dụng đầu tư phát triển.
- Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/9/2010 về việc miễn tiền thuê đất đối với
các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và
kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế đầu tư các dự án xây kho trữ lúa được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất thực hiện
dự án đầu tư trong vòng 5 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

2.3.3. Chính sách xúc tiến thương mại nông sản
Xúc tiến thương mại nông sản chính là cầu nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa
nông dân với thị trường, doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với Nhà nước,… và
góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành nông nghiệp VN trong điều kiện mở cửa
hội nhập với thị trường thế giới, khi VN đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Những chương trình xúc tiến thương mại của ngành đã tác động tích cực vào việc
quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản, ổn định và phát triển thị trường nội địa; đẩy mạnh
xuất khẩu và đang dần trở thành đối tác tin cậy của nông dân và các doanh nghiệp kinh
doanh nông sản. Đặc biệt, với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia các chương
trình hội chợ triển lãm đã góp phần khuyên khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
nông sản tích cực mang nông sản VN đến rộng rãi người tiêu dùng trong và ngoài nước.
2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
Tỷ lệ nông sản hàng hóa tiêu thụ qua liên kết sản xuất – chế biến tiêu thụ nông sản
giữa nông dân với các thành phần kinh tế khác còn thấp, chưa phát triển sâu rộng ở các địa
phương, ngành hàng và sản phẩm. Nhiều mô hình liên kết còn thiếu tính bền vững, tình
trạng phá vỡ hợp đồng khá phổ biến. Một số nông dân cố tình bán ra bên ngoài để lẫn tránh
việc thanh toán các khoản đầu tư ứng trước. Nhiều doanh nghiệp chưa tôn trọng lợi ích
nông dân, không quan tâm vùng nguyên liệu, lợi dụng thế độc quyền ép giá, ép cấp, Nói
chung, QĐ 80 chưa tạo được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân trên cơ sở lợi ích.
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ tình trạng sản xuất nhỏ lẻ; trình độ kỹ năng
nghề nghiệp của nông dân thấp; năng lực hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn thấp.

20
2.4. Đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện
các cam kết với WTO
2.4.1. Đánh giá thông qua các tiêu chí của chính sách tiêu thụ nông sản
2.4.1.1. Tính phù hợp của chính sách tiêu thụ nông sản
Trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO, cùng với biến động của thị trường
nông sản thế giới và trong nước, chính sách đưa ra chưa thực sự phù hợp và bám sát với
những thay đổi của kinh tế, xã hội. Chẳng hạn, điều hành kinh doanh lúa gạo chưa thật sự

sát với tình hình thực tế khiến cho việc xuất khẩu gạo chưa đạt được lợi ích lớn nhất cho đất
nước. Gia tăng các hộ nông dân giàu nhưng số hộ nông dân nghèo, tái nghèo vẫn còn nhiều.
Khoảng cách giàu nghèo giữa các nông dân ngày càng nới rộng ra.
2.4.1.2. Tính hiệu lực của chính sách tiêu thụ nông sản
Chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (QĐ 80) không có hiệu lực khi nó
không có tác dụng trong thực tế: nông dân chạy theo lợi ích trước mắt mà phá bỏ hợp đồng;
doanh nghiệp thì không thực hiện đúng những cam kết về giống, phân bón và đặc biệt là
bao tiêu sản phẩm đầu ra; nhà khoa học không có nhiều nghiên cứu có tính ứng dụng cao;
Nhà nước không có trách nhiệm rõ ràng trong chuỗi liên kết này khiến cho liên kết trở nên
hình thức và phi thực tế. Về giá nông sản, Nhà nước can thiệp về giá để đảm bảo quyền lợi
của người sản xuất và người tiêu dùng – điều này hoàn toàn đúng đắn vì đây là mặt hàng
thiết yếu, cần phải có sự điều tiết nhưng hiệu lực trong thực tế chưa cao.
2.4.1.3. Tính hiệu quả của chính sách tiêu thụ nông sản
Chính sách xúc tiến thị trường chưa mang lại hiệu quả. Một là, đối với thị trường trong
nước, hầu hết các nông sản được coi là thế mạnh của Việt Nam đều tràn ngập nông sản của
nước ngoài, của đối thủ cạnh tranh trực tiếp như gạo Thái Lan. Với số dân đông, là thị
trường rộng lớn cho việc thúc đẩy tiêu thụ cà phê, hạt tiêu, điều,… nhưng các doanh nghiệp
Việt Nam lại đang bỏ quên thị trường tiềm năng này.
Chính sách tiêu thụ nông sản thời gian qua đã phần nào phản ánh rõ nét nhất các ưu
thế của Việt Nam trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, với những thuận lợi về
điều kiện tự nhiên, xã hội Việt Nam đang có, chính sách tiêu thụ nông sản vẫn chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng về nông nghiệp.
2.4.1.4. Tính công bằng của chính sách tiêu thụ nông sản
Phân chia lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản là điều quan trọng
đảm bảo tính bền vững của chuỗi giá trị. Tuy nhiên, phân tích kinh tế chuỗi giá trị của nông
sản VN ta thấy, người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và giá trị
mang lại còn rất thấp do quản lý chuỗi cung ứng từ đầu vào đến đầu ra còn kém hiệu quả và
quản lý chất lượng từ đầu ra trở về đầu vào chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng
nông sản thấp dẫn đến giá bán thấp, hạn chế năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam
trên thị trường trong và ngoài nước.

2.4.1.5. Tính đồng bộ, hệ thống của chính sách tiêu thụ nông sản
Nhìn chung, các chính sách bộ phận mà Nhà nước đưa ra thời gian qua khá đồng bộ và
bước đầu tạo nên những thành công cho nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng. Tuy
nhiên, cần phải tiếp tục hoàn thiện trong điều kiện và bối cảnh mới.
21
Chính sách của Nhà nước chưa thực sự đảm bảo sự đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ,
đặc biệt trong bối cảnh hội nhập WTO, chính sách tiêu thụ nông sản ra thị trường thế giới
càng phải quan tâm vấn đề thị trường tiêu thụ, gắn chặt sản xuất và tiêu thụ nông sản. Sản
xuất phải gắn chặt với thị trường. Chính sách tiêu thụ nông sản còn nhiều bất hợp lý khi kết
hợp với các chính sách khác trong thực tế. Hỗ trợ lãi suất và cho vay vốn đối với các chủ thể
được nhà nước quan tâm nhưng nông dân lại là chủ thể chịu thiệt thòi nhất trong cuộc cạnh
tranh nhằm vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, chính sách tiêu thụ nông sản cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện mới, trước hết các chính sách bộ phận phải phù hợp với nhau, tiếp đến nó phải phù hợp
với các chính sách khác cả chính sách kinh tế lẫn chính sách xã hội.
2.4.2. Đánh giá năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông
sản toàn cầu
Thứ nhất, nhìn chung các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam đều có khả năng
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ hai, nông sản Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu trồng trọt và
chăn nuôi là chủ yếu nên giá trị gia tăng mang lại rất thấp.
Thứ ba, một số loại nông sản Việt Nam và một số chuỗi giá trị riêng biệt của doanh
nghiệp đã tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ tư, một số yếu tố thuộc về thể chế, môi trường kinh doanh đã bước đầu góp phần
tạo lập năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
2.4.3. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế của chính sách tiêu thụ nông sản
trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO
2.4.3.1. Thành tựu
Một là, các quy định pháp luật và chính sách có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ
nông sản chuyển biến theo hướng minh bạch hơn, ít phân biệt hơn giữa các thành phần kinh

tế và hướng tới môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
Hai là, sau gia nhập WTO, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản tiếp tục được duy trì ở mức cao; nông sản tiêu thụ trên thị trường nội địa đã có
những chuyển biến tích cực theo hướng người Việt Nam ngày càng lựa chọn nông sản Việt,
tỷ trọng nông sản nhập khẩu có xu hướng giảm đặc biệt là nông sản trái cây nhập từ Trung
Quốc đã giảm rõ rệt do lo ngại vấn đề thuốc bảo quản.
Ba là, cơ cấu hàng nông sản có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hàng nông sản qua
chế biến được nâng lên; nhiều ngành hàng, doanh nghiệp, nông dân đã chú trọng xây dựng
thương hiệu cho nông sản của mình và tiến hành sản xuất các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu
chuẩn quốc tế để thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản,…Chất
lượng và độ an toàn thực phẩm được nâng lên nên giá nông sản xuất khẩu cũng tăng lên.
Bốn là, thị trường nông sản xuất khẩu được mở rộng hơn.
Năm là, vị thế của một số mặt hàng nông sản tiếp tục được củng cố trên thị trường
quốc tế như gạo, cà phê và điều xếp thứ 2 thế giới; hạt tiêu xếp thứ 1 và cao su xếp thứ 5.
2.4.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, Việt Nam vẫn vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của WTO
do bản thân quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản còn nhiều hạn chế.
22
Thứ hai, nông sản Việt Nam vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường trong nước, nhập
khẩu nông sản từ bên ngoài còn nhiều trong khi những nông sản này hoàn toàn có thể chủ
động từ chính nguồn cung trong nước. Người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế tiêu dùng các
sản phẩm như hạt điều, cà phê,…
Thứ ba, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nhiều hạn chế thể hiện ở cả ba phương diện: chủng
loại hàng nông sản đơn điệu, chưa tích cực phát triển các mặt hàng xuất khẩu mới có đóng
góp kim ngạch cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công
nghiệp hóa còn diễn ra chậm, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao còn thấp. Nhiều mặt hàng
còn phụ thuộc khá lớn vào một thị trường nào đó (chẳng hạn như cao su: phụ thuộc rất lớn
vào thị trường Trung Quốc).
Thứ tư, tỷ trọng hàng nông sản chế biến sâu còn thấp.
Thứ năm, nhiều mặt hàng nông sản đứng đầu hoặc trong nhóm hàng đầu thế giới

nhưng lại không có được vai trò chi phối chuỗi, chi phối thị trường. Khả năng cạnh tranh
của sản phẩm yếu, xuất khẩu của nước ta thời gian qua chủ yếu dịch chuyển theo chiều rộng
mà chưa đi vào chiều sâu.
Thứ sáu, mạng lưới của các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài
hoạt động còn kém hiệu quả, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho các cơ quan quản lý nhà nước và
doanh nghiệp, nông dân trong hoạt động xuất khẩu. Các chương trình xúc tiến thương mại
còn nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao.
Thứ bảy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp chưa cao, đặc biệt
là công nghiệp chế biến.
Thứ tám, cạnh tranh gay gắt diễn ra ở cả ba cấp độ: sản phẩm – sản phẩm, doanh
nghiệp – doanh nghiệp, chính phủ - chính phủ cả trên thị trường trong nước và thị trường
quốc tế.
Thứ chín, chính sách của Nhà nước trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu và
những hậu quả để lại của nó không được nhanh nhạy và chủ động khiến cho ngành nông
nghiệp bị ảnh hưởng lớn hơn: Giá cả nông sản lên xuống thất thường, nhu cầu tiêu dùng
giảm mạnh, thị trường trong nước và xuất khẩu bị thu hẹp, thiếu các đơn hàng mới. Giá một
số yếu tố đầu vào tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên,…
23
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ
NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT
VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam
3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2012 – 2020
- Kinh tế thế giới
Theo OECD, khối lượng GDP toàn cầu sẽ từ 32 nghìn tỷ USD tăng lên 42 nghìn tỷ
USD vào năm 2015 và 53 nghìn tỷ USD (theo giá năm 2000) vào năm 2020. Theo Hội đồng
tình báo quốc gia Mỹ (NIC) quy mô kinh tế thế giới sẽ tăng 80% so với năm 2000, thu nhập
bình quân đầu người của cả thế giới sẽ tăng hơn 50% (năm 2004, GDP bình quân đầu người
toàn thế giới, theo giá thực tế 6393 USD; theo sức mua tương đương 8760 USD, riêng

55 nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao theo cách phân loại của Liên hợp quốc: 30970
USD, còn lại là 60 nước có thu nhập thấp (trong đó có Việt Nam) là 2260 USD).
- Kinh tế Việt Nam
Giai đoạn từ nay đến 2020, mục tiêu cần hướng tới là: cơ cấu ngành nông, lâm, thủy
sản: Nông nghiệp 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%; Tốc độ tăng trưởng GDP nông
lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy
sản 4,3 - 4,7%/năm; Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông
nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD; Giá trị sản lượng trên 1 ha
đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng;
3.1.2. Những xu hướng mới của thị trường nông sản
Xu hướng gia tăng nhu cầu nông sản và sự dịch chuyển tỷ trọng thương mại nông sản
toàn cầu sang các nước đang phát triển
Xu hướng gia tăng sự bất ổn của các yếu tố trên thị trường nông sản thế giới
Xu hướng tự do hóa thương mại nông sản gia tăng
Xu hướng gia tăng cạnh tranh trong thương mại nông sản và sự xuất hiện của các hình
thức rào cản thương mại mới
Xu hướng gia tăng FDI vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nông sản
Xu hướng tăng cường can thiệp vào sản xuất và thương mại nông sản
3.1.3. Xu hướng vận động của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Gia tăng vai trò của nhà bán lẻ; Hợp nhất nhiều công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ
nông sản; Gia tăng của các tiêu chuẩn toàn cầu về nông sản; Gia tăng vai trò các nước đang
phát triển trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
3.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá
trình thực hiện các cam kết với WTO
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1/2012, hầu kết các cam kết mà phải
thực hiện trong vòng khoảng 7 năm, tức là đến năm 2014. Chính vì vậy, quan điểm và giải
pháp đưa ra phải nhằm: Một là, những chính sách đã thực hiện sau gia nhập WTO cần bổ
sung chính sửa cho phù hợp và có hiệu quả cao trong thực tế; Hai là, những cam kết còn
thời hạn ở những năm tiếp theo đến 2014 cần tiếp tục thực hiện theo đúng lộ trình đã cam
kết.

24
3.2.1. Chính sách tiêu thụ nông sản phải vừa tuân thủ các cam kết với WTO, vừa
bảo vệ được lợi ích của đất nước
Hoàn thiện công tác quy hoạch và xác lập chiến lược phát triển nông sản xuất khẩu.
Tham gia WTO, sản xuất và tiêu thụ nông sản phải chịu sự chi phối của những quy định
toàn cầu và thị trường toàn cầu.
Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại.
Tăng cường xúc tiến thương mại và dự báo thị trường. Nhà nước cần tăng cường công
tác đàm phán, xúc tiến thương mại, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa
phương để mở đường cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường nông sản thế giới, nhất
là thị trường có sức mua lớn.
Hoàn thiện hệ thống quy định VSATTP và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản.
Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ngành
giống để phát triển sản xuất giống theo hướng CNH, HĐH.
3.2.2. Xây dựng chính sách tiêu thụ nông sản phải tôn trọng các quy luật của kinh
tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu của thị trường
Quan điểm này đòi hỏi phải làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường và thị hiếu
khách hàng, từ đó xác định thị trường trọng điểm, dung lượng trao đổi và tính ổn định với
những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Quyết định lựa
chọn và định hướng quy hoạch sản xuất một cách đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến
tiêu thụ phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, tránh quy hoạch một cách chủ quan, duy ý chí
dựa vào những cái sẵn có, những thứ ta có thể làm được, bởi trong kinh tế thị trường phải là
sản xuất những cái mà thị trường cần.
3.2.3. Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động
tiêu thụ nông sản
Hoạt động tiêu thụ nông sản phải mang lại lợi ích hài hòa cho các chủ thể, bởi lẽ ở đây
các chủ thể hoạt động trên cơ sở lợi ích kinh tế và tuân theo các quy luật của thị trường.
Như vậy, các khâu từ sản xuất nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm phải gắn kết chặt
chẽ với nhau. Để hạn chế những rủi ro và đảm bảo sự bền vững trong liên kết, rất cần có các

quy định của Nhà nước để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia. Đồng thời có cơ chế hỗ
trợ doanh nghiệp, nông dân đầu tư mạnh cho công nghệ sau thu hoạch, khâu bảo quản, chế
biến để hạn chế thất thoát, nâng cao giá trị nông sản.
3.2.4. Tăng cường năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông
sản toàn cầu trong điều kiện hội nhập WTO
Tăng cường năng lực nhận thức và đổi mới tư duy trong hoạch định chính sách và
quản trị kinh doanh theo hướng chủ động tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Tăng cường năng lực tham gia ở các khâu có lợi thế cạnh tranh và từng bước phát triển
lợi thế cạnh tranh bền vững
Tập trung có chọn lọc, tăng cường năng lực tham gia đối với một số hàng nông sản có
khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn để xây dựng và phát triển một số chuỗi ngành hàng
của quốc gia.

×