Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp của nước
ta không thể trụ vững được do có sự cạnh tranh gay gắt. Đó không chỉ là sự cạnh
tranh về nhãn hiệu sản phẩm, mà còn là đối thủ cạnh tranh về mặt hàng, không
chỉ là doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp ngoài nước. Sự cạnh
tranh gay gắt ấy buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của
mình, hợp lý hoá toàn bộ quá trình sản xuất - kinh doanh để không ngừng tăng
sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp hạch toán kế toán nên trong
thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico em đã cố gắng, tiếp
cận làm quen với thực tiễn công tác kế toán tài chính tại công ty. Qua thực tế tìm
hiểu em xin được góp ý kiến của mình về công tác hạch toán kế toán thông qua báo
cáo này để hoàn thiện công tác kế toán cho Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
SV: Đặng Thúy Nga 1 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
Nội dung báo cáo gồm 2 phần chính:
Phần I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần công nghiệp Hapulico
Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế, tài chính tại công ty
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp Hapulico, được sự
hướng dẫn của giáo viên và các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã giúp
em tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán ở doanh nghiệp và dựa vào đó,
trên những kiến thức mà nhà trường đã giảng dạy. Nên em đã hoàn thành tốt bài
báo cáo của mình, tuy nhiên do thời gian thực tập và sự liên hệ giữa lý thuyết và
thực tế còn hạn chế. Vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô,
để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
SV: Đặng Thúy Nga 2 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHIỆP HAPULICO
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico ( tiền thân là Công ty Cổ phần
Điện – chiếu sáng) được thành lập theo quyết định số 2600/GP-UB do Chủ
tịch UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 23/07/1996; giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 060410 ngày 01/08/1996.
Tháng 6/2009 Công ty chuyển trụ sở chính từ thành phố Hà Nội về tỉnh
Hưng Yên và đã làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế Công ty số 0100382419 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng
Yên cấp.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại xã Vĩnh Khúc – huyện Văn Giang – tỉnh
Hưng Yên.
Công ty có văn phòng đại diện chính đặt tại Hà Nội:
• Tên văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện Công ty cổ phần công
nghiệp Hapulico;
• Địa chỉ: số 77 Tô Hiến Thành- phường Lê Đại Hành - quận Hai Bà
Trưng - thành phố Hà Nội.
Công ty thành lập và kinh doanh theo tôn chỉ “chất lượng là nền tảng” lấy
chất lượng và tiến độ làm kim chỉ nam cho công tác quản lý và điều hành,
đảm bảo kinh doanh phát triển tăng lợi nhuận tạo thu nhập cao cho người lao
động và đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng.
SV: Đặng Thúy Nga 3 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo trẻ trung, năng động,
sáng tạo có trình độ chuyên môn cao được đào tạo trong các trường đại học,
cao đẳng trường nghề có uy tín trong nước và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ
công nhân viên liên tục được cập nhật các kiến thức và công nghệ mới, sẵn
sàng làm thỏa mãn các đòi hỏi khắt khe của khách hàng. Đội ngũ cán bộ công
nhân viên được làm việc trong môi trường đầy đủ trang thiết bị giúp cho các
nhân viên ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình làm
việc.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty sản xuất kinh doanh đồ điện và chiếu sáng nhân tạo, lắp đặt chiếu
sáng nhân tạo, sản xuất thiết bị đô thị, đèn chiếu sáng nội ngoại thất, trang
trí quảng cáo.
Sản xuất, chế tạo lắp dựng cột dùng trong chiếu sáng bưu chính viễn
thông, điện lực.
Gia công cơ khí, kết cấu thép các công trình.
Chế tạo các dầm cầu thép bằng phương pháp hàn tự động.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông.
SV: Đặng Thúy Nga 4 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
1.3.1 Tổng giám đốc
- Là người đại diện của công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm của
công ty trước pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của công ty chủ quản.
- Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
- Tổ chức thức hiện các phương án kinh doanh sản xuất của công ty.
- Quyết định các biện pháp mở rộng hoạt động sản xuất của công ty.
- Quyết định lương, thưởng của nhân viên trong công ty.
- Báo cáo tình hình hoạt động của công ty trước công ty chủ quản.
-
SV: Đặng Thúy Nga 5 Lớp: CQ47/21.07
Giám đốc
P. Tổ
chức
hành
chính
P. Kỹ
thuật
P. Kinh
doanh
Tổng giám
đốc
P.Tài
chính
kế
toán
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
1.3.2 Giám đốc
- Cùng với Tổng giám đốc tham gia điều hành hoạt động của công ty.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế theo quy định, tham mưu cho Tổng giám đốc
về bảo toàn tài chính và phương án kinh doanh của công ty.
- Cấp các báo cáo cho Tổng giám đốc.
1.3.3 Phòng tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ quản lý là bộ phận được tập hợp từ các ban tổ chức lao động
tiền lương, hành chính quản trị. Nhiệm vụ của bộ phận này là bố trí, sắp
xếp lao động trong Công ty về số lượng, trình độ tay nghề từng phòng,
từng phân xưởng. Xây dựng những nội quy, quy chế, hướng dẫn thực hiện
các quy định theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước
1.3.4 Phòng kinh doanh
a) Chức năng
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
- Khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng.
- Quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường.
- Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược thúc đẩy tăng doanh số.
b) Nhiệm vụ
- Kiểm tra vật liệu tồn kho, vât liệu có chất lượng kém để xuất trả nhà
cung cấp.
- Liên hệ với các nhà cung cấp vật liệu để đăt hàng.
- Xem xét các đơn đặt hàng.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế
SV: Đặng Thúy Nga 6 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
1.3.5 Phòng kỹ thuật
a) Chức năng
- Lắp đặt bảo trì các máy móc, thiết bị của công ty.
- Quản trị hệ thống mạng nội bộ.
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật chung của công ty.
- Lên kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa máy định kỳ.
b) Nhiệm vụ
- Sửa chữa bảo trì các máy móc thiết bị của công ty.
- Phổ biến hướng dẫn các bộ phận chạy máy an toàn hiệu quả, đúng quy
trình vận hành máy.
- Đề xuất phương án giải quyết khi có lỗi kỹ thuật trong quá trình vận
hành máy.
1.3.6 Phòng tài chính kế toán
a) Chức năng
- Tham mưu với giám đốc trong quá trình quản lý và điều hành quá trình
sử dụng vốn của công ty.
- Theo dõi và báo cáo giám đốc tình hình sử dụng vốn của công ty.
- Cung cấp kịp thời và chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
b) Nhiệm vụ
- Ghi chép, phản ánh trung thực kịp thời đầy đủ mọi phát sinh thu chi
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty
theo đúng chế độ chính sách.
SV: Đặng Thúy Nga 7 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
- Theo dõi tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất năm 2011 và 2012
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2011 2012
Chênh lệch
STĐ %
Doanh
thu
108,825,883,027
104,286,547,00
2
(4,539,336,025) (4,17)
Chi phí 101,592,511,233 90,639,528,311 (10,952,982,922) (10,78)
Lợi
nhuận
sau thuế
TNDN
7,233,371,794 13,647,018,691 6,413,646,897 88,67
Nhận xét:
- Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2012 tăng 88,67% tương ứng tăng
6,413,646,897 đồng so với năm 2011 do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Doanh thu năm 2012 giảm 4,17% tương ứng giảm 4,539,336,025 đồng so với
năm 2011.
- Chi phí năm 2012 giảm 10,78% tương ứng 10,952,982,922 đồng so với
năm 2012.
- Cả doanh thu và chi phí năm 2012 đều giảm so với năm 2011 nhưng do
chi phí giảm mạnh hơn nên làm lợi nhuận sau thuế tăng.
SV: Đặng Thúy Nga 8 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.1 Tổ chức công tác kế toán
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán
a) Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở Công ty Cổ phần công nghiệp Hapulico được tổ chức theo
hình thức kế toán tập chung, tất cả các chứng từ tập hợp lên phòng kế toán.
Tổng số phòng kế toán có 7 người: 4 trình độ đại học, 3 trình độ trung cấp:
- Kế toán trưởng là có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra
toàn bộ công tác kế toán trong toàn bộ kế toán.Tổ chức lập báo cáo
theo yêu cầu của lãnh đạo, quản lý nhân viên và phân công trách nhiệm
cho từng người, giúp giám đốc công ty chấp hành các chế độ về quản lý
và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động, tiền lương, tín
dụng và các chính sách tài chính.
- Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ tập hợp chi phí, giá thành,kết chuyển
lãi lỗ, kiểm tra sổ sách xử lý các bút toán chưa đúng và chịu trách
nhiệm trước kế toán trưởng.
- Kế toán tiêu thụ: theo dõi thu thập số liệu báo cáo thống kê về các loại
hàng xuất thành phẩm của công ty.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: thanh toán, tính toán
lương và các khoản trích theo lương.
- Kế toán vật liệu: theo dõi sổ sách, chứng từ mua bán xuất nhập của
công ty do các bộ phận khác chuyển đến và chuyển chứng từ đến kế
toán có liên quan.
SV: Đặng Thúy Nga 9 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
- Kế toán TSCĐ: theo dõi, lập bảng phân bố khấu hao về tài sản cố định
của công ty.
- Thủ quỹ: là người làm nhiệm vụ nắm giữ tiền mặt của công ty, hàng
ngày theo dõi, ghi chép số tiền xuất, nhập, tồn quỹ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán :
b) Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Năm tài chính : áp dụng từ 01/01 đến 31/12.
- Kỳ hạch toán: Theo quý
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên. Tổ chức hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
- Đồng tiền sử dụng báo cáo: đồng Việt Nam (đồng).
SV: Đặng Thúy Nga 10 Lớp: CQ47/21.07
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế
toán
tài sản
cố
định
Kế
toán
tiêu
thụ
KT thanh
toán &
các khoản
trích theo
lương
Kế
toán
NVL
Thủ
quỹ
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình: tài sản được khấu hao
theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với thông
tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp hệ số
giá.
- Công ty thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp
ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính .
2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
a) Tổ chức hạch toán ban đầu
Danh mục các chứng từ sử dụng tại Công ty:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- giấy đề nghị tạm ứng
- giấy đề nghị thanh toán
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Bảng kê mua hàng
- Bảng phân bổ NVL, CCDC
- Séc
- giấy báo nợ
- giấy báo có
- Hóa đơn GTGT
- Bảng thanh toán tiền lương,
thưởng
- Bảng chấm công.
b) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Danh mục các tài khoản sử dụng tại Công ty
- TK111: Tiền mặt - TK112: Tiền gửi ngân hàng
SV: Đặng Thúy Nga 11 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
- TK113: Tiền đang chuyển
- TK121: Đầu tư chứng khoán
ngắn hạn
- TK129: Dự phòng giảm giá đầu
tư ngắn hạn
- TK131: Phải thu của khách
hàng
- TK133: Thuế GTGT được khấu
trừ
- TK136: Phải thu nội bộ
- TK138: Phải thu khác
- TK141: Tạm ứng
- TK151: Hàng mua đang đi
đường
- TK152: Nguyên vật liệu
- TK153: Công cụ dụng cụ
- TK154: Chi phí sản xuất KD dở
dang
- TK155: Thành phẩm
- TK156: Hàng hóa
- TK159: Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
- TK211: Tài sản cố định hữu
hình
- TK213: Tài sản cố định vô hình
- TK214: Hao mòn tài sản cố định
- TK221: Đầu tư vào công ty con
- TK311: Vay ngắn hạn
- TK331: Phải trả cho người bán
- TK333: Thuế và các khoản phải
nộp NN
- TK334: Phải trả người lao động
- TK335: Chi phí phải trả
- TK336: Phải trả nội bộ
- TK337: Thanh toán theo tiến độ
KHHĐ xây dựng
- TK338: Phải trả phải nộp khác
- TK341: Vay dài hạn
- TK342: Nợ dài hạn
- TK351: Quỹ dự phòng trợ cấp
mát việc làm
- TK353: Quỹ khen thưởng phúc
lợi
- TK411: Nguồn vốn kinh doanh
- TK414: Quỹ đầu tư phát triển
- TK415: Quỹ dự phòng tài chính
- TK419: Cổ phiếu quỹ
- TK421: Lợi nhuận chưa phân
phối
- TK511: Doanh thu
SV: Đặng Thúy Nga 12 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
- TK512: Doanh thu bán hàng nội
bộ
- TK515: Doanh thu hoạt động tài
chính
- TK521: Chiết khấu thương mại
- TK531: Hàng bán bị trả lại
- TK532: Giảm giá hàng bán
- TK611: Mua hàng
- TK621: Chi phí NVL trực tiếp
- TK622: Chi phí nhân công trực
tiếp
- TK627: Chi phí sản xuất chung
- TK631: Giá thành sản xuất
- TK632: Giá vốn hàng bán
- TK635: Chi phí tài chính
- TK641: Chi phí bán hàng
- TK642: Chi phí quản lý doanh
nghiệp
- TK711: Thu nhập khác
- TK811: Chi phí khác
- TK821: Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
- TK911: Xác định kết quả kinh
doanh
c) Tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Công ty áp dụng hình thức: nhật ký chung
- Sổ nhật ký đặc biệt: sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua
hàng, nhật ký mua hàng.
- Sổ tổng hợp: sổ cái các tài khoản sử dụng.
- Sổ thẻ tài khoản chi tiết: sổ TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu; sản phẩm; hàng
hóa; thẻ kho; sổ chi tiết sản xuất kinh doanh; thẻ tính giá thành sản phẩm;
dịch vụ, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, sổ chi tiết tiền gửi; tiền vay, sổ
chi tiết thanh toán.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán EFFECT
SV: Đặng Thúy Nga 13 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
Màn hình nhập liệu phần mềm kế toán EFFECT
SV: Đặng Thúy Nga 14 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
d) Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính của công ty luôn tuân thủ chặt chẽ các
yêu cầu quy định tại chuẩn mực số 21 -“ trình bày báo cáo tài chính” Báo cáo tài
chính tại công ty cổ phần công nghiệp Hapulico bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN
Các bản báo cáo trên theo mẫu Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài
Chính ngày 20 tháng 03 năm 2006.
- Thời hạn lập: 31/12 hàng năm,
- Nơi nộp báo cáo: cục thuế Hưng Yên.
2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích
- Kế toán trưởng là người tổ chức công tác phân tích kinh tế.
- Thời điểm: được tiến hành thường xuyên vào cuối kỳ kế toán.
2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế
Công việc phân tích chưa được chú trọng và chưa có bộ phận chuyên về
công việc phân tích nên việc phân tích do phòng kế toán tài chính đảm nhiệm
gồm các nội dung sau:
SV: Đặng Thúy Nga 15 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Lợi nhuận chưa phân phối: là số lợi nhuận từ hoạt động của công ty sau
khi trừ chi phí thuế TNDN (nếu có) và các khoản điều chỉnh do áp dụng
hồi tố thay đổi chính sách kế toán.
- Sự biến động của doanh thu, chi phí.
- Đánh giá sự biến động của việc sử dụng lao động, vốn, tài sản.
2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
Công thức tính:
Tổng VKD bình quân =( đầu kỳ + cuối kỳ)/2
Hệ số DT/tổng VKD = Tổng DT/Tổng VKD bình quân
Hệ số LN/tổng VKD = Tổng LN/Tổng VKD bình quân
VCĐ bình quân = (đầu kỳ + cuối kỳ) / 2
Hệ số DT/ VLĐ = Tổng DT/VLĐ bình quân
Hệ số LN/ VLĐ = Tổng LN/ VLĐ bình quân
VCĐ bình quân = (đầu kỳ + cuối kỳ) / 2
Hệ số DT/ VCĐ = Tổng DT/VCĐ bình quân
Hệ số LN/ VCĐ = Tổng LN/ VCĐ bình quân
SV: Đặng Thúy Nga 16 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
Chỉ tiêu 2011 2012
Chênh lệch
STĐ %
Hệ số DT/tổng VKD 1.44 0.93 (0.51) (35.4)
Hệ số LN/tổng VKD 0.22 0.18 (0.04) (18.2)
Hệ số DT/VLĐ 3.29 1.85 (1.44) (43.8)
Hệ số LN/VLĐ 0.51 0.37 (0.23) (45.1)
Hệ số DT/VCĐ 2.57 1.86 (0.71) (27.6)
Hệ số LN/VCĐ 0.39 0.37 (0.02) (5.1)
Phân tích:
- Hệ số DT/tổng VKD và hệ số LN/tổng VKD: ta thấy cả hai hệ số của năm
2011 (1.44 và 0.22) đều cao hơn năm 2012 (0.93 và 0.18) cụ thể năm
2012 giảm lần lượt 35.4%, 18.2% tương ứng giảm 0.51 lần và 0.04 lần so
với 2011 chứng tỏ năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao hơn
năm 2012.
- Hệ số DT/VLĐ và hệ số LN/VLĐ : hai hệ số năm 2011 (3.29 và 0.51)
đều cao hơn năm 2012 (1.85 và 0.37). Năm 2012 hai hệ số giảm lần lượt
438.%, 45.1% tương ứng 1.44 lần và 0.23 lần so với năm 2011 chứng tỏ
năm 2011 có vòng quay vốn lưu động lớn hơn năm 2012.
- Hệ số DT/VCĐ và hệ số LN/VCĐ: hai hệ số của năm 2011 lần lượt 2.57
và 0.39 cao hơn năm 2012 lần lượt 1.86 và 0.37 cụ thể năm 2012 giảm
27.6% và 5.1% tương ứng 0.71 lần và 0.02 lần so với năm 2011.
=> Năm 2011 Công ty sử dụng các nguồn vốn tốt hơn so với năm 2012.
SV: Đặng Thúy Nga 17 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
2.3 Tổ chức công tác tài chính
2.3.1 Công tác kế hoạch hóa tài chính
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho hoạt động kinh
doanh từ vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đảm bảo cho nguồn tài
chính được liên tục ổn định.
2.3.2 Công tác huy động vốn
Vốn vay gồm vay ngân hàng, tổ chức tín dụng; vốn chủ gồm cổ phần.
Đơn vị : VND
Chỉ tiêu 2011 2012
Chênh lệch
STĐ %
Vốn vay: 48,002,616,157 39,925,870,845 (8,076,745,312) (16.8)
Nợ ngắn hạn 39,908,825,248 31,282,251,509 (8,626,573,739) (21.6)
Nợ dài hạn 8,093,790,909 8,643,619,336 549,828,427 6.8
Vốn chủ sở hữu: 67,806,083,186 73,417,779,663 5,611,696,477 8.3
Nhận xét: Nhìn chung ta thấy Công ty có năng lực cạnh tranh năm 2012 cao
hơn so với năm 2011 vì:
- Vốn vay năm 2012 giảm 16.8% so với năm 2011 tương ứng giảm
8,076,745,312 đồng.
- Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 8.3% so với năm 2011 tương ứng tăng
5,611,696,477 đồng.
2.3.3 Công tác quản lý và sử dụng vốn tài sản
SV: Đặng Thúy Nga 18 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
Chỉ tiêu 2010 2011
Chênh lệch
STĐ %
Tiền & các khoản
tương đương tiền
15,321,590,562 21,896,019,040 6,574,428,478 42.9
Các khoản phải thu
ngắn hạn
15,737,731,010 13,923,513,077 (1,814,217,933) (11.5)
Hàng tồn kho
23,670,595,712 24,368,319,538 697,723,826 2.9
Tài sản ngắn hạn
khác
16,500,000 16,500,000 100
Tài sản cố định
28,906,445,704 30,001,868,716 1,095,423,012 3.8
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
28,176,844,439 19,138,461,125 (9,038,383,314) (32.1)
Tài sản dài hạn
khác
3,995,491,916 3,998,969,012 3,477,096 0.08
Nhận xét: Với tình hình kinh tế bất ổn năm 2012 thì nhìn chung Công ty quản lý
các khoản tiền cũng như các khoản đầu tư tương đối ổn định.
- Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng 42.9% tương ứng
6,574,428,478 đồng so với năm 2011.
- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 giảm 11.5% tương ứng giảm
1,814,217,933 đồng so với năm 2011.
- Hàng tồn kho năm 2012 tăng 2.9% tương ứng tăng 697,723,826 đồng so với
năm 2011 chứng tỏ Công ty doanh số bán ra ít và hàng tồn đọng trong kho
nhiều hơn năm 2011 điều này không tốt.
- Tài sản ngắn hạn khác năm 2012 tăng 100% tương ứng 16,500,000 đồng so
với năm 2011.
- Tài sản cố định năm 2012 tăng 3.8% tương ứng tăng 1,095,423,012 đồng so
với năm 2011.
SV: Đặng Thúy Nga 19 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2012 giảm 32.1% tương ứng giảm
9,038,383,314 đồng so với năm 2011. Với tình hình kinh tế bất ổn việc đầu
tư vào lúc này là rất mạo hiểm nên việc giảm các khoản đầu tư là đương
nhiên.
- Tài sản dài hạn khác năm 2012 tăng 0.08% tương ứng tăng 3,477,096 đồng
so với năm 2011.
2.3.4 Xác định các chỉ tiêu nộp ngân sách & quản lý công nợ
Các khoản thuế phải nộp nhà nước: thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2011 2012
Chênh lệch
STĐ %
Thuế GTGT 3,225,689,456 2,694,731,158 (530,958,298) (16.5)
Thuế TNDN 2,411,123,931 4,549,006,230 2,137,882,299 88,67
Nhận xét:
- Thuế GTGT năm 2012 giảm 16.5% tương ứng giảm 530,958,298 đồng so
với năm 2011.
- Thuế TNDN năm 2012 tăng 88,67% tương ứng tăng 2,137,882,299 đồng
so với năm 2011.
Công ty quản lý công nợ theo khách hàng.
SV: Đặng Thúy Nga 20 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
2.4 Các phần hành kế toán chi tiết
2.4.1 Kế toán vốn bằng tiền
- Chứng từ sử dụng:
+ Các chứng từ trực tiếp: Phiếu thu ( mẫu số 01-TT/BB ), Phiếu chi ( mẫu số
02-TT/BB )
+ Các chứng từ liên quan: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, giấy báo Nợ, Có của Ngân hàng.
- Tài khoản sử dụng:
+ TK 111: Tiền mặt
TK 1111: Tiền Việt Nam
+ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng
TK 11211: Tiền gửi Ngân hàng (Việt Nam đồng) tại Ngân Hàng Công
Thương.
TK 11212: Tiền gửi Ngân hàng (Việt Nam đồng) tại Ngân Hàng Đầu
Tư.
- Một số nghiệp vụ:
+ Rút tiền mặt về nhập quỹ:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 112 (chi tiết từng ngân hàng): Tiền gửi Ngân hàng
+ Gửi tiền vào Ngân hàng:
Nợ TK 112 (chi tiết từng ngân hàng) : Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt
SV: Đặng Thúy Nga 21 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
+ Mua Tài sản cố định:
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 213: Tài sản cố định vô hình
Nợ TK 113: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112: Tổng giá thanh toán
+ Thu tiền bán hàng:
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
2.4.2 Kế toán nguyên vật liệu
- Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn mua hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kê nguyên
vật liệu, Biên bản đánh giá nguyên vật liệu,…
- Tài khoản sử dụng:
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
TK 153: Công cụ, dụng cụ
- Phương pháp kế toán nguyên vật liệu tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên.
Tổ chức hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp hệ số
giá.
- Một số nghiệp vụ:
+ Mua nguyên vật liệu về nhập kho:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
SV: Đặng Thúy Nga 22 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
+ Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, kinh doanh:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
2.4.3 Kế toán tài sản cố định
- Phân loại tài sản cố định: Tài sản hữu hình của công ty được chia thành các loại
sau: nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ và các tài sản cố định khác.
Tài sản vô hình: Phầm mềm máy tính
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua tài sản, Hóa đơn bán tài sản, Biên bản giao nhận
tài sản, Biên bản kiểm kê tài sản, Biểu giải trình tăng giảm tài sản cố định, Hợp
đồng thanh lý, Biên bản bàn giao,…
- Đánh giá tài sản cố định:
SV: Đặng Thúy Nga 23 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường
thẳng
Công ty đánh giá lại tài sản cố định theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại = Nguyên giá tài sản cố định - số khấu hao lũy kế của tài sản
- Tài khoản sử dụng:
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 213: Tài sản cố định vô hình
Ngoài ra còn mở các tài khoản chi tiết cho từng đối tượng.
- Một số nghiệp vụ:
+ Mua tài sản cố định:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá tài sản cố định
Nợ TK 133: Thuế GTGT khấu trừ
Có TK 111, 112: Thanh toán ngay
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả người bán
+ Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định:
• Xóa sổ tài sản cố định thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của tài sản
Có TK 211: Nguyên giá tài sản cố định
• Phản ánh nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 711: Giá thanh lý, nhượng bán (chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
SV: Đặng Thúy Nga 24 Lớp: CQ47/21.07
Học viện Tài Chính Báo cáo thực tập tổng hợp.
• Các chi phí thanh lý, nhượng bán khác:
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền thanh toán
2.4.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Phương pháp tính lương:
Công ty tính lương theo phương pháp tính tiền lương theo sản phẩm. Ngoài ra còn
một số phụ cấp khác như: ăn trưa, điện thoại,…
- Các khoản trích theo lương thực hiện đúng theo quy chế của Nhà nước, cụ
thể:
Bảo hiểm xã hội: trích 24% trong đó 17% của công ty và 7% của công nhân viên
Bảo hiểm y tế: trích 4,5 % trong đó 3% của công ty và 1,5 % của công nhân viên
Bảo hiểm thất nghiệp: trích 2% trong đó 1% của công ty và 1% của công nhân viên
Kinh phí công đoàn: trích 2% của công ty
- Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kê trích nộp các khoản theo
lương, Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội.
- Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 334: Phải trả cho người lao động
TK 338: Phải trả, phải nộp khác
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 33821: Kinh phí công đoàn phải nộp cấp trên
TK 33822: Kinh phí công đoàn đơn vị được chi
SV: Đặng Thúy Nga 25 Lớp: CQ47/21.07