Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tình trạng khủng hoảng của hy lạp và những hệ lụy suy thoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.6 KB, 13 trang )

KIỀU HỐI :
1. khái niệm kiều hối:
Theo khái niệm của Ngân hàng Thế giới thì: “Kiều hối bao gồm các khoản tiền
chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở
nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền
(ròng)”.
Nói một cách đơn giản, kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang lao
động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương.
Tại một số nước đang phát triển, số tiền được đưa vào từ kiều hối có thể đứng hàng
cao thứ nhì trong các nguồn thu nhập, cao hơn cả viện trợ quốc tế. Số kiều hối hàng
năm trên thế giới được ước tính từ 250 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới và các Ngân
hàng Trung ương đến 401 tỷ của IFAD.
Một nước có số lượng kiều hối cao sẽ thúc đẩy những hoạt động đầu tư khác trong
nhiều lĩnh vực như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các mô hình kinh doanh loại nhỏ
- Nguồn kiều hối này cộng với các nguồn ngoại tệ khác còn góp phần cải thiện cán cân
tổng thể, góp phần ổn định giá USD trong mấy năm gần đây. Bởi vậy cần tạo điều kiện
để nguồn lực quý này gia tăng hơn nữa.
Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình
thức sau:
- Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu
chính quốc tế;
- Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập
cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài
phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho
Người thụ hưởng ở trong nước.”
2. Nguồn tiền kiều hối chuyển vào một quốc gia có thể phân thành 2 loại sau:
Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh chính thức
và kênh không chính thức. Thực tế là có một lượng không nhỏ kiều hối chảy vào
Việt nam do kiều bào trực tiếp cầm về hoặc nhờ bè bạn, người thân cầm về giúp.
Một nguồn khác được chuyển phi pháp bởi các phi công, tiếp viên hàng không hay


những người thường xuyên di chuyển giữa các nước. Tuy nhiên, kênh chuyển kiều
hối không chính thức nhiều nhất là qua các đường dây chuyển tiền, trong đó,
người gửi tiền chỉ cần chuyển tiền mặt kèm địa chỉ hoặc số điện thoại người nhận
cho một cơ sở nào đó nhận tiền ở nước ngoài, cơ sở đó sẽ làm việc với cơ sở trong
đường dây của họ ở Việt Nam, sau đó, người nhận ở Việt Nam có thể được nhận
tiền ngay tại nhà hoặc qua đường bưu điện.
2.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức:
Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm
dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng
thực hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng
được phép, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá
nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa
khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện nay
phương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sự
nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng minh
tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao.
- Đặc điểm của phương thức này là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử dụng
dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các đại lý đặt tại
Ngân hàng, công ty kiều hối)
 An toàn.
- Khuyết điểm của phương thức này:
 Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường tự do
 Phải xuất trình nhiều giấy tờ.
2.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức:
Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào quốc gia đó
mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển
tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép
nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa trên cơ sở quen biết và tin
tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển tiền này đơn giản. Chỉ cần điện 2 lần điện thoại:

một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân nhân ở Việt
Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều quyến để thực
hiện chi trả.
- Đặc điểm của phương thức này là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu.
 Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của các
ngân hàng thương mại.
 Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ.
- Khuyết điểm của phương thức này:
 Phí cao.
 Không an toàn.
Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối được chuyển
qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối được chuyển qua kênh
chính thức (nguồn www.vnmedia.vn).
Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều qui định
về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt Nam đối với người
nhận và người gửi.
Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài
chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây, quyền lợi của
người nhận và người gửi được đảm bảo đồng thời các hình thức chuyển tiền được mở
rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam
- Kiều hối qua các năm:
 Năm 2008 đạt khoảng 7,2 tỉ
 Năm 2009 đạt khoảng 6,283 tỉ (giảm gần 12,8% so với năm 2008)
 Năm 2010 đạt hơn 8 tỉ (Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), đứng hàng
thứ 16/30 quốc gia trên thế giới có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất)
3. cán cân thanh toán :
- Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép
những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế
giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến

hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính
phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch
vụ, tài sản thự c ,tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét
có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi
hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài
nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ
phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào
bên tài sản có. ( Hiểu đơn giản, Cán cân thanh toán là một bảng ghi chép tất
cả những giao dịch thu chi bằng ngoại tệ của một quốc gia với các quốc gia
khác)
- Đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình, kiều hối không chỉ giúp
cải thiện mức sống của người dân mà còn giúp các nước này có nguồn kinh
phí trang trải nhập khẩu và giảm thâm hụt thương mại.
Cán cân thanh toán tổng thể của chúng ta trong quý 1/2010 vẫn còn thâm
hụt khá. Theo báo cáo chính thức, cán cân thanh toán quý 1 thâm hụt
khoảng 3,7 tỷ USD. Đương nhiên là còn một số sai số trong quá trình tính
toán, nhưng ít nhất con số nói rằng đấy là vấn đề mà Chính phủ cần quan
tâm.
4. Ảnh hưởng của kiều hối đến các kênh thanh toán quốc tế.
Kiều hối góp phần cải thiện cán cân vãng lai
Về phân tích cán cân vãng lai, có thể thấy ngay là kiều hối đóng một vai trò quan
trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai. Cụ thể trong nhiều năm
liền Việt Nam là một quốc gia nhập siêu, chỉ tính riêng năm 2007, nhập siêu của
cả nước dự báo khoảng 12,4 tỷ USD. Trong khi đó chỉ riêng nguồn kiều hối đã
mang về khoảng 6 tỷ USD (chỉ bao gồm đường chính thức), giúp bù đắp gần 50
% thâm hụt cán cân thương mại.
Bảng thống kê sau thể hiện tình hình BOP của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006
USDmillion 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cán cân thương mại 481 -1,054 -2,581 -3,854 -2,439 -2,776
Cán cân dịch vụ -572 -749 -778 61 -219 -8

Cán Cân thu nhập -477 -721 -811 -891 -1,219 -1,429
Chuyển nhượng ròng 1,250 1,921 2,239 3,093 3,380 4,049
Khu vực tư nhân 1,100 1,767 2,100 2,919 3,150 3,800
Khu vực nhà nước 150 154 139 174 230 249
Cán cân vãng lai 682 -603 -1,931 -1,591 -497 -164
Chuyển nhượng ròng (kiều hối) tăng thì cán cân vãng lai tăng , dẫn đến
cán cân thanh toán tăng
Trong những năm gần đây, diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác
động quá nhanh và mạnh mẽ từ việc gia nhập WTO. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu
có mức tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn không bì kịp với tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần dần được xóa bỏ, đã làm hàng hóa nước
ngoài tràn vào Việt Nam trong khi để tăng tốc độ xuất khẩu không phải là việc đơn
giản mà đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Sự gia tăng nhập khẩu tác nhân của
nhiều nguyên nhân khác, như nhu cầu của kinh tế, Chính hoàn cảnh này đã đẩy
cán cân thương mại Việt Nam vào tình thế ngày càng thâm hụt, lên tới 13,67% so
với GDP vào năm 2008. Thêm vào đó, theo các chuyên gia kinh tế, nguồn gốc sâu
xa của tình trạng trên đó chính là năng lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam khi
chưa thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực cũng như trên thế giới. Giá
trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng
chủ lực chính nên rất dễ bị tổn thương khi có các cú “shock” từ bên ngoài. Trong
khi đó, nhu cầu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu, phục vụ xây dựng cơ sở hạ
tầng, trong những năm qua tùng nhanh đáng kể.
Tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai được bù đắp đáng kể bởi nguồn thu nhập
từ chuyển giao vốn vãng lai (viện trợ và kiều hối) và các giao dịch kinh tế khác
thuộc cán cân vốn và tài chính.
Ưu thế của kiều hối so với các nguồn ngoại tệ khác trong cán cân thanh toán:
Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh
cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu
được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi
phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch,

chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo
Còn ngoại tệ thu được từ các ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu
chi cán cân vãng lai
VAI TRÒ CỦA KIỀU HỐI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Kiều hối là một nguồn lực lớn và gần như tăng liên tục trong thời gian qua (năm 2000
có 1.757 triệu, năm 2001 có 1.820 triệu, năm 2002 có 2.200 triệu, năm 2003 có 2.600
triệu, ước năm 2004 sẽ vượt 3.000 triệu USD, gấp 85,7 lần năm 1991, tăng tới
40,8%/năm - một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nào đạt được trong thời gian
tương ứng). Tổng cộng trong 14 năm qua đã có 15 tỉ 243 triệu USD, bằng 59% tổng vốn
FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân từ 1993 đến nay.
- Về phân tích cán cân vãng lai, có thể thấy ngay là kiều hối đóng một vai trò quan trọng
trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai. Cụ thể trong nhiều năm liền Việt
Nam là một quốc gia nhập siêu, chỉ tính riêng năm 2007, nhập siêu của cả nước dự báo
khoảng 12,4 tỷ USD. Trong khi đó chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 6 tỷ
USD (chỉ bao gồm đường chính thức), giúp bù đắp gần 50 % thâm hụt cán cân thương
mại.
- Kiều hối cũng đóng vai trò quan trọng là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế, tạo
ra một nguồn lực tài chính cho đất nước, làm tăng sức đề kháng của Việt Nam trước
những chuyến biến phức tạp của nền kinh tế Thế giới. Đây là một nguồn lực tài chính
được huy động tư trong dân cư – nội lực tài chính của quốc gia - mang tính ổn định hơn
những nguồn ngoại tệ khác như vốn vay, tiền viện trợ…giúp quốc gia giảm thiểu nhiều
rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.
- Việt Nam là một nước sản xuất dầu thô và vừa nhận được số lượng kiều hối đáng kể.
Do đó Việt Nam là một trường hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều hối và thu nhập
từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kiều hối gồm nhiều triệu món tiền nhỏ, được phân phối
rộng rãi và không qua trung gian Nhà nước.
- Quan trọng hơn cả, trên phương diện thực tế, kiều hối trực tiếp giúp nhiều gia đình
nghèo có phương tiện sinh sống và vốn làm ăn. Như vậy kiều hối giúp giảm mức nghèo
đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần đông công nhân xuất khẩu lao động
phát xuất từ đây.

Trong giai đoạn Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế
giới – WTO được hơn một năm, cộng với sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao về
kinh tế, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện
mạnh mẽ về môi trường làm ăn và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên, nên lượng
kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng cao. Và điều này cho thấy dịch vụ kiều hối là
dịch vụ đầy tiềm năng vì kiều hối được xem như một kênh huy động vốn ngoại tệ đặc
biệt mà Ngân hàng không cần phải trả nhiều chi phí. Do đó việc đẩy mạnh dịch vụ kiều
hối là góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa
đất nước hội nhập nhanh với kinh tế Thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Tuy nhiên, song song với việc thu hút mạnh kiều hối Ngân hàng Trung ương cần thực
hiện cả mục tiêu điều hành tỷ giá và kiềm chế lạm phát.
THỰC TRẠNG KIỀU HỐI Ở VIỆT NAM:
Hình 1.1. Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2007
Nguồn: Niên giám của Tổng cục thống kê, Báo cáo ước tính các năm của Tổng cục thống
kê, Báo cáo của Chính phủ và ước tính chuyên gia.
Trong 5 năm vừa qua lượng kiều hối chuyển về nước mỗi năm mỗi tăng vượt bậc
(hình1.1) cho thấy kiều hối thực sự là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất
nước và đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai
- Với một lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh hằng năm gia tăng thì
nguồn tiền kiều hối theo đường du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Thấy được
điều đó các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố đã thể hiện vai trò năng
động trong quá trình hội nhập, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du
lịch thành phố thông qua việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá
sản phẩm du lịch phù hợp với thu nhập xã hội
- Ngoài ra, Thành Phố Hồ Chí Minh có một tính chất rất đặc trưng, là thành phố có
số lượng người định cư ở nước ngoài sau năm 1975 nhiều nhất nước và cũng là
thành phố có số lượng người xuất khẩu lao động cao nhất nước hiện nay. Những
tầng lớp dân cư này, hằng năm chuyển một lượng lớn kiều hối về quê hương cho
người thân, bạn bè đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng lượng kiều hối

chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh. Thấy được điều này, Ủy ban về người Việt
Nam ở nước ngoài TP. HCM luôn muốn thành phố là nơi thí điểm những mô hình
mới để thực hiện xúc tiến thương mại và đầu tư đối với kiều bào.
- Cuộc chạy đua thu hút kiều hối ở Việt Nam diễn ra rất quyết liệt giữa các Ngân
hàng với Ngân hàng, giữa các Ngân hàng với các công ty kiều hối, cuộc chiến
diễn ra đặc biệt sôi động nhất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh hầu như có mặt hầu hết các trụ sở, chi nhánh, phòng giao
dịch của hầu hết các Ngân hàng Thương mại, trên 25 công ty kiều hối. Hai tập
đoàn chuyển tiền nhanh nổi tiếng trên Thế giới là Western Union và Money Gram
6,0
4.7
3.8
3.2
2.7
2.1
cũng đã có mặt tại Việt nam từ lâu vơi nhiều đại lý như hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triền nông thôn Việt Nam, Hệ thống Ngân hàng Công Thương
Việt Nam, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Á
Châu… (là các đại lý chính thức của Western Union); hệ thống Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Đông Á…(là các đại lý chính thức của Money
Gram).
Bảng 2.2. Bảng biểu so sánh nguồn thu kiều hối tại một số hệ thống NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD
TÊN NGÂN HÀNG
2006 TỈ LỆ (%) 2007 TỈ LỆ (%)
NH TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
655 13.9 1.050 19.0
NH ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

593 12.6 635 11.5
NH CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM
500 10.6 750 13.6
NH TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
670 14.2 950 17.3
NH TMCP ĐÔNG Á
750 16.0 850 15.5
NH TMCP Á CHÂU
400 08.5 525 09.5
CÁC NHTM KHÁC
1.132 24.2 740 13.6
TỔNG LƯƠNG KIỀU HỐI
4.700 100.0 5.500 100.0
Nguồn: www.mot.gov.vn của Bộ Thương Mại
-
• Những vướng mắc trong các chính sách khuyến khích kiều hối của Việt Nam
- Quá trình hoàn thuế VAT còn chậm.
- Các thủ tục hành chánh còn chậm làm mất thời gian của doanh nghiệp.
- Thời gian chờ lấy giấy phép kinh doanh quá lâu.
- Về quốc tịch, thực tế có nhiều người VN ở nước ngoài gia nhập quốc tịch nước sở tại,
nhưng chưa từ bỏ quốc tịch VN. Trong trường hợp người VN ở nước ngoài trở về VN
mang hộ chiếu nước ngoài thì mặc nhiên được coi là người nước ngoài. Khi người Việt
Nam ra nước ngoài vẫn còn giữ lại quốc tịch Việt Nam, Chính phủ nước sở tại không
bắt buột phải bỏ quốc tịch Việt Nam. Khi về nước, Việt kiều vẫn được xem là người có
quốc tịch Việt Nam.
- Việc xin thị thực nhập xuất cảnh VN tại cơ quan đại diện VN ở nước ngoài chưa hoàn
toàn thuận lợi, nếu Việt kiều thông qua đại lý làm dịch vụ thì rất nhanh nhưng lệ phí
cao. Quy định người bảo lãnh cho những công dân VN hồi hương “phải là thân nhân

ruột thịt” chưa phù hợp với Quyết định 875/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại
quyết định này quy định người bảo lãnh trong nước “là thân nhân trong dòng tộc”. Điều
này gây khó khăn hơn đối với những người muốn hồi hương mà không còn người thân
ruột thịt.
- Việc tính thuế thu nhập đối với lao động trong nước và người nước ngoài còn bất hợp
lý, doanh nghiệp dù rất muốn sử dụng chuyên gia trong nước với mức lương cao, xứng
đáng với công sức và đóng góp của họ, nhưng như thế thì sẽ phải đóng thuế thu nhập
cho họ ở mức còn cao hơn đi thuê người nước ngoài, chính sách như thế thì làm sao thu
hút được chất xám trong nước và kiều bào
- Việt Nam có một thuận lợi to lớn: là một trong ba nước có kiều bào sống sinh sống ở
nhiều nước trên thế giới nhất (trên 180 nước, điều này chỉ Hàn Quốc, Trung Quốc và
Việt Nam có được). Vấn đề đặt ra là làm sao liên kết đội ngũ này thành mạng lưới khắp
toàn cầu vì một mục đích chung là sự phồn vinh của dân tộc mình, đất nước mình.
. Những năm gần đây chính sách kiều hối được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn,
tạo thêm nhiều thuận lợi cho cả người gửi và người nhận. Đây được coi là nguyên
nhân chính tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục về lượng kiều hối chuyển tiền về
nước.
NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
• Hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách thu hút người Việt Nam ở
nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh ở trong nước. Coi trọng các hình
thức đầu tư, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ do người Việt Nam ở nước
ngoài trực tiếp thực hiện hoặc thông qua người thân trong nước thực hiện.
Mở rộng và tạo thuận lợi hơn nữa chính sách kiều hối. Phát huy khả năng
của người Việt Nam ở nước ngoài làm dịch vụ, thiết lập và mở rộng kênh
tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, các quan hệ hợp tác và đầu tư với các doanh
nghiệp, các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
• Cần sớm thống nhất Luật Đầu tư trong nước và nước ngoài để tạo sự bình
đẳng cho doanh nghiệp và dễ dàng trong quản lý nhà nước trong quản lý
đầu tư.
• Tạo cơ hội kinh doanh cho họ, thông thoáng trong việc làm thủ tục nhập

khẩu hàng hoá. Cần phân cấp cho Hải quan trực tiếp xem xét việc nhập
khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ tùng, linh kiên tránh qua các
khâu nấc không cần thiết gây trở ngại cho doanh nghiêp.
• Khuyến khích họ đẩy mạnh gia công hàng hoá xuất khẩu. Ở nước ngoài họ
có lợi thế: kênh phân phối, nguồn vật tư, nguyên liệu, còn ở tại Việt Nam
họ cũng có lợi thế vì người thân gia đình họ, bè bạn thân thiết của họ có thể
tham gia quản lý doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng gia công.
• Khuyến khích họ tham gia xuất khẩu hàng hoá của Việt nam. Vì sinh sống
ở nước ngoài nên họ nắm được rất kịp thời sự thay đổi thị hiếu, mẫu mã,
chất lượng, số lượng của khách hàng, đồng thời họ cũng năm chắc được
nguồn hàng tại Việt Nam.
4. Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010
Tăng trưởng kinh tế
Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các
quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng
lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng
6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi
chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ
tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng
trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình
quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 và
năm 2010 ước tăng 14% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm
là 7,24% và triển vọng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt
7,5%
Đầu tư
Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển.
Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính
tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009

và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu
bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân
sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà
nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với
năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích
cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu
hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với
cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Đây có thể
được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng
chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý
dự án đầu tư. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài.
Lạm phát và giá cả
Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số
giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng
đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã
thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến
hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả
năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất,
sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao,
cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương
thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của
nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng
chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền
nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa
tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam
những năm trước vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong
hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn.
Tỷ giá

Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định
đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá
phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2
và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở
mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%.
Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500
đồng/USD.
Hình 3 cho thấy về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối
luôn có biểu hiện căng thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất
ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm
cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý
cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối
đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng
tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh.
Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền
tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu
kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.
Thu chi ngân sách
Năm 2010, tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện để tăng thu
ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt 520.100 tỷ đồng, vượt
12,7% so với dự toán, tăng 17,6% so với năm 2009. Việc chấp hành kỷ luật ngân sách
không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu
còn lớn. Số nợ thuế chờ xử lý (chiếm hơn 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều. Đây là
dư địa quan trọng để tăng thu ngân sách và giữ kỷ cương luật pháp về ngân sách nhà
nước. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với
dự toán và tăng 9% so với thực hiện năm 2009. Bội chi ngân sách năm 2010 ước khoảng
117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm
so với kế hoạch đề ra (6,2%). Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền
kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm. Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về
mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần

làm gia tăng lạm phát.
Cán cân thanh toán
Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có
sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có
thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, dự báo
cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót”
trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại
hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và
vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các
loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt
trong cán cân thanh toán trong năm 2010. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được
cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng
nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ
lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.

×