Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn làm thế nào để dạy tốt phân môn âm nhạc thường thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.98 KB, 11 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
PHẦN I- PHẦN MỞ ĐẦU
I-BỐI CẢNH:
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng
tình cảm của con người, nó xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với con người
cho đến hết cuộc đời, âm nhạc có tính truyền cảm trực tiếp, bao gồm cả âm thanh
của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Loài người đã sữ dụng âm nhạc như
một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm
thẩm mỹ, khả năng truyền bá của âm nhạc hết sức rộng lớn.
Môn âm nhạc ở trường THCS bước đầu hình thành cho học sinh sự hiểu biết và
năng lực cảm thụ âm nhạc. Muốn đạt được điều này thì người giáo viên phải hướng
dẫn, giảng dạy, tổ chức cho các em hoạt động học tập tốt cả ba phân môn trong
chương trình âm nhạc ở trường THCS, đó là học hát, nhạc lí - Tập đọc nhạc và âm
nhạc thường thức.
II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
* Lý do khách quan :
Với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của bộ môn âm nhạc được trang bị ở đại
đa số các trường THCS như hiện nay chỉ đủ đảm bảo được yêu cầu cần thiết khi dạy
hai phân môn: Hát nhạc, nhạc lí - TĐN theo phương pháp mới. Riêng phân môn âm
nhạc thường thức thì thiết bị phục vụ cho phân môn này còn quá ít, trong lúc đó, để
dạy tốt phân môn này đạt hiệu quả thì cần phải có đầy đủ các thiết bị như: máy nghe
nhìn, một số bài hát tiêu biểu của các nhạc sĩ, tranh ảnh minh họa về các câu chuyện,
về các nhạc sĩ…Mặt khác giáo viên muốn tìm hiểu thêm các thông tin tư liệu ngoài
sách giáo khoa của bộ môn để giới thiệu cho các em thì tài liệu về âm nhạc lại quá
nghèo nàn. Vì vậy khi dạy phân môn này giáo viên thường hay dạy chay.
1
*Lý do chủ quan:
- Thực tế, trong giờ học môn âm nhạc đại đa số học sinh ít ham học phân môn
âm nhạc thường thức, mà chỉ thích học phân môn học hát. Do ít ham học cho nên


khi học các em ít chú ý.
- Trước những thực tế đó, bản thân tôi cũng như các bạn bè đồng nghiệp có
nhiều băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để thực hiện được giờ học âm nhạc
thường thức cho HS đạt được kết quả tốt, tránh được sự nhàm chán cho các em khi
học phân môn này. Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Làm thế nào để dạy tốt phân môn
âm nhạc thường thức” làm đề tài nghiên cứu.
III- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Để có được giờ dạy âm nhạc thường thức theo mong muốn của mình, việc
đầu tiên là chúng ta lựa chọn các phương pháp phù hợp với phân môn, và phải tính
đến khả năng của bản thân, điều kiện của trường, sau đó là việc làm như thế nào để
phối hợp một cách hợp lý, các phương pháp và các trang thiết bị đó cho phù hợp với
từng tiết dạy.
IV – NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Thầy và trò phải có sự chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp và đến trường
- Giáo viên phải nắm nội dung cần truyền đạt một cách ngắn gọn, đồ dùng dạy
học phải đầy đủ, các câu hỏi rõ ràng ,ngắn gọn.
- Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài : kể chuyện, vấn đáp, nghe nhạc,
sử dụng tranh ảnh, phối hợp các phương pháp trong tiết dạy.
V- ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong suốt một năm học qua, tôi đã áp dụng những gì mình đã tìm hiểu, trao
đổi trong quá trình giảng dạy. Và tôi nhận thấy tiết học sinh động hơn, học sinh ham
thích học phân môn âm nhạc thường thức hơn, hiệu quả và chất lượng tăng lên rất
nhiều.
VI- PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Ở đề tài này, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu chỉ thu hẹp trong
2
trường THCS Vĩnh Phúc với 13 lớp mà tôi đã giảng dạy, tôi mong muốn những năm
tiếp theo sẽ phát huy hơn những tính hiệu quả của phương pháp đổi mới này.
PHẦN II- PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:

* Phân môn âm nhạc thường thức ở THCS bao gồm những nội dung:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nghe nhạc.
- Qua việc giới thiệu tác giả, tác phẩm trong chương trình, học sinh biết được
cơ bản về thân thế, sự nghiệp cuộc đời của một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho
thiếu nhi; một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam…
- Giới thiệu về một số thể loại bài hát , những ca khúc mang âm hưởng dân ca,
một số hình thức tổ chức các lễ hội đầy bản sắc dân tộc, một số nhạc cụ dân tộc và
một số nhạc cụ nước ngoài, giúp cho học sinh bước đầu có hiểu biết, định hướng về
thị hiếu âm nhạc, cũng như những kiến thức mang tính thường thức âm nhạc.
Vì vậy việc dạy phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS nhằm làm
cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong
sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo,
giàu tình cảm, sống vui tươi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm
hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
II- THỰC TRẠNG:
-Xuất phát từ thực tế một số học sinh còn xem môn học này là môn phụ, các
em chỉ quan tâm đến môn học mà các em định hướng nghề nghiệp tương lai sau này.
- Một số giáo viên dạy còn mang tính chất qua loa do chưa có đầy đủ trang
thiết bị cho phân môn này, nên chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh. Để cung
cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện cho học sinh, giáo viên phải
làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập làm cho tiết học của các em vui tươi và
bổ ích.
III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Từ những khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị, tôi đã suy nghĩ và thực hiện
3
một số biện pháp để giúp giải quyết những khó khăn trên là :
1- Các phương pháp:
a- phương pháp kể chuyện
Trong các giờ học âm nhạc thường thức ngoài những thông tin đã có trong
sách giáo khoa, nếu giáo viên có những câu chuyện về tác giả, tác phẩm hay các tư

liệu về sinh hoạt âm nhạc, về các loại nhạc cụ thì sẽ thu hút được sự tập trung chú ý
của học sinh vào bài học, giúp các em dễ nhớ hơn nội dung bài học và góp phần tích
cực trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em thông qua bộ môn .Thực tế
trong tiết dạy khi tôi kể các mẩu chuyện về nhạc sĩ hay sự ra đời của các bài hát thì
các em rất chú ý và tập trung nghe tôi kể, và từ các mẩu chuyện đó các em rút ra
được những bài học cho bản thân.
Ví dụ: Khi dạy về nhạc sĩ Bet- tô - ven, tôi sẽ kể cho HS nghe câu chuyện
“Bet-tô-ven sang áo để tìm thầy học sáng tác nhạc như thế nào”, để giáo dục cho các
em ngoài tài năng ra chúng ta còn cần đến tính ham học, biết vươn lên.
b- Phương pháp sử dụng tranh ảnh
Mỗi bài âm nhạc thường thức trong sách giáo khoa các em đều có tranh ảnh
minh hoạ nhưng chất lượng của nó chưa cao chủ yếu là hình đen trắng. Việc phóng
to những bức tranh đó và tạo màu sắc cho các bức tranh sẽ giúp cho các em quan sát
rõ hơn, hấp dẫn hơn hoặc giáo viên có thể vào internet tìm những tranh ảnh đẹp sinh
động hơn phù hợp với bài dạy. Điều này sẽ góp phần cho giờ học sinh động và hiệu
quả hơn. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các tranh ảnh từ các tư liệu khác để giới thiệu cho
Các em.Ví dụ: Giới thiệu về nhạc sĩ Trai- côp-xki, tôi dùng tranh ảnh để giới thiệu
tuần tự từ bé đến khi ông mất.
4
c-Phương pháp nghe nhạc
Trong bài học âm nhạc thường thức thì nghe nhạc là một phần không thể thiếu
được. Tuỳ từng tiết học, tuỳ vào điệu kiện trang thiết bị môn học ở trường mà cho
học sinh nghe nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau.
Ä Học sinh hát
Ä Giáo viên hát
Ä Sử dụng đàn Organ
Ä Nghe băng đĩa
* Học sinh hát
Trong âm nhạc có rất nhiều ca khúc viết dành cho thiếu nhi của các nhạc sĩ
nổi tiếng như : Phong Nhã, Phạm Tuyên, Hoàng Long, Hoàng Lân Vì vậy giáo

viên cần tạo điều kiện, khuyến khích các em trình bày các ca khúc này, điều này làm
cho các em thực sự hứng thú. Thực tế trong khi giảng dạy một số học sinh rất thích
5
hát, mặt khác các bạn trong lớp cũng mong muốn được nghe bạn mình hát. Vì vậy
tôi thường khơi gợi khả năng, năng khiếu của các em từ các bài hát thiếu nhi. Một số
học sinh còn nhút nhát, khi được nghe bạn mình hát thì các em bị lôi cuốn vào
không khí học tập và cũng mạnh dạn xung phong lên hát, như vậy hình thức nghe
nhạc này cũng lôi cuốn được sự chú ý của các em trong học tập và có hiệu quả cao.
Ngoài ra qua việc trình bày các ca khúc của các nhạc sĩ, các em sẽ nhớ hơn tên tác
giả của các ca khúc, hiểu rõ hơn cái hay cái đẹp của từng tác phẩm mà các em đã thể
hiện. Có thể cho các em hát đơn ca, song ca, tốp ca hoặc cả lớp cùng hát tuỳ theo
tính chất của từng bài.
*Giáo viên hát
Qua quá trình giảng dạy học sinh ở trường THCS tôi nhận thấy các em rất
thích được nghe thầy cô mình hát mặc dù có thể giáo viên hát không hay bằng các ca
khúc trong băng đĩa nhưng sẽ tạo cho các em sự hứng thú trong học tập, thực tế
trong tiết dạy khi đến phần giới thiệu bài hát, tôi đã hát cho các em nghe một vài bài
hát, mặc dù tôi hát không hay như các ca khúc trong băng đĩa nhưng các em rất tập
trong lắng nghe và sau mỗi lần hát song các em đều vỗ tay . Như vậy tôi thấy tiết
học rất sinh động, đã lôi cuốn được sự chú ý cao của các em. Tuy nhiên cũng tùy
vào sức khỏe của giáo viên, nếu lúc nào sức khỏe không được tốt thì ta có thể sử
dụng hình thức nghe nhạc khác.
* Sử dụng đàn Organ
Với những bài giới thiệu nhạc cụ, để cho học sinh nghe và phân biệt âm sắc
của các nhạc cụ giáo viên có thể sử dụng tiếng đàn được cài sẵn trong đàn organ để
giới thiệu cho các em. Ngoài ra giáo viên có thể đánh đàn cho các em nghe bài độc
tấu sử dụng bằng tiếng loại nhạc cụ mà các em vừa được giới thiệu. Qua đó cho học
sinh phân biệt và đưa ra những nhận xét về màu sắc âm thanh của từng loại nhạc cụ.
* Nghe băng đĩa
Việc cho học sinh nghe nhạc qua băng đĩa trong giờ học âm nhạc thường thức

là rất quan trọng bởi chất lượng âm thanh, phối khí của các tác phẩm trong băng đĩa
6
khá tốt tạo điều kiện kích thích phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho các em học
sinh. Một khó khăn thực tế là các tác phẩm âm nhạc mà giáo viên cần tìm nằm rải
rác ở các băng đĩa khác nhau, để tránh thực hiện nhiều thao tác khi dạy giáo viên nên
sưu tầm, tập hợp các bài hát vào một đĩa để giới thiệu cho học sinh dễ dàng hơn.
d- Phương pháp vấn đáp :
- Từ những kiến thức có trong sách giáo khoa, giáo viên đặt những câu hỏi
mang tính suy luận, sáng tạo , hiểu biết sẽ thu hút được sự chú ý của các em
VD : Ở phần giới thiệu nhạc cụ dân tộc ( Tiết 15 lớp 6) khi giáo viên giới
thiệu đàn nguyệt thì nên đặt câu hỏi vui vì sao người ta lại đặt tên cho đàn này là đàn
nguyệt ?
VD : Khi giới thiệu tác giả, tác phẩm thì giáo viên nên hỏi thêm về những tác
phẩm của nhạc sĩ ngoài những bài có trong sách giáo khoa…
2- Phối hợp các phương pháp trong tiết dạy
Sự phối hợp các phương pháp trong tiết học là rất quan trọng.Chúng ta phải
lựa chọn phương pháp nào cho từng tiết học cụ thể, sử dụng phối hợp các phương
pháp đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có thể chia phân môn âm nhạc
thường thức thành 3 dạng bài như sau:
Ä Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Ä Giới thiệu một số nhạc cụ.
Ä Giới thiệu một số thể loại âm nhạc.
* Đối với bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm :
Trước hết chúng ta phải giới thiệu chân dung nhạc sĩ , ngoài việc giới thiệu
nhạc sĩ, tác phẩm âm nhạc qua sách giáo khoa, đặt các câu hỏi có liên quan đến tác
giả, giáo viên kể cho học sinh nghe những câu chuyện về tác giả, sự ra đời của các
tác phẩm tiếp đến cho các em trình bày các ca khúc của các nhạc sĩ mà các em
thuộc. Giáo viên hát trích đoạn một vài ca khúc tiêu biểu cho các em nghe và cuối
cùng là cho các em nghe qua băng đĩa.
* Đối với bài giới thiệu các nhạc cụ :

7
Với dạng bài này giáo viên nên sử dụng tranh ảnh của các loại nhạc cụ khác
nhau , ngoài những thông tin trong sách giáo khoa ta tìm thêm những tư liệu nguồn
gốc của các loại đàn và kể cho các em nghe. Ở các tiết học này giáo viên nên sử
dụng đàn Organ để các em phân biệt màu sắc âm thanh của từng loại đàn. Các em rất
thích khi được nghe giáo viên độc tấu một tác phẩm âm nhạc nào đó các âm thanh
của các tiếng đàn vừa giới thiệu. Bên cạnh đó giáo viên cho học sinh nghe bản nhạc
không lời để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bản nhạc không lời về
những âm thanh của các loại nhạc cụ.
* Về bài giới thiệu thể loại âm nhạc :
Hướng dẫn cho các em tìm hiểu về tính chất, nhịp điệu, âm điệu cũng như
hình thức biểu diễn các tác phẩm của từng thể loại âm nhạc. Giáo viên nên hỏi thêm
những tác phẩm khác không có trong sách thuộc từng thể loại và động viên các em
trình bày các tác phâm đó, giáo viên có thể trình bày thêm một số tác phẩm của từng
thể loại sau đó cho học sinh nghe các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu qua băng đĩa và
nhận xét xem tác phẩm đó thuộc thể loại nào.
IV – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong năm qua tôi thấy đa số học sinh
đều rất ham thích học, các lớp qua kiểm tra đạt kết quả cao.
Cụ thể như sau: Học kì I năm học 2009-2010
Khối Giỏi Khá TB Yếu
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%

Số
lượng
%
7 194 58,1% 116 34,7% 24 7,2%
9 115 62,2% 62 33,5% 8 4,3%
Trước đây khi chưa áp dụng các biện pháp này kết quả học tập của các em chưa
cao lắm cụ thể kết quả năm học vừa qua là :
Khối Giỏi Khá TB
7 50,6 % 40,1% 9,3%
9 55,8% 36,9% 7,3%

8
Vậy khi so sánh hai kết quả trên ta thấy, khi thực hiện các phương pháp kể
trên kết quả học tập của các em có tiến bộ hơn nhiều so với khi chưa thực hiện.
PHẦN III- PHẦN KẾT LUẬN
I – BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói trên
bản thân tôi đúc kết rút ra một số kinh nghiệm:
Để học sinh có hứng thú trong học tập phân môn âm nhạc thường thức , người
giáo viên trước hết phải nắm được đặc trưng bộ môn, có phương pháp dạy học linh
hoạt, sáng tạo,tìm mọi cách để cải tiến cách dạy của từng phân môn theo hướng tích
cực trong khi phương tiện dạy học chưa đầy đủ.
II- Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua thực tế giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS,từ những kinh nghiệm
thực tế với những kiến thức đã học và những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp bản
thân tôi đã tìm ra được biện pháp để dạy tốt phân môn âm nhạc thường thức trong
điều kiện trang thiết bị còn hạn chế. Tôi đã tránh được tình trạng dạy chay ở các tiết
âm nhạc thường thức, thu hút các em tham gia hoạt động tích cực, giúp các em mạnh
dạn hơn, tự tin hơn, có kỹ năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
III- KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI:

Theo tôi sáng kiến này khả năng ứng dụng triển khai chỉ đối với đối tượng học
sinh THCS, tuy nhiên đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên một đối tượng
học sinh nhất định chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế cần được góp ý bổ
sung khắc phục. Rất mong đợc sự đóng góp của thầy cô giáo, đồng nghiệp để giúp
cho giờ học âm nhạc thường thức được tốt hơn nữa.
IV- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ :
Vì đây là môn học mang tính nghệ thuật nên trang bị thêm một số tranh ảnh,
9
chân dung các nhạc sĩ được giới thiệu trong sách, băng đĩa, thư viện mua thêm các
sách có giới thiệu về các nhạc sĩ nổi tiếng có đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam
để giáo viên tham khảo.
Thành phố Bến Tre, ngày 22 tháng 2 năm 2010
Người viết
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG
Nguyễn Thị Mai
*Các tài liệu tham khảo :
- Phương pháp dạy học môn âm nhạc.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn âm nhạc (Nhà
xuất bản giáo dục) .
Mục lục
10
Phần I - Mở đầu …………………………………………………… .1
1- Bối cảnh ………………………………………………………1
2- Lý do chọn đề tài ……………………………………………… 1
3- Mục đích nghiên cứu …………………………………………….2
4- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu……………………………2
5- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu …………………………… 2
6 - Phạm vi nghiên cứu …………………………………………… 2
Phần II- Nội dung……………………………………………………3
1- Cơ sở lí luận …………………………………………………… 3

2- Thực trạng ………………………………………………………3
3- Các biện pháp tiến hành………………………………………….3
4- Kết quả đạt được ………………………………………………. 8
Phần III - Kết luận………………………………………………… 9
1- Bài học kinh nghiệm……………………………………………. 9
2- ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm……………………………. 9
3- Khả năng ứng dụng triển khai………………………………… 9
4- Đề xuất, kiến nghị ………………………………………………10
11

×