Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

SOMDY LATTANAVONG

VĂN HÓA DOANH NGHIÊP
TAI CƠNG TY ĐIÊN LƯC LÀ O CHI NHÁ NH TỈNH BOLIKHAMXAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỖ: 8340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN

HÀ NỘI, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Văn hóa doanh nghiêp ̣ tai ̣ Công ty
Điêṇ lực Là o - Chi nhá nh Tỉ n h Bolikhamxay” là cơng trình nghiên cứu độc
lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Tuấn. Luận
văn chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội
dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ
và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn

Somdy LATTANAVONG


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô
giảng viên khoa Sau đại học, khoa Quản trị kinh doanh và các đơn vị của


Trường Đại học Cơng đồn đã tận tình chỉ dạy giúp em hồn thành tốt đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, nhân viên tại cơng ty đã nhiệt
tình, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được tìm hiểu, thu thập thơng tin, tài liệu một
cách thuận lợi nhất.
Trân trọng!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦ U...................................................................................................................... 1

1. Lý do chon đề tài............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứ u liên quan......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............................ 8
1.1. Môt số khái niêm cơ bả n.............................................................................. 8
1.1.1. Văn hóa ....................................................................................................... 8
1.1.2. Văn hóa doanh nghiêp .................................................................................

8

1.2. Vai trị văn hóa doanh nghiệp .................................................................... 11

1.2.1. Đối với nhân viên công ty .......................................................................... 11
1.2.2. Đối với doanh nghiệp ................................................................................ 13
1.3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 15
1.3.1. Triết lý kinh doanh .................................................................................... 15
1.3.2. Đạo đức kinh doanh................................................................................... 16
1.3.3. Văn hóa doanh nhân .................................................................................. 18
1.3.4. Văn hóa doanh nghiệp học hỏi được .......................................................... 21
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp ............................. 24
1.4.1. Nhân tố khách quan ................................................................................... 24
1.4.2. Nhân tố chủ quan ....................................................................................... 25


1.5. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở môt số doanh nghiêp
trong nướ c và bài hoc rú t ra cho Công ty Điên lưc Lào - Chi nhá nh Tỉnh
Bolikhamxay ...................................................................................................... 27
1.5.1. Kinh nghiêm của môt số doanh nghiêp về văn hóa doanh nghiệp .............. 27
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh
Bolikhamxay ....................................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 32
Chương 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
ĐIÊN
̣ LƯC LÀ O - CHI NHÁ NH TỈNH BOLIKHAMXAY ....................................... 33

2.1. Giớ i thiêu về Công ty Điên lưc Lào - Chi nhá nh Tỉnh Bolikhamxay ....... 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 33
2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp ............. 34
2.1.3. Kế t quả hoat đông kinh doanh của Công ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh
Bolikhamxay ....................................................................................................... 37
2.2. Phân tích thưc tran g văn hóa doanh nghiệp taiCông
̣

ty Điên lưc Lào Chi nhá nh Tỉnh Bolikhamxay .......................................................................... 39
2.2.1. Triết lý kinh doanh .................................................................................... 39
2.2.2. Đạo đức kinh doanh................................................................................... 43
2.2.3. Văn hóa doanh nhân .................................................................................. 52
2.2.4. Văn hóa doanh nghiệp học hỏi được .......................................................... 56
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Công ty Điên lưc Lào - Chi nhá nh Tỉnh
Bolikhamxay ...................................................................................................... 58
2.3.1. Nhân tố khách quan ................................................................................... 58
2.3.2. Nhân tố chủ quan ....................................................................................... 59
2.4. Đánh giá thức trạng văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Điện lưc Lào Chi nhá nh Tỉnh Bolikhamxay .......................................................................... 63
2.4.1. Ưu điể m .................................................................................................... 63
2.4.2. Han chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................................ 64
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 67


Chương 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY ĐIÊN
̣ LƯC LÀ O - CHI NHÁ NH TỈNH BOLIKHAMXAY.................. 68

3.1. Mục tiêu, Phương hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp ..................... 68
3.1.1. Mục tiêu .................................................................................................... 68
3.1.2. Phương hướ ng ..................................................................................................68
3.2. Một số giải pháp triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Điện lực Lào Chi nhá nh Tỉnh Bolikhamxay........................................................................... 69
3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển văn hóa doanh
nghiệp ................................................................................................................. 69
3.2.2. Hồn thiện mơi trường làm việc................................................................. 72
3.2.3. Phát huy dân chủ, đổi mới phong cách lãnh đạo......................................... 75
3.2.4. Cụ thể hóa 5 đặc trưng văn hóa của cơng ty ............................................... 78
3.2.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát; đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp82
3.2.6. Phát huy vai trị của cơng đồn đối với phát triển văn hóa doanh nghiệp.... 83

Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 88
KẾT LUÂN
̣ VÀ KHUYẾN NGHI .̣ ........................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 91


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DN

Doanh nghiệp

HĐHCNH

Hiện đại hóa cơng nghiệp hóa

NN

Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp


VH

Văn hóa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ............................. 37
Bảng 2.2: Cảm nhận của nhân viên trong quá trình làm việc ............................... 44
Bảng 2.3: Phong cách làm việc của Ban lãnh đạo của Công ty ............................ 47
Bảng 2.4: Công tác xã hội của Công ty Điên lưc Lào - Chi nhánh TỉnhBolikhamxay 51
Bảng 2.5: Quy định về giờ giấc làm việc của cán bộ công nhân viên ................... 55
Bảng 2.6: Số liệu về lượng cán bộ nhân viên công ty nhận thức về các nhân tố
ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp .................................................. 61


1

MỞ ĐẦ U
1. Lý do chon đề tài
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa cơng ty ngày càng được
sử dụng phổ biến nó được nhắc đến như một tiêu chí khi bàn về doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Xây dựng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh
tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hóa đã và đang trở thành một
nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh: từ tổ chức
quản lý hoạt động kinh doanh, các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp cho
đến phong thái, phong cách của người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các thành
viên trong doanh nghiệp. Trong xu hướ ng hôi nhâp quố c tế hiên nay Lào đã

khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội”. Chính vì vây mà chúng ta cầ n
phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhất là trong
lĩnh vực kinh tế, từ đó giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn sóng gió
trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Ngoài ra, xu thế hiện nay đề
cao việc tập trung vào nhân lực, tạo điều kiện để gắn kết con người với công
ty, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chính văn hóa doanh nghiêp đảm
nhận vai trị này.
Văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp khẳng định đươc ̣ hình
ảnh của mình với khách hàng, với đối tác và quan trọng hơn hết là đối với
nhân viên trong cơng ty. Văn hóa doanh nghiệp sẽ là lợi thế cạnh tranh của
cơng ty mà khó có cơng ty nào có thể bắt chước hồn tồn được. Chính vì
những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết
trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho được một
nền văn hóa phù hợp. Văn hóa doanh nghiệp không phải được xây dựng
trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có thể nói


2

văn hóa doanh nghiệp là cái cịn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là
cái cịn lại khi doanh nghiệp khơng cịn nữa.
Hiện nay ở nước ta, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang rất được
quan tâm. Nhiều năm qua, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp ở Cơng ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay, rất được
chú trọng và mang tầm chiến lược lâu dài. Nhân thứ c đươc vấ n đề này em
xin chon đề tà i: “Văn hó a doanh nghiêp̣ taị Công ty Điêṇ lực Là o - Chi
nhá nh Tỉnh Bolikhamxay”.
2.


Tin h hin h nghiên cứ u liên quan
Nghiên cứu VHDN, trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình, nhiều nhà
nghiên cứu, nhà khoa học tiếp cận, vì đối với các nước phát triển, VHDN
chính là thương hiệu của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khái niệm VHDN xuất
hiện muộn, nhưng cũng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan
tâm, đầu tư nghiên cứu. Rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về VHDN
ra đời, kết hợp được cả lý luận, thực tiễn, cả thực trạng và giải pháp, được đưa
vào nghiên cứu giảng dạy cũng như làm cẩm nang trong nhiệm vụ xây dựng
và phát triển VHDN ở nước ta.
2.1. Những nghiên cứu về văn hóa doanh nghiêp ̣ tại Lào
Souphaphone Somvoche – Xây dựng văn hóa kinh doanh và phá t triể n
doanh nghiêp ̣ - Tap chí kinh tế Lào - 2015.
Đây là những cơng trình trình bày có hệ thống trên cả lý luận và
thực tiễn về các vấn đề văn hóa kinh doanh, văn hố doanh nhân, VHDN
của thế giới và Lào.
Phoiphailin Suleco – Vấn đề hợp tác trong phát triển văn hóa doanh
nghiệp - Tap chí kinh tế Lào- 2017.
Trên góc độ của một nhà nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý
luận và thực tiễn trong hợp tác trong phát triển văn hóa doanh nghiệp, tầm
quan trọng của VHDN đối với sự phát triển bền vững của tổ chức.


3

Bài viế t: “Văn hóa kinh doanh - một yếu tố quan trọng để thành công”
(Moukdavanyh Santiphoneo, Thờ i báo Diễn đàn doanh nghiệp Lào, 2015
trang 25, 26) nội dung chính của bài viết đề cập đến tầm quan trọng của văn
hóa trong doanh nghiệp và thực trạng của các doanh nghiệp Lào về vấn đề văn
hóa và vai trị của nó, bài viết cũng nhận định rằng để xây dựng một nền văn
hóa cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng khơng ít

khó khăn, cần phải có cơ sở và những biện pháp cụ thể để xây dựng văn hóa
doanh nghiệp như xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp bao gồm
chính danh, tự kiểm sốt, phân tích các cơng việc, các u cầu, sau đó xây
dựng các kênh thơng tin, xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân
chủ, đa dạng hố các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiêu chuẩn
hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng cơ chế kết hợp hài hồ các
lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngơi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của
mọi người. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vơ hình của mỗi doanh nghiệp.
N. Ki Daopheo Niuhuangoc (2017):“Đạo đức kinh doanh và VHDN” NXB. Thơng tin và truyền thơng. Cơng trình này trình bày khái niệm, đặc
điểm, biểu hiện của VHDN, các nhân tố tạo lập VHDN; nguyên tắc và quy
trình xây dựng VHDN.
2.2. Những nghiên cứu về văn hóa tổ chức trên thế giớ i
Greert Hofstede- Gert Jan Hosfstede- Michael Minkov (2018), Culture
and Organizations, NXB Mc Graw: Đây là cuốn sách nghiên cứu tồn diện
văn hóa của 70 quốc gia trên thế giới và trong vòng 40 năm viết về những đặc
điểm văn hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của văn hóa, sự hình thành văn
hóa và những ảnh hưởng của nó tới văn hóa tổ chức.
Edgar H. Schein (2018), Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, NXB
Thời đại: Cuốn sách là bao gồm những nghiên cứu về văn hóa tổ chức. Những
đặc điểm, loại hình văn hóa tổ chức. Vai trò của người lãnh đạo trong việc
sáng tạo và thiết kế văn hóa trong tổ chức. Những cách thức quản lý của lãnh
đạo khi có sự thay đổi về văn hóa tổ chức.


4

Ở diễn đàn văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc – ASEAN (2017) do Vụ
văn hóa doanh nghiệp, Cục liên lạc văn hóa đối ngoại thuộc Bộ văn hóa Trung
Quốc và Sở văn hóa khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cùng đứng ra tổ
chức sẽ diễn ra từ ngày 28-31/10/2017 tại thành phố Nam Ninh. Diễn đàn lần

này có chủ đề là “Học hỏi lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”.
Để hiểu sâu hơn về chủ đề, diễn đàn cịn tổ chức 4 cc hội thảo với
các chủ đề “Hợp tác và học hỏi lẫn nhau trong phát triển văn hóa doanh
nghiệp Trung Quốc – ASEAN”, “Xây dựng và thúc đẩy môi trường giao lưu
hợp tác mới về văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc – ASEAN”, “Tác dụng của
văn hóa doanh nghiệp trong việc thiết lập và xây dựng khu vực mậu dịch tự
do Trung Quốc – ASEAN” và “Vai trò của việc hợp tác, giao lưu trong diễn
đàn văn hóa doanh nghiêp Trung Quốc – ASEAN” càng làm cho chủ đề của
diễn đàn có thêm tính sâu rộng.
Đỗ Minh Cương (2011) nghiên cứu các vấn đề về văn hóa kinh doanh
và triết lý kinh doanh, bao gồm cả cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng trên thế
giới và Việt Nam. Ông đã nghiên cứu sâu về vai trò, sự tác động và những
biểu hiện của văn hóa trong kinh doanh và gợi ý về xây dựng triết lý kinh
doanh. Bùi Xuân Phong (2015) lại khai thác về đạo đức kinh doanh và văn
hóa doanh nghiệp. Tác giả cho rằng “việc xây dựng đạo đức kinh doanh có
mối liên hệ mật thiết với xây dựng văn hóa doanh nghiệp”. Vấn đề này cũng
được phân tích khá kỹ lưỡng trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp” của trường Đại học Kinh tế quốc dân do Nguyễn Mạnh Quân
chủ biên (2018)…
Một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công về các đề tài liên quan đến
văn hóa doanh nghiệp như đề tài “Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Viết Lộc (2017). Luận án đã
nghiên cứu hệ giá trị doanh nhân Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
đưa ra cơ sở để nhận diện văn hóa doanh nhân Việt Nam và các thước đo giúp
tạo nên cộng đồng doanh nhân Việt Nam đủ tầm vươn ra quốc tế.


5

Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều cơng trình nghiên

cứu kể cả trong nước cũng như nước ngồi về văn hố doanh nghiệp. Tuy
nhiên ở Công ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay thì vấn đề này
vẫn chưa có cơng trình nghiên cứ u nào. Do đó đề tài nghiên cứu về văn hóa
doanh nghiệp ở Cơng ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay là rấ t
cầ n thiế t.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
Điên lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp.
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp của mơt sớ
doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Công
ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tinh Bolikhamxay.
Phân tích đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Điên lưc
Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay, Lào. Rút ra những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế.
Đề xuất giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tai Công ty Điên lưc
Lào - Chi nhánh Tinh Bolikhamxay đến năm 2025. Nhằm nâng cao hiệu quả
hoat đông kinh doanh của công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là văn hóa doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Điên lưc Lào - Chi
nhánh Tinh Bolikhamxay.
- Về thời gian: Đề tài Phân tích đánh giá thưc trang văn hóa doanh
nghiệp ở Cơng ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay, trong giai đoạn
2019-2020. Các giải pháp đề xuất đến năm 2025.



6

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập số liệu
● Các số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo hàng năm, báo cáo
chung của công ty và sách chuyên khảo bài viết…liên quan.
● Các số liệu sơ cấp: được thu thập qua điều tra, khảo sát thực tế tại
công ty: luận văn điều tra 100 phiếu. Trong bảng hỏi, mơ hình VHDN được
phân loại thành bốn loại văn hóa chính: văn hóa gia đình, văn hóa sáng tạo,
văn hóa cấp bậc, văn hóa thị trường. Các câu hỏi sẽ nhằm vào đánh giá sáu
đặc điểm chính của một nền văn hóa là: đặc điểm nổi bật; tổ chức lãnh đạo;
quản lý nhân viên; chất keo kết dính của tổ chức; điểm nhấn chiến lược và
tiêu chí thành cơng. Trong đó ngườ i quản lý là 30 phiế u, ngườ i lao đông là
70 phiế u.
- Phương pháp thống kê phân tích
Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê, được cung cấp bởi các
cơ quan ban ngành liên quan như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lào;
Viện khoa học Lao động và Xã hội Lào, Cục thống kê Lào, các tài liệu này
được Luận văn phân tích, xử lý nhằm làm rõ các đặc điểm cơ bản của các DN
làm cơ sở phân tích thực trang phát triển văn hóa doanh nghiệp Công ty Điên ̣
lưc Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Nhiều tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chí
chuyên ngành, mạng Internet và đặc biệt là các cuộc hội thảo chuyên đề các
văn bản pháp luật liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Các tài liệu này được
tổng hợp phân tích và so sánh chủ yếu nhằm phân tích thưc trang phát triển
văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tinh Bolikhamxay,
Lào và nguyên nhân của thực trạng đó.



7

6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiêp phân tích
đánh giá khách quan và trung thực về thưc trang văn hóa doanh nghiệp ở
Cơng ty Điên lưc Lào - Chi nhánh Tinh Bolikhamxay.
Đề xuất giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Điên lưc
Lào - Chi nhánh Tinh Bolikhamxay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng và sơ đồ, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận vềvăn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tai ̣ Công ty Điêṇ lực Là o Chi nhá nh Tỉnh Bolikhamxay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty
Điê lực Là o - Chi nhá nh Tỉnh Bolikhamxay



8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Mơt sớ khái niêm cơ bả n
1.1.1. Văn hóa
Theo UNESCO: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện
mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm khắc họa nên bản sắc của một
cộng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xã hội. Văn hoá khơng chỉ bao gồm
nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con

người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng” [7, tr.12].
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn” [20, tr.16].
Theo E.Herriot: “Văn hoá là cái còn lại sau khi người ta quên đi tất cả,
là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả”.
Tóm lại, văn hố là một tổng thể các sáng tạo vật chất và không vật chất
của một cộng đồng người trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những
cộng đồng người khác. Và khơng chỉ có các quốc gia, các dân tộc mới có văn
hố mà mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp cũng có văn hố riêng của mình.
1.1.2. Văn hóa doanh nghiêp ̣
Trong xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu
nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hố lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây
dựng cho mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và
đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền văn hoá lớn.


9

Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ có nói: “Văn
hố doanh nghiệp gắn với văn hố xã hội, là một bước tiến của văn hoá xã
hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý
tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa
người với người.
Hiểu theo các đơn giản thì văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm

tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng cơng nhận và suy nghĩ,
nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách
của một con người và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của
doanh nghiệp [4, tr.12].
Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 4 phần chính : tầm
nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh. Biểu hiện của văn hóa
doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố chính:
Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công
ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…
Vơ hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người
trong tổ chức.
Theo nghĩa đó, văn hố doanh nghiệp bao qt một phạm vi rộng cách
ứng xử; các phương pháp sản xuất; kỹ năng nghề nghiệp và tri thức kỹ thuật;
thái độ đối với các quy định của tổ chức; các thói quen và tập quán ứng xử
trong quản lý; những mục tiêu đang quan tâm; cách tiến hành công việc kinh
doanh; phương pháp thanh tốn; những quy định cho các cơng việc khác
nhau; niềm tin vào cách sống dân chủ và cùng nhau tham khảo ý kiến; các quy
ước ít tự giác và những điều cấm đoán [5. Tr.18].
Các định nghĩa trên đã phản ánh các cách hiểu khác nhau về văn hoá
doanh nghiệp. Để làm rõ hơn khái niệm này, có thể sắp xếp các định nghĩa
theo hai loại: ẩn dấu và thể hiện. Loại định nghĩa theo kiểu ẩn dấu xem văn
hoá doanh nghiệp là những yếu tố chứa đựng những nguyên tắc ẩn dấu được
chia sẻ, được chấp nhận bởi một nhóm người trong tổ chức, quyết định nhận


10

thức, suy nghĩ, hành động của họ và của tổ chức đối với các sự biến đổi của
môi trường xung quanh.
Theo hình thức thể hiện, văn hố doanh nghiệp là hệ thống chia sẻ quan

điểm nhận thức, quan điểm của các thành viên trong tổ chức, để phân biệt tổ
chức này với tổ chức khác.
Tóm lại, văn hố doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị,
niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của
tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành
động của các thành viên. Văn hoá doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong
nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và
có tác dụng giúp phân biệt giữa tổ chức này với các tổ chức khác. Chúng được
mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận có ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày
đến hành động và việc ra quyết định của từng người và được hướng dẫn cho
những thành viên mới để tơn trọng và làm theo. Chính vì vậy, chúng cịn được
gọi là bản sắc văn hoá của một tổ chức [6, tr.16].
Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống giá trị tinh thần, là cái hồn của
doanh nghiệp, vậy phải chăng nó là vơ hình, chỉ có thể cảm nhận chứ
khơng có biểu hiện cụ thể? Theo quan điểm của một số nhà kinh doanh, văn
hố doanh nghiệp vừa có tính hữu hình, vừa có tính vơ hình. Nó có thể
được thể hiện qua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nhưng cũng có thể chỉ
là cảm nhận rất chủ quan của một khách hàng hay cộng đồng kinh doanh
đối với doanh nghiệp [4, tr.10].
Cũng có ý kiến cho rằng văn hố doanh nghiệp khơng phải là cái gì vơ
hình, ngược lại, thể hiện rõ trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: trong
mọi hành vi kinh doanh, giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp
(kể cả trong nội bộ doanh nghiệp và với đối tác bên ngoài doanh nghiệp) và
trong các hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp (từ mẫu mã, kiểu dáng, đến
nội dung và chất lượng).


11

1.2. Vai trị văn hóa doanh nghiệp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, cịn
văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp
là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của
doanh nghiệp. Văn hóa là một cơng cụ quan trọng và khơng thể thiếu trong
quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội,
một doanh nghiệp hay một cơ quan. Người ta không thể quản lý điều hành tốt
mà không sử dụng công cụ văn hóa.
1.2.1. Đối với nhân viên cơng ty
Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản
thân họ đối với công ty Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành
viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trị của họ đến
đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do
cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được
hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích
trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động.
Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, tồn bộ hệ thống cũng phải
ngừng theo. Một người được mệnh danh là Socrates của Hoa Kỳ, Tiến sỹ
Stenphen R. Convey, tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng “Bảy thói quen của
những người hiệu quả” đã khẳng định “Không tham gia, thì sẽ khơng bao giờ
có thi hành”. Hay nói một cách khác rằng, họ đang thi hành công việc của tổ
chức, vì họ đã được ghi nhận tham gia. Họ có cảm giác như đang được làm
cho chính bản thân họ. Một dẫn chứng hùng hồn cho nhận định này là môi
trường làm việc tại hãng hàng không Southwest Airlines. Hãng hàng không
này, là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới thực hiện bán cổ phần cho nhân
viên. Ngồi một văn hố cởi mở, nhân viên ở đây đã làm việc một cách hăng
say, vì họ đang làm việc cho chính bản thân họ [7, tr.17].


12


- Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng
chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó
khăn của cơng ty và họ có thể làm việc qn thời gian.
Một sự đồn kết, một khí thế làm việc của công ty cần thiết nhất khi
công ty ấy đang ở trong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty
đang trên bờ vực của sự phá sản.
Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh thần đồn kết và hy sinh.
Cơng ty có cấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì các thành viên càng cần phải
hy sinh nhiều hơn. Để vượt qua những tình thế khó khăn, cơng ty cần một sức
mạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một Văn hóa
Doanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hố của sự đồn kết.
Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên
công ty Chrysler của ông. Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang
rơi vào tình cảnh phá sản, với 130.000 cán bộ cơng nhân viên có nguy cơ thất
nghiệp. Ơng và các cộng sự của ơng đã đưa cào một văn hố của sự hy sinh
quên mình. Ai ai cũng cố gắng làm việc. Tất cả vì sự sống cịn của cơng ty. Vì
sự bình an của mọi người. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng, trong tình
cảch khó khăn, sự hy sinh của một người sẽ không bao giờ mang lại thành
công, nhưng phải cần một tập thể hy sinh Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự
khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo nên khí thế của một tập thể
chiến thắng [4, tr.19].
Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của xã hội về sự thành cơng
khơng cịn được đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa, mà nó được đẩy
lên tầm tập thể. Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao
giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta không thành công. Một
quan niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là, “team work is dream work,” tức là
chỉ có làm việc tập thể thì giấc mơ thành cơng của ta mới thành hiện thực.
Hay nói một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh
đạo một tập thể. Một tập thể càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một



13

cơng việc càng có nhiều người cùng tham gia thì cơng việc đó càng sớm được
hồn thành.
Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những
người chiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh
quang? Với họ khơng bao giờ có con đường thứ hai ngồi chiến thắng. Điều
này vơ cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu. Khi
họ đã đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn
đồng lòng, cùng chung sức để thực hiện. Tinh thần tập thể đều phấn chấn. Đó
là chìa khố cho sự thành cơng và cũng là chìa khố cho sự đồn kết. Và để có
được một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một văn hóa doanh nghiệp.
1.2.2. Đối với doanh nghiệp
- Định hình tính cách doanh nghiệp
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều xem việc xây dựng và quảng bá
thương hiệu là nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh, tạo nên
sự khác biệt giữa các công ty.
Thương hiệu không chỉ đơn giản là các hệ thống và vật phẩm nhận diện
như logo, poster, bao bì, nhãn mác, catalog,... hay các phương tiện truyền
thơng như website, mạng xã hội; mà nó cịn phải chứa đựng cái hồn của doanh
nghiệp trong việc thể hiện hình ảnh, màu sắc, ngơn từ… Cái hồn ấy xuất phát
từ những giá trị, niềm tin, tư tưởng, nguyên tắc trong văn hóa của doanh
nghiệp. Đó chính là bản sắc riêng của doanh nghiệp, mang tính độc đáo và thể
hiện tình cách doanh nghiệp, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Khơng
bao giờ có hai cơng ty cùng một bản sắc văn hóa.
Văn hóa làm nên tính cách của doanh nghiệp, ngược lại, doanh nghiệp
được biết đến qua văn hóa của mình [5, tr.27].
- Tạo mơi trường làm việc hiệu quả, chế độ nhân sự rõ ràng
VHDN kết hợp các cá nhân khác biệt thành một đội ngũ với những con

người có phẩm chất, phong cách sống, niềm tin, thái độ giống nhau. Đó là
những người phấn đấu làm việc hết mình vì mục tiêu của bản thân được đặt


14

dưới tầm nhìn của tổ chức. Bởi khi tổ chức phát triển, họ cũng sẽ được phát
triển, khi mục tiêu của doanh nghiệp đạt được thì họ cũng đã thành cơng với
mục tiêu của chính bản thân mình. William Arthur Ward – một nhà giáo dục
lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói “Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng,
không phải sự chi phối; dựa trên sự hợp tác, không phải sự dọa dẫm”.
Cách lãnh đạo khôn ngoan nhất của một chủ doanh nghiệp trước tiên đó
là xây dựng một VHDN phù hợp để có thể phát huy môi trường làm việc hiệu
quả, tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên. VHDN sẽ thúc đẩy mối
quan hệ lành mạnh, giao tiếp và tương tác hiệu quả giữa các nhân viên. Họ sẽ
hiểu được vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức và biết cách hồn thành
chúng trước thời hạn, mà khơng cần phải có người nhắc nhở. Đó cũng là keo
gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất
về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi doanh
nghiệp phải đối mặt với các xung đột nội bộ xảy ra thì văn hố chính là yếu tố
giúp mọi người hoà nhập và thống nhất. VHDN cịn là một bộ quy định và
chính sách về lợi ích và nghĩa vụ nhằm định hình cho các nhân viên một nền
tảng chung, ai cũng được đối xử như nhau. Ngoài ra, VHDN sẽ xác định các
chuẩn mực trong công tác tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến nhân viên chứ
khơng phải dựa trên cảm tính. Từ việc xác định VHDN phù hợp, người lãnh
đạo có thể xác định được nhân sự có phẩm chất và năng lực phù hợp với cơng
ty để tuyển dụng; hay có căn cứ rõ ràng để xác định việc đưa nhân viên nào đi
đào tạo hoặc bổ nhiệm thăng tiến đối với nhân viên có thái độ và năng lực tốt.
[5, tr.28]
- Giữ chân và thu hút nhân tài

VHDN ngày càng quan trọng hơn trong cuộc chiến giữ chân và thu hút
nhân tài của các công ty trên thế giới, đặc biệt là tình trạng “chảy máu chất
xám” đang phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những cơng ty có
khả năng thu hút được nhiều nhân tài hơn mức cần thiết. Southwest Airlines là
một ví dụ. Hãng hàng khơng này nhận được hơn 50.000 đơn dự tuyển cho 500


15

vị trí cần tuyển dụng. Một trong những bí quyết giúp Southwest Airlines làm
được điều này là tạo ra một mơi trường văn hóa doanh nghiệp có sức hấp dẫn
người lao động Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi
thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu
nhập thấp hơn để được làm việc ở một mơi trường chun nghiệp, hồ đồng,
thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
- Phát huy chiến lược phục vụ cho tầm nhìn
Xây dựng VHDN trước hết là xác dịnh tầm nhìn và sứ mệnh mà công ty
bạn theo đuổi. Do vậy, bạn sẽ có cơ sở dựa vào để tìm ra được chiến lược nào
để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh đã đặt ra. VHDN của bạn làm tốt được
những điều trên: tính cách doanh nghiệp mang bản sắc riêng, môi trường làm
việc hiệu quả, thu hút giữ chân nhân tài, tạo được lịng tin cho khách hàng và
đơi tác chính là những yêu tố giúp phát huy sức mạnh chiến lược của công ty
bạn, làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả
và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
1.3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp
1.3.1. Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh
doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ
thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Theo định nghĩa này,
cần lưu ý rằng con đường chung của sự hình thành các triết lý kinh doanh là

sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh
doanh bằng triết lý kinh doanh; tác giả của các triết lý kinh doanh thường là
những người hoạt động kinh doanh – doanh nhân từng trải.
Các triết lý kinh doanh đều có tính đặc thù nghề nghiệp cao; do vậy,
khơng thể coi các quy luật và nguyên tắc triết học là triết lý kinh doanh;
không phải cứ vận dụng triết học vào kinh doanh là rút ra được các triết lý
kinh doanh. Các triết lý về các lĩnh vực khác của thế giới hay đời sống như
chính trị, tình cảm gia đình, tình u… đều khơng phải là triết lý kinh doanh.


16

Nhà kinh doanh phải dựa vào và tuân theo một triết lý nào đó, coi đó là kim
chỉ nam cho hành động của mình. Có thể tóm tắt vai trị của triết lý kinh doanh
trong một số điểm sau:
Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương
thức phát triển bền vững của nó.
Văn hố doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của
văn hố doanh nghiệp có một vị trí, vai trị khác nhau trong một hệ thống
chng, trong đó hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị. Do vạch ra sứ mệnh
– mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu, một hệ thống các giá trị có tính
pháp lý và đạo lý, chủ yếu là giá trị đạo đức của doanh nghiệp, nên triết lý
doanh nghiệp tạo nên một phong thái văn hoá đặc thù của doanh nghiệp. Nói
ngắn gọn hơn, triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách – phong thái của
doanh nghiệp đó [5, tr,38].
Triết lý kinh doanh là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh
thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái qt, cơ đọng
và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. Một khi
đã phát huy được tác dụng thì triết lý doanh nghiệp trở thành ý thức lý luận và
hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo. Triết

lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngồi; nó là tài sản tinh thần của
doanh nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào tồn thể doanh nghiệp, từ đó
hình thành một sức mạnh thống nhất”, tạo ra một lực hướng tâm chung.
1.3.2. Đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể
kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong
hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp:
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh
doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện
trong ứng xử về đạo đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác: Tính


17

thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh
doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế ... hoặc
sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những
thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn
phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
- Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
+ Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm
lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm,
trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp
như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc
cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong
giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng không
làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những
nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực
ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.

+ Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền,
tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tơn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm
năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và
các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích
và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ
[7, tr.41].
+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội,
coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
+ Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
- Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là ai? Đó là chủ thể hoạt
động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả
những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh.
+ Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều
chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh


×