Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN có sự quản lý của nhà
nước để phát triển nhanh cùng hoà nhập với chímh sách mở cửa hội nhập kinh
tế quốc tế. Trong sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế, và sự cạnh tranh
gay gắt cuả các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, các
doanh nghiệp có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình để đạt được lợi nhuận từ chính sản phẩm đó.
Để đứng vững trong cơ chế thị trường và không ngừng vươn lên, Xí
nghiệp bê tông dự ứng lực đã không ngừng áp dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến vào sản xuất; Quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2008 và ISO14001: 2004; Tiến hành đầu tư chiều sâu, thay
thế dần những thiết bị cũ bằng những máy móc hiện đại; Tổ chức sắp xếp lại
sản xuất, cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý. Ngoài ra Công ty không
ngừng tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng tìm ra những sản phẩm mới
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Từ sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời được sự hướng dẫn
nhiệt tình của Cô Phạm Thị Thanh Mai, các thầy cô giáo trong khoa QTKD
trường ĐH Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh- Thái Nguyên cùng với sự giúp
đỡ tận tình của các đồng chí lãnh đạo trong Xí nghiệp, sau 3 tháng thực tập
em đã hoàn thành bài báo cáo này. Đến nay, báo cáo thực tập của em đã hoàn
thành, nhưng vì kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm tìm hiểu thực tế còn hạn
chế nên trong bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô chú trong Xí
nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
1
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp
- Tên xí nghiệp: Xí nghiệp Bê tông Dự ứng Lực là một đơn vị trực thuộc
Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà nội.
- Giám đốc của Xí nghiệp: Ông Nguyễn Văn Bính
- Địa điểm: Xã Tân Minh - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: 04.8856521
- Fax : 04.5960126
- Cơ sở pháp lý của Xí nghiệp: Xí nghiệp thành lập theo quyết định số:
606/QĐ/TCCB - LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao Thông Vận Tải
- Lịch sử phát triển của Xí nghiệp qua các thời kì:
Xí nghiệp bê tông dự ứng lực trực thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây
dựng công trình Hà Nội. Xí nghiệp ra đời cùng với sự ra đời của công ty theo
quyết định số: 606/QĐ/TCCB – LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao Thông
Vận Tải.
Năm 2000 - 2002 Xí nghiệp tiến hành đầu tư dây chuyền công nghệ sản
xuất tiên tiến sản phẩm bê tông dự ứng lực.
Năm 2002 – đến nay Xí nghiệp đã đưa dây chuyền công nghệ mới vào
sản xuất kinh doanh và đã đem lại nhiều thành quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp nói riêng và của Công ty nói chung.
- Loại hình doanh nghiệp: Xí nghiệp trực thuộc Công ty cổ phần
- Quy mô hiện tại của xí nghiệp:
• Nguồn vốn
Tại thời điểm 31/12/2011 Xí nghiệp có số vốn và tài sản cho hoạt động sản
xuất kinh doanh như sau:
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
2
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổng cộng nguồn vốn: 4.789.216.929 đ
Trong đó: + Tài sản dài hạn : 34.005.497 đ
+ Tài sản ngắn hạn : 4.755.211.432 đ
• Số lượng lao động hiện nay là : 110 người.
• Mặt bằng xí nghiệp rộng: 80.000
2
m
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh và hàng hoá dịch vụ chủ yếu
Xí nghiệp bê tông dự ứng lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh theo quy định của Công ty mẹ, đó là tiến hành sản xuất các sản phẩm
cấu kiện bê tông sử dụng trong xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng.
Mặt hàng sản xuất của Xí nghiệp:
- Các loại tà vẹt, bê tông dự ứng lực
+ Tà vẹt lồng Vossnoh
+ Tà vẹt lồng S2
+ Tà vẹt TN1
- Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn: Ke, cống, cột điện
1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Với mặt hàng sản xuất chính là các loại tà vẹt bê tông dự ứng lực, xí
nghiệp đã được trang bị một hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại với quy
mô lớn. Hệ thống máy móc đồng bộ, các thiết bị xe máy phục vụ cho sản
xuất dây chuyền. Xí nghiệp lại có một diện tích mặt bằng để sản xuất và làm
kho bãi tương đối lớn nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất
kinh doanh.
Do việc đầu tư công nghệ sản xuất mới tiên tiến nên hầu hết các công
đoạn đều theo một dây chuyền sản xuất đồng bộ từ khâu đầu tiên là các loại
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đến khâu cuối cùng là ra thành phẩm
đạt chất lượng đã được kiểm định.
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
3
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất tà vẹt bê tông
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
4
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Bê Tông DƯL
Nhìn vào sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp ta thấy rằng doanh nghiệp tổ
chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Các bộ phận phòng ban sẽ tham mưu
và nhận mệnh lệnh từ nhà quản lý cấp cao đồng thời hoạt động trong phạm vi
chuyên môn của mình để tham gia vào quá trình điều phối các tổ sản xuất
trong phân xưởng sản xuất. Với cơ cấu tổ chức tổ chức như trên nó rất phù
hợp với quy mô và loại hình sản xuất của xí nghiệp.
Số cấp quản lý trong sơ đồ tổ chức: có 3 cấp quản lý
+ Nhà quản lý cấp cao: Giám đốc, phó giám đốc.
+ Nhà quản lý cấp trung gian: Quản đốc phân xưởng sản xuất.
+ Nhà quản lý cấp cơ sở: Các tổ trưởng của các tổ thuộc phân xưởng
sản xuất.
1.4.2. Chức năng của các bộ phận:
GĐ- Xí nghiệp:
Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn cho xí nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
PGĐ - Sản Xuất PGĐ - Tài Chính
P.KH - Vật Tư P.Tài Vụ
Xưởng Sản Xuất
5
GĐ-Xí Nghiệp
P.Hành ChínhP.Kĩ Thuật
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Xác lập hệ thống tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của từng
bộ phận phòng ban.
Quyết định mọi phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các phương
án đầu tư của XN.
Phê duyệt các nhà cung ứng, kí kết các hợp đồng kinh doanh, hợp đồng
tín dụng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
PGĐ- Sản xuất:
Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất của XN; Phụ trách an toàn
lao động; Xây dựng các định mức kinh tế kĩ thuật; Hàng tuần báo cáo với
giám đốc về tình trạng thiết bị của XN và đề xuất các giải pháp thay thế
nhằm đảm bảo cho việc sản xuất luôn được ổn định.
PGĐ- Tài chính:
Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cua XN. Tham
mưu cho giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn. Quản lý và điều
hành mọi lĩnh vực về tài chính.
P.Kĩ thuật:
Tham mưu GĐ- Xí nghiệp tổ chức chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật
công nghệ, phát minh sáng chế và công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Xây dựng kế hoạch kỹ thuật, chỉ đạo đôn đốc kiểm tra hướng dẫn thực
hiện quy trình. Định kỳ xét duyệt các chỉ tiêu định mức và tiết kiệm, nâng cao
tay nghề cho công nhân.
P.KH- vật tư:
Làm thủ tục xuất, nhập, quyết toán, kiểm kê vật tư, sản phẩm đảm bảo
chính xác kịp thời; Phối hợp với các phòng ban khác đặc biệt là xưởng sản
xuất để có kế hoạch mua sắm vật tư không làm gián đoạn việc sản xuất.
Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư; Thường xuyên kiểm tra kho vật tư
để đảm bảo luôn có sẵn phục vụ sản xuất
P.Tài vụ:
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
6
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổ chức, thực hiện: Công tác hạch toán kế toán, quyết toán kết quả sản
xuất kinh doanh, xây dựng trình duyệt kế hoạch tài chính, kế hoạch giá thành,
báo cáo kiểm tra thống kê tài chính theo quy đinh.
Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các biểu báo, biểu mẫu, lưu trình
thống kê ghi chép ban đầu, luân chuyển, lưu trữ chứng từ, mở các sổ chi tiết
tổng hợp.
P.Hành chính:
Tham mưu, đề xuất giám đốc về việc tổ chức sắp xếp lao động cho phù
hợp với thực tế sản xuất kinh doanh; Thực hiện đầy đủ chỉ đạo chính sách
theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương và phân bổ tiền
lương.
Tổ chức tốt công tác hành chính phục vụ, đảm bảo các hoạt động của
XN được tiến hành thuận lợi.
Xưởng sản xuất: Quản đốc phân xưởng có chức năng nhiệm vụ
Xây dựng các mục tiêu và kế hoạch chất lượng của đơn vị; Từ kế
hoạch sản xuất của công ty mẹ tiến hành lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho
phân xưởng.
Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất cho các
phòng ban liên quan và lãnh đạo XN. Quản lý lao động, theo dõi kiểm tra
việc ghi chép khối lượng sản xuất, chấm điểm các tổ sản xuất. Chịu trách
nhiệm mọi hoạt động của phân xưởng trước GĐ- Xí nghiệp.
PHẦN 2
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
7
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích các hoạt động Marketing
2.1.1. Các loại sản phẩm của xí nghiệp
* Tà vẹt bê tông dự ứng lực dùng cho đường lồng khổ 1435 mm và 1000 mm
- Phối kiện kẹp ray dùng loại w của Trung Quốc, neo đinh ốc – bu lông vào tà
vẹt bằng lõi nhựa xoắn
- Lắp được các loại ray P43 và P50
- Tải trọng thiết kế: + Đường khổ 1m: 16 Tấn/trục
+ Đường khổ 1,435m: 23 Tấn/trục khi dùng ray P50 và 21
tấn/trục khi dùng ray P43
- Vận tốc tính toán Vmax: 120 Km/h
- Cho phép đặt được ở đường cong có Rmin ≤ 350m
- Đáp ứng các yêu cầu về cách điện
* Tà vẹt bê tông dự ứng lực khổ đường 1000mm loại TN1
- Phối kiện kẹp ray dùng loại w của Trung Quốc, neo đinh ốc – bu lông vào tà
vẹt bằng lõi nhựa xoắn
- Lắp được các loại ray P43 và P50
- Tải trọng thiết kế: 150 kN/trục
- Vận tốc tính toán Vmax: 120 Km/h
- Cho phép đặt được ở đường cong có Rmin ≤ 350m
- Đáp ứng các yêu cầu về cách điện
* Tà vẹt bê tông dự ứng lực dùng cho đường lồng khổ đường 1435 mm và
1000 mm loại "LDP" dùng phụ kiện liên kết Pandrol
- Phối kiện kẹp ray dùng phối kiện đàn hồi PANDROL loại “e 2007”
- Lắp với loại ray P50
- Tải trọng thiết kế: + Đường khổ 1m: 16 Tấn/trục
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
8
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Đường khổ 1,435m: 23 Tấn/trục
- Vận tốc tính toán Vmax: 120 Km/h
- Cho phép đặt được ở đường cong có Rmin > 350
- Đáp ứng các yêu cầu về cách điện
2.1.2. Thị trường tiêu thụ
Với các sản phẩm chủ yếu là các loại tà vẹt bê tông dự ứng lực (Tà vẹt
lồng Vossloh, tà vẹt lồng S2, tà vẹt TN1, ) và các loại cấu kiện bê tông đúc
sẵn( ke, cống, cột điện,…) cho nên xí nghiệp đã xác định thị trường tiêu thụ
hàng hoá chủ yếu là ở trong nước như: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hải Dương,…trong đó Hà Nội, Thái Nguyên là thị trường tiêu
thụ chính.
Bảng 1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ các loại tà vẹt bê tông DƯL năm 2010
STT Thị trường Đơn vị Số lượng
% thị trường
tiêu thụ
1 Hà Nội Thanh 14.250 35,62%
2 Thái Nguyên Thanh 9.825 24,56%
3 Vĩnh Phúc Thanh 6.215 15,54%
4 Hưng Yên Thanh 5.012 12,53%
5 Hải Dương Thanh 4.704 11,75%
Tổng Thanh 40.006 100%
Qua bảng trên ta thấy rằng thị trường tiêu thụ ở Hà Nội chiếm 35,62% và
thị trường Thái Nguyên chiếm 24,56%, các tỉnh còn lại là Vĩnh Phúc chiếm
15,54%, Hưng Yên chiếm 12,53% và Hải Dương chiếm 11,75%. Ngay tử đầu
XN đã xác định Hà Nội và Thái Nguyên là thị trường mục tiêu mà XN cần
chiếm lĩnh cho nên trong tương XN vấn tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp vời những khách hàng quen và tìm kiếm những khách hàng mới và cố
gắng cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn nữa.
Ngoài việc phục vụ tốt cho thị trường chính, lãnh đạo XN cũng nhận thấy
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh như Hưng yên, Vĩnh phúc, Hải dương,
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
9
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lạng sơn…là rất lớn do đây là những tỉnh đang trên đà phát triển tiến hành
mở rộng, nâng cấp và đô thị hoá do đó ban lãnh đạo XN đã xác định đây sẽ là
thị trường tiềm năng trong tương lai của XN. Bên cạnh việc tiếp cận với
những thị trường mới ở xa hơn như các tỉnh ở niềm Trung và niềm Nam cũng
là mục tiêu mà XN đang cố gắng phấn đấu chiếm lĩnh.
2.1.3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2: Sản lượng và doanh thu tiêu thụ qua các năm
STT Sản phẩm
Năm 2009 Năm 2010
sản lượng
(Thanh)
Giá trị
(Đồng)
sản lượng
(Thanh)
Giá trị
(Đồng)
1 Tà vẹt Voosnoh 31.552 14.261.504.000
2 Tà vẹt TN1 18.057 5.886.582.000 29.578 9.819.896.000
3 Tà vẹt lồng S2 15.329 6.898.050.000 9.808 4.501.872.000
4 Tà vẹt đơn 1435 7.407 3.607.209.000
5 Tà vẹt K1-1m 50 22.000.000
6 Tà vẹt K800 570 176.700.000
7 Sản phẩm phụ 264.237.058 151.650.600
Tổng 30.917.582.058 14.672.118.600
( Nguồn: Phòng tài vụ XNBTDƯL năm 2009-2010)
Qua bảng kết quả tiêu thụ một số sản phẩm của xí nghiệp ta nhận thấy sản
lượng tiêu thụ của XN năm 2010 so với năm 2009 sụt giảm mạnh làm cho
doanh thu giảm 47,46%. Cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi: Năm 2010 xí
nghiệp không sản xuất loại tà vẹt Vossnoh mà thay vào đó là loại tà vẹt K800
và tà vẹt K1-1m do nhu cầu của thị trường thay đổi nên xí nghiệp phải có sự
điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho hợp lí để duy trì sản xuất và sự tồn tại của
XN. Đối với tà vẹt TN1 năm 2010 so với năm 2009 tăng 11.521 thanh
(3.933.314.000 đồng). Tà vẹt lồng S2 năm 2010 so với năm 2009 giảm 5.521
thanh (2.396.178.000 đồng).
Bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp nhu cầu của thị trường
thì với công nghệ sản xuất hiện đại và việc kiểm soát chất luợng sản phẩm
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
10
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
theo tiêu chuẩn ISO 9002 thì sản phẩm xí nghiệp làm ra đạt được chất lượng
cao, đem lại an toàn cho các công trình đường sắt. Từ đó xây dựng được uy
tín đối với bạn hàng đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ.
2.1.4. Phương pháp định giá và giá cả một số mặt hàng chủ yếu
Giá là biểu hiện bằng tiền giá trị hàng hoá. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến
lượng sản phẩm tiêu thụ được do quan niệm của người tiêu dung cho rằng giá
cả phản ánh chất lượng của sản phẩm cho nên việc định giá sản phẩm là
công việc khá quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng. Nhận
thức được tầm quan trọng đó XN cũng có phương pháp cụ thể để xác định giá
Xí nghiệp định giá sản phẩm dựa vào những yếu tố sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm.
- Dựa vào chiến lược phát triển từng thời kì cụ thể, và sự biến động của
thị trường để điều chỉnh mức giá bán cho hợp lí.
- Giá của đối thủ cạnh tranh.
- Tính cạnh tranh trên từng khu vực.
Dựa vào những yếu tố trên XN luôn cố gắng xây dựng mức giá hợp lí
tương ứng với chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận nhất định
cho XN vừa có tính cạnh tranh nhưng cũng làm hài lòng khách hàng.
Hiện tại, XN đang định giá theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ.
Theo phương pháp này giá bán được tính như sau:
Giá bán = Giá thành công xưởng + Chi phí ngoài sản xuất + Lợi nhuận
dự kiến
Trong đó:
Giá thành công xưởng gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí máy phục vụ sản xuất và chi phí chung.
Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
Lợi nhuận dự kiến = Doanh thu dự kiến – Chi phi dự kiến
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
11
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mức giá bán cuối cùng còn dựa vào nhu cầu của thị trường, giá của đối thủ
cạnh tranh, và các yếu tố khác. Bên cạnh đó XN cũng xây dựng nhiều mức
giá khác nhau để có thể điều chỉnh một cách linh hoạt khi điều kiện của thị
trường thay đổi.
Bảng 3: Bảng giá của một số loại sản phẩm
STT Tên sản phẩm
Giá bán (VNĐ) Chênh lệch
Năm 2009 Năm 2010 Mức %
1 Tà vẹt lồng S2 450.000 459.000 9.000 2
2 Tà vẹt lồng Vossnoh 452.000
3 Tà vẹt TN1 326.000 332.000 6.000 1,84
4 Tà vẹt đơn 1435 487.000
5 Tà vẹt K800 310.000
6 Tà vẹt k1-1m 440.000
( Nguồn: Phòng kế hoạch- vật tư XNBTDƯL năm 2009-2010)
Qua bảng báo giá trên, đối với những sản phẩm so sánh được ta thấy giá
bán của các sản phẩm này đều có xu hướng tăng cụ thể: Giá bán của tà vẹt
lồng S2 năm 2010 so với năm 2009 tăng 9.000 đồng (2%), giá tà vẹt TN1
năm 2010 so với năm 2009 tăng 6.000 đồng (1,84%). Nguyên nhân chủ yếu
là do chi phí NVL tăng đặc biệt là giá sắt thép, dầu,xi măng vào thời điểm
cuối năm 2010 có xu hướng tăng mạnh…đồng thời chi phí nhân công cũng
tăng.
2.1.5. Kênh phân phối sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động rất quan trọng của mọi
doanh nghiệp, nó quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để tiêu thụ được sản phẩm, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn những cách thức phân
phối khác nhau sao cho phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh và đặc
tính của sản phẩm.
Do quy mô của XN cũng không lớn và chủ yếu sản xuất theo yêu cầu, đơn
hàng và kế hoạch cho nên kênh phân phối của XN là kênh trực tiếp
Sơ đồ 3: Kênh phân phối sản phẩm của XN Bê Tông DƯL
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
12
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
( Nguồn: Phòng tài vụ XNBTDƯL năm 2009-2010)
Với kênh phân phối trực tiếp thì sản phẩm của XN sẽ được chuyển trực
tiếp đến người tiêu dùng do đó sẽ không tốn chi phí lưu thông nhưng thường
thích hợp với khách hàng ở gần hoặc khách hàng mua với số lượng lớn. Trong
tương lai, khi mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ XN sẽ
kéo dài kênh phân phối thông qua các đại lí ở các tỉnh để thuận tiện cho việc
tiêu thụ.
Do việc áp dụng kênh phân phối trực tiếp và sản phẩm của XN có đặc
tính riêng nên hình thức tiêu thụ hiện tại chủ yếu là bán hàng trực tiếp, nhận
sản xuất theo đơn đặt hàng. Xí nghiệp chủ yếu xúc tiến bán hàng và quảng bá
sản phẩm thông qua các đơn đặt hàng cho các đối tác từ đó bằng uy tín và
chất lượng của sản phẩm mà XN sẽ có được nhiều đơn hàng mới do các đối
tác giới thiệu cho
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của XN
Do lao động trong XN bao gồm nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện
cho công tác quản lí và hạch toán XN đã tiến hành phân loại lao động thành
các nhóm theo các tiêu thức sau:
- Theo tính chất công việc
- Theo giới tính
- Theo trình độ học vấn
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu lao động theo các tiêu thức
Nội dung Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Số người Tỷ lệ (%)
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
13
XN Bê Tông
DƯL
Người Tiêu
Dùng
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổng số lao động 100 110 10 10
1. Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp 90 97 7 7,78
Lao động gián tiếp 10 13 3 30
2. Theo giới tính
Nam 53 58 5 9,43
Nữ 47 52 5 10,64
3. Theo trình độ học vấn
Đại học 4 7 3 75
Cao đẳng 6 6 0 0
Trung cấp 2 3 1 50
Công nhân kĩ thuật 24 27 3 12,5
Lao động phổ thông 64 67 3 4,69
( Nguồn: Phòng hành chính XNBTDƯL năm 2009-2010)
Qua bảng phân tích cơ cấu lao động năm 2010 so với năm 2009 theo các tiêu
thức ta thấy:
- Theo tính chất công việc: Năm 2009 tổng số lao động là 100 người
trong đó lao động trực tiếp 90 người chiếm 90%, lao động gián tiếp 10 người
chiếm 10%. Năm 2010 tổng số lao động tăng lên 110 người tăng thêm 10
người so với năm 2009 trong đó lao động trực tiếp là 97 người chiếm 88,18%
tăng thêm thêm 7 người tương ứng 7,78% so với năm 2009, lao động giám
tiếp 13 người chiếm 11,82% tăng thêm 3 người tương ứng 30% so với năm
2009. So với doanh thu năm 2010 thì việc tăng thêm lao động năm 2010 là sự
điều chỉnh không hợp lí vì vậy trong thời gian tới cần có biện pháp cắt giảm
LĐ như khuyến khích những người chưa đủ tuổi nhưng đủ năm công tác về
hưu sớm và sẽ có chế độ ưu đãi thích hợp,…
- Theo giới tính: Năm 2009 tổng số lao động là 100 người trong đó nam
53 người chiếm 53%, nữ 47 người chiếm 47% trong tổng số lao động. Năm
2010 tổng số lao động tăng lên 110 người trong đó nam 58 người chiếm
52,73% tăng thêm 5 nam tương ứng tăng 9,43%, nữ 52 người chiếm 47,27%
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
14
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tăng thêm 5 người tương ứng tăng thêm 10,64%. Nhìn chung tỷ trọng cơ cấu
nam trong tổng số lao động giảm và tỷ trọng nữ trong tổng số lao động tăng
năm 2010 so với năm 2009.
- Theo trình độ học vấn ta thấy: Năm 2010 so với năm 2009 lao động
có trình độ đại học tăng 3 người tương ứng tăng 75%, lao động có trình đọ
trung cấp tăng thêm 1 người tươn3 người tương ứng tăng 50%, công nhân kĩ
thuật tăng tương ứng tăng 12,5%, lao động phổ thông tăng 3 người tương ứng
tăng 4,69%. Điều đó cho thấy trình độ học vấn của lao động trong Xn đang
tăng do một phần chính sách quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực của XN
có hiệu quả và cần duy trì và phát huy hơn nữa trong những năm tới.
2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động
Thời gian lao động của công nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng
trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để
phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra
việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp. Vì
vậy mỗi doanh nghiệp cần xây dựng thời gian lao động hợp lí. Mức thời gian
lao động được XN xác định như sau:
* Khối hành chính: Việc xây dựng mức thời gian làm việc dựa trên cơ
sở Luật lao động hiện hành: 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần và nghỉ ngày chủ nhật
* Khối công nhân trực tiếp sản xuất: Việc xây dựng mức thời gian làm
việc dựa trên cơ sở các tài liệu thống kê và khối lượng sản phẩm mà công
nhân đã làm được.
- Thời gian lao động: Hàng ngày, cán bộ công nhân viên đi làm việc bảo
đảm đủ 8 giờ theo quy định:
Sáng : từ 7 giờ – 11 giờ
Chiều: từ 1 giờ - 5 giờ
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
15
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động
Việc tổ chức và quản lí sử dụng lao động có hiệu quả không những giúp
người lao động phát huy hết khả năng lao động mà còn làm tăng doanh thu và
lợi nhuận cho XN. Do đó ban lãnh đạo XN cần thường xuyên nắm bắt được
tình hình lao động để bố trí và sắp xếp cho hợp lí.
Bảng 7: Phân tích tình hình sử dụng lao động của XN qua 2 năm
Nội dung
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số lượng % Số lượng % Mức %
Doanh thu ( VNĐ) 30.917.582.05
8
14.672.118.60
0
Tổng số lao động
100 100 110 100 10 10
Lao động trực tiếp
90 90 97 88 7 7,78
Lao động gián tiếp
10 10 13 12 3 30
* Nhận xét tỷ trọng của từng loại LĐ:
Qua bảng trên ta thấy năm 2009 XN có 100 LĐ trong đó: LĐ trực tiếp
là 90 LĐ chiếm 90% trong tổng số LĐ, LĐ gián tiếp là 10 người chiếm 10%
trong tổng số LĐ. Năm 2010 tổng số LĐ trong XN tăng lên là 110 LĐ trong
đó: LĐ trực tiếp là 97 LĐ chiếm 88% trong tổng số LĐ, LĐ gián tiếp là 13
người chiếm 12% trong tổng số LĐ => Tỷ trọng LĐ trực tiếp trong tổng số
LĐ năm 2010 so với năm 2009 giảm 2%, tỷ trọng LĐ gián tiếp tăng 2%.
* So sánh qua 2 năm:
Từ bảng tính toán trên cho ta biết: Tổng số LĐ năn 2010 s0 với năm
2009 tăng 10 người (10%), trong đó LĐ trực tiếp tăng 7 ngưòi (7,78%), LĐ
gián tiếp tăng thêm 3 LĐ (30%)
* Mức biến động tương đối LĐ trực tiếp có điều chỉnh theo doanh thu:
- Số tuyệt đối:
65,92
600,118.672.14
058.582.917.30
9097
−=
×−=
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
16
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Số tương đối:
%15,51%100
600.672118.14
058.582.917.30
90
97
=×
×
=
2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả lao động có ích của con
người, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian hao phí đó sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Quá trình sản xuất của XN
là quá trình tiêu hao nhiều lao động sống cho nên việc nâng cao NSLĐ là cơ
sở để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay XN đang áp dụng chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật để
đo lường mức độ làm việc hiệu quả của công nhân.
NSLĐ tính bằng hiện vật là sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi trong năm
tính bình quân đầu người.
XN áp dụng tính NSLĐ bình quân như sau:
Giá trị sản xuất (Doanh thu)
NSLĐnăm =
Số LĐ bình quân trong năm
Bảng 8: Phân tích NSLĐ
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Mức %
1 Doanh thu VNĐ 30.917.582.058 14.672.118.600 -16.245.463.458 -52,54
2
Tổng số LĐ bq (
L
)
Người
100 110 10
10
3 Tổng số ngày làm việc Ngày 29.800 27.280 -2.525 -8,46
4 Tổng số giờ làm việc Giờ
232.440 204.600 -27.840
-11,98
5 Số ngày làm việc bq của
1 LĐ trong năm (5=
3/2)
Ngày 298 248 -50 -16,78
6 Số giờ làm việc bq ngày
(G) ( 6 = 4/3)
Giờ 7,8 7,5 -0,3 -3,85
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
17
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7 NSLĐ bq giờ (N)
(7=1/4)
VNĐ 133.013 71.711 -61.302
-46,09
8
NSLĐ bq ngày
(8= 1/3)
VNĐ 1.037.503 537.834 -499.669 -48,16
9
NSLĐ bq 1 LĐ (W
G
)
( 9=1/2)
VNĐ 309.175.821 133.382.896 -175.792.925 -56,86
Tổng quan ta thấy năm 2010 so với năm 2009 có tình hình như sau:
Doanh thu giảm 13.900.174.052 VNĐ (44,96%); Tổng số ngày làm việc giảm
2.525 ngày (8,46%); Tổng số giờ làm việc giảm 27.840 giờ (11,98%); Số
ngày làm việc bình quân của 1 lao động giảm 50 ngày (16,78%); Số giờ làm
việc bình quân ngày giảm 0,3 giờ (3,85%); NSLĐ bq giờ giảm 61.302 VNĐ
(46,09%); NSLĐ bình quân ngày giảm 499.669 VNĐ (48,16%); NSLĐ bình
quân 1 lao động giảm 175.792.925 VNĐ (56,86%).
* Mức biến động tương đối của tổng số lao động điều chỉnh theo doanh thu:
+ Số tuyệt đối = 110 –
×
058.582.917.30
600.118.672.14
100
= 63( Người)
+ Số tương đối =
58.582.917.30
600.118.672.14
100
110
×
= 2.32
* Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Phương trình: DT =
L
××× GN
W
G
- Đối tượng phân tích:
=−=∆
01
DTDTDT
-16.245.463.458 ( VNĐ)
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Tổng số LĐ bình quân trong năm (
L
)
=×××−=∆
00001
)(
G
WGNLLL
( 110 – 100)
×
298
×
7,8
×
133.013
= 3.091.754.172( VNĐ)
+ Số ngày làm việc bình quân của một lao động trong năm ( N)
=××−×=∆
00011
)(
G
WGNNLN
110
×
( 248- 298)
×
7,8
×
133.013
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
18
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
= -5.706.257.700 ( VNĐ)
+ Số giờ làm việc bq 1 ngày( G)
( )
=×−××=∆
00111 G
WGGNLG
110
×
248
×
(7,5 – 7,8)
×
133.013
= -1.088.578.392( VNĐ)
+ Năng suất lao động bq trong 1 giờ (
G
W
)
( )
=−×××=∆
01111 GGG
WWGNLW
110
×
248
×
7,5
×
(71.711 - 133.013)
= -12.542.389.200( VNĐ)
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng
=∆+∆+∆+∆=∆
G
WGNLDT
3.091.754.172 - 5.706.257.700 - 1.088.578.392
-12.542.389.200 = - 16.245.463.458 ( VNĐ)
=> Nhận xét: Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu qua 2
năm 2009 và 2010 ta thấy:
Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 giảm 16.245.463.458 VNĐ do ảnh
hưởng lớn nhất của năng suất lao động bq trong 1 giờ giảm 49.839 VNĐ làm
cho doanh thu giảm 12.542.389.200 VNĐ. Số ngày làm việc bq của 1 LĐ
giảm 50 ngày làm doanh thu tương ứng giảm 5.706.257.700 VNĐ. Số giờ làm
việc bq trong ngày giảm 0,3 giờ làm doanh thu giảm 1.088.578.392 VNĐ.
Mặc dù số LĐ bq năm 2010 tăng thêm 10 LĐ so với năm 2009 làm doanh thu
tăng 3.091.754.172 VNĐ nhưng không đáng kể.
Trong năm tới ban lãnh đạo XN nên có phương hưóng để tăng khối lượng
sản xuất hơn nữa từ đó tăng thời gian làm việc của người LĐ đồng thời tăng
năng suất lao động để tăng doanh thu bằng việc nâng cao tay nghề cho người
lao động.
2.2.5. Chính sách tuyển dụng và đào tạo
Năng suất lao động tăng lên một phần nhờ vào công nghệ, máy móc, thiết
bị, một phần lớn nhờ vào trình độ tay nghề của công nhân. Nhận thức được
tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
19
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tùy theo yêu cầu cụ thể của sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, nhà máy
đều có kế hoạch đào tạo cụ thể đối với cán bộ công nhân viên.
* Tuyển dụng lao động:
Tuyển lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý nguồn nhân
lực, nó quyết định năng lực nhân viên của XN. Qua quá trình tuyển dụng lao
động mới, lao động được trẻ hóa, trình độ lao động được nâng lên. Hình thức
tuyển dụng của nhà máy thông qua hai nguồn chính:
+ Con em cán bộ công nhân viên trong nhà máy
+ Thông báo tuyển dụng trên các kênh thông tin
Công tác tuyển dụng nhân sự được diễn ra theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo
tuyển dụng được người tài góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nhà
máy. Tuy nhiên trong những năm gần đây xí nghiệp không có kế hoạch tuyển
dụng lớn mà chủ yếu là nhận một số ít con em cán bộ công nhân viên trong XN,
bên cạnh đó thì chú trọng vào đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ
công nhân viên.
* Đào tạo lao động
Đào tạo nâng cao trình độ lao động sẽ đảm bảo chất lượng lao động cho
xí nghiệp, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, cũng như sự biến
động của thị trường. Xí nghiệp thường xuyên cho cán bộ công nhân viên đi
học các khóa học ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ, hay theo học các lớp học
tại chức để nâng cao trình độ quản lý của cán bộ nhân viên. Nhờ đó tay nghề
của cán bộ công nhân viên nhà máy ngày càng cao, trình độ học vấn được cải
thiện rõ rệt qua các năm, hoạt động quản lý ngày càng chặt chẽ và quy củ.
Nguồn lực quan trọng nhất trong một bộ máy sản xuất đó chính là con
người, con người là trung tâm của mọi hoạt động, vì vậy yếu tố con người trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với xí nghiệp, việc đề cao nguồn lực con
người luôn được quan tâm một cách triệt để. Để nâng cao năng suất, chất
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
20
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lượng sản phẩm, ngoài việc đầu tư cải tạo máy móc thiết bị, nhà máy còn chú
trọng đầu tư cho công tác đào tạo vận hành dây chuyền máy móc đó.
2.2.6. Các hình thức trả lương của XN
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao
động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết
quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa
là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Do đó việc chi trả tiền lương hợp lí có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao
động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ
khoa học kĩ thuật.
Hiện nay xí nghiệp bê tông dự ứng lực áp dụng 2 chế độ trả lương cơ
bản phổ biến là chế độ trả lương theo thời gian và chế độ trả lương theo khối
lượng sản phẩm hay công việc bảo đảm tiêu chuẩn quy định do công nhân
làm ra. Tương ứng với 2 chế độ trả lương là 2 hình thức tiền lương cơ bản:
Hình thức tiền lương sản phẩm: Tiền lương trả theo sản phẩm là
tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm, số
lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất theo những điều kiện tiêu
chuẩn kỹ thuật nhất định của công ty. Tiền lương theo sản phẩm trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất
Có 2 hình thức trả lương đang được áp dụng tại Xí nghiệp bê tông dự
ứng lực
Trả lương theo cấp bậc:
H
CB
x TL
min
x n x K
L
CB
=
22
Trong đó:
H
CB
: Hệ số cấp bậc của công nhân
TL
min
: Tiền lương tối thiểu theo tháng quy định
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
21
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
n: Số công thực tế thực hiện được trong tháng
K : Tỷ lệ được tính thêm trong tháng
Ví dụ: Công nhân Nguyễn Văn Minh có bậc lương là 1,77 thực hiện
được 25 công trong tháng, tỷ lệ được tính thêm trong tháng là 1.
Lương thực nhận được của công nhân Nguyễn Văn Minh:
1,77 x 730.000 x 1 x 25/22 = 1.468.295 đ
Trả lương khoán:
Công ty sẽ áp dụng mức khoán linh hoạt theo kết quả kinh doanh. Tỷ lệ
công ty áp dụng sẽ được xác định trong khoảng từ 1% - 2%. Dựa trên tổng số
công của bộ phận đó sẽ tính ra được số tiền của một công và tính ra được
lương khoán cho một công nhân lao động.
DT/đơn vị tính x h x M
TH
L
K
= x công của cá nhân
∑
Công trong bộ phận
Trong đó:
DT/ đơn vị tính: Doanh thu trên một đơn vị tính đối với từng loại
mặt hàng ( ví dụ: DT/m
3
, DT/ tấn )
h : Tỷ lệ chi phí tiền lương trong giá bán
M
TH
: Khối lượng thực hiện trong kỳ tính toán
Ví dụ: Trong tháng hai công ty áp dụng giá bán của bộ phận bán một
bộ sản phẩm là DT/bộ = 13.000.000đ. Tỷ lệ được tính là 2%. Trong tháng 04
bộ phận bán hàng bán được 8 bộ.Tổng số công của bộ phận bán hàng thực
hiện được trong tháng là 350 công.
Công nhân Trần Anh Phi trong tháng làm được 21 công. Vậy lương
trong tháng của công nhân này sẽ được tính như sau:
13.000.000 x 2% x 8
L
K
= x 21 = 124.800 đ
350
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
22
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình thức tiền lương thời gian: Hình thức tiền lương thời gian
được tính lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề
và trình độ thành thạo chuyên môn, kỹ thuật. Tiền lương thời gian áp dụng trả
cho khối gián tiếp (lao động quản lý và nhân viên phục vụ)
Công thức: L
TG
= T
1i
+ T
2i
(5)
Trong đó:
TL
CB
x số ngày công thực tế
T
1i
= + PC
( nếu có )
+ Nghỉ theo QĐ
( nếu có )
22
T
2i
= ( H
1
+ H
2
) x k x n
Trong đó: H
1
: Thâm niên, kinh nghiệm công
H
2
: Bằng cấp chuyên môn được đào tạo, thời gian thực tế ra
trường đi làm
k : Hệ số hoàn thành công việc của từng tháng
n: Số ngày công thực tế đi làm
Ví dụ: Tính lương thời gian tháng 05/2010 của nhân viên phòng kế toán.
Kế toán trưởng Nguyễn Lan Hà với hệ số bậc lương là 4,99 không có phụ cấp
và trong tháng 11 được chấm 21 công. Điểm số thâm niên là 8, bằng cấp
chuyên môn là 3, hệ số hoàn thành công việc trong tháng được chấm là 1, số
tiền ở mức 1 điểm là 15.609 đ.
{730.000 x ( 4,99 + 0 ) } x 21
L
TG
= + ( 8 + 3 ) x 21 x 15.609
22
= 7.082.807 đ
2.2.7. Tình hình lao động tiền lương của XN
Bảng 9: Phân tích quỹ tiền lương trong XN
Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Mức %
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
23
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. Tổng tiền lương (VNĐ)
- Lương CNTT
- Lương gián tiếp
3.276.049.483
2.489.897.060
786.152.423
1.987.018.194
1.650.718.549
336.299.645
-1.289.031.289
-839.178.511
-449.852.778
-39,35
3. Số LĐ bình quân (Người)
- LĐ trực tiếp
- LĐ giám tiếp
100
90
10
110
97
13
10
7
3
10
2. Lương bq (Đồng/LĐ) 32.760.495 18.063.802 -14.696.693 -44,86
Từ bảng phân tích quỹ tiền lương trong XN qua năm 2009 và năm 2010
cho ta thấy: Tổng quỹ tiền lương năm 2010 so với năm 2009 giảm
1.289.031.289 đồng (39,35%) cụ thể lương CNTT giảm 839.178.511 đồng,
lương gián tiếp giảm 449.852.778 đồng. Tổng quỹ lương năm giảm làm tiền
lương bq năm 2010 giảm so với năm 2009 là 14.696.693 đồng (44,86%).
Nguyên nhân chủ yếu do tiền lương bq giảm là sản lượng sản xuất giảm khiến
người LĐ có ít việc làm trong khi đó tổng số LĐ năm 2010 tăng thêm 10
người. Trong năm tới lãnh đạo XN nên đầu tư việc tìm kiếm khách hàng và
mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng số lượng sản xuất và tiêu thụ từ đó tăng
thu nhập cho người LĐ.
* Phân tích khoản mục chi phí nhân công
Hay: L = T
×
X
- Đối tượng phân tích:
=−=∆
01
LLL
1.987.018.194 - 3.276.049.483
= -1.289.031.289 ( Đồng)
- Ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Số lượng công nhân ( T)
=×−=∆
001)(
)( XTTL
T
(110 – 100)
×
32.760.495 = 327.604.951( Đồng)
+ Tiền lương bình quân ( X)
230.636.616.1110)495.760.32802.063.18()(
101)(
−=×−=×−=∆
TXXL
X
(Đồng)
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
Tổng mức tiền lương
của công nhân
=
Số lượng
công nhân
×
Tiền lương
bình quân
24
Trường ĐHKT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
289.031.289.1230.636.616.1951.604.327
)()(
−=−=∆+∆=∆
XT
LLL
(Đồng)
Qua việc phân tích trên ta thấy tổng tiền lương của công nhân năm 2010 so
với năm 2009 giảm chủ yếu là do tiền lương bình quân năm 2010 so với năm
2009 giảm 14.696.693 đồng làm tổng quỹ lương giảm 1.616.636.230 đồng.
Số lao động năm 2010 tăng thêm 10 LĐ là tổng quỹ lương tăng 327.604.951
đồng. Trên cơ sở này, trong tương lai để tăng tổng tiền lương cho công nhân
thì cần tăng tiền lương bình quân đồng thời mở rộng sản xuất tăng thêm lao
động đồng thời có chính sách đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người
lao động, khuyến khích cải tiến, sáng tạo trong sản xuất để nâng cao năng suất
lao động.
2.3. Tình hình chi phí và giá thành trong XN
2.3.1. Phân loại chi phí
Để quản lý chi phí theo đúng nguyên tắc và đem lại hiệu quả kinh tế cao,
đòi hỏi bộ phận quản lý phải làm tốt công tác tập hợp chi phí cấu thành giá
thành sản phẩm và phân loại chúng cho phù hợp với quy mô sản xuất của XN.
XN phân loại chi phí theo các khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Các chi phí và nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất và chế tạo sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí và tiền lương, phụ cấp
phải trả và các khoản trích theo lương mà xí nghiệp phải trả.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí có liên quan đến quản lý và phục vụ hoạt
động sản xuất của các phân xưởng: Lương và các khoản trích theo lương phải
trả cho cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ khác trong phân xưởng; Chi phí
vật liệu dùng cho hoạt động chung của cả phân xưởng, khấu hao TSCĐ dùng
trong sản xuất.
Bảng 10: Chi phí sản xuất kinh doanh của XN BTDƯL 2 năm
SV: Nguyễn Thị Trang K4-QTDNCNA
25