Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nghiên cứu đánh gí khả năng áp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.46 KB, 34 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIÀY





BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Tên đề tài:
"NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH CỦA
QUỐC TẾ VỀ HÀM LƯỢNG FORMALDEHYD BỊ CẤM TRÊN SẢN
PHẨM NGÀNH DA GIẦY TỪ DA THUỘC VIỆT NAM"
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN ngày 14/4/2010


Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì : Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Chủ nhiệm đề tài : KS. Nguyễn Hữu Cung




8402

Hà Nội, tháng 12/2010
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN,
ngày 14 tháng 4 năm 2010
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy



Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
1

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIÀY





BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Tên đề tài:
"NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH CỦA
QUỐC TẾ VỀ HÀM LƯỢNG FORMALDEHYD BỊ CẤM TRÊN SẢN
PHẨM NGÀNH DA GIẦY TỪ DA THUỘC VIỆT NAM"
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN ngày 14/4/2010



Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
Viện Nghiên cứu Da - Giầy KS. Nguyễn Hữu Cung







Hà Nội, tháng 12/2010
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN,
ngày 14 tháng 4 năm 2010
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
2

THÀNH VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THỰC HIỆN

TT HỌ TÊN
CHỨC VỤ,
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
GHI CHÚ
1
KS. Nguyễn Hữu Cung Phó Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Da – Giầy
Chủ nhiệm
2 KS. Nguyễn Hữu Cường Giám đốc TT Công nghệ thuộc
da, Viện Nghiên cứu Da – Giầy
Cộng tác viên
3 KS. Lê Thị Hồng Vân
Kỹ sư hóa, Nghiên cứu viên,
Viện Nghiên cứu Da – Giầy
Cộng tác viên
4 KS. Nguyễn Phương Ly

Kỹ sư hóa, Nghiên cứu viên,
Viện Nghiên cứu Da – Giầy
Cộng tác viên





















Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT Tên bảng Trang
Bảng 1 Hoá chất sử dụng trong các công đoạn thuộc 8
Bảng 2 Nguyên phụ liệu được dùng trong quá trình sản xuất giầy dép 9
Bảng 3 Tính thuộc của một số aldehyd 16
Bảng 4 Hạn chế tồn dư formaldehyd đối với hàng da và sản phẩm da
nhập khẩu vào các nước OECD
23
Bảng 5 Bảng 5. Hàm lượng formaldehyd tồn dư ở mức tối đa cho phép
trên sản phẩm da giầy
31



















Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
4

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 ppm Phần nghìn (mg/kg)
( parts per million )
2 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
3 UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
(United Nation Industrial Development Organization)
4 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)
5 EC Cộng đồng chung châu Âu (European Community)
6 EU Liên minh châu Âu (European Union)
7 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization
for Economic Co-operation and Development)
















Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
5
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 5
Nội dung nghiên cứu 8
I. Công nghệ sản xuất da giầy và khả năng tồn dư formaldehyd trong
sản phẩm
8
1.1. Nguyên phụ liệu sản xuất da- giầy 8
1.2. Hiện trạng về cung cấp nguyên, phụ liệu 10
1.3. Khả năng tồn dư formaldehyd trong sản xuất da giầy 15
1.4. Lựa chọn các phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd trong
các nguyên vật liệu.
18
II. Formaldehyd, quy định c
ủa nước ngoài về giới hạn formaldehyd và

thực nghiệm xác định lượng formaldehyd trong sản phẩm da giầy
của Việt Nam
19
2.1. Khái quát chung về formaldehyd 19
2.2. Thực nghiệm các phép thử nghiệm phân tích xác định hàm lượng
formaldehyd bị cấm trong da thuộc và sản phẩm giầy dép từ da
thuộc được sản xuất trong nước
24
III. Đánh giá khả năng đáp ứng của ngành Da - GiầyViệt Nam đối với
quy đị
nh quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd
25
3.1. Đánh giá khả năng đáp ứng của ngành da- giầy Việt Nam đối với
quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd
25
3.2. Đề xuất các giá trị giới hạn của hàm lượng formaldehyd trên sản
phẩm da
26
IV. Hội thảo khoa học về giới hạn tồn dư formaldehyd trong sản phẩm
da, giầy của Việt Nam.
29
KẾT LUẬN 31
Tài liệu tham khảo 32
Phụ lục 33


Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị

cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
5
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở pháp lý
Hợp đồng Đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu
Da- Giầy số 244.10.RD/HĐ-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2010 về việc phê duyệt
đề cương và dự toán chi phí đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy
định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị c
ấm trên sản phẩm da giầy từ da
thuộc Việt Nam”.
2. Sự cần thiết lập đề tài
Trong giai đoạn phát triển vừa qua, ngành Da - Giầy đã phát triển theo định
hướng quy hoạch, tốc độ tăng trưởng hàng năm 16,4%, kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đều đứng thứ ba sau ngành dầu mỏ, dệt may và là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế quố
c dân. Tuy nhiên, vẫn còn có những tồn tại
nhất định, ngành còn thiếu những quy định cụ thể về ngưỡng giới hạn hàm lượng
một số chất độc hại (trong đó có formaldehyd) có mặt trong sản phẩm da giầy.
Điều đó có thể gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người sử dụng, ảnh
hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngành.
Để sản phẩ
m da giầy Việt Nam có thể lưu thông thuận lợi trên thị trường
trong và ngoài nước, rất cần có sự nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy
định của quốc tế về hàm lượng formaldehyd bị cấm trên sản phẩm da giầy từ da
thuộc Việt Nam. Từ đó đề ra hướng khắc phục, sớm đảm bảo rằng sản phẩm da
giầy của chúng ta đáp được các quy đị
nh quốc tế
3. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng đáp ứng quy định quốc tế về hàm

lượng formaldehyd có chứa trong nguyên phụ liệu ngành da giầy, tạo cơ sở cho
quản lý thị trường và bảo vệ người tiêu dùng, đưa ra định hướng và giải pháp phát
triển sản phẩm đáp ứng quy định quốc tế, giúp ngành da - giầy trở
thành một
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
6
ngành công nghiệp quan trọng hướng ra xuất khẩu, đồng thời sản xuất hàng phục
vụ thị trường nội địa, từng bước xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh.
4. Phương pháp thực hiện đề tài:
Để đạt được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của đề tài, nhóm nghiên cứu đã
áp dụng đồng thời các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp phân tích sản phẩm da giầ
y
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp chuyên gia
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay đặc biệt các nguồn thông
tin tư liệu, các báo cáo của các bộ, ngành liên quan tới đề tài này.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng đề tài
Hàm lượng formaldehyd tồn dư trong da thuộc, giầy dép và đồ dùng bằng da
do Việt Nam sản xuất.
5.2. Phạm vi đề tài
- Các cơ sở sản xu
ất và kinh doanh da - giầy.
- Các doanh nghiệp và các nhà cung ứng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,

kinh doanh nguyên phụ liệu giầy và đồ da.
6. Nội dung nghiên cứu:
- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu chuyên môn để đánh giá ảnh hưởng của
formaldehyd đến sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường
- Nghiên cứu xác định việc sử dụng formaldehyd trong công nghệ sản xuất
da thuộc và giầy dép như :
+ Xác định các nguyên vật liệu chính trong sản xuất giầ
y dép
+ Xác định các nguyên vật liệu có khả năng tồn dư formaldehyd
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
7
+ Lựa chọn các phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd trong các
nguyên vật liệu kể trên
- Tham khảo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về hàm lượng giới hạn các
hóa chất độc hại và formaldehyd trong da thuộc và sản phẩm giầy dép từ da thuộc
của một số tổ chức quốc tế và nước ngoài có uy tín;
- Thực nghiệm các phép thử nghiệm phân tích xác định hàm lượng
formaldehyd bị cấm trong da thuộc và sản phẩm giầy dép từ da thu
ộc được sản
xuất trong nước;
- Đánh giá khả năng đáp ứng của ngành da- giầy Việt Nam đối với quy định
quốc tế về hàm lượng formaldehyd trong da thuộc và sản phẩm giầy dép từ da
thuộc được sản xuất trong nước.
Báo cáo Tổng kết đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, gồm những
nội dung chính sau:
Phần I: Công nghệ sản xuất da- gi

ầy và khả năng tồn dư formaldehyd trong
sản phẩm
Phần II: Formaldehyd, quy định của nước ngoài về giới hạn formaldehyd
và thực nghiệm xác định lượng formaldehyd trong sản phẩm da giầy của Việt
Nam
Phần III: Đánh giá khả năng đáp ứng của ngành da- giầy Việt Nam đối với
quy định quốc tế về hàm lượng formaldehyd
Phần Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khả
o
Phụ lục






Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
8
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DA - GIẦY VÀ KHẢ NĂNG TỒN DƯ FORMALDEHYD
TRONG SẢN PHẨM
1.1. Nguyên phụ liệu sản xuất da - giầy
1.1.1. Nguyên phụ liệu sản xuất da thuộc
Thuộc da là quá trình biến đổi da sống thành da thuộc nhờ tác động của các

loại hóa chất khác nhau.
Chủng loại và lượng hoá chất sử dụng trong công nghệ thuộc da được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 1. Hoá chất sử dụng trong các công đoạn thuộc da
TT Công đoạn Hoá chất sử dụng
1 Bảo quản Muối ăn, chất chống khuẩn

2 Hồi tươi Kiềm, Enzyme, chất HĐBM, chất chống
khuẩn
3 Tẩy lông, ngâm vôi Na
2
S, Ca(OH)
2

Các tác nhân tẩy lông khác
4 Tẩy vôi

NH
3
, (SO
4
)
2-
, Axit, Enzyme
Các tác nhân tẩy vôi khác
5 Tẩy mỡ

Dung môi, chất HĐBM
Các tác nhân tẩy mỡ khác
6 Làm xốp, thuộc


Muối ăn, axit, crôm, tanin, các chất thuộc
khác
7 Thuộc lại, nhuộm, ăn
dầu
Chất trung hoà, các chất thuộc lại, phẩm
nhuộm, a xít, dầu

8 Trau chuốt Dung môi, pigment, chất kết dính, chất bóng

Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
9
1.1.2. Nguyên phụ liệu sản xuất giầy dép.
Nguyên phụ liệu dùng trong công nghệ sản xuất giầy dép và các sản phẩm
da được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. Nguyên phụ liệu được dùng trong quá trình sản xuất giầy dép
Nguyên vật liệu Mục đích sử
dụng
Da, vải (bông, polyeste, ni lông),.
Chất phủ ngoài ( PU và PVC
Keo dán, dung môi
Mũ và lót giầy
Cao su thiên nhiên/ các dạng cao su tổng hợp (như : RIM,
PU, PVC, EVA, SBR, TPU, TR)
Da
Keo dán, dung môi

Đế ngoài của
giầy
Da, chất phủ bên ngoài (PU và PVC)
Cao su thiên nhiên, (PE), (EVA, PU)
Vải
Keo dán, dung môi
Đế trong của giầy
Da, chất phủ lên những vật liệu (PU và PVC),.
EVA, PU, cao su tự nhiên polyethylen (PE).
nhựa mủ), ni lông, sợi
Keo dán, dung môi
Insock
Miếng dẻo nhiệt ( Polyamide, ABS, EVA)
Vải (nilong, cotton, polyester)
Da. Tấm ép
Keo dán, dung môi
Tăng cường lại
cho chắc chắn
hơn
Vật liệu lót dưới đáy (nút bần/ nhựa, bọt),.
Vật liệu cuốn (kim loại, gỗ, chất dẻo)
Gót giầy ((PS), styren butađien acrylonitril).
Miscellaneous
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
10
Lỗ nhìn, những cái vòng dạng D…(kim loại, chất dẻo).

Dây buộc (da, bông, polyeste, ni lông).
Miếng trên chóp giầy (TPU, lưu hóa cao su cao su,
PVC),.
Người buộc (kim loại, chất dẻo, cơ cấu)
Keo dán, dung môi
Sơn (Ni-to-cen-lu-lô, nhựa acrylic), sáp, những trầm tích
khô và dầu
Keo dán, dung môi
Hoàn thiện
Sơn pha xăng, thuốc tẩy nhẹ

Những quá trình
làm sạch

Dầu,
Những phụ tùng thay thế bằng kim loại.

Hoạt động duy trì
và bảo dưỡng

1.2. Hiện trạng về cung cấp nguyên, phụ liệu
1.2.1. Tình hình cung cấp nguyên, phụ liệu
Khảo sát việc cung cấp cho thấy nguồn gốc, xuất xứ của các nguyên phụ
liệu, mới xác định được khả năng quản lý sản xuất và lưu thông mặt hàng này về
chất lượng.
1.2.1.1. Sản xuất da thuộc
- Da nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu da trong nước hầu như chỉ dùng để sản xuất các m
ặt
hàng tiêu dùng nội địa do chất lượng da thuộc từ các loại da nguyên liệu này

không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Do chất lượng da nguyên liệu không tốt, nên hàng năm các doanh nghiệp
vẫn phải nhập khẩu da muối từ Mỹ, Canada, Úc v.v về để làm hàng xuất khẩu.
Các công ty 100% vốn nước ngoài nhập da bán thành phẩm (da mộc, da wet-blue,
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
11
da váng) để sản xuất da mũ giầy, da váng phủ PU phục vụ cho xuất khẩu và xuất
khẩu tại chỗ.
- Hoá chất
Ở Việt Nam, có nhiều loại cây như đước, sú vẹt, củ nâu chứa hàm lượng
tanin cao, có thể dùng làm chất thuộc nhưng do công nghệ chiết xuất tanin trong
nước chưa hoàn chỉnh nên chất thuộc tanin vẫn phải nhập từ nước ngoài.
Phần lớn các hoá chất dùng trong quá trình sản xuất da thu
ộc như chất
thuộc, thuộc lại, chất ăn dầu, chất trau chuốt đều phải nhập khẩu. Hàng năm, nước
ta nhập khoảng 30.000 tấn hoá chất thuộc da của các hãng nước ngoài như BASF,
BAYER, STAHL, CIBA, STOCKHOUSEN, PEACOLOR
Hoá chất trong nước sử dụng trong sản xuất da thuộc là axit, Na
2
S, vôi…
1.2.1.2. Sản xuất giầy dép, cặp - túi - ví
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (68 –75%) trong cơ cấu giá thành sản
phẩm giày dép. Các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất giầy dép, túi cặp bao gồm:
da, giả da, vải, đế và gót giày, phom giầy, phụ liệu, keo dán.
- Da thuộc: Trước đây da thuộc sản xuất trong nước có chất lượng không
cao nên chỉ dùng để sản xuất giầy dép có chất lượng trung bình, tiêu thụ ở

thị
trường nội địa. Hiện nay, chất lượng da thuộc đã được nâng lên rõ rệt đặc biệt là
sản phẩm do các công ty thuộc da FDI sản xuất, cung cấp một lượng nhỏ cho các
doanh nghiệp sản xuất giầy xuất khẩu. Còn lại phần lớn da thuộc các doanh
nghiệp vẫn phải nhập khẩu.
Tỷ lệ nội địa hoá da thuộc đạt khoảng 30%.
- Da tổng hợp, da nhân tạo các lo
ại: Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập
khẩu phần lớn nguyên liệu mũ giầy (giả da, da nhân tạo, da tráng PU) từ Đài
Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Giả da sản xuất trong nước thường cứng và khả
năng chịu nhiệt kém. Các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất được loại giả
da mỏng, mềm dùng để lót vòng cổ hay trang trí giày thể thao nhưng do lượng
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
12
dùng ít, mẫu mã lại thay đổi liên tục nên các doanh nghiệp sản xuất giày thường
nhập hàng về dùng.
Tỷ lệ nội địa hoá chủng loại nguyên phụ liệu này hiện thấp, chỉ khoảng
30%.
- Vải: Vải trong nước sản xuất hiện chưa đa dạng về chủng loại, mới chỉ
dùng để sản xuất loại giày vải thấp cấp. Một số chủng loại v
ải cao cấp như loại
vải có in và đính các chi tiết trang trí v.v vẫn phải nhập khẩu.
Tỷ lệ nội địa hoá vải làm mũ giầy đạt trên 70%.
- Đế, gót giầy các loại: Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần như toàn bộ
nguyên liệu, vật liệu thô hoặc phôi để tạo ra đế giữa, đế ngoài, đế mặt, pho hậu và
pho mũi cho mũ giày. Nhiều chi tiết để

lắp ghép vào giày thể thao và giày nữ
cũng đang phải nhập khẩu. Hiện nay trong nước chỉ sản xuất được đế giày thể
thao, đế ngoài của giày nữ như gót, đế, đế đúc liền gót.
Trong nước có thể đáp ứng được nguyên liệu cao su tự nhiên để sản xuất
đế, còn cao su tổng hợp phải nhập hoàn toàn. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn
nhập nguyên liệu, hoá chất sản xuất
đế gót để đảm bảo chất lượng ổn định. Một số
doanh nghiệp đã đầu tư máy in phun trang trí chi tiết đối với các sản phẩm đế cao
cấp, đế trong có trang trí nhãn mác, đế có túi khí v,v. Một số loại đế gót giầy cao
cấp, tấm đế cao cấp vẫn phải nhập ngoại.
Tỷ lệ nội địa hoá của đế và gót giầy khoảng 60%.
- Phom giầy các loại: Hiện trong nướ
c sản xuất chủ yếu là phom nhựa,
ngoài ra còn có phom nhôm, phom gỗ Một số cơ sở tư nhân và doanh nghiệp
sản xuất giầy dép như Công ty CP đầu tư và sản xuất giầy Thái Bình, Công ty
giầy Đỉnh Vàng đã đầu tư tự sản xuất phom. Phom mẫu hầu như phải nhập từ
nước ngoài vì Việt Nam chưa có cơ sở thiết kế phom.
Tỷ lệ nội địa hoá phom giầy khá cao, khoả
ng 70%.
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
13
- Phụ liệu: Phụ liệu dùng cho sản xuất giày dép, cặp túi bao gồm khoá kéo,
độn sắt, pho sắt, ống thép cho gót giầy, chỉ may, khuy khoá, khoen, móc, dây
giày, ruy băng, nhãn mác, băng tăng cường, giấy carton cứng dùng lót đế giày,…
Các doanh nghiệp tư nhân trong nước mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng
như nhãn, ren, dây giầy. Một số loại móc, khóa, khoen v.v được sản xuất trong

nước, nhưng xét về độ tinh xảo và yếu tố an toàn cho người sử
dụng thì các sản
phẩm nội địa này bị hàng nhập lấn át.
Tỷ lệ nội địa hoá của chủng loại nguyên phụ liệu khoảng 50%.
- Keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt các loại: Ngành giầy hiện sử
dụng nhiều keo dán có nguồn gốc tự nhiên (như keo latex). Các loại keo dán sản
xuất trong nước như keo dán VICTOR, NANPAO, NOTAPE có giá không cạnh
tranh được với keo dán của Trung Quốc.
Một số hoá chất trau chuốt giầy dép, đồ
da như xi, chất bóng, chất mầu vẫn
phải nhập khẩu.
Tỷ lệ nội địa hoá của keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt khoảng 50%.
- Bao bì và các phụ liệu khác: gồm bìa Texon, cát tông, hộp, thùng, túi ni
lông, nhãn mác, que chống, giấy độn, bìa giữ hình mũi giầy, hạt chống ấm, vật
liệu in v.v.
Một số sản phẩm có yêu cầu tiêu chuẩn cao hoặc do yêu cầu của khách
hàng vẫn phải nhập khẩu.
Tỷ
lệ nội địa hoá của chủng loại nguyên phụ liệu này đạt trên 70%.
Ở Việt Nam, hiện chưa hình thành một thị trường cung cấp nguyên phụ liệu
ổn định, phong phú, đa dạng về chủng loại và có khả năng cung ứng số lượng lớn.
Điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất và thiết kế khi triển khai mẫu tiếp
nhận từ nước ngoài hoặc tự thiết kế mẫ
u.
Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí
như chi phí vận chuyển, chi phí làm thủ tục hải quan, chi phí bảo hiểm,…làm tăng
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị

cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
14
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự chậm trễ trong giao nhận nguyên vật
liệu nhập khẩu luôn đe doạ khả năng giao hàng đúng hạn, cùng với giá nguyên
phụ liệu tăng cao và tỷ giá hối đoái luôn biến động khiến các doanh nghiệp rất bị
động trong sản xuất kinh doanh.
1.2.2 Thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu
Ngành da - giầy Việt Nam chủ yếu làm hàng gia công xuất khẩu nên việ
c
sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu hiện phụ thuộc nhiều vào đối tác và khách
hàng nước ngoài. Do lượng da thành phẩm sản xuất trong nước chưa đủ cung
cấp cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép và đồ da nên hàng năm một lượng
lớn da thành phẩm vẫn phải nhập ngoại.
Nguyên phụ liệu cho sản xuất giầy dép, đồ da xuất khẩu chủ yếu nhập khẩu
từ Trung Quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc theo sự chỉ định của đối tác. Nguyên phụ
liệu sản xuất trong nước được cung cấp cho các doanh nghiệp theo hợp đồng chứ
không thông qua hệ thống kinh doanh, cung ứng riêng.
Mức tăng giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành bình quân hàng năm
giai đoạn 2006 - 2008 khá mạnh so với giai đoạn 2001-2005 (40,8% so với
10,8%). Nguyên phụ liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản
xuất và xuất khẩu giầy dép của ngành, nhất là đối với nguyên phụ liệu để sản xuất
giầy dép có chất lượng cao.
Tỷ lệ giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu trên giá trị xuất khẩu của ngành có
xu hướng giảm dần từ năm 2000 đến 2007, cụ thể giảm từ 34,2% năm 2000
xuống 21,6% năm 2007. Nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này tăng đến 42,1%. Đi
ều đó
là do nguyên vật liệu được các doanh nghiệp nhập khẩu với số lượng nhiều hơn,
giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao trong khi đơn giá giầy dép xuất khẩu
giảm đi so với các năm trước.

Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
15
1.3. Khả năng tồn dư formaldehyd trong sản xuất da giầy
1.3.1. Trong sản xuất da thuộc:
Trong khâu bảo quản da nguyên liệu, nhất là da lông thường được bảo quản
bằng formaldehyd vì nó có tác dụng diệt trùng và chống phân huỷ protein cao,
cách bảo quản lại khá đơn giản.
Trong khâu chuẩn bị thuộc da lông, công đoạn hồi tươi cũng thường được
bắt đầu bằng cách cho thêm lượng formaldehyd vào dung dịch hồi tươi để bảo v

cho lông khỏi rụng.
Trong công đoạn thuộc, cũng có thể dùng formaldehyd làm chất tiền thuộc
hay chất thuộc.
Trong công đoạn thuộc lại, nhiều loại hoá chất sử dụng có chứa nhóm chức
aldehyd như glutaraldehyd.
Chất thuộc aldehyd tạo liên kết cộng hoá trị với collagen. Về khả năng
thuộc, formaldehyd được sử dụng nhiều do nó có phản ứng với collagen qua
nguyên tử hydro:
R-H + CH
2
O R-CH
2
OH
Nhóm OH tạo ra rất linh động, dễ tác dụng với hợp chất hay nhóm có
nguyên tử hydro linh động, làm xuất hiện cầu nối metylen:
R-CH

2
OH + HR
1
R-CH
2
R
1
+ H
2
O
Phản ứng có thể xảy ra nội phân tử tạo cấu trúc mạch vòng (phản ứng
Manich), trong đó có sự tham gia của tyrosin, fenilalanin, tryprofan, hystidin,
hoặc nội phân tử giữa các phân tử, tạo liên kết mạng. Trong trường hợp này có sự
tham gia của lysin, hydroxylisin hay arginin.
Dẫn xuất mạch vòng xảy ra tương tự như phản ứng với histidin, bền trong
môi trường thuỷ phân a xít. Cấu trúc mạch vòng xuất hiện trong aminoaxit đa
chức. Trong collagen formaldehyd liên kết vớ
i nhóm lysin tự do, nhóm quanidin
của arginin, xuất hiện acetat theo phương trình sau:
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
16
R-OH + CH2O R-O-CH
2
OH
Amid có thể tác dụng với formaldehyd, tạo thành metylolamin:
R-CO-NH

2
+ CH
2
O ↔ R-CO-NH-CH
2
OH
Mạng lưới aldehyd tạo nên theo phản ứng sau:
R-C=O + H2O HO-CH-OH
H R

HC-(CH
2
)
4
+ HO-CH-OH + H
2
N-(CH
2
)
4
-CH
R



HC-(CH
2
)
4
- NH-CH-NH + H

2
N-(CH
2
)
4
- CH + 2H
2
O
R
Trong các aldehyd cao phân tử, quan trọng nhất là hợp chất được chiết xuất
từ gỗ:
CH2OH
H-C O-CH

O-CH H-C=O
H-C=O n


Bảng 3. Tính thuộc của một số aldehyd

Nhiệt độ co của da
thuộc aldehyd (
o
C)
Aldehyd Công thức
Lượng
aldehyd kết
hợp (%)
Môi trường
a xít

Môi
trường
kiềm
Formaldehyd HCHO 1,4-2,2 87 88
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
17
Acetaldehyd
Propionaldehyd
Glycoaldehyd
Glyceraldehyd
Glyoxal
Malonaldehyd
Jantaraldehyd
Glutaraldehyd
Acrolein
Krotonaldehyd
Dialdehyd
CH
3
CHO
CH
3
CH
2
CHO
OHCCHO

CH
2
OHCHOHCHO
OHCCH
2
CHO
OHC(OH
2
)
2
CHO
OHC(CH
2
)
3
CHO
OHC(CH
2
)
3
CHO
CH2=CHCHO
CH
3
CH=CHCHO
CH2OH
CH O
O-CH CH
O O n





3,2-3,7
2,5-4,4
3,2-3,7
6,9


8,5-9,7


73
74
68
66
66
78
72
69
76
68
59
74
74
72
68
67
88
78

72
83

Các thành phần trên thường có trong chất thuộc hay thuộc lại ở dạng tanin
tổng hợp sulfon-fenolformaldehyd.
Trong công đoạn trau chuốt, một số cơ sở thủ công vẫn còn dùng dung dịch
formaldehyd làm chất hãm. Trong chất bóng và màu dung môi cũng có thể chứa
formaldehyd. Ngoài ra nhiều nơi còn dùng loại hoá chất này để chống mốc cho
sản phẩm.
1.3.2. Trong sản xuất giầy dép và đồ dùng bằng da:
Trong giầy dép và đồ dùng bằng da, phần lót thường dùng bằng vải.

Formaldehyd tồn tại trong vải là hoàn toàn có thể, không phân biệt vải dệt của nhà
máy hay vải dệt thủ công truyền thống. Formaldehyd tồn tại trong vải do được sử
dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang
để chống nhăn trong khâu hoàn tất, chống nấm mốc. Dùng Formalfehyd dạng
nhựa trong xử lý hoàn tất để chống nhàu, phần lớn áp dụng cho các sản phẩm dệt
từ sợi thiên nhiên nh
ư cotton, tơ tằm Mặc dù hiện nay có rất nhiều công nghệ và
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
18
hóa chất khác để thay thế formaldehyd, nhưng formaldehyd vẫn được sử dụng
trong công nghiệp dệt vì giá thành rẻ.
Một số loại đế nhựa trong thành phần có chứa nhóm chức aldehyd như 4-
tert-butylphenol formaldehyd và các chất tương tự: 4(1,1-dimethylenethyl)phenol,
butylphen, paratertiary butylphenol formaldehyd, PTBT formaldehyd, p-t-

butylphenol formaldehyd Một số loại keo dung môi cũng vậy.
1.4. Lựa chọn các phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd trong các
nguyên vật liệu.
1.4.1. Đối với vật liệu vải dệt:
Tiêu chuẩn TCVN 7421-1:2004: Vật liệu d
ệt. Xác định formaldehyd.
Phần1: Formaldehyd tự do và thuỷ phân (Phương pháp chiết trong nước)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd tự
do và thuỷ phân một phần bằng phương pháp chiết trong nước. Phương pháp này
có thể áp dụng cho tất cả các vật liệu dệt. Phương pháp xác định hàm lượng
formaldehyd giải phóng khỏi vải quy định trong TCVN 7421-2:2004.
Tiêu chuẩn TCVN 7421-2:2004: Vật liệu dệt. Xác định formaldehyd. Phần
2: Formaldehyd giải phóng (Phương pháp hấp thụ hơi n
ước).
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd
được giải phóng khỏi vật liệu dệt trong điều kiện lưu kho bằng phương pháp hấp
thụ hơi nước. Quy định này sử dụng để xác định hàm lượng formaldehyd giải
phóng ra từ vải trong khoảng 20 mg/kg đến 3500mg/kg. Giới hạn dưới là 20
mg/kg.Nếu dưới giới hạn này thì báo cáo là “không phát hiện”. Phương pháp xác
định formaldehyd tự do và formaldehyd được chiết bằng phương pháp thuỷ
phân
trong dung dịch nước được quy định trong TCVN 7421-1:2004.
1.4.2. Đối với vật liệu da:
Việt Nam mới đang soạn dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7535:2010,
tương đương ISO 17226-1:2008
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung

19
Tiêu chuẩn TCVN 7535:2010: Da. Xác định hàm lượng formaldehyd
bằng phương pháp hoá học. Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định formaldehyd tự do và
formaldehyd giải phóng có trong da. Phương pháp này dựa trên sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC). Phương pháp này có chọn lọc và không nhạy đối với chất chiết
có màu.
Lượng formaldehyd thu được là lượng formaldehyd tự do và formaldehyd
được chiết xuất thuỷ phân có trong dung dịch chiết nước từ da dưới các điề
u kiện
tiêu chuẩn.

II. FORMALDEHYD, QUY ĐỊNH CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ GIỚI HẠN
FORMALDEHYD VÀ THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH LƯỢNG FORMALDEHYD
TRONG SẢN PHẨM DA GIẦY CỦA VIỆT NAM.
2.1. Khái quát chung về formaldehyd
Formaldehyd là hợp chất hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác nhau như formol,
methyl aldehyde, methylene oxide, metanal, là andehyde đơn giản nhất… Công
thức hóa học là HCHO, là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển
sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan
nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo
khối lượng gọi là formon hay formalin). Fomanđêhít lần đầu tiên được nhà hóa
học ng
ười Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman
xác định chắc chắn vào năm 1867.
Trong tự nhiên, formaldehyd có sẵn trong gỗ, táo, cà chua, khói động cơ,
khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gaz) Ngoài ra, formaldehyd còn
hiện diện trong các sản phẩm đã qua chế biến như sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo,
vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly…
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
20
2.1.1. Những ứng dụng của formaldehyd.
Formaldehyd là một trong những hóa chất công nghiệp cơ bản, rất độc
nhưng lại rất thông dụng. Sản lượng formaldehyd thế giới hiện nay khoảng 20
triệu tấn/năm và tăng hàng năm khoảng 5%, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các
loại hóa chất thông dụng. Hàng năm Việt Nam sử dụng khoảng 30 - 35 nghìn tấn
formalin 37%.
Nhu cầu này ngày càng tăng cùng với sự tăng tr
ưởng của nền kinh tế.
Formaldehyd được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo
(chiếm tới một nửa tổng số formaldehyd tiêu thụ), trong giấy, sơn, xây dựng, mỹ
phẩm, thuốc nhuộm tóc, keo dán, thuốc nổ, các sản phẩm làm sạch, trong thuốc
và sản phẩm giấy than, mực máy photocopy làm chất khử trùng trong nông
nghiệp và thủy sản.
Formaldehyd có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi
khuẩn, sát trùng và là dung môi để
bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong
cơ thể con người, ướp xác Formaldehyd dễ dàng kết hợp với các protein
(thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không
thối rữa, không ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa. Chính tính chất này đã bị lợi dụng
để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh
ướt và cả trong bia để chống cặn vì giá thành thấ
p.
2.1.2. Các hiệu ứng sức khỏe
Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyd vào loại hóa chất độc hại đối với
sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyd trong thời

gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng
cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan
trong cơ thể, đặc biệt là ung thư
đường hô hấp như mũi, họng,
phổi, Formaldehyd là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ
nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
21
Formaldehyd là một chất có tiềm năng gây ung thư đã được tranh luận từ
những năm 1980. Từ tháng 4 năm 2004, formaldehyd đã được Cơ quan Nghiên
cứu Ung thư Quốc tế phân loại thuộc nhóm 3 (chất có khả năng gây ung thư) sang
nhóm 1 (chất gây ung thư). Tuy nhiên, hiện giờ phân loại formaldehyde là chất có
khả năng gây ung thư vẫn duy trì trên toàn EU.
Formaldehyd không tồn tại độc lập mà tồn tại ở dạng dung dịch hay các
hợp chất khác và ch
ỉ hóa hơi khi có điều kiện thích hợp (khi độ ẩm và nhiệt độ
tăng), do đó sự tồn tại của formaldehyd ở môi trường trong nhà (gỗ, rèm cửa,
chăn gối, drap trải giường, bọc đệm ghế, thảm và các sản phẩm nhựa dùng trong
nhà…) luôn cao hơn môi trường ngoài trời. Vì vậy sự nhiễm formaldehyd đối với
sức khỏe con người diễn ra liên tục và có tính tích lũy.
Formaldehyd gây những triệu chứng c
ấp tính như kích thích gây cay niêm
mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản,
viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổ; gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị
ứng, nổi mề đay; làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại
tràng Khi tiếp xúc, hoặc ăn phải với một hàm lượng cao có thể gây tử vong (30

ml là liều lượng có thể gây ra chết người).
Riêng việc tồn tại formaldehyd trên vải, đồ da mới được phát hi
ện từ năm
2007, sau khi một số lô hàng Trung Quốc bày bán tại Úc bị phát hiện có
formaldehyd với liều lượng cao. Formaldehyd tồn tại trong vải và đồ da là hoàn
toàn có thể. Formaldehyd tồn tại trong vải do được sử dụng trong công đoạn in
nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu
hoàn tất, chống nấm mốc. Dùng Formalfehyd dạng nhựa trong đồ da, phần lớn áp
dụng cho các sản phẩm giầy dép Mặ
c dù hiện nay có rất nhiều công nghệ và
hóa chất khác để thay thế formaldehyd, nhưng formaldehyd vẫn được sử dụng
trong công nghiệp dệt và da- giầy vì giá thành rẻ.
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
22
2.1.3. Tham khảo các quy định quốc tế về hàm lượng giới hạn formaldehyd
trong sản phẩm giầy.
Mức giới hạn formaldehyd trong vải và đồ da ở các nước không giống
nhau, Nhật có mức giới hạn nghiêm ngặt là vải và đồ da dùng cho trẻ em thì
không có formaldehyde, không quá 75 ppm đối với vải và đồ da tiếp xúc trực tiếp
với da người. Tuy nhiên, giới hạn này có thể xem là một rào cản kỹ thuật vì
phương pháp kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 14184-1998 ch
ỉ phát hiện
formaldehyd ở mức trên 20 ppm trong vải và đồ da.
Các chuyên gia châu Âu cho rằng ở mức dưới 10 ppm thì coi như không
có formaldehyd, từ 10 ppm đến 20 ppm thì có thể xác định có formaldehyd trong
vải và đồ da, nhưng chỉ có thể định lượng được khi formaldehyd có hơn 20 ppm,

vì thế đưa ra việc xác định formalfehyd trong vải và đồ da ở mức từ 0 đến 20 ppm
là không thật. Từ đó, Liên minh châu Âu chấp nhận mức giới hạn formaldehyd có
trong vải và đồ da là ≤ 30 ppm. Thực tế, chúng ta không d
ễ dàng nhận biết sự có
mặt của formaldehyd trong vải và đồ da do mùi hắc đặc trưng của nó vẫn có thể bị
lẫn với các loại hóa chất, thuốc nhuộm màu hay giữa các loại chất liệu khác nhau.
Việc nhận biết dư lượng hóa chất này chỉ có thể thực hiện nhờ các phương pháp
kiểm tra.
Hiện nay còn nhiều nước trong đó có Việt Nam, về tiêu chuẩn chất lượng
vả
i đã đề cập đến formaldehyd. Do đó, các lô hàng quần áo nhập khẩu vào Việt
Nam đã bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn này. Tuy nhiên với giầy dép và đồ da, hiện
nay ở Việt Nam vẫn chưa có quy định về ngưỡng giới hạn formaldehyd tồn dư
trong sản phẩm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dư lượng formaldehyd trong vải
và đồ da sẽ mất dần do quá trình phân hủy trong không khí bởi đây là chất khí dễ
bay hơi.
Mã số: 244.10 RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 244.10 RD/HĐ-KHCN, ngày 14/4/2010
“Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị
cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc Việt Nam” - KS. Nguyễn Hữu Cung
23
Các yêu cầu của OECD:
Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, một vài nước thành viên OECD đã thông
qua các biện pháp giới hạn tồn dư của formaldehyd trong hàng tiêu dùng như đồ
chơi, dệt may, quần áo giầy dép và các ngành công nghiệp khác. Mục đích chính
của những điều luật này là nhằm bảo vệ người tiêu dùng của formaldehyd qua da.
Bảng 4. Hạn chế tồn dư formaldehyd đối với hàng da
và sản phẩm da nhập kh
ẩu vào các nước OECD

Nước nhầp
khẩu
Văn bản pháp lý Giá trị hạn chế
Nhật Bản - Luật hoá chất và môi
trường số 86
- Luật quản lý hoá chất
đặc biệt số 138
- Vật liệu da cho trẻ em: 0 ppm
- Vật liệu da có tiếp xúc với da
người: 75 ppm
Phần Lan, Na
Uy
- Na Uy: Các quy
Phần Lan: định liên quan
đến yêu cầu đối với hoá
chất và hoá chất trong da
thuộc (Nghị định
210/1988)
- Quyết định của Bộ
Thương Mại và Công
nghiệp về hàm lượng tối
đa formaldehyd trong sản
phẩm da- giầy 9tháng
4/1999)
- Đồ chơi trẻ em, quần áo, khăn
có tiếp xúc với da: 30 ppm.
- Vật liệu tiếp xúc với da: 100
ppm
- Vật liệu không tiếp xúc vớ
i da:

300 ppm
Hoa Kỳ - Tiết 1500.13 trong
phần 2k Luật bảo vệ người
tiêu dùng (được nhắc lại ở
tiết 1500.3b
Formaldehyd và các sản phẩm
chứa 1% hoặc hơn hàm lượng
formaldehyd là các chất nằm trong
danh mục “các chất rất nhạy cảm”
Hà Lan Luật Hàng hoá (tháng Giới hạn chung là 120 ppm

×