Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tuyển than cửa ông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.4 KB, 80 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ
nền kinh tế. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi
kinh doanh phải có hiệu quả.
Không ngừng nâng cao hiệu quả không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ ai,
mà là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào, khi làm bất cứ điều gì. Đó
cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện chất lượng và toàn bộ công tác
quản lý kinh tế. Bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và
hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình, mọi giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tất cả những cải tiến những đổi mới về nội dung phương pháp và biện
pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi chúng làm tăng
được hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh trình
độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Công Ty Tuyển than Cửa Ông là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, trực
thuộc Tổng Công Ty than Việt Nam với nhiệm vụ sàng tuyển, chế biến và tiêu
thụ than. Công Ty cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển
trong cơ chế thị trường hiện nay, đều phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Trong những năm qua với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu qủa sản
xuất kinh doanh, Công ty đã tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất của mình.
Là một sinh viên khoa quản lý kinh tế của trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội, đã thực tập tại Công Ty Tuyển than Cửa Ông. Trong thời gian vừa qua, với
mong muốn được vận dụng phần nào những kiến thức của bản thân, qua thời
gian học tập tại trường. Cùng với sự hiểu biết ít nhiều về thực tế của Công ty
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty .
Với kiến thức đã học được tại trường và sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo
cũng như các anh chị trong công ty. Em xin mạnh dạn chọn đề tài của mình là:
"Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Tuyển than Cửa Ông".


Nội dung của đồ án như sau:
Chương I : Giới thiệu chung về Công Ty Tuyển than Cửa Ông.
Chương II : Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương III: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Tuyển
than Cửa Ông.
Chương IV: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THAN CỬA ÔNG
I. Quá trình hình thành và phát triển của công Ty tuyển than cửa ông
Công Ty tuyển than Cửa Ông là khâu cuối cùng và quan trọng trong dây
truyền sản xuất chế biến và tiêu thụ của tổng Công Ty than Việt Nam.
Nằm ở khu vực Đông bắc của thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng ninh với mặt bằng
rộng khoảng 25 km
2
bao gồm cả khu mặt bằng sản xuất và khu vực cảng biển.
Mặt bằng của Công Ty nằm dọc theo quốc lộ 18A với chiều dài 3km. Khu vực
Cảng bao gồm Cảng chính và Cảng nội địa Cảng chính với chiều dài 320m
thuận lợi cho tàu vào ăn than cùng một lúc và có thể đón tàu có trọng tải dưới
65000 tấn câp Cảng an toàn.
Cảng Cửa Ông được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1894 đến năm
1924 mới đưa vào sử dụng, chủ thầu lúc đó là người Pháp. Thực dân Pháp rút về
nước năm 1955, chính phủ ta tiếp quản khôi phục và đưa vào sản xuất. Quá trình
phát triển của xí nghiệp Cảng Cửa Ông (nay là Công Ty than Cửa Ông) trải qua
các giai đoạn sau:
- Giai đoạn mới tiếp quản vùng mỏ (từ 1955 - 1960) Ngày 24- 4-1955
Thực dân Pháp rút khỏi Cửa Ông, trước khi tháo chạy chúng đã phá huỷ tài liệu
và máy móc thiết bị, gây nhiều khó khăn cho xí nghiệp. Sau khi vào tiếp quản
chúng ta đã khôi phục lại để đưa vào sản xuất. Đến năm 1956 xí nghiệp mới đi
vào hoạt động. Giai đoạn này xí nghiệp vừa phải cải tạo thiết bị nhà xưởng vừa
phải xây dựng lại cơ cấu tổ chức quản lý, đào tạo công nhân đáp ứng kế hoạch

nhà nước giao.
- Giai đoạn từ 1961 - 1966: Là giai đoạn xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn
do hậu quả thời kỳ Pháp để lại: Thiết bị già cỗi do sử dụng quá lâu(Từ 1924).
Than khai thác ở các mỏ không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Giai đoạn 1966 - 1973: Là thời kỳ chiến tranh phá hại Miền Bắc của Đế
quốc Mỹ, Cửa Ông là mục tiêu bắn phá của địch do đó việc sản xuất gặp nhiều
khó khăn, có một số năm phải ngừng hẳn sản xuất để sơ tán thiết bị và con
người. Ơ thời kỳ này sản xuất không phát triển, sản lượng thấp.
- Giai đoạn từ năm 1974 - 1985: Là giai đoạn xí nghiệp phải khắc phục
hậu quả do chiến tranh để lại. Khôi phục lại nhà xưởng thiết bị, tổ chức lại sản
xuất cho phù hợp với năng lực khai thác của các mỏ và hoàn thành kế hoạch nhà
nưóc giao Này 22- 8- 1974 Nhà nước chính thức đổi tên Xí Nghiệp bến Cửa
Ông thành (Xí Nghiệp tuyển than Cửa Ông) với nhiệm vụ: Đảm bảo sản xuất
theo kế hoạch nhà nước giao. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc phát triển và mở
rộng sản xuất theo yêu cầu hiện đại hoá ngành than đáp ứng nguồn nhiên liệu
cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp đã đầu tư thêm
một dây truyền công nghệ sàng tuyển và tiêu thụ than gồm :
+ Một nhà máy sàng tuyển do Ba lan giúp đỡ xây dựng với công suất 800 T/h
( Nay là nhà máy tuyển than 2 )
+ Hệ thống băng tải và máy đổ đống, bốc rót than do hãng HITACHI của
Nhật thiết kế và lắp đặt. Dây truyền công nghệ mới đã đưa vào hoạt động từ năm
1980 và đạt công suất: 3 Triệu tấn/ năm.
- Giai đoạn từ 1985-1990: Giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế thị trường XN
bị ảnh hưởng từ thời bao cấp, sản xuất, tiêu thụ theo kế hoạch. Sản phẩm hàng
hoá chất lượng thấp, chủng loại mặt hàng ít không phù hợp với cơ chế thị trường
do vậy XN phải thu nhỏ sản xuất .
- Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: XN đã tìm được hướng đi là cải tạo và
lắp đặt mới thiết bị, thay đổi và mềm hoá công nghệ sàng tuyển cụ thể: Tuyển
bằng huyền phù thông qua hệ thống sàng phân loại, qua băng tải có máy hút sắt
để kiểm tra loại bỏ sắt, tạp chất còn lẫn trong than.

Ngày 1-10-2001 Nhà nước đổi tên Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông thành
Công Ty Tuyển than Cửa Ông. Hiện nay Công ty đã sản xuất được các loại than
thương phẩm có chất lượng phẩm cấp than, cỡ hạt đã đáp ứng theo yêu cầu
trong nước, xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, luôn giữ được uy tín về chất
lượng. Năm 1996 Hội nghị sản xuất chất lượng vàng ở Châu Âu với 54 nước
thành viên đã quyết định tặng thưởng " Vòng bán nguyệt Châu Âu " cho XN
Tuyển than Cửa Ông. Với đội ngũ cán bộ gần 5000 người, với đội ngũ công
nhân lành nghề đã khai thác năng lực sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn, nhiều
năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch, doanh thu có lãi trên cơ sở phát triển
sản xuất đời sống vật chất ngày càng được cải thiện. Năm 1996 XN được nhà
nước tặng huân chương độc lập hạng ba, Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn
đầu ngành công nghiệp.
II. Chức năng - nhiệm vụ mặt hàng sản xuất kinh doanh
Công Ty tuyển than Cửa Ông là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc
lập. Một Công Ty lớn thuộc Tổng Công Ty than Việt Nam với chức năng sản
xuất tiêu thụ than và kinh doanh dịch vụ.
Lĩnh vực kinh doanh là sàng tuyển, chế biến than vận tải đường sắt, đường bộ,
đường thuỷ.
- Sửa chữa các phương tiện vận tải, chế tạo phụ tùng, sản xuất ô xy, ni tơ,
vật liệu xây dựng, may bảo hộ lao động.
- Xây dựng các công trình thuộc Công ty.
- Quản lý và khai thác cảng lẻ, dịch vụ, đời sống và phục vụ du lịch.
+ Tổng mức vốn kinh doanh đến ngày 31- 12- 2001
Tổng số vốn: 102.588.590.216 VNĐ
Trong đó: Vốn cố định: 89.212.660.602 VNĐ
Vốn lưu động: 13.376.929.614 VNĐ
Ngành nghề chính của Công Ty là mua than từ các Công Ty: Cọc 6, Đèo
lai,Cao sơn, Thống nhất, Mông dương, Khe tràm và một số Mỏ nhỏ trong khu
vực Cẩm phả. Vận chuyển bằng đường sắt về sàng tuyển, chế biến các chủng
loại và bốc rót tiêu thụ than xuất khẩu, than sử dụng trong nước.

Ngoài ra công Ty còn có các sản phẩm phụ: Sản xuất phụ kiện đường sắt, sửa
chữa phụ tùng thay thế, dịch vụ đời sống, du lịch
Điều lệ và bộ máy điều hành, Công Ty tuyển than là đơn vị thành viên có tư
cách pháp nhân, hạch toán độc lập trong Tổng Công Ty than Việt Nam, chịu
trách nhiệm vốn được giao vào mục đích sxkd có lãi, duy trì, bảo toàn và phát
triển vốn. thực hiện phân phối theo lao động chăm lo và không ngừng cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, bảo vệ sản
xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội làm tròn nghĩa vụ
quốc phòng. Là thành viên của tổng Công Ty than Việt Nam nên Công Ty luôn
thực hiện hiện nghiêm chỉnh điều lệ tổ chức của Tổng Công Ty than Việt Nam.
III. Công nghệ kết cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức quản lý
- Công nghệ sản xuất chính của Công Ty được chia ra 3 khâu chính và 2
dây truyền sản xuất độc lập.
*Khâu vận tải than mỏ:
+Nhiệm vụ: Vận chuyển than từ các mỏ về bằng đường sắt.
- Nếu là than nguyên khai cấp vào kho cấp liệu từ đó cấp vào 2 nhà máy
tuyển 1 và tuyển 2.
- Nếu là than thành phẩm cấp vào kho thành phẩm của phân xưởng bến 1
và kho bến 2 chờ tiêu thụ.
+ Tổ chức sản xuất: khâu này được đảm bảo bởi 3 phân xưởng.
- Phân xưởng vận tải: Bố trí đầu máy TYTE và toa xe vận chuyển than
nguyên khai và than sạch mỏ về, cấp than nguyên khai và thải đá cho 2 nhà máy
tuyển.
- Phân xưởng đường sắt: Sửa chữa lắp mới, duy trì hệ thống đường sắt.
- Phân xưởng máy toa xe: Sửa chữa các đầu máy TYTE và toa xe
+ Năng lực sản xuất: 3.500.000 Tấn/năm.
* Khâu sàng tuyển:
Là công nghệ chính và là khâu quan trọng nhất của Công ty. Khâu sàng
tuyển quyết định năng suất và chất lượng của chủng loại than. Khâu sàng tuyển
được chia làm 2 dây chuyền sản xuất độc lập .

+ Nhà máy tuyển than I (sơ đồ I-1):
Đặc điểm: Thiết bị lạc hậu, chủ yếu là thiết bị của Pháp ( Được đưa vào sử
dụng từ năm 1924 )
-Tổ chức sản xuất: Là một phân xưởng chính của Công ty, làm việc theo chế
độ 3 ca liên tục.
- Nhiệm vụ: Nhận than nguyên khai đưa vào sàng tuyển ra than sạch, bùn và
đá thải. Ngài ra nhà máy có nhiệm vụ: Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên các
thiết bị và công trình kiến trúc thuộc đơn vị quản lý.
- Công nghệ sản xuất:Than được cấp từ các hố cấp liệu qua hệ thống sàng sơ
bộ. Sản phẩm sàng được đưa qua ba hệ thống bằng bàn nhặt thủ công và than
được đưa qua 2 tuyến băng về máy đập. Sau khi đập than có kích cỡ 0-15mm.
Sản phẩm dưới sàng sơ bộ cùng với than đã đập được đưa qua 3 sàng rung cho 2
sản phẩm cám 0-6mm lọt sàng và than có kích cỡ 6-50mm được 3 băng vận
chuyển vào nhà rửa. Trong nhà rửa được trang bị 2 hệ thống rửa, mỗi hệ thống
có 2 máy rửa. Một máy rửa đi và một máy rửa lại và 4 hệ thống gầu vẩy. Sản
phẩm sau khi rửa được phân nhánh như sau: Đá được múc vào hố chứa đá, bìa
được đưa hố bìa còn than được đưa qua 2 sàng khử nước. Sau đó than được qua
hệ thống sàng bằng phân loại được 4 sản phẩm:
Than có kích cỡ: 35-50mm; 15-35mm; 6-15mm; 0-6mm. Các sản phẩm đưa
vào hố các chủng loại đó. Riêng sản phẩm 0-6mm được đưa vào 2 bể lắng, sau
khi lắng đọng cho 2 sản phẩm cám rửa và bùn. Năng suất thấp khoảng
800.000Tấn/năm.
+Nhà máy tuyển than II (Sơ đồ I – 2):
* Đặc điểm:
Là dây chuyền chủ yếu của Công ty, có qui trình thiết bị hiện đại được
Ba Lan giúp đỡ xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1980. Tuy nhiên trong
quá trình sản xuất việc sửa chữa và thay thế không đồng bộ, công nghệ quá cũ
không linh hoạt, chủng loại sản phẩm ít do vậy năm 1990 dây chuyền này đã
được đầu tư thêm công nghệ tuyển rửa của Úc.
* Công nghệ sản xuất:

Công nghệ sản xuất của dây chuyền này là tuyển lắng, tuyển huyền phù
và lọc ép. Đó là công nghệ tuyển hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị
trường về mặt hàng cũng như về mặt lượng. Công suất của nhà máy 800 Tấn/h.
Dây chuyền tuyển 2 được chia làm 3 khu vực sản xuất:
- Khu vực cấp liệu: Than từ các nơi đưa về bằng các toa xe được đỏ vào hố cấp
liệu qua2 thiết bị rút than đưa vào sàng sơ bộ sau đó sản phẩm được phân thành
2 nhánh: Sản phẩm trên sàng (+100) đưa qua băng, các tạp chất gỗ được nhặt
thủ công. Đất đá kích cỡ lớn sẽ được đưa vào 2 máy đập sơ bộ sau đó được đưa
qua 2 loại băng cấp cho máy lắng hoặc đưa qua máy ST1 đổ xuống tràn nguyên
khai
(kho cấp liệu). Sản phẩm dưới sàng (-100) được đưa thẳng xuống băng cấp cho
máy lắng hoặc ST1 đổ xuống kho cấp liệu.
- Khu vực tuyển: Là một khâu quan trọng nhất trong nhà máy tuyển 2 nó quyết
định năng suất và chất lượng sản phẩm
. Công nghệ tuyển bằng máy lắng: toàn bộ than cấp hạt 90-100mm tuyển qua
máy lắng JTG 1,2,3 thành than, bìa và đá. Than được đưa qua hệ thống sàng
phân cấp cho các sản phẩm: cục +35; 15-35; 6-15; với cấp hạt 1-6mm đưa qua
máy ly tâm hoặc đổ vào thùng tập trung. Với cấp hạt 1mm được đưa vào thùng
chính của máy thổi được bơm xoáy lốc phân loại. Luồng phía dưới gồm các loại
vật liệu thô được đưa vào máng xoắn rồi chia thành 2 dòng riêng: sản phẩm và
phế liệu. Những hạt rắn được thu hồi qua xoáy lốc cô đặc và sàng róc nước.
.Công đoạn tuyển bằng xoáy lốc huyền phù: máy xoáy lốc huyền phù dùng để
rửa lại sản phẩm đã tuyển lắng có cấp hạt 6-15 mm hoặc 1-6mm. Than bơm vào
xoáy lốc huyền phù chia thành 2 luồng:
. Luồng trên gồm than sạch đi qua sàng cong và sàng rung để thu hồi ma nhê tít
và khử nước. Huyền phù được bơm lại bể huyền phù. Luồng dưới gồm đá thải
cũng đi qua sàng cong và sàng rung để thu hồi ma nhê tít và khử nước.
- Khâu lọc ép: Là bộ phận phù trợ của khâu tuyển làm nhiệm vụ sử lý các sản
phẩm của khâu tuyển .
. Công đoạn lọc ép: Nước bùn từ tuyển qua bể lắng được bơm lên bể chứa qua

hệ thống các van, bùn được đưa vào hệ thống lọc ép. Sản phẩm của lọc ép được
tách thành 2 nhanh. Bùn được đưa qua các băng ra cửa tháo đổ ra ôtô hoặc đổ
đống. Nướoc được bơm lên bể.
-Tháo sản phẩm: Than sạch từ các phễu rót của khu vực tuyển xuống băng và
đưa ra kho. đá được rót từ phiễu chứa đá xuống các băng ra bộ phận thải
đá.Năng suất của phân xưởng cao khoảng 3 triệu tấn/năm
* Khâu bốc rót tiêu thụ:
Được chia làm 2 dây chuyền phục vụ cho 2 dây chuyền sàng tuyển
+ Dây chuyền 1: Phân xưởng kho bến 1.
- Nhiệm vụ: nhận than sạch đã qua sàng tuyển của nhà máy tuyển 1, đồng thời
nhận than đã qua sàng từ các mỏ đưa về nhập kho sau đó bốc tiêu thụ.
- Đặc điểm: Thiết bị cũ, chủ yếu là hệ thống cầu trục của Pháp, năng suất thấp.
- Công nghệ: Lạc hậu không linh hoạt. Than sạch từ tuyển 1 đưa suống toa xe
kéo đổ xuống kho thông qua hệ thống cầu trục (có gầu goạm).Bốc từ kho lên toa
xe đi ra bến tiêu thụ.
(Trường hợp đi thẳng: Than sạch kéo thẳng ra bến dùng cầu trục đổ xuống
phương tiện).
+ Dây chuyền 2: Phân xưởng kho bến 2.
- Nhiệm vụ: Đón nhận than từ tuyển 2 nhập kho sau đó bốc rót tiêu thụ.
- Đặc điểm: Thiết bị hiện đại do hãng HITACHI của Nhật lắp đặt.
- Công nghệ: Than sạch từ tuyển 2 được vận chuyển qua hệ thống băng tải và
máy đổ đống ST đổ xuống kho. Sản phẩm từ các kho được bốc rót tiêu thụ cho
phương tiện thông qua máy bốc đống RC và máy rót SL.
Năng lực đổ đống: 3 triệu tấn /năm; bốc rót tiêu thụ: 3 triệu tấn / năm.
*Khâu phục vụ:
Khâu này được đảm nhiệm bởi 2 phân xưởng: Sửa chữa cơ khí và điện nước.
-Nhiệm vụ: Cung cấp điện nước phục vụ cho rửa than, sửa chữa thiết bị của cả
khâu sản suất chính và toàn Công Ty.
Công Ty tuyển than Cửa Ông với chức năng nhiệm vụ quan trọng, mặt hàng sản
xuất kinh doanh đa dạng phức tạp. Vì vậy tổ chức quản lý của Công Ty phải

thực sự linh hoạt.
Cơ cấu quản lý bộ máy của Công Ty được tổ chức như sau:(theo sơ đồ sau).
IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Tuyển than Cửa Ông được
cấu trúc theo mô hình trực tuyến, chức năng.
- Mô hình trực tuyến chức năng có đặc điểm là chỉ có 1 cấp lãnh đạo, các
phòng ban chuyên môn nghiệp vụ là các bộ phận tham mưu, mỗi bộ phận nhận
lệnh từ 1 cấp trên, các phòng ban tham mưu cho Giám đốc trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Căn cứ các ý kiến đề xuất đó, đưa ra các quyết định để thực hiện.
- Mô hình tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, dễ theo dõi, dễ kiểm tra đáp ứng yêu
cầu sản xuất kinh doanh của Công Ty.
* Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban.
+ Ban giám đốc.
- Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công Ty do Tổng Công Ty than
Việt Nam bổ nhiệm về mọi mặt hoạt SXKD cuả Công Ty. Giám đốc điều hành
chung mọi công việc, hoạt động của Công Ty theo chế độ 1 thủ trưởng.
Các phó giám đốc tham mưu cho giám đốc điều hành và quản lý từng lĩnh vực
trong SXKD, chịu trách nhiệm cá nhân trườc giám đốc và pháp luật.
Các phó giám đốc gồm:
- Phó giám đốc sản xuất
- Phó giám đốc công nghệ cơ điện - XDCB.
- Phó giám đốc kỹ thuật vận tải.
- Phó giám đốc kinh tế.
- Phó giám đốc đời sống - VHXH
Một kế toán trưởng giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính.
+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Công Ty.
- Tất cả các phòng chuyên môn của Công Ty điều bố trí một trưởng
phòng, và một phó phòng và các nhân viên giúp việc theo từng mảng chuyên
môn nhỏ theo chức năng công việc của từng phòng đòi hỏi theo công việc

SXKD của Công Ty
+ Trung tâm chỉ huy sản xuất:
- Nhiệm vụ: Thay mặt Giám đốc điều hành điều độ trong sản xuất hàng
ngày, tháng, quý của Công Ty. Điều động các phương tiện vận tải bộ, thuỷ,
kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ, đội phân xưởng thực hiện nhiệm vụ SXKD
theo đúng tiến độ của Công Ty đề ra.
+Phòng kế toán:
- Giúp giám đốc làm tròn chức năng, quản lý mọi hoạt động tài chính
trong Công Ty bằng đồng tiền, lập kế hoạch tài chính, quyết toán quí năm
thường xuyên kiểm tra dư nợ, không để cho khánh hàng nợ đọng vốn nhằm tăng
hiệu quả, tăng vòng quay vốn của đồng tiền thực hiện chức năng kế toán theo
qui định.
+ Phòng tổ chức nhân sự - lao động tiền lương:
- Là tham mưu giúp cho lãnh đạo Công Ty về công tác tổ chức cán bộ, công tác
đào tạo, tuyển dụng lao động, định mức lao động và điều hành lao động trong
nội bộ Công ty lập kế hoạch tiền lương theo dõi và phân phối tiền lương, thực
hiện các chính sách xã hội của nhà nước.
+ Phòng kế hoạch vật tư XDCB:
- Giúp Giám đốc và kế hoạch hoá sản xuất theo từng tháng, quí năm, cung cấp
vật tư nội bộ cho sản xuất, lập kế hoạch XDCB theo dõi thiết bị công tác kiến
trúc xây dựng nội bộ, sửa chữa lớn tài sản cố định .
+Phòng kỹ thuật- Cơ điện- An toàn- Môi trường- Tuyển khoáng:
- Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật an toàn, quản lý môi trường sản xuất của Công Ty,
quản lý vật tư thiết bị cơ điện, lập kế hoạch khoa học kỹ thuật để đưa vào áp
dụng cho sản xuất của Công Ty trực tiếp quản lý vận hành toàn biến áp cung cấp
điện.
- Quản lý về mặt chất lượng sản phẩm là than các loại đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
+ Phòng vận tải:
Khả năng vận chuyển hàng hoá của các phương tiện lập phương án sửa chữa

định kỳ, thường xuyên và điều hành đội vận tải thuỷ theo yêu cầu nhiệm vụ sản
xuất và kinh doanh.
+Văn phòng- y tế đời sống:
- Có nhiệm vụ giải quyết công văn đi đến, quản lý lưu chữ hồ sơ, quản lý sử
dụng con dấu của Công Ty, thường trực tiếp khách, tổ chức các hội nghị của
đơn vị, sắp sếp nơi ăn ở, chăm lo đời sống và chăm sóc sức khoẻ, khám chữa
bệnh cho CBCNVthực hiện các chế độ chính sách đối với địa phương.
+ Phòng thanh tra bảo vệ quân sự:
- Làm nhiệm vụ thanh tra, giải quyết các đơn thư khiếu lại, thực chất làm nhiệm
vụ thanh tra thủ trưởng dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công Ty về công tác
thanh tra thanh tra các đơn vị trong Công ty điều hành các lực lượng bảo vệ của
Công ty để đảm bảo an ninh trong khu vực của Công ty quản lý, là phương án
bảo vệ ở cơ quan, kho bến cảng, cầu cảng
- Phối kết hợp với cơ quan chính quyền địa phương làm tốt công tác bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực, tổ chức tập huấn quân sự
tham gia hội thảo quân sự hàng năm theo sự chỉ đạo của ban quân sự địa phương
+ Phòng tiêu thụ kinh doanh:
- Tham gia quản lý các mặt thuộc lĩnh vực kinh doanh nghiên cứu tiếp thị, mở
rộng thị trường, lập kế hoạch kinh doanh than vật tư tháng, quí, năm trực tiếp
chỉ đạo cửa hàng bán than ở các tỉnh.
- Quản lý và làm các hợp đồng mua bán than, vật tư cho công tác tạo nguồn kinh
doanh lập và quản lý các chứng từ hoá đơn nhập xuất di chuyển từ ngoài vào
Công Ty và từ Công Ty đến nơi tiêu thụ cuối cùng của hộ tiêu dùng.
+ Mười năm phân xưởng là nơi thực hiện các hoạt động SXKD dưới sự điều
hành của trung tâm điều hành sản xuất.
Cơ cấu tổ chức của Công ty mang tính chuyên môn hoá cao, các phòng chức
năng với nhiệm vụ cụ thể dễ dàng phối hợp với nhau và phát huy được quyền
làm chủ tạo được sức mạnh tổng hợp.
V. Những thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty
* Thuận lợi:

- Về địa lý: Công Ty có mặt bằng sản xuất lớn, có chiều dài 320 m và sâu có thể
rót than trực tiếp cho tàu có trọng tải từ 4-5 vạn tấn.
- Với máy móc công nghệ hiện có, Công ty luôn nghiên cứu cải tiếnđể sản xuất
chế biến sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nhất
là thị trường xuất khẩu.
- Lực lượng lao động dồi dào, ngoài lực lượng sản xuất chính, số lao động phụ
trợ đã thu gom than, tận thu chế biến từ bã xít thành sản phẩm, thu hồi bùn nước,
gia công vật tư, phụ kiện đường sắt, sản xuất ô xy, Nitơ, tà vẹt, bê tông, làm dịch
vụ văn hoá thể thao và tự may quần áo bảo hộ lao động cho công nhân không
phải mua ngoài.
* Khó khăn:
Công Ty còn bị động trong sản xuất do chưa lắm bắt được thị trường tiêu
thụ, hơn nữa sản phẩm tiêu thụ đa dạng, đặc biệt về nhu cầu khách hàng. Nên có
sự thay đổi công nghệ, ảnh hưởng đến năng xuất của thiết bị và giá thành sản
phẩm.
* Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công Ty
- Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tính toán cơ cấu vốn hợp lý tiết kiệm
vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
- Khai thác các nguồn lực trong Công Ty từ thiết bị, lao động, củng cố và duy trì
các thiết bị, dây truyền công nghệ: Vận tải, sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than
đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu và nội địa hoàn thành kế hoạch doanh thu
của tổng Công Ty giao.
- Huy động vật tư, tiền vốn có trọng điểm, nhằm phục hồi sửa chữa thiết bị hai
nhà máy sàng tuyển, tái tạo năng lực sản xuất, nâng cao hệ số sử dụng dây
chuyền công nghệ: tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao.
- Đẩy mạnh khâu sửa chữa lớn và xây dựng công trình tự làm, đảm bảo công
việc làm cho người lao động. Tăng cường việc gia công phục hồi cụm chi tiết.
Sản xuất ổn định: Tà vẹt, bê tông, đầu tư sản xuất keo tụ, ô xy, Ni tơ, quần áo
BHLĐ không phải mua ngoài.
- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân, nâng cao trình độ quản lý cán bộ và

tay nghề cho công nhân để tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, sử dụng thành thạo các
thiết bị công nghệ.
- Chủ động phòng ngừa tai nạn và sự cố thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc,
bảo vệ môi trường sản xuất phong quang sạch đẹp.
- Duy trì các phong trào thi đua, nhân điểm hình đội tiên tiến trong sản xuất, tập
trung sản xuất, tập trung chỉ đạo, vận động cán bộ công nhân phát huy sáng
kiến, cải tiến lề lối làm việc nâng cao hiệu quả chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm, tăng tích luỹ để cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
I. Khái niệm chung về hiệu quả
1. Khái niệm
Ngày nay khi đánh giá bất kỳ một hoạt động nào đó thì yếu tố hiệu quả
của hoạt động đó được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Về mặt
tổng quát, hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các điều kiện
chính trị-xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đạt được kết quả
cao nhất theo mong muốn với chi phí thấp nhất.
Nói đến hiệu quả, người ta thường quan tâm đến hiệu quả kinh tế vì đó là khâu
trung tâm và có vai trò quyết định nhất, đồng thời là tiền đề thực hiện và là cơ sở
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các hiệu quả chính trị- xã hội- an ninh,
quốc phòng và là hiệu quả trên các lĩnh vực khác.
Phạm trù hiệu quả kinh tế biểu hiện ở hai mặt định tính và định lượng và khi
đánh giá hiệu quả kinh tế người ta xem xét cả hai mặt định tính và định lượng
của nó.
- Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng
lỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực
quản lý SXKD và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh
tế, mục tiêu chính trị xã hội.
-Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế
xã hội biểu hiện ở mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.

Xét về hiệu quả của hoạt động SXKD của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử
dụng của các nguồn nhân lực và vật lực ( lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu ) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao trong hoạt động SXKD. Hiệu
quả kinh tế chỉ đạt được khi nào kết quả thu được từ hoạt động đó lớn hơn chi
phí bỏ ra và chênh lệch này ngày càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại.
2. Sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả
Hiệu quả kinh tế thể hiện đặc trưng ở mối quan hệ đa dạng giữa lượng kết
quả và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuỳ theo thành phần của yếu
tố kết quả hay chi phí bỏ ra và tuỳ theo mối quan hệ giữa kết quả và chi phí ta có
các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu
quả SXKD một doanh nghiệp bao giờ cũng cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu
phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (tổng quát) và các tiêu chi tiết( cụ thể),
các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh
lợi của từng yếu tố và phải thống nhất các công thức đánh giá hiệu quả chung.
II. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Nhóm chỉ tiêu tổng quát
Giá trị của kết quả đầu ra
Hiệu quả SXKD = (1)
Giá trị của yếu tố đầu vào

Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu thuần, tổng
lợi nhuận, lợi tức gộp còn các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, vốn chủ sở hữu, vốn vay
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh
đầu vào, chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị chi phi và
yêu cầu chung là được cực đại hoá.
Mặt khác, hiệu quả SXKD của doanh nghiệp cũng còn có thể tính bằng cách
so sánh nghịch đảo.
Giá trị của yếu tố đầu vào

Hiệu quả SXKD = (2)
Giá trị của kết quả đầu ra
Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một
đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (hoặc vốn) ở đầu vào mục tiêu
là cực tiểu hoá chỉ tiêu này.
2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (Hn)
Nhóm chỉ tiêu này gồm hiệu suất sử dụng lao động và tỷ suất lợi nhuận lao
động:
- Hiệu suất sử dụng lao động ( Hn ) được tính bằng công thức:
Tổng doanh thu trong kỳ
Hn =
Tổng số lao động trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng
doanh thu. Về thực chất đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động (W)
- Tỷ suất lợi nhuận lao động (Rn) được tính bằng công thức:
Lợi nhuận trong kỳ
Rn =
Tổng số lao động trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trong nhóm chỉ tiêu này ta có mối quan hệ:
L L D
R
n
= — = — x — = R
dt
x H
n
N D

t
N

Trong đó:
L: Lợi nhuận trong kỳ
D
t
: Doanh thu trong kỳ
N: Tổng số lao động trong kỳ
L
R
dt
= —
D
t

Là tỷ suất lợi nhuận doanh thu (doanh lợi sản xuất) biểu thị một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Nhận xét: Dù năng suất lao động trong kỳ đạt cao nhưng lợi nhuận do doanh
thu mang lại thấp thì doanh lợi lao động cũng sẽ thấp điều này cho thấy hiệu quả
sử dụng lao động chịu ảnh hưởng rất lớn của tỷ suất R
dt
.
2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Nhóm này gồm:
- Hiệu quả sử dụng vốn (H
v
): là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ (D
t
) và tổng số

vốn phục vụ sản suất kinh doanh trong kỳ.
Tổng doanh thu trong kỳ
H
v
= ———————————
Tổng vốn SXKD trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh đem lại
mấy đồng doanh thu, nghĩa là biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh
doanh của một đồng vốn. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao thể hiện hiệu quả kinh
tế càng lớn.
Vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định (V

) và vốn lưu động (V

)
vì vậy ta có thêm các chỉ tiêu:
- Hiệu xuất sử dụng vốn cố định (H
VCĐ
)
Tổng doanh thu trong kỳ
H
VCĐ
= ——————————
Tổng vốn cố định trong kỳ
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (H
VLĐ
)
Tổng doanh thu trong kỳ
H
VLĐ

= ——————————————
Tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ
Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản
suất kinh doanh thì việc phân tích, đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động
cũng rất quan trọng.
Vốn lưu động không ngừng và thường xuyên qua các giai đoạn của quá
trình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn
lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn doanh nghiệp, góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta dùng các chỉ
tiêu sau đây:
- Số vòng quay của vốn lưu động(V

)
Tổng doanh thu thuần
V

= ——————————
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số
vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tăng và ngược lại. chỉ tiêu này còn
được gọi là "hệ số luân chuyển"
- Thời gian của một vòng luân chuyển (T
lc
)
Thời gian chu kỳ phân tích
T
lc
= ——————————————
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một
vòng. Thời gian của một vòng (1 kỳ) luân chuyển càng nhỏ, thì thể hiện tốc độ
luân chuyển càng lớn.
Ngoài 2 chỉ tiêu trên, khi đánh giá hay phân tích còn có thể tính ra chỉ tiêu
"hệ số đảm bảo của số lưu động" (H
đn
)
Vốn lưu động bình quân
H
đn
= ——————————
Tổng số doanh thu thuần
Hệ số này nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm
được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, ta biết được để có được 1 đồng luân chuyển
thì cần mấy đồng vốn lưu động.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn(R
V
) :
Tổng lợi nhuận trong kỳ
R
V
= —————————
Tổng số vốn trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ sinh
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ta có quan hệ:
L L D
t

R

V
= — = — x — = R
dt
x H
V
V D
t
V
Tỷ suất lợi nhuận vốn bằng tích số của tỷ suất lợi nhuận doanh thu và hiệu
suất sử dụng vốn.
2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
- Hiệu quả sử dụng chi phí (H
c
)
Tổng doanh thu trong kỳ
H
c
= ——————————
Tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu
đồng doanh thu.
-Tỷ suất lợi nhuận chi phí (R
c
)
Tổng lợi nhuận trong kỳ
R
c
= —————————
Tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận.
L L D
t
R
c
= — = — x — = R
dt
x H
c
C D
t
C
Như vậy tỷ suất lợi nhuận chi phí bằng tích số của tỷ suất lợi nhuận doanh thu
và hiệu suất sử dụng chi phí.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động SXKD không chỉ nhìn vào những con số
thực tế của các chỉ tiêu hiệu quả trên trong một kỳ mà ta phải so sánh với các chỉ
tiêu của kỳ gốc (Kỳ trước hoặc một kỳ gốc nào đó của doanh nghiệp) để có
được cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa các nhóm chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ nhất định
giữa lao động sống và lao động vật hoá. Ta biết rằng trong quá trình phát triển
của lực lượng sản xuất, cùng với việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
thì dần dần lao động sống được thay thế bởi lao động vật hoá và toàn bộ chi phí
cho một đơn vị sản phẩm cũng ngày càng giảm. Quá trình này là một nhân tố
quan trọng cho việc nâng cao trang bị vốn cho lao động.
Trong mối quan hệ giữa hiệu quả lao động và hiệu quả vốn, muốn giảm
chi phí lao động, kể cả lao động sống và lao động vật hoá cho một đơn vị sản
phẩm cần phải thực hiện một khối lượng sản xuất lớn bằng số vốn và tài sản vật
chất được trang bị, tức là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ta có thể nhận
thấy điều đó từ công thức:
LN LN V LN V

DL = — = — x — = — x — = DV x VL
L L V V L
Và từ:
DT DT V
NL = —— = —— x — = NV x VL
L L L
Ta thấy ở đây trang bị vốn cho lao động (VL) và năng suất vốn (NV) là
nguyên nhân tổng hợp chủ yếu của năng suất lao động (NL), còn trang bị vốn
cho lao động và doanh lợi vốn (DV) là nguồn gốc của doanh lợi lao động (DL).
Ngoài ra chỉ tiêu trang bị vốn lao động và hiệu quả vốn, việc khảo sát mối quan
hệ giữa 2 loại chỉ tiêu hiệu quả lao động và hiệu quả vốn như trên là một căn cứ
để đánh giá sự tăng trưởng của hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp.
Trong mối quan hệ giữu hiệu quả vốn và hiệu quả chi phí (hiệu quả giá
thành) ta thấy chỉ tiêu hiệu qủa vốn và hiệu quả chi phi khác nhau ở chỗ: với
hiệu quả ta thấy mức vốn, còn trong hiệu quả chi phí ta thấy mức tiêu hao về lao
sống và lao động vật hoá. Quan hệ giữa vốn và chi phí thường xuyên trong giá
thành được thể hiện đặc trưng qua các các chỉ tiêu tốc độ vốn.
Nâng cao tốt độ chu chuyển vốn là một yếu tố quan trọng để nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì nó có nội dung kinh tế là giảm sử
dụng vốn với đơn vị sản phẩm. Trong tốc độ chu chuyển vốn cũng cần phân biệt
sự khác nhau giữa tốc độ chu chuyển vốn cố định và tốc độ chu chuyển vốn lưu
động.
Tốc độ vốn chu chuyển cho phép chủ doanh nghiệp tiết kiệm được vốn và
có thể sử dụng vốn đó cho mở rộng sản xuất, còn tăng tốc độ chu chuyển vốn cố
định có tác dụng làm gỉảm nhu cầu vốn đầu tư , thúc đẩy nhanh quá trình áp
dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và trong điều kiện tăng
khối lượng sản xuất để góp phần hạ chi phí cho đơn vị sản phẩm.
3. Phân loại hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
3.1. Xét trên góc độ doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp rất đa dạng, do đó

hiệu quả đạt được cũng đa dạng có thể phân chia hiệu quả thành những loại sau:
- Hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ: Là tỷ số giữa
doanh thu tiêu thụ sản phẩm và chi phí cho việt sản xuất kinh doanh khối lượng
sản phẩm hàng hoá đó, nó phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh chính và phụ của
doanh nghiệp.
- Hiệu quả của các hoạt động liên doanh, liên kết: Là tỷ số giữa thu nhập được
phân chia từ kết quả hoạt động liên doanh liên kết với chi phí bỏ ra để tham gia
liên doanh, liên kết.
- Hiệu quả thu được do các nghiệp vụ tài chính: là tỷ số giữa thu và chi mang
tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả các hoạt động khác: là kết quả của các hoạt động kinh tế khác ngoài
các hoạt động đã nêu trên so với chi phí bỏ ra cho các hoạt động này.
Công Ty Tuyển than Cửa Ông là một doanh nghiệp mà hoạt động sản
xuất kinh doanh chính là sản xuất tiêu thụ than và kinh doanh dịch vụ.
Đứng trên góc độ của doanh nghiệp tham gia vào thị trường đặc biệt là thị
trường có sự cạnh tranh ngày càng gay ngắt và khốc liệt thì vấn đề quan tâm đầu
tiên của các chủ doanh nghiệp là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động có hiệu quả đầu tiên là giúp cho doanh nghiệp tồn tại, tái sản
xuất và tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp có thể đứng vững và thị phần ngày
càng được mở rộng. Mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tạo
điều kiện để doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm, giúp cho doanh nghiệp củng
cố được vị trí và điều kiện của người lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động
không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp những chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp
đó tất yếu đi đến phá sản.
3.2. Xét trên góc độ xã hội
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đựơc đánh
giá bằng những đóng góp của doanh nghiệp đó với nền kinh tế đất nước.
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thể
hiện khá rõ nét ở những khoản đóng góp nghiã vụ này. Mặt khác có hiệu quả
cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bản thân mỗi doanh nghiệp cũng

góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội hay nói cách khác là góp phần cải
thiện đời sống của người lao động.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ phương pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trên đây, ta có thấy trước hết hiệu quả chịu sự tác động trực tiếp của cung, cầu
và giá cả thị trường. Nói một cách cụ thể là hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp cuả các yéu tố đầu vào, đầu ra và giá cả
thị trường, đồng thời yếu tố này lại chịu sự tác động trực tiếp của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nhân tố: Chính trị, tư tưởng, kinh
tế, kỹ thuật, tâm lý và xã hội thị trường thế giới và trong nước, của ngành, của
địa phương và các doanh nghiệp khác. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
*Các nhân tố từ phía doanh nghiệp:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp
của 2 yếu tố doanh thu và chi phí. Nhưng bản thân 2 yếu tố này chịu sự tác động
của nhiều nhân tố, sau đây ta xét một số nhân tố chính:
+ Nhân tố về quy mô sản xuất kinh doanh:
Mỗi doanh nghiệp khi quyết định sản xuất kinh doanh cái gì và bao nhiêu, trước
hết đều phải nghiên cứu và lắm bắt nhu cầu thị trường (nhu cầu có khả năng
thanh toán)và khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nhu cầu có khả
năng thanh toán càng lớn thì tạo ra khả năng doanh thu càng cao. Bởi nhu cầu có
khả năng thanh toán lớn doanh nghiệp có khả năng tăng quy mô sản xuất kinh
doanh. Tăng quy mô SXKD doanh nghiệp sẽ sản xuất được nhiều sản phẩm và
sẽ bán được nhiều hàng hoá dịch vụ sẽ tăng và đặc biệt mức doanh thu tổng hợp
sẽ lớn và ngược lại nhu cầu hàng hoá, dịch vụ thấp, doanh thu sẽ thấp.
Do vậy chúng ta có thể thất quy mô SXKD cuỉa doanh nghiệp khi đáp
ứng đựơc nhu cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của thị trường thì doanh
nghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường để bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và
doanh thu sẽ cao khả năng cung cấp sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mà
thấp hơn nhu cầu thì sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bán sẽ được thấp do đó doanh

thu sẽ thấp. Điều đáng lưu ý ở đây là các nhà sản xuất kinh doanh luôn muốn
bán được khối lượng hàng hoá lớn và do đó họ sẽ định ra giá bán sản phẩm hợp
lý tại mức giá cả mà cả người mua và người bán đều chấp nhận được để có lợi
cho cả 2 bên. Quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ thay đổi sẽ làm giá cả thayđổi,
ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, việc quyết định tối
ưu về hiệu quả của doanh nghiệp.
+ Nhân tố về tổ chức kinh doanh:
Sau khi lựa chọn quy mô sản xuất kinh doanh (chủng loại, số lượng và
chất lượng) các doanh nghiệp sẽ quyết định tổ chức sản xuất kinh doanh nó như
thế nào.Các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào: Lao động, vật tư, thiết bị, công
nghệ có chất lượng và giá mua thấp nhất, các yếu tố đầu vào được lựa chọn tối
ưu sẽ tạo ra khả năg tăng năng xuất lao động, nâng cao sản lượng và chất lượng
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do đó việc chuẩn bị đầu vào có ý nghĩa quyết
định để tăng hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp. Vấn đề tiếp theo là các doanh
nghiệp phải lựa chọn phương pháp thích hợp kết hợp tối ưu các yếu tố trong quá
trình tổ chức SXKD và tiêu thụ hàng hoá. Đây phải là một quá trình được tổ
chức một cách khoa học để tăng sản lượng chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch
vụ làm nhân tố quyết định để giảm chi phí, tăng hiệu quả SXKD của doanh
nghiệp.
+ Các nhân tố về tổ chức quản lý hoạt động kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp:
Tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vĩ mô là một nhân tố rất quan trọng
có ảnh hưởng đến hiệu qủa SXKD của doanh nghiệp. Quá trình quản lý vĩ mô
bao gồm các khâu cơ bản: Định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp,
xây dựng kế hoạch SXKD và các phương án SXKD, tổ chức thực hiện các hoạt
động kinh tế. Các khâu của quá trình quản lý vĩ mô làm tốt sẽ làm tăng sản
lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, giảm chi phi quản lý, đó
là điều kiện quan trọng để tăng hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
Các nhân tố đã trình bày ở trên có vị trí quan trọng khác nhau đối với việc
tăng giảm hiệu quả SXKD nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau,
thúc đẩy nhau phát triển. Mỗi nhân tố trên đây điều bao gồm các mặt kinh tế xã

hội, kỹ thuật nhất định mà chúng ta cần nhận biết để phân tích một cách đầy đủ
sự tác động của nó đến hiệu quả và tìm biện pháp thích hợp để tạo ra môi trường
cho sự tác động đồng phương của chúng đối với việc tăng tổng hiệu quả cho
doanh nghiệp.
Song hiệu quả SXKD của doanh nghiệp không chỉ chịu sự ảnh hưởng của
các yếu tố hữu hình mà nó còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố vô hình, đó là uy tín của
doanh nghiệp. Đây coi là tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là một yếu tố rất
quan trọng vì nếu doanh nghiệp có uy tín trên thị trường thì sản lượng hàng hoá
và dịch vụ tiêu thụ lớn, doanh thu tăng. Bởi vậy doanh nghiệp phải cố gắng giữ

×