Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

hoàn thiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng agribank lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.16 KB, 13 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







NGUYỄN QUANG VŨ







HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN
HÀNG AGRIBANK LÂM ĐỒNG









LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG










Đà Lạt – Tháng 12/2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN QUANG VŨ








HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN
HÀNG AGRIBANK LÂM ĐỒNG


Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60.34.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH PHONG






Đà Lạt – Tháng 12/2012



Mục lục


Tài liệu tham khảo 4
Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình vẽ iv
Mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 5
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5
1.1.2 Phân loại tín dụng 5
1.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng 9
1.1.4 Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 11
1.2 Những vấn đề cơ bản về xếp hạng tín dụng: 13
1.2.1 Khái niệm, tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng đối với rủi ro tín dụng 13
1.2.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng 15
1.2.3 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng 17
1.2.4 Quy trình xếp hạng tín dụng 18
1.3. Một số mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân đang được áp dụng trên thế giới
và Việt Nam 19
1.3.1. Một số mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân trên thế giới 20
1.3.2. Các mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Việt Nam: 24
Chương 2: Thực trạng của hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng 49
2.1. Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank Lâm Đồng 49
2.1.1 Phương pháp xếp hạng 49
2.1.2 Nguyên tắc chấm điểm 49
2.1.3. Sử dụng kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng 50
2.1.4 Quy trình thu thập thông tin, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân,
hộ gia đình 52





2.1.5. Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank Lâm Đồng đối
với khách hàng cá nhân, hộ gia đình: 56
2.1.6 Xếp hạng khách hàng: 74
2.2 Đánh giá về hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tại
Agribank Lâm Đồng 75
2.2.1 Kết quả đạt được 75
2.2.2 Những hạn chế tồn tại 79
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 85
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng 89
3.1. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng
89
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng
90
3.2.1 Giải pháp đối với ngân hàng 90
3.2.2 Các hỗ trợ khác từ cơ quan chức năng các cấp 96
Kết luận 98
Tài liệu tham khảo





1

Lời mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội
nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội, tiềm năng để phát triển, các doanh nghiệp
nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã và đang đối mặt với những thách thức khá lớn. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, việc cải cách hệ thống ngân hàng, đổi mới toàn diện
hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế được nhận định là một vấn đề then chốt. Nhằm hướng đến mục tiêu
đó, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Một trong
những giải pháp được đề ra là phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực
của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông
lệ quốc tế, phát triển các hệ thống XHTD, đánh giá khách hàng…
Cũng như các NHTM khác, Agribank đã nghiên cứu, tiến hành xây dựng và triển khai hệ thống XHTD
riêng. Việc hoàn thiện các tiêu chí đánh giá và quy trình thực hiện XHTD sẽ giúp cho Agribank nâng cao
hiệu quả trong công tác kiểm soát rủi ro trong quá trình thẩm định dự án, quản lý khách hàng Tuy nhiên,
với mạng lưới rộng lớn, số lượng khách hàng tương đối nhiều, với đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân,
hộ gia đình nhỏ lẻ, trong khi hệ thống XHTD cón khá mới mẻ, dẫn đến còn phát sinh nhiều bất cập trong quá
trình thực hiện chấm điểm, XHTD. Việc nhận diện kịp thời các vướng mắc, tồn tại cần khắc phục và đề xuất
huớng xử lý thích hợp là hết sức cần thiết, sẽ giúp hoàn thiện và phát huy tốt vai trò của hệ thống XHTD nội
bộ, qua đó góp phần xây dựng và phát triển hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế
không chỉ của Agribank, mà còn của các NHTM khác
Cho đến nay, chưa có đề tài nào trực tiếp đề cập tập trung đến vấn đề XHTN các khách hàng cá nhân,
hộ gia đình trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam nói chung, ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Lâm Đồng nói riêng. Vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại
Agribank Lâm Đồng” là có ý nghĩa cấp thiết cả về lý thuyết, và thực tiễn hoạt động ngân hàng.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ đầu thế kỷ 20, trên thế giới đã bắt đầu hình thành các hệ thống XHTD. Từ khi hình thành đến nay,
đã có nhiều phương pháp, mô hình XHTD được xây dựng từ những phương pháp cổ điển đánh giá định tính
đến những phương pháp hiện đại như phương pháp thống kê hay phương pháp vận trù học … Tại Việt Nam,
hệ thống XHTD nội bộ tại các NHTM chỉ mới được sử dụng trong gần 10 năm trở lại đây và do còn tương
đối mới mẻ nên các hệ thống này cần được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện thực tế. Nhận thức

được yêu cầu đó, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành và đưa ra được các tồn tại, hạn chế và giải pháp
giúp hoàn thiện hơn hệ thống XHTD nội bộ ở các NHTM, chẳng hạn như:
+ Đề tài “Xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại
Việt Nam” của tác giả Lê Thị Khoa Nguyên (năm 2005);
+ Đề tài “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng đầu tư
và phát triển Việt Nam” của tác giả Thủy Ngọc Thu (năm 2007);
+ Đề tài “Xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tại NHTM cổ phần Đông Á” của tác giả Lâm Thanh Phi
Quỳnh (năm 2008);
+ Đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm của NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Trường Sinh (năm 2009);
+ Đề tài “Hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Việt
Nam” của tác giả Phan Anh (năm 2011).
2

Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích đối tượng là khách hàng doanh nghiệp,
một số ít phân tích khách hàng cá nhân nhưng chủ yếu đề cập đến các khách hàng vay tiêu dùng, sử dụng thẻ
tín dụng, chưa phân tích sâu đến các khách hàng cá nhân khác và các khách hàng là hộ gia đình (hộ kinh
doanh, hộ nông dân).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa các lý luận cơ bản về XHTD nội bộ.
- Phân tích đánh giá thực trạng của hệ thống, công tác chấm điểm, XHTD nội bộ đối với khách hàng
cá nhân, hộ gia đình tại Agribank Lâm Đồng để rút ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm, XHTD nội bộ
đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Agribank Lâm Đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hệ thống xếp hạng nội bộ và việc thực hiện chấm điểm đối với các khách hàng là
cá nhân, hộ gia đình tại các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Lâm Đồng.
- Thời gian: từ 30/11/2010 đến 30/9/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng đồng bộ, hài hòa các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích số liệu định tính,

phân tích tình huống và phuơng pháp chuyên gia…, trên cơ sở quan điểm biện chứng và lịch sử.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá và kíến nghị hoàn thiện công tác chấm điểm, XHTN đối với khách hàng là cá
nhân và hộ gia đình trong hoạt động tín dụng của Agribank Lâm Đồng.
- Tạo cơ sở để tham khảo và triển khai áp dụng cách thức XHTN các khách hàng cá nhân, hộ gia đình
cho cả hệ thống Agribank, cũng như các ngân hàng thương mại khác.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng và hệ thống XHTD nội bộ.
Chương 2: Thực trạng của hệ thống, công tác chấm điểm XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân,
hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng.
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân, hộ
kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng.
Chương 1: Tổng quan về tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức hoạt động
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với một bên là tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, mà trong đó ngân hàng
giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
1.1.2 Phân loại tín dụng
1.1.2.1. Theo thờ i hạ n:
- Tín dụng ngắn hạn.
- Tín dụng trung hạn.
- Tín dụng dài hạn .
1.1.2.2. Theo mục đích:
3

- Tín dụng bất động sản.
- Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.

- Tín dụng nông nghiệp.
- Tín dụng tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Tín dụng đối với định chế tài chính.
1.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng
- Tín dụng không bảo đảm.
- Tín dụng có bảo đảm.
1.1.2.4. Theo phương thức
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo dự án.
- Cho vay đồng tài trợ.
- Bảo lãnh ngân hàng.
1.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng
1.1.3.1. Chức năng
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
- Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
- Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế.
1.1.3.2. Vai trò
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
- Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
1.1.4 Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.4.1 Khái niệm
Rủi ro trong hoạt động tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất là khả năng khách hàng nhận khoản vốn
vay nhưng không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân
hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn gốc và / hoặc lãi cho ngân hàng

1.1.4.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
a). Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
+ Đối với khách hàng cá nhân
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp
- Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng
b). Nguyên nhân khách quan
- Tình hình kinh tế trong nước
- Tình hình thế giới
1.2 Những vấn đề cơ bản về xếp hạng tín dụng:
4

1.2.1 Khái niệm, tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng đối với rủi ro tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm XHTD:
XHTD hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể
hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
1.2.1.2 Tầm quan trọng của XHTD đối với rủi ro tín dụng
- Kết quả XHTD có thể là cơ sở để quyết định chấp thuận hay từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Kết quả XHTD phản ánh trạng thái nợ của khách hàng theo từng thời kỳ để kịp thời có biện pháp xử
lý.
1.2.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng
- XHTD cá nhân.
- XHTD tổ chức kinh tế.
- XHTD quốc gia.
- XHTD các công cụ đầu tư.
1.2.3 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động tín dụng. XHTD chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo
và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ.

1.2.4 Quy trình xếp hạng tín dụng
- Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin
xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng.
- Bước 2: Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính
và chỉ tiêu phi tài chính.
- Bước 3: Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các
thông tin điều chỉnh được lưu giữ.
1.3. Một số mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Một số mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân trên thế giới
1.3.1.1 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.
1.3.1.2 Mô hình chấm điểm tín dụng FICO.
1.3.2. Các mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Việt Nam:
1.3.2.1 Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier và Dinh Thi Huyen Thanh về mô hình điểm số tín dụng cá nhân
áp dụng cho ngân hàng bán lẻ Việt Nam.
1.3.2.2 Mô hình XHTD tại Sacombank
- Khách hàng cá nhân vay tiêu dùng.
- Khách hàng cá nhân vay kinh doanh.
1.3.2.3 Mô hình XHTD tại ACB
- Khách hàng cá nhân vay tiêu dùng.
- Khách hàng cá nhân vay kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng của hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng
2.1. Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank
2.1.1 Phương pháp xếp hạng
5

Hệ thống XHTD nội bộ của Agribank sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính
(đối với khách hàng tổ chức), chỉ tiêu về nhân thân (đối với khách hàng cá nhân) và chỉ tiêu phi tài chính của
từng khách hàng trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau.
2.1.2 Nguyên tắc chấm điểm

Trong quá trình chấm điểm tín dụng, CBTD sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để chấm
điểm, xếp hạng khách hàng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà CBTD xác định được sau khi phân
tích tiêu chí đó;
- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số;
- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài
chính; thông tin khách hàng hoặc khả năng trả nợ …) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.
2.1.3. Sử dụng kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng
- Quản lý tín dụng toàn hệ thống.
- Quản lý tín dụng tại chi nhánh.
- Phân loại nợ.
- Sử dụng trong xem xét biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khách hàng.
- Chính sách cấp tín dụng.
- Sử dụng trong phân cấp phán quyết cho các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Agribank.
2.1.4 Quy trình thu thập thông tin, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình
2.1.4.1. Tại chi nhánh:
Bước 1: Thu thập thông tin.
Bước 2: Đăng ký thông tin khách hàng trên hệ thống XHTD.
Bước 3: Chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Bước 4: Chấm điểm tài sản bảo đảm.
Bước 5: Phê duyệt.
Bước 6: Lập báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Bước 7: Phê duyệt Báo cáo kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng của chi nhánh.
2.1.4.2. Tại trụ sở chính Agribank:
Bước 8: Kiểm soát kết quả chấm điểm của các chi nhánh.
Bước 9: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
2.1.5. Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank đối với khách hàng cá nhân, hộ gia
đình:
Agribank đã phân chia khách hàng cá nhân, hộ gia đình thành 3 loại hình khách hàng là cá nhân, hộ
kinh doanh, hộ gia đình với tiêu chí để phân biệt cụ thể như sau:

- Hộ nông dân: là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thu nhập thấp và nguồn sống
chủ yếu dựa vào nghề, nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
- Hộ kinh doanh: do một cá nhân, một nhóm người, hộ gia đình làm chủ và có đăng ký kinh doanh.
- Cá nhân: khách hàng cá nhân không thuộc loại hình hộ nông dân, hộ kinh doanh.
2.1.5.1 Mô hình chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng cá nhân
Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng của Agribank đối với khách hàng cá nhân bao gồm 16 chỉ tiêu, được
chia thành 2 nhóm chỉ tiêu chính là thông tin về nhân thân và khả năng trả nợ của người vay.
6

Tổng điểm khách hàng cá nhân = 60% Điểm thông tin về nhân thân + 40% Điểm khả năng trả nợ của
người vay.
2.1.5.2. Mô hình chấm điểm XHTD đối với khách hàng hộ nông dân
Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng của Agribank đối với khách hàng hộ nông dân bao gồm 19 chỉ tiêu,
được chia thành 2 nhóm chỉ tiêu chính là thông tin về nhân thân và khả năng trả nợ của người vay.
Tổng điểm khách hàng hộ nông dân = 60% Điểm thông tin về nhân thân + 40% Điểm khả năng trả nợ
của người vay.
2.1.5.3 Mô hình chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng hộ kinh doanh
Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng của Agribank đối với khách hàng hộ kinh doanh bao gồm 55 chỉ tiêu,
được chia thành 3 nhóm chỉ tiêu chính là thông tin về chủ hộ kinh doanh, thông tin liên quan đến hộ kinh
doanh và phương án kinh doanh của khách hàng.
Tổng điểm khách hàng hộ kinh doanh = 15% Điểm thông tin về chủ hộ kinh doanh + 45% Điểm thông
tin liên quan đến hộ kinh doanh + 40% Điểm phương án kinh doanh.
2.1.6 Xếp hạng khách hàng:
Sau khi thực hiện chấm điểm, căn cứ vào điểm tổng hợp thu được khách hàng sẽ được xếp thành 10
hạng khác nhau
2.2 Đánh giá về hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank Lâm Đồng
2.2.1 Kết quả đạt được
2.2.1.1 Kết quả đạt được của hệ thống chấm điểm XHTD của Agribank đối với khách hàng cá nhân
- Hệ thống chấm điểm XHTD đối với khách hàng cá nhân đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng
tại ngân hàng được thực hiện thống nhất.

- Căn cứ vào các mức XHTD, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng sẽ được xây dựng một
cách đồng bộ, rõ ràng và chi tiết.
- Xác định một cách hợp lý và tương đối chính xác lượng tổn thất theo từng loại sản phẩm tín dụng
hoặc lĩnh vực, ngành kinh tế và phân tích được lợi ích mang lại của các loại sản phẩm.
- Hệ thống chấm điểm XHTD của Agribank được xây dựng theo đặc thù hoạt động và chiến lược phát
triển tín dụng của riêng ngân hàng.
- Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống chấm điểm XHTD còn có chức năng hỗ trợ ra
quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp, phân loại nợ …
2.2.1.2 Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Agribank Lâm Đồng
Thực hiện theo đúng chỉ đạo của Agribank về việc chấm điểm cho 100% khách hàng là cá nhân, hộ
gia đình hoàn thành trong quý IV/2010.
Việc chấm điểm, XHTD được Agribank Lâm Đồng tiếp tục duy trì thực hiện ở các quý tiếp theo trong
năm 2011 và 2012.
2.2.2 Những hạn chế tồn tại
2.2.2.1 Hạn chế đối với quy định, bộ chỉ tiêu chấm điểm, XHTD
a) Hạn chế chung đối với quy định, bộ chỉ tiêu chấm điểm, XHTD:
- Các chỉ tiêu định tính thực hiện theo đánh giá của CBTD còn chiếm tỷ lệ và trọng số tương đối lớn,
nhất là đối với khách hàng hộ kinh doanh.
Trong bộ chỉ tiêu đang áp dụng vẫn còn nhiều tiêu chí còn trùng lắp, lặp đi lặp lại.
7

- Nếu áp dụng quy định phân loại khách hàng cá nhân, hộ gia đình của Agribank, khách hàng hộ nông
dân có mức thu nhập trên mức thấp theo quy định sẽ không được xếp vào loại khách hàng nào và do vậy sẽ
không có bộ chỉ tiêu tương ứng để chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
- Kết quả xếp hạng của khách hàng có được cập nhật kịp thời hay không sẽ phụ thuộc vào việc CBTD
có hay không thực hiện việc thu thập thông tin của khách hàng sau khi chấm điểm lần đầu.
b). Hạn chế đối với từng tiêu chí cụ thể:
* Đối với khách hàng cá nhân:
- Số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế vào người vay.
- Bảo hiểm nhân thọ.

* Đối với hộ nông dân:
- Trình độ học vấn.
- Lĩnh vực kinh doanh.
- Quy mô sản xuất kinh doanh.
* Đối với hộ kinh doanh:
- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.
- Lĩnh vực kinh doanh.
- Cách thức tiêu thụ sản phẩm kinh doanh.
- Đối tượng khách hàng của phương án kinh doanh.
- Biên độ biến động giá cả của nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào trong 12 tháng vừa qua.
- Mức độ chắc chắn về khả năng tiêu thụ sản phẩm
2.2.2.2 Hạn chế trong công tác chấm điểm tại Agribank Lâm Đồng
Đến thời điểm 30/9/2012, tại Agribank Lâm Đồng vẫn còn tồn tại 187 khách hàng (chiếm 0,4% tổng
số khách hàng cá nhân, hộ gia đình) chưa thực hiện chấm điểm, XHTD.
Trong tổng số 46.850 khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã được chấm điểm, XHTD tại thời điểm
30/9/2012 có đến 16.735 khách hàng không chấm điểm đúng với loại khách hàng thực tế.
Ngoài ra, kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng tại Agribank Lâm Đồng chưa phán ảnh một cách
chính xác rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân, hộ gia đình và chưa phù hợp với thực trạng của các khoản
nợ.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại
Thứ nhất, hệ thống chấm điểm, XHTD của Agribank chỉ mới được triển khai trong năm 2010.
Thứ hai, ý thức chấm điểm, XHTD của CBTD còn chưa cao.
Thứ ba, việc kiểm tra kiểm soát công tác chấm điểm, XHTD đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình
chưa được thực hiện một cách sâu sát.
Thứ tư, công tác đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về chấm điểm.
Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ Agribank còn có những nguyên nhân khách quan khác tác
động làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác chấm điểm, XHTD:
Một là, tại Việt Nam chưa có một hệ thống thông tin có thể cung cấp các dữ liệu đa dạng, phong phú,
đầy đủ, chính xác về các cá nhân, hộ gia đình.
Hai là, công tác XHTD tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, nên còn thiếu những công ty XHTD

chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ba là, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình còn nhiều
bất cập.
8


Chương 3: Hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng
3.1. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá
nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank
Kết quả chấm điểm XHTD đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng nói
chung và việc quản lý rủi to tín dụng nói riêng, trực tiếp hỗ trợ ra quyết định tín dụng, áp dụng các chính
sách lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phân loại nợ và quản lý tín dụng thống nhất từ Trụ sở chính đến
các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống Agribank.
Hoàn thiện hệ thống chấm điểm, XHTD nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro
trong quá trình cấp tín dụng và hướng đến tiêu chuẩn quốc tế trong hội nhập ngành ngân hàng.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân tại Agribank Lâm Đồng
3.2.1 Giải pháp đối với ngân hàng
3.2.1.1 Hoàn thiện mô hình chấm điểm, XHTD của Agribank:
a). Rà soát, loại bỏ các tiêu chí không phù hợp, không đánh giá được ảnh hưởng của nó đến khả năng
trả nợ của khách hàng.
b). Thực hiện phân loại để xây dựng nhóm các chỉ tiêu có mối liên hệ, tác động lẫn nhau.
c). Xem xét bổ sung một số các tiêu chí vào bộ chỉ tiêu chấm điểm, XHTD đối với khách hàng cá
nhân, hộ gia đình.
d). Xây dựng các bộ chỉ tiêu phù hợp với các đối tượng khách hàng đặc thù hoặc đối với các đối
tượng khách hàng chưa có bộ chỉ tiêu chấm điểm theo quy định của Agribank thời điểm hiện tại.
3.2.1.2. Hoàn thiện công tác chấm điểm XHTD nội bộ tại Agribank Lâm Đổng
Thực hiện rà soát kết quả chấm điểm, XHTD của tất cả các khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức đối với cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của chấm

điểm, XHTD cũng như đào tạo các kiến thức về quy định, quy trình thực hiện chấm điểm, XHTD và các kỹ
năng giao tiếp, khai thác và xử lý các thông tin…
Nâng cao chất lượng thông tin khách hàng.
Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
3.2.1.3. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTD cá nhân, hộ gia đình của Agribank phát huy hiệu
quả.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát khoản vay trước, trong và sau khi
giải ngân.
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của bộ
phận chuyên trách công tác chấm điểm, XHTD.
Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị về vai trò của chấm điểm, XHTD đối với phòng ngừa rủi ro
và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả.
Hoàn thiện chương trình chẩm điểm, XHTD nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác chấm điểm.
Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ,
chính xác, cập nhật thường xuyên phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm, XHTD khách hàng.
3.2.2 Các hỗ trợ khác từ cơ quan chức năng các cấp
9

- Các cơ quan nhà nước như Tổng cục thuế, Bộ Tài Chính: cần phải xây dựng các chuẩn mực kế toán
về tiêu chuẩn để có thể xác định doanh thu, chi phí đối với loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể, hộ
gia đình …
- Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các mô hình chấm điểm, XHTD để các NHTM có thể tham khảo
xây dựng mô hình riêng phù hợp với đặc thù hoạt động hoặc sử dụng để so sánh với các kết quả chấm điểm,
XHTD.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin của Trung tâm thông
tin tín dụng (CIC).





Kết luận
Trước áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh theo các chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh
tế thế giới, các NHTM cần đổi mới toàn diện hoạt động và phát triển các hệ thống quản trị rủi ro. Việc coi
trọng chất lượng XHTD để tăng cường quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban
Basel đối với hoạt động tín dụng đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề ưu tiên mà các NHTM Việt Nam, trong đó có
Agribank Lâm Đồng, phải đặc biệt quan tâm trong thực tiễn kinh doanh của mình.
Một trong số các biện pháp đã được áp dụng là xây dựng hệ thống XHTD nội bộ nhằm đánh giá mức
độ rủi ro, từ đó đưa ra chính sách áp dụng cho từng nhóm và từng khách hàng cụ thể. Tuy đã thu được một số
kết quả đáng ghi nhận, nhưng vì chỉ mới ra đời và áp dụng tại Việt Nam, nên các bất cập phát sinh trong quá
trình chấm điểm, XHTD là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc nhận diện kịp thời các vướng mắc,
tồn tại cần khắc phục và đề xuất huớng xử lý thích hợp là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện và phát huy tốt
vai trò của hệ thống XHTD nội bộ.
Hệ thống XHTD nội bộ của Agribank và mô hình chấm điểm XHTD dành cho đối tượng khách hàng
là cá nhân, hộ nông dân, hộ kinh doanh đang được Agribank Lâm Đồng áp dụng đã góp phần nhất định vào
đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, những kết quả đạt
được, cũng như các hạn chế còn tồn tại trong mô hình, từng tiêu chí, những quy định về chấm điểm và những
hạn chế khác phát sinh trong quá trình thực hiện chấm điểm XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân, hộ
kinh doanh, hộ nông dân đang đặt ra đối với Agribank, đòi hỏi ngân hàng sớm có giải pháp tổng thể hữu hiệu
khắc phuc, trong đó, cần sớm hoàn thiện mô hình chấm điểm, XHTD-nhất là điều chỉnh, bổ xung và hoàn
thiện các tiêu chí chấm điểm; thắt chặt các quy trình kiểm soát nội bộ và giám sát hoạt động giải ngân và sử
dụng vốn vay của các khách vay ; thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết về thông tin và đào tạo, nâng cao
trình độ và trách nhiệm cá nhân để hệ thống XHTD cá nhân, hộ gia đình của Agribank phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như BTC, NHNN các cấp cũng cần tạo điều kiện về pháp lý và hỗ trợ
kỹ thuật cho hoàn thiện và triển khai hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ của Agribank nói riêng, của các
NHTM khác nói chung trong toàn hệ thống /.

×