Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 30 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN ĐỨC LONG







GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH THĂNG LONG







LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG















Hà Nội, 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN ĐỨC LONG







GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH THĂNG LONG
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI







Hà Nội, 2012


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ
VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DNNVV 4
1.1. Khái niệm và vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế 4
1.1.1. Khái niệm DNNVV 4
1.1.2. Vai trò của DNNVV 7
1.2. Khái niệm hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng 10
1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay 10
1.2.2. Chất lượng tín dụng 10
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV trong hoạt
động kinh doanh của NHTM 13
1.3.1. NHTM và hoạt động cho vay của NHTM 13
1.3.2. Chất lượng tín dụng đố i vớ i DNNVV 17
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV 18
1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với
DNNVV 19
1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
theo quy định chung của pháp luật 19
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá của BIDV 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH
NH ĐT & PT THĂNG LONG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV 31
2.1 Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long 31
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam 31
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT
Thăng Long 32
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long. 35
2.2.1. Bối cảnh nền kinh tế năm 2011. 35
2.2.2 Một số kết quả hoạt động chính của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long.
37

2.3 Phân tích chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh Thăng Long 46




2.4 Đánh giá chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long 58
2.4.1 Những kết quả đã đạt được 58
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 59
2.4.2.2. Nguyên nhân của tồn tại 62
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CHI NHÁNH
NHĐT&PT THĂNG LONG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2017. 64
3.1. Định hướng phát triển 64
3.1.1.Định hướng phát triển chung của BIDV 64
3.1.2. Định hướng phát triển chung của NHĐT&PT Thăng Long 64
3.1.3. Định hướng cho vay DNNVV của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long. 66
3.2 Mộ t số giả i phá p 68
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 68
3.2.2. Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho DNNVV 69
3.2.3. Tăng cường công tác Maketing, kênh tiếp cận với DNNVV 70
3.2.4. Hoàn thiện chính sách quản lí rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng 71
3.2.5. Giảm chi phí giao dịch 72
3.2.6. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống công nghệ thông tin của chi
nhánh 73
3.2.7. Nâng cao chất lượng cán bộ 73
3.2.8. Nâng cao khả năng phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long 75
3.3. Một số kiến nghị 77
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước, chính phủ, và các ban ngành có liên quan 77
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và hiệp hội ngân hàng. 83

3.3.3. Kiến nghị với BIDV 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU DỰ KIẾN THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC
1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện đại, các ngân hàng thương mại (NHTM)
ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của các ngành kinh tế khi thực hiện chức năng huy động và cung ứng
nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.Một trong các hoạt động chủ
yếu của ngân hàng thương mại là hoạt động cho vay. Hoạt động này
không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn tạo ra nguồn
lực tài chính cần thiết cho các đơn vị, tổ chức vay vốn mà trong đó,
các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là những khách hàng đầy
tiềm năng.
Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hiện nay nước
ta có khoảng 540.000 DNNVV, chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp
trong cả nước và đang đóng góp khoảng 40% cho tăng trưởng GDP.
Các doanh nghiệp này với ưu thế của mình, đã đóng góp cho sự ổn
định và phát triển kinh tế, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm
cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các địa
phương.
Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long là một trong các đơn vị kinh
doanh thuộc NHĐT&PT Việt Nam hoạt động kinh doanh trên địa bàn
Hà Nội và cũng có nhiều đối tượng khách hàng là DNNVV. Tuy
nhiên, thời gian vừa qua chi nhánh chủ yếu phục vụ các đối tượng

khách hàng lớn và khách hàng cá nhân bằng việc cung cấp các sản
phẩm mang tính truyền thống mà chưa thực sự chú trọng tới khối
DNNVV. Bởi tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển của các
doanh nghiệp này, trong thời gian tới, chi nhánh đang định hướng mở
rộng hoạt động cho vay hướng tới đối tượng khách hàng là các
DNNVV, đi đôi với việc chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và qua thời gian làm công tác tín
dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long, tác giả quyết định chọn
đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh
Thăng Long” nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa tổng kết lý luận, sử
2

dụng cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng
Long.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay cũng có một số cuốn sách và đề tài đề cập tới thực trạng
hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.Cuốn sách "Chính sách tài
chính với phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa" năm
2009 của PGS.TS.Đinh Văn Sơn đề cập tới vai trò về chính sách tài
chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp đối với chính sách tài
chính.Cuốn sách "Cẩm nang điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa" của
TS. Nguyễn Diệp Anh năm 2011 đề cập nhiều vấn đề như chiến lược
kinh doanh, quản lý nhấn sự, quản lý kỹ năng bán hàng và chăm sóc
khách hàng, giúp nâng cao công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Đề tài khoa học cấp Bộ "Thực trạng phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ" của PGS.TS Nguyễn Thế Tràm năm 2008 đã khái
quát được thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như

nhu cầu cần vốn, các chương trình tín dụng trợ giúp doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong giai đoạnhiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và
việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với
các DNNVV.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với các
DNNVV tại Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long trong giai đoạn 2009
- 2011.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long đối với các DNNVV
trong giai đoạn 2012 - 2017.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chủ yếu tập trung nghiên cứu
các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh
NHĐT&PT Thăng Long đối với các DNNVV.
- Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện tại Chi nhánh NHĐT&PT
Thăng Long trong giai đoạn 2009 - 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học
kinh tế chủ yếu, từ phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, cho đến phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh, phương pháp
toán học.Đề tài cũng sử dụng các bảng biểu và biểu đồ minh hoạ, qua
đó rút ra kết luận tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Áp dụng khung lý thuyết vào phân tích thực tế chất lượng tín
dụng của chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long giai đoạn 2009-2011.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long.
7. Bố cục của đề tài
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và việc
nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với
các DNNVV.
Chương 2:Thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh
NHĐT&PT Thăng Long đối với các DNNVV.
Chương 3:Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long đối với các
DNNVV trong giai đoạn 2012 - 2017.

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ VIỆC
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DNNVV
1.1. Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế
4

1.1.1 Khái niệm DNNVV
1.1.1.1. Khái niệm DNNVV
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 quy định:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh
doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ,
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương
tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên)
Cụ thể như sau:
Quy mô



Khu vực
Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
I. Nông,
lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên
10
người
đến 200
người
từ trên 20

tỷ đồng
đến 100 tỷ
đồng
từ trên
200
người
đến 300
người
II. Công
nghiệp và
xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên
10
người
đến 200
người
từ trên 20
tỷ đồng
đến 100 tỷ
đồng
từ trên
200
người
đến 300
người
III.

Thương
mại và
dịch vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên
10
người
đến 50
từ trên 10
tỷ đồng
đến 50 tỷ
đồng
từ trên
50
người
đến 100
5

người
(Nguồn: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định
56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.)
1.1.1.2 Đặc điểm của DNNVV
+ Cần vốn
+ Linh hoạt, dễ điều chỉnh sản xuất
+ Tận dụng các nguồn lực sẵn có
+ Hạn chế về vốn
+ Hạn chế về công nghệ

+ Hạn chế về quản lý
1.1.2 Vai trò của DNNVV
Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, DNNVV có vị trí và
vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, kể cả các nước
có trình độ phát triển cao. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt
như hiện nay, các nước đều hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm huy
động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn phát triển
nhanh hơn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Vị trí, vai trò của
DNNVV đã được khẳng định, thể hiện qua các đặc điểm chủ yếu như
sau:
Thứ nhất, DNNVV góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm và
thu nhập cho người lao động.
Thứ hai, DNNVV có khả năng thu hút vốn tối đa, tận dụng các
nguồn lực xã hội.
Thứ ba, DNNVV đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách
nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ tư, DNNVV tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế
1.2 Khái niệm hoạt động cho vay và chất lƣợng tín dụng
1.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho
các NHTM, tuy nhiên theo những số liệu thống kê đây là lĩnh vực ẩn
chứa nhiều rủi ro nhất trong hoạt động cho của các NHTM. Vậy để
đánh giá được hoạt động cho vay của một ngân hàng có hiệu quả hay
không chúng ta phải tìm hiểu thế nào là hiệu quả cho vay. Hiệu quả
cho vay được hiểu theo đúng nghĩa: Đồng vốn của ngân hàng cho các
6

doanh nghiệp vay phù hợp với khả năng của ngân hàng, phù hợp với
chính sách phát triển kinh tế của địa phương, quan trọng là với đồng
vốn đó doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả,

thu được lợi nhuận và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng cả gốc, lãi
đúng thời hạn đã kí kết.
1.1.3 Chất lượng tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tín dụng
là nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh thu cho ngân hàng, nhưng cũng
là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Hiệu quả hoạt động tín dụng
được thể hiện bởi chất lượng tín dụng.Theo nghĩa rộng chất lượng tín
dụng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Từ khái niệm trên cho thấy chất lượng tín dụng cần được xem
xét trên ba góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Chất lượng tín dụng xét từ góc độ Ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng xét từ góc độ khách hàng
Chất lượng tín dụng xét từ góc độ là nền kinh tế nói chung
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với
DNNVV trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.3.1 NHTM và hoạt động cho vay của NHTM
1.3.1.1 NHTM và các hoạt động chủ yếu của NHTM
Khái niệm NHTM
Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của Hội đồng Nhà
nước Việt Nam xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh
doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi
từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho
vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng, với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng
không ngừng tăng cường mở rộng các danh mục các sản phẩm ngân

hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, sử
dụng nguồn vốn có hiệu quả và thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, về cơ
7

bản chúng ta có thể sắp xếp các hoạt động đó vào một trong ba nhóm
sau:
- Hoạt động huy động tiền gửi.
- Hoạt động tín dụng.
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ.
1.3.1.2 Những quy định pháp lí trong hoạt động cho vay của
NHTM
* Phân loại cho vay của NHTM
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay từng nhóm
dựa trên một số tiêu thức nhất định.Nếu việc phân loại cho vay có cơ
sở khoa học sẽ làm tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp
và nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng.
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay như:
- Phân loại theo thời hạn cho vay có: Ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn.
- Phân loại theo đối tượng cho vay: Cho vay cá nhân, tổ chức
tín dụng
- Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
- Phân loại theo xuất xứ tín dụng
- Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay
- Phân loại theo phương thức hoàn trả ….
* Quy định pháp lí trong cho vay DNNVV
Quy định pháp lí về cho vay DNNVV là các quy định của pháp
luật điều chỉnh các quy định phát sinh giữa các chủ thể (ngân hàng và
khách hàng DNNVV) khi tham gia hoạt động cho vay của ngân
hàng.Các quy định này có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay (về

danh mục và lĩnh vực đầu tư) bởi vì nó quy định nguyên tắc, phạm vi,
quy mô giao dịch trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Các quy định pháp lí trong hoạt động cho vay DNNVV tập trung
vào các vấn đề sau:
+ Nguyên tắc cho vay
+ Điều kiện vay vốn
+ Các quy định về đảm bảo tiền vay
1.3.2 Chất lượng tín dụng DNNVV
8

DNNVV là một loại hình doanh nghiệp, ngoài những đặc điểm
riêng biệt thuộc về DNNVV thì các doanh nghiệp này vẫn mang đầy
đủ các đặc điểm của một doanh nghiệp nói chung. Vì vậy, chất lượng
tín dụng đối với DNNVV cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung
để đánh giá. Tuy nhiên, các DNNVV do có những đặc trưng riêng cho
nên khi áp dụng một khoản tín dụng đối DNNVV thì tuỳ theo loại
hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà xây dựng nên một hệ thống
các chỉ tiêu tổng hợp. Các DNNVV kinh doanh các mặt hàng khác
nhau sẽ có những điểm mạnh hay yếu khác nhau trên thị trường.
Muốn các khoản tín dụng đó có chất lượng thì đối với một doanh
nghiệp hay từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh riêng lẻ nên có
những chỉ tiêu riêng biệt để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói chất lượng tín dụng đối với các DNNVV
cũng tương tự như đối với các đối tượng khác. Tuy nhiên, đối với loại
hình DNNVV, ngân hàng dùng một số biện pháp áp dụng sao cho phù
hợp với loại hình DNNVV để vừa đảm bảo an toàn và chất lượng cho
ngân hàng, đồng thời vẫn đảm bảo sự thoả mãn cũng như đáp ứng nhu
cầu kịp thời của các doanh nghiệp này.
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV
Nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV, thu hút được nhiều

DNNVV đến vay và giao dịch với ngân hàng sẽ đảm bảo tính cạnh
tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác.
Chất lượng tín dụng được nâng cao phản ánh hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng có hiệu quả và thu được
lợi nhuận góp phần tăng trưởng kinh tế, khai thác tối ưu các nguồn lực
kinh tế, tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức
sống của dân cư.
1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng
thƣơng mại đối với DNNVV
1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng
thương mại theo quy định chung của pháp luật
- Chỉ tiêu định tính
9

Một khoản tín dụng được coi là có chất lượng điều trước tiên
phải tuân theo các quy chế, chế độ, thông lệ tín dụng do Ngân hàng
ban hành. Đây là những quy định có tính chất bắt buộc và nó được cụ
thể hoá từ quy trình tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi thu hồi
được cả gốc và lãi. Những quy định này là cơ sở pháp lý để đảm bảo
cho khoản tín dụng được an toàn hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, điều
này cũng thể hiện một cách cơ bản trình độ nghiệp vụ tín dụng.Ngoài
ra, uy tín của ngân hàng cũng quyết định đến chất lượng tín dụng của
ngân hàng.
- Chỉ tiêu định lượng
Bên cạnh các chỉ tiêu định tính, chất lượng tín dụng còn được cụ
thể hoá qua các chỉ tiêu định lượng.Thông qua các chỉ tiêu định lượng
chúng ta mới đánh giá được một cách đúng đắn về chất lượng tín dụng
của một Ngân hàng.
Chỉ tiêu mang tính định lượng bao gồm nhóm chỉ tiêu sau: chỉ
tiêu tổng dư nợ, nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, Nhóm chỉ tiêu

về nợ quá hạn.
1.4.2 Các tiêu chí đánh giá của BIDV
Tiêu chí đánh giá của BIDV dựa trên các nhân tố chủ quan từ
phía ngân hàng như: Chính sách tín dụng, quy mô vốn của ngân hàng,
trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng,
công nghệ ngân hàng, chính sách maketing. Các nhân tố thuộc về phía
DNNVV như:năng lực tài chính, nhu cầu vay vốn, trình độ quản lý,
phương án sử dụng vốn vay. Và các nhân tố mang tính khách quan:
chủ trương chính sách của chính phủ,môi trường kinh tế-chính trị-xã
hội, môi trường quản lý.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH
NH ĐT & PT THĂNG LONG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV
2.1 Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng
Long
Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long là một
trong số 114 chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam. Tiền thân của chi nhánh là một phòng chuyên quản trực
10

thuộc Ngân hàng kiến thiết trung ương theo quyết định số 103/TC-
QĐ-NH ngày 03 tháng 4 năm 1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát,
thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình
cầu Thăng Long. Đến năm 1994, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ra quyết định số 38 NH/QĐ - NH ngày 10 tháng 11 năm 1994
điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và
phát triển Thăng Long, cho phép chi nhánh được chuyển sang hoạt
động như một ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong quá trình tồn tại và phát

triển của Chi nhánh.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT
Thăng Long.
2.2.1. Bối cảnh nền kinh tế năm 2011.
Năm 2011, bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có
những biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước
ta. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ
mô tiềm ẩn rủi ro; các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản
và nợ xấu
NHNN và toàn ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện các giải
pháp, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng
trưởng tín dụng; giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt
động cũng như tình hình thanh khoản của các TCTD
2.2.2 Một số kết quả hoạt động chính của Chi nhánh NHĐT&PT
Thăng Long.
Đơn vị: tỷ đồng
11



BIỂU ĐỒ 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV THĂNG LONG
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)
Năm 2010 tổng số dư huy động vốn của BIDV Thăng Long đạt
3.593 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch cả năm 2010, tăng 434 tỷ đồng so
với năm 2009 (tỷ lệ tăng tương ứng là 13,74%). So sánh với các ngân
hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy nói chung thì con số này là cao hơn
do chi nhánh khác chỉ tăng có 10,5%. Sang năm 2011, tổng nguồn vốn
huy động của ngân hàng là 3.986 tỷ đồng tăng 393 tỷ đồng so với năm
2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 11%. Trong khi các ngân hàng trên
cùng địa bàn chỉ đạt tốc độ tăng 3% - 10% thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn

vốn của chi nhánh đạt tỷ lệ cao.
Hoạt động cho vay
Kết quả hoạt động cho vay của NHĐT&PT Thăng Long được
thể hiện ở bảng sau:
BẢNG 2.2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA BIDV THĂNG LONG:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
12


ST
%
So với năm
2009
ST
%
So với năm
2010
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dƣ nợ
cho vay
2.779

100
3.669
100
890
32,03
2.512
100
-
1.157
-31,53
I. Theo thời
gian










1. Ngắn hạn
2.183
78,5
2.772
75,5
589
27
1.794

71,4
-978
-35,28
2. Trung dài
hạn
596
21,5
897
24,5
301
51
718
28,6
-179
-19,96
II.Theo loại
tiền










1. Cho vay
VNĐ
2.321

83,5
2.866
78
545
23
1.937
77
-929
-32,41
2. Cho vay
ngoại tệ quy
đổi VNĐ
458
16,5
803
22
345
75
575
23
-228
-28,39
III. Theo đối
tượng khách
hàng











1. Dư nợ bán
lẻ
431
15,5
749
20,4
318
74
756
30
7
0,93
2. Dư nợ
TCKT
2.348
84,5
2.920
79,6
572
24
1.756
70
-
1.164
-39,86


(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)

Đơn vị: tỷ đồng
13


BIỂU ĐỒ 2.2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THĂNG LONG
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)

Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ của Chi nhánh có sự
biến động khác nhau qua các năm. Năm 2009, tổng dư nợ cho vay là
2.779 tỷ đồng, năm 2010 dư nợ cho vay là 3.669 tỷ đồng, tăng 890 tỷ
đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng là 32,03%, năm 2011
dư nợ cho vay lại giảm tương đối mạnh là 1.157 tỷ đồng so với năm
2010 tương ứng với tỷ lệ giảm 31,53%. Dư nợ tín dụng năm 2010 của
chi nhánh tăng lên so với 2009 như số liệu ở trên nguyên nhân là do:
- Sang tới năm 2010, Chính phủ thông qua gói kích cầu thứ 2
QĐ số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 tiếp theo quyết định số
131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức,
cá nhân vay vốn tại Ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Theo đó trong
năm 2010 các tổ chức, cá nhân đáp ứng được điều kiện cho vay của
quyết định này sẽ được giảm trừ số tiền lãi bằng 2%/năm tính trên số
tiền vay và thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Chính
nhờ có động lực này nên rất nhiều các tổ chức, cá nhân đã tiếp cận dễ
Dƣ nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng
14

dàng hơn với vốn vay Ngân hàng, qua đó khiến dư nợ tín dụng của

Chi nhánh cũng tăng cao hơn so với bình quân các năm liền kề.
- Chi nhánh đã thực hiện giải ngân cho nhiều khoản vay lớn
cho các khách hàng lớn, đã có quan hệ lâu năm với Ngân hàng như:
Công ty Thực phẩm Miền Bắc, Matexim, Cty CP Đạt Phương
Năm 2011 dư nợ tín dụng giảm mạnh là do:
- Từ cuối 2010 đến đầu năm 2011, Chi nhánh đã phát sinh một
số khoản nợ xấu đã cho vay từ trước đó. Các khách hàng thuộc Tổng
Công ty Xây dựng Thăng Long như: Công ty CP số 4 Thăng Long,
Công ty CP số 6 Thăng Long và một số khách hàng như: Công ty
TNHH Hoa Phát, Khải Hoàn đã không thanh toán được những khoản
nợ đến hạn. Chính điều này đã khiến cho kế hoạch kinh doanh của Chi
nhánh trong năm này có sự thay đổi. Chủ trương của Chi nhánh trong
năm 2011 là tập trung huy động vốn, xử lý thu hồi nợ xấu.
- Chi nhánh cũng thực hiện rà soát lại chính sách khách hàng
và áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo cao hơn cho các khoản dư nợ. Điều
này đã khiến cho một số khách hàng lớn như: Công ty TNHH Thép
Hồng Thanh, Thép Thành Đô không đáp ứng được về quy định TSĐB
của Chi nhánh nên đã tạm dừng vay khiến cho dư nợ tín dụng của Chi
nhánh giảm xuống.
- Tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực
rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu tư tích trữ xi
măng, sắt thép…).

2.2.2.3 Tình hình các hoạt động khác
Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay, BIDV
Thăng Long còn thực hiện các hoạt động khác như: thực hiện các loại
hình bảo lãnh cho các TCKT, hoạt động thanh toán quốc tế và kiều
hối… Các hoạt động thanh toán quốc tế và kiều hối được BIDV
15


Thăng Long ngày càng chú trọng. Hoạt động bảo lãnh luôn đóng góp
một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Phí bảo
lãnh Chi nhánh thu về qua từng năm luôn trên 20 tỷ đồng.
2.2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống BIDV, sự nỗ lực của
toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh BIDV Thăng Long cũng đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH THĂNG LONG
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch thu chi trước DPRR
112
120
133
Trích DPRR trong năm
47
50
61
Lợi nhuận trước thuế
65
70
72
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)
Nhìn vào số liệu ở bảng trên, có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh

vẫn tăng đều qua các năm. Dù mức tăng trưởng là không nhiều nhưng
nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể CBCNV BIDV Thăng
Long trong thời kỳ kinh tế đất nước còn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Do dư nợ vay của một số khách hàng lớn tại chi nhánh từ những năm
trước đã chuyển quá hạn thành nợ xấu từ năm 2010 nên mức trích lập
dự phòng rủi ro của chi nhánh trong 2 năm 2010, 2011 là khá cao.
Năm 2011, dù chi nhánh có chủ trương hạn chế trong hoạt động tín
dụng nhưng lợi nhuận của năm này vẫn đạt cao hơn 2010.
2.3 Phân tích chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh
Thăng Long
2.3.1 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV
2.3.1.1 Quy định chung về cho vay DNVVN của chi nhánh
16

* Nguyên tắc và điều kiện cho vay
+ Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn hợp pháp, đúng mục đích.
- Hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi.
+ Điều kiện vay vốn
- Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp
- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ đúng hạn.
- Không có nợ quá hạn ở các TCTD.
- Có dự án, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có
hiệu quả, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp
với quy định của pháp luật
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo đúng quy
định của Chính Phủ, hướng dẫn của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
và của BIDV .

* Quy trình cho vay
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ quan hệ khách hàng
tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng tín
dụng. Quy trình cho vay được tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Bộ phận QHKH lập tờ trình lên Phó giám đốc phụ
trách QHKH rồi đưa qua phòng Quản lý rủi ro.
- Bước 2: Phòng QLRR tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng,
tài sản đảm bảo.
- Bước 3: Phòng Quản trị tín dụng duyệt giải ngân, lưu trữ hồ sơ
khách hàng.
- Bước 4: Kiểm tra giám sát trong khi vay.
- Bước 5: Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
17

* Chính sách khách hàng
BIDV Thăng Long lựa chọn chiến lược phát triển hoạt động tín
dụng của mình trong thời gian tới với mục tiêu là DNNVV và tầng lớp
dân cư vì các đối tượng này sẵn sang chấp nhận mức lãi suất đủ để bù
đắp chi phí và có lãi hợp lý cho ngân hàng, dư nợ cho vay mỗi khách
hàng không cao nên phân tán được rủi ro, các khoản vay nhỏ dễ thu
xếp tài sản thế chấp, nâng cao độ an toàn cho ngân hàng. Khách hàng
lớn thường có dư nợ vay cao nhưng tỷ lệ tài sản đảm bảo lại không
tương xứng do đó khi nền kinh tế có những biến động bất lợi, hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì ngân hàng sẽ rất
khó hoặc rất mất thời gian để thu hồi nợ gốc, lãi.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ BIDV luôn chú trọng xây dựng
mối quan hệ lâu dài, ổn định cùng phát triển, chú trọng phục vụ dịch
vụ ngân hàng - tài chính trọn gói cho khách hàng, chú trọng các dịch
vụ tư vấn, phục vụ khách hàng ngay từ khi lập dự án đến khi triển khai
dự án. Chính sách khách hàng áp dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ

là tổng hợp các chính sách về lãi suất ưu đãi, khuyến mại… được xây
dựng phù hợp với đặc điểm của nhóm khách hàng này
2.3.1.2 Tình hình hoạt động cho vay đối với DNNVV của BIDV Thăng
Long
Dƣ nợ tín dụng
BẢNG 2.4 :DƯ NỢ KHÁCH HÀNG DNVVN TRONG TỔNG DƯ NỢ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

ST
%
So với
năm 2009
ST
%
So với năm
2010
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dƣ
nợ cho vay
2.779
100

3.669
100
890
32,03
2.512
100
-1.157
-
31,53
18

DNVVN
398
14,32
702
19,1
304
76,38
843
33,56
141
20,09
Đối tượng
khác
2.381
85,68
2.967
80,9
586
24,61

1.669
66,44
-1.298
-
43,75
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong cả 3 năm dư nợ cho vay
DNNVV đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay nhưng lại
có sự tăng dần qua từng năm, được thể hiện rõ nét trong năm 2011 cụ
thể là: Năm 2009 dư nợ cho vay DNVVN là 398 tỷ đồng chiếm
14,32% tổng dư nợ cho vay. Năm 2010 tỷ trọng cho vay DNVVN vẫn
chỉ chiếm có 19,1% nhưng về số tuyệt đối lại tăng khá mạnh với con
số 304 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 76,38%.
Năm 2011 dư nợ cho vay DNNVV đã chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ
khá cao so với các năm trước với 33,56% tổng dư nợ cho vay, tăng lên
141 tỷ đồng so với 2010 với tỷ lệ tăng tương ứng là 20,09%. Dù mức
tăng này so với mức tăng của 2010 là không nhiều nhưng nó vẫn cho
thấy chi nhánh đang thực hiện tốt chính sách phát triển tín dụng của
mình là hướng tới đối tượng DNNVV nhiều hơn. Do năm 2011, chi
nhánh hạn chế hoạt động tín dụng để tập trung xử lý nợ xấu cũng như
đẩy mạnh công tác huy động vốn nên với mức tăng về dư nợ cho vay
DNNVV trong năm này đã cho thấy chi nhánh vẫn đang đi đúng định
hướng chiến lược của mình, khi mà tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV
trong tổng dư nợ vay năm 2011 đã chiếm tới 33.56%.
Qua phân tích các số liệu trên chứng tỏ chi nhánh dù không lấy
phát triển hoạt động tín dụng trong năm 2011 làm trọng tâm nhưng
vẫn có sự quan tâm, phát triển đến đối tượng cho vay là các DNNVV.
Đây sẽ là định hướng phát triển tín dụng của chi nhánh cho những
năm tiếp theo.
BẢNG 2.7: HOẠT ĐỘNG CHO VAY THU NỢ ĐỐI VỚI DNNVV

Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
19

Doanh số cho vay
5.327

7.583

4.756

Doanh số cho vay
DNVVN
758
14,20%

1.592
21%
1.689
35,50%
Doanh số thu nợ
5.500

6.693

5.913

Doanh số thu nợ
DNVVN
710
12,90%
1.288
19,20%
1.548
26,10%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)
Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, chi nhánh thực hiện
tốt việc cho vay, thu nợ đối với DNNVV. Doanh số cho vay đối với
khách hàng là các DNNVV luôn tăng. Với tốc độ tăng 110 %, doanh
số cho vay năm 2010 tăng thêm 834 tỷ đồng so với năm 2009. Doanh
số cho vay trong năm 2010 tăng mạnh hẳn so với năm 2009 là do
trong năm này Chi nhánh đã có sự thay đổi trong chiến lược phát triển
tín dụng với trọng tâm là hướng tới các DNNVV và khách hàng cá
nhân có thu nhập tốt. Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện mở rộng cho
vay đối với nhiều doanh nghiệp nằm trong gói kích cầu của Chính phủ
làm cho doanh số cho vay tăng lên. Đến năm 2011, doanh số cho vay

đạt 1.689 tỷ đồng tăng lên 97 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với
tỷ lệ tăng 6,1%. Nếu so với tốc độ tăng trưởng của năm 2010 ta thấy
rõ ràng tốc độ tăng của 2011 đã giảm sút khá đáng kể. Tuy nhiên mức
giảm sút này không phải do Chi nhánh thiếu quan tâm đến đối tượng
khách hàng DNVVN mà là do năm 2011 Chi nhánh chủ động hạn chế
cho vay theo kế hoạch kinh doanh từ đầu năm. Năm 2011 doanh số cho
vay chung của toàn chi nhánh là 4.756 tỷ đồng, sụt giảm đến 2.827 tỷ
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37,28%. Vì vậy mà doanh số cho vay
DNNVV năm 2011 dù chỉ tăng 6.1% nhưng vẫn cho thấy Chi nhánh
vẫn đang phát triển hoạt động tín dụng theo đúng định hướng chiến
lược đề ra.
Doanh số thu nợ DNNVV tăng đều qua các năm: Năm 2009 con
số này là 710 tỷ đồng, năm 2010 là 1.288 tỷ đồng và năm 2011 là
1.548 tỷ đồng. Đồng thời, tỷ trọng doanh số thu nợ DNNVV trên tổng
doanh số thu nợ toàn chi nhánh cũng tăng đều qua các năm. Tại năm
2009, tỷ trọng doanh số thu nợ DNNVV/tổng doanh số thu nợ là
12,9% thì đến năm 2011 con số này là 26,1%. Những số liệu trên cho
20

thấy chi nhánh vẫn thực hiện cho vay thu nợ đối với khách hàng là
DNNVV khá tốt, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt, không phát sinh
nhiều nợ xấu. Việc thực hiện tốt công tác thu nợ sẽ giúp cho chi nhánh
thực hiện tốt công tác quay vòng vốn có hiệu quả.
Nợ quá hạn cho vay DNNVV.
BẢNG 2.8: NỢ QUÁ HẠN CHO VAY DNNVV
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Dư nợ vay
398
702
843
Nợ quá hạn
35
40
37
- Nợ xấu
17
20
22
Nợ xấu/Dư nợ vay
4,27
2,84
2,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)
Nhìn từ số liệu ở bảng trên, ta thấy nợ xấu của chi nhánh trong cả
3 năm dao động trong khoảng từ 17 – 22 tỷ đồng.Đây không phải là
những con số đáng lo ngại nếu đem so với tổng dư nợ vay DNNVV
của chi nhánh trong cả 3 năm.Điều này cho thấy hoạt động cho vay
DNNVV của chi nhánh đang đạt hiệu quả khá tốt, đi đúng định hướng
đường lối chi nhánh đã đề ra.
2.4 Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT
Thăng Long
2.4.1 Những kết quả đã đạt được
- Doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cho vay đối với
DNNVV trên tổng dư nợ tăng lên liên tục qua các năm
- Chất lượng tín dụng trong những năm qua có xu hướng tăng
trong đó một phần không nhỏ là do chất lượng tín dụng DNNVV ngày

càng được nâng cao thể hiện nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay
DNNVV giảm thấp
- Hoạt động tín dụng hướng tới DNNVV vừa giúp cho chi nhánh
mở rộng đươc thị phần vừa phát triển được những dịch vụ ngân hàng
21

hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Đồng
thời phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân
Tồn tại:
- Hoạt động cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn,
cho vay trung và dài hạn còn rất khiếm tốn. Nếu chi nhánh quản lý
không tốt sẽ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh
nghiệp nếu doanh nghiệp lạm dụng vốn nhất là trường hợp sử dụng
vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.
- Quy định về tỷ lệ tài sản đảm bảo chưa linh hoạt
- Công tác thẩm định chưa tốt. Trong công tác thẩm định, nhân
viên tín dụng có tình trạng chấm điểm “nhẹ” với các chỉ tiêu phi tài
chính, dẫn tới tình trạng điểm phi tài chính khá cao, trong khi điểm tài
chính lại thấp. Một số khách hàng khác khi rất cần vốn đã giả mạo
giấy tờ thế chấp bằng photo công nghệ cao, tạo hồ sơ giả bằng cách
photo công chứng giả để đưa đi thế chấp, sử dụng con dấu giấy tờ của
các doanh nghiệp đã giải thể (móc nối với cán bộ tín dụng) để làm thủ
tục vay rồi lừa đảo. Đây là một nguyên nhân không nhỏ tạo ra nợ xấu
tại chi nhánh trong 3 năm qua.
- Thời gian xử lý giao dịch còn dài.
Nguyên nhân của tồn tại
- Các doanh nghiệp còn khó khăn trong quá trình xin vay do số
lượng giấy tờ còn nhiều, thủ tục còn khá phức tạp.
- Ngân hàng chưa có những hoạt động quảng bá, giới thiệu về

ngân hàng có sức thuyết phục cao với khách hàng.
- Cơ chế đảm bảo tiền vay chặt chẽ, đặc biệt là tài sản đảm bảo
vẫn còn là một rào cản lớn với tín dụng DNNVV.
- Trình độ cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, một số ít cán bộ
còn thiếu kinh nghiệp đánh giá, phân tích phương án vay vốn của
doanh nghiệp, thiếu khả năng phán đoán và có cái nhìn toàn diện về
hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn mà doanh nghiệp
đưa ra, chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực

×