Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

khảo sát văn bản sắc phong thành hoàng ở thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.76 KB, 92 trang )

Khoïa luáûn täút nghiãûp
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Khảo sát sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế là công việc rất quan
trọng trong việc bảo vệ một phần di sản văn hóa dân gian của đất cố đô. Hiện
nay các văn bản sắc phong nói chung và sắc phong Thành hoàng nói riêng đã có
niên đại khá lâu từ vài chục năm cho đến hàng trăm năm, vẫn còn rải rác trong
dân gian. Trên địa bàn thành phố Huế, tùy ý thức của mỗi người dân mà nó được
bảo vệ kỹ hoặc là bị hư hỏng, mất mát. Do vậy việc khảo sát sắc phong ở thành
phố Huế ngoài việc giúp các làng lưu giữ lại hình ảnh và nội dung các bản sắc
phong, đề tài còn đi sâu tìm hiểu nội dung và tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề liên
quan đến Thành hoàng ở vùng Huế như: việc thờ tự, tế lễ, cấp bậc và những vị
khai canh khai khẩn ở các làng.
Cùng với những di sản văn hóa tinh thần của Huế đã được Unesco công
nhận (quần thể kiến trúc cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế), những văn bản
sắc phong Thành hoàng tại thành phố Huế cũng là một nét văn hóa về tinh thần
cần được mọi người, mọi cấp, mọi ngành quan tâm lưu giữ để nó không bị mai
một theo thời gian. Đề tài “khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành
phố Huế ” cũng không nằm ngoài mục đích và ý nghĩa đó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sắc phong nói chung và Sắc phong Thành hoàng nói riêng là đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song những công trình hoặc các bài viết phần
nhiều chú ý đến các diện rộng như: “Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam”,
(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1990) của tác giả Nguyễn Duy Hinh; hay tranh
luận về vấn đề thuật ngữ như: “Thành hoàng hay Thổ thần” đăng trên tạp chí
Huế xưa và nay (2008) của tác giả Trần Đình Hằng; hoặc tìm hiểu thần Thành
hoàng ở một vùng quê khác như: “Thành hoàng Việt ở Quảng Trị” đăng trên tạp
chí Cửa Việt (2005) của tác giả Cái Thị Vượng. Còn ở Huế, các văn bản sắc
phong đã được một số nhà nghiên cứu sưu tầm nhưng hãy còn đang ở dạng tư
liệu, chưa qua xử lý và công bố. Như vậy các công trình nghiên cứu này mới chỉ
trình bày khái quát về tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam nói chung hay một địa


- 1 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
phương nào đó, chứ chưa có một công trình, bài viết nào trình bày đầy đủ về các
thể loại sắc phong, hay tín ngưỡng Thành hoàng ở vùng Huế. Vì vậy đề tài này
có thể được coi là đề tài mới mẻ khi muốn đi sâu khảo sát về các văn bản sắc
phong Thành hoàng ở thành phố Huế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo địa danh hành chính hiện nay, thành phố Huế có khoảng 50 làng.
Và qua điền dã thực tế, chúng tôi nhận thấy có hơn phần nửa số làng bị mất sắc
phong hoặc không có sắc phong Thành hoàng. Vì giới hạn của đề tài nên chúng
tôi đã chọn tám làng tiêu biểu gồm các làng: Nguyệt Biều, Thế Lại Thượng,
Dương Xuân Thượng, An Vân, Dương Xuân, Đốc Sơ, Phú Xuân và Vạn Xuân
để khảo sát. Đây là những làng còn lưu giữ được sắc phong Thành hoàng. Đây
chính là những tư liệu làm đối tượng cho chúng tôi nghiên cứu .
Phạm vi nghiên cứu bao gồm tám làng thuộc thành phố Huế mà chúng tôi
đã khảo sát.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi phải sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Sử dụng phương pháp điền dã.
- Tập hợp, thống kê, phân loại.
- Xác định văn bản học.
- Dịch thuật để tìm hiểu nội dung.
- Vận dụng các phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại, loại suy và các
phương pháp phân tích tổng hợp để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến những vị
thần Thành hoàng hiện được thờ tự tại các làng ở thành phố Huế.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tín ngưỡng Thành hoàng: Nhìn từ sắc phong làng xã vùng Huế.
Chương này chủ yếu giới thiệu về vị trí địa lý hành chính ở thành phố

Huế, nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. Qua đó cũng làm rõ về tiến
- 2 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
trình lịch sử và văn hóa ở vùng Huế. Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến các vấn
đề như: Khái niệm Thành hoàng, tín ngưỡng Thành hoàng và việc thờ thần
Thành hoàng tại thành phố Huế.
Chương 2: Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong Thành hoàng ở
thành phố Huế.
Đây là chương trọng tâm của đề tài. Chương này chúng tôi giới thiệu về
địa lý, lịch sử của các làng đã được đi điền dã như: Nguyệt Biều, Thế Lại
Thượng, Dương Xuân Thượng, An Vân, Dương Xuân, Đốc Sơ, Phú Xuân và
Vạn Xuân. Còn phần trọng tâm là giới thiệu, phiên âm, dịch nghĩa các văn bản
sắc phong Thành hoàng ở các làng mà chúng tôi sưu tầm được.
Chương 3: Nhận xét về hình thức và nội dung các bản sắc phong Thành
hoàng ở thành phố Huế.
Đây là chương kết của đề tài. Chương này chủ yếu đưa ra những lời đánh
giá, nhận xét về hình thức và nội dung của văn bản sắc phong Thành hoàng.
- 3 -
Khoùa luỏỷn tọỳt nghióỷp
NI DUNG
Chng 1:
TN NGNG THNH HONG: NHèN T SC PHONG LNG X
VNG HU.
1.1. Vi nột v v trớ a lý thnh ph Hu
Trc khi i sõu tỡm hiu v v trớ hnh chớnh ca thnh ph Hu, chỳng
tụi mun im qua mt vi nột v tờn ca a danh ny. Vo nm 1885, thc dõn
Phỏp chim kinh ụ Phỳ Xuõn, a danh Hu c dn thay th cho a danh
Phỳ Xuõn. T Hu vit bng ch Latinh xut hin ln u tiờn trong tỏc phm
Voyages et Misson ca giỏm mc Alexandre de Rhodes (1591-1660). Trong
tỏc phm ny, ụng dựng t k Hu ch ni t th ph ca cỏc chỳa Nguyn

ng Trong. Song tờn gi ny ch mt x t, mt vựng vn húa khụng
c minh nh a gii hnh chớnh rừ rng [31, tr 172]. Ngi ta ch hiu
rng: X Hu l t Thun Húa xa v vựng vn húa Hu l khu vc gii hn t
ốo Ngang n ốo Hi Võn. n ngy 20 thỏng 8 nm 1898, vua Thnh Thỏi
chớnh thc ban hnh ch d thnh lp th xó Hu theo phng thc hnh chớnh
phng Tõy. T õy, Hu mi cú a danh hnh chớnh rừ rng c quy nh
bi mt vn bn phỏp quy. Ngy 12 thỏng 12 nm 1929, Ton quyn ụng
Dng by gi ó ra ngh nh nõng Hu t Th xó lờn thnh ph. Nhng n
nm 1956, di thi Ngụ ỡnh Dim, Hu tr li Th xó Hu. Cho n nm
1975, Hu mi tr thnh thnh ph Hu theo h thng hnh chớnh c nc[19,
tr.5]. Thnh ph Hu ngy nay gm 27 phng xó, trong ú cú 24 phng v 3

1
, nm tip giỏp vi cỏc huyn Hng Tr, Phỳ Vang v Hng Thy. Din
tớch ca thnh ph l: 70.99 km
2
vi 335.747 ngi dõn - chim 1.4% v din
tớch nhng chim 29.3% v dõn s ton tnh
2
. i b phn lng mc x Hu
khụng phi l quỏ c xa nhng cng khụng phi hỡnh thnh mun, do ú nú
1
Chỳ thớch:
1
Cỏc phng gm: An Cu, Phỳ Thun, Phỳ Bỡnh, Tõy Lc, Thun Lc, Phỳ Hip,
Phỳ Hu, Thun Ho, Thun Thnh, Phỳ Ho, Phỳ Cỏt, Kim Long, V D, Phng ỳc, Vnh
Ninh, Phỳ Hi, Phỳ Nhun, Xuõn Phỳ, Trng An, Phc Vnh, An ụng, An Tõy, An Hũa,
Hng S v cỏc xó gm: Thu Biu, Hng Long, Thu Xuõn
2 2
Theo Niờn giỏm thng kờ 2007

- 4 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
vừa mang những yếu tố ổn định căn bản lại vừa đầy những yếu tố năng động,
nhạy bén. Vì vậy, khi nói đến văn hóa Huế nói chung phải xét đến sự đóng góp
tích cực, vai trò chủ đạo của văn hóa làng xã.
Với toạ độ địa lý: 107
o
31’45’’-107
o
38’ kinh Ðông và 16
o
30’45’’-16
o
24’ vĩ
Bắc, thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam
của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến
hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích
phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở
Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất , có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối
dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác
trong cả nước. Qua đó cho ta thấy, thành phố Huế có một vị trí rất thuận lợi
trong việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của cả nước.
1.2. Huế trong tiến trình lịch sử, văn hóa dân tộc
1.2.1. Huế trong tiến trình lịch sử
Theo những tư liệu khảo cổ học và địa chất học, các nhà nghiên cứu
phỏng ước rằng từ đầu kỷ Đệ tứ
1
đã có một thời kì biển tiến kéo dài, toàn bộ

vùng đồng bằng Bình Trị Thiên còn chìm ngập dưới đáy đại dương, con người
cư trú dọc theo chân núi, sống chủ yếu bằng săn bắt hái lượm. Rồi do vận động
của nội lực, vỏ đất nâng cao dần lên, nước biển rút đi cách đây khoảng bảy ngàn
năm. Con người rời núi non, tràn xuống chiếm lĩnh vùng đồng bằng. Môi trường
sống đã dễ chịu hơn trước và bước đầu có dấu hiệu văn minh tiến bộ, để lại di
chỉ khảo cổ học Bàu Tró (đông bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) vào khoảng hậu
kỳ thời đại đá mới. Gần đây, những phát hiện khảo cổ học trên đất Thừa Thiên
Huế về văn hóa Sa Huỳnh (di chỉ mộ chum Cồn Ràng – Hương Chữ) và trống
đồng Ô Lâu (Phong Mỹ – Phong Điền) đã góp thêm tư liệu về cư dân thời kì sơ
sử vùng Huế.
Xét trong thư tịch cổ, địa bàn của chúng ta được mang tên Việt Thường
1
Chú thích:
Kỉ Đệ tứ (còn gọi là Kỷ thứ tư) thuộc Đại Tân Sinh, tuổi cách đây 1,8 triệu năm.

- 5 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
qua huyền thoại “chim trĩ trắng”, nhưng đó chỉ là huyền thoại, chưa có chứng cứ
sát thực. Mãi đến cuối đời Tây Hán (206 TCN – 25 SCN), sử sách Trung Quốc
mới bắt đầu ghi vào danh sách Giao Châu thêm tên quận Nhật Nam, gồm 5
huyện Chu Ngô (bắc Quảng Bình), Tỉ Cảnh (nam Quảng Bình), Tây Quyển
(Quảng Trị), Lô Dung (Thừa Thiên Huế), Tượng Lâm (Quảng Nam) với 15400
hộ, 69485 khẩu, chưa bằng nửa quận Cửu Chân (35743 hộ, 166013 khẩu) và chỉ
bằng một phần sáu quận Giao Chỉ (92440 hộ, 746237 khẩu).
Cuối thế kỷ thứ II, năm 190, một người anh hùng bộ lạc Dừa (Narikela
Vams a) ở huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên nổi dậy, tiêu diệt chính quyền đô
hộ, giành lại độc lập, xây dựng thành một quốc gia, Bắc sử ghi tên là Lâm Ấp,
không rõ thủ đô đóng ở đâu. Đến giữa thế kỉ thứ IV, nước này đã tổ chức được
một bộ máy chính quyền hoàn bị, xây dựng xong một lực lượng quân đội hùng
hậu. Năm 349, Phạm Văn (336 - 349), ông vua thứ tư, đem quân ra đánh quận

Nhật Nam, đuổi hết quan lại Trung Quốc, lấy Hoành Sơn làm cương giới phía
Bắc, xây thành Khu Túc để phòng ngự. Vùng đất này được chia thành năm châu,
theo cách gọi của sử ta gồm: Bố Chính, Địa Lí, Ma Linh, Ô, Rí (hay Lý). Mấy
thế kỷ nội thuộc Champa để lại nơi đây nhiều di chỉ, di tích như hệ thống cháp
Chàm, tượng thờ, các loại giếng, mộ chum…
“Sau chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền (938), Champa vẫn luôn ra
cướp phá vùng Thanh Nghệ, có lúc đánh đến tận thủ đô Hoa Lư. Sau khi bị một
đòn phản công nặng của Lê Hoàn (982), người Champa phải bỏ thủ đô
Indrapura (Đồng Dương – Quảng Nam) dời vào Vijaya (Bình Định). Tuy vậy
các vua tiếp theo vẫn tiếp tục các cuộc xâm chiến nước ta, vua Lý Thánh Tông
phải thân chinh (1069), dùng Lý Thường Kiệt làm đại tướng, tiến đánh đến tận
kinh đô Vijaya, bắt quốc vương Chế Củ (Rudravarman III, 1061 – 1074?) đưa về
Thăng Long. Chế Củ xin dâng đất ba châu Bố Chính, Địa Lí, Ma Linh để chuộc
mạng. Năm 1075, Lý Thường Kiệt vào kinh lý đổi tên thành Bố Chính (bắc
Quảng Bình), Lâm Bình (nam Quảng Bình) và Minh Linh (bắc Quảng Trị). Về
sau, lúc vãng Trần, Lâm Bình đổi thành Tây Bình, lập thành một phủ của xứ
Thuận Hóa” [39; tr.45]. Năm 1306, vua Trần Anh Tông (con Trần Nhân Tông,
anh ruột công chúa Huyền Trân) đã gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân vua
Champa để đổi lấy hai châu Ô và Rí (hay Lý). Năm sau, vua Trần cho đổi vùng
- 6 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Hơn ba thế kỷ sau đó
Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều
kiện để hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự
ra đời của thành Hóa Châu khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, có lẽ chỉ tồn
tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa
phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm 1636,
chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình
đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Huế sau này.
Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1688 chúa Nguyễn Phúc Thái lại cho dời phủ chính

đến làng Thụy Lôi và đổi thành Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành
Huế hiện nay. Từ đó, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung
tâm đô thị phát triển của xứ Đằng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712 –
1738), phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ
chính về lại Phú Xuân nhưng xây dựng ở bên tả phủ cũ, tức góc Đông Nam kinh
thành Huế hiện nay.
Sự nguy nga bề thế của đô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát
đã được Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776 và trong Đại
Nam nhất thống chí với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài trên
hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh -
Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xuân là Kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới
thời Tây Sơn (1788-1801), rồi đến Kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ
dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945).
1.2.2. Sự hình thành các làng xã thuộc vùng Huế
Trước khi đi vào giới thiệu về sự hình thành của làng xã vùng Huế chúng
ta cần hiểu “làng” là gì ?. Ở đây “làng” chính là một tập hợp người gồm nhiều
gia đình hợp lại trong một vùng đất nhất định. “Cơ sở để hình thành các làng là
do một số gia đình đã tập hợp lại với nhau để khai thác chung một vùng đất nhất
định, rồi họ tự tổ chức lại để tự vệ, chống sự xâm chiếm của các làng bên cạnh
hay có thể hiểu là để chống lại một thế lực nào đó làm ảnh hưởng đến nền kinh
tế của họ. Trung bình mỗi làng có từ 400 – 500 người, tuy vậy có những làng có
- 7 -
Khoùa luỏỷn tọỳt nghióỷp
ti 5000 dõn v cng cú ni ch cú trờn di 100 dõn [24, tr.817].
S hỡnh thnh cỏc lng ngoi vic tp hp ca cỏc h dõn, thỡ cng cú mt
s lng do mt gia ỡnh lp nờn. H khai hoang mt vựng t trung tõm ri m
rng dn ra theo thờ tm n la dõu. V sau con chỏu gia ỡnh y cng lỳc
cng ụng, kt hp vi mt s gia ỡnh khỏc cựng n õy lp nghip cng to
nờn mt lng. Hay c dõn trong lng quỏ ụng ỳc, din tớch canh tỏc khụng cũn
ỏp ng cho cuc sng ca ngi dõn, s cú mt b phn buc phi i tỡm

mt vựng t mi lp nghip, t ú cng hỡnh thnh nờn mt lng mi.
Theo GS Phan i Doón: Lng Vit Nam l mt cng ng dõn c
nụng thụn ngi Vit trờn vựng ng bng sụng Hng, sụng Mó, sụng Lam ó
cú lch s my thiờn niờn k. Quỏ trỡnh phỏt trin liờn tc va ci to t nhiờn,
va chng ngoi xõm v ụ h ca nc ngoi, va vn lờn hn ch ti a
nhng ri ro bóo lt hng nm, lng Vit Nam ó vng chói li nh thộp m vn
linh hot mm do nh nc i h. S hc ó chng minh rng: Trong lch s
Vit Nam ó cú hn nghỡn nm Bc thuc, nc b mt nhng lng khụng mt.
Lng vn c gi vng, phc hi, tỏi lp trờn khp ng bng sụng Hng ri
tỏi sinh trờn di t min Trung v ng bng sụng Cu Long. Nh vy, cỏi gỡ
ó lm cho lng cú sc mnh bn vng v do dai nh th, ú l vn húa lng.
Nn vn húa ny vn tn ti n ngy nay vi s ngng kt m c biu hin
trong li sng, phong tc tp quỏn, kho tng vn húa dõn gian, tớn ngng tụn
giỏo. Vn húa lng cũn cú c mt c s vt cht l ỡnh, chựa, miu, ly tre, bn
nc, cõy aNhng yu t vt th v phi vt th trờn khụng ng n lp, ri
rc m hũa quyn vo nhau, tớch hp li thnh bn sc vn húa lng, lu truyn
t th h trc sang th h sau nh mt dũng chy khụng bao gi dt [12, tr.9].
V mc t chc, lng Vit Nam thi xa c coi nh mt nc thu nh,
trong mi lng u cú mt hi ng tc trng, l nhng ngi i din cho
lng, gii quyt tt c mi vic ni b ca lng. Chớnh quyn ch can thip trong
nhng trng hp m Hi ng ca lng khụng gii quyt c, cn n s can
- 8 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
thiệp của chính quyền, nhưng sự can thiệp đó phải rất khiên cưỡng. Từ đó mới
dân gian mới có câu: “Phép vua thua lệ làng”, còn về phía làng phải có nghĩa vụ
đóng thuế đầy đủ cho nhà nước.
Ngoài ra, hầu hết mỗi làng đều có một cái đình để thờ cúng các vị thần,
những người đã có công che chở, bảo vệ cho dân trong làng, hay là thờ những vị
có công đối với làng. Đình làng còn là nơi tập hợp con dân trong làng trong
những lúc tế lễ, hay giải quyết những việc liên quan đến làng như xét xử những

việc kiện tụng trong làng… “Ở Trung Quốc, những quãng đường gần đô thị,
người ta thường trồng liễu hai bên. Cách năm dặm dựng một ngôi đình nhỏ gọi
là “đoản đình”, cách mười dặm dựng một ngôi đình lớn gọi là “trường đình”. Ở
Việt Nam cũng dựng các đình để vua chúa “vi hành” dừng chân, nên đại tự tại
đình thường ghi: “Thánh cung vạn tuế”. Đình còn là nơi dùng để hội họp việc
làng, nơi đón tiếp quan trên, nơi tập trung đóng góp sưu thuế, hay hội hè các tiết
Xuân Thu. Nhưng sau này người ta còn thờ Thành Hoàng làng, thờ thần, thờ cả
Mẫu ở đình, thành ra ngôi đình ngoài ý nghĩa trung tâm sinh hoạt chính trị - xã
hội – văn hóa, còn là nơi gắn bó với đời sống tâm linh của cộng đồng làng xã.
Nhưng phần lớn đình làng là nơi thờ chung, mang tính hội đồng, cộng đồng.
Nghĩa là trong xã có các đền thờ một số vị thần thì các vị thần ở các đền lẻ tẻ đó,
được mời về thờ chung tại đình. Do vậy ở đình thường thờ thần bằng duệ hiệu,
bát hương đặt trước ngai, hay khám thờ. Sau này một số đình đã tạc tượng thờ
cho thêm phần trang trọng” [33, tr.151].
Về lịch sử các làng ở vùng Thuận Hóa được thành lập muộn hơn so với
các làng ở miền Bắc. Mãi đến thời nhà Trần, vì có sự kiện Huyền Trân công
chúa như đã nói ở trên nên hai châu Ô và châu Rí (Lí) (sau đổi tên thành châu
Thuận và châu Hóa) mới được sát nhập vào nước Đại Việt. Nhưng cho đến năm
1470, vua Lê Thánh Tông cử đại binh đánh chiếm đến Bình Định, vùng đất
Thuận Hóa mới được yên. Nhân dân dồn sức lao động sản xuất, xây dựng cuộc
sống mới, đến giữa thế kỷ XVI làng xóm đã no đủ, yên vui.
- 9 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
Đến lúc chúa Nguyễn lập phủ chính ở bên bờ sông Hương, địa bàn nước
ta mới bắt đầu mở rộng về phía nam. Các làng xã vùng Thuận Hóa đã dần ổn
định và bước sang một giai đoạn phát triển mới.
1.2.3. Văn hóa dân tộc vùng Huế
Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, trải qua một
lịch sử lâu dài hơn 7 thế kỷ (1306 - 2009). “Thời tiền sử, đây từng là địa bàn cư
trú của dân tộc Việt, sau đó mới bị vương quốc Champa chiếm, đến đầu thế kỷ

XIV thì Thuận Hóa nhập vào nước Đại Việt nhờ cuộc hôn nhân của Chế Mân và
Huyền Trân công chúa” [43; tr.55]. Có thể nói văn hóa ở vùng Huế hình thành
muộn hơn so với các tỉnh ở miền Bắc. Nhưng nét văn hóa ấy không mang đậm
dấu ấn của miền Bắc. Lý do là vì khi di cư vào vùng Thuận Hóa, cư dân Việt đã
có sự tiếp xúc với văn hóa Chăm. Sự giao lưu giữa hai nền văn hóa ấy đã tạo
nên một nét văn hóa riêng. Lại thêm những điều kiện mà thiên nhiên ban phát
cho vùng đất này nên đã tạo nên tiếng nói, điệu hò, cách ăn mặc, đi đứng… rất
Huế mà ở miền Bắc không thể có được. Những nét ấy được thể hiện rõ khi cư
dân người Việt đầu tiên vào lập nghiệp ở vùng Thuận Hóa. Chính họ đã chọn
những vùng đất cạnh những con sông với đất đai màu mỡ, phì nhiêu để lập làng
lập xóm như: làng Phước Tích bên dòng Ô Lâu; làng Nguyệt Biều, Kim Long,
Dương Xuân, Long Hồ, Vĩ Dã (Dạ)… nằm hai bên bờ sông Hương. Còn những
làng được thành lập muộn hơn vào thời các chúa Nguyễn như làng Đốc Sơ,
Dương Xuân, Lễ Khê, Vạn Xuân… đều nằm bên sông Hộ Thành. Như vậy, từ
những đặc điểm đó, ta thấy văn hóa vùng Huế thường gắn liền với nông nghiệp,
với những vùng sông nước. Từ những đặc điểm địa hình đó đã hình thành lên
lối sống, lối sinh hoạt có tính chất riêng, mặc dù những ảnh hưởng văn hóa từ
miền Bắc vẫn còn nhưng nó không sâu đậm. Việc thờ cúng các vị thần ở Huế
(thần Thiên Y A Na, Nhị vị Thái Tử…) thì miền Bắc không có. Ở Huế thờ các
vị thần này vì những vị thần đó có nguồn gốc từ văn hóa Champa, mà văn hóa
Champa chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở vùng Thuận Hóa trở vào miền Nam. Ví như ở
Huế cũng có tục “cúng đất” mà tục này lại không có ở miền Bắc. Tiếng nói của
người Huế cũng rất khác so với miền Bắc, văn hóa ẩm thực ở Huế cũng có
- 10 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
những dấu ấn rất riêng.
Từ những điều khảo sát trên, chúng ta thấy mặc dù cư dân Việt từ miền
Bắc di cư vào mang theo những nét văn hóa Việt, nhưng khi tiếp xúc với cư dân
Champa, với văn hóa Champa thì đã có sự pha trộn lẫn nhau, tạo nên sự hài hòa
giữa hai nền văn hóa lớn, để những điểm văn hóa chung đó tạo nên một văn hóa

Huế rất riêng.
1.3. Tín ngưỡng Thành hoàng và việc thờ thần Thành hoàng ở thành
phố Huế.
1.3.1. Khái niệm về thần Thành hoàng
Theo tác giả Nguyễn Văn Huyên trong Tác phẩm được tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh có viết: Theo những nghiên cứu mới đây, chân dung của Thành
hoàng làng xã Bắc bộ rất phong phú và đa dạng. Trong diễn trình lịch sử phát
triển làng xã hàng nghìn năm, dấu ấn mở đất lập làng gắn liền với các bậc khai
canh khai khẩn đã trở nên quá xa và dần ổn định mang tính biểu tượng, tích hợp
thành tín ngưỡng Thành hoàng. Đó có thể là những thiên thần (Tản Viên, Phù
Đổng), những nhân vật lịch sử có công lớn với đất nước (Lý Ông Trọng, Phạm
Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo…) và có khi, lại là một người đang sống, một ông
quan to, hay một nhân vật có thế lực, đã có công với làng và được dân làng
“thẳng tay” thay thế cho vị thần Thành hoàng cũ đã không che chở được cho họ.
Một vài làng có những thay đổi vị thần Thành hoàng là vì những nguyên do
giống như vậy. Có những trường hợp sau khi có những vị thần khải huyền bí
báo cho họ biết các trường hợp vắng mặt, bỏ đi, bội phản của thần đang ngự trị,
họ trịnh trọng xua đuổi các vị thần đó và thêm vào đấy một thần khác [24;
tr.847]. Trong tác phẩm Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, tác giả
Nguyễn Từ Chi đã giải thích nghĩa của chữ Thành hoàng như sau: “Khái niệm
gốc Trung Hoa hai chữ Thành hoàng là chỉ vị thần trấn ở thành (thành) và hào
(hoàng), những kiến trúc phòng ngự bao quanh một trung tâm chính trị, quân sự
thời cổ. Cũng như bao khái niệm khác, Thành hoàng khi từ đất người chuyển
qua đất Việt, đã dần dần trút bỏ nội dung cũ để mang một nội dung mới hoàn
toàn. Tín ngưỡng Thành hoàng trong một xã hội Việt cận đại có nhiều nguồn
gốc phức tạp, trong đó phải kể đến các nguồn gốc bản địa: một vị thần đất, một
- 11 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
nhân vật còn sót lại từ những thần thoại xưa, cũng có thể là linh hồn của những
người đầu tiên đến khai thác một vùng đất đai, hay tổ tiên của một dòng họ lớn ở

địa phương…Từ những tiền đề kể trên, Thành hoàng hẳn còn tiếp thu thêm
nhiều yếu tố mới, kể cả một số nhân vật lịch sử của các triều đại, để chung đúc
nên diện mạo thống nhất của vị thần bảo vệ từng làng xã. Bởi vì nhà nước quân
chủ tập quyền Việt Nam, trong cố gắng trường kỳ nhằm ngày càng vươn tay ra
dài hơn để nắm cho chặt thêm vô vàn những điểm tụ cư của nhân dân, không thể
bỏ qua mà không lợi dụng một hình thái thờ phụng trong đó đã kết tinh lại tất cả
thần thái của làng Việt cổ truyền: Buông rơi nó là mặc cho làng tha hồ sử dụng
một đòn bẩy tinh thần để cường điệu biệt tính địa phương; nắm lấy nó là có
trong tay một lợi khí để đưa vào đầu óc của từng nông dân ở sâu trong làng xóm
những lề lối suy nghĩ phù hợp với quyền lợi của chế độ quân chủ tập quyền” [8;
tr.250].
Như vậy, theo chúng tôi Thành hoàng làng là vị thần ngự trị trong lòng
dân từ nhiều thế kỷ và hầu hết các làng đều có nơi để thờ thần Thành hoàng (có
thể là miếu hoặc đình). Từ cõi tục cuộc sống của con người đầy gian lao vất vả
bởi muôn vàn khó khăn, nhiều khi không thể giải quyết được. Điều đó khiến
người dân trông cậy vào sự âm phù của siêu nhiên và nhất là vị thần mệnh danh
là Thành hoàng làng (bảo vệ cho làng). Vì vậy việc thờ Thành hoàng làng trở
thành tục lệ của mọi cư dân trong Nam, ngoài Bắc, của những vùng quê cũ hay
miền quê mới khai hoang lấn biển, cải tạo rừng hoang. Việc tế lễ “Xuân Thu nhị
kỳ” các vị thần đã được cộng đồng dân cư tâm niệm thờ cúng, việc mở các hội
làng đã thể hiện sự thành tâm của cộng đồng cư dân đối với thần, thánh, đồng
thời là cơ hội gặp mặt của bà con họ hàng. Do vậy giữa mái đình và người dân
đã có sự gắn bó mật thiết và gần gũi. Tóm lại thần Thành hoàng là một vị thần
làm chủ trong một vùng đất nhất định và có nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho con
dân trong vùng đó.
Cho nên thông qua một sức mạnh vô hình là Thành hoàng, chế độ quân chủ
tập quyền đã “lợi dụng” nó để biến thành một sợi dây vô hình ràng buộc người dân
phải tuân theo lề thói của chính quyền, nhằm phục vụ lợi ích cho chế độ.
1.3.2. Tính chất của các vị thần Thành hoàng
- 12 -

Khoïa luáûn täút nghiãûp
Thần Thành hoàng thường có những nguồn gốc khác nhau, với những lai
lịch hay truyền thuyết cũng khác, điều này phụ thuộc vào diễn biến lịch sử của
mỗi địa phương. Nhưng tựu chung lại thần Thành hoàng được phân làm ba loại
bao gồm: Thành hoàng là Thiên thần, Thành hoàng là Nhiên thần và Thành
hoàng là Nhân thần.
- Tập hợp thần Thành hoàng có nguồn gốc từ Thiên thần: Như các vị thần
Thiên Y A Na (là Thành hoàng làng Hải Cát, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế), Thần Tản Viên hay Phù Đổng (chủ yếu được thờ ở miền Bắc).
- Tập hợp thần Thành hoàng có nguồn gốc từ Nhiên thần: Đây là loại
nhiều nhất như thần Sông, thần Núi, thần Cây, thần Sấm Sét, thần Đá…Trong
các vị thần mà người dân thờ tự thì thờ cúng Thành hoàng được coi là quan
trọng nhất, dù các vị Thành hoàng là nhân vật siêu nhiên, huyền thoại nhưng khi
đã được người dân tôn sùng thì đó là sự phản ánh những quan niệm về tư tưởng,
nguyện vọng, ước muốn và tình cảm của con người trong cuộc đấu tranh chống
thiên tai địch họa bảo vệ cuộc sống yên bình [50; tr.89].
- Tập hợp Thành hoàng có nguồn gốc từ Nhân thần: Thành hoàng là Nhân
thần đều có gốc tích, lai lịch rõ ràng, việc làm của thần là những hành động
nghĩa cử của một con người bằng xương bằng thịt và các cống hiến của thần đều
có liên quan ít nhiều đến lịch sử dân tộc. Các vị như Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn (của triều Trần), có thể là các vị khai canh, khai khẩn được dân làng
tôn lên làm thần Thành hoàng. Ở làng Dương Xuân (phường Hương Sơ) có một
vị họ Ngô được tôn lên làm Thành hoàng làng, nay vẫn còn mộ; hay làng Thế
Lại thượng có ngài họ Hồ mà theo tập truyền thì đây là vị khai canh của làng, về
sau cũng được tôn làm thần Thành hoàng.
Theo tác giả Thích Viên Thành và Nguyễn Tá Nhí trong tác phẩm Văn
Khấn Nôm truyền thống lại cho rằng: Ngoài Thành hoàng là Thiên thần và
Thành hoàng là Nhân thần còn có Thành hoàng là “Sơn thần và Thủy thần” [35,
tr.96]. Nhưng theo chúng tôi: Thành hoàng là “Sơn thần và Thủy thần” như tác
giả đã đưa ra là đúng nhưng chưa đủ. Vì trong quá trình điền dã thực tế, chúng

tôi bắt gặp rất nhiều sắc phong Thành hoàng phong cho Thổ thần. Như vậy,
không chỉ Thành hoàng là Thủy thần hay Sơn thần mà còn có nhiều vị thần khác
- 13 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
được phong, tùy theo tính chất của từng làng.
Trong triều Nguyễn, các tỉnh đều có miếu thờ Thành hoàng ở gần tỉnh
thành. Ở kinh đô Huế, có miếu Đô thành hoàng ở phường Vệ Quốc, phía tây
trong kinh thành Huế (nay ở đường Trần Nguyên Đán, trong khuôn viên trường
tiểu học Thuận Hòa, thuộc phường Thuận Hòa). “Việc tế thần Thành hoàng này
do nhà nước chủ trương, cứ đến tháng hai, có lệ cử quan võ ra tế. Ngoài dân
gian cũng thế, người dân ở các làng thờ vị Bổn cảnh/ thổ/ xã/ xứ Thành hoàng.
Lại không nên lẫn vị thần Thành hoàng này với vị Thổ thần. Ngoài vị Thành
hoàng, dân ta cũng như dân Trung Hoa còn thờ vị Thổ thần, thần đất này cai
quản đất một làng, một thôn, một phường hay một nhà ở bình thường…Thổ thần
còn gọi là Thổ công: “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”, dân gian vẫn bảo thế.
Không cứ làng xã mà mọi tư gia đều thờ Thổ công, còn Thành hoàng thì chỉ
làng xã trở lên mới thờ” [38, tr.23-33].
1.3.3. Việc thờ thần Thành hoàng ở thành phố Huế
Trong một bài viết của tác giả Trần Đình Hằng ở Tạp chí Huế xưa và nay
có viết: “Nét riêng trong tìm hiểu vấn đề Thành hoàng làng Việt miền Trung
trong tương quan với vấn đề ở miền Bắc, suy cho cùng cũng phát xuất từ chính
đặc trưng lịch sử - văn hóa của một vùng đất non trẻ trên con đường đi về
phương Nam của người Việt. Trong các đối tượng được làng xã thờ tự, thường
phổ biến hiện tượng vinh danh một cách trọng thể bằng việc liệt kê chi tiết từng
tước hiệu được phong tặng qua các triều đại phong kiến đối với các vị thần linh
có hành trạng rõ ràng, gần gũi với đời sống nhân dân. Nhưng với các vị Thành
hoàng lại là một điều đáng lưu ý: ngoài một số rất ít có danh xưng, tước hiệu rõ
ràng, còn lại hầu hết được ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu, qua kết
quả điền dã thực tế từ các nguồn tư liệu, văn tế, bài vị, sắc phong…,là Bổn thổ
Thành hoàng, Bổn cảnh/ xã Thành hoàng. Đó là “những hình tượng biểu

trưng… chẳng khác mấy một địa thần của từng làng” bởi nó hoàn toàn khác với
miền Bắc” [20, tr.50].
Phần lớn làng xã Việt ở đất Bắc do định cư quá lâu dài, thời gian đã làm
phai mờ hình ảnh các vị khai canh nên chỉ còn tồn tại khá bền vững vị thần
- 14 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
Thành hoàng. Thành hoàng ở đàng ngoài không ít chân dung đại diện cho thế
lực triều đình ở làng xã, thường là nhân vật lịch sử có thực hoặc được huyền
thoại hóa; cũng có thể là những người có công với dân làng; hoặc thậm chí là
những đối tượng có quyền lực ảnh hưởng đến sự an nguy cộng đồng. “Vai trò
của các bậc tiền nhân Khai canh Khai khẩn được đặc biệt ghi nhận trong mối
quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa trên một vùng đất mới, có lẽ đó là nguyên
nhân sâu xa cho sự ra đời của tín ngưỡng Thành hoàng “rất miền Trung”. Như
vậy, với một “Bổn Cảnh/ Thổ/ Xứ/ Xã Thành Hoàng” đầy tính phiếm xưng, tồn
tại phổ biến trong đời sống làng xã. Đi kèm với nó, là sự hiện diện của miếu
Thành Hoàng, đương nhiên là quy mô, tính chất vừa phải để nhường chỗ cho
miếu/ tín ngưỡng Khai Canh/ Khai Khẩn, như một nét đặc trưng” [20, tr.51].
Qua khảo sát chúng tôi thấy một số vấn đề khác biệt trong việc thờ thần
Thành hoàng và thần Khai canh ở các làng như sau: Nếu làng gốc có miếu Khai
canh thì ở làng ngọn không có. Ngược lại với miếu thờ Khai canh, miếu Thành
hoàng thì có thể có ở cả hai nơi. Ví như ở làng Dương Xuân khi tách ra làm hai
thì ở làng Dương Xuân thượng có miếu Khai Canh, còn làng Dương Xuân Hạ
lại không; còn miếu Thành hoàng thì ở làng Dương Xuân Thượng có miếu thờ
chính, làng Dương Xuân hạ cũng lập miếu Thành hoàng nhưng chỉ thờ vọng.
Việc này cũng diễn ra tương tự như ở các làng Thế Lại thượng, Thế Lại hạ, An
Vân thượng, An Vân hạ…
Miếu Thành hoàng có quy mô khiêm tốn, tọa lạc trên một vùng “lùm lòi”
rậm rạp ở rẻo đất sát truông rú, thường thì ở cuối làng, đầu làng, có khi miếu
Thành hoàng tọa lạc ở một bên đình làng. Như miếu Thành hoàng làng Nguyệt
Biều nằm ở cuối làng bên mé sông Hương, nơi có rất nhiều cây cổ thụ, tạo nên

một nét linh thiêng, cổ kính, người dân thường gọi đây là Miếu Ông. Miếu Ông
có diện tích chừng 20m
2
, bên trong có các cột gỗ, trên lợp ngói liệt, được xây
tường gạch bao quanh. Còn miếu Thành hoàng làng Đức Bưu thì nằm đối diện
phía bên trái của đình làng, cách chừng 100m. Trước kia đây là vùng thấp trũng,
với những đồng lúa rộng mênh mông, nhưng bây giờ nơi đây đã là những khu
định cư với nhiều nhà cao tầng khiến cho miếu Thành hoàng không còn linh
thiêng như trước. Kiến trúc của miếu được xây bằng gạch và trát vữa, bên trong
- 15 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
không có cột, với diện tích chừng 15m
2
. Miếu Thành hoàng làng Dương Xuân
thì nằm bên trái của đình, miếu rộng chừng 18m
2
thờ Bổn Thổ Thành hoàng
Ngô Đại Tướng Quân Tôn Thần, đặc biệt ở phía sau đình có lăng của ngài Bổn
thổ Thành hoàng Ngô Đại Tướng Quân.
Từ đó cho ta thấy tín ngưỡng Thành hoàng ở miền Bắc khi di chuyển vào
vùng duyên hải miền Trung đã có sự biến đổi do sự pha trộn giữa hai nền văn
hóa Việt – Chăm, đã tạo nên một tín ngưỡng rất miền Trung, mang một nét
riêng làm hài hòa giữa hai nền văn hóa vốn có tính chất khác nhau.
Chương 2:
PHIÊN ÂM, DỊCH NGHĨA CÁC VĂN BẢN SẮC PHONG
- 16 -
Khoùa luỏỷn tọỳt nghióỷp
THNH HONG THNH PH HU
2.1. Sc phong lng An Võn
2.1.1. V trớ a lý v lch s ca lng

Lng An Võn c thnh lp di thi cỏc chỳa Nguyn, thuc tng An
Võn, huyn Hng Tr, nay thuc phng An Hũa, thnh ph Hu.
u i Gia Long, do m rng kinh thnh Hu nờn lng b mt mt phn
t v ó cú mt b phn dõn c lờn thng lu sụng Bch Yn lp thờm lng
An Võn thng, nay thuc xó Hng An, huyn Hng Tr.
Lng nm ngoi gúc tõy bc Kinh thnh Hu, ụng giỏp lng c S,
c Bu, nam giỏp lng An Hũa, bc H thnh h v x Cn Kờ lng Th Li,
bc giỏp c S, tõy giỏp lng An Ninh h.
ỡnh lng xõy dng vo khong th k XIX. Trc ỡnh cú ng lng
chy ngang v h bỏn nguyt cựng vi rung lỳa ca dõn lng. Chớnh in kiu
nh vuụng, mt gian hai chỏi [32, tr.101].
Nay lng cũn lu gi c 19 sc phong ti ỡnh lng, trong ú cú mt
s ó h hng khụng c c, cựng mt bn vn t lng, ngoi ra khụng cũn t
liu gỡ.
2.1.2. Phiờn õm, dch ngha cỏc vn bn sc phong thn Thnh hong
Hin ti lng An Võn cú tt c 6 sc phong Thnh hong, trong ú cú mt
sc phong thi Minh Mng ó b hng hon ton. Cỏc sc phong cũn li ch yu
phong cho cỏc v Thnh hong lng, cú mt s bn hp phong
1
gia thn Thnh
hong v mt s v thn khỏc. Di õy chỳng tụi trớch dch 5 bn sc phong
Thnh hong.
1
Chỳ thớch:
1
Hp phong: Tc l phong cho nhiu v thn trong cựng mt bn sc phong
- 17 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp

















































































































Phiên âm:
Sắc:
An Vân Bảo An Thành Hoàng Chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh
ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng sự. Minh Mạng nhị thập nhất
niên, trực
1
ngã Thánh tổ Nhân hoàng đế ngũ tuần đại khánh tiết, khâm phụng
1
Chú thích:
1
Theo tác giả Lê Nguyễn Lưu trong tác phẩm Văn bản Hán Nôm làng xã Vùng Huế
phiên âm là “trị”. Nhưng các bài dịch tiếp sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cả hai chữ là “trị” và
“trực”.

- 18 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần
hưu, khả gia tặng: Bảo An Chính Trực Thành Hoàng Chi Thần, nhưng chuẩn
hứa Hương Trà huyện An Vân xã y cựu phụng sự. Thần kì tướng hựu bảo ngã lê
dân.
Khâm tai
Thiệu Trị nhị niên thập nhất nguyệt sơ bát nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Thần Bảo An Thành Hoàng xã An Vân giữ nước giúp dân, đã
từng linh ứng, từng được nhờ ban sắc tặng, chuẩn cho phụng thờ. Năm Minh
Mạng thứ 21 (1840), gặp tiết ngũ tuần đại khánh của đức Thánh tổ Nhân hoàng
đế ta, vâng bảo chiếu ra ân, long trọng ghi vào cấp bậc. Đến nay, ứng theo mệnh
sáng, nghĩ tới công lao che chở của Thần, hãy tặng thêm: Bảo An Chính Trực
Thành Hoàng Chi Thần, vẫn chuẩn cho xã An Vân, huyện Hương Trà phụng thờ
như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho nhân dân của ta. Khâm tai !
Thiệu Trị năm thứ hai, ngày 8 tháng 11 (1842)
- 19 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp

































































































Phiên âm:
Sắc chỉ: Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, An Vân xã tòng tiền phụng
sự Quan Thánh Đế Quân; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành
Hoàng Chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc phong chuẩn kì phụng sự. Tự Đức tam
thập nhất niên, chính trị (trực) trẫm Ngũ tuần Đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu
đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi
thân tự điển. Khâm tai

Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật.
Dịch nghĩa:
- 20 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
Sắc chỉ cho: xã An Vân, huyện Hương Trà, trước đây đã phụng thờ Quan
Thánh Đế Quân; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi
Thần. Đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ.
Năm Tự Đức thứ 31 đúng lễ Ngũ tuần Đại khánh của trẫm, đã ban bảo
chiếu, mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng cấp, đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ,
dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự.
Tự Đức năm thứ 33, ngày 24 tháng 11 (1880)
























































































Phiên âm:
Sắc: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi Thần,
hướng lai hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc lưu tự.
Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm Thần hưu, khả gia tặng Dực Bảo Trung
Hưng Chi Thần, nhưng chuẩn hứa Thừa Thiên phủ Hương Trà huyện An Vân xã
- 21 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
y cựu phụng sự. Thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai
Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi
Thần, từ trước đến này đã giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, nên ban tặng sắc
phong để lưu lại. Đến nay, ứng theo mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của
Thần, nên tặng là: Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần, chuẩn cho xã An Vân, huyện
Hương Trà, phủ Thừa Thiên phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ và bảo vệ cho
nhân dân. Khâm tai !
Đồng Khánh năm thứ 2, ngày 1 tháng 7 (1887)































































































Phiên âm:
- 22 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
Sắc chỉ: Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, An Vân xã tòng tiền phụng
sự Dực Bảo Trung Hưng Quan Thánh Đế Quân; Bảo An Chính Trực Hựu Thiện

Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc
phong, chuẩn kì phụng sự. Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo
chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh
nhi thân tự điển. Khâm tai
Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật
Dịch nghĩa:
Sắc chỉ cho: xã An Vân, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên trước đây đã
phụng thờ Dực Bảo Trung Hưng Quan Thánh Đế Quân; Bảo An Chính Trực
Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần, đã từng
được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ.
Duy Tân nguyên niên, đại lễ đăng quang, đã ban bảo chiếu mở rộng ân
huệ, lễ lớn tăng cấp bậc. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ
ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai !
Duy Tân năm thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909)






























































































- 23 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp






蒙 興



Phiên âm:
Sắc:
Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, An Vân xã tòng tiền phụng sự nguyên

tặng: Bảo An Chính Trực Hựu thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành
Hoàng Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc
phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trực, trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh
ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: Tĩnh Hậu Trung Đẳng
Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã An Vân, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên trước đây đã
phụng thờ vị nguyên tặng là: Bảo An Chính Trực Hựu thiện Đôn Ngưng Dực
Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Tôn Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng,
đã từng được ban cấp sắc chỉ, chuẩn cho phụng thờ. Nay đúng dịp trẫm Tứ tuần
Đại khánh, ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch, nâng bậc tăng thêm cho thần là:
Tĩnh Hậu Trung Đẳng Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ để ghi ngày
- 24 -
Khoïa luáûn täút nghiãûp
mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Kính đấy !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
2.2. Sắc phong làng Dương Xuân
2.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử của làng
Làng Dương Xuân ra đời thời các chúa Nguyễn. Theo Phủ biên tạp lục của
Lê Quý Đôn, Dương Xuân là một thôn thuộc tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang [17;
tr.79]. Sau khi kinh thành Huế được xây dựng xong, vào thời Minh Mạng đổi
sang thuộc tổng Phú Xuân, nay thuộc phường Hương Sơ, thành phố Huế. Làng
nằm về phía bắc thành phố Huế, đông giáp làng Thế Lại, tây giáp làng Bao Vinh,
Đức Bưu, nam giáp bắc Hộ thành hà, bắc giáp làng Triều Sơn Tây.
Đình làng được xây dựng vào thế kỷ XIX, không rõ năm, về sau tôn tạo
thêm trụ biểu và sửa chữa nhỏ, khuôn viên chừng 500m
2
, phía trước là cánh

đồng, bên phải của đình có chùa làng Dương Xuân, bên trái thì có miếu Thành
hoàng, bên phải của sân đình có miếu Bà, chính điện được kết cấu một gian hai
chái, nội thất bài trí hương án, khám thờ, lỗ bộ và bức hoành phi đề ba đại tự:
“Phát sinh đình”; có hai nhà tả và hữu vu, mỗi nhà 3 gian lợp mái ngói.
Đặc biệt hiện nay làng có mộ của ngài Thành hoàng họ Ngô, nhưng nay
không còn con cháu họ Ngô ở trong làng, chỉ biết ngày kỵ của ngài Thành hoàng
là 30 tháng 1 âm lịch. Bên cạnh đó cách đình làng chừng 200m về phía tay phải
có ba ngôi mộ (2 ngôi mộ bằng vôi, 1 mộ đất) được dân làng cho là nơi mà Cao
Biền đã yểm long mạch ở đó (?)
1
.
Hiện nay đình còn lưu giữ 10 sắc phong, được bảo quản tốt, ngoài ra
không còn tài liệu gì.
2

2.2.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng
Sắc phong Thành hoàng của làng có tất cả 6 bản từ thời Minh Mạng đến
thời Khải Định. Chúng tôi xin trích dịch tất cả những sắc phong này.
1
Chú thích:
1
Có lẽ vùng đất này do một nguyên nhân nào đó mà dân làng đã gán cho hai ngôi mộ
kia là nơi yểm long mạch của Cao Biền.
2 2
Tài liệu và sắc phong do bác Lê Xuân Tần cung cấp
- 25 -

×