Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tại địa bàn tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.04 KB, 19 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -




NGUYỄN TỐ LOAN








HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG








LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







Đà Lạt – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -




NGUYỄN TỐ LOAN





HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG




Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng

Mã số: 60 34 20



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG




Đà Lạt – 2012


MỤC LỤC

Trang

Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ iii
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: Những vấn đề chung về chi ngân sách Nhà nước và
vai trò của Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý và kiểm soát chi
ngân sách Nhà nước
6
1.1. Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách Nhà nước 6

1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước 6
1.1.1.1 - Khái niệm về ngân sách Nhà nước 6
1.1.1.2 - Khái niệm về thu ngân sách Nhà nước 6
1.1.1.3 - Khái niệm về chi ngân sách Nhà nước 6
1.1.2 - Đặc điểm, nội dung và vai trò của chi ngân sách Nhà nước 7
1.1.2.1 - Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước 7
1.1.2.2 – Nội dung của chi ngân sách Nhà nước 8
1.1.2.3 - Vai trò của chi ngân sách Nhà nước 11
1.1.2.4 - Phân loại chi ngân sách Nhà nước 12
1.1.3 - Mối quan hệ giữa chi ngân sách Nhà nước và cán cân ngân
sách Nhà nước
14
1.2 - Tổng quan về Kho bạc Nhà nước trong hệ thống tài chính của
Việt Nam
15
1.2.1 - Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước 15
1.2.2 - Đặc điểm của Kho bạc Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 19

1.2.3 – Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước 20
1.2.3.1 – Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước 20
1.2.3.2 - Nhiệm vụ quyền hạn của Kho bạc Nhà nước 20
1.3 - Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước
24
1.3.1 - Khái niệm về kiểm soát chi ngân sách và kiểm soát chi ngân
sách qua Kho bạc Nhà nước
24
1.3.2 - Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát chi ngân sách Nhà nước 24
1.3.3 - Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quá trình kiểm soát chi
ngân sách Nhà nước

25
1.3.4 - Nội dung của kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước
27
1.3.5 - Tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước
31
Chương 2: Thực trạng về công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng
33
2.1 - Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng 33
2.1.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN Việt Nam 33
2.1.2 - Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng 35
2.2 - Thực trạng kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua


35
2.2.1 - Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách địa phương
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007-2011
35
2.2.1.1 – Đặc điểm kinh tế xã hội 35
2.2.1.2 – Đặc điểm tài chính – ngân sách địa phương 37
2.2.2 - Thực trạng kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước tỉnh Lâm Đồng
42

2.2.2.1 - Giai đoạn trước khi có Luật Ngân sách Nhà nước ra đời 42
2.2.2.2 - Giai đoạn từ 2004 đến nay 46
2.3 - Đánh giá công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho

bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng
62
2.3.1 - Những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát chi
NSNN tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng
62
2.3.2 - Những tồn tại và nguyên nhân 67
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi
ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng
73
3.1 - Mục tiêu và định hướng hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng
73
3.1.1 - Mục tiêu 73
3.1.2 - Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN tại
tỉnh Lâm Đồng
75
3.2 - Giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
78
3.2.1 - Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 78
3.2.2 - Hoàn thiện các hình thức cấp phát ngân sách Nhà nước 84
3.2.3 - Chi ngân sách Nhà nước theo kết quả đầu ra gắn với khuôn
khổ chi tiêu trung hạn
85
3.2.4 - Kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước
92
3.2.5 - Các biện pháp tăng cường cấp phát ngân sách trực tiếp từ Kho
bạc Nhà nước đến đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ
94

3.2.6 - Cải cách hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách
Nhà nước
96
3.2.6.1 - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện việc kiểm soát chi theo cơ 96

chế một cửa qua Kho bạc Nhà nước
3.2.6.2 - Xây dựng và đẩy nhanh tiến trình công nghệ hóa KBNN 97
3.2.6.3 - Tận dụng tối đa công nghệ thanh toán của nền kinh tế 98
3.2.6.4 - Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức KBNN có phẩm chất và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ
98
3.2.7 – Các giải pháp bổ trợ để thực hiện kiểm soát chi ngân sách
Nhà nước qua KBNN
99
3.2.7.1 - Nâng cao chất lượng dự toán chi ngân sách Nhà nước 99
3.2.7.2 - Kiến nghị hợp lý nhằm hoàn thiện khung pháp lý 100
3.2.7.3 - Các giải pháp bổ trợ khác tại KBNN Lâm Đồng 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106


1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong thực hiện các mục tiêu kinh tế lớn của Chính phủ. Thời gian qua, công tác kiểm soát chi qua KBNN tại
tỉnh Lâm Đồng đã ngăn chặn nhiều nội dung chi sai mục đích, sử dụng ngân sách kém hiệu quả và từ chối
thanh toán nhiều khoản chi chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức với số tiền hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, tình hình sử dụng ngân sách địa phương hiện nay còn nhiều bất hợp lý, tùy tiện, lãng phí, chưa

mang lại hiệu quả như mong đợi, công tác quản lý ngân sách còn nhiều khiếm khuyết.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, từ thực tiễn công tác tại đơn vị mình, tác giả chọn đề tài:
‘‘Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng’’ là thiết
thực trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều đề tài khoa học cấp Bộ về công tác quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà
nước nhưng riêng tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu sâu về kiểm soát chi NSNN qua
KBNN mà hầu hết chỉ nghiên cứu, phân tích dưới góc nhìn của các nhà hoạch định tài chính – ngân sách. Vì
vậy, cần có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm phân tích toàn diện thực trạng của công tác quản lý và kiểm
soát chi ngân sách qua KBNN, xác định những tồn tại và hạn chế để đề ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm
soát chi NSNN qua KBNN đáp ứng yêu cầu cải cách tài chính công và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài được đặt ra là: phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của công
tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước hiện nay, đề xuất một số giải pháp trong công tác kiểm soát chi
NSNN một cách chặt chẽ, hợp lý, đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và đảm bảo cân đối ngân
sách.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Việc chấp hành ngân sách của các ĐVSDNS, của hệ thống KBNN qua công tác kiểm soát chi; thực
trạng và hiệu quả mang lại của chính sách chi NSNN và kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các văn bản luật, các chế độ có liên quan đến công tác quản lý và kiểm
soát chi ngân sách nhà nước, từ đó đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác kiểm soát NSNN qua Kho bạc
Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng chủ yếu: Phương pháp tổng hợp; Phương pháp miêu tả; Phương pháp so sánh; Phương pháp
phân tích định tính.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã đưa ra một số phân tích, đánh giá về thực trạng và hiệu quả mang lại, từ đó đưa ra các

kiến nghị về định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN tại địa bàn tỉnh
Lâm Đồng. Hy vọng rằng luận văn sẽ góp một phần nhỏ cùng với quá trình nghiên cứu và đưa ra các giải
pháp hữu hiệu cho công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
7. Bố cục của luận văn

2
Luận văn gồm 3 chương :
- Chương 1: Những vấn đề chung về chi NSNN và vai trò của KBNN trong việc quản lý và kiểm
soát chi NSNN;
- Chương 2: Thực trạng về công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước tại địa bàn tỉnh
Lâm Đồng;
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước Kho bạc Nhà
nước tại tỉnh Lâm Đồng.























Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHI NSNN

1.1 - Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách Nhà nước
1.1.1 - Khái niệm về ngân sách Nhà nước
1.1.1.1 - Khái niệm về ngân sách Nhà nước
Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2002 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”.
1.1.1.2 - Khái niệm về thu ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế
của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy

3
định của pháp luật
1.1.1.3 - Khái niệm về chi ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà
nước theo những nguyên tắc nhất định, là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào
ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
1.1.2 - Đặc điểm, nội dung và vai trò của chi NSNN
1.1.2.1 - Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước
NSNN luôn gắn chặt với Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung và công, hoạt động thu chi NSNN là
thể hiện các mặt kinh tế - xã hội của Nhà nước, dù dưới hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết
quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước và xã hội được thể hiện ở phạm vi rộng lớn.

1.1.2.3 - Nội dung của chi ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Nội dung chi NSNN
được phân loại theo một cơ cấu phù hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư phát
triển.
1.1.2.4 - Vai trò của chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định
chính trị - xã hội. Là điều kiện vật chất cơ bản để duy trì sự hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, lực
lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước, duy trì trật tự xã
hội; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho yêu cầu phát
triển kinh tế.
1.1.2.1 - Phân loại chi ngân sách Nhà nước
Các tiêu thức phân loại thường được sử dụng là:
Căn cứ vào mục đích, nội dung
Chi tích lũy của NSNN và Chi tiêu dùng của NSNN.
Căn cứ theo tính chất kinh tế
Chi thường xuyên; Chi đầu tư phát triển; Chi trả nợ và viện trợ; và chi dự trữ.
Căn cứ vào tính chất sử dụng
Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất; và chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất;
Căn cứ vào chức năng quản lí Nhà nước
Chi nghiệp vụ; và Chi phát triển.
1.1.3 - Mối quan hệ giữa chi ngân sách Nhà nước và cán cân ngân sách Nhà nước
Liên quan đến chi NSNN và tác động của nó đến cân đối ngân sách, ta đi vào phân tích những vấn
đề sau:
+ Thặng dư ngân sách
+ Thâm hụt ngân sách
Sự chênh lệch giữa các khoản thu lớn hơn khoản chi gây ra tình trạng bội chi NSNN đòi hỏi Nhà
nước phải bằng các biện pháp nhằm cân bằng ngân sách.
1.2 - Tổng quan về Kho bạc Nhà nước trong hệ thống tài chính của Việt Nam
1.2.1 - Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước
 Nha Ngân khố giai đoạn 1945 – 1950: Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL

thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ tài chính.
 Kho bạc Nhà nước thời kỳ 1951 – 1963: Ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số

4
107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính.
 Vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước thời kỳ 1964 – 1989: Ngày 27/7/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ quản lý NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay thế cơ quan
KBNN đặt tại Ngân hàng Quốc gia.
 Kho bạc Nhà nước thời kỳ 1990 đến nay: Ngày 01/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số
07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính.
1.2.2 - Đặc điểm của KBNN trong nền kinh tế thị trường
KBNN là kho ngân quỹ Nhà nước; là công cụ quản lý tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi
ích cộng đồng. KBNN có nhiệm vụ quản lý nguồn lực tài chính tập trung của Quốc gia; kiểm soát việc phân
phối và sử dụng các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác nhằm phục vụ lợi ích của toàn xã
hội.
1.2.3 - Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước
1.2.3.1 - Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước
Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ
khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán Nhà nước; thực hiện việc huy động
vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định
của pháp luật.
1.2.3.2 - Nhiệm vụ quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
Nhiệm vụ quyền hạn của KBNN được quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
1.3 - Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1.3.1 - Khái niệm về kiểm soát chi ngân sách và kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm
tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà

nước quy định.
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi
NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định.
1.3.2 - Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát chi ngân sách Nhà nước
- Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp
phát, thanh toán.
- Hai là, tất cả các cơ quan, ĐVSDNS đều phải mở tài khoản tại KBNN và chịu sự kiểm tra, kiểm
soát của cơ quan tài chính và KBNN.
- Ba là, KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ chứng từ.
- Bốn là, KBNN có quyền tạm đình chỉ hoặc từ chối thanh toán các khoản chi không đúng dự toán
được duyệt; không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức Nhà nước quy định.
- Năm là, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp
ngân sách và mục lục NSNN.
- Sáu là, trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai phải thu hồi
giảm chi.
1.3.3 - Vai trò của KBNN trong quá trình kiểm soát chi NSNN

5
1.3.4 - Nội dung của kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN bao gồm KSC thường xuyên và KSC đầu tư XDCB.
1.3.5 – Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm soát chi NSNN qua BNN
- Thứ nhất, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính và tuân thủ về định mức chi tiêu do nhà nước
quy định của các ĐVSDNS ngày càng tăng lên.
- Thứ hai, con số từ chối thanh toán qua Kho bạc Nhà nước.
- Thứ ba, thông qua việc đánh giá chất lượng hoạt động KSC của hệ thống quản lý và đánh giá chất
lượng hàng năm.
- Thứ tư, là sự giảm xuống của bội chi NSNN.

Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC

NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1 - Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng
2.1.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN Việt Nam
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị
hành chính Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009
2.1.2 - Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng



















Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức KBNN tỉnh Lâm Đồng
Nguồn: KBNN tỉnh Lâm Đồng
2.2 - Thực trạng kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng trong thời
gian qua
2.2.1 - Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách địa phương tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007-

KBNN
TỈNH LÂM ĐỒNG
P.
Tài
vụ
P.
Hành
chính
P.
Tổ
chức
P.
Thanh
tra

P.
Tổng
hợp

P.
Tin
học
P.
KSC
KBNN CÁC
HUYỆN, THỊ XÃ
Tổ kế
toán
Tổ kho
Quỹ

Tổ hành
chính
tổng hợp
Điểm
giao dịch
P.
Kế
toán
NS
NN
P.
Kho
quỹ

6
2011
2.2.1.1 – Đặc điểm kinh tế xã hội
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, nằm trong số 5 tỉnh địa bàn nam Tây Nguyên, có những thuận lợi và
khó khăn sau:
Thuận lợi: Nền kinh tế địa phương đang trên đà phát triển với tốc độ cao, chất lượng tăng trưởng
kinh tế cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm.
Khó khăn: Tuy đã thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, song Lâm Đồng vẫn là tỉnh nghèo, quy mô
kinh tế nhỏ, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiềm năng và lợi thế của tỉnh chưa được phát huy đúng mức.
2.2.1.2 – Đặc điểm tài chính – ngân sách địa phương
+ Đối với thu NSNN:
Kết quả thu NSNN có mức tăng trưởng khá cao nhưng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm
năng của tỉnh.; tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
+ Đối với chi NSNN:
Chi ngân sách địa phương đã có tăng đáng kể trong 5 năm gần đây. Số liệu cụ thể dưới đây cho thấy
tỷ lệ tăng chi ngân sách qua các năm và kết cấu chi ngân sách nhà nước như sau:




Bảng 2.2: Chi NSNN địa phương, 2007-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng chi 3.296.542 3.670.777 4.651.245 7.665.445 7.642.312
1. Chi đầu tư
phát triển

1.041.805 1.127.702 1.403.825 1.609.918 1.816.753
Trong đó: Chi
đầu tư XDCB
385.663 502.331 1.009.571 1.408.141 1.328.436
2. Chi thường
xuyên

1.589.933 1.914.545 2.299.472 2.715.917 3.536.222
Chi quản lý hành
chính
326.845 413.627 496.542 580.204 732.892
Chi SN kinh tế 139.374 165.950 245.945 309.556 329.835
Chi SN xã hội 969.589 1.204.116 1.522.745 1.765.860 2.258.496
Chi giáo dục đào
tạo
393.917 826.023 974.618 1.184.415 1.481.688
Chi y tế 135.144 164.151 261.324 244.740 525.358
Chi đảm bảo xã
hội
82.676 93.572 134.001 184.040 78.122

Chi SN văn hóa
thông tin
18.169 21.777 29.778 34.716 18.235
Chi SN PT truyền
hình
13.752 16.163 16.246 18.084 24.033
Chi SN TD – TT 8.353 9.253 12.181 11.835 18.235
Chi SN KH – CN 9.508 12.092 16.549 17.534 21.400
Chi an ninh quốc
phòng
38.031 45.110 56.338 63.527 69.507
Chi trợ giá các
mặt hàng chính
sách
14.627 15.975 21.711 6.969 21.918
Chi thường
xuyên khác
80.942 130.761 34.240 27.733 102.174

7
3. Nộp NS trung
ương

5.298
507 2.326 1.035 -
4. Chi khác

659.506 628.023 945.622 3.338.575 2.289.337
Nguồn: KBNN tỉnh Lâm Đồng
Từ số liệu trên, kết cấu chi ngân sách của địa phương 5 năm (2007-2011) như sau:

- Tỷ lệ tăng chi ngân sách qua các năm bình quân khoảng 26%.
- Tỷ trọng chi thường xuyên bình quân chiếm 46%/tổng chi NS (so với cả nước là 57%).
- Tỷ trọng chi đầu tư bình quân chiếm 27,5%/tổng chi NS (so với cả nước là 27,2%).
2.2.1 - Thực trạng kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng
2.2.1.1 - Giai đoạn trước khi có Luật Ngân sách Nhà nước ra đời
 Trong công tác chi thường xuyên
Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996: Còn bộc lộ khá nhiều điểm bất hợp lý, cụ thể là: KBNN thực
hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh cấp phát của cơ quan tài chính; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chưa
được phân định cụ thể, rõ ràng.
Giai đoạn từ năm 1997 đến 2003: Cơ chế kiểm soát chi NSNN theo tinh thần Luật NSNN đã góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản chi NSNN. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như:
Việc phân bổ và duyệt dự toán chậm; chất lượng dự toán chưa cao; việc phân bổ kinh phí chưa sát với nhu
cầu thực tế; Định mức chi NSNN còn chưa đồng bộ, còn lạc hậu; Việc phân định phạm vi quyền hạn và
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chưa thật sự rõ ràng; Trình độ cán bộ quản lý tài chính còn hạn chế.
 Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản
Giai đoạn từ năm 1990 đến 1994: Việc thanh, quyết toán vốn đầu tư của NSNN do Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển thực hiện.
Giai đoạn từ năm 1995 đến 1999
Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm quản lý cấp phát vốn đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn
vốn NSNN. Nhìn chung, chính sách quản lý vốn dầu tư của NSNN có nhiều đổi mới quan trọng vì vậy công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
2.2.1 - Giai đoạn từ 2004 đến nay
 Đối với chi thường xuyên
Thực hiện Luật NSNN sửa đổi, dự toán chi thường xuyên của các ĐVSDNS được giao theo 04
nhóm mục chi, qua đó đã giảm bớt các thủ tục hành chính.
 Đối với chi đầu tư XDCB
Công tác thanh toán vốn đầu tư cơ bản dựa trên các hình thức giao nhận thầu đó là: hợp đồng chỉ
định thầu và hợp đồng qua đấu thầu để lựa chọn nhà thầu. Công tác quyết toán vốn đầu tư có những đổi mới
theo hướng tích cực hơn. Tại KBNN Lâm Đồng đã hình thành quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, quy trình kiểm soát vốn đầu tư thuộc xã, thị trấn quản lý.

 Đối với kiểm soát chi theo cơ chế một cửa qua KBNN
KBNN Lâm Đồng đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Qua
đó, các phòng ban chủ động đề xuất xây dựng quy trình phù hợp, bố trí cán bộ, phân công công việc giữa
các phòng, bộ phận nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu khi áp dụng cơ chế một cửa.
2.3 - Đánh giá công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh
Lâm Đồng
2.3.1 - Những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát chi NSNN tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Trong 5 năm qua (2007 – 2011), công tác KSC ngân sách qua KBNN đã đạt được một số kết quả cụ

8
thể sau:
Thứ nhất, đã kịp thời phát hiện những khoản chi không đúng mục đích, đối tượng; có dấu hiệu vi
phạm Luật NSNN; vượt tiêu chuẩn, định mức quy định; không đủ điều kiện cấp phát thanh toán và KBNN
Lâm Đồng đã từ chối thanh toán với số từ chối qua các năm như sau:

Bảng 2.5: Số từ chối thanh toán, chi trả của KBNN, 2007-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Số tiền Số món
Năm 2007 3.162 431
Năm 2008 7.073 720
Năm 2009 4.340 902
Năm 2010 9.122 494
Năm 2011 17.435 672
Tổng cộng 37.970 3.219
Nguồn: KBNN tỉnh Lâm Đồng
-Thứ hai, KBNN Lâm Đồng đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi NSNN của các
ĐVSDNS và các khoản chi đầu tư, đã tạo tính chủ động cho các đơn vị dự toán trong sử dụng kinh phí, hạn
chế tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần.
-Thứ ba, Luật NSNN sửa đổi đã làm đổi mới cơ chế quản lý, cấp phát ngân sách theo hướng giảm
thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động cho các ĐVSDNS, qua đó giúp KBNN kiểm soát chi NSNN được

chặt chẽ, đúng quy trình, quy định.
Đối với công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB và các chương trình mục tiêu quốc gia:
KBNN Lâm Đồng đã chủ tham mưu cho UBND tỉnh và các sở, ban ngành để ghi kế hoạch vốn năm, điều
chỉnh cuối năm được chính xác. Đặc biệt trong thanh toán, KBNN đã áp dụng cơ chế thoáng, giải ngân
trước, kiểm soát sau nên đã đẩy nhanh tiến độ thanh toán, đồng thời, qua kiểm soát đã loại ra khỏi dự toán
nhiều tỷ đồng các khoản sai chế độ, trùng lắp, thừa khối lượng, sai đơn giá… Điều này đã tác động mạnh mẽ
đến chủ đầu tư, các cấp có liên quan, đưa công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư đi vào nề nếp.
-Thứ tư, thông qua báo cáo tồn quỹ NSNN hằng ngày của KBNN Lâm Đồng đã giúp cho cơ quan
tài chính, UBND tỉnh chủ động điều hành ngân sách địa phương.
-Thứ năm, qua kiểm soát chi NSNN, KBNN Lâm Đồng đã phát hiện rất nhiều khoản chi của các
đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã từ chối nhiều tỷ đồng.
-Thứ sáu, qua công tác kiểm soát chi đã góp phần kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng tiền mặt và
ổn định lưu thông tiền tệ.
-Thứ bảy, KBNN đã chủ động cùng với cơ quan tài chính yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách
cắt 10% chi thường xuyên.
 Đối với thực hiện cơ chế một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Qua hơn 3 năm thực hiện, KBNN Lâm Đồng đã đạt được những kết quả nhất định: Thủ tục hành
chính đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan
KBNN được nâng cao. Ý thức trách nhiệm và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của CBCC được nâng
cao.
2.3.2 - Những tồn tại và nguyên nhân
 Đối với chi thường xuyên

9
Việc phân bổ dự toán chưa sát với nhu cầu, hằng năm vẫn điều chỉnh dự toán; Vẫn còn tồn tại một
số phương thức cấp phát khác như cấp bằng lệnh chi tiền của cơ quan tài chính; ghi thu-ghi chi theo lệnh
của cơ quan tài chính; Hệ thống cơ chế, chính sách chưa phù hợp, đồng bộ; Chưa có cơ chế quy định
cụ thể việc xử lý vi phạm của các đơn vị; Tình hình chấp hành Luật NSNN của các ĐVSDNS còn
chưa nghiêm; Việc cải cách hành chính trong công tác KSC vẫn còn một số bất cập gây khó khăn cho cán
bộ làm công tác KSC.

 Đối với kiểm soát chi đầu tư XDCB
Việc quy định tỷ lệ tạm ứng vốn tối thiểu, không quy định mức tỷ lệ tạm ứng tối đa nên có những
mặt tác động tiêu cực như vốn không được sử dụng đúng mục đích vào công trình. Không có quy định tỷ lệ
hoàn tạm ứng bắt buộc làm cho việc thu hồi tạm ứng kéo dài dây dưa, không đẩy nhanh tiến độ thanh toán
khối lượng hoàn thành và thực hiện các nghĩa vụ khác; Cơ chế phối hợp trong kiểm soát chi NSNN chưa
thống nhất; Sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, KBNN chưa đồng bộ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong
công tác quản lý - chi NSNN; Việc đào tạo nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, thông tin cần thiết nhằm bổ
trợ và phục vụ cho công tác kiểm soát chi còn chưa kịp thời.








CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

3.1 - Mục tiêu và định hướng hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước tại tỉnh Lâm Đồng
3.1.1 - Mục tiêu
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an
toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ
máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý
quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ của Chính phủ; tổng kế toán Nhà
nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài
chính Nhà nước.
Nhằm thực hiện tốt mục tiêu trên, mục tiêu cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN tại

KBNN Lâm Đồng:
 Mục tiêu đối với kiểm soát chi thường xuyên chi thường xuyên
Một là, đảm bảo tất cả các khoản chi đều được kiểm soát chặt chẽ qua KBNN.
Hai là, cơ chế kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đủ nhưng đúng đối tượng.
Ba là, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN.
Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công

10
khai và minh bạch.
 Mục tiêu đối với kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
Đẩy nhanh tiến độ vốn giải ngân nhưng vẫn đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội
dung của dự án đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá XDCB hiện hành. Đưa việc quản lý đầu tư
và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo.
3.1.2 - Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN tại tỉnh Lâm Đồng
 Đối với chi thường xuyên:
Thực hiện triệt để phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt; Quản lý cấp phát NSNN theo kết
quả đầu ra; Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán của NSNN, đảm bảo mọi khoản chi của NSNN đều phải
được cấp phát trực tiếp từ KBNN; Nâng cao chất lượng hoạt động KBNN với tư cách là cơ quan quản lý,
điều hành quỹ ngân sách.
 Đối với chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công
tác kiểm soát chi; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm soát; Kiểm soát cam kết chi qua KBNN.
3.2 - Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước
3.2.1 - Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
- Một là, bộ phận kế toán các ĐVSDNS trên địa bàn phải chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của
KBNN cùng cấp.
- Hai là, phân định rõ ràng trách nhiệm của người chuẩn chi, những nội dung người chuẩn chi chịu
sự kiểm soát của KBNN.
- Ba là, tiếp tục cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán NSNN, đảm bảo nguyên tắc mọi khoản chi

NSNN đều phải được cấp phát trực tiếp từ KBNN.
- Bốn là, hạn chế việc điều chỉnh dự toán và kết chuyển nguồn; cương quyết xử lý thu hồi đối với
các trường hợp tạm ứng kéo dài; có biện pháp xử lý hành chính hữu hiệu buộc đơn vị hoàn trả khoán kinh
phí đã tạm ứng nhưng không có hồ sơ thanh toán.
- Năm là, Kho bạc Nhà nước cần tập trung chủ yếu vào một số nội dung chi có nhiều phức tạp, nổi
cộm, như: Chi công tác phí, làm thêm giờ, tiếp khách, sửa chữa tài sản …đối với chi thường xuyên. Đối với
chi đầu tư xây dựng cơ bản: quy định trách nhiệm của chủ đầu tư; Cải tiến quy trình, thủ tục thanh toán; Quy
định tỷ lệ tạm ứng vốn nên quy định tỷ lệ tối thiểu đến tối đa; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính triển
khai thực hiện tốt dự án TABMIS; Tiếp tục hoàn thiện quy trình KSC vốn đầu tư của KBNN; Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra nghiệp vụ; Chuyển nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN từ bộ phận kế toán sang bộ
phận KSC…
3.2.2 - Hoàn thiện các hình thức cấp phát ngân sách Nhà nước
3.2.3 - Chi ngân sách Nhà nước theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Đây là một hình thức cấp phát NSNN tiên tiến mới được áp dụng ở một số nước và đối với một số
khoản chi đặc biệt. Theo phương pháp này, Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng của nguồn kinh
phí NSNN cấp cho các ĐVSDNS nghĩa là quan tâm đến kết quả đầu ra của công việc được cấp có thẩm
quyền giao cho các ĐVSDNS mà không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí được cấp đó.
Phương thức này một mặt nhấn mạnh đến việc trao quyền tự chủ trong việc sử dụng kinh phí ngân sách của
các đơn vị, mặt khác nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình về hiệu quả của việc sử dụng NSNN.
3.2.4 - Kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

11
Là một khâu kiểm soát quan trọng trong chu trình quản lý chi NSNN, giúp hỗ trợ, nâng cao chất
lượng của công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, góp phần chấn chỉnh kỷ luật tài
khóa nhằm hướng tới hình thành một quy trình kiểm soát thanh toán chặt chẽ, an toàn, hiệu quả.
3.2.5 - Các biện pháp tăng cường cấp phát ngân sách trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước đến đơn vị, cá
nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Đổi mới mạnh mẽ phương thức thanh toán, mở rộng việc ứng dụng các hình thức thanh toán tiên
tiến, khoa học như thanh toán điện tử, thẻ tín dụng, đồng thời phải quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán
bằng tiền mặt.

3.2.6 - Cải cách hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước
3.2.6.1 - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện việc kiểm soát chi theo cơ chế một cửa qua Kho bạc Nhà nước

Tiếp tục bám sát Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN và
triển khai ứng dụng có hiệu quả hệ thống quản lý lý chất lượng ISO TCVN 9001:2008, KBNN Lâm Đồng
cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kiểm soát chi theo cơ chế một cửa qua KBNN bằng các giải pháp cụ thể.

3.2.6.2 - Xây dựng và đẩy nhanh tiến trình công nghệ hóa KBNN

Xây dựng kế hoạch các bước triển khai công tác tin học một cách thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ
tin học hóa của ngành KBNN trên cơ sở có sự đồng bộ giữa các cơ quan tài chính, KBNN và các ĐVSDNS.
Các công việc cụ thể đã thực hiện và cần tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy.
3.2.6.3 - Tận dụng tối đa công nghệ thanh toán của nền kinh tế

Đẩy mạnh việc tận dụng tối đa các dịch vụ của hệ thống ngân hàng nhằm giảm thiểu việc sử dụng
tiền mặt trong thanh toán. Có chương trình đào tạo cơ bản và chuyên sâu nhằm trang bị kiến thức về công
nghệ ứng dụng trong thanh toán cho CBCC làm công tác thanh toán điện tử.
3.2.6.4 - Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức KBNN có phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tiếp tục nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ và hiện đại hóa hoạt động kiểm soát chi
NSNN qua KBNN dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa đối với cán
bộ trực tiếp làm công tác KSC của KBNN và những cán bộ này phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất, đạo
đức, lối sống cũng như không ngừng nâng cao trình độ kiến thức và năng lực công tác.
3.2.7 - Các giải pháp bổ trợ để thực hiện kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua KBNN
3.2.7.1 - Nâng cao chất lượng dự toán chi ngân sách Nhà nước

Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng nói riêng và hệ thống KBNN nói chung cần nghiên cứu nhằm góp
phần hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán đã được quy định trong Luật Ngân sách Nhà
nước, nâng cao chất lượng dự toán cũng như hiệu quả kiểm soát chi theo dự toán dựa trên một số nguyên
tắc thực hiện như: Xem dự toán chi NSNN sau khi được Quốc hội phê chuẩn là một đạo luật buộc Chính

phủ, các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt; Dự toán chi NSNN theo mục lục
NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là giới hạn tối đa mà các đơn vị được chi kể cả về tổng mức
chi và cơ cấu chi; KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết
từ chối thanh toán các khoản chi không có trong dự toán được duyệt, không đúng chế độ tiêu chuẩn, định
mức đã được quy định
.

3.2.7.2 - Kiến nghị hợp lý nhằm hoàn thiện khung pháp lý

- Việc hoàn thiện pháp luật về tài chính – ngân sách là điều kiện để sử dụng hiệu quả các công cụ tài
chính trong quản lý vĩ mô nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về tài chính – ngân sách cần được xem xét dưới
hai góc độ: xây dựng động bộ hệ thống Luật và tăng tường tính pháp chế của Luật trong đời sống kinh tế -

12
xã hội. Kiến nghị cụ thể là: Luật NSNN cần có những điều khoản quy định chặt chẽ tính thống nhất và công
khai hóa trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và kịp thời
trong việc ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của các
đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực tài chính – ngân sách; tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm
soát việc thi hành Luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đưa ra các phán quyết đúng đắn
nhất.
3.2.7.3 - Các giải pháp tại bổ trợ khác tại KBNN Lâm Đồng.
- Kho bạc Nhà nước cần trao đổi với các cơ quan như Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các sở ban
ngành khác nhằm nghiên cứu tìm ra các giải pháp để có phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý chi NSNN.

- Cần phân định rõ hơn nữa vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách,
các cơ quan Nhà nước, các ĐVSDNS, cơ quan KBNN và từng cán bộ làm công việc KSC ngân sách Nhà
nước qua KBNN. Bộ máy kiểm soát chi cũng cần gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan
quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Cần có những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm điều chỉnh, sửa đổi các quyết định
quy định về định mức chi tiêu, các cơ chế đã không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương hiện

nay. Ngoài ra cần phải tham mưu cho chính quyền để có sự chỉ đạo thủ trưởng các ĐVSDNS nhất là các
chủ đầu tư phải nâng cao ý thức và tính trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng đồng vốn ngân sách, nếu
phát hiện đơn vị, cá nhân nào sử dụng vốn NSNN lãng phí gây thất thoát, không hiệu quả phải xử lý kỷ luật
nghiêm minh và phạt bồi thường bằng vật chất đối với quyết định sai.
- Cần đề xuất với Bộ Tài chính thành lập tổ quyết toán NSNN liên ngành (gồm cán bộ của các
ngành Tài chính, Kho bạc, Ban kinh tế - xã hội của địa phương). Tổ này hàng năm hoạt động theo thời vụ
(từ khi hết thời gian chỉnh lý đến cuối tháng 03 hàng năm) thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ chi của đơn
vị trước khi trình HĐND cùng cấp phê duyệt quyết toán. Cần có hướng dẫn thật cụ thể quy định rõ nội dung,
đối tượng kiểm soát, các hồ sơ, thủ tục, cơ chế kiểm soát thanh toán phù hợp với cơ chế tự chủ về tài chính.






KẾT LUẬN

Hệ thống Kho bạc Nhà nước là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính, quản lý quỹ NSNN
và quản lý chi tiêu công. Thời gian qua, với vai trò, chức năng của mình, hệ thống KBNN đã thực hiện tốt
công tác kiểm soát chi NSNN, góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả chi tiêu công là
những vấn đề toàn xã hội đang đặt ra.
Riêng đối với tỉnh Lâm Đồng, trong bối cảnh nguồn lực tài chính – ngân sách địa phương có sự giới
hạn nhất định thì vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn NSNN phải được
đặt lên hàng đầu trong quản lý chi tiêu ngân sách. Hiện nay, tình trạng phân bổ vốn địa phương còn dàn trải,
thiếu trọng điểm làm ảnh hưởng đến mục tiêu phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính của Nhà nước, thúc
đẩy phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính - ngân sách hiện
nay còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, quản lý NSNN kém hiệu lực và thiếu hiệu quả,… làm ảnh hưởng

13
không nhỏ đến công tác kiểm soát chi của KBNN Lâm Đồng.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện chương trình cải
cách tổng thể hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ cũng như đáp ứng được yêu cầu
quản lý tài chính tại địa phương, cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN.

×