Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.44 KB, 36 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN THỊ THU HÀ




HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





Đà Lạt, 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN THỊ THU HÀ


HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài Chính và Ngân Hàng
Mã số: 60 34 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ THANH VÂN



Đà Lạt, 2012

TÓM TẮT
Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta tăng
trƣởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã đƣợc tăng lên một cách rõ rệt.
Song, một bộ phận không nhỏ dân cƣ, đặc biệt dân cƣ ở vùng cao, vùng sâu vùng
xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chƣa đảm bảo đƣợc những điều kiện tối thiểu của
cuộc sống. Xoá đói giảm nghèo và hƣớng tới xóa đói giảm nghèo luôn luôn là một
vấn đề thu hút sự quan tâm của chính quyền và xã hội.
Chƣơng trình tín dụng chính sách là một trong những các chƣơng trình thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam. Tuy hiệu quả chính
sách tín dụng của NHCSXH trong những năm qua là rất lớn, song mới chỉ là bƣớc

đầu, vốn đầu tƣ chƣa nhiều còn dàn trải, công tác phối hợp khuyến nông, khuyến
lâm chƣa thật sự hiệu quả. Cơ chế, chính sách trong điều tiết mối quan hệ tín dụng
chính sách và xóa đói giảm nghèo vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập.
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đánh giá tác động chƣơng trình tín
dụng chính sách của Quach, Mullineux & Murinde (2004); Võ Thị Thuý Anh
(2009), nhƣng hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá hiệu quả tác động
của kênh tín dụng này đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Do vậy việc nghiên cứu
đánh giá tác động liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng
hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách là cần thiết và phù
hợp.
Nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý,
các nhà hoạch định chính sách để có những giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện tốt
mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2020: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
ổn định an sinh xã hội và tạo đà phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.

ABSTRACT
In recent years, thanks to the innovation policy, the country's fast growing
economy, the majority of people's lives has increased dramatically. However, a
small part of the population, especially the population in the high, remote areas are
subjected to poverty, ensure the minimum conditions of life. Poverty reduction and
towards poverty reduction is always a problem to attract the attention of the
government and society.
The credit policy is one of the programs target the government's poverty
reduction in Vietnam. Although effective credit policy of BSP in recent years is
very large, but only a first step, not much investment is spread, the coordination of
agricultural, forestry is not really effective. Mechanisms and regulatory policy in
the credit relationship and poverty reduction policies is still fraught with difficulties.
In Vietnam, there were a number of studies assessing the impact of credit
programs and policies of Quach, Mullineux & Murinde (2004); Vo Thi Thuy Anh

(2009), but there is currently no research topic assessment effective impact of this
credit channel for poverty reduction work. Therefore the impact assessment studies
related to bank credit activities of social policy in Lam Dong province, and offer
solutions to improve the efficiency and quality of work for poor credit and policy
objects is necessary and appropriate.
This study is a useful reference for managers and policy makers to take
effective measures to implement the objectives of poverty reduction 2011-2020:
poverty reduction, jobs, social security and stable economic development
momentum in local society.

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1- Tính cấp thiết của đề tài 1
2- Tình hình nghiên cứu 2
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
5- Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6- Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 4
7- Bố cục của luận văn 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 6
1.1. Những vấn đề về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 6
1.1.1. Khái niệm đói nghèo và giảm nghèo 6

1.1.2. Đo lƣờng đói nghèo 7
1.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo đói 10
1.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo 13
1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo 13
1.2.1. Tổng quan về tín dụng 14
1.2.2. Tín dụng đối với ngƣời nghèo 16
1.2.3. Các chiến lƣợc cấp tín dụng cho hộ nghèo 19
1.2.4. Kinh nghiệm một số nƣớc về tín dụng đối với ngƣời nghèo 19
1.2.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách 21
1.3. Tóm tắt chƣơng 1 25

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI
NHCSXH TỈNH LÂM ĐỒNG 26
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH Lâm đồng 26
2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng 26
2.1.2. Thực trạng công tác giảm nghèo tại tỉnh Lâm Đồng 26
2.1.3. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội 28
2.1.4. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Lâm Đồng 29
2.2. Các vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng 42
2.2.1. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế 43
2.2.2. Nguyên nhân tồn tại 47
2.3. Tóm tắt chƣơng 2: 51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 52
3.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Việt Nam và NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2011 - 2020 52
3.1.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 52
3.1.2. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020. 57
3.2. Nhóm giải pháp về phía ngân hàng 58
A. Nhóm giải pháp cơ bản 58

3.2.1. Giải pháp về chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo và việc làm 58
3.2.2. Giải pháp về phía ngân hàng 58
B. Nhóm giải pháp đối với nợ xấu khó có khả năng thu hồi 70
3.3. Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo và việc làm của tỉnh Lâm Đồng 75
3.4. Kiến nghị 77
3.4.1. Đối với Bộ tài chính 77
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 78
3.4.3. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 78
3.4.4. Đối với UBND Tỉnh và UBND cấp huyện 79
3.4.5. Kiến nghị với Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp 80
3.4.6. Kiến nghị với các tổ chức Chính trị – xã hội các cấp 80
3.4.7. Kiến nghị khác 81
3.5. Tóm tắt chƣơng 3 81

KẾT LUẬN 83
I. Những đóng góp của đề tài 83
II. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp 84
Tài liệu tham khảo 86
PHỤ LỤC 89

1
MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng,
nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, tuy nhiên cùng với quá
trình phát triển, bên cạnh sự tăng thu nhập, nâng cao đời sống của số đông dân cư
vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang chịu cảnh nghèo đói, không
đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả tốt mà tín dụng chính sách đạt được còn
có rất nhiều những tồn tại cần khắc phục, khó khăn, rủi ro trong đầu tư, đặc biệt là
vấn đề hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng phục
vụ người nghèo, làm thế nào để nâng cao hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời hộ nghèo thoát khỏi cảnh
nghèo đói là vấn đề nóng nỏng cần được quan tâm và có tầm nhìn chiến lược.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng hoạt động tín dụng chính sách
cũng như từ hoạt động tín dụng thực tiễn của NHCSXH tại Lâm Đồng, tôi chọn đề
tài “Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng” làm luận
văn thạc sĩ kinh tế.
2- Tình hình nghiên cứu
Tuy hiệu quả chính sách tín dụng của NHCSXH trong những năm qua là rất
lớn, song mới chỉ là bước đầu, vốn đầu tư chưa nhiều còn dàn trải, công tác phối
hợp khuyến nông, khuyến lâm chưa thật sự hiệu quả. Cơ chế, chính sách trong điều
tiết mối quan hệ tín dụng chính sách và xóa đói giảm nghèo vẫn còn nảy sinh nhiều
bất cập. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn ỷ lại nhiều vào chính sách…vv,
dẫn đến công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, kinh tế - xã hội phát triển
chậm, khoảng cách chênh lệch với các vùng trong tỉnh khá lớn.
Trong những năm trên địa bàn tỉnh Lâm đồng tỷ lệ hộ nghèo từ 23,4% năm
2006 giảm xuống còn 4,97% vào đầu năm 2011, trong đó có vai trò không nhỏ của
2
kênh tín dụng chính sách. Nhưng hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá
hiệu quả tác động của kênh tín dụng này đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Do
vậy việc nghiên cứu đánh giá tác động liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng đồng thời đưa ra các giải pháp để nâng cao
hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách là cần thiết và phù hợp.
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích luận văn: Nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các
giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và

các đối tượng chính sách khác tại NHCSXH.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản
về Chính sách tín dụng, tín dụng ngân hàng.
Xác định các yếu tố của chương trình tín dụng chính sách ưu đãi tác động đến hộ
nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.
Đánh giá tác động của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
vay vốn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2011.
Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với công tác
xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng.
4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng,
các đối tượng là hộ nghèo được vay vốn từ NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện tín dụng chính sách của NHCSXH
tỉnh Lâm Đồng từ năm 2006 đến 2011.
5- Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp biện chứng duy vật và phương pháp duy vật lịch sử được sử
dụng xuyên suốt trong đề tài làm cơ sở lý luận và phương pháp luận.
- Vận dụng phương pháp thống kê kinh tế kết hợp khảo sát thực tế để thu
thập, tổng hợp và phân tích tài liệu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu.
3
- Các phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp chuyên gia kinh tế được
vận dụng để tìm hiểu, chuyên sâu các nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu so sánh được sử dụng để rút
ra các kết luận khoa học và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng
tín dụng.
6- Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
- Từ việc đánh giá tác động của các chương trình tín dụng chính sách đã triển
khai, ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng như hiệu quả, chất lượng đầu tư của
các chương trình tín dụng ưu đãi mà mình đang được cung cấp.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách

sẽ có cái nhìn chính xác hơn, tổng quát hơn về tác động của hoạt động tín dụng
chính sách đối với công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định an
sinh xã hội và tạo đà phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Luận văn sẽ đi sâu, nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt
động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng để đưa ra những kiến nghị và đề xuất
nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở phục vụ cho việc kiến nghị với NHCSXH cấp
trên xem xét trình Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách hoặc bổ sung thêm các
chương trình tín dụng chính sách đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
- Nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý,
các nhà hoạch định chính sách để có những giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện tốt
mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.
7- Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương.
Chương 1 trình bày về cơ sở lý luận và vai trò của tín dụng chính sách. Chương 2
trình bày về thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại chi nhánh NHCSXH tỉnh
Lâm Đồng. Chương 3 tóm tắt các giải pháp mở rộng tín dụng.

4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA
TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH


Chương 1 đi sâu vào phần cơ sở lý thuyết của đề tài về các vấn đề về xóa đói
giảm nghèo, tín dụng và vai trò của tín dụng đối với người nghèo, đồng thời giới
thiệu một số mô hình nghiên cứu đã thực hiện về lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và tín
dụng đối với người nghèo. Chương này gồm hai phần chính, cụ thể như sau:
1.1. Những vấn đề về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo

1.1.1. Khái niệm đói nghèo và giảm nghèo
* Quan niệm về đói.
* Quan niệm về nghèo.
* Quan niệm về giảm nghèo.
1.1.2. Đo lƣờng đói nghèo
1.1.2.1. Đo lƣờng đói nghèo của thế giới
1.1.2.2. Phƣơng pháp xác định chuẩn đói nghèo ở Việt Nam
Phƣơng pháp của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội
Phƣơng pháp của Tổng cục Thống kê
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo đói
Tình trạng đói nghèo có sự đan xen của nhiều yếu tố cả tất yếu lẫn ngẫu
nhiên, cả chủ quan lẫn khách quan, cả tự nhiên lẫn kinh tế xã hội.
1.1.3. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội
- Vị trí địa lý.
- Đất canh tác.
- Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
- Môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp.
1.1.3.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng
- An ninh, trật tự
5
- Tập quán : như tập quán du canh du cư.
1.1.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, hộ gia đình
- Các yếu tố nhân khẩu
+ Quy mô và cơ cấu hộ gia đình
+ Tỷ lệ người sống phụ thuộc

- Các nhân tố kinh tế
+ Nghề nghiệp và việc làm
+ Cơ cấu chi tiêu


+ Nghèo do thiếu vốn
- Các nhân tố xã hội
+ Nhân tố về giáo dục.
+ Nhân tố liên quan đến sức khỏe.
1.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo
Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: mặc dù kinh
tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình
riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được.
1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo
1.2.1. Tổng quan về tín dụng
1.2.2. Tín dụng đối với ngƣời nghèo
1.2.2.1. Khái niệm tín dụng đối với ngƣời nghèo
1.2.2.2. Vai trò của tín dụng đối với ngƣời nghèo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn
là “chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói.
Ngoài vai trò chung của tín dụng ngân hàng, tín dụng chính sách còn có
những vai trò riêng của nó:
*
Là động lực giúp ngƣời nghèo vƣợt qua nghèo đói

*
Tạo điều kiện cho ngƣời nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt

động kinh tế đƣợc nâng cao hơn

6
* Giúp ngƣời nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trƣờng, có điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng
* Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội.

* Cung ứng vốn cho ngƣời nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới.
1.2.3. Các chiến lƣợc cấp tín dụng cho hộ nghèo
Chiến lược cấp tín dụng cho người nghèo được chia làm 2 loại:
Thứ nhất, chiến lược “bảo vệ” hay “tồn tại”
Thứ hai, chiến lược “thúc đẩy
Đối với NHCSXH Việt Nam, chiến lược cung cấp tín dụng cho người nghèo
được sử dụng là chiến lược “thúc đẩy”.
1.2.4. Kinh nghiệm một số nƣớc về tín dụng đối với ngƣời nghèo:
1.2.4.1. Kinh nghiệm một số nƣớc
1.2.4.2. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam
.

1.2.5
.
Đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách
1.2.5.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng chính sách
1.2.5.2.
Phƣơng pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách
1.2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tác động tín dụng đối với hộ nghèo
Để có thể đánh giá toàn diện về hiệu quả của tín dụng chính sách đối với
người nghèo, phải đánh giá trên cả hai góc độ: (1) trên quan điểm của ngân hàng và
(2) hộ vay vốn.
1.3. Tóm tắt
Nội dung của chương 1 đã nêu lên cơ sở lý thuyết về hai vấn đề chính, (1)
vấn đề về nghèo đói, phương pháp đánh giá nghèo đói và các nguyên nhân dẫn đến
nghèo đói; (2) tín dụng chính sách và vai trò của tín dụng chính sách đối với người
nghèo nói riêng và công tác xóa đói giảm nghèo nói chung. Nội dung chương này
cũng đề cập đến những kinh nghiệm của một số nước về tín dụng đối với người
nghèo, phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách và những
nghiên cứu đã thực hiện, từ đó hình thành nên hướng nghiên cứu cho đề tài.

7
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI
CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH LÂM ĐỒNG
Trong chương 2 này chúng ta đề cập đến dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
sử dụng để xây dựng các giả thuyết và phương pháp đánh giá tác động của chương
trình tín dụng chính sách. Chương này gồm 4 phần chính, nội dung như sau:
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH Lâm đồng
2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng
2.1.2. Thực trạng công tác giảm nghèo tại tỉnh Lâm Đồng
Qua số liệu điều tra năm 2011 ở bảng 2.1, cho chúng ta thấy các nguyên nhân
chính dẫn đến đói nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm đồng.
Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Lâm đồng từ
23,72% với 58.288 hộ năm 2006 đến cuối năm 2011 giảm còn 4,97% với 14.500 hộ
nghèo. Số liệu tổng hợp ở bảng 2.2, bảng 2.3 và hình 2.1, cho chúng ta thấy kết quả
giảm nghèo của tỉnh trong 05 năm từ năm 2006 đến năm 2011:

Hình 2.1:Diễn biến hộ nghèo của Lâm Đồng từ năm 2006 đến năm 2011
Tuy nhiên công tác XĐGN của tỉnh Lâm Đồng hiện tại vẫn còn một số khó
khăn.
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, mới đáp ứng cho sản xuất nông
nghiệp quy mô nhỏ, chưa phục vụ được nhu cầu sản xuất lớn.


58.288
46172
40249
28733
23400
14500

Số hộ nghèo
Tỷ lệ
23,72
18,32
15,97
11,33
8,04
4,97
2006 2007 2008 2009 2010 2011
8
Thứ hai, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chưa phù hợp; sản phẩm làm ra
còn dưới dạng thô, chưa qua xử lý, chế biến nên thu nhập của người dân còn thấp.
Thứ ba, XĐGN chưa bền vững, những người được xác định là thoát nghèo thì
cuộc sống chưa được cải thiện một cách căn bản;
Thứ tư, trình độ dân trí còn thấp; khả năng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ,
phương pháp sản xuất còn hạn chế; còn trông chờ, ỷ lại
2.1.3. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội
2.1.4. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Lâm Đồng
2.1.4.1. Khái quát về Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Chi nhánh có trụ sở chính tại Đà Lạt, gồm 5 phòng nghiệp vụ và 11 Phòng
giao dịch (PGD) NHCSXH tại các huyện, thành phố (Hình 2.2, phần phụ lục).
2.1.4.2. Quy trình cho vay hộ nghèo:
Thực hiện theo phương thức ủy thác từng phần thông qua các Tổ chức Hội
đoàn thể như: Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ …. Quy trình
cho vay được thực hiện theo Hình 2.4, phần phụ lục.
2.1.4.3. Tình hình thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách từ 2006-2011
Với số liệu trong Bảng 2.4 phần phụ lục cho thấy tổng dư nợ cho vay của
NHCSXH Lâm Đồng trong 5 năm tăng rất nhanh cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 139,7 tỷ đồng (+46,3%); năm 2008
tăng so với năm 2007 là 207 tỷ đồng (+46,9%); năm 2009 tăng so với năm 2008 là

320,7 tỷ đồng (+49,4 %); năm 2010 tăng so với năm 2008 là 365 tỷ đồng (+36,5 %),
năm 2011 tăng so với năm 2010 là 283 tỷ đồng (+21%). Trong đó, tỷ trọng cho vay
hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 40% đến 81%) và tăng rất nhanh.
9

Hình 2.3: Tổng dư nợ các chương trình và dư nợ hộ nghèo qua các năm
Một cách tổng quát, hoạt động tín dụng của NHCSXH Lâm Đồng trong 5
năm qua là tương đối tốt, thể hiện qua mức độ tăng nhanh của nguồn vốn huy động
và tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ cho vay thay đổi theo hướng phù hợp; tỷ lệ thu hồi nợ
đạt khá, người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
2.1.4.4. Đánh giá chung về tác động của các chƣơng trình tín dụng chính sách
đối với công tác xóa đói giảm nghèo.
Tác động về mặt kinh tế
Hiệu quả kinh tế sử dụng vốn vay thể hiện qua mức tăng thu nhập từ đó tăng
khả năng thoát nghèo của hộ sau khi vay vốn.
Trong 5 năm qua, vốn tín dụng Ngân hàng đã đến 100% xã, phường, hầu hết
hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay đều được đáp ứng vốn, luỹ kế
số hộ nghèo được vay vốn là 56.808 hộ, chiếm tỷ lệ 97,5% số hộ nghèo theo thông
báo giai đoạn 2006-2010. Nhờ sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo thu nhập tăng thêm
nên có trên 95,6% số hộ trả lãi cho Ngân hàng hàng tháng và 96% số hộ trả được nợ
khi đến hạn (Bảng 2.6, phần phụ lục).
1648
1365
999,4
648,7
442,7
361,3
424
505
586

645,9
Tổng dư nợ
Dư nợ hộ nghèo
2007 2008 2009 2010 2011
10

Hình 2.5 – Tăng trưởng tín dụng và số hộ giảm nghèo từ năm 2006->2011
Tác động về xã hội:
Từ số liệu thống kê trong bảng 2.5, cho thấy vốn tín dụng ưu đãi của
NHCSXH Lâm Đồng trong 5 năm qua đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm
việc làm cho 85.613 lao động; tạo điều kiện cho trên 38.566 HSSV con gia đình
nghèo trang trải chi phí học tập; giúp 942 lao động thuộc hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác đi xuất khẩu lao động; giúp xây dựng 20.404 công trình nước sạch
và nhà vệ sinh hợp chuẩn; hỗ trợ 4.455 hộ nghèo làm nhà ở, qua đó góp phần hoàn
thành chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo của tỉnh vượt kế hoạch trước 2 năm so
với kế hoạch chung của toàn quốc (7).
Bảng 2.5 - Tác động của tín dụng chính sách đối với tạo việc làm, cải thiện cơ sở
vật chất, điều kiện sống của hộ vay
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Số lao động được giải quyết việc làm
85.613
2
Số HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập
38.566
2006 2007 2008 2009 2010 2011
300000


427000
461720
648700
402490
999400
1365000
1648000
287350
234000
145000
Vốn tín dụng, chính sách
Số hộ nghèo
582880
11
3
Số lao động gia đình nghèo đi xuất khẩu lao động
942
4
Số hộ có công trình NS&VSMTNN hợp chuẩn
20.404
5
Số hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở
4.455

2.2. Các vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
2.2.1 Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
2.2.1.1. Những tồn tại, hạn chế:
2.2.1.1.1. Nợ xấu có chiều hƣớng tăng: Tổng dư nợ xấu toàn tỉnh đến ngày
30/9/2012 là: 29.914 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,6%, trong đó một số PGD có tỷ lệ nợ
xấu cao: Lâm Hà 2,44%, Bảo Lâm 2,1%, Đam Rông 1,95%, cụ thể:

Đơn vị tính: triệu đồng
ST
T
Địa bàn
Dƣ nợ
Nợ xấu
Quá
hạn
Xâm
tiêu,
chiế
m
dụng
Nợ không
đủ điều
kiện đổi sổ
vay vốn
Tổng
nợ xấu
Tỷ lệ
nợ
xấu
1
Đà Lạt
126.751
1.873

264
2.137
1,69%

2
Đơn Dương
160.726
1.786

154
1.940
1,21%
3
Đức Trọng
217.801
2.618
47
819
3.484
1,60%
4
Di Linh
190.235
1.804

414
2.218
1,17%
5
Đam Rông
113.772
2.105

117

2.222
1,95%
6
Đạ Huoai
123.416
1.353

61
1.414
1,15%
7
Đạ Tẻh
129.907
1.527

585
2.112
1,63%
8
Cát Tiên
143.752
1.422
18
294
1.734
1,21%
9
Lạc Dương
83.234
1.343


31
1.374
1,65%
10
Lâm Hà
192.027
4.108

587
4.695
2,44%
12
11
Bảo Lộc
190.775
1.784
22
627
2.433
1,28%
12
Bảo Lâm
198.151
3.963
5
183
4.151
2,09%


Tổng cộng
1.870.547
25.686
92
4.136
29.914
1,60%

2.2.1.1.2. Lãi chƣa thu còn tồn đọng cao:
Lãi còn tồn đọng đến 31/12/2011 là 19.218 triệu đồng, tăng 7.368 triệu đồng
so với đầu năm, trong đó: hộ nghèo 4.966 triệu đồng, giải quyết việc làm 5.097 triệu
đồng, xuất khẩu lao động 2.276 triệu đồng, HSSV 4.826 triệu đồng, hộ sản xuất
kinh doanh tại vùng khó khăn 1.683 triệu đồng, nước sạch & VSMTNT 354 triệu
đồng.
2.2.1.1.3. Tổ TK&VV:
- Tổng số Tổ TK&VV đến 31/12/2011 là 3.105 Tổ, trong đó số tổ hoạt động
tốt giảm nhanh.
- Trình độ, nhận thức, trách nhiệm của nhiều tổ trưởng còn yếu kém, không đủ
khả năng làm cầu nối giữa NHCSXH và hộ vay.
- Nhiều nơi tổ trưởng bình xét cho vay chỉ mang tính hình thức. Có nơi tổ
trưởng lạm quyền bình xét cho vay, thu nợ, thu lãi gây mất lòng tin của người vay.
- Nhiều tổ trưởng chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, việc chấp hành quy
trình thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm chưa thực hiện nghiêm túc.
2.2.1.2. Nguyên nhân tồn tại:
2.2.1.2.1. Đối với Chi nhánh:
- Chất lượng cán bộ tín dụng tại các PGD không đồng đều, nhiều nơi còn hạn
chế trong tất cả các kỹ năng.
- Nhiều nơi cán bộ ngân hàng triển khai quy trình nghiệp vụ cấp trên ban hành
chưa nghiêm túc.
- Cán bộ Ngân hàng triển khai quy trình nghiệp vụ chưa chặt chẽ. Nắm bắt,

quản lý địa bàn không sâu sát; phân tích đánh giá nợ quá hạn chưa cụ thể.
- Giám đốc PGD, cán bộ nghiệp vụ chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng
của công tác xử lý nợ rủi ro đối với hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội.
13
2.2.1.2.2. Hội đoàn thể nhận ủy thác:
- Một số Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã chưa chủ động và thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc các công đoạn ủy thác NHCSXH. Chưa tham mưu cho chính quyền địa
phương xử lý các trường hợp nợ quá hạn, đặc biệt là nợ chây ỳ.
- Chưa tự chủ động thực hiện kiểm tra và kiểm tra chưa đạt cả về số lượng và
chất lượng.
- Cán bộ phân công theo dõi hoạt động ủy thác còn thiếu sâu sát, chưa chủ
động trong công tác quản lý vốn vay, nắm bắt tổng hợp thông tin, thiếu công tác
báo cáo từ tổ TK&VV, hội cấp dưới.
2.2.1.2.3. Cấp ủy, chính quyền địa phƣơng:
- Một số cấp ủy Đảng chưa quan tâm đúng mức về nguồn vốn tín dụng ưu đãi,
chỉ đạo còn qua loa, đại khái.
- Một số chính quyền địa phương cấp xã chưa thực sự xem nguồn vốn cho vay
ưu đãi Ngân hàng CSXH là công cụ góp phần vào công tác giảm nghèo của địa
phương, thiếu kiên quyết xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, ngại va chạm.
- Cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở còn nhiều hạn chế nhất là
việc nắm bắt các chủ chương, chính sách trợ giúp người nghèo; xác nhận đối tượng
cho vay còn chưa đúng đối tượng thụ hưởng.
- Việc triển khai thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông,
khuyến lâm nhằm tuyên truyền khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi các
chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế.
- Một số Ban giảm nghèo chưa phân công cán bộ chuyên trách theo dõi, kiểm
tra, giám sát nguồn vốn trên địa bàn.
2.2.1.2.4. Vai trò thôn, buôn, tổ dân phố:
- Một số nơi Ban nhân dân thôn chưa quan tâm, chưa thể hiện trách nhiệm,
chưa xem công tác triển khai, theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn vốn Ngân

hàng chính sách xã hội trên địa bàn là nhiệm vụ của địa phương.
- Công tác bình xét đối tượng vay vốn ở tổ dân phố (thôn) thiếu bài bản, còn
qua loa, cả nể người thân, họ hàng.
14
- Không chủ động xây dựng kế hoạch vốn, qui trình phân bổ vốn, chưa quan
tâm, chưa trách nhiệm phối hợp xử lý những khó khăn, tồn tại…
- Trên thực tế hiện nay, các tổ trưởng, thôn trưởng không nắm và chưa quan
tâm đến tình trạng nợ quá hạn và cũng chưa tích cực tham gia vận động, đôn đốc,
xử lý tình trạng nợ quá tại địa phương.
2.2.1.2.5. Về Tổ TK&VV:
- Một số nơi hoạt động của Tổ TK&VV chưa bài bản, chưa làm hết trách
nhiệm của mình, thiếu nhiệt tình, năng lực yếu, khả năng tuyên truyền hạn chế, việc
theo dõi đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ chưa quan tâm, kịp thời.
- Công tác củng cố tổ TK&VV theo 1617/NHCS-TD chưa sâu, việc đánh giá
Tổ TK&VV hàng quý chưa sát đúng với thực tế theo các tiêu chí hướng dẫn.
- Một vài tổ trưởng lợi dụng thu nợ gốc để xâm tiêu, vay ké do hộ vay chưa
nắm rõ quy đị nh về trả nợ gố c, vẫ n gử i cho tổ trưở ng trả thay.
2.2.1.2.6. Về hộ vay:
- Một số hộ vay trình độ quản lý và sử dụng vốn vay còn hạn chế, không có
phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, ý thức trả nợ kém (hộ chây ỳ), tư tưởng
trông chờ, ỷ lại Nhà nước, đang có nguy cơ lây lan rộng.
+ Chương trình cho vay học sinh sinh viên: nhiều sinh viên ra trường thất
nghiệp, không có việc làm, rất lâu không có thu nhập nên việc thu hồi nợ gặp khó
khăn.
+ Chương trình cho vay hộ nghèo: nhiều trường hợp đã thoát nghèo theo tiêu
chí nhưng rất khó khăn, nếu trả nợ không còn vốn SXKD sẽ tái nghèo, vì vậy hộ
vay muốn giữ vốn lại làm ăn không trả nợ do không được xét vay lại.
- Một bộ phận hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu
số còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước.
- Đặc thù của tỉnh có nhiều vùng kinh tế mới, nhiều hộ sau khi vay vốn bỏ đi

khỏi địa phương nhưng không trả nợ cho NHCSXH.
15
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG


3.1. Nhóm giải pháp về phía ngân hàng
A. Nhóm giải pháp cơ bản:
3.1.1- Giải pháp về chủ trương xóa đói giảm nghèo và việc làm
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ
sở và người dân về xóa đói giảm nghèo. Ý chí tự vươn lên của người nghèo là điều
kiện cơ bản để xóa đói giảm nghèo bền vững.
Thứ hai, kéo dài thời gian hưởng các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo
từ 01 đến 02 năm sau khi thoát khỏi đói nghèo nhất là chính sách về tín dụng ưu đãi
để họ có thể thoát nghèo bền vững.
Thứ ba, bổ sung đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi: bộ đội
hoàn thành nghĩa vụ chưa có việc làm; thanh niên xung phong đi xây dựng vùng
kinh tế mới, định canh định cư; đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên.
Thứ tư, các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng và trình Quốc hội thông qua
Luật Xuất khẩu lao động nhằm ngăn ngừa và xử lý hoạt động lừa đảo bất hợp pháp
của các tổ chức cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động.
3.1.2- Giải pháp về phía ngân hàng
3.1.2.1- Giải pháp về công tác tổ chức và đào tạo
+ Hoàn thiện một bước về công tác tổ chức của PGD NHCSXH cấp huyện
theo hướng: nâng cấp thành Chi nhánh NHCSXH huyện, là đại diện pháp nhân theo
ủy quyền của Tổng giám đốc, tham gia khởi kiện, tranh tụng trước tòa án để giải
quyết các tranh chấp có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh NHCSXH huyện,
thị xã trên địa bàn.
+ Tăng cường cơ sở vật chất cho các Phòng giao dịch: Đến nay, 09 PGD đã
có trụ sở làm việc; 02 PGD NHCSXH còn phải thuê trụ sở theo giá thị trường là:

Lâm Hà và Lạc Dương. Chi nhánh cần phải tranh thủ sự ủng hộ của địa phương để
16
được cấp nhà hoặc đất tại 02 huyện này để có kế hoạch sửa chữa hoặc xây dựng
mới, ổn định trụ sở làm việc, củng cố vị trí của NHCSXH trên địa bàn.
+ Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ: Chi nhánh cần chú trọng việc tập
huấn nghiệp vụ đến từng cán bộ tín dụng. NHCSXH nên mở các lớp đào tạo “tiểu
giáo viên” cho các Chi nhánh.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, Chi
nhánh nên chú trọng đến việc tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, nên mở
lớp đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ tín dụng, soạn thảo tài liệu tập huấn nghiệp vụ
cho vay bằng tiếng K’Ho để phổ biến cho bà con.
3.1.2.2- Giải pháp về nguồn vốn
+ Cần có cơ chế tạo lập nguồn vốn bền vững cho hệ thống NHCSXH.
NHCSXH chỉ huy động vốn theo lãi suất thị trường sau khi đã huy động tối đa các
nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp.
+ Nên mở rộng việc duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% đến tất cả các
tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chứ không chỉ là các tổ chức tín
dụng nhà nước như quy định hiện hành
+ Chi nhánh nên mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh
Lâm Đồng và tham gia thanh toán bù trừ với các NHTM trên địa bàn.
+ Nên huy động thêm các nguồn lực tài chính khác của các thành phần kinh
tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để có vốn lãi suất thấp bổ sung nguồn
vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
+ Nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ CVGQVL hàng năm còn hạn
chế. Chi nhánh nên phối hợp với các cơ quan: Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư để lập đề án “Thành lập Quỹ giải quyết việc
làm địa phương”. Quỹ này cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất của
người tàn tật…và các đối tượng khác theo yêu cầu của UBND tỉnh.
3.1.2.3- Giải pháp tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng,
hạn chế rủi ro

17
+ Chi nhánh cần bám sát định hướng phát triển kinh tế – xã hội và chương
trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh để xây dựng kế hoạch và thực hiện cho vay vốn
theo hướng vừa mở rộng, vừa đầu tư tập trung theo chiều sâu.
+ Phối hợp chặt chẽ với tổ chức nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát hoạt động của tổ chức hội cơ sở, tổ TK&VV, phát hiện và xử lý kịp thời
các hiện tượng tiêu cực xảy ra.
+ Chi nhánh đang thực hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi. Do đó, hoạt
động tín dụng phải tuân thủ nghiêm túc theo các quy trình, quy định riêng của từng
chương trình cho vay. Các khoản cho vay trung hạn phải thực hiện phân kỳ trả nợ
theo quy định của NHCSXH.
+ Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo bảo đảm khả năng trả nợ khi đến hạn, việc
cho vay hộ nghèo cần gắn với huy động tiết kiệm.
+ Điều quan trọng là phải vừa giúp vốn, vừa giúp nghề, giúp kỹ thuật,
phương tiện cho hộ nghèo, “trao cho họ cần câu chứ không phải cho họ con cá”.
+ Đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH, tổ chức Chính trị-xã hội
và Chính quyền địa phương cùng cấp từ việc lập kế hoạch vốn vay đến việc kiểm
tra giám sát, xử lý các rủi ro, tồn tại phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay.
+ Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương cấp xã, phối hợp
thực hiện tốt “Biên bản thỏa thuận về việc phối hợp thực hiện các chương trình tín
dụng chính sách”.
+ Sắp xếp lại những tổ vay vốn nhận bàn giao từ NHNo&PTNT.
+ Liên hệ chặt chẽ với Tòa kinh tế – Tòa án nhân dân tỉnh để gửi hồ sơ và theo
dõi thu nợ.
+ Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng nhằm ngăn chặn kịp thời
hành vi tham ô, lợi dụng xâm tiêu của cán bộ hội, cán bộ xã, cán bộ ngân hàng, đưa
hoạt động của Chi nhánh đi đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước,
quy chế nghiệp vụ của ngành.
+ Công tác xử lý nợ bị rủi ro nên thực hiện kịp thời.
18

3.1.2.4- Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Điểm giao dịch lưu động tại

Tổ chức tốt mạng lưới giao dịch tại xã, thực hiện chủ trương giải ngân trực
tiếp đến tay người dân. Thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa hoạt động của
NHCSXH. Từ đó hạn chế hiện tượng chiếm dụng tiền lãi, thu nợ gốc, lãi không nộp
ngân hàng của tổ trưởng; kiểm tra việc bình xét cho vay đúng đối tượng, ngăn chặn
ngay từ đầu tệ tiêu cực tham nhũng trong tín dụng chính sách.
3.1.2.5- Giải pháp về cải tiến quy trình cho vay
* Quỹ cho vay giải quyết việc làm:
+ Chi nhánh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH trình UBND tỉnh phân cấp cho Chủ
tịch UBND cấp huyện phê duyệt dự án thuộc chương trình Quỹ cho vay giải quyết
việc làm có mức vay trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với nguồn vốn do
UBND tỉnh quản lý.
+ Trong điều hành kế hoạch, phân bổ vốn vay phải quy định tỷ lệ vốn cho vay
các dự án phi nông nghiệp, dự án của người tàn tật.
* Về cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:
+ Cho vay thông qua gia đình hay người giám hộ của HSSV để đảm bảo khả
năng trả nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
+ Cần kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể nhà trường
phổ biến cho HSSV được biết về quyền lợi và nghĩa vụ của HSSV khi vay vốn. Chi
nhánh nên chuyển số dư nợ thuộc địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh về các PGD
NHCSXH cấp huyện vì dư nợ của HSSV tại các huyện, thị trong tỉnh chiếm tỷ lệ
64% dư nợ với số tiền là 4.498 triệu đồng/1.745 HSSV.
3.1.2.6- Giải pháp về củng cố mô hình tổ chức, đào tạo tổ TK&VV, tăng cường kỷ
luật tín dụng của tổ
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV. Các tổ TK&VV có thể ví
như những tế bào của chương trình cho vay hộ nghèo. Các tế bào đó hoạt động tốt
thì chương trình có hiệu quả cao.

×