Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.31 KB, 28 trang )









































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






PHẠM THÀNH SƠN





HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX











LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






Hà Nội – 2012



































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




PHẠM THÀNH SƠN




HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX




Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH HUỆ





Hà Nội – 2012



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 7
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 7
1.1.1. Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại 7
1.1.2. Vai trò và chức năng của Ngân hàng thương mại 8
1.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 12
1.2. Huy động vốn của Ngân hàng thương mại 17
1.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTM 17
1.2.2. Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại 26
1.3. Các nhân tố tác động đến huy động vốn tại NHTM 30
1.3.1. Nhân tố chủ quan 30
1.3.2. Nhân tố khách quan 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XĂNG DẦU PETROLIMEX (2008-2011) 38
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex 38
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex 39
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 53
2.2.1. Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động 53
2.2.2. Sự ổn định của nguồn vốn 62
2.2.3. Chi phí huy động vốn 64
2.2.4. Tình hình huy động và sử dụng vốn 67
2.3. Đánh giá thực trạng huy động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex 71
2.3.1. Những kết quả đạt được 71
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX 82
3.1. Định hướng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex82
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn đối với Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex 82
3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn 82
3.2.2. Khẩn trương phát triển mạng lưới phòng giao dịch 86
3.2.3. Xây dựng các chương trình Marketing hiệu quả 89
3.2.4. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 89
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 90
3.2.6. Nâng cao uy tín ngân hàng 92
3.2.7. Hoàn thiện các dịch vụ tiện ích phục vụ người gửi tiền 92
3.3. Kiến nghị 93
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 93
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa quan trọng với
NHTM và đối với xã hội, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn vốn cho nền
kinh tế. Nếu NHTM hoạt động tốt, vốn được lưu chuyển hợp lý, liên tục,
hiệu quả, sẽ tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Đồng thời, quy mô và lợi
nhuận của ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Bởi các nguồn vốn mà NHTM huy
động được là nguồn vốn để ngân hàng tài trợ cho các nghiệp vụ sinh lời,
chủ yếu là hoạt động tín dụng.
Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động

kinh doanh ngân hàng và thực tiễn hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex, tác giả đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu: Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xăng dầu Petrolimex.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu về công tác huy động vốn tại các NHTM đã có rất
nhiều bài viết, công trình khoa học đã được công bố của các chuyên gia,
cũng như học viên, sinh viên các trường Đại học trong cả nước về vấn đề
này. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu luận
văn.
Các giáo trình đã hệ thống hóa và cung cấp cho người đọc những vấn
đề lý luận cơ bản nhất về hoạt động huy động vốn của NHTM, hình thành
một khung lý thuyết về vấn đề mà luận văn đang quan tâm. Tuy nhiên,
những cuốn sách mới chỉ đề cập lý thuyết về công tác huy động vốn, chưa
2

phản ánh được thực tế cũng như chưa đi sâu vào phân tích vấn đề cụ thể
mà luận văn cần giải quyết.
Trong thời gian gần đây vấn đề phức tạp của nội hàm tái cấu trúc nền
kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được nhắc đến nhiều hơn cả. Bởi
vậy, xu hướng thanh lọc, loại bỏ các ngân hàng yếu kém, sáp nhập các
ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh, hay nói cách khác, tái cấu trúc toàn hệ
thống ngành ngân hàng đang là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Vì vậy,
vấn đề đánh giá cụ thể, để thấy được mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất giữa
huy động vốn dựa trên khả năng sử dụng vốn có hiệu quả và đảm bảo khả
năng thanh khoản, luôn là đề tài được các chuyên gia kinh tế và các nhà
quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm nghiên cứu để có biện pháp quản trị
tốt.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực sự giải quyết vấn đề này một
cách tập trung chọn lọc tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Do đó

rất cần phải có công trình nghiên cứu sâu về hoạt động huy động vốn đối
với Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, nên tác giả chọn đề tài “Huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex” là cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM
+ Phân tích thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ảnh
hưởng đến huy động động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn, tạo cơ cấu
vốn huy động hợp lý tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của để tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex.
Phạm vi nhiên cứu của đề tài: Phân tích thực trạng huy động vốn tiền
gửi, tiền vay của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex qua các năm
2008, 2009, 2010 và năm 2011 trên các mặt: qui mô, cơ cấu, hiệu quả, sự
ổn định.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bằng
phương pháp thống kê và so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu, để thấy được
những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động huy động vốn.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp,
đánh giá thực trạng phát triển, rút ra nguyên nhân và tìm hướng giải quyết.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy

động vốn của NHTM. Đánh giá ưu nhược điểm trong hoạt động huy động
vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex trong mối quan hệ với sử
dụng vốn và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex.
4

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu, danh mục
các ký hiệu viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
trình bày theo kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng Thương
mại.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu
Petrolimex (2008-2011).
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Xăng Dầu Petrolimex.
5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương
mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò
quan trọng nhất trong tài chính gián tiếp, có khả năng chi phối hoạt động
của hệ thống tài chính, được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát
triển của nền sản xuất xã hội.

1.1.2. Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại
a/ Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là nơi tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã
hội để cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại thông qua những hoạt động của mình góp phần
vào việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
b/ Chức năng của Ngân hàng thương mại.
● Trung gian tín dụng :
● Trung gian thanh toán:
● Chức năng tạo tiền:
1.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ khởi đầu rất quan trọng, tạo tiền đề cho
hoạt động của NHTM. Huy động vốn chính là hoạt động nhằm phát triển
6

nguồn vốn của Ngân hàng ngày một dồi dào, ổn định và tăng trưởng, đảm
bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Huy động qua các hình thức.
● Vốn chủ sở hữu
● Hoạt động huy động tiền gửi
● Hoạt động đi vay
● Hoạt động huy động vốn khác
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn vào các mục đích
● Hoạt động cho vay
● Hoạt động đầu tư
1.1.3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ
Là trung gian tài chính, Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán
cho khách hàng thông qua các hình thức như séc, ủy nhiệm chi,
1.2. Huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTM
1.2.1.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của Ngân hàng do các chủ sở hữu đóng
góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.
1.2.1.2. Vốn huy động từ nền kinh tế
● Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà chủ tài khoản có thể dùng để
chuyển khoản hoặc rút ra bất kỳ lúc nào. Nguồn vốn này có đặc điểm là
tính ổn định thấp
● Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân
hàng về số tiền gửi và thời gian rút tiền.
7

● Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệ trong lĩnh
vực tiêu dùng cá nhân.
● Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn. Nguồn
vốn này được huy động theo các kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
1.2.1.3. Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN
Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa huy động và sử dụng vốn, xảy
ra hiện tượng thiếu hụt vốn tạm thời. Để đảm bảo khả năng thanh toán, các
TCTD vay vốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng.
1.2.1.4. Huy động từ các nguồn khác
Các nguồn vốn này thường không lớn, việc gia tăng các nguồn này
nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng.
1.2.2. Tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Quan điểm về tăng cường huy động vốn
Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.

Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng, ổn định về số lượng
để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động
kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Giữa công tác huy động
vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.
Trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng phải kết hợp được một cách
tối ưu hoạt động của công tác huy động vốn và công tác sử dụng nhằm
đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.


8

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng cường huy động vốn của
Ngân hàng Thương mại
a. Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay,
đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Vì vậy nguồn vốn huy động là nguồn
vốn chủ yếu, thường chiếm từ (90%-95%) trong tổng nguồn vốn, đóng vai
trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM.
Chỉ tiêu này càng lớn, thì mức độ quan trọng của vốn huy động trong ngân
hàng càng cao.
b. Sự ổn định của nguồn vốn
Tính ổn định của của nguồn vốn quyết định một phần an toàn trong
kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng. Thông thường tốc độ tăng
trưởng của nguồn vốn được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi nguồn
vốn tăng đều qua các năm, luôn ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư
nợ tín dụng.
c. Chi phí huy động vốn
Các hình thức xác định chi phí huy động vốn :
Chi phí huy động vốn bình quân: là cơ sở để xác định điểm hòa vốn
trước khi xác định mức lãi suất đầu ra cho phù hợp.

Tỷ lệ chi phí trả lãi bình
quân
=
Tổng chi phí trả lãi
x100%

Vốn huy động + Vốn vay
Xác định chi phí vốn dự tính bình quân gia quyền
Chi phí vốn
bình quân
=
∑ (Vốn loại i x Tỷ trọng vốn
huy động i)
Xác định chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động
bình quân
9

Chênh lệch lãi suất =

Lãi suất cho vay
bình quân

Lãi suất huy động
bình quân
Chênh lệch càng lớn, điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân
hàng càng cao. Tuy nhiên, ngân hàng nên cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi
nhuận và rủi ro.
1.3. Các nhân tố tác động đên huy động vốn tại NHTM
1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Uy tín của ngân hàng

1.3.1.2. Chính sách lãi suất
1.3.1.3. Địa điểm, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch
1.3.1.4. Chính sách sản phẩm
1.3.1.5. Hoạt động marketing
1.3.1.6. Trình độ của đội ngũ nhân viên, trình độ công nghệ
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Chính sách của Nhà nước
1.3.2.2. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
1.3.2.3. Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế
10

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX (2008-2011)

2.1. Tổng về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xăng
dầu Petrolimex
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) hình thành trên
cơ sở tái cấu trúc lại Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười. Thực
hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống NHTM của Chính phủ đến tháng 1
năm 2007 Ngân hàng đã được NHNN Việt Nam phê duyệt chuyển đổi mô
hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP Nông thôn thành Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank).
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn vốn trên 83%. Tuy nhiên, tỷ trọng huy động vốn từ thị
trường 1 có xu hướng giảm. Đẩy áp lực huy động vốn lên thị trường 2

Bảng 2.1: Nguồn vốn của Ngân hàng PGBank (2008-2011)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn 6,184

100
10,41
9
100
16,3
78
100

17,58
2
100
1.Vốn chủ sở hữu 1,026

17 1,093

10
2,17
3
13 2,591

15
2.Vốn huy động 5,051

82 9,092

87
13,9
95
85
14,80
2
84
+ TCKT&DC 2,367

38 6,946

67
10,7

05
65
10,92
7
62
+ TCTD
vàNNHNN
2,685

43 2,146

21
3,22
9
20 3,758

21
+ Vốn Ủy thác 0 0 0 0 61 0 117 1
3. Nguồn vốn
khác
107 2 233 2 210 1 189 1
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)
11

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí quan
trọng, mang lại cho Ngân hàng PG Bank một nguồn thu thập đáng kể. Tính
đến 31/12/2011 dư nợ của ngân hàng đạt 12,112 tỷ đồng, tăng 11.3% so
với cuối năm 2010, so với tốc độ tăng của năm 2010/2009 đã giảm 62.4%.
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay của PGBank

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
2010/200
9 (±%)
Năm
2011
2011/201
0 (±%)
Doanh số cho
vay
12,008 22,559 87.9 26,883 19.2
Doanh số thu nợ 5,743 17,939 212.4 25,658 43.0
Dư nợ cho vay 6,267 10,886 73.7 12,112 11.3
Nợ quá hạn (2-5)

130 248 91.0 558 125.3
Tỷ lệ nợ xấu (%)

1.23 1.42 15.8 2.06 45.0
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2009-2011)
2.1.2.3. Hoạt động khác
 Hoạt động kinh doanh thẻ
Tính đến 31/12/2011, PG Bank phát hành được 593,450 thẻ, trong đó

có 88,113 thẻ ghi nợ, 505,337 thẻ trả trước.
Ngân hàng đã lắp đặt 4,043 máy POS, 56 máy ATM kết nối với các
liên minh thẻ được đưa vào sử dụng và đang không ngừng cung cấp, lắp
đặt thêm trên phạm vi cả nước để kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng
trong dân cư.
 Kinh doanh ngoại tệ
Năm 2010 doanh số ngoại tệ mua bán ngoại tệ đạt 7,706 tỷ USD
tăng 16% so với 2009 (6,651 tỷ USD), trong đó doanh số bán cho
Petrolimex là: 1,497 tỷ USD chiếm 19.4%, giảm so với 2009 (1,655 tỷ
12

USD). Hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn mang lại lợi nhuận lớn cho
PGBank.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Sau 5 năm tái cấu trúc, PG Bank luôn đạt mức tăng trưởng khá cao về
tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn và lợi nhuận. Tổng tài sản đến
31/12/2011 đạt 17,582 tỷ đồng, tăng 2.8 lần. Trong điều kiện khó khăn
chung của nền kinh tế. PG Bank luôn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận
năm nay cao hơn 50% so với năm trước.


Biểu đồ 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng PGBank
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)
Trong cơ cấu tổng thu nhập, thu nhập từ tín dụng luôn chiếm bình
quân trên 60% và có xu hướng ngày càng tăng. Trong khi đó, tỷ lệ ROA
cũng duy trì ở mức khá cao so 3.4% năm 2011. PG Bank luôn nằm trong
nhóm các NHTM có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thị trường.
13



Biểu đồ 2.3: So sánh một số chỉ tiêu của PG Bank với các
NHTM
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước năm 2011)
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex
2.2.1. Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động.
Tính đến 31/12/2010 tổng vốn huy động toàn ngân hàng đạt 13,995 tỷ
đồng tăng trưởng 57% so với cuối năm 2009, chiếm 85.4% trong tổng
nguồn vốn. Kết quả hoạt động huy động vốn tăng trưởng cao, không
những đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn
khó khăn, mà còn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Bảng 2.6: Tỷ lệ Vốn huy động trong tổng Nguồn vốn (2008-2011)
Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tổng nguồn vốn 6,184

10,419


16,378

17,582

Vốn Huy động 5,051

9,092

13,995

14,802

Tỷ lệ Vốn Huy động so
với Tổng nguồn vốn
(%)
81.7

87.3

85.4

84.2

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PGBank 2008-2011)
14

Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn theo loại tiền:

Biểu đồ 2.4: Huy động vốn theo loại tiền của PG Bank

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)
Qua biểu đồ cho thấy công tác huy động vốn cả ngoại tệ và nội tệ đều
có bước tăng trưởng rõ nét, song nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngoại
tệ có chiều hướng nhanh hơn so với nội tệ, nhưng về tỷ trọng thì nguồn
vốn bằng nội tệ vẫn giữ vị trí nhất định trong tổng nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn theo kỳ hạn:

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu Vốn huy động theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)

15

Tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng bình quân trên 13%
nguồn vốn huy động và tăng trưởng không đều qua các năm. Do tính chất
của tiền gửi không kỳ hạn không ổn định, rất khó khăn trong việc cân đối
vốn kinh doanh.
Tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng có xu hướng tăng lên
qua các năm. Nguyên nhân mặt bằng lãi suất biến động liên tục và có xu
hướng tăng, do lạm phát, lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, đường
cong lãi suất đảo ngược. Do đó khách hàng thích gửi thời hạn ngắn, và
quay vòng vốn liên tục để hưởng lãi suất cao hơn.
Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn theo đối tượng:
Tỷ trọng tiền gửi từ TCKT chiếm tỷ lệ lớn trên 40% trong tổng nguồn
vốn huy động, nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2009 chiếm
50.3%; Năm 2010 42.8%; Năm 2011 40%.
Đối với huy động tiết kiệm từ dân cư liên tục tăng trưởng qua các năm
và dần chiếm tỷ lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên tăng giảm
thất thường vì khách hàng rất nhạy cảm với lãi. PG Bank cần có các sản
phẩm gối đầu liên tục, để lượng tiền gửi trong dân luôn được đảm bảo.
2.2.2. Sự ổn định của nguồn vốn

Huy động có kỳ hạn từ các TCKT và Dân cư: luôn có tốc độ tăng
trưởng tốt qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn
vốn huy động, điều này là rất tốt vì đây là nguồn vốn có tính tương đối ổn
định vì thế giúp cho ngân hàng chủ động cao trong việc sắp xếp sử dụng
vốn; nguồn vốn vay trên thị trường Liên ngân hàng, ngân hàng sử dụng
nguồn vốn này như một công cụ để hỗ trợ thanh khoản tạm thời, trên cơ sở
cân đối thừa, thiếu chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn;
16

Tiền gửi không kỳ hạn liên tục biến động, chủ yếu là tiền gửi trong thanh
toán.
2.2.3. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn rất nhạy cảm trước sự biến động của lãi suất,
chi phí huy động vốn PG Bank trong những năm qua chiếm tỷ trọng bình
quân trên 57% trong tổng chi phí.


Biểu đồ 2.6: Cơ cấu Chi phí của Ngân hàng
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)

10.0%
8.2%
7.4%
7.5%
8.2%
9.0%
9.2%
9.9%
10.0%
11.0%

12.7%
14.3%
11.5%
15.67%
12.91%
11.40%
11.11%
10.76%
13.47%
15.84%
15.52%
15.04%
18.13%
21.12%
22.57%
21.36%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
Lãi suất HĐ bq VND Lãi cho vay BQ VND

Biểu đồ 2.7: Lãi suất huy động và cho vay bình quân bằng VND
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)
17

Tỷ lệ chi phí vốn bình quân (bao gồm cả TT1 và TT2) năm 2009 là
7.9%. Tương ứng với lãi suất cho vay bình quân đối với VNĐ là 12.03%

có chênh lệch giữa chi phí vốn huy động và cho vay (chênh lệch lãi biên)
là 4.36%. Nhìn chung, đây là các mức chênh lệch lãi biên tương đối tốt so
với thị trường.
Năm 2010 mặc dù tỷ lệ chi phí vốn bình quân VND (bao gồm TT1 và
TT2) tăng nhưng lãi suất cho vay đầu ra của ngân hàng cũng đã tăng tương
ứng. Do vậy, đã làm chênh lệch lãi biên tăng 1.24% đạt 5.6%.
Năm 2011, chứng kiến lãi suất huy động và cho vay đạt kỷ lục chênh
lệch lãi biên đạt tới 5.6%.
2.2.4. Tình hình huy động và sử dụng vốn
Huy động vốn PGBank chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động
kinh doanh. Vì vậy, việc thừa thiếu nguồn vốn đều được cân đối thông qua
thị trường Liên ngân hàng
Về kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn: Chênh lệch giữa huy động
vốn trung dài hạn TT1 và cho vay trung dài hạn TT1 đang ở mức báo
động, cho thấy hoạt động huy động vốn trung dài hạn đang thiếu hụt
nghiêm trọng, không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn
Ngân hàng cần quan tâm xem xét cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn chủ động
từ thị trường I cân đối với cho vay thị trường I cho phù hợp
Về chênh lệch huy động và cho vay bằng ngoại tệ: ngân hàng đang bị
mất cân đối cho vay và huy động USD, và phải huy động qua thị trường
liên ngân hàng. Trong bối cảnh thị trường khi mà lãi suất huy động tiền
đồng khó khăn hơn và lãi suất thực tế lên quá cao khiến các doanh nghiệp
quay ra vay USD với chi phí rẻ hơn. Ngân hàng không đáp ứng được nhu
18

cầu vay ngoại tệ của khách hàng. Do vậy thời gian tới ngân hàng cần phải
tăng cường các biện pháp để huy động USD.
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Xăng Dầu Petrolimex
2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, kết quả hoạt động huy động vốn tăng trưởng cao, không
những đảm bảo được khả năng thanh khoản của Ngân hàng trong giai đoạn
khó khăn, mà còn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng, là cơ
sở tăng trưởng tổng tài sản, đem lại những kết quả khả quan.
Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn huy động tiếp tục điều chỉnh theo hướng
phù hợp, để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. (i) Cơ cấu huy
động vốn có sự dịch chuyển tích cực giữa các đồng ngoại tệ. (ii) Nguồn
tiền gửi có kỳ hạn của TCKT và Dân cư luôn có tốc độ tăng trưởng tốt qua
các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn huy động.
Thứ ba, chất lượng dịch vụ ngày càng được tốt hơn, đa dạng hóa các
sản phẩm dịch vụ, đã có nhiều hình thức huy động. Ngân hàng đã triển
khai nhiều tiện ích phục vụ người tiêu dùng, như triển khai dịch vụ thẻ,
dịch vụ internet Banking, SMS và mobile banking trên toàn hệ thống.
Nhằm chăm sóc chu đáo hơn đối với các khách hàng hiện hữu và các
khách hàng tiềm năng.
19

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Một là: Huy động vốn từ TCKT&DC chưa đáp ứng toàn bộ nhu cầu
sử dụng vốn. Dẫn đến PG Bank hầu như trong tình trạng thiếu vốn để tài
trợ cho hoạt động kinh doanh, phải bù đắp một phần bằng vốn từ thị
trường Liên ngân hàng.
Hai là: Hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú. Ba là: Cơ
cấu nguồn vốn còn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
Bốn là: Mạng lưới giao dịch còn ít, chưa tạo thuận lợi cho khách hàng.
Năm là: Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức.
Sáu là: Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế.
Bảy là: Chính sách lãi suất chưa thực sự hấp dẫn. Trước áp lực cạnh
tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi thị trường vốn có
nhiều biến động thất thường, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất khuyến

mại, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh.
Nguyên nhân chủ quan
Người dân còn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiền, Ngân hàng chưa
khẳng định được vị trí thương hiệu.
Lãi suất huy động chưa thực sự hấp dẫn trước áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt, đặc biệt là khi thị trường vốn có nhiều biến động thất thường
Mạng lưới giao dịch chưa thuận lợi cho khách hàng.
Chiến lược đào tạo nhân viên chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu
cầu ngày càng nâng cao của khách hàng.
Chính sách huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng PG Bank
chưa thực sự hấp dẫn người gửi.


20

Nguyên nhân khách quan
Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu. Tác động đến nền kinh tế Việt nam, gây ảnh hưởng đến nguồn vốn
huy động, niềm tin của người gửi tiền.
Kế hoạch tăng vốn điều lệ gặp một số trở ngại từ phía Tập Đoàn Xăng
Dầu, do ảnh hưởng của Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của
Chính phủ về “quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

21


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX


3.1. Định hướng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu
Petrolimex
Từ nay đến năm 2015, PG Bank phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng
huy động vốn bình quân từ 35% -40%/năm. Đảm bảo an toàn hệ thống, an
toàn thanh khoản là yếu tố hàng đầu, tuân thủ theo các quy định kinh
doanh của hệ thống. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, phù hợp với mục
tiêu hoạt động và yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi
phí.
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn đối với Ngân hàng TMCP
Xăng Dầu Petrolimex.
3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn
Các sản phẩm và hình thức huy động vốn đang được triển khai tại PG
Bank, chưa thực sự đa dạng phong phú và thiếu sự định hướng. Trong điều
kiện hiện nay, PG Bank cần phát triển thêm nhiều loại hình sản phẩm huy
động vốn theo các hướng sau:
● Duy trì và phát triển các hình thức huy động vốn hiện có
● Mở rộng các hình thức huy động vốn mới
● Tăng cường huy động vốn trung dài hạn
● Tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ


×