GVHD: Th.S Viên Thế Giang
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầm phá Tam Giang nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Điều kiện tự nhiên của hệ đầm phá này rất thuận tiện cho việc khai thác, đánh
bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay, có khoảng 100 ngàn cư dân sống ven
đầm phá Tam Giang, khoảng 90% cư dân này là người dân Vạn đò. Trước năm
1999, 85% cư dân Vạn đò sống lanh đanh trên mặt nước, với những chiếc đò
nhỏ bé. Từ năm 2000 đến năm 2010 nhờ chính sách đưa người dân vạn đò lên
bờ định cư của UBNDT Thừa Thiên Huế, cho đến nay, có khoảng 98% cư dân
Vạn đò được đưa lên bờ định cư (không có khoảng cách giữa sống và chết,
Đức Hiếu, huecssh.org.vn). Nghèo đói, mù chữ, thất học, trẻ em bỏ học sớm,
trẻ em lao động sớm đang là vấn nạn của dân cư Vạn đò.
Hiện nay, việc quản lý nhà nước trong việc đánh bắt, khi thác, nuôi trồng
thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang cầu hai còn gặp nhiều khó khăn, do
nhiều nguyên nhân khác nhau như, trình độ dân trí của người dân còn thấp,
nghèo đói dẩn đến nhiều hộ ngư dân khai thác thủy sản không đúng quy
hoạch của nhà nước, đánh bắt bằng nghề hủy diệt, nghề cấm. Nếu tình trạng
trên kéo dài, dẩn đến hậu quả cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhiều loài sinh vật
có giá trị kinh tế cao có nguy cơ bị tiệt chủng. Do đó, việc áp đặt những quy
phạm pháp luật của nhà nước trong việc đánh bắt, khai thác, nuôi trồng thủy
hải sản là cần thiết. Từ lâu, nhà nước ta đã có những chính sách cho người
dân khai thác đánh bắt thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nói
chung và đầm phá Tam Giang nói riêng như: Chỉ thị số 01/1998/CT – TTG
ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm
dùng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại để khai thác thủy sản hoặc Quyết
định số 4260/2005QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2005 về việc ban hành
quy chế quản lý khai thác đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế hay Chỉ thị
14/2007/CT- UBND huyện Phú Vang ngày 27 tháng năm 2007 về việc cấm
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
1
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
khai thác thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Từ
những văn bản trên cho thấy rằng, từ TW đến địa phương đã có sự thống nhất
trong quản lý nhà nước trong việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản.
Trên thực tế việc quản lý đánh bắt, khai thác, nuôi trồng thủy hải sản trên
đầm phá Tam Giang còn có nhiều bất cập cần giải quyết. Nhất là với quản lý
khai thác, đánh bắt thủy hải sản theo xu hướng phát triển bền vững. Để có
một đầm phá Tam Giang có nguồn lợi thủy hải sản đa giạng, phong phú về
chủng loại và tạo điều kiện cho ba con ngư dân có một cuộc sống ổng định,
thì việc quản lý nhà nước trong quá trình đánh bắt khai thác thủy hải sản là vô
cùng cần thiết. Nhà nước dùng những văn bản pháp luật để điều chỉnh hành
hoạt động khai thác thủy sản của người dân nhằm phát triển quá trình khai
thác thủy sản theo hướng phát triển bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các
hành vi khai thác đánh bắt thủy hải sản của ngư dân đầm pháTam Giang theo
xu hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đưa ra những thực trạng và một
số đề xuất về giaipháp để việc quản lý nhà nước trên đầm phá Tam Giang
ngày càng hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước trong
việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang theo xu hướng
phát triển bền vững.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Những có chế, chính sách, trong hoạt động quản lý nhà nước với quá
trình khai thác thủy sản theo quan điểm phát triển bền vững trền đầm phá
Tam Giang.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
2
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học tôi đã sử dụng một
số phương pháp cụ thể sau:
Cơ sở lý luận: dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành điều chỉnh các hành vi khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên
đầm phá Tam Giang như:
- Dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mac - Lê nin, tư tường Hồ Chi Minh, quan
điển của Đảng và nhà nước ta. Dựa trên các quy phạm pháp luật điều chỉnh
hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam và trên đầm phá Tam Giang.
- Phân tích thực trạng, tổng hợp tài liệu nghiên cứu, thu thập số liệu, điều
tra xã hội học, phân tích theo phương pháp nghiên cứu công tác xã hội.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Khi nghiên cứu đền tài này tôi thấy rỏ việc quản lý nhà nước trong việc
đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang theo xu hướng phát
triển bền vững là vô cùng cần thiết. Nếu không có sự quản lý nhà nước trong
những quá trình đó, thì việc khai thác thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang
rất bừa bải, người dân có thể sử dụng nhiều loại ngư lưới cụ hủy diệt, dần đến
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi.
Trong khi nghiên cứu đền tài, tôi thấy rằng việc tuy nhà nước đã có
những chính sách rất hợp lý trong việc quản lý khai thác đánh bắt thủy hải sản
trên đầm phá Tam Giang theo xu hướng phát triển bền vững nhưng cũng có
một vài thiết sót. Do đó, đề tài có thể bổ sung một vài thiết sót đó, nhằm hoàn
thiện hơn việc quản lý nhà nước trong việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản
theo xu hướng phát triển bền vững.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
3
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
6. Bố cục của đề tài
Phần II: Nội dung
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm có 2 chương:
Chương I: Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động đánh bắt, khai thác
thủy hải sản theo quan điểm phát triển bền vững
Chương II: Thực trạng và giải pháp trong quản lý hành chính nhà nước
trong việc đánh bắt khai thác thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
4
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT
KHAI THÁC THỦY HẢI SẢN THEO QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.Khái quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, đánh
bắt thủy sản
Từ khi hình thành nhà nước, để duy trì chế độ thống trị của mình, nhà
nước bắt đầu hình thành nên những quy phạm pháp luật, điều chỉnh các hành
vi trong xã hội, theo ý muốn của nhà nước. Từ nhà nước chiếm hữu nô lệ tiến
dần lên nhà nước tư sản rồi nhà nước xã hội chủ nghĩa, là mô hình nhà nước
tiên tiến nhất của xã hội loài người. Từ việc thay đổi các kiểu nhà nước, thì
pháp luật cũng có những tiến bộ hơn dần dần tính dân chủ của con người ngày
càng hình thành rỏ ràng hơn. Nhà nước sử dụng pháp luật để tổ chức xã hội
và dùng quyền lực cưỡng chế hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, pháp luật
là căn cứ tổ chức và hoạt động nhà nước, là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội,
là phương tiện cho nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động nhà nước.
Ở Việt Nam, từ năm 1945 khi nhà nước xã hội chủ nghĩa được thiết lập,
từ đó pháp luật do nhà nước ban hành mới thực sự mang lại bình đẳng cho
người dân. Cũng chính từ đây việc quản lý xã hội của nhà nước trong mọi lĩnh
vực đời sống của người dân bắt đầu dần dần được hoàn thiện. Từ năm 1945
đến nay, ngoài việc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhà nước Việt Nam
bắt đầu hoàn thiện dần các quy phạm pháp luật, nhất nhà hình thành, Hiến
pháp, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
Nghĩa Việt Nam được hình thành năm 1946. Cho tới nay, văn bản quy phạm
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
5
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
pháp luật này được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, nhà nước Việt Nam cũng ra
nhưng bộ luật cụ thể điều chỉnh các hành vi xã hội cự thể như: bộ Luật Dân
sự Việt Nam, Bộ Luật Hình sự Việt Nam điều chỉnh các hành vi xã hội theo
hướng tiến bộ, hiện đại. Ngoài Hiến pháp, các bộ luật, nhà nước cũng hình
thành nhiều văn bản luật điều chỉnh các hành vi cụ thể của người dân, nhằm
mục đích tạo ổn định xã hội.
Trong hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản, nhà nước Việt Nam
cũng đặc biệt chú trọng, bắt đầu hình thành các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các hành vi khai thác thủy hải sản. Việt Nam, nằm ở khu vực Đông
Nam Á, là quốc gia có bờ biển dài. Từ lâu Việt Nam đã nhận thấy những
nguồn lợi do biển mang lại. Từ lâu Việt Nam đã coi “rừng vàng, biển bạc”.
Do đó, việc ban hành các quy phạm pháp luật trong hoạt động đánh bắt khai
thác thủy hải sản được hình thành từ sớm, để điều chỉnh quá trình khai thác
thủy sản của ngư dân. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ
10, Quốc hội thông qua việc soạn thảo luật Thủy sản.
Ngoài luật thủy sản, là luật chung cho các địa phương, ngoài ra các địa
phương còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với từng
vùng miền, phù hợp với những đối tượng cụ thể như: Chỉ thị số 01/1998/CT –
TTG ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm
cấm dùng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại để khai thác thủy sản hoặc
Quyết định số 4260/2005QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2005 về việc ban
hành quy chế quản lý khai thác đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế hay Chỉ thị
14/2007/CT- UBND huyện Phú Vang ngày 27 tháng năm 2007 về việc cấm
khai thác thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Việc
ban hành các quy phạm pháp luật như vậy, cho thấy rỏ nhà nước ta rất chú
trọng đến việc quản lý nhà nước về khai thác thủy sản trên biển, sông ngòi,
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
6
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
đầm phá ao hồ.
Việc hành thành luật thủy sản là một bước tiến lớn trong quản lý nhà
nước đối với việc đánh bắt khai thác thủy sản, tại khoản 1 luật Thủy sản
“Luật này áp dụng đối với hoạt động thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam,
tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thuỷ, lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.” tại khoản 1 luật Thủy sản quy định đối tượng và phạm vi của luật
này, như vậy, mọi hoạt động liên quan đến đánh bắt, khai thác, mua bán, trao
đổi hàng hóa liên quan đến thủy sản đều được luật Thủy sản điều chỉnh. Với
phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, hoạt động quản lý của nhà nước trong lỉnh
vực khai thác thủy sản của nhà nước đều do nhà nước điều tiết.
1.2.Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động
khai thác thủy sản trên quan điểm phát triển bền vững
Khái niệm quản lý
Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt
động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới
những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo
những mục tiêu nhất định đã đề ra. Quản lý là hoạt động xả ra thường xuyên
trong quá trính phát triển của con người. Mọi sinh hoạt của xã hội khi vận
động và phát triển đều gắn liền với việc quản lý. Nếu không có quản lý thì
mọi sinh hoạt của con người không theo nguyên tắc nhất định mà hoạt động
đó diển ra lộn xôn, dẩn đến tình trạng mất trật tự trong xã hội.
Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, gắn với
chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Quản lý nhà nước
tiếp cận với nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động: hoạt động lập
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
7
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành)
của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp. Gắn liền
với việc hình thành nhà nước là sự ra đời của quản lý nhà nước. Một nhà nước
một tồn tại và phát triển lâu dài buộc nhà nước đó có một hệ thống pháp luật
tốt và thực hiện những điều luật đó tốt, trên tinh thành bình đẳng giữa con
người với con người thì xã hội cảu nhà nước đó sẻ mang tính chất phát triển
lâu dài. Hoạt động quản lý của nhà nước là cần thiết, nếu nhà nước không có
những chính sách quản lý trong xã hội thì xã hội của nhà nước đó mất tính ổn
định và dẩn đến nhà nước đó sẻ sụp đổ. Ở Việt Nam hiện nay, mọi hoạt động
của xã hội đều được nhà nước đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh nhằm mục đích ổn định chính trị, ổn định xã hội. Trong khai thác thủy
sản, nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân.
1.2.1. Khái quát chung về phát triển bền vững trong hoạt động quản lý
nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản
Khái niệm
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc
gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính
trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia
đó. Qua đó, cho thấy rỏ nội dung của phát triển bền vững.
Trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay, nhà nước luôn luôn đặt ra
yêu cầu phát triển nền kinh tế càng cao nhưng phải theo quan điểm bền vững.
Ở mọi lĩnh vực, nhà nước đều hình thành các quy phạm pháp luật để điều
chỉnh các hành vi xã hội theo định hướng của nhà nước. Trong hoạt động khai
thác thủy sản, nhà nước cũng đưa ra những quy phạm pháp luật điều chỉnh
theo định hướng phát triển bền vững. Hiệu nay có khá nhiều văn quản của nhà
nước điều chỉnh các hoạt động đánh bắt khai thác thủy hải sản như: luật Thủy
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
8
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
sản và các văn bản hướng dẩn thực hiện luật Thủy san. Tại điều 5 luật thủy
sản có quy định “Phát triển thuỷ sản bền vững”
1. Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thuỷ sản bền vững;
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn lợi thuỷ sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và phát
triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự
nhiên khác.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học
và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu
hạ tầng trong hoạt động thuỷ sản; phát triển nuôi trồng thuỷ sản sạch; đẩy
mạnh hoạt động khuyến ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thuỷ sản, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia
bảo hiểm về người và tài sản trong hoạt động thuỷ sản, trừ trường hợp bắt
buộc mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở quy hoạch phát triển
ngành Thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
trong phạm vi cả nước và của từng địa phương; bảo đảm việc xây dựng các
công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi trồng thuỷ sản không
làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản.
4. Chính phủ xác định ranh giới vùng biển ven bờ trên cơ sở căn cứ vào
độ sâu, khoảng cách từ bờ biển và một số đặc điểm khác ở vùng biển ven bờ
để phân cấp cho địa phương có bờ biển tổ chức quản lý tổng hợp vùng biển
ven bờ gắn với phát triển sản xuất, kinh doanh.”
Từ đó cho thấy, nhà nước chú trọng đến phát triển thủy sản bền vững,
nhà nước khuyến khích các cá nhân tổ chức khai thác nguồn lợi thủy sản theo
xu hướng phát triển bền vững. Nhà nước nghiêm cấm các hành vi khai thác
thủy sản không bền vững như dùng cá loại ngư lưới cụ cấm, rà điện, xung
điện, dùng chất nổ, chất độc hại khi thực hiện đánh bắt, khai thác thủy hải sản
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
9
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
trên bển, sông, đầm phá, ao hồ. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích nghiên cứu
khoa học, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ khoa học,
phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động thủy sản. Bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm về
người và tài sản trong hoạt động thuỷ sản. Nhà nước phát triển kinh tế thuỷ
sản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa
phương; bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần
khu vực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản.
Ngoài ra nhà nước còn khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, lập kế hoạch
xin đầu tư các dự án nước ngoài, nhằm có nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất hạ
tâng, nâng cao dân trí cho người dân, cải thiện cuộc sống và nghiên cứu cá
giống mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Việt Nam là quốc
gia đang trong giai đoạn phát triển, nên các tổ chưc phi chính phủ của Việt
Nam cũng có những thuận lợi cho việc thiết lập các dự án và xin kinh phí từ
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài. Hầu hết các dự án này
thường là các dự án kinh tế, dự án nghiên cứu khoa học và dự án xã hội. Dù là
dự án theo hướng nào đi nữa thì, việc xin các dự án hiện nay đều có lợi cho
người dân và phát triển thủy sản theo hướng bền vững.
Tại khoản 3 điều 5 luật Thủy sản, “Nhà nước phát triển kinh tế thuỷ sản
trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương;
bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực
nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản.” Nhà nước
chú trọng phát triển thủy sản theo quy hoạch, theo định hướng của nhà nước
phù hợp với sự phát triển nền kinh tế. Nhà nước quản lý hoạt động khai thác
thủy sản theo hướng có lợi cho người dân nhưng cũng cố gắng đẩy mạnh
công tác triển khai hoạt động khai thác theo chiều hướng phát triển bền vững.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
10
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
Tại đầm phá Tam Giang, hiện nay, công tác bảo vệ tài nguyên môi
trường sống của các loài thủy sinh vật cũng được chú trọng. Nhờ sự giao
quyền khai thác mật nước cho Chi hội Nghề cá, do đó, chi hội cố gắng đẩy
mạnh khai thác thủy sản nhưng đồng thời nâng cao ý thức cho các thành viên
của hội, đánh bắt khai thác thủy sản theo quy định pháp luật như: dùng mắt
lưới đánh bắt 2A18, đây là kích cở mắt lưới do nhà nước quy định. Ngoài
những văn bản quy phạm phá luật do nhà nước quy định, mỗi Chi hội nghề cá
đều có những nội quy riêng của mình, sử dụng trong nội bộ của chi hội. Do
đó, việc khai thác thủy sản hiện nay trên đầm phá Tam Giang đang nằm trong
khuôn khổ quản lý của nhà nước, theo định hướng phát triển bền vững.
1.2.2. Nội dung và yêu cầu của phát triển bền vững trong hoạt động
quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản
Nội dung
Nội dung của phát triển bền vững, theo định nghĩa, là quá trình phát triển
hiện tại nhưng vẩn định hướng được sự phát triển trong tương lai. Trong quá
trình đánh bắt khai thác thủy hải sản cũng tương tự, khai thác đi đôi với việc bảo
vệ nguồn giống, phát triển loài, hạn chế sự tuyệt chủng chủng của các giống tôm,
cá, cua và các loài vi sinh vật khác. Để khai thác thủy hải sản theo quan đểm bền
vững thì không đánh bắt thủy hải sản nhỏ, không dùng nghề cấm, nghề hủy diệt,
thường xuyên thả các loài cá giống, cá có giá trịnh kinh cao, bổ sung nguồn
giống cho vùng khai thác. Hiện nay, một số địa phương có vùng diện tích mặt
nước đầm phá như tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi
Thủy sản, chi hội nghề cá tỉnh và các cơ quan hành chính nhà nước địa phương
khác đang có chính sách khuân vùng bãi đẻ, bãi giống và cấn ngư dân vào những
khu vực đó khai thác nguồn lợi thủy hải sản. Đây là nơi trú ngụ của các loài thủy
sản và là nơi sinh đẻ của cá loài đó. Nhờ những khu vực này mà nguồn lợi thủy
sản của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai luôn luôn được bảo đảm. Qua đó cho
thấy, việc nhà nước quản lý hoạt động khai thác thủy hải sản là điều cần thiết,
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
11
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
nhờ những chính sách của nhà nước mà nguồn lợi thủy hải san ở sông ngòi, đầm
phá, biển luôn được đảm bảo không chỉ hiện tại mà bền vững trong tương lai.
Nội dung của phát triển bền vững trong hoạt động quản lý nhà nước đối
với việc đánh bắt khai thác thủy hải sản gắn liền với những chính sách của
nhà nước, chính phủ từ TW đến địa phương ngoài ra, còn có các cơ quan
chuyên môn như bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan cấp
dưới, Chi hội nghề cá Việt Nam và tỉnh hội nghề cá các tỉnh là những cơ quan
trực tiếp quản lý hoạt động đánh bắt khai, khai thác thủy hải sản của ngư dân.
Để xiết chặt việc quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác thủy sản, nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh
vực khai thác thủy hải sản nhằm phát triển theo quan điểm bền vững như: luật
Thủy Sản, Chỉ thị số 01/1998/CT – TTG ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm dùng chất nổ, xung điện, hóa chất độc
hại để khai thác thủy sản ngoài ra, còn có các văn bản hướng dẩn thi hành
luật Thủy sản. Ở các địa phương có diện tích mặt nước khai thác thủy hải sản
cũng có nhửng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng phù hợp với
từng vùng miền khác nhau.
Nhà nước đống vai trò cự kỳ quan trọng trong quá trình khai thác thủy
hải sản theo quan điểm bền vững, nhà nước đưa ra các văn bản pháp luật, định
hướng cho ngư dân khai thác thủy sản, đồng thời phải bảo vệ nguồn lợi để
phát triển hiện tại và trong trương lai.
Một số yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước theo quan điểm
phát triển bền vững:
- Nhà nước đống vai trò quản lý chủ chốt trong hoạt động đánh bắt khai
thác thủy hải sản của ngư dân theo quan điểm phát triển bền vững bằng các
văn bản quy phạm pháp luật.
- Tuyên truyền các văn bản pháp luật đến với người khai thác, đánh bắt
thủy hải sản nhằm mục tiêu giúp người dân hiểu biết về những quy định do
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
12
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
nhà nước ban hành trong việc đánh bắt khai thác thủy hải sản.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
13
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
- Trong quá trình khai thác của ngư dân và quản lý của nhà nước trong
quá trình đánh bắt thủy sản theo quan diềm bền vững phải có sự thống nhất,
trong việc tái tạo nguồn giống, bảo vệ nguồn giống. Nhà nước cùng người dân
xây dựng các chương trình bảo vệ thủy sản cho trong tương lai.
- Nhà khoa học, người dân cùng nghiên cứu phát triển các loài thủy sản
có giá trịnh kinh tế cao, tái tạo lại những nguồn giống thủy sản đã bị tuyệt
chủng, nhằm mục đích làm phong phú nguồn lượi thủy sản và phát triển kinh
tế cho ngư dân.
Nội dung và yêu cầu của phát triển bền vững trong hoạt động quản lý
nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản phải có sự kết hợp đồng nhất
giữa nhà nước và ngư dân, giữa ngư dân với nhà khoa học. Đối với đầm phá
Tam Giang, hiện nay, vấn đê quản lý nhà nước tuy còn gặp nhiều khó khăn,
nhưng cũng có những thành công rất rỏ nét như: trên đầm phá đã thành lập
được hai khu bãi đẻ bãi giống, về cơ quản các xã có diện tích mặt nước đầu
phá đều được thành lập Chi hội nghề cá và chính quyền các huyện đang tiến
hành trao quyện khai thác mặt nước cho các Chi hội nghề cá đó.
1.2.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước đối với
hoạt động khai thác thủy sản trên quan điểm phát triển bền vững
Hoạt động quản lý nhà nước đối với việc đánh bắt khai thác thủy hải sản
theo quan điểm phát triển bền vững có rất nhiều nhân tố tác động tới hoạt
động này như:
Con người với quy phạm pháp luật nhà nước
Tác động tới hoạt động quản lý nhà nước, nhà nước ban hành các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi khai thác thủy sản theo quan điểm phát
triển bền vững, phải phừ hợp với điều kiện tự nhiên của vùng miền như: đối
với các tỉnh ven biển, thì cần phải có những chính sách phù hợp như quy
hoạch gần bờ biển, những khu vực có thể khai thác thủy sản, khu vực du lịch,
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
14
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
khu nuôi tròng thủy sản, tránh các trường hợp là ô nhiểm ngồn nước. Đối với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch khu đánh bắt, khu trồng rừng
ngập mặn, khu nuôi các nước lợ, khu nuôi cá nước ngọt, khu trồng lúa. Đối
với các tỉnh có diện tích mặt nước là đầm phá như tỉnh Thừ Thiên Huế, cần có
những chính sách phù hợp như: thành lập Chi hội nghề cá, trao quyền khai
thác mặt nước, khuân vùng đánh bắt, khuân vùng bãi giống bãi đẻ. Từ những
quy phạm pháp luật phù hợp đó, con người sẻ có những hoạt động đánh bắt
thủy sản theo quy phạm pháp luật và ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của
người dần dần được cải thiện. Vận động người dân đánh bắt khai thác đi đôi
với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Khi quy phạm pháp luật nhà nước với con người có tiếng nói chung,
pháp luật phù hợp con người thực hiện theo lúc đó việc phát triển khai thác
thủy sản không chỉ cho hiện tại mà còn định hướng được cho tương lai. Khi
nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật thường có những định hướng
trước cho tương lai, như các chỉ bảo số về địa lý, về môi trường nước, môi
trường đất, thay đổi khí hậu hiện tại với tương lai. Do đó, khi con người thực
hiện các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành thì hoạt động đó vừa phát
triển nền kinh tế hiện tại nhưng cũng góp phần thức đẩy cho quá trình phát
triển bền vững trong tương lai. Có thể nói rằng quy phạm pháp luật nhà nước
với con người (ngư dân) có mối qun hệ đặc biệt, là hai nhân tố quan trọng
nhất tác động đến việc quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản.
Nhà nước dùng những quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi khai thác của
người dân, người dân thực hiện đúng những quy phạm pháp luật đó làm nên
tảng cho sự phat trên bền vững.
Ngoài hai nhân tố trên, có có một số nhân tố tác động đến việc quản lý
nhà nước còn có nhiều nhân tố khác cũng tác động đến việc quản lý nhà nước
như: điệu kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Đối với điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên đây là hai nhân tố khách quan tác động đến hoạt động quản
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
15
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
lý nhà nước trong quá trình khai thác thủy sản theo quan điểm bền vững. Việt
Nam là quốc gia nằm trong khu vự Đông Nam A, có bề biển dài, lân cận Việt
Nam là Trung Quốc, một quốc gia phát triên công nghiệp bậc nhất thế giới hiện
nay. Do đó, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ việc phát triển đó của
Trung Quốc như biến đổi khi hậu. Theo đánh gia của các nhà khoa học nghiên
cứu về biến đổi khi hậu, thì Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động lớn do
biến đổi khi hâu () lớn trong khu vực. Vì vậy, việc ban hành các quy phạm
pháp luật của nhà nước nhằm áp trong hoạt động khai thác thủy sản cũng bị
ảnh hưởng không nhỏ. Vì pháp luật phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của
từng vùng miền, do vậy, việc quản lý nhà nước dựa trên những quy phạm pháp
luật, nhưng vì hiện nay tình hình biến đổi khi hậu ở nước ta diển biến khá phúc
tạp như: thủy triều lên xuống thất thường, sự xâm nhậm mặt, biển lấn, hạn hán,
tần suất các cơn bảo ngày cùng nhiều, mưa ít, tập trung trong thời gian ngán.
Với tình hình đó, người dân bắt buộc phải cải thiện môi trường hạn chế biến
đổi khi hậu hoặc thích nghi với biến đổi khí hậu, khi đó, buộc các quy phạm
pháp luật quản lý nhà nước phải thích phù hợp với điều kiện tự nhiên và các
quy phạm pháp luật phải thay đổi liên tục để phù hợp hơn. Điều kiện tự nhiên,
tài nguyên môi trường tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước,
nếu điều kiện tự nhiên thuận lượi thì việc quản lý nhà nước trong hoạt dộng
khai thác thủy sản cũng thuận lợi hơn nếu điều kiện tự nhiên diển biến phúc tạp
thì việc quản lý nhà nước gặp khó khăn ví dự như: trong mùa mưa bão, đội
tuần tra bảo vệ trên đầm phá Tam Giang không thể hoạt động thường xuyên
được, lợi dụng tình hình đó, những ngư dân đánh bắt khai thác bằng nghề cấm
tiến hành khai thác trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến tài nguyên đầm phá Tam
Giang. Đối với những vùng tài nguyên bị cạn kiệt, nguồn lợi thủy sản không đủ
đáp ứng nhu cầu khai thác của người dân thì, việc quản lý của nhà nước cũng
gặp nhiều khó khăn, vì nhu cầu sống, như cầu khai thác, người dân buộc phải
sử dụng những ngư lới cụ có tính chất càn quét tài nguyên, đánh bắt những loài
sinh vật nhỏ do vậy, việc quản lý nhà nước lại càng gặp khó khăn hơn.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
16
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
Như cầu sống của con người ngày càng cao
Điều kiện sống càng cao, nhưng trình độ dân trí thấp cũng anh hưởng
đến việc quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác thủy sản theo quan điểm
bền vững. Điều kiện sống của người dân ngày càng cao, do đó việc khai thác
thủy sản của người dân cũng cần phải phát triển theo chiều hướng mạnh hơn,
với nhiều loại ngư lưới cự hiện đại hơn. Dó áp lực như cầu chi tiêu cuộc sống
do đó, người dân đẩy mạnh cường độ khai thác mạnh hơn, nhiều hơn để đáp
ứng được cuộc sống, dẩn đến nhà nước phải có những chính sách mạnh hơn
trrong việc quản lý khai thác thủy sản của người dân. Nhằm hạn chế việc khai
thác bừa bãi, không có quy hoạch. Người dân đặt áp lực khai thác lên khu
khai khai thác thủy sản, buộc nhà nước phải xiết chặt việc khai thác của người
dân. Nếu không nguồn tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng và
sự phát triển đó không gắn liên với phát triển bền vững. Hiện nay, có một số
khu vực ngư dân có trình dân trí khá thấp như cụm cư dân Vạn đò khai thác
đánh bắt thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Do nhận thức còn
hạn chế nên các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đến với người dân
còn gặp nhiều khó khăn. Người dân ít am hiểu về các quy định pháp luật của
nhà nước, do đó, việc quản lý nhà nước theo xu hướng phát triển bền cũng
càng gặp khó khăm hơn.
Nghèo đói
Nghèo đói làm anh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lỉnh
vực khai thác thủy sản theo định hướng phát triển bền vững. Nghèo đói là tình
trạng chung của người dân khai thác thủy sản tại Việt Nam. Thiên tai thường
xuyên xảy ra đối với người ngư dân Việt Nam, do đó việc phát triển kinh tế
của những ngư dân này gặp vô cùng khó khăn. Tuy nhà nước đã có nhiều
chính sách để khắc phụ nhưng vẩn chưa có nhiều hiệu quả. Nghèo đói dẩn
đến việc quản lý nhà nước đối với ngư dân cũng gặp nhiều khó khăn.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
17
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
Trên đầm phá Tam Giang
Phá Tam Giang nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đây
là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á (). Trước năm 1985, ngư dân vạn đò là
chủ nhân của hệ đầm phá này, 100% ngư dân Vạn đò đều sống lanh đanh trên
mặt nước, nay đây mai đó, không có nơi trú ngụ cố định. Nhưng từ sau năm
cơn bảo lịch sử năm 1985 một bộ phận cư dân Vạn đò được đưa lên định cư
trên bờ, từ sau trận lũ năm 1999 “đại hồng thủy” hầu hết cư dân Vạn đò đều
được đưa lên định cư, cho đến nay, 98% cư dân Vạn đò có nhà kiên cố ở trên
bờ (). Nhờ những chính sách của tỉnh Thừ Thiên Huế đa phần ngư dân sống
ven đầm phá có một điều kiện sống khá ổn định. Do đó, việc đánh bắt khai thác
thủy sản của cùng đầm phá này cũng được cải thiện nhiều hơn. Hiện nay việc
quản lý nhà nước đối với đầm phá cũng có nhiều cải thiện nhưng cũng có nhiều
nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai
thác thủy sản theo định hướng phát triển bền vững. Phá Tam giang cũng như
các khu vực khai thác thủy sản khác trên lãnh thổ Việt Nam, đây là khu vực
chịu tác động khá lơn của biến đổi khi hậu, nghèo đói, như cầu sống và trình độ
thấp cũng anh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh
vực khai thác đánh bắt thủy hải sản trên quan điểm phát triển bền vững.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
18
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐÁNH BẮT KHAI THÁC
THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐẦM PHÁ TAM GIANG
2.1 Điều kiện tự nhiên ở đầm phá Tam Giang
Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên
Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà,
Phú Vang, Phú Lộc). Tổng diện tích tự nhiên 101.070 ha, bằng 20% diện tích
tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số trung bình năm 2008 gần 415 nghìn người, bằng
36% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế có vai trò rất
quan trọng đối với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên
Huế, khu vực miền Trung và cả nước. Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn
nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc vào cỡ lớn của thế giới và có tính đa dạng
sinh học cao ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien. Đối với phát triển
kinh tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn
chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi
trường sống của hơn 2/3 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, nó có tầm
quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả khu vực miền
Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản,
có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển, duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học;
đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần được
đặc biệt quan tâm.
Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nhiều tiềm năng, có thể phát
triển nhanh nếu có chính sách khuyến khích hợp lý và được đầu tư ban đầu
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
19
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
thích đáng. Lợi ích lâu dài sử dụng đầm phá, nhu cầu nâng cao chất lượng
môi trường sống đòi hỏi phải bảo vệ tự nhiên, tài nguyên và môi trường.
Trong khi, do nhu cầu phát triển kinh tế, mức sống vật chất thấp, sức ép tăng
dân số đòi hỏi phải sử dụng đầm phá ở mức độ cao, dẫn đến mất cân bằng tự
nhiên, sinh thái, huỷ hoại tài nguyên và ô nhiễm môi trường; xung đột lợi ích
trong khai thác vùng đầm phá ngày càng tăng cao giữa lợi ích cá nhân có tính
trước mắt để đảm bảo cuộc sống nghèo khó hàng ngày với lợi ích cộng đồng
có tính lâu dài nhằm phát triển bền vững.
Đây cũng là Vùng bị tàn phá nặng nề qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp
và chống Mỹ, nhiều di chứng chiến tranh vẫn để lại nặng nề đến ngày nay.
Trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp thúc
đẩy phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Trung ương và địa
phương đã quan tâm đầu tư, nhưng đây vẫn là vùng nghèo nhất của Tỉnh.
Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thủy sản với phương thức canh tác
quảng canh hoặc quảng canh cải tiến, các ngành nghề khác chưa phát triển.
Kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thông khó khăn, thường bị chia cắt trong mùa
mưa bão; thiếu các công trình thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, công nghệ thông
tin, dịch vụ phụ trợ chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế,
cơ cấu ngành nghề. Hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, nhiều cơ sở trường học và
trạm y tế đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư sửa chữa; việc xây dựng các
thiết chế văn hóa - thể thao cấp cơ sở còn khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội và
môi trường đang diễn ra trầm trọng; hơn 2 nghìn hộ dân thuỷ diện chưa được
định cư. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn rất thấp so với yêu
cầu phát triển.
Đây là Đề án nhằm cụ thể hóa một bước kế hoạch hành động mang
tính chiến lược về phát triển kinh tế biển và đầm phá đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020, nhằm đưa vừng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sớm
phát triển trở thành vùng đặc thù kinh tế, và là vùng sinh thái ngập mặn
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
20
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
vừa là khu dự trữ nuôi trồng sinh quyển của khu vực và quốc gia. Góp phần
thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng hội nhập
và phát triển bền vững.
Thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về
việc phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án “Phát triển kinh tế tổng hợp vùng kinh tế
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Thực trạng đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang
hiện nay
Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang hiện
nay có rất nhiều loại hình nghề và chia làm nhiều nhóm khác nhau.
Nhóm thứ nhất: khai thác đánh bắt bằng nghề di động
Nhóm thứ hai: khai thác đánh bắt bằng nghề cố định
Nhóm thứ ba: khai thác đánh bắt bằng nghề cấm, nghề hủy diệt
Nhóm thứ tư: nuôi trồng thủy sản
Khai thác, đánh bắt bằng nghề di động
Đây là một trong những nhóm loại hình nghề khai thác thủy sản đặc
trưng của đầm phá Tam Giang. Nhóm này có khoảng 6 loại hình ngư lưới cụ
trong đó có, lưới ba màng, lưới cua ghẹ, lưới cá thệ, lưới tôm, cào lươn, cào
trìa, lừ. Đặc trưng của nhóm nghề này là ngư lưới cụ có thể di chuyển được,
một ngày có thể đánh bắt ở nhiều nới khác nhau. Nhóm ngư lưới cụ này
thường đánh bắt chủ yếu loài cá nâu, cá dìa, tôm, cua, nghẹ, cá thệ, lươn, trìa.
Hiện này, trên đầm phá Tam Giang theo thực tế cho biết, một hộ có từ 3 đến 5
tay lưới ba mạng với 600 hộ dân khai thác bằng loại hình nghề này.() Đặc
trưng của loại hình nghề này, lưới có ba lớp, lớp thứ nhất mắt lưới 2A25, lớp
thứ hai 2A18, lớp thứ ba 2A11. Theo quy định của nhà nước, thì hai lớp ở
ngoài đạt tiêu chuyển quy định, còn lớp thứ ba mắt lưới nhỏ hơn so với nhà
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
21
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
nước quy định là 2A18. Nhưng hiện nay, chưa có loại văn bản nào quy định
ngư dân không được sử dụng loại hình ngư lưới cụ này. Chính quyền địa
phương cấp huyện, cấp xã vẩn không có văn bản cấm loại hình này, nhưng
cũng không khuyến khích người dân sử dụng. Đối với loại ngư lưới cụ này,
ngư dân thường đánh bắt tôm, cá bống thệ, cua, ghẹ, và một số loài cá khác.
Nhưng với kích thướng mắt lưới như vậy, các loài thủy sinh nhỏ bị mắc lưới
khi đi qua. Như vậy, ngư đánh đánh bắt được cả những loài thủy sinh nhỏ, có
giá trị kinh tế thấp, là cạn kiệt tài nguyên thủy sinh, dẩn đến hậu quả là không
phát triển bền vững. Trên thực tế đây là loại hình khai thác không thân thiện
với môi trường, nhưng do người dân sử dụng tràn lan, nhà nước không thể
quản lý hết việc đánh bắt khai thác của người dân.
Khai thác đánh bắt bằng nghề cố định
Nhóm nghề này có 4 loại hình chính, nghề đáy, nghề chuôm, nghề nò
sáo, nghề rớ giàng. Đây là những loại hình nghề nghiệp đánh bắt cố định đặc
trưng ở vùng đầm phá Tam Giang. Hiện nay, hầu hết những nghề cố định về
cơ bản nhà nước đã định vị xong những khu vực có người dân đặt nghề và
nhà nước khống chế việc phát triển loại hình nghề nay. Cho đến nay, Phòng
nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Vang không cho phép người
dân phát triển thêm các loại hình nghề cố định.
2.2 Thực tiển quản lý nhà nước trong việc đánh bắt khai thác thủy
hải sản
2.2.1 Những quy phạm pháp luật điều chỉnh việc đánh bắt khai thác
thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang
Việc quản lý nhà nước trên đầm phá Tam Giang có rất nhiều văn bản
pháp luật điều chỉnh trong hoạt động khai thác thủy sản. Văn bản có hiệu lực
pháp luật cao nhất là luật Thủy sản và các văn bản hướng dẩn thi hành luật
thủy sản. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
22
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Quốc hội thông
qua việc soạn thảo luật Thủy sản. Luật Thủy sản Việt Nam có hiệu lực vào
ngày 26 tháng 11 năm 2003. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực điều chỉnh
toàn bộ mọi hoạt động đánh bắt, khai thác, mua bán, nuôi trồng thủy sản trên
toàn quốc. Tại điều 1 của luật Thủy sản Việt Nam có ghi “Luật này áp dụng
đối với hoạt động thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân
nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Như
vậy, phạm vi điều chỉnh của luật Thủy sản là trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
trong đó có đầm phá Tam Giang. Tại khoản 1 điều 4 luật thủy sản Việt Nam
có ghi “Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên
nhiên. Việc phát triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng
địa phương.” Khẳng định vai trò quản lý của nhà nước trong hoạt động khai
thác thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam trong đó có đầm phá Tam giang. Dó đó,
mọi hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang đều được
điều chỉnh bởi luật này.
Ngoài ra còn có Chỉ thị số 01/1998/CT – TTG ngày 02 tháng 01 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm dùng chất nổ, xung điện,
hóa chất độc hại để khai thác thủy sản. tại điều 1 Chỉ thị có ghi “Nghiêm cấm
mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử
dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng
nước.” Tại khoản 1 của Chỉ thị đã nêu rỏ các nghành nghề cấm trong đánh bắt
khai thác thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam. Nhằm hạn chế nhưng hình thức
khai thác có tính chất càn quét làm tiệt chủng những loại sinh vật nhỏ, làm
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong nước. Không những thế, còn là cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, dẩn đến sự phát triển không bền vững
trong tương lai.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
23
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
2.2.2 Những chính sách quản lý hành chính nhà nước của các cấp
chính quyền địa phương (từ UBND tỉnh và các sở ban ngành đến cấp
huyện đến cấp xã)
Ngoài những văn bản được áp dụng chung cho toàn lãnh thổ Việt Nam,
tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có những văn bản riêng trong việc quản lý hoạt
động đánh bắt khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang.
Trong công tác quản lý đầm phá hiện nay, có rất nhiều văn bản pháp lý
của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là:
1. Quyết định số 3677/2004/QD-UB của UBND tỉnh ra ngày 25/10/2005
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ sản vùng đầm
phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010.
2. Báo cáo Tổng hợp - Quy hoạch Tổng thể Quản lý Khai thác Thuỷ sản
Đầm phá Thừa Thiên Huế (04/2004, đi kèm với Quyết định số
3677/2004/QD-UB của UBND)
3. Quyết định số 4260/2005/QD-UBND ngày 19/12/2005 Ban hành Quy
chế Quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
4. Quyết Định 2034/QĐ-UBND, 2008 về việc phê duyệt Kế hoạch sắp
xếp lại nò sáo trên đầm phá thuộc huyện Phong Điền giai đoạn 2008-2009
5. Thông báo 235/TB-UBND, 2008: Kết luận của UBND tỉnh tại cuộc
họp ngày 15/07/2008 về việc thông qua kế hoạch sắp xếp nò sáo và chính
sách "treo thuyền" tại huyện Phong Điền và Phú Lộc
6. Chương trình số 45/CTr-UBND ngày 27/05/2008 về phát triển du lịch
biển và đầm phá đến năm 2012.
7. Quyết Định 2227/QĐ-UBND, 2007 về việc phê duyệt Chương trình
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-
2010, định hướng đến năm 2020.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
24
GVHD: Th.S Viên Thế Giang
Chỉ thị 14/2007/CT- UBND huyện Phú Vang ngày 27 tháng năm 2007 về
việc cấm khai thác thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
Quyết định số 2093/QĐ - UBND tỉnh ngày 15 tháng 09 năm 2007 về
việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TU
ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về phát triển kinh tế biển
và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Tỉnh ủy
khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đến
2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Các quy hoạch phát triển các vùng, ngành của Trung ương có liên quan
(Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội dải ven biển miền Trung Việt
Nam; chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ; )
Hiện nay, việc quản lý nhà nước trong quá trình khai thác thủy sản trên
đầm phá Tam Giang vẩn chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc phát
triển theo quản điểm bền vững, hầu hết tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
đều quy định những hoạt động khai thác chung, mang tính chất bền vững.
Việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật riêng cho hoạt động quản
lý nhà nước trong quá trình khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang theo
quan điển bền vững là rất khó. Vì quá trình phát triển bền vững cần gắn liền
với các tiêu chí, xây dựng những tiêu chí. Ngoài ra, việc quản lý nhà nước
theo quan điểm trong hoạt động khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang
cần phải có lực lượng chuyên muôn về quản lý khai thác. Nhưng hiện nay,
việc quản lý nhà nước theo định hướng phát triển bền vững trong quá trình
khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang vẩn chưa có những yếu cầu trên.
Do đó, hoạt động quản lý nhà nước theo định hướng phát triển bền vững trong
quá trình khai thác thủy sản chỉ có những văn bản quy phạm pháp luật điểu
chỉnh chung.
SVTH: Nguyễn Đức Hiếu – Lớp Luật bằng hai K2011
25