Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” tại HTX Nông Nghiệp Thuỷ Thanh I.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.09 KB, 59 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP THỦY THANH I
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN TRẦN NGUYÊN TRÂN
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ TRANG
Lớp : 12CLKT01
Huế, tháng 04 năm 2014
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế đã truyền
đạt những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội, giúp em nhận thức được
nhiều điều bổ ích từ cuộc sống trong suốt hai năm em học tại trường.
Đặc biệt, qua chuyên đề tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn đến Cô Ngyễn
Trần Ngyên Trân người đã hướng dẫn trực tiếp, giúp đỡ em rất tận tình trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới ông Đỗ Văn Phú- Chủ Nhiệm HTX và ban
Quản Lý HTX đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại HTX.
Xin cảm ơn cô Phan Thị Tuyết Ánh – kế toán trưởng HTX NN Thỷ Thanh I cùng
các anh chị trong phòng kế toán HTX đã giúp đỡ em trong việc cung cấp, trích lọc,
phân tích và xử lý số liệu.
Do khả năng và hiểu biết của bản thân có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp của em
không thể không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em xin chân thành cảm ơn sự
góp ý chân thành của các thầy cô giáo các anh chị, bạn bè và những ai quan tâm tới đề
tài để trong một phương diện nào đó đề tài có thể hữu ích hơn trong thực tế.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 2 tháng 04 năm 2014


Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trang
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trần Nguyên Trân

















Huế, ngày tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trang
SVTH: Trần Thị Trang
ii
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HTX : Hợp tác xã

NN : Nông nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
GVHB : Giá vốn hàng bán
DTBH : Doanh thu bán hàng
TSCĐ : Tài sản cố định
SVTH: Trần Thị Trang
iii
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Tình hình tài sản và nguồn vốn của HTX qua 2 năm (2012-2013) 11
Bảng 02: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của HTX qua 2 năm (2012-2013).12
Bảng 03: Tình hình lao động của HTX qua 3 năm 14
SVTH: Trần Thị Trang
iv
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy HTX NN Thủy Thanh I 6
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 7
Sơ đồ 03: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 9
SVTH: Trần Thị Trang
v
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Nội dung của đề tài 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5.Mục đích nghiên cứu 2

5.1Mục đích chung 2
5.2 Mục đích cụ thể 3
6. Kết cấu chuyên đề 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHUNG 4
CỦA HTX THỦY THANH I 4
1.Giới thiệu khái quát về HTX NN Thủy Thanh I 4
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển tại HTX NN Thủy Thanh I 4
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của HTX NN Thủy Thanh I 5
1.1.1. Chức năng 5
1.1.2. Nhiệm vụ 5
2. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý của HTX Nông Nghệp Thủy Thanh 1 6
2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý 6
2.2 Chức năng và nhiệm vụ 7
3. Sơ đồ và chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của HTX 7
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 7
3.2 Chức năng, nhiệm vụ 8
4 Hình thức tổ chức công tác kế toán tại HTX 8
4.1 Hình thức kế toán áp dụng 8
SVTH: Trần Thị Trang
vi
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 9
5. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán tại HTX 10
6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của HTX NN Thủy Thanh I qua 02 năm (2012 - 2013) 10
7. Kết quả kinh doanh 12
8 . Phân tích tình hình lao động qua 03 năm (2011 – 2012 - 2013) 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ HÀNG HÓA 16
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 16
CỦA HTX NÔNG NGHIỆP THỦY THANH I 16

1. Kế toán doanh thu bán hàng 16
1.1. Chứng từ sử dụng 16
1.2. Tài khoản sử dụng 16
1.3. Phương pháp hạch toán số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 16
2 1 Tài khoản sử dụng 22
2.2. Chứng từ sổ sách sử dụng 22
3. Kế toán giá vốn hàng bán 26
3.1. Tài khoản sử dụng 26
3.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng 26
3.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 26
4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 31
4.1Tài khoản sử dụng 31
4.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng 31
4.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 32
4.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 32
5. Kế toán chi phí tài chính 37
5.1. Tài khoản sử dụng 37
5.2. Chứng từ sổ sách sử dụng 37
5.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 37
SVTH: Trần Thị Trang
vii
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
6. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 38
7. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 38
7.1. Tài khoản sử dụng 38
7.2. Chứng từ sổ sách sử dụng 38
8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 39
8.1. Tài khoản sử dụng 39
8.2. Phương pháp hạch toán 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 46

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐINH KẾT QUẢ 46
KINH DOANH TẠI HTXNN THỦY THANH I 46
3. Nhận xét, đánh giá 46
3.1. Ưu điểm 46
3.2. Nhược điểm 47
4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại HTX 47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
1. Kết luận 48
Với chương trình đào tạo đúng đắn của nhà trường, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn và các anh chị phòng kế toán HTX Nông Nghiệp Thủy Thanh I đã tạo cho em điều kiện
tiếp xúc với thực tế. Thời gian thực tập đã giúp em vận dụng những kiến thức đã được trang bị
trong nhà trường vào thực tiễn, đi sâu tìm hiểu công tác tổ chức kế toán ở công ty 48
2. Kiến nghị 49
SVTH: Trần Thị Trang
viii
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển với trình độ ngày càng
cao thì nền kinh tế Việt Nam cung đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền
kinh tế khu vực và quốc tế. Trong tình hình đó bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt
động cũng phải tìm mọi cách để phát triển, do đó hoạt kinh kinh doanh của doanh
nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động.
Trong xu hướng đó, kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội
dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng
cao của nền sản xuất xã hội và pháp luật. Để có thể quản lý hoạt động kinh doanh thì
hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu. Đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt
động kinh tế tài chính, đảm nhận hệ thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra quyết
định kinh tế.
Một trong những vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp mà kế toán cung cấp đó

là kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì sự quan tâm
hàng đầu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là làm thế nào để bán được sản phẩm
của mình trên thị trường và sản phẩm của mình có được thị trường chấp nhận hay
không. Điều đó kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là căn cứ rõ ràng nhất.
Kế toán bán hàng giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm của mình được thị
trường chấp nhận đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá
trình kinh doanh, đồng thời nhờ đến kế toán xác định kết quả kinh doanh mà doanh
nghiệp biết là làm ăn có lãi hay lỗ. Xác định kết quả kinh doanh là quá trình nhận thức
và đánh giá toàn bộ tiến trình và hoạt động kết quả kinh doanh, qua đó thấy rõ nguyên
nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện ra những tiềm tàng của doanh
nghiệp để kịp thời xử lý, khắc phục và có các biện pháp quản lý nhằm làm cho công
việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi và đem lại hiệu quả cao.
Qua những điều trên đã cho thấy rõ sự quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh nên tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh” tại HTX Nông Nghiệp Thuỷ Thanh I.
SVTH: Trần Thị Trang
1
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
Do thời gian thực hiện không nhiều, nên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót vì
vậy rất mong được sự giúp đỡ góp ý của Thầy, Cô trong khoa và Phòng Tài chính-kế
toán HTX để tôi có thể hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này.
2. Nội dung của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại HTX Nông Nghiệp Thuỷ Thanh I, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn
thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại HTX, góp phần cải
thiện quá trình quản lý của HTX.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
a/ Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ttại HTX Nông
Nghiệp Thuỷ Thanh I.

b/ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phòng Tài Chính-Kế toán của HTX Nông Nghiệp Thuỷ Thanh I.
- Về thời gian: Nghiên cứu số liệu về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại HTX trong hai năm 2010 và 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiên cứu.
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp toán học,
phương pháp so sánh, phân tích. Thông qua phương pháp so sánh ta có thể thấy được
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX qua các năm, đồng thời qua phương
pháp phân tích thống kê, ta tìm ra được những yếu tố tích cực tác động đến quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có những biện pháp giải quyết thích hợp.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tài khoản,
ghi sổ kép, báo cáo kế toán.
5.Mục đích nghiên cứu
5.1Mục đích chung
Tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại HTX NN
Thuỷ Thanh I.
SVTH: Trần Thị Trang
2
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
5.2 Mục đích cụ thể
- Tổng quan về HTX NN Thủy Thanh I.
- Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại HTX
NN Thủy Thanh I.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại HTX NN Thủy Thanh I.
6. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề bao gồm 3 phần như sau:
- Phần I: Đặt vấn đề
- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, bao gồm 2 chương:

Chương 1: Khái quát tình hình chung cả HTX Nông Nghiệp Thỷ Thanh I.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tại HTX Nông Nghiệp Thuỷ Thanh I
Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại HTX NN Thủy Thanh I.
- Phần III: Kết luận và kiến nghị
SVTH: Trần Thị Trang
3
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHUNG
CỦA HTX THỦY THANH I
1.Giới thiệu khái quát về HTX NN Thủy Thanh I
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển tại HTX NN Thủy Thanh I
Tên doanh nghiệp: HTX Nông nghiệp Thủy Thanh I.
Trụ sở đặt tại: Thủy Thanh - Hương Thủy - Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: 054.3861140.
Email:
HTX NN Thủy Thanh trước đây quy mô toàn xã, được thành lập từ năm 1977,
thu nhập bà chủ yếu là cây lúa, với số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 99%. Diện
tích canh tác trên địa bàn xã là 578ha. Đến năm 1982, được sự thống nhất của lãnh đạo
cấp trên cho phép HTX NN Thủy Thanh tách thành 2 HTX đó là HTX NN Thủy
Thanh I và HTX NN Thủy Thanh II. HTX NN Thủy Thanh I thuộc xã Thủy Thanh, thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phong trào hợp tác hóa, nông
dân HTX NN Thủy Thanh I tự nguyện góp vốn góp sức để thành lập HTX. Trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế HTX qua nhiều cơ chế kinh tế khác nhau, HTX đã
đạt được những kết quả về kinh tế xã hội, từng bước xây dựng nông thôn mới. Trong
những năm qua mặc dù trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt, giá cả biến động
phức tạp, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên đe dọa. Song dưới sự lãnh đạo sâu sát của

thường vụ Thị ủy, UBND thị xã Hương Thủy, Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế
và sự quan tâm phối hợp của các phòng ban thị xã, chính quyền địa phương cùng với
sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân dân trong địa phương, kinh tế tập thể
HTX NN Thủy Thanh I được củng cố và đổi mới về nội dung hoạt động, quá trình
chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới, hoạt động theo luật
HTX. Đã tạo tiền đề cho kinh tế tập thể phát huy vai trò tự chủ của mình trong sản
xuất kinh doanh, từng bước khắc phục những thiếu sót, yếu kém, để tổ chức thực hiện
về nội dung hoạt động của mình, thích nghi với cơ chế thị trường, mạnh dạn sắp xếp
lại bộ máy theo hướng tinh gọn có hiệu quả.
SVTH: Trần Thị Trang
4
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
HTX NN Thủy Thanh I được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
31F0000016/ĐKKD cấp ngày 01/08/2000.
HTX đăng ký kinh doanh vào tháng 08 năm 2000, có trụ sở chính tại Thủy
Thanh-Hương Thủy-Thừa Thiên Huế,cung cấp nhiều lĩnh vực như: kinh doanh vật liệu
xây dựng, vật tư nông nghiệp, chăn nuôi, máy xay xát, phục vụ thủy lợi, xây dựng giao
thông nông thôn, vận chuyển, sản xuất hoa giống.
Trải qua gần 12 năm nổ lực không ngừng với nhiều khó khăn thử thách HTX NN
Thủy Thanh I đã cố gắng phấn đấu vượt qua và ngày càng phát triển tạo ra được nhiều
công trình và sản phẩm dịch vụ tiêu biểu như sản xuất gạo với thương hiệu Thủy Thanh,
hoa cúc tết, đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
HTX Thủy Thanh I luôn cố gắng trong mỗi chặng đường phát nhằm thỏa mãn
tương đối nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong các lĩnh vực hoạt động của
HTX. Chính nhờ sự nỗ lực như vậy cho đến nay HTX Thủy Thanh I đã trở thành một
trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng giao thông
nội đồng tại thị xã Hương Thủy nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng HTX cố gắng vươn lên, đoàn kết một
lòng, cùng nhau thi đua lao động để luôn có kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình nhằm đưa HTX từng ngày càng phát triển thịnh vượng, đáp ứng nhu

cầu quảng bá ngày một lớn của khách hàng.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của HTX NN Thủy Thanh I
1.1.1. Chức năng
- Chuyên kinh doanh:vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, chăn nuôi, máy xay
xát, phục vụ thủy lợi, xây dựng giao thông nội đồng, vận chuyển, sản xuất hoa giống.
- Tạo công ăn việc làm cho một lượng đội ngũ lao động.
- Góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Thừa Thiên Huế nói chung và nền
kinh tế của thị xã Hương Thủy nói riêng.
1.1.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành đầy đủ các chính
sách kinh tế, pháp luật của nhà nước.
- Quản lý có hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn, máy móc, thiết bị và lao động.
Đồng thời bảo toàn không ngừng phát triển đồng vốn của HTX
SVTH: Trần Thị Trang
5
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
- Thực hiện phân phối theo lao động và không ngừng cải thiện điều kiện làm
việc, đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình
độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn, nghiệp vụ.
- Bảo vệ HTX, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự xã hội.
- Hoàn thiện hệ thống tài chính hiện hành để rút ngắn thời gian xử lý thông tin
phục vụ cho công tác quyết toán kịp thời chính xác trong từng giai đoạn
2. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý của HTX Nông Nghệp
Thủy Thanh 1
2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý
HTX NN Thủy Thanh I là một doanh nghiệp có vốn góp của xã viên nên để quản
lý tốt các hoạt động của doanh nghiệp HTX đã tổ chức bộ máy theo mô hình quan hệ
trực tuyến-chức năng.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy HTX NN Thủy Thanh I
SVTH: Trần Thị Trang

6
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Bộ phận chăn nuôi,
bán hàng
Bộ phận
xay xát gạo
Bộ phận
thủy nông
Bộ phận
sản xuất hoa
Phòng
kinh doanh
Phòng kế
toán
Phòng tổ
chức lao
động
Ban kiểm soátPhòng
thủy lợi
Chủ nhiệm
P.Chủ Nhiệm
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
2.2 Chức năng và nhiệm vụ
- Chủ nhiệm: Là đại diện HTX theo pháp luật, thực hiện kế hoạch kinh doanh và
điều hành các công việc hằng ngày của HTX. Tổ chức thực hiện các quyết định của
Ban quản lý HTX. Khi vắng mặt chủ nhiệm ủy quyền cho phó chủ nhiệm hoặc một
thành viên Ban quản trị điều hành công việc của HTX.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu giúp Ban quản trị xây dựng chiến lược kinh
doanh, vạch ra các chiến lược cho HTX.

- Phòng thủy lợi: giám sát tổ thủy nông, đưa ra lịch thời vụ phổ biến lại cho tổ
thủy nông điều tiết nước, phục vụ sản xuất cho xã viên.
- Phòng kế toán: thực hiện nhiệm vụ tính toán, thống kê doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của HTX, tham mưu Chủ nhiệm để đưa ra phương án quản lý tình hình kinh
doanh hiệu quả hơn.
- Phòng tổ chức lao động: tham mưu giúp Ban quản trị nghiên cứu xây dựng kế
hoạch tuyển dụng lao động và quản lý lao động, thực hiện các chính sách, chế độ lao
động nhằm đáp ứng những lợi ích tốt nhất cho nhân viên.
- Ban kiểm soát: kiểm tra tình hình kinh doanh của HTX, cuối năm kiểm kê kho
tàng, tài sản. Ban kiểm soát có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh tham mưu cho
ban chủ nhiệm, kế toán.
3. Sơ đồ và chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của HTX
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại HTX

Ghi chú:
Mối quan hệ quản lý
Mối quan hệ đối chiếu, chức năng
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
SVTH: Trần Thị Trang
7
Kế toán
bán hàng
Kế toán
thanh toán
Kế toán
kho,thủ kho
Thủ quỹ Kế toán
công nợ
Kế toán trưởng

Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
3.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ nhiệm ,chỉ đạo công
tác hạch toán, tham mưu cho Ban quản trị về các chế độ chính sách tài chính ban hành,
kiểm tra các công tác kế toán.
- Kế toán bán hàng: Theo dõi, tính toán số lượng hàng của công ty nhập và xuất
bán sau đó lập các chứng từ kế toán liên quan.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi thu hồi kế toán công nợ cho các nhà
cung cấp cũng như khách hàng của đơn vị. Bên cạnh đó còn theo dõi tình hình thanh
toán các khoản BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Kế toán kho,thủ kho: Quản trị hàng nhập, xuất trong ngày theo hóa đơn xuất
hàng mà kế toán lập, cuối ngày tổng kết hàng xuất ra báo cáo hàng tồn kho và kiểm kê
kho định kỳ hàng tháng.
- Thủ quỹ: Theo dõi thu, chi tiền mặt tại quỹ và tiền gửi. Ngoài ra còn theo dõi
các khoản phải nộp, phải trả khác
- Kế toán công nợ: Lập phiếu thu, chi, kiểm tra, đối chiếu tồn quỹ cuối ngày với sổ
quỹ nhằm phát hiện chênh lệch để xử lý. Kiểm kê tồn quỹ cuối tháng, tính giá thành
sản phẩm thực tế, theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng, lập báo cáo chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm.
4 Hình thức tổ chức công tác kế toán tại HTX
4.1 Hình thức kế toán áp dụng
-Nhằm đảm bảo tính nhanh gọn, chính xác, dễ dàng xử lý trên máy tính, HTX đã
chọn hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ
Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế
toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp
vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán căn bản để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo thứ tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ.
- Sổ Nhật ký chuyên dùng (sổ nhật ký đặc biệt) được mở trong từng trường hợp

một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu cùng loại phát sinh nhiều, nghiệp vụ kinh tế mang
tính đặc thù nên cần mở sổ nhật ký chuyên dùng để ghi chép tổng hợp như: nhật ký thu
SVTH: Trần Thị Trang
8
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký bán hàng, mua hàng… cuối ngày hoặc định kỳ tổng
hợp số liệu trên nhật ký chuyên dùng để ghi vào sổ cái.
- Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép hệ thống hóa các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo từng tài khoản tổng hợp. Số liệu ở sổ cái cuối tháng dùng để
tổng hợp lập bảng cân đối số phát sinh trước khi lập cáo tài chính.
- Ngoài ra theo hình thức này còn sử dụng một số các sổ (thẻ) kế toán chi tiết để
phân tích một số đối tượng kế toán cụ thể.
4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết khi nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ để vào sổ, sau đó căn cứ trên số liệu đã
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày định kỳ
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 03: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
SVTH: Trần Thị Trang
9
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung
Bảng cân đối số
phát sinh

Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ nhật ký đặc biệt
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
5. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán tại HTX
- Tổ chức vận dụng tài khoản:
Hiện nay, HTX đang vận dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số
24/2010/QĐ – BTC bạn hàng ngày 23/02/2010 của Bộ Tài Chính.
- Tổ chức vận dụng báo cáo:
Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán bao gồm :
+ Bảng cân đối kế toán (B01 – DN)
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DN)
+ Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03 – DN)
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (B09 – DN)
- Hệ thống chính sách kế toán chủ yếu áp dụng tại HTX:
+ Niên độ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
+ Đơn vị tiền tệ là VNĐ (Việt Nam Đồng)
+ Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng.
+ Phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền.
+ Chính sách tiền lương là trả lương vào ngày 15 hàng tháng.
+ Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.
6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của HTX NN Thủy Thanh I qua 02 năm
(2012 - 2013)
Nhìn vào bảng tình hình tài sản và nguồn vốn (bảng 01), có thể nhận thấy: tình hình
tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2012 – 2013 có sự biến động tương đối. Năm
2012 tổng tài sản là 4.044.685.619 đồng, năm 2013 là 4.763.646.522 đồng, vậy năm 2013
nguồn vốn tăng hơn năm 2012 là 718.960.903 đồng tương ứng với tăng 17.77%.
- Về tài sản:

+ Tài sản ngắn hạn: Năm 2010 có 3.040.002.242 đồng tương đương với 75.16%
trong tổng tài sản. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 425.649.935 đồng tương đương
với tăng 14%. Trong đó các khoản phải thu năm 2013 là 1.479.347.292 đồng, năm
2013 khoản phải thu khách hàng tăng là do trong năm 2012 một số khách hàng không
có khả năng thanh toán. Từ đó yêu cầu HTX phải có những biện pháp để thu hồi nợ.
+ Hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2012 giảm 1.478.972.597 đồng tương ứng
giảm 80.26%. Điều này chứng tỏ một lượng hàng lớn của HTX đã được tiêu thụ nhờ
SVTH: Trần Thị Trang
10
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
hoạt động marketing và khâu thị trường. Tuy nhiên việc giảm của hàng tồn kho có thể
gây nên tình trạng nếu khách hàng đặt hàng với số lượng nhiều sẽ không đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng kịp thời.
+ Tài sản dài hạn năm 2012 là 1.004.683.377 đồng tương ứng 24.84%. Năm
2013/2012 tăng 293.310.968 đồng tương đương tăng 29.19%. Nguyên nhân là do năm
2011 nhận được nhiều hợp đồng lớn nên HTX đã đầu tư mua sắm tài sản cố định để
mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2013.
Bảng 01: Tình hình tài sản và nguồn vốn của HTX qua 2 năm (2012-2013)
ĐVT:Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013/2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng tài sản 4.044.685.619 100 4.763.646.522 100 718.960.903 17.77
A.Tài sản ngắn hạn 3.040.002.242 75.16 3.465.652.177 72.75 425.649.935 14
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 94.368.568 3.10 95.393.549 2.75 1.024.981 2.40
II.Các khoản phải thu 1.284.396.411 42.2 1.483.362.840 42.8 298.966.429 70.2
III.Hàng tồn kho 995.387.349 32.7 1.088.954.328 31.4 93.566.979 21.9
V.TS ngắn hạn khác 665.849.914 21.9 797.941.460 23.02 132.091.546 31
B. Tài sản dài hạn 1.004.683.377 24.84 1.297.994.345 27.25 293.310.968 29.19
I.Tài sản cố định 914.683.377 91.04 1.207.994.343 93.0 293.310.966 99.9

II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 90.000.000 8.95 90.000.000 6.9 0 0
Tổng nguồn vốn 4.044.685.619 100 4.763.646.522 100 718.960.903 17.77
A. Nợ phải trả 1.891.311.997 46.76 2.437.465.029 51.17 546.153.032 28.88
I.Nợ ngắn hạn 1.791.311.997 94.71 2.056.747.237 84.38 265.435.240 48.60
II.Nợ dài hạn 100.000.000 5.28 380.717.792 15.61 280.717.792 51.39
B. Vốn chủ sở hữu 2.153.373.622 53.24 2.326.181.493 48.83 172.807.870 8.02
I.Nguồn vốn kinh doanh 1.636.906.841 76.01 1.658.035.641 71.27 21.128.800 12.22
II.Các quỹ thuộc vốn sở hữu 394.487.978 18.31 489.331.602 21.03 94.843.624 54.88
III.LN sau thuế chưa phân phối 121.978.803 5.66 178.814.250 7.68 56.835.447 32.8
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
- Về nguồn vốn: Nợ phải trả và nguồn vốn đều tăng
+ Nợ phải trả năm 2012 là 1.891.311.997 đồng tương đương với 100%. Năm
2013/2012 tăng 546.153.032 đồng tương đương đương 28.88%. Nợ phải trả tăng chủ
yếu là do khoản phải trả cho người bán tăng, còn vay ngắn hạn của năm 2013/2012
giảm 1.100.000.000 đồng tương đương giảm 64.71%, giảm chi phí trả lãi vay.
+ Vốn chủ sở hữu năm 2013/2012 tăng 172.807.870 đồng tuơng đương 8.02%,
SVTH: Trần Thị Trang
11
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi trong 2 năm, phần vốn tăng chủ yếu được
bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh.
7. Kết quả kinh doanh
Qua 2 năm 2012-2013 tình hình hoạt động kinh doanh của HTX ngày càng đạt
được những kết quả đáng khích lệ cụ thể như sau:
Doanh thu thuần tăng 4.054.926.624 đồng tương ứng tăng 43,86%. Để có được
kết quả này là do HTX mở rộng quy mô sản xuất ra toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể
được thể hiện theo bảng kết quả hoạt động kinh doanh dưới đây:
Bảng 02: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của HTX qua 2 năm (2012-2013)
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.244.272.979 100 13.299.199.603 100 4.054.926.624 43,86
2. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.244.272.979 100 13.299.199.603 100 4.054.926.624 43,86
4. Giá vốn hàng bán 8.913.628.202 6,42 11.657.864.328 7,66 2.744.236.126 30,79
5. LN gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 330.644.777 3,58 1.641.335.275 12,34 1.310.690.498 396,40
6. Chi phí tài chính 140.830.580 140.830.580
7. Chi phí quản lý kinh doanh 152.877.854 1,65 1.209.233.058 9,09 1.056.355.204 690,98
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 177.766.923 1,92 294.275.340 2,21 116.508.417 65,54
9. Chi phí khác 50.215.149 50.215.149
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 177.766.923 1,92 244.060.191 1,84 66.293.268 37,29
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
177.766.923 1,92 244.060.191 1,84 66.293.268 37,29
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng phân tích về hoạt động kinh doanh trên (bảng 02) ta thấy cứ 100 đồng
doanh thu thuần năm 2013 có 87,66 đồng giá vốn hàng bán và 12,34 đồng lợi nhuận gộp
bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 2,21 đồng.
Đối với năm 2012 thì trong 100 đồng doanh thu thuần có 96,42đồng giá vốn
hàng bán và 3,58 đồng lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh là 1,92 đồng.
Doanh thu thuần năm 2013 so với năm 2012 đạt 43,86% còn giá vốn hàng bán
đạt 30,79%. Làm cho lợi nhuận gộp của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng
1.310.690.498 đồng tương ứng 396,40%.
Hàg năm HTX phải bỏ ra một lượng lớn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, năm
SVTH: Trần Thị Trang
12
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
2013 so với năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 690,98%. Việc chi phí tăng
là phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của HTX.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 so với năm 2012 tăng 66.293.268

đồng tương ứng tăng 37,29%. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của HTX.
Trong chi phí quản lý kinh doanh ở năm 2012 là 152.877.854 đồng có 38.512.000
đồng chi phí dành cho dào tạo nguồn nhân lực, ở năm 2013 là 1.209.233.058 đồng có
63.768.569 đồng dành cho chi phí đào tạo nguồn nhân lực. Như vậy năm 2013 chi phí
dành cho đào tạo nguồn nhân lực tăng so với năm 2012 là 25.256.569 đồng tương ứng
15,25%. Số liệu trên cho thấy HTX ngày càng chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực.
Năm 2013 HTX đào tạo một đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo trong công việc
nhằm phục vụ công tác trong hiện tại và trong tương lai.
8 . Phân tích tình hình lao động qua 03 năm (2011 – 2012 - 2013)
Lao động là yếu tố không thể thiếu, nguồn lực quan trọng để thực hiện chức năng
sản xuất kinh doanh, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì yếu tố lao động cũng là
yếu tố được quan tâm hàng đầu vì nó có vai trò rất quan trọng đối với thành công của
mỗi doanh nghiệp.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
nhiều loại máy móc đã ra đời dần thay thế các lao động thủ công, giúp cho hoạt động
sản xuất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên không phải cứ có máy móc thiết bị tốt là có thể
đạt hiệu quả cao mà phải có con người. Khoa học kỹ thuật càng phát triển càng đòi hỏi
con người có trình độ cao hơn để có thể nắm bắt, quản lý và vận dụng tốt các máy móc
thiết bị sao cho có hiệu suất cao, đúng mục đích và tiết kiệm.
Do vậy, để cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục và
có hiệu quả thì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý, khoa học
cho phù hợp với năng lực và chuyên môn của họ.
SVTH: Trần Thị Trang
13
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
Bảng 03: Tình hình lao động của HTX qua 3 năm
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013/2011
Số

lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Tổng số lao động 49 100 50 100 55 100 6 12,24
1. Phân theo trình độ
- Đại học – Cao đẳng
9 18,37 10 20 12 21,82 3 33,33
25 51,02 25 50 28 50,91 3 12,00
15 30,61 15 30 15 27,27 0 0,00
2. Phân theo giới
- Nam
- Nữ
35 71,43 35 70 38 69,09 3 8,57
14 28,57 15 30 17 30,91 3 21,42
3. Phân theo chức năng
- Gián tiếp
- Trực tiếp
34 69,39 35 70 37 67,27 3 8,82
15 30,61 15 30 18 32,73 3 20,00
(Nguồn: Từ bảng thống kê lao động của HTX NN Thủy Thanh I)
Nhìn vào bảng tình hình lao động thống kê (bảng 03) ta thấy lao động của HTX
qua 3 năm 2011-2012-2013 tăng dần: Năm 2011 tổng số lao động là 49 người, năm

2012 tổng số lao động là 50 người tăng thêm 01 người tương đương 2%, năm 2013
con số đó tăng thêm 06 người tương đương với mức tăng 12,24% điều này phù hợp
với sự phát triển của HTX.
- Thứ nhất phân theo trình độ: Phần lớn lao động của HTX có trình độ trung cấp
– bằng nghề, tiếp đó là lao động phổ thông. Trình độ phổ thông qua 03 năm không
thay đổi gồm có 15 người, trình độ đại học – cao đẳng tăng lên theo thời gian năm
2011 tăng 01 người và năm 2012 tăng 03 người tương đương 33,33% so với năm
2011, trình độ Trung cấp - bằng nghề tăng lên 3 người tương đương 12%. Điều đó cho
thấy HTX luôn chú trọng nâng cao trình độ tri thức, tay nghề và cải thiện tình hình
quản lý lao động cho phù hợp với năng lực sản xuất mới ngày càng phát triển.
- Thứ hai phân theo giới tính: Tại HTX số lao động nam năm 2013 chiếm
69,09% trong tổng số lao động. Trong khi đó lao động nữ năm 2013 chiếm 30,91%
trong tổng số. Số lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nữ điều đó phù hợp
với đặc điểm kinh doanh của HTX.
SVTH: Trần Thị Trang
14
Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
- Thứ ba phân theo chức năng: Mặc dù theo bảng 03, số lượng lao động trực tiếp
và gián tiếp qua mỗi năm chiếm tỷ lệ khác nhau, có thể tăng hoặc giảm trong tổng số lao
động của năm đó, nhưng nhìn chung qua 03 năm số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp
có xu hướng tăng lên, cụ thể đến năm 2013 số lao động trực tiếp là 18 người tăng 20%
so với năm 2011 và số lao động gián tiếp là 37 người tăng 8,82% so với năm 2011.
Như vậy, có thể thấy trong 03 năm qua cả số lượng và chất lượng lao động tại
HTX điều tăng lên tuy nhiên với số lượng chưa đáng kể, HTX cũng đang có chính
sách tuyển dụng thêm lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Với sự hoạt động lâu
năm của mình HTX đã dần dần đi vào ổn định nguồn nhân lực, cũng như trình độ lao
động để đáp ứng yêu cầu của công việc, cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhu
cầu thị trường.
SVTH: Trần Thị Trang
15

Chuyên đề thực tập GVHD:Nguyễn Trần Nguyên Trân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ HÀNG HÓA
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA HTX NÔNG NGHIỆP THỦY THANH I
1. Kế toán doanh thu bán hàng
1.1. Chứng từ sử dụng
Tỳ thộc vào hình thức bán hàng, HTX sử dụng nhiều loại chứng từ theo hình
thức bán hàng.
+ Hóa đơn GTGT khiêm phiếu xuất kho
+ Phiếu thu , phiếu chi.
+ Sổ chi tiết doanh thu.
+ Sổ cái.
1.2. Tài khoản sử dụng
TK 511 : Doanh thu bán hàng.
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
TK51112: Doanh thu cung cấp dịch vụ
1.3. Phương pháp hạch toán số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Đối với mặt hàng thuộc diện chịu thế GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán
hàng theo giá bán chưa có thế GTGT ghi;
Nợ TK 111,112,131
Có TK 3331
Có TK511
Nghiệp vụ 1: Ngày 07/12/2013 Xuất hàng hóa bán cho DNTN Sơn Lực. Tổng
tiền thanh toán bao gồm thuế 10% theo hoá đơn GTGT số 0002151 là 12.081.600
đồng đã trả bằng tiền mặt, phiếu thu số PT012 ngày 09/12/2013. Kế toán tiến hành
định khoản:
- Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1311: 12.081.600
Có TK 511: 10.983.272
Có TK 3331:1.098.328

SVTH: Trần Thị Trang
16

×