Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu ứng dụng thiết bị đo cơ thể 3d trong xây dựng bộ mẫu kỹ thuật chuẩn cho sản phẩm quần âu và sơ mi nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 115 trang )

3

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DỆT MAY





BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG







NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CƠ THỂ 3D TRONG XÂY DỰNG
BỘ MẪU KỸ THUẬT CHUẨN CHO SẢN PHẨM QUẦN ÂU VÀ
SƠ MI NAM

Mã số đề tài: 19.11RD/HĐ-HĐKHCN











Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan thực hiện: Viện Dệt May
Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Bùi Thúy Nga





9078



Hà Nội, tháng 12/2011




4

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DỆT MAY



BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CƠ THỂ 3D TRONG XÂY DỰNG
BỘ MẪU KỸ THUẬT CHUẨN CHO SẢN PHẨM QUẦN ÂU VÀ
SƠ MI NAM

Thực hiện theo Hợp đồng số
19.11RD/H§-KHCN ký ngày 10 tháng 03 năm 2011 giữa
Bộ Công Thương và Viện Dệt May





Những Người thực hiện chính:
KS. Bùi Thúy Nga – chủ nhiệm đề tài
Th.s Đỗ Phương Nga
CN. Ngô Thu Nga
TS. Thẩm Thị Hoàng Điệp
Trần Thanh Sơn



Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài












Hà Nội, tháng 12/2011



5

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
3
Chương 1: TỔNG QUAN
5
1.1.
Tổng quan về thiết bị quết cơ thể người 3D và các ứng dụng
5
1.1.1. Giới thiệu về thiết bị quét cơ thể 3D 5
1.1.2. Ứng dụng thiết bị quét cơ thể 3D trong việc khảo sát nhân trắc
học
7
1.1.3. Ứng dụng thiết bị quét cơ thể 3D trong ngành công nghiệp may 10
1.2.
Tổng quan về xây dựng hệ thống cỡ số
11

1.2.1. Tóm tắ
t quá trình nghiên cứu và hình thành các hệ thống cỡ số
cơ thể người ở các quốc gia trên thế giới
11
1.2.2. Lịch sử phát triển các hệ thống cỡ số tại Việt Nam 15
1.2.3. Thực trạng việc ứng dụng các hệ thống cỡ số tại các doanh
nghiệp may Việt Nam
18
1.3
Tổng quan về thiết kế mẫu trong sản xuất công nghiệp
19
1.3.1. Các phương pháp thiết kế m
ẫu kỹ thuật 20
1.3.2. Quy trình thiết kế mẫu kỹ thuật trong sản xuất may công nghiệp 21
1.3.3. Tám nguyên lý cơ bản trong thiết kế may mặc 22
Chương 2: TIẾN HÀNH KHẢO SÁT NHÂN TRẮC HỌC BẰNG THIẾT BỊ QUÉT
CƠ THỂ NGƯỜI BA CHIỀU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ CƠ THỂ NAM
GIỚI

26
2.1
Thiết kế cuộc khảo sát nhân trắc
26
2.1.1. Mục tiêu khảo sát số đo nhân trắc 26
2.1.2. Công nghệ và độ chính xác của phương tiện 26
2.1.3. Sự phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế 26
2.1.4. Lựa chọn đối tượng đo 27
2.1.5. Triển khai đo 29
2.2
Xử lý thống kê số liệu đo nhân trắc

30
2.2.1. Tính toán thống kê 37
2.2.2. Phân tích tương quan giữa các kích thước nhân tắc nam giới 38
2.2.3. Phân tích các kích thước nam giới chủ y
ếu 40
2.2.4. Tính toán các kích thước thứ cấp qua các kích thước chủ đạo
50
Chương 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ CƠ THỂ NAM PHỤC VỤ THIẾT KẾ SẢN PHẨM
MAY MẶC
51
3.1
Một số khái niệm
51
3.2.
Hệ thống cơ sở nam giới
53
3.2.1. Xác định các kích thước chủ đạo 53
3.2.2. Xác định khoảng cỡ các kích thước chủ đạo 54
3.2.3. Xác định cỡ tối ưu 55
3.2.4. Xác định và tính toán các kích thước thứ cấp 56
3.2.5. Kí hiệu các cỡ số cho các sản phẩm may 64
Chương 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ CHO SẢN PHẨM MAY ÁO SƠ MI,
QUẦN ÂU NAM

65
4.1
Chọn sản phẩm và phương pháp nghiên cứu
65
4.1.1. Chọn thiết kế sản phẩm mẫu cơ sở 66
4.1.2. Chọn thiết kế sản phẩm mẫu thời trang 66

6

4.2
Thiết kế mẫu cơ sở
68
4.2.1. Thiết kế mẫu cơ sở cho sản phẩm áo 70
4.2.2. Thiết kế mẫu cơ sở cho sản phẩm quần 73
4.2.3. Thử mẫu cơ sở 75
4.3 Thiết kế sản phẩm thời trang 84
4 3.1. Thiết kế sản phẩm sơ mi nam công sở 84
4.3.2. Thiết kế sản phẩm quần âu nam công sở 87
4.3.3. Thử mẫu thời trang 89
K
ết luận và kiến nghị 95
Tài liệu tham khảo 96
Phụ lục 98































7

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển với tốc độ
cao, định hướng vào xuất khẩu, nhờ chi phí lao động thấp, lực lượng thợ may
lành nghề, đầu tư mới trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực sợi và may
mặc. Những yếu tố đóng góp vào sự phát triển ngành dệt may gồm thị trường
tiềm năng trong nước, năng suấ
t lao động ngày càng tăng, tình hình kinh tế
chính trị ổn định, môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý được cải thiện
trong những năm gần đây. Với kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 13 tỷ
USD, dệt may luôn là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, giá
trị gia tăng trong sản phẩm dệt may rất thấp do phần lớn doanh thu ngành may

là từ các hợp đồng gia công sản phẩm.
Ngành dệt may Việt Nam hiện tại có thể t
ận dụng một số cơ hội để phát
triển sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc , qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực
mới cho các doanh nghiệp dệt may cả về tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản
xuất. Đặc biệt, việc phát triển thị trường nội địa hiện đang là một trong những
chiến lược phát triển ngành đến nă
m 2015.
Tuy vậy, ngành Dệt may Việt Nam vẫn còn những điểm yếu nhất định.
Xuất phát điểm của Dệt may Việt Nam còn thấp, công đoạn dệt nhuộm và phụ
trợ chưa phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu là nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao,
năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới; mối
liên kết giữa các khâu phục vụ sả
n xuất và kinh doanh còn chưa được chú trọng
đúng mức, hiệu quả kinh doanh thấp, chưa bền vững. Đặc biệt, khâu phát triển
sản phẩm còn khá yếu kém, mẫu mã kém da dạng, các công ty may Việt Nam
cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về độ vừa vặn của sản
phẩm, do sản xuất dựa trên thông số kích thước của các đơn hàng gia công cho
nước ngoài rồi điều chỉnh cho phù h
ợp với người Việt Nam. Chính vì vậy, việc
xây dựng các bộ mẫu thiết kế chuẩn cho người Việt Nam, phục vụ thị trường
may mặc nội địa là điều rất cấp thiết.
Kế thừa đề tài nghiên cứu Xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể người phục vụ
cho sản xuất hàng may mặc của Viện Dệt May năm 2008, các đề tài nghiên cứ
u
ứng dụng để đưa kết quả nghiên cứu này vào thực tế sản xuất là rất cần thiết.
8

Năm 2010, Viện Dệt May cũng đã hoàn thành đề tài nghiên cứu Xây dựng phân
cấp các bảng cỡ số dành cho một số sản phẩm may nữ giới. Vì vậy, đề tài này

tiếp tục mở rộng các ứng dụng này cho các đối tượng là nam giới người Việt
Nam, từng bước hoàn thiện các bảng cỡ số sản phẩm cho mọi đối tượng dân số.
Trong khuôn khổ đề tài này, nhóm đề tài quyết định
ứng dụng thiết bị
quét cơ thể 3D trong việc khảo sát nhân trắc học, từ đó nghiên cứu xây dựng hệ
thống cỡ số phục vụ thiết kế chuẩn cho một số sản phẩm may dành cho nam
giới. Đây là tiền đề quan trọng trong việc tiêu chuẩn hóa thiết kế sản phẩm trong
sản xuất may công nghiệp.
Mục tiêu của đề tài
Phát triển phương pháp xây dựng bộ
mẫu kỹ thuật chuẩn cho một số sản
phẩm may mặc trên cơ sở số đo nhân trắc.
Nội dung nghiên cứu
- Tổ chức đo thử nghiệm với các đối tượng đo trong độ tuổi từ 18 đến 55
bằng thiết bị quét cơ thể 3D.
- Xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể nam sử dụng dữ liệu 3D từ máy quét cơ

thể 3D.
- Xây dựng bảng cỡ số cho các sản phẩm sơ mi và quần âu nam công sở.
Mục tiêu khoa học công nghệ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu số đo nhân trắc để áp dụng vào việc xây
dựng hệ thống cỡ sản phẩm may phù hợp với kích thước nhân trắc của người
Việt Nam hiện tại.
Mục tiêu kinh tế - xã hội
Hệ thống cỡ số
sản phẩm may được xây dựng từ số đo nhân trắc hiện tại
là tư liệu cho các doanh nghiệp may tham khảo và áp dụng.







9

CHƯƠNG I:
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ QUÉT CƠ THỂ NGƯỜI 3D VÀ CÁC
ỨNG DỤNG:
1.1.1. Giới thiệu về thiết bị quét cơ thể 3D:
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các ứng
dụng tiên tiến trong ngành dệt may cũng cũng liên tục được cập nhật. Thiết bị
quét cơ thể 3D là một trong những ứng dụng như vậy.
Có thể
nói, thiết bị quét cơ thể 3D ra đời tạo nên một cuộc cách mạng
trong nghiên cứu nhân trắc học cơ thể người. Nguyên lý chung của thiết bị là sử
dụng ánh sáng trắng hoặc laser thế hệ 1 để quét toàn bộ cơ thể người đo, sau đó
máy sẽ tự tạo ra một hình mẫu cơ thể 3D với tỷ lệ thực chỉ trong vài phút. Với
hình mẫu này. người ta có thể sử d
ụng cho rất nhiều mục đích khác nhau như:
• Thử quần áo cho khách hàng.
• Phát triển hệ thống cỡ số cho sản phẩm dệt may.
• Phát triển các sản phẩm 3D, bao gồm cả sản phẩm dệt may, ghế ô
tô và các dụng cụ khác.
• Phân tích hình dạng cơ thể.
• Sản xuất phim hoạt hình và đồ họa.
• Ứng dụng y tế…
Thiết bị quét cơ th
ể 3D đã được nhiều hãng phát triển. Những máy quét
khác nhau (như [TC]

2
Cyberware, Human Solutions, Telmat, Hamamatsu,
Wicks and Wilson, Bodyskanner
TM
) sử dụng những máy ảnh và hình dạng máy
khác nhau, các loại nguồn sáng khác nhau để chiếu sáng vật thể, và các hệ thống
máy tính khác nhau, nhưng đều được thiết kế để hiển thị hình ảnh 3D của vật
thể và cho phép tách chính xác thành kích thước một, hai hay ba chiều của vật
thể. Một dạng khác của hệ thống quét cơ thể dựa trên sóng radio hiện nay được
công ty Interlifit dùng để lựa chọn kích cỡ tự động có kh
ả năng quét bề mặt cơ
thể thông qua quần áo của đối tượng đo.
10

Từ năm 2009, Viện Dệt May đã được trang bị thiết bị đo cơ thể người 3D
của hãng TC
2
- hãng sản xuất hàng đầu về thiết bị này. Có thể điểm qua một số
tính năng của thiết bị quét cơ thể 3D của hãng TC
2
như sau:
- Thiết bị sử dụng nguồn là ánh sáng trắng, đây là công nghệ an toàn nhất
hiện nay.
- Thiết bị này có thể tự vận hành bởi người được đo trong một môi trường
hoàn toàn riêng biệt, mà không cần sự trợ giúp của một người nào khác.
Sẽ có một dòng âm thanh hướng dẫn người đo đứng đúng vị trí và cần
bấm phím nào. Tuy nhiên nếu cần thiết vẫn có một option
để vận hành
bằng tay.
- TC

2
body scanner là thiết bị có phạm vi đo tương đối rộng, đối tượng
được đo có thể cao tới 2.1m và rộng tới 1.2m.
- TC
2
body scanner tạo ra mật độ dữ liệu 3D dày đặc. Nó sẽ tự động loại
tạp âm, lọc dữ liệu, làm trơn dữ liệu, điền đầy các khoảng trống, nén dữ
liệu và tự động tạo ra một hình mẫu 3D của đối tượng đo.
- TC
2
body scanner tự động trích ra hàng trăm số đo kích thước cơ thể.
Đồng thời nó cũng cho phép người sử dụng có thể xác định bất cứ số đo
nào cần cho các ứng dụng của họ bằng cách sử dụng các giao diện đơn
giản.
- Hình dạng và các phần cơ thể được lấy hoàn toàn tự động.
- Tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà các dữ liệu đầu ra có th
ể được
chuyển trực tiếp đến các ứng dụng CAD dùng trong may đo, phần hoạt
hình 3D hoặc các gói công nghệ khác.
- TC
2
có thể hjỗ trợ bất kỳ dạng thức dữ liệu nào kèm theo máy quét, tuỳ
thuộc yêu cầu khách hàng như VRML, IGES, ASCII…Dữ liệu có thể
xuất trực tiếp sang Excel hoặc các phần mềm khác.
- Với đặc tính dễ sử dụng, thiết bị này chỉ cần khoá đào tạo ngắn khoảng 4
ngày để giúp khách hàng có thể tháo lắp, vận chuyển và vận hành thiết bị.
1.1.2. Ứng dụng thiết bị
quét cơ thể 3D trong việc khảo sát nhân trắc học:
11


Với sự phát triển nhanh chóng của máy quét cơ thể 3D, nhiều nước trên
thế giới đã sử dụng công nghệ tiến bộ này để tiến hành những cuộc điều tra
nhân trắc học tiết kiệm thời gian, sức lao động hơn. Mục tiêu của công việc này
là có được những bản phân tích cơ thể 3D chính xác và tự động có thể sử dụng
ngay trong công nghiệp quần áo. Hệ thống này đo c
ỡ người, hình dáng và thể
tích theo nhiều cách khác nhau cho mỗi bộ phận quần áo thậm chí có thể cho
phép tạo trực tiếp những mẫu quần áo cho số liệu 3D, hạn chế việc lặp lại các
phép đo và hình dáng.
1. Khảo sát nhân trắc tại Nhật Bản :
Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng máy quét cơ thể 3D để
thực hiện một cuộc khảo sát lớn trên phạm vi toàn quố
c gia. Kết quả của cuộc
khảo sát này được công bố trong ‘Số liệu kích thước cơ thể Nhật Bản 1992-
1994’ do Viện nghiên cứu kĩ thuật con người cho chất lượng cuộc sống (HQL).
Khoảng 19000 nam giới và 15 000 nữ giới Nhật Bản độ tuổi từ 7 đến 90 đã
được đo với 178 số đo được thực hiện bằng máy quét laze 3D Voxelan và
phương pháp truyền thống.
Động lực chính c
ủa cuộc điều tra là để hiểu hơn sự thay đổi hình dáng và
kích thước cơ thể người Nhật Bản. Chiều cao cơ thể giảm sau thời kì Kofun và
thấp nhất vào cuối thời Edo. Từ đó, chiều cao cơ thể phát triển nhanh chóng.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi thấy rõ là những nhân tố môi trường
liên quan đến dinh dưỡng hơn là những nhân tố về gen. Trong 100 năm, chiều
cao trung bình người Nhật B
ản đã tăng khoảng 10 cm. Tỉ lệ tăng đặc biệt ở thế
hệ sinh trong thập niên 1940 và rất thấp ở thập niên 1970. Sự khác biệt giữa các
thế hệ về vóc dáng một phần do độ tuổi, mặc dù thế hệ lớn tuổi thấp hơn thế hệ
trẻ ngay khi họ còn trẻ.
2. CAESAR (1998-2002)

Nhóm làm việc cho dự án CAESAR (Nguồn nhân trắc học cộng đồng
người Mĩ
và châu Âu) do Viện nhân trắc học và Phòng thí nghiệm phát triển tại
12

Căn cứ không quân Wright Pattern, Hội nghiên cứu Ottawa, Canada, Đại học
Iowa, Khoa nhân học tại Đại học Loughborough và TNO. Dự án sử dụng công
nghệ quét cơ thể người của Cyberware và được tài trợ 40.000 USD từ mỗi công
ty. Nhóm làm việc thu thập hơn 10000 mẫu quét tại Bắc Mĩ và Ý. Mục tiêu
nghiên cứu gồm nhiều nhóm cân nặng, dân tộc, giới tính, vùng địa lí và địa vị
kinh tế xã hội. Trong cuộc điều tra gồm mỗi người đượ
c quét ba mẫu: một ở vị
trí đứng, hai ở vị trí ngồi và 40 số đo được thực hiện theo phương pháp truyền
thống.
3. Nedscan (2000-2002)
Trong vòng 50 năm, người Hà Lan tăng 8 cm chiều cao. Chiều cao trung
bình của nam giới là 1.84 m và nữ là 1.71 m. Người Hà Lan là những người cao
nhất trên thế giới và chiều cao của họ còn tiếp tục tăng. Vì vậy, các thông số cơ
thể chính xác là cần thiết cho việc thiết kế và phát triển nhữ
ng sản phẩm phù
hợp.
NedSan là một phần của dự án CAESAR, đo kích thước cơ thể của người
Hà Lan. Trong tháng 8 năm 1999, dự án NedScan bắt đầu với hơn 2000 đối
tượng tại Soesterberg và hoàn thành công việc tại Hà Lan vào tháng 9 năm
2000. Sau đó, dự án tiếp tục thực hiện tại Ý từ tháng 6 năm 2000 đến 2002.
TNO sử dụng máy quét cơ thể 3D để đo 42 bộ phận cơ thể của 1255 nam, nữ
Hà Lan tuổi từ 18 đến 65.

4. Cỡ số Anh (1999-2002)
Năm 1999, chính phủ Anh tiến hành một đề tài nghiên cứu toàn quốc và

thành lập Trung tâm thương mại điện tử 3D. Đề tài được tài trợ bởi một nhóm
công ty thương mại và nhà phân phối quần áo hàng đầu. Đề tài gồm 3 phần:
mua hàng chính thức, quần áo khách hàng và cuộc điều tra kích thước quốc gia
‘Cỡ số Anh’, cuộc điều tra lớn nhất lại Anh từ thập niên 1950. Chi phí cho cuộc
điề
u tra bắt đầu là 1.2 triệu USD. Ba máy quét TC
2
được sử dụng tại 8 địa điểm
khác nhau tại Anh. Mỗi người được trích ra 140 số đo từ ảnh quét tự động và 10
số đo thực hiện theo phương pháp truyền thống.
13

Cỡ Anh sử dụng thiết bị quét cơ thể 3D với mục đích cung cấp cho người
mặc những quần áo vừa vặn hơn. Đại học Luân Đôn và Đại học cao đẳng Luân
Đôn đóng vai trò quan trọng trong dự án với 10000 nam nữ được quét.
Bodymetrics được chọn là người bán độc quyền các số liệu của cuộc điều
tra kích thước ‘Cỡ số Anh’ năm 2003. Tổ chức này có trách nhiệ
m phân tích số
liệu cơ thể của 5000 phụ nữ và 5000 nam giới và thị trường hoá số liệu nghiên
cứu. Từ số liệu hình dáng 3D phân tích, những dịch vụ đề nghị bao gồm thử
trực tiếp bằng mắt và cung cấp biểu đồ cỡ số và hình mô phỏng cho thợ may. Tổ
chức cũng tham gia vào chương trình Mốt tại Selfridges với một máy quét cơ
thể TC
2
có chức năng quét khách hàng và tự động tính toán cỡ số đồ jean phù
hợp. Kết quả được sử dụng cho ngân hàng dữ liệu hàng Jean với những thương
hiệu nổi tiếng như Calvin Klein, D&G và Versace.
5. Cỡ số Mĩ (2002-2003)
Từ sự thành công của máy quét cơ thể TC
2

tại ‘Cỡ số Anh’, ‘Cỡ số Mĩ’
được tiến hành bằng công nghệ tương tự với cuộc điều tra trên toàn nước Mĩ.
Cuộc điều tra hoàn thành ngày 16 tháng 12 năm 2003 với 10800 mẫu quét.
Những nhà tài trợ mức cao được quyền sử dụng những số liệu điều tra ban đầu.
Những sản phẩm quần áo từ kết quả ‘Cỡ số Mĩ’ xuất hi
ện trên thị trường năm
2003.
6. Kích thước cơ thể người Châu Phi (2004-nay)
Kích thước cơ thể người Châu Phi (ADB) là tổ chức liên doanh ban đầu
với mục đích thành lập một cơ sở dữ liệu nhân trắc học toàn Châu Phi đáp ứng
yêu cầu phân cỡ số. Viện Công nghệ Erogonomics và Đại học Potchefstroom
phụ trách cơ sở dữ liệu nhân trắc của lực lượng bảo vệ quốc gia Nam Phi
(SANDF), hiện đang là cơ sở dữ liệu nhân trắc học lớn nhất Nam Phi và có thể
là cả Châu Phi. Đại học Pretoria tổ chức Hội nghị chuyên đề cỡ số quần áo và
kiểu cắt vào năm 2000 là điểm khởi đầu cho việc phát triển thành ADB. Một
chiếc máy quét toàn bộ cơ thể được đặt trong xe lưu động di chuyển khắp đất
nước để đo. Yêu cầu từ ngành công nghi
ệp dệt may càng trở nên cần thiết vì
14

nhân khẩu tăng nhanh ở Nam Phi trong những năm gần đây do toàn cầu hoá, sự
phát triển của thị trường không chính thức và sự cần thiết thông tin khách hàng
mới. Ngành công nghiệp Dệt may nhận thấy nhu cầu cần có một hệ thống cơ sở
dữ liệu nhân trắc học cho Nam Phi để đáp ứng vấn đề cung cấp quần áo vừa
vặn cho nhiều đối tượng mặc.
7. Khảo sát cỡ
số nữ ở Trung Quốc đại lục:
Đại học Đông Hoa và tập đoàn Wacoal thành lập Trung tâm nghiên cứu
phát triển khoa học con người tại Thượng Hải. Từ 1997 đến 1999, 1100 phụ nữ
Trung Quốc được đo phần trên cơ thể trần. Từ 1999 đến 2000, Trung tâm thực

hiện một đề tài nghiên cứu ‘Nghiên cứu so sánh sự khác biệt hình dáng cơ thể
giữa người Hàn Quốc và Trung Quốc’ cho Đại học Seoul
đã thực hiện đo 2800
phụ nữ ớ các vùng Đông, Bắc, Nam Trung Quốc. Năm 2002 thực hiện một khảo
sát nhân trắc sử dụng máy quét TC2 để trích ra 62 số đo cơ thể cho mỗi chủ thể.
Năm 2003, một cuộc khảo sát số đo phụ nữ Trung Quốc được thực hiện với sự
phối hợp của công ty đồ lót địa phương. Năm 2004, Một chiế
c máy quét laze
3D Voxelan được lắp đặt để đo cụ thể hơn vùng ngực.
1.1.3. Ứng dụng thiết bị quét cơ thể 3D trong ngành công nghiệp may mặc :
Việc nghiên cứu ứng dụng đo nhân trắc bằng công nghệ quét không tốn
kém và ít thời gian hơn với đo nhân trắc truyền thống, nó cung cấp nhiều chi tiết
hơn, chính xác hơn, giảm lỗi đo. Nó cũng cho phép tiến hành các phép đo mà đo
bằng tay không thực hi
ện được như diện tích bề mặt, chia cắt từng phần hoặc
thể tích. Dữ liệu máy quét 3D nhận được tốt hơn dữ liệu đo truyền thống vì có
thể lặp lại nhiều lần, lưu giữ lâu dài, trích xuất những thông số kích thước cần
thiết cho những ứng dụng và các phân tích khác nhau. Chính vì những lý do đó
nên máy quét cơ thể 3D được sử dụng nhiều đối với các nghiên cứ
u trong lĩnh
vực phát triển hệ thống cỡ số nói riêng cũng như các lĩnh vực liên quan đến may
mặc nói chung.
15

• Máy quét cơ thể đã được dùng thành công để đo kích thước cơ thể trong
ngành may mặc (Ashdown, Loker, & Adelson, 2003; Petrova,2003,
Ashdown, Loker, & Schoenfelder, 2003);
• Phát triển những công cụ về định lượng hình dạng cơ thể (Connell, Ulrich,
Brannon, Alecxander, & Preslay.2006; Simmons, Istook, & Devarajan,
2004a, 2004b);

• Cảm quan và định lượng sự vừa vặn (Ashdown, Locker, Shoenfelder, &
Lyman-Clacke,2004; Lee, Ashdown, & Slocum,2006; Voellinger
Griffey,2006; Xu, Huang, Yu, & Chen,2002);
• Xây dựng hệ thống kích thước (Loker, Ashdown, & Schoenfeder,2005);
• Kiểm tra sự vừa vặn cảm quan (Loker, Ashdown, & Carnite, 2008);
• Phân loại dạng người (FFIT do hãng TC
2
thực hiện, BSAS do một số trường
đại học danh tiếng của Mỹ thực hiện. Cả hai nghiên cứu này đều sử dụng
thiết bị của hãng TC
2
).
1.2. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ:
1.2.1. Tóm tắt quá trình nghiên cứu và hình thành các hệ thống cỡ số cơ thể
người tại các quốc gia trên thế giới:
Việc khảo sát nhân trắc học nhằm tiến tới những ứng dụng trong may
mặc đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện từ rất sớm. Ở Mỹ,
ngay từ năm 1921, người ta đã ti
ến hành điều tra 100000 nam giới trong quân
đội Mỹ nhằm đưa ra báo cáo đầu tiên về ký hiệu cỡ quần áo. Từ những năm
1950, các cuộc khảo sát cỡ số cũng đã được tiến hành tại các quốc gia Châu Âu.
Tại Châu Á, Nhật Bản là nước đầu tiên thực hiện các cuộc khảo sát nhân trắc
học vào năm 1965-1966, tiếp theo là các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan…
Tuy nhiên, hầu hết các cuộc điều tra này
đều được thực hiện bằng phương
pháp đo tay truyền thống. Vào năm 1992-1994, Nhật Bản là nước đầu tiên trên
thế giới sử dụng máy quét cơ thể 3D để thực hiện một cuộc khảo sát lớn trên
phạm vi toàn quốc gia. Kết quả của cuộc khảo sát này được công bố trong ‘Số
16


liệu kích thước cơ thể Nhật Bản 1992-1994’. Anh là nước tiếp theo thực hiện
khảo sát nhân trắc học bằng thiết bị quét cơ thể 3D năm 1996. Kết quả của cuộc
khảo sát này đã giúp xây dựng nên bản tiêu chuẩn cỡ số Anh năm 2003. Kế thừa
thành công của các nghiên cứu này, một loạt các quốc gia khác như Mỹ, các
nước Châu Âu, Trung Quốc… cũng đã tiến hành các cuộc điều tra nhân tr
ắc học
bằng thiết bị đo 3D nhằm xây dựng các hệ thống cỡ số cơ thể người của riêng
họ. Có thể thấy rõ lịch sử các cuộc khảo sát nhân trắc học tại các quốc gia trong
bảng sau:
Bảng 1.2.1 : Khảo sát nhân trắc học tại các quốc gia

Quốc gia
Nhóm đối
tượng đo
Số lượng
đo
Số kích
thước đo
Phương
pháp
Năm Tổ chức thực hiện
Mỹ Nam
Nam/Nữ

Nam/Nữ
100000
147000

10800

Đo tay
Đo tay

Đo máy
1921
1937/1941

2002/2003
Quân đội Mỹ
Ủy ban tiêu chuẩn
Mỹ
TC
2

Anh Nữ 5000
2500
2500
2500
5500

37



>150
Đo tay
Đo máy
Đo máy
Đo máy
Đo máy

1950/57
1996
1998
1999
2001

Board of Trade
NTU
NTU
NTU
3-D Centre UCL

Úc Nữ 3000 20 Đo tay 1976 Hohenstein
Bỉ Nam,
Nữ,
Trẻ em
3000
3000
3000
32
1990 Kledingfederatie,
Pháp Nam
Nữ
Trẻ em
7283
8037
14000?
31
26
Đo tay

Đo tay
Đo tay
Đo tay
1965/66
1969/70
1969/70
1958
CETIH
Đức Nữ 8000
8500
8500
13
21
21
Đo tay
Đo tay
Đo tay
1957/61
1970
1981
Hohenstein
17

8600
1500
1100
24
82
82
Đo tay l

Đo máy
Đo máy
1994
1999
2002
Nam 6122
300
23
8
Đo tay
Đo máy
1979
2001
Hohenstein
Trẻ em nữ 1500
1500
1400
21
21
24
Đo tay
Đo tay
Đo tay
1970
1981
1994
Hohenstein
Trẻ em nam 21 Đo tay 1978/79 Hohenstein
Hy Lạp Nữ
Nam

Nam (6-17)
Nữ (6-17)
Trẻ em
700
2950
1100
1100
300


30
26
Đo máy
Đo máy
Đo tay
Đo tay
Đo máy
1999/2000
1999/2000
1973
1973
1999/2000
SOMA
SOMA
ELKEPA

SOMA
Ý Nam/Nữ 1500 Đo máy 2002 D’appolonia
Tây Ban
Nha

Nữ
Nam
5000
6000
25
30
Đo tay
Đo tay
1967
1967
AIEC, Barcelona
Hà Lan Nữ

Nam

Trẻ em nữ
Trẻ em nam
3300
750
3300
750
3300
3300
24

22

24
22
Đo tay

Đo máy
Đo tay
Đo máy
Đo tay
Đo tay
1984
1999/2000
1984
2000
1984
1984
VGT Denhag
TNO
VGT Denhag
TNO
VGT Denhag
VGT Denhag
Thụy Điển Nữ
Nam
1000 22 Đo tay
Đo tay
1973
1975
TEFO, Goteborg
TEFO, Goteborg
Thổ Nhĩ
Kỳ
Nữ Đo tay 1994 Đại học Izmir
Phần Lan Nữ


Nam
Trẻ em
1600 Đo tay
Đo tay
Đo tay
Đo tay
1978
1999
1988
1984
Vateva, Helsinki
Liên Xô cũ Nam/Nữ/Trẻ
em
Đo tay 1957/1965
18

Nhật Bản Nam/Nữ
Nữ
Nam
35000
15000
19000

178
Đo tay
Đo máy
Đo máy
1965/66
1992/1994
Tổ chức tiêu chuẩn

Viện HQL

Trung
Quốc
Nam/Nữ/Trẻ
em
Nữ
14000

1100
2800



62
Đo tay

Đo máy
Đo máy
1984

1997/1999
2002
Trung tâm nghiên
cứu phát triển con
người (Thượng
Hải)

Thông thường các quốc gia tiến hành khảo sát nhân trắc học theo định kỳ
khoảng 10 năm một lần. Kết quả nghiên cứu sau đó được bổ sung vào các bảng

cỡ số và các bảng phân chia thị trường sẵn có. Lý do thực hiện thường xuyên
các nghiên cứu này là nhằm xác định sự thay đổi về kích thước cũng như về tỷ
lệ cơ thể theo thời gian, và trên thực tế, kết quả nghiên cứu c
ũng cho thấy sự
thay đổi rõ rệt về kích thước cơ thể và sự phân bố cỡ số giữa các thời kỳ. Cụ
thể, con người có xu hướng ngày càng to béo hơn, giá trị trung bình của các
kích thước cơ thể cũng tăng hơn. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở riêng
quốc gia nào mà đây là xu hướng biến đổi chung của tất cả các quốc gia trên thế
giới.
Có thể tham khả
o một số tiêu chuẩn cỡ số ISO và tiêu chuẩn riêng của
các nước trên thế giới như sau:
1. ISO 8559:1989 - Cấu trúc quần áo và khảo sát nhân trắc – Các kích thước cơ
thể
2. ISO 3635: 1981 - Ký hiệu cỡ số quần áo - Định nghĩa và qui trình đo
3. Các tiêu chuẩn ISO 3635; 3636; 3637; 3638; 4415; 4416 - Ký hiệu cỡ số
quần áo cho các đối tượng, các loại quần áo.
4.Các tiêu chuẩn Anh BS 3666;6185 - Ký hiệu cỡ số quần áo cho các đối tượng,
các loại quần áo
5. BS 7231 - Các số đo c
ơ thể trẻ em nam và nữ từ sơ sinh đến 17 tuổi
6. EN 13402-1 - Ký hiệu cỡ số quần áo- các định nghĩa và qui trình đo
7.Jis L4002; 4003; 4004; 4005 - Hệ thống cỡ số quần áo cho trẻ em nam, trẻ em
nữ, nam giới và nữ giới;
19

8. ASTM 5219:1999 - Thuật ngữ tiêu chuẩn liên quan đến kích thước cơ thể cho
phân cỡ trang phục ( Mỹ)
9. NF G 03-001 - Số đo cơ thể người: thuật ngữ, sơ đồ và phác đồ hình dạng
(Pháp)

10.TGL 20866 - Số đo cơ thể quần áo ( Đức)
11. Gost 17521-72 - Số đo nhân trắc cho phân cỡ trang phục (Nga)
1.2.2. Lịch sử phát triển các hệ thống cỡ số tại Việt Nam :
Ngay từ khi ngành công nghiệp may phát triển ở Việt Nam các nghiên
c
ứu về nhân trắc để xây dựng cỡ số quần áo đã được quan tâm. Có thể kể đến
một số nghiên cứu trong nước trong thời gian qua:
- Năm 1966, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã ban hành 2 tiêu chuẩn
cỡ số đầu tiên có ứng dụng đo số liệu nhân trắc. Tiêu chuẩn đã phân loại 15 cỡ
áo sơ mi nam và 3 cỡ quần nam giới
- Năm 1970, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà n
ước đã ban hành các tiêu chuẩn
TCVN 371-70 và TCVN 372-70 cỡ số quần áo trẻ em với việc lựa chọn 8 thông
số kích thước ; TCVN 373 và TCVN 374: cỡ số trẻ em gái với 34 thông số kích
thước; TCVN 375-70 và TCVN 376-70 cỡ số trẻ em trai với 30 thông số kích
thước; TCVN 1267-72 và TCVN 1268-72 – Cỡ số quần áo nữ với 45 thông số
kích thước và TCVN 1680-75 và TCVN 1681-75 cỡ số quần áo nam với 42
thông số kích thước.
- Năm 1982, trong quân đội ban hành hệ thống cỡ số với 12 thông số kích
thước. Trong đó chiều cao là kích thước chủ đạo với 5 vóc, mỗi vóc chênh nhau
5 cm. Mỗi vóc chiều cao chỉ có một cỡ vòng ngực và một cỡ vòng eo
- Năm 1994, Tổng cục tiêu chuẩn ban hành các tiêu chuẩn:
+ TCVN 5781-1994- Phương pháp đo cơ thể người
+ TCVN 5782-1994 – Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo. Tiêu chuẩn này
qui định hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo cho:
• Trẻ sơ sinh: Gồm 10 cỡ với các kích thước ch
ủ đạo là chiều cao từ 50
tới 104 cm( cách 6 cm), vòng ngực từ 42 tới 56 cm; vòng bụng từ 44
đến 58 cm và vòng mông từ 44 đến 58cm .
20


• Nữ tuổi học sinh có 16 cỡ gồm các kích thước chủ đạo là chiều cao từ
98 tới 164 cm, vòng ngực từ 56 tới 88 cm; vòng bụng từ 50 đến 68
cm và vòng mông từ 57 đến 91cm.
• Nam tuổi học sinh có 14 cỡ gồm các kích thước chủ đạo là chiều cao
từ 104 tới 170 cm, vòng ngực từ 58 tới 87 cm; vòng bụng từ 53 đến
76 cm và vòng mông từ 60 đến 90cm.
• Nữ trưởng thành có 10 cỡ gồm các kích thước chủ đạo là chi
ều cao từ
146 tới 164 cm, vòng ngực từ 76 tới 90 cm; vòng bụng từ 63 đến 74
cm và vòng mông từ 80 đến 94cm.
• Nam trưởng thành có 12 cỡ gồm các kích thước chủ đạo là chiều
cao từ 152 tới 176 cm, vòng ngực từ 76 tới 94 cm; vòng bụng từ 66
đến 84 cm và vòng mông từ 82 đến 96cm.
Đặc điểm chung của các hệ thống kích thước này là khi chiều cao tăng thì
các kích vòng khác cũng tăng tương ứng. Hệ thống kích thước này không đại
diện cho đ
a số dân số, vì trên thực tế, với mỗi khoảng chiều cao nhất định đều
có sự bao hàm toàn bộ dãy kích thước vòng.
- 1999: Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam nữ trong độ tuổi lao động trên cơ
sở đo nhân trắc cơ thể người - Đề tài cấp Tổng công ty Dệt May
- 2000-2003: Xây dựng hệ thống cỡ số quân trang bằng phương pháp đo nhân
trắc – Đề tài cấp Bộ quố
c phòng
- 2007-2008: Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ Công thương, Viện
Dệt May đã tiến hành khảo sát cỡ số cho hơn 13000 đối tượng là nam nữ và trẻ
em trong độ tuổi từ 6 đến 60. Từ các kết quả khảo sát này, đề tài đã tiến hành
xây dựng được hệ thống cỡ số cơ thể người Việt Nam. Có thể nói, đây là bảng
cỡ số hoàn thiện nhất từ trướ
c tới nay, bởi nó được xây dựng hoàn toàn đáp ứng

tiêu chuẩn ISO, với phương pháp luận chặt chẽ, khoa học. Việc khảo sát cỡ số
cũng như xác định các kích thước cần đo được thực hiện theo đúng hướng dẫn
của tiêu chuẩn ISO 8559. Các bước tiến hành xây dựng hệ thống cỡ số cũng
được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO TR-10652. Mặt khác, đề tài sử dụng
phương pháp nghiên c
ứu thành phần chính – một phương pháp toán học tiên
tiến – trong việc xác định các kích thước chủ đạo cũng như phân dạng cơ thể
21

người. Với việc phân cỡ theo dạng cơ thể, bảng cỡ số đã đáp ứng được đa số
dân số. Tuy nhiên, quá trình khảo sát nhân trắc học trong nghiên cứu này chỉ
được thực hiện bằng phương pháp truyền thống đo tay, vì vậy còn hạn chế trong
các ứng dụng tiếp theo.
So sánh giữa kết quả khảo sát năm 1999 với kết quả năm 2008, cũng có
thể thấy s
ự thay đổi về kích thước cơ thể người Việt Nam có những thay đổi rõ
rệt, thể hiện:
15.3
8
37.2
32.39
31.6
37.11
11.8
18.4
1.99
4
0.221
0.077
0

5
10
15
20
25
30
35
40
145 150 155 160 165 170
Năm 1999
Năm 2008

Hình 1.1. So sánh sự thay đổi về chiều cao của nam giới Việt Nam qua hai thời
kỳ.
0.4790.52
12.7
10.76
44.4
37.16
30.1
32.7
9.32
16.27
2.43
5
0.515
0.637
0
5
10

15
20
25
30
35
40
45
70 75 80 85 90 95 100
Năm 1999
Năm 2008

Hình 1.2. So sánh sự thay đổi về kích thước vòng ngực của nam giới
Việt Nam qua hai thời kỳ
22

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng việc xây dựng hệ thống cỡ số
cho người Việt Nam đã được quan tâm thực hiện từ sớm và đã cho kết quả tốt.
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu của Viện Dệt May năm 2008-2009 đã xây dựng
được hệ thống cỡ số cơ thể người Việt Nam hoàn chỉnh, đáng tin cậy, là cơ sở
để có những nghiên cứ
u tiếp theo nhằm ứng dụng hiệu quả trong sản xuất may
công nghiệp.
1.2.3. Thực trạng việc ứng dụng các hệ thống cỡ số tại các doanh nghiệp
may Việt Nam:
Các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay chủ yếu gia công sản xuất
hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, các kích thước thành
phẩm đã được doanh nghiệp đặt hàng quy định sẵn. Đối với thị trường trong
nước, các nhà sả
n xuất hoặc bắt chước các hệ thống cỡ số đã có hoặc sử dụng
các cỡ số đó với sự cải tiến dựa trên hiểu biết về khách hàng hiện tại và quá

khứ. Các hệ thống cỡ số thường được xây dựng và điều chỉnh theo cách thử -
sửa, phụ thuộc vào thông tin phản hồi của các cuộc điều tra nhỏ và phân tích các
báo cáo hàng hóa đã bán và ph
ải trả lại. Những thay đổi kích thước quần áo của
các cỡ được tạo từ từ, thường không cần thay đổi nhãn cỡ. Kết quả là các cỡ
quần áo có thể khác nhiều giữa công ty này và công ty khác. Quần áo cùng kích
thước nhưng được gắn nhãn với những cỡ khác nhau và ngược lại những quần
áo có cùng cỡ lại có kích thước khác nhau.
Mặt khác, đối với các sản phẩm may trong nước thường không chỉ rõ cỡ s

ghi trên nhãn là chỉ số đo quần áo hay cơ thể hay phần quần áo hay cơ thể nào.
Bởi vì có thể thấy sự khác biệt giữa hệ thống kích thước cơ thể với hệ thống cỡ
số sản phẩm may. Hệ thống cỡ số quần áo là bảng các kích thước của quần áo
phù hợp với kích thước cơ thể sau khi đã được nhà thiết kế bổ sung lượ
ng dư cử
động phù hợp. Độ vừa vặn quần áo đặc trưng của một công ty do đó không chỉ
phụ thuộc vào cách xây dựng hệ thống kích thước cơ thể mà còn phụ thược vào
ý tưởng của nhà thiết kế. Sự đa dạng về lượng dư cử động của các kiểu quần áo
có thể một phần giải thích tại sao các quần áo cỡ số giống nhau lạ
i có các kích
23

thước khác nhau. Tình trạng thông tin sai lệch giữa khách hàng và công nghiệp
quần áo không chỉ khiến khách hàng bối rối và không hài lòng với việc mua
sắm mà còn gây nên trạng thái khó chịu với bản thân cơ thể người mặc.
Trên thực tế, Cục Quân nhu Bộ Quốc Phòng đã ứng dụng kết quả đề tài
“Xây dựng hệ thống cỡ số quân trang bằng phương pháp đo nhân trắc” để may
quân trang cho toàn bộ cán bộ, chiến sỹ quân đội cho kế
t quả tốt.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ

thống kích thước cơ thể nam giới, từ đó xây dựng bộ mẫu thiết kế sản phẩm
quần âu và áo sơ mi nam trên cơ sở số đo nhân trắc, từ đó đưa ra bảng thông số
thành phẩm chuẩn, nhằm từng bước ứng dụng hệ thống cỡ số cơ thể ng
ười vào
thực tế sản xuất.
1.3. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MẪU TRONG SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP.
Tại các quốc gia có nền công nghiệp may mặc và thời trang phát triển,
việc hình thành hệ thống cỡ số chuẩn cũng như hoàn chỉnh các thiết kế cơ bản
phục vụ cho công nghệ may sẵn đã được hình thành từ rất lâu. Trên cơ sở đó,
các nhà nghiên cứu có thể đánh giá m
ột cách chi tiết và khoa học về sự thay đổi
của xu hướng thời trang hàng năm.
1.3.1. Các phương pháp thiết kế mẫu kỹ thuật :
Thông thường có ba phương pháp mà các nhà thiết kế thường sử dụng :
• Thiết kế theo phương pháp tính toán
• Thiết kế trên ma-nơ-canh.
• Kết hợp cả hai phương pháp trên.
1. Thiết kế theo phương pháp tính toán :
Hay còn gọi là phương pháp thiết kế phẳng 2D. Theo phương pháp này
người ta xác
định kích thước, hình dạng các chi tiết quần áo theo các kích thước
cơ thể, phù hợp với kiểu dáng sán phẩm và lượng dư cần thiết. Có hai cách thực
hiện :
24

• Thiết kế trực tiếp : tính toán và thiết kế ngay mẫu kỹ thuật hoàn chỉnh
theo các yêu cầu trên bản vẽ thiết kế thời trang. Phương pháp này có độ chính
xác không cao, phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của người thiết kế. Thường
hiện nay chỉ được sử dụng trong may đo dơn chiếc.

• Thiết kế từ mẫu gốc cơ sở : thiết kế mẫu k
ỹ thuật dựa trên mẫu cơ sở, cõ
thêm bớt các lượng dư cũng như các chi tiết cần thiết cho phù hợp với yêu cầu
của bản vẽ thiết kế thời trang. Mẫu cơ sở (basic block) là mẫu có độ vừa vặn ôm
sát cơ thể người mặc, chưa tính đến các yếu tố kiểu dáng. Phương pháp này hiện
được sử dụng chủ yếu trong sản xuất công nghiệp vì có
độ chính xác cao và tiết
kiệm được thời gian.
2 . Thiết kế trên ma-nơ-canh :
Hay còn gọi là phương pháp thiết kế 3D. Người ta dùng một tấm vải trùn
lên bề mặt ma-nơ-canh rồi tiến hành ghim theo các đường may, đường thiết kế,
đánh dấu các vị trí quan trọng trên mẫu Sau đó, phần vải này được trải phẳng
để sao lại trên giấy, cân chỉnh mẫu và hoàn thiện. Phương pháp này thường
được sử dụng cho các mẫu thiế
t kế phức tạp hoặc sử dụng các chất liệu đặc biệt
mà dùng phương pháp tính toán không đạt được hiệu quả.
3. Phương pháp thiết kế kết hợp:
Sử dụng kết hợp cả hai phương pháp trên. Thường dùng trong trường hợp
một số chi tiết thiết kế đơn giản, có thể sử dụng được phương pháp tính toán.
Bên cạnh đó cũng có một số chi tiết tạ
o hình phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng
phương pháp 3D.
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới đã phát triển một số nghiên cứu thiết kế
mẫu kỹ thuật trên máy tính, dựa vào các dữ liệu 3D, nghĩa là làm phẳng các bề
mặt cong 3D để tạo ra mẫu kỹ thuật cơ sở. Từ dữ liệu quét cơ thể 3D, xây dựng
lại cấu trúc cơ thể bằng kỹ thuậ
t số rồi chuyển thành cấu trúc lưới, sau đó làm
phẳng các bề mặt cong này có sử dụng các điều kiện biên. Phương pháp này có
thể thể hiện được độ vừa vặn dựa vào kết quả so sánh diện tích lưới và diện tích
25


của mẫu sau khi làm phẳng. Tuy nhiên độ chính xác không cao do phải tuân thủ
các điều kiện biên. Đồng thời, mẫu ở dạng phẳng cũng không thể hiện được rõ
sự hình thành các ly, chiết. Mặt khác, có thể thấy rõ rằng, tuy có cùng kích
thước nhưng dạng người khác nhau thì độ vừa vặn cũng như độ cân bằng của
sản phẩm cũng hoàn toàn khác nhau. Các mẫu cơ sở được tạo ra từ dạng kỹ
thuật 3D đã không tính đến yếu tố này.
1.3.2. Quy trình thiết kế mẫu kỹ thuật trong sản xuất may công nghiệp:
Việc sản xuất mẫu kỹ thuật trong công nghiệp thường được phát triển từ
mẫu cơ sở. Việc thiết kế mẫu cơ sở tuân theo các bước sau :
• Từ các thông số kích thước cơ thể, người thiết kế xây dựng bộ mẫu cơ sở
ban đầu, sau đó cắt ra vải và may mẫu. Mẫu này được thử trên cơ thể mẫu và
được đánh giá bởi cả người thiết kế thời trang và người thiết kế kỹ thuật. Mẫu
cơ sở ban đầu thường là cỡ trung bình, sau đó được may thử với nhiều loại vải
khác nhau để kiểm tra mức độ phù hợp với từng loại vải.
• Sau quá trình chỉnh sử
a, mẫu được nghiệm thu và nhập vào máy tính.
• Sử dụng mẫu cơ sở để phát triển mẫu mới phù hợp với các yêu cầu thiết
kế khác nhau.
• Nhảy cỡ mẫu kỹ thuật hoàn chỉnh để tạo ra một bộ mẫu sản phẩm. Số
lượng và tỷ lệ cỡ phụ thuộc vào nhóm đối tượng của sản phẩm và nhu cầu của
thị
trường.
• Kiểm tra lại độ chính xác của bộ mẫu kỹ thuật, xây dựng tài liệu kỹ thuật
và đưa vào sản xuất.
Mẫu kỹ thuật có thể được tạo ra từ thiết kế 2D, 3D hoặc kết hợp các phương
pháp thiết kế. Hệ thống thiết kế mẫu kỹ thuật (PDS) đã trở thành công cụ hữu
ích đối với người làm mẫu, giúp lư
u trữ lượng dữ liệu lớn và xử lý nhanh chóng,
chính xác. Ngoài ra, một số công ty phần mềm như Gerber Technology,

Optitex, Human Solution, Lectra Systems đã phát triển các phần mềm thiết kế
thời trang 3D trợ giúp cho người thiết kế mẫu có thể xử lý độ vừa vặn và tạo
26

dáng sản phẩm theo yêu cầu. Hệ thống cho phép tạo ra các hình mẫu avatar ảo,
có kích thước và tỷ lệ như người mãu thật. Sau khi thiết kế mẫu kỹ thuật, định
dạng các đường liên kết của các chi tiết mẫu, người thiết kế có thể tiến hành phủ
mẫu kỹ thuật lên hình mẫu avatar. Các tính chất của vải cũng được khai báo để
tạo hiệu ứng rủ như thật. Trên c
ơ sở đó người thiết kế có thể đánh giá được độ
vừa vặn cũng như mức độ tạo dáng của sản phẩm để có những điều chỉnh phù
hợp.
1.3.3. Tám nguyên lý cơ bản trong thiết kế sản phẩm may mặc:
Trong quá trình thiết kế sản phẩm, để đảm bảo chất lượng cũng như tính
thẩm mỹ của sản ph
ẩm, thiết kế viên phải tuân thủ đúng các nguyên lý cơ bản
sau:
Nguyên lý 1:
Thực hiện đúng quy trình thiết kế công nghiệp
• Xác định mục đích và nhiệm vụ thiết kế.
• Xác định đối tượng thiết kế.
• Thiết kế và may thử nghiệm mẫu.
• Xây dựng và hoàn thiện tài liệu kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
Nguyên lý 2:
Chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu đối với sản phẩm
• Tính thẩm mỹ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tính tiện ích, tính kinh tế, tính xã
hội…được chứng minh trên cơ sở ý kiến đánh giá của người tiêu dùng
đối với sản phẩm hoàn chỉnh.
Nguyên lý 3:
Tính chất của nguyên phụ liệu

• Sự phù hợp của thành phần nguyên liệu, màu sắc với mục đích và đối
tượng sử dụng, với kiểu dáng thiết kế, với quá trình gia công sản phẩm.
• Nguyên liệu đảm bảo tính vệ sinh cao, tính thẩm mỹ, tính kinh tế…
Nguyên lý 4:
Cơ sở hình thành hệ thống cỡ số
• Cơ sở chuẩn để thiết kế: Nghiên cứu kỹ khả năng vận động của con người
thông qua các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và giới tính.
• Các đặc điểm xác định hình dáng cơ thể người: các kích thước chủ đạo,
trọng lượng, vóc người, tư thế chuyển động…
27

• Khảo sát số đo nhân trắc và chọn cỡ số theo nhóm đối tượng mục tiêu.
Nguyên lý 5:
Trải bề mặt cơ thể trên không gian hai chiều là cơ sở cấu trúc quần
áo.
• Tạo sự êm phẳng, tương ứng hợp lý giữa hình dáng bên trong của quần áo
với bề mặt cơ thể được trải trên mặt phẳng.
Nguyên lý 6:
Sự biến đổi của kích thước cơ thể trong quá trình vận động là cơ
sở để tính toán lượng gia giảm cử động cho sản phẩm may.
• Kích thước từng phần của sản phẩm khi cơ thể ở trạng thái động phải
được nghiên cứu, điều chỉnh bằng lượng gia giảm cử động tối thiểu hay
còn gọi là cử động cơ bản cho các kích thướ
c cơ thể (G
CD
min).
• Đối với các kích thước chủ đạo để thiết kế quần áo mặc hàng ngày, lượng
G
CD
min - được xác định từ số liệu khảo sát thay đổi kích thước khi hít

thở sâu – thường nhỏ hơn 2.5% đối với quần áo một lớp.
• Khi cơ thể chuyển động, một số kích thước có thể thay đổi nhiều so với
khi ở trạng thái tĩnh như: Khi đưa tay lên cao hoặc giơ tay ra phía trước,
kích thước rộng lưng tăng tới 30%; khi đưa tay ra phía sau, kích thước
rộng thân trước tăng 10%.
Nguyên lý 7:
Lượng gia giảm cho vật liệu (G
VL
). Vật liệu may và tính chất của
nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thiết kế, cấu trúc và tạo dáng sản phẩm. Vì
vậy, khi thiết kế quần áo phải xác định các yêu cầu cụ thể cho từng chủng loại
sản phẩm.
• Lượng dư cho độ dày vải được tính như sau:
G
V
= α . R
o
– α . R
t
= α . 0.5 . δ = 0.5 . α .δ
Trong đó:
α Là góc tâm điểm hình tròn tạo cung lớn bao phủ.
δ Là độ dày lớp vải.
R
t
Là bán kính cung tròn tương ứng với mặt trong của vải.
R
0
Là bán kính cung tròn tương ứng với lớp giữa của vải.
R

n
Là bán kính cung tròn tương ứng với mặt ngoài của vải.
Nguyên lý 8:
Thiết kế chi tiết sản phẩm.

×