B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH
INH CễNG HIP
PHáT TRIểN THị TRƯờNG
BảO HIểM PHI NHÂN THọ VIệT NAM TRONG
ĐIềU KIệN HộI NHậP KINH Tế QUốC Tế
LUN N TIN S KINH T
H NI - 2014
B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH
INH CễNG HIP
PHáT TRIểN THị TRƯờNG
BảO HIểM PHI NHÂN THọ VIệT NAM TRONG
ĐIềU KIệN HộI NHậP KINH Tế QUốC Tế
Chuyờn ngnh : Kinh t Ti chớnh - Ngõn hng
Mó s : 62.31.12.01
LUN N TIN S KINH T
Ngi hng dn khoa hc: 1. TS. PH TRNG THO
2. PGS, TS. ON MINH PHNG
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đinh Công Hiệp
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG NỀN KINH TẾ TRÌNH
HỘI NHẬP 9
1.1. KHÁI QUÁT V TH TR NG B O HI M PHI NHÂN TH Ề Ị ƯỜ Ả Ể Ọ 9
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ 9
1.1.2. Cấu thành của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 10
1.1.3. Vị trí vai trò của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nền
kinh tế hội nhập 14
1.2. NH NG LÝ LU N C B N V H I NH P QU C T TRONG PHÁTỮ Ậ Ơ Ả Ề Ộ Ậ Ố Ế
TRI N TH TR NG B O HI M PHI NHÂN THỂ Ị ƯỜ Ả Ể Ọ 18
1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập đối với thị
trường bảo hiểm các nước đang phát triển và kém phát triển
18
1.2.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ trong quá trình hội nhập 21
1.2.3. Nội dung phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế 25
1.2.4. Tính tất yếu phải phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
trong nền kinh tế hội nhập 28
1.3. M T S V N NH H NG N S PHÁT TRI N TH TR NG B OỘ Ố Ấ ĐỀ Ả ƯỞ ĐẾ Ự Ể Ị ƯỜ Ả
HI M PHI NHÂN TH TRONG I U KI N H I NH PỂ Ọ Đ Ề Ệ Ộ Ậ 31
1.3.1. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 31
1.3.2. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 35
1.4. KINH NGHI M QU C T V PHÁT TRI N TH TR NG B O HI M PHIỆ Ố Ế Ề Ể Ị ƯỜ Ả Ể
NHÂN TH TRONG QUÁ TRÌNH H I NH P Ọ Ộ Ậ 41
1.4.1. Khái quát quá trình hội nhập và phát triển thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ một số nước Châu Á - Thái Bình Dương
41
1.4.2. Những kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam về phát triển thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 48
Kết luận chương 1 52
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 54
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH H I NH P KINH T QU C T VÀ H I NH PỘ Ậ Ế Ố Ế Ộ Ậ
TH TR NG B O HI M PHI NHÂN TH VI T NAM Ị ƯỜ Ả Ể Ọ Ệ 54
2.1.1. Khái quát quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.54
2.1.2. Quá trình hội nhập của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam 57
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRI N TH TR NG B O HI M PHI NHÂN THỂ Ị ƯỜ Ả Ể Ọ
VI T NAM TRONG QUÁ TRÌNH H I NH P (1994 -2012) Ệ Ộ Ậ 60
2.2.1. Môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam 60
2.2.2. Thực trạng về môi trường cạnh tranh, quy mô kết cấu của thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam từ 1994 đến 2012 64
2.2.3. Sự phát triển của các thành viên tham gia thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 74
2.3. ÁNH GIÁ CHUNG V TH C TR NG PHÁT TRI N TH TR NG B OĐ Ề Ự Ạ Ể Ị ƯỜ Ả
HI M PHI NHÂN TH VI T NAM TRONG QUÁ TRÌNH H I NH PỂ Ọ Ệ Ộ Ậ 90
2.3.1. Những thành tựu đạt được của thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập 90
2.3.2. Một số tồn tại hạn chế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam trong quá trình hội nhập 102
Kết luận chương 2 117
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 118
3.1. NH NG TÁC NG C A TI N TRÌNH H I NH P KINH T QU C T Ữ ĐỘ Ủ Ế Ộ Ậ Ế Ố Ế Ở
VI T NAM VÀ XU TH PHÁT TRI N TH TR NG B O HI M THỆ Ế Ể Ị ƯỜ Ả Ể Ế
GI I N TH TR NG B O HI M PHI NHÂN TH VI T NAMỚ ĐẾ Ị ƯỜ Ả Ể Ọ Ệ 118
3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời
gian tới tác động đến sự phát triển thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam 118
3.1.2. Xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thế giới
tác động đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 122
3.2. QUAN I M, M C TIÊU VÀ NH H NG PHÁT TRI N TH TR NGĐ Ể Ụ ĐỊ ƯỚ Ể Ị ƯỜ
B O HI M PHI NHÂN TH VI T NAM N N M 2020 Ả Ể Ọ Ệ ĐẾ Ă 124
3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam đến 2020 124
3.2.2. Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam đến 2020 125
3.2.3. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam đến 2020 127
3.3. GI I PHÁP PHÁT TRI N TH TR NG B O HI M PHI NHÂN TH VI TẢ Ể Ị ƯỜ Ả Ể Ọ Ệ
NAM N N M 2020 ĐẾ Ă 135
3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng
cao năng lực quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm 136
3.3.2. Nhóm giải pháp đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh
143
3.3.3. Nhóm các giải pháp cho các thành viên tham gia thị trường
152
Kết luận chương 3 163
KẾT LUẬN 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BH Bảo hiểm
DN Doanh nghiệp
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
KDBH Kinh doanh bảo hiểm
KT Kinh tế
KT-XH Kinh tế xã hội
KTQT Kinh tế quốc tế
NNL Nguồn nhân lực
PNT Phi nhân thọ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTBH Thị trường bảo hiểm.
VPĐD Văn phòng đại diện
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1. Các Doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo
hiểm
của TTBH PNT Việt Nam theo các hình thức sở hữu giai đoạn
1994 - 2012 65
Bảng 2.2. Doanh thu phí BH theo khối DN giai đoạn 1994 - 201266
Bảng 2.3. Tỷ trọng doanh thu trong ngành của một số doanh
nghiệp bảo hiểm 71
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu của TTBH PNT từ 1994 đến
2012 72
Bảng 2.5. Hoạt động tái bảo hiểm với nước ngoài của các DNBH
phi nhân thọ VN 79
Bảng 2.6. Tình hình bồi thường của các DNBH phi nhân thọ
thông qua hoạt động tái bảo hiểm với nước ngoài 81
Bảng 2.7. Hoạt động tái bảo hiểm PNT với nước ngoài của
VINARE 84
Bảng 2.8. Phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới từ 1994 - 2012 87
Bảng 2.9. Tình hình bồi thường bảo hiểm PNT từ năm 1994 đến
2012 99
Bảng 3. Số liệu tăng trưởng GDP thực tế và dự báo của Việt Nam
2011-2020 119
DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1. Thị phần theo khối doanh nghiệp từ năm 1994 - 2012
67
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài của các
DNBH PNT 80
Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm toàn
TTBH PNT
và tốc độ tăng trưởng của các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài từ
1996 - 2012 82
Biểu đồ 2.4. Tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế
của các DNBH phi nhân thọ một số năm giai đoạn 1994-2012 100
Sơ đồ 3. Mối quan hệ các giải pháp phát triển TTBH phi nhân thọ
với các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTBH trong quá trình
hội nhập 135
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trong
nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hội nhập, bởi một mặt nó tạo ra sự an toàn về tài
chính từ đó tạo nên sự ổn định cho xã hội, mặt khác bảo hiểm phi nhân thọ cũng góp
phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hội nhập. Đồng thời là một trong những yếu tố tạo
ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kích thích kinh tế xã hội phát triển.
Trong quá trình hội nhập, thị trường bảo hiểm các nước chịu tác động lẫn nhau,
vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Bảo hiểm phi nhân thọ là một ngành dịch vụ tài
chính mang tính toàn cầu, rủi ro bảo hiểm không giới hạn trong phạm vi một nước, vì
vậy các các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải phối hợp với nhau trong quá trình
hoạt động. Bên cạnh đó giá trị của cải vật chất của toàn xã hội cũng như nhu cầu về
bảo hiểm con người là rất lớn, trong khi khả năng nhận bảo hiểm của mỗi doanh
nghiệp thì có giới hạn. Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện liên kết đồng
bảo hiểm, tái bảo hiểm không chỉ ở trong nước mà với cả nước ngoài để phân tán rủi ro
và cùng nhau gánh chịu tổn thất xảy ra. Với những lý do trên, bảo hiểm là một trong
những nội dung quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế. Vì vậy phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cho phù hợp với các
chuẩn mực, các cam kết quốc tế là đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập.
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên nó vẫn được đánh giá là thị trường
chưa phát triển ở khu vực, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng tốt được
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng
sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Thế nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa
học nào nghiên cứu toàn diện tổng thể về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong điều
kiện hội nhập. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm để
tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý luận: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hội nhập KTQT trong
phát triển TTBH PNT, làm sáng tỏ những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTBH
PNT trong quá trình hội nhập KTQT. Từ những lý luận đó sẽ vận dụng vào điều kiện
thực tế Việt Nam.
1
Về mặt thực tiễn: Bên cạnh việc khảo sát sự phát triển TTBH PNT một số nước
trong quá trình hội nhập KTQT để rút ra kinh nghiệm cho TTBH PNT Việt Nam, mục
đích của luận án là tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng phát triển TTBH PNT Việt
Nam trong quá trình hội nhập từ 1994 đến 2012. Mặc dù chỉ lựa chọn đánh giá những
thực trạng phát triển gắn liền với quá trình hội nhập TTBH PNT Việt Nam, tuy nhiên
việc tổng hợp phân tích đánh giá vẫn toàn diện, đầy đủ các yếu tố cấu thành của TTBH
PNT (Người tổ chức thị trường, người bán, người mua, yếu tố cạnh tranh, cung cầu,
sản phẩm). Đồng thời cũng đầy đủ trên các phương diện KDBH, tái BH, môi giới BH
và đầu tư vốn vào nền KT.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án sẽ đưa ra 3 nhóm định hướng,
tương ứng với 3 nhóm giải pháp đó là: Môi trường pháp lý - Môi trường kinh doanh và
Các thành viên tham gia thị trường. Mục đích của những định hướng và các giải pháp
này là phải toàn diện, đồng bộ có cơ sở khoa học và tất nhiên nó luôn gắn với “phát
triển trong điều kiện hội nhập KTQT”. Đồng thời phải mang tính đột phá và có tính
khả thi cao nhằm phát triển TTBH PNT Việt Nam toàn diện, vững chắc, đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) trong quá trình hội nhập.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận về phát triển TTBH PNT,
những vấn đề lý luận chung về hội nhập KTQT và hội nhập TTBH PNT bao gồm các
yếu tố cấu thành TTBH PNT, nội dung phát triển TTBH PNT, những yếu tố cơ bản tác
động đến sự phát triển TTBHPNT trong điều kiện hội nhập, những cơ hội và thách
thức của TTBH PNT trong quá trình hội nhập những vấn đề lý luận chung về hội
nhập KTQT và hội nhập TTBH PNT. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTBH PNT
một số nước và thực trạng phát triển TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập
KTQT. Ngoài ra tiềm năng và triển vọng phát triển của TTBH PNT Việt Nam trong
thời gian tới cũng là đối tượng nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng và kết hợp chặt chẽ
phương pháp tổng hợp, thống kê với phương pháp phân tích; phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp
hệ thống hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Về lý luận: Luận án sẽ không đi nghiên cứu toàn bộ các
vấn đề lý luận về TTBH phi nhân thọ mà chỉ nghiên cứu về sự phát triển TTBH PNT
gắn liền với quá trình hội nhập KTQT. Về thực tiễn: Nghiên cứu sự phát triển của
2
TTBH PNT Việt Nam từ 1994 đến 2012, tuy nhiên luận án sẽ không đi nghiên cứu
toàn bộ quá trình phát triển mà chỉ tập trung chủ yếu về những vấn đề liên quan đến sự
phát triển TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Một số vấn đề lý luận đã được luận án làm sáng tỏ như: Quan điểm nguyên tắc
nội dung và phân tích cụ thể những yếu tố cơ bản bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu
tố bên ngoài tác động đến sự phát triển TTBH PNT trong điều kiện hội nhập KTQT.
Đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển TTBH PNT trong
quá trình hội nhập. Bên cạnh đó luận án cũng có một phần lý luận về tác động của quá
trình hội nhập đối với TTBH PNT các nước đang phát triển và kém phát triển (vì Việt
Nam nằm trong số các nước này. Đó sẽ là một trong những tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu về TTBH PNT trong điều kiện hội nhập nói chung và ở Việt Nam nói riêng
vì chưa có một tài liệu hay giáo trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
như trong luận án.
Các số liệu được luận án thu thập, tổng hợp phân tích là nguồn số liệu rất đáng
tin cậy và có độ chính xác cao. Việc lựa chọn, thiết kế bảng biểu minh họa cũng được
cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phục vụ tốt nhất cho mục đích nghiên cứu. Vì vậy luận án
sẽ giúp người đọc thấy được một cách toàn diện, khách quan và chân thực bức tranh
toàn cảnh của TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Những đánh giá phân tích, những định hướng và giải pháp mà luận án đề xuất
sẽ góp phần đưa TTBH PNT Việt Nam trở thành một trong những TTBH phát triển lớn
mạnh, có tên tuổi và uy tín trong khu vực và trên thế giới.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
trong nền kinh tế hội nhập.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường hội nhập quốc tế trong phát
triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến năm 2020.
3
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thị trường bảo hiểm
(TTBH) phi nhân thọ (PNT) Việt Nam. Cụ thể:
1. Một số luận văn và luận án có liên quan đến thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ
- Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Tiến Phúc (2006) - Học viện Tài chính
là: “Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”. Luận
văn đề cập đến TTBH nói chung (trong đó có cả PNT và nhân thọ). Mặt khác tác giả
cũng chỉ đặt vấn đề nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO và đã cách
đây 7 năm. Đây chỉ là một trong nhiều hình thức hội nhập, vì vậy nó không đại diện
cho quá trình hội nhập. Trong quá trình hội nhập, ngoài cam kết mở cửa TTBH với
WTO, Việt Nam còn cam kết mở cửa với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức khác ở khu
vực và trên thế giới, ví dụ: ASEAN; Hiệp định thương mại Việt Mỹ…
Về phần lý luận: Luận văn mới chủ yếu là hệ thống hóa lại một số vấn đề về BH
PNT và TTBH PNT (như khái niệm, vai trò, đặc điểm ) chứ chưa tập trung nghiên
cứu về những yếu tố tác động đến TTBH, hay những cơ hội và thách thức của TTBH
trong điều kiện gia nhập WTO.
Về phần thực trạng luận văn mới chỉ đánh giá chung về TTBH Việt Nam chứ
không đánh giá trong điều kiện hội nhập hay gia nhập WTO (vì tại thời điểm nghiên
cứu (2006) TTBH Việt Nam đã hội nhập nhưng Việt Nam chưa gia nhập WTO) và
cũng chủ yếu đánh giá các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Vì vậy các giải pháp đưa
ra là chưa toàn diện và chưa đồng bộ, đồng thời các giải pháp đó chỉ là giải pháp chung
chứ thực thực sự là giải pháp phát triển trong điều kiện gia nhập WTO.
- Luận văn thạc sỹ “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam”
(2007), của tác giả Lê Đăng Khánh, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung
nghiên cứu:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển TTBH PNT: Khái
niệm bảo hiểm, TTBH, các nhân tố tác động đến TTBH và kinh nghiệm của một số
nước về phát triển TTBH PNT.
Đánh giá thực trạng TTBH PNT Việt Nam: Số lượng các DNBH, doanh thu, thị
phần, bồi thường, đầu tư vốn ở thời điểm cách đây 6 năm.
Đề xuất các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển
TTBH PNT Việt Nam. Các giải pháp chỉ tập trung nâng cao năng lực của các DNBH
4
PNT như: chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, khả năng cạnh tranh và một phần nhỏ
về đổi mới tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm (KDBH).
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Đại học Ngoại thương
(2008) đã nghiên cứu về đề tài: “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
giai đoạn 2007 -2015”. Tác giả nghiên cứu về TTBH PNT cách đây 5 năm và không
đặt vấn đề nghiên cứu trong điều kiện hội nhập.
Cơ sở lý luận trong luận văn là những lý chung về bảo hiểm (BH) và TTBH bao
gồm sự hình thành và phát triển của BH PNT, khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại
Luận văn đã trình bày thực trạng của TTBH PNT cách đây 5 năm và chủ yếu
tập trung vào hoạt động của các DNBH và một phần về quản lý nhà nước về hoạt động
KDBH. Luận văn chưa đánh giá đầy đủ về môi trường KDBH cũng như chưa đánh giá
toàn diện cả DNBH, tái BH, hoạt động trung gian BH và người tiêu dùng BH.
Do cách đặt vấn đề nghiên cứu và đánh giá thực trạng TTBH PNT Việt Nam
nên các giải pháp phát triển TTBH PNT chỉ chủ yếu là tập trung phát triển các DNBH
và một phần về các chính sách phát triển TTBH. Vì vậy các giải pháp của luận văn là
chưa thực sự đồng bộ. Mặt khác do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên các giải pháp
cũng không đề cập tới phát triển TTBH PNT Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Mạnh Cừ (2007) - Học Viện tài chính về đề tài:
“Các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam”.
Luận án đã tập trung đi sâu nghiên cứu về các giải pháp tài chính, chứ không
đặt vấn đề nghiên cứu toàn bộ các giải pháp để phát triển TTBH ở Việt Nam. Luận án
đã nghiên cứu về TTBH nói chung (bao gồm cả PNT và nhân thọ).
Do phạm vi và thời điểm nghiên cứu của đề tài nên phần thực trạng luận án chỉ
tập trung đánh giá về các giải pháp tài chính nhằm phát TTBH Việt Nam tại thời điểm
nghiên cứu. Từ đó đưa ra một số các giải pháp về tài chính nhằm thúc đẩy TTBH Việt
Nam phát triển. Phạm vi nghiên cứu của luận án cũng không đặt vấn đề về phát triển
TTBH Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
- Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Xuân Dung (2011) - Đại học kinh tế
quốc dân là:“Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam”.
Luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển TTBH phi nhân thọ: Đặc điểm, vai trò
của bảo hiểm phi nhân thọ, TTBH phi nhân thọ và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển của TTBH phi nhân thọ. Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về phát triển TTBH
phi nhân thọ.
5
Thực trạng TTBH phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2006-2010: Trước khi đi
đánh giá thực trạng, luận án nêu khái quát quá trình hình thành phát triển của TTBH
phi nhân thọ Việt Nam từ 1964 đến 2010, điều kiện KT-XH Việt Nam trong giai đoạn
nghiên cứu. Phân tích, đánh giá thực trạng về số lượng DNBH, doanh thu, bồi thường,
tốc độ tăng trưởng… của các DNBH PNT Việt Nam.
Đề xuất hệ thống các giải pháp: Hoàn thiện khung pháp lý, chiến lược phát triển
TTBH 2010-2020, nâng cao năng lực quản lý giám sát nhà nước về KDBH, nâng cao
năng lực của các DNBH, Một số các giải pháp khác như nâng cao nhận thức của người
dân và vai trò của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu về thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam
Trong số các công trình nghiên cứu nêu trên có 2 công trình có cách tiếp cận
gần nhất với đề tài phát triển TTBH PNT Việt Nam đó là:
2.1. Luận văn thạc sĩ “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt
Nam” (2007), của tác giả Lê Đăng Khánh, Đại học quốc gia Hà Nội
Tác giả chỉ chú trọng đến nghiên cứu các DNBH PNT (cách đây 6 năm). Vì vậy
các giải pháp để phát triển TTBH hoàn toàn là giải pháp để phát triển các DNBH PNT
Việt Nam và có 1 phần rất nhỏ về tăng cường quản lý nhà nước. Như vậy là chưa bao
quát, chưa đồng bộ vì để phát triển TTBH, không chỉ các DNBH mà còn có các DN tái
BH, các hoạt động trung gian BH và quan trọng hơn cả là hệ thống chính sách pháp luật.
Một số vấn đề chưa được luận văn nghiên cứu: Hệ thống pháp luật, các chính
sách cho phát triển TTBH PNT, tác động của nó và giải pháp để hoàn thiện khung
pháp lý về hoạt động KDBH. Chưa nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các thành viên tham
gia TTBH (còn thiếu doanh nghiệp (DN) tái BH, các tổ chức trung gian, trình độ dân
trí, tiềm năng của TTBH). Luận văn cũng không đặt vấn đề nghiên cứu phát triển
TTBH PNT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT).
2.2. Luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở
Việt Nam” (2011) của tác giả Trịnh Xuân Dung - Đại học kinh tế quốc dân
Với những khái quát về nội dung của luận án đã nêu ở phần 2.1, các vấn đề
chưa được luận án nghiên cứu là: Phạm vi nghiên cứu của luận án là không nghiên cứu
TTBH PNT Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Phần lý luận của luận án chưa đề cập
đến nội dung phát triển TTBH PNT cũng như sự cần thiết khách quan phải phát triển
TTBH PNT. Phần thực trạng cũng như giải pháp của luận án chủ yếu tập trung vào các
6
DNBH, chưa đề cập hoạt động tái BH cũng như hoạt động môi giới BH đây là hai hoạt
động quan trọng không thể thiếu của sự phát triển TTBH PNT.
3. Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết
- Về cơ sở lý luận
Trong phần khái quát về TTBH PNT, luận án nghiên cứu cấu thành của TTBH
PNT và nhấn mạnh vị trí vài trò của TTBH PNT trong nền kinh tế (KT) hội nhập. Với
quan điểm muốn nghiên cứu một vấn đề trong điều kiện hội nhập KTQT cần phải hiểu
nó một cách tổng quát, đồng thời phải tổng hợp phân tích cụ thể các vấn đề cơ bản có
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Vì vậy luận án sẽ có một phần tổng quan về hội
nhập KTQT.
Trọng tâm nghiên cứu của luận án là: Quan điểm, nguyên tắc và nội dung,
phát triển TTBH PNT trong điều kiện hội nhập, đồng thời luận án cũng sẽ nghiên
cứu những tác động của hội nhập KTQT đối với TTBH các nước đang phát triển và
kém phát triển. Tiếp theo đó là tính tất yếu khách quan phải phát triển TTBH PNT
trong nền KT hội nhập. Đồng thời xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự
phát triển TTBH PNT và những cơ hội và thách thức của TTBH PNT trong quá
trình hội nhập.
Những lý luận trên có liên quan trực tiếp và quan hệ biện chứng với sự phát
triển TTBH PNT trong nền KT hội nhập. Đó là những cơ sở quan trọng, là tiền đề cho
việc nghiên cứu các phần tiếp theo của luận án.
- Về thực tiễn
Luận án sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về TTBH PNT Việt Nam
trong quá trình hội nhập KTQT. Đồng thời khảo sát quá trình hội nhập và phát triển
TTBH PNT của một số nước và rút ra kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.
Đánh giá về TTBH không chỉ đơn thuần là đánh giá các hoạt động kinh doanh
của các DNBH PNT mà còn đề cập đến các DN tái BH, hoạt động trung gian BH. Vì
đề tài là nghiên cứu trong điều kiện hội nhập nên phần này không chỉ đánh giá các hoạt
động của DN ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài. Sự tham gia của các
DNBH có vốn nước ngoài đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của TTBH PNT
Việt Nam. Hơn thế nữa luận án còn giành riêng một phần đánh giá, phân tích về hệ
thống pháp luật, các chính sách của nhà nước về vấn đề mở cửa hội nhập, các yếu tố
khác về môi trường KDBH cũng như những tác động của nó đến quá trình phát triển và
hội nhập của TTBH PNT Việt Nam.
7
Để có những cơ sở thực tiễn xác thực phục vụ cho mục đích nghiên cứu, luận án
sẽ không đi liệt kê toàn bộ những kết quả mà TTBH PNT đã đạt được, mà tập trung
phân tích đánh giá những vấn đề có liên quan trực tiếp, hay có ảnh hưởng đến quá trình
hội nhập của TTBH PNT. Đồng thời nghiên cứu, phát hiện những vấn đề mới phát sinh
trong quá trình hội nhập. Tất nhiên, luận án cũng sẽ xem xét, đánh giá đầy đủ các hoạt
động của thị trường như: KDBH, tái BH, trung gian BH và hoạt động đầu tư vốn nhàn
rỗi vào nền KT. Đồng thời cũng đề cập đến các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BH của
Việt Nam, cũng như đánh giá cả hoạt động của các DNBH có vốn nước ngoài tại Việt
Nam. Bên cạnh đó luận án cũng sẽ chỉ ra những tồn tại hạn chế và một số nguyên nhân
chính dẫn đến những tồn tại đó của TTBH PNT Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển TTBH phi nhân thọ Việt
Nam
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, luận án sẽ đưa ra những định hướng,
những giải pháp để phát triển TTBH PNT Việt Nam trong thời gian tới.
Để xây dựng và phát triển TTBH PNT Việt Nam một cách toàn diện đồng bộ
và bền vững, cần phải có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của cả nhà nước, ngành BH
và các các thành viên tham gia TTBH PNT. Vì vậy, các giải pháp cũng phải toàn
diện, đồng bộ cho tất cả các đối tượng trên và cũng cần phải phân định rõ các giải
pháp riêng cho từng đối tượng đó. Với quan điểm như vậy, luận án sẽ đưa ra 3 nhóm
giải pháp đó là: (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về KDBH; (2)
Đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh; (3) Giải pháp cho các thành viên tham
gia TTBH PNT.
Tóm lại: Luận án sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề mà các công trình khác
chưa đề cập đến đó là nghiên cứu toàn diện, đồng bộ TTBH PNT Việt Nam và luôn đặt
nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG NỀN KINH TẾ TRÌNH HỘI NHẬP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
a) Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về BH nói chung, tuy nhiên rất ít tài liệu đưa ra
khái niệm về BH PNT. Sau đây là một số quan niệm về BH PNT:
- Theo giáo trình Bảo hiểm phi nhân thọ của Học viện Tài Chính (2010) do TS
Đoàn Minh Phụng chủ biên: “Bảo hiểm phi nhân thọ vẫn được sử dụng như một khái
niệm tổng hợp mang nghĩa hàm chứa tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại (bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm) và các nghiệp vụ bảo hiểm con người không thuộc
bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm bệnh tật, ốm đau )”.
- Tại Khoản 18 - Điều 3 - Chương I - Luật Kinh doanh bảo hiểm (2000) của
Việt Nam có giải thích: “Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản,
trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”.
Qua tìm hiểu nghiên cứu về BH PNT, tác giả đưa ra khái niệm sau: “BH PNT là
một hình thức mà qua đó một bên nhận BH cho các tài sản, trách nhiệm dân sự và các
loại BH con người không thuộc BH nhân thọ thông qua việc thu một khoản phí BH và
cam kết sẽ thanh toán cho bên mua BH một khoản tiền nếu có sự kiện BH xảy ra gây
tổn thất về tài chính cho bên mua BH trong thời hạn bảo hiểm nhất định”.
Đối tượng của BH PNT bao gồm con người, các loại tài sản, trách nhiệm phát
sinh trong quá trình sống và làm việc, trong khi đó đối tượng của BH nhân thọ chỉ là
con người. BH con người PNT nhằm BH tính mạng sức khỏe cho con người, trong khi
BH nhân thọ còn liên quan đến cả tuổi thọ của con người. BH PNT không có tính chất
tiết kiệm, còn BH nhân thọ vừa mang tính chất BH lại vừa mang tính chất tiết kiệm
(được hoàn trả lại tiền gốc đã nộp và một số lãi theo cam kết trong hợp đồng BH).
b) Khái niệm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Hiện nay, có một số quan điểm về TTBH. Tuy nhiên chưa có một khái niệm
riêng cho TTBH PNT. Trong giáo trình quản trị KDBH (2003), Đại học Kinh tế quốc
dân do TS Nguyễn Văn Định chủ biên có khái niệm: “Theo thuật ngữ bảo hiểm, thị
trường bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm Sản phẩm bảo hiểm là
loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt; là loại sản phẩm vô hình không thể cảm nhận được
9
hình dáng, kích thước, màu sắc v.v Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không được bảo
hộ bản quyền, là sản phẩm mà người mua không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối
với mình để được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm (trừ BH hưu trí, BH nhân thọ)”.
Qua nghiên cứu về TTBH PNT tác giả đưa ra khái niệm: Thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Đó chính là sự
gặp gỡ giữa cung và cầu của sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Sản phẩm bảo hiểm
phi nhân thọ không tồn tại hữu hình, không có hình dáng, kích thước, trọng lượng do
đó nó là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ không nhất
thiết phải là một địa điểm cụ thể.
TTBH thế giới được hiểu là hoạt động giao dịch trao đổi các sản phẩm BH, trao
đổi thông tin về các dịch vụ BH, tái BH giữa các nước. Có thể phân loại TTBH thế giới
theo những tiêu thức khác nhau. Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia giao dịch sẽ có
TTBH gốc (người bán và người mua) và thị trường tái BH (Các DNBH tái BH với
nhau hoặc với DN tái BH). Nếu căn cứ vào không gian địa lý sẽ có TTBH toàn thế
giới, TTBH khu vực (vd: Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu) và TTBH trong các tổ
chức, các khối liên minh (ví dụ: EU, ASEAN ). Nếu căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh
có TTBH nhân thọ và TTBH PNT. Nếu căn cứ vào đối tượng BH PNT sẽ có TTBH tài
sản, TTBH hàng không, TTBH xe cơ giới, TTBH tai nạn và chăm sóc sức khỏe…
1.1.2. Cấu thành của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
a) Người tổ chức thị trường bảo hiểm phi nhân thọ:
Nhà nước là người tổ chức thị trường đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cũng
như môi trường kinh doanh và thực hiện quản lý nhà nước về KDBH, cụ thể:
- Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý và thực hiện quản lý nhà nước về
KDBH: Ban hành hệ thống chính sách pháp luật KDBH. Xây dựng chiến lược và qui
hoạch phát triển TTBH. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức
KDBH. Áp dụng các biện pháp cần thiết để tổ chức BH đảm bảo các yêu cầu về tài
chính và thực hiện các cam kết với người được BH. Tạo điều kiện thúc đẩy TTBH
PNT phát triển.
- Nhà nước tạo ra môi trường KT-XH: Sự tăng trưởng và phát triển KT-XH có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của TTBH PNT, bởi KT-XH càng phát triển thì
nhu cầu về bảo hiểm càng tăng, trong đó có nhu cầu về BH PNT.
Nhà nước tạo ra kết cấu hạ tầng cơ sở về BH, tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp
thông tin và dự báo tình hình TTBH PNT trong và ngoài nước giúp cho TTBH phát
triển. Nhà nước tạo điều kiện và cơ chế để các DNBH PNT, DN tái BH, môi giới BH
10
nâng cao năng lực về mọi mặt, đồng thời tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ
cán bộ BH. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống và trình độ
dân trí, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển TTBH PNT.
- Nhà nước tạo ra môi trường KTQT cho hoạt động KDBH PNT: Nhà nước ban
hành chính sách đầu tư nước ngoài về lĩnh vực BH. Tham gia ký kết các điều ước quốc
tế, tham gia các tổ chức quốc tế về BH, đồng thời quản lý hoạt động của các tổ chức BH
ở nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác, chuyển giao công nghệ về
BH, thúc đẩy TTBH PNT phát triển có hiệu quả trong điều kiện hội nhập KTQT.
b) Các thành viên tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
- Người mua (khách hàng): Là những cá nhân tổ chức, DN có nhu cầu mua BH
cho tài sản, tính mạng sức khỏe hay trách nhiệm dân sự trước pháp luật. Khách hàng
bao gồm khách hàng hiện tại (đã tham gia mua BH) và khách hàng tiềm năng (có thể
mua BH trong tương lai). Khách hàng tiềm năng phải thỏa mãn các điều kiện: Có nhu
cầu về BH; Có khả năng tài chính; Là đối tượng thỏa mãn các điều kiện của sản phẩm
BH; và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với họ.
- Người bán: Là các DN kinh doanh BH PNT các DN này có thể bán các sản
phẩm BH PNT trực tiếp cho khách hàng hoặc thông qua các tổ chức trung gian. Các
DNBH PNT có thể tái BH cho nhau, hoặc có thể nhận tái BH hay nhượng tái BH cho
các DN tái BH.
- Các tổ chức trung gian BH: Là cầu nối giữa người mua và người bán. Có thể
là công ty môi giới BH, hoặc đại lý BH PNT. Họ được các DNBH PNT ủy quyền phân
phối các sản phẩm BH PNT và một số các hoạt động khác.
c) Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
- Khái niệm sản phẩm BH PNT: Nếu xét trên góc độ quyền lợi BH của khách
hàng thì sản phẩm BH PNT là sự cam kết của DNBH PNT đối với bên mua BH (khách
hàng) về việc bồi thường hay trả tiền BH khi có sự kiện BH xảy ra. Nếu xét trên góc độ
quản trị KDBH thì sản phẩm BH PNT là toàn bộ những gì mà người mua nhận được
bao gồm: Thành phần hiện hữu đó là tên gọi, đặc tính của sản phẩm; Thành phần cốt
lõi của sản phẩm chính là những lợi ích (hay quyền lợi BH) mà khách hàng sẽ nhận
được khi mua sản phẩm; Thành phần gia tăng là các dịch vụ trong và sau khi bán như
dịch vụ chăm sóc khách hàng, các chính sách khách hàng, các dịch vụ đề phòng hạn
chế tổn thất…
Các DNBH PNT bán các sản phẩm BH PNT thuộc 3 nhóm nghiệp vụ là: BH con
người PNT (BH chăm sóc sức khỏe và tai nạn, BH khách du lịch…); BH tài sản (BH vật
11
chất xe xơ giới, BH xây dựng lắp đặt, BH cháy nổ, BH hàng không,…) và BH trách
nhiệm (BH trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3, BH trách nhiệm nghề nghiệp…).
- Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm PNT:
+ Sản phẩm BH PNT là sản phẩm không định hình: Đó là sự đảm bảo về mặt
vật chất trước những rủi ro cho khách hàng. Ở tại thời điểm bán, sản phẩm mà các
DNBH PNT cung cấp chỉ là lời hứa, lời cam kết bồi thường hay trả tiền BH khi có sự
cố BH xảy ra. Đó là những sản phẩm vô hình mà người mua không cảm nhận được nó
bằng các giác quan như cầm nắm, sờ mó, ngửi hoặc nếm thử còn người bán thì không
chỉ ra được màu sắc, kích thước hay hình dạng của nó.
+ Sản phẩm BH PNT là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch” và là sản phẩm “không
mong đợi”: Khi bán sản phẩm DNBH PNT không thể xác định ngay được lỗ lãi như
các DN khác, đồng thời hiệu quả kinh doanh còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro trong
suốt thời hạn BH. Đối với khách hàng, khi mua BH sẽ không nhận được lợi ích tức thì
của sản phẩm mà chỉ được hưởng “giá trị sử dụng” của sản phẩm sau khi gặp rủi ro và
được bồi thường hay trả tiền BH. Đặc điểm này khiến cho người mua BH “không
mong đợi” được hưởng “giá trị sử dụng” của sản phẩm BH.
+ Sản phẩm BH PNT là sản phẩm của “chu kỳ kinh doanh đảo ngược”: Thông
thường giả cả của sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã phát sinh,
nhưng với sản phẩm BH PNT thì ngược lại: Giả cả (phí BH) phải xác định trước trong
khi chưa xác định được chính xác các chi phí sẽ phát sinh (như bồi thường, chi hoa
hồng, chi phí khai thác ). Khi xác định gíá BH các chi phí này chỉ được xác định dựa
trên số liệu ước tính.
+ Sản phẩm BH PNT là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền: Một sản
phẩm BH PNT dù mới ra đời cũng không được cấp bằng phát minh sáng chế và không
được bảo hộ về bản quyền. Các đối thủ cạnh tranh có thể sao chép lại của các DN khác
(ngoại trừ tên và các tờ rơi quảng cáo) mà không hề bị xử lý. Vì vậy các DNBH PNT
cần làm chủ được việc định phí BH để cạnh tranh bằng giá, đồng thời gia tăng các
quyền lợi bổ sung cho khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sau
bán hàng.
d) Cung cầu, cạnh tranh và giá cả (phí bảo hiểm) của TTBH phi nhân thọ
- Cung cầu: Cầu của TTBH PNT là tổng lượng các nhu cầu về sản phẩm BH
PNT đã và sẽ được chấp nhận (mua) bởi một số khách hàng xác định. Đó chính là sức
mua của người tiêu dùng về một loại BH PNT nào đó mà họ đã và sẽ mua. Cung của
TTBH PNT là tổng lượng các hợp đồng BH mà các DNBH PNT cung ứng ra thị
12
trường để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. Chỉ khi cung và cầu sản phẩm BH PNT phù hợp
với nhau thì hợp đồng BH mới có thể được ký kết.
Trong TTBH PNT cung cầu luôn luôn biến động. Cung về BH hoàn toàn phụ
thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Trong khi nhu cầu về BH phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố (nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ dân trí, thói quen mua BH…).
Nhưng nhìn chung, nhu cầu về BH ngày càng tăng lên theo sự phát triển của KT- XH.
- Cạnh tranh: Là đặc trưng của thị trường nói chung, nhưng ở TTBH PNT cạnh
tranh thường “quyết liệt” hơn, đôi khi phải dùng nhiều “thủ thuật”, “chiến thuật” trong
cạnh tranh. Bởi vì sản phẩm BH là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền và rất dễ bắt
chước, nên sản phẩm nào được thị trường chấp nhận và kinh doanh có hiệu quả là các
DNBH “tấn công” một cách quyết liệt, bằng mọi hình thức tiếp thị, tuyên truyền quảng
cáo, khuyến mại…, bằng mọi biện pháp giảm phí BH, tăng chi phí, mở rộng quyền lợi
cho khách hàng… để chiếm lĩnh thị trường. Điều này một mặt làm cho TTBH PNT sôi
động nên, thúc đẩy sự phát triển của TTBH PNT, nhưng mặt khác dễ dẫn đến cạnh tranh
không lành mạnh, từ đó sẽ làm xấu đi tình tình chung của TTBH PNT.
Cũng do cạnh tranh làm cho thị phần của các DNBH luôn thay đổi. Nếu DNBH
nào giữ vững được khách hàng hiện có, mở rộng và phát triển được nhiều khách hàng
mới, đồng thời thu hút được khách hàng của đối thủ cạnh tranh thì sẽ vươn lên chiếm
lĩnh thị trường. Ngược lại, thị phần sẽ giảm đi nhanh chóng và kéo theo thương hiệu
cũng như uy tín sẽ giảm dần.
Cùng với cạnh tranh là liên kết, cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát
triển. Liên kết thường diễn ra giữa các DN mới, các DN vừa và nhỏ để tạo ra sức mạnh
cạnh tranh. Liên kết giữa các DN có thể mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển. Liên kết
còn là nhu cầu của TTBH mới hình thành phát triển, trong điều kiện thị trường thế giới
đã ổn định, liên kết là xu hướng của hội nhập.
- Giá cả: Giá của sản phẩm BH PNT (còn gọi là phí BH) đóng vai trò rất quan
trọng trong maketing hỗn hợp bởi nó sẽ tác động đến doanh thu, lợi nhuận và thị phần
cũng như vị thế của DN trên thị trường. Ngoài ra giá cả sản phẩm BH PNT còn có thể
tác động đến hoạt động đầu tư, tái BH và khả năng thanh toán của DN.
Giá cả của sản phẩm BH PNT phải đảm bảo bù đắp được chi phí, mang lại lợi
nhuận hợp lý, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và yêu cầu về quản lý nhà nước…Vì
vậy, khi xác định giá của sản phẩm BH PNT người ta thường phải xem xét trên hai khía
cạnh: (1) Tính toán mức giá kỹ thuật nhằm trang trải được các chi phí và trích lập được
quỹ tài chính đủ để chi trả (bồi thường), đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý (việc
13
này do các chuyên gia định phí thực hiện). (2) Xác định mức giá thương mại (hay giá
bán thực tế). Giá này có tính đến mục tiêu thị phần, chiến lược phát triển, môi trường
cạnh tranh… trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các bộ phận có liên quan trong DNBH.
Giá cả (hay phí BH) phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời
gian. Trước hết, giá BH phụ thuộc vào mức phí kỹ thuật (hay mức phí cơ bản) để bù
đắp cho chi trả bồi thường và chi phí khác. Mức phí này được tính toán theo qui luật số
lớn nên nó phụ thuộc vào lượng khách hàng tiềm năng và xác suất rủi ro trong từng
thời kỳ. Tiếp theo, giá BH có thể thay đổi theo thời gian vì xác suất rủi ro và mức độ
thiệt hại có thể thay đổi theo thời gian. Sau đó giá BH phụ thuộc vào mục tiêu định giá
và nó được thể hiện trong việc xác định giá bán thực tế (mục tiêu là theo đuổi lợi
nhuận, doanh thu hay là phát triển thị trường…). Bên cạnh đó, trình độ, phương thức
quản lý, hiệu quả đầu tư của các DNBH ở mỗi thời kỳ khác nhau cũng có thể ảnh
hưởng tới giá cả của TTBH PNT. Ngoài ra sự can thiệp của nhà nước có thể tác động
đến giả cả BH (như quy định tỷ lệ phí, quy định trích quỹ dự phòng nghiệp vụ BH…).
Các yếu tố khác như hệ thống phân phối, công tác quảng cáo, đặc điểm của sản phẩm,
các dịch vụ gia tăng đi kèm… cũng tác động đến mức giá của sản phẩm BH.
1.1.3. Vị trí vai trò của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế
hội nhập
a) Vị trí của TTBH PNT các nước trong quá trình hội nhập với TTBH PNT
thế giới
- TTBH PNT của mỗi quốc gia là một cấu thành không thể thiếu của TTBH
PNT thế giới: Bởi trong quá trình hội nhập TTBH PNT thế giới được hình thành từ
tổng thể các TTBH PNT của các nước. TTBH PNT của các nước tùy thuộc và tác động
qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau thông qua các quan hệ song phương và đa phương.
Khi TTBH PNT hội nhập ngày càng sâu rộng, sự tùy thuộc hay tác động lẫn nhau này
ngày càng nhiều hơn và mối quan hệ ràng buộc cũng tăng theo. Sự biến động của
TTBH PNT của mỗi quốc gia có thể sẽ ảnh hưởng đến TTBH PNT toàn cầu và ngược
lại. Mặt khác TTBH PNT của mỗi quốc gia vừa là nơi tạo nên các yếu tố cấu thành vừa
là nơi tiêu thụ sản phẩm của TTBH PNT thế giới. Vì vậy TTBH PNT của mỗi quốc gia
ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong TTBH PNT thế giới.
Quan hệ giữa TTBH PNT các nước chính là bộ phận cốt lõi của TTBH PNT thế
giới. Các quan hệ đó được tạo ra bởi TTBH PNT của mỗi nước là đối tác của một hay
nhiều TTBH PNT khác và ngược lại. Vì vậy, nếu không có TTBH PNT của các quốc
gia thì không có đối tác, vì thế cũng không có các quan hệ giữa các TTBH PNT và
14
cũng không có TTBH PNT thế giới. Các lý giải trên đây chứng tỏ TTBH PNT của
quốc gia là một cấu thành không thể thiếu của TTBH PNT thế giới.
- Vị trí của TTBH PNT của mỗi quốc gia trong hoạt động KDBH của TTBH
quốc tế: TTBH PNT của mỗi quốc gia chiếm một vị trí quan trọng nhất định trong việc
góp phần làm cho TTBH thế giới hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn. Thật vậy:
một trong những hoạt động cơ bản của BH PNT là kinh doanh rủi ro mà rủi ro lại
không giới hạn trong phạm vị một quốc gia hay khu vực. Trong quá trình hội nhập điều
đó càng thể hiện rõ hơn bởi hội nhập KTQT cho phép con người, tài sản, nguồn vốn
được di chuyển toàn cầu. Mặt khác người tham gia BH có thể lựa chọn mua BH ở
những DNBH đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Nói cách khác địa điểm xảy ra rủi ro và nơi
tham gia BH có thể không cùng một quốc gia hay khu vực và khi hội nhập càng sâu
rộng thì điều đó có thể sẽ xảy ra nhiều hơn. Do đó, để giải quyết bồi thường quyền lợi
BH cho khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác đồng thời tiết kiệm chi
phí, các TTBH PNT của các nước phải liên kết, hợp tác với nhau trong việc giám định
tổn thất, xác định thiệt hại, thu thập hồ sơ để thực hiện công tác bồi thường.
TTBH PNT của mỗi quốc gia giữ vị trí như một “mắt xích” quan trọng trong
việc đồng BH, tái BH với TTBH quốc tế. Khi KT-XH ngày càng phát triển nhu cầu về
BH PNT ngày một gia tăng. Vì vậy ngày càng có nhiều hợp đồng BH vượt quá khả
năng nhận BH của một DNBH và hoạt động đồng BH tái BH không chỉ diễn ra ở trong
nước mà còn thực hiện với các DNBH, tái BH nước ngoài. Như vậy TTBH PNT của
mỗi quốc gia là nơi để chia sẻ dịch vụ BH, phân tán rủi ro và giúp cho hoạt động của
TTBH thế giới được suôn sẻ, dễ dàng và phát triển bền vững hơn.
- Sự khác biệt giữa các quốc gia tạo ra cho TTBH PNT có một vị trí riêng: Mỗi
quốc gia có những điều kiện KT, văn hóa, chính trị khác nhau, nguồn lực, dân số….và
xuất phát điểm khác nhau dẫn đến sự phát triển của các quốc gia là hoàn toàn khác
nhau. Từ đó tạo nên một TTBH PNT có tính chất và đặc điểm riêng, đó chính là điểm
khác biệt, đặc trưng cho từng TTBH PNT ở mỗi nước. Có những điểm khác biệt mà
các quốc gia khác không thể thay thế, bởi các quốc gia khác không có hoặc có những
lợi thế so sánh lại kém hơn. Mặt khác, xuất phát điểm của TTBH PNT ở các nước là
khác nhau và thói quen hay tập quán tham gia BH PNT cũng như trình độ dân trí về
BH cũng rất khác nhau, do đó tiềm năng của TTBH PNT cũng rất khác nhau. Sự khác
biệt đó đã tạo ra cho TTBH PNT của mỗi quốc gia có một vị trí riêng trong TTBH
PNT thế giới.
15