BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
GIỐNG CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY NĂM 2009
Chủ nhiệm đề tài: HÀ VĂN HUY
7881
15/4/2010
HÀ NỘI – 2009
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY
____________
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY NĂM 2009
Chủ nhiệm dự án: ThS. Hà Văn Huy
Những người thực hiện chính: ThS. Nguyễn Tuấn Anh
ThS. Phạm Đức Huy
ThS. Nguyễn Đức Thế
ThS. Phạm Kim Thanh
CN. Nguyễn Thanh Bình
KS. Nguyễn Duy Sâm
KS. Lữ Văn Thảo
Phú Thọ - năm 2009
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 3
2.1. Mục tiêu của dự án 3
2.1.1. Mục tiêu tổng quát 3
2.1.2. Mục tiêu năm 2009 3
2.2. Nội dung của dự án 3
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5
3.1. Mua sắm trang thiết bị 5
3.2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cây mô và giâm hom cho một
số dòng bạch đàn và keo lai 5
3.2.1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô 6
3.2.1.1. Thử nghiệm ảnh hưởng của nồng độ các chất trong môi trường nuôi cấy
đến hiệu quả của các giai đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ 6
3.2.1.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cường độ ánh sáng và thời
gian chiếu sáng đến tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ 16
3.2.1.3. Thử nghiệm thời gian huấn luyện và cường độ ánh sáng trong quá trình
huấn luyện đến tỷ lệ cây sống khi chuyển cây từ ống nghiệm ra vườn ươm 25
3.2.2. Hoàn thiện kỹ thuật giâm hom 30
3.2.2.1. Thử nghiệm ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau đến tỷ lệ sống và tỷ
lệ ra rễ của hom 30
3.2.2.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom và
thời điểm lấy hom đến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của hom 40
3.3. Đào tạo và tập huấn kỹ thuật 50
3.3.1. Phương pháp đào tạo 50
3.3.2. Nội dung đào tạo dự án 50
3.3.3. Đối tượng đào tạo 50
3.3.4. Kết quả đào tạo 50
IV. KẾT LUẬN 51
VI. KIẾN NGHỊ 53
PHỤ BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VNCCNLG Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
PN Phù Ninh
TLCHH Tỷ lệ chồi hữu hiệu
ĐC Đối chứng
HSNC Hệ số nhân chồi
MS Murashige và Skoog
H
chồi
Chiều cao trung bình chồi hữu hiệu
GA3 Giberellin
TLRR Tỷ lệ ra rễ
SLR Số lượng rễ
L
rế
Chiều dài trung bình rễ
TLS Tỷ lệ sống
I
R
Cường độ ánh sáng
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhu cầu giống tốt cho trồng rừng nguyên liệu giấy là rất lớn. Dự
án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn II đã được Chính phủ phê duyệt và
đang tổ chức thực thi, khi đi vào hoạt động công suất nhà máy sẽ nâng lên
318.000 tấn giấy và bột giấy/năm. Để đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy, diện
tích trồng rừng được quy ho
ạch là 164.440 ha. Thực tế sản xuất 1 tấn bột giấy
tẩy trắng phải cần 4.7 m
3
gỗ keo hoặc bạch đàn, như vậy sau khi nhà máy giấy
Bãi Bằng giai đoạn II đi vào hoạt động, hàng năm phải khai thác và trồng lại
khoảng 20.000-21.000 ha rừng, nếu mật độ trồng rừng là 1333 cây/ha, thì hàng
năm nhu cầu cây giống cho trồng rừng nguyên liệu giấy cần đến 28-30 triệu cây
các loại, đây là một nhu cầu lớn và thực sự cần thiết nhưng với công xuất và quy
mô nhà xưởng, trang thiế
t bị của Viện chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu về giống
của các đơn vị trồng rừng trong Tổng công ty gíây Việt Nam chưa kể các cá
nhân, đơn vị trong vùng và cả nước.
Qua 35 năm nghiên cứu và thử nghiệm Viện nghiên cứu cây nguyên liệu
giấy (VNCCNLG) đã lựa chọn được các loài, giống, dòng cây bạch đàn, keo tai
tượng, keo lai và thông có khả năng sinh trưởng tốt, năng xuất rừng tăng từ
20 -
30% so với rừng sản xuất đại trà. Cho đến nay, ngoài 16 loài, dòng, giống cây
được công nhận là giống Quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật thì Viện còn tuyển
chọn và lưu giữ hàng trăm các dòng cây trội có triển vọng thuộc các loài trên,
đây là nguồn vật liệu, nguồn gen quý để sản xuất giống vô tính có chất lượng cao
bằng công nghệ mô - hom.
Sản xuất giống bằng kỹ thuật nhân vô tính (mô - hom) sẽ tạo được gi
ống
cây trồng có những đặc tính di truyền quý của giống gốc. Mặt khác công nghệ
này còn cho phép nhân nhanh để sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp
với số lượng lớn và chất lượng tốt. Sau 14 năm nghiên cứu và thử nghiệm,
VNCCNLG có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ
2
thuật viên và công nhân lành nghề trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất giống
vô tính bằng công nghệ mô - hom. Về cơ sở vật chất, Viện có một nhà nuôi cấy
mô diện tích 320 m
2
vừa nghiên cứu, vừa sản xuất được trên 2.5 triệu cây/năm,
ngoài nhà nuôi cấy mô Viện còn có một nhà giâm hom với diện tích 1,400 m
2
sản xuất được 0.5 triệu cây/năm. Như vậy có thể nói VNCCNLG là đơn vị đi đầu
về nghiên cứu và sản xuất cây giống lâm nghiệp vô tính ở vùng Trung tâm cũng
như trong ngành giấy.
Với nhu cầu về số lượng và chất lượng cây giống như hiện nay của ngành
giấy nói chung và của địa phương trong vùng nói riêng, thì việc nâng cao năng
lực nghiên cứu và phát triển giống cây nguyên liệu giấy có năng suất cao b
ằng
công nghệ mô - hom phục vụ trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu
giấy là vô cùng cần thiết, góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguyên liệu cho ngành
giấy hiện nay và trong tương lai.
3
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Mục tiêu của dự án
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường tiềm lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên vật liệu, nhân
lực ) và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống một số dòng cây nguyên liệu
giấy có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu trồng rừng nguyên liệu
cho ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
2.1.2. Mục tiêu năm 2009
1) Mua sắm trang thiết bị cho nghiên cứu và sản xuất giống.
- Mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu cho phòng thí nghiệm để phục vụ
nghiên cứu và sản xuất cây giống.
2) Hoàn thiện được công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom cho các giống
bạch đàn (U6, PN10) keo lai (KL2) để áp dụng vào sản xuất.
3) Đào tạo tập huấn được 05 lớp (01 lớp kỹ thuật thu hái và chế biến hạt
giống; 01 lớp kiểm nghiệm và bảo quản hạt giống; 01 lớp kỹ thuật xử lý cây mẹ
tạo chồi và khảo nghiệm giống; 01 lớp Kỹ thuật thu chồi và xử lý chồi; 01 lớp k
ỹ
thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và giâm hom)
2.2. Nội dung của dự án
- Mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất giống ở quy mô
thí nghiệm, thực nghiệm (có danh mục trang thiết bị đính kèm).
- Thử nghiệm ảnh hưởng của nồng độ các chất trong môi trường nuôi cấy
đến hiệu quả của các giai đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ
(dòng U6).
4
- Thử nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cường độ ánh sáng và thời
gian chiếu sáng đến tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ (dòng U6).
- Thử nghiệm thời gian huấn luyện và cường độ ánh sáng trong quá trình
huấn luyện đến tỷ lệ cây sống khi chuyển cây từ ống nghiệm ra vườn ươm.
- Thử nghiệm ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau đến t
ỷ lệ sống và tỷ
lệ ra rễ của hom (dòng PN10, Kl2).
- Thử nghiệm ảnh hưởng của tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom và
thời điểm lấy hom đến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của hom (dòng PN10, KL2).
- Tổ chức tập huấn, Đào tạo 05 lớp về kỹ thuật thu hái, bảo quản, kiểm
nghiệm hạt giống, kỹ thuật xử lý cây m
ẹ tạo chồi, thu chồi, nhân giống bằng
phương pháp nuôi cây mô và giâm hom (theo tài liệu giáo trình và đối tượng,
thời gian đào tạo).
5
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Mua sắm trang thiết bị
Theo đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí đã được Bộ Công Thương phê
duyệt năm 2009 cho việc mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ dự án.
Viện đã tiến hành tổ chức thực hiện việc mua sắm hàng hoá trang thiết bị
theo đúng các thủ tục quy định. Kết quả năm 2009 Viện ký hợp đồng vớ
i Công
ty cổ phần BIOLAB Bình Nguyên để cung cấp các máy móc trang thiết bị như
sau:
1. Nồi hấp vô trùng (Model: SA–600 HÃNG SẢN XUẤT: STURDY - Đài
Loan): Số lượng 01 cái.
2. Cân kỹ thuật điện tử (Model: CPA2202S nhà sản xuất SARTORIUS):
Số lượng 01 cái.
3. Tủ sấy (Model: UNB 400 hãng sản xuất Memmert -Đức): Số lượng 01
cái.
4. Máy cất nước một lần (Model: Merit W4000 hãng sản xuất Bibby
Scientific-Anh): Số lượng 01 cái.
5. Tủ cấ
y vô trùng (Model SW-CJ-1B hãng sản xuất AirTech - Trung
Quốc): Số lượng 08 cái.
Đơn giá và các thông số kỹ thuật của từng loại máy móc, thiết bị, xuất xứ
nguồn gốc (được thể hiện bảng biểu đính kèm).
3.2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cây mô và giâm hom cho
một số dòng bạch đàn và keo lai
Sau nhiều năm liên tục, Viện đã nghiên cứu thành công và tạo được nhiều
giống cây nguyên liệu giấy có năng xuất, chất lượng tốt được Bộ Nông nghiệp &
Phát triển Nông thôn công nhận các giống, xuất xứ quốc gia và tiến bộ kỹ thuật
6
đưa vào trồng rừng công nghiệp năng xuất cao. Bao gồm: 11 giống bạch đàn
Eucalyptus urophylla (PN2, PN14, PN3d, PN10, PN46, PN47, PN54, PN116,
PN21, PN24, PN108) và 3 dòng keo lai (KL2, KL20, KLTA3).
Tuy nhiên để đưa giống mới trên vào sản xuất đại trà và hạ giá thành sản
phẩm đòi hỏi phải có quy trình kỹ thuật nhân giống cho từng dòng đảm bảo cho
tỷ lệ ra rễ và hệ số nhân trong nuôi cấy mô phải cao.
Chính vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi cây mô và giâm
hom cho một số dòng bạ
ch đàn và keo lai cần phải thực hiện.
3.2.1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô
Một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công cho quá
trình nhân giống bạch đàn bằng nuôi cấy mô là môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, độ
ẩm, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng, thời gian huấn luyện đến giai đoạn
tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ, tỷ lệ cây sống khi chuyển t
ừ ống nghiệm ra
vườn ươm.
3.2.1.1. Thử nghiệm ảnh hưởng của nồng độ các chất trong môi trường nuôi
cấy đến hiệu quả của các giai đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ
Năm 1993, Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy thực hiện dự án
nhập công nghệ mô - hom của Trung quốc. Sau khi tiếp nhận và triển khai công
nghệ, Trung tâm đã trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành Lâm nghiệp ở
Việt
Nam ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất cây con
phục vụ trồng rừng nguyên liệu giấy. Đến nay, trung tâm có quy mô sản xuất
hơn 3 triệu cây bạch đàn mô mỗi năm các dòng bạch đàn như U6, PN2, PN54….
Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu ứng dụng và triển khai cho thấy:
Công nghệ nuôi cấy, sản xuất còn nhiều mặt tồn tại; hệ số nhân chồi với dòng
U6 còn hạn ch
ế, khoảng 1.8 - 2.0 lần so với hệ số nhân chồi của dòng PN14 có
7
thể đạt tới 2.5 lần; chi phí về nguyên vật liệu sản xuất ra 1 cây mầm mô dòng U6
cao, hơn 20-30% so với chi phí sản xuất dòng PN14.
Vì vậy, việc tiến hành các nghiên cứu sâu hơn góp phần đánh giá cụ thể và
tổng hợp của các yếu tố, thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy đến
hiệu quả của các giai đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ dòng U6 là hết
sức cần thiế
t.
a. Đối tượng nghiên cứu
Cây bạch đàn Eucalyptus urophylla dòng U6 xuất xứ Trung Quốc đã được
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho trồng đại trà từ năm 1998.
b. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của nồng độ các chất đa lượng đến hiệu quả của các giai
đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi dòng bạch đàn U6;
- Ảnh hưởng của nồng độ các ch
ất điều hòa sinh trưởng GA3 cho từng
giai đoạn nuôi cấy dòng bạch đàn U6;
- Ảnh hưởng của nồng độ các chất vitamin đến hiệu quả của các giai
đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi cho từng giai đoạn nuôi cấy dòng bạch đàn U6;
c. Phương pháp nghiên cứu
Năm 2009, dự án tiến hành tập chung nghiên cứu vào hai giai đoạn chính
trong quá trình tạo cây con trên là giai đoạn tạo chồi và nhân nhanh chồi đố
i với
dòng U6 nhằm mục đích tăng chất lượng chồi trong giai đoạn này.
- Điều kiện thí nghiệm: Các mẫu được nuôi cấy trên các môi trường thí
nghiệm bổ sung 30g/l đường sucrose, 5g/l agar và được khử trùng ở 121
0
C, 1.4
kg/cm
2
trong 20 phút, pH sau khử trùng là 5.8. Mẫu được nuôi cấy ở điều kiện
nhiệt độ 27
0
C (
2
0
C), độ ẩm 55% (
5%). Cường độ ánh sáng 1000-3000 lux
tùy từng giai đoạn nuôi cấy, sử dụng ánh sáng đèn huỳnh quang neon. Thời gian
chiếu sáng từ 10-11h/ngày.
8
- Bố trí thí nghiệm: Tất cả các thử nghiệm đều đối chứng (ĐC) với môi
trường sản xuất MU6. Các công thức thí nghiệm được bố trí dựa trên nguyên tắc
chỉ thay đổi hàm lượng các nhân tố thí nghiệm (tỷ lệ thay đổi tùy từng nhân tố cụ
thể), giữ nguyên các thành phần khác như môi trường MU6. Mỗi công thức bao
gồm 30 bình, 10 mẫu/1 bình, mỗi công thức lặp lại 3 lần.
Thiết kế
thí nghiệm bao gồm: 5 thử nghiệm ảnh hưởng của CaCl
2
; 12 thử
nghiệm ảnh hưởng của NH
4
NO
3
, KH
2
PO
4
, KNO
3
và GA3; 3 thử nghiệm ảnh
hưởng của Glycine và B6; 2 thử nghiệm ảnh hưởng của vitamin C và B2; 3 thử
nghiệm ảnh hưởng của Inositol, nicotinic và B1.
- Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
Số liệu được thu thập sau thời gian nuôi cấy định kỳ 3 tuần đối với quá
trình nhân chồi và 2 tuần đối với quá trình tạo rễ. Đếm tất cả số mẫu khi đưa vào
không bị nấm, khuẩn. Đếm tất cả số ch
ồi tạo thành và phân ra chồi hữu hiệu,
chồi không hữu hiệu. Chồi hữu hiệu là chồi có cấu trúc thân đỉnh rõ ràng, cứng
cáp, đạt chiều cao từ 1.5 cm trở lên (đủ tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn tạo
rễ). Quan sát hình thái chồi (màu sắc, thân, lá).
- Dự án tiến hành thu thập các chỉ tiêu: Hệ số nhân chồi (HSNC);Tỷ lệ
chồi hữu hiệu (TLCHH); Chiều cao chồi hữu hiệu (H
chồi
); Quan sát hình thái
thân, lá.
- Xử lý thống kê các số liệu theo phương pháp thông dụng, sử dụng các
chương trình Excel 2007 và SPSS 16.0 để phân tích, đánh giá.
d. Kết quả nghiên cứu
* Ảnh hưởng của CaCl
2
Ca là thành phần quan trọng của thành tế bào và màng tế bào, giúp củng
cố vững chắc thành tế bào, điều hòa cấu trúc màng. Ca có vai trò quan trọng
trong quá trình nhân lên của tế bào và rễ. Dự án nghiên cứu thử nghiệm 5 công
9
thức khác nhau, chỉ thay đổi hàm lượng các chất CaCl
2
; giữ nguyên thành phần
NH
4
NO
3
, KH
2
PO
4
, KNO
3
, MgSO
4
, vi lượng, vitamin, hormone.
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm sự thay đổi hàm lượng Ca ảnh hưởng lên
HSNC, TLCHH và chiều cao chồi được thể hiện ở bảng 01.
Bảng 01. HSNC, TLCHH và Hchồi của E. urophylla dòng U6 sau 21 ngày nuôi cấy.
STT Công thức
thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi
HSNC TLCHH (%) H
ch
ồ
i
(cm) Hình thái
1
CT1 (ĐC)
2.03
ac
90
ab
2.93 Xanh đỏ, khỏe mạnh
2 CT2 2.17
b
90
ab
2,87 Xanh đỏ, khỏe mạnh
3 CT3 1.93
ac
d
86
cde
2.91 Xanh, khỏe mạnh
4 CT4 1.86
cde
85
cde
2.89 Xanh, khỏe mạnh
5 CT5 1.8
de
85
cde
2.86 Xanh, khỏe mạnh
ANOVA
CaCl
2
* * NS
Ghi chú: CT1 (ĐC): công thức đối chứng không thay đổi nồng độ, CT2: giảm nồng độ CaCl
2
10%, CT3: giảm
nồng độ CaCl
2
20%, CT4: tăng nồng độ CaCl
2
10%, CT5: tăng nồng độ CaCl
2
20%. NS: Sự sai khác không có ý
nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0.05. *:Khác biệt có ý nghĩa ở mức độ p ≤ 0.05. a,b,c,d,e: Kết quả phân nhóm theo
tiêu chuẩn Ducan.
Từ bảng số liệu 01 cho thấy: HSNC cao nhất ở công thức CT2 (2.17 lần),
công thức đối chứng CT1 cho HSNC cao thứ 2 (2.03 lần), sau đó lần lượt là các
công thức CT3 (1.93 lần), CT4 (1.86 lần), CT5 (1.8 lần).TLCHH ở công thức
CT2 bằng so với công thức đối chứng (90%) và cao hơn so với các công thức
còn lại CT3 (86%), CT4 (85%) và CT5 (85%).H
chồi
đạt cao nhất là ở công thức
đối chứng CT1, tuy nhiên biến động sai khác là không lớn.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai và phân nhóm theo tiêu chuẩn
Ducan cho thấy: Công thức thí nghiệm CT2 giảm 10% CaCl
2
trong môi trường
nuôi cấy cho kết quả tốt nhất, đạt HSNC 2.17 lần và TLCHH đạt 90%, H
chồi
đạt
2.87cm.
* Ảnh hưởng tổng hợp của nhóm các đa lượng NPK và GA3
Trong nuôi cấy mô thực vật, nitơ, kali và photpho (NPK) là 3 nguyên tố đa
lượng chính, ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng của mô tế bào thực vật. K tham
10
gia vào hoạt động của rất nhiều enzyme, giữ cân bằng điện thế, điều hòa tính
thẩm thấu của tế bào. P tham gia vào thành phần cấu tạo của acid nucleic,
phospholipid của màng và chuyển hóa năng lượng. N là 1 nguyên tố không thể
thiếu, tham gia vào sinh tổng hợp các protein, acid nucleic, diệp lục Cây đồng
hóa N chủ yếu dưới dạng NO
3
-
, NH
4
+
và P dưới dạng PO
4
3-
. Bên cạnh đó, GA3
có tác dụng tăng cường phân bào, kéo dài tế bào.
Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của sự thay đổi nhóm chất đa lượng NPK
(gồm 3 nồng độ nghiên cứu được ký hiệu là i, ii và iii) và GA3 (gồm 4 nồng độ
nghiên cứu được ký hiệu là a, b, c, d) được thể hiện trong bảng 02.
Bảng 02. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng tổng hợp của nhóm chất NPK và GA3 đến giai
đoạn tạo chồi và nhân nhanh chồi dòng U6.
NPK
Hormone
i ii iii
A
CT6 (ĐC) CT10 CT14
B
CT7 CT11 CT15
C
CT8 CT12 CT16
D
CT9 CT13 CT17
Ghi chú: Ba nồng độ nhóm chất NPK được thử nghiệm là: i) đối chứng, giữ nguyên nồng độ NH
4
NO
3
, KH
2
PO
4
,
KNO
3
; ii) giảm nồng độ NH
4
NO3, KH
2
PO
4
, KNO
3
đi 10%; iii) giảm nồng độ NH
4
NO
3
, KH
2
PO
4
, KNO
3
đi 20%.
Bốn nồng độ GA3 được nghiên cứu bổ sung vào môi trường là: a) đối chứng không bổ sung GA3; b) bổ sung
GA3 nồng độ 0.4 mg/l; c) bổ sung GA3 nồng độ 0.8 mg/l; d) bổ sung GA3 nồng độ 1.2 mg/l. Ký hiệu CT6 (ĐC) là
công thức 6 (đối chứng), điều kiện thí nghiệm là kết hợp của nhóm chất NPK theo nồng độ i (giữ nguyên nồng
độ) và hoocmon nồng độ a (không bổ sung).
Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của nhóm chất NPK và GA3 lên HSNC,
TLCHH và H
chồi
trong nuôi cấy mô dòng U6 được tổng hợp trong bảng 03.
Từ các kết quả thu thập được, chúng tôi tiến hành tổ hợp từng nhóm số
liệu theo từng nhân tố nghiên cứu là nhân tố NPK và GA3. Kết quả được biểu
hiện trong hình 01.
11
Hình 01. Biểu đồ biểu thị HSNC, TLCHH và chiều cao chồi theo nhóm chất NPK và
GA3.
Bảng 03. HSNC, TLCHH và H
chồi
của E. urophylla sau 21 ngày nuôi cấy.
STT Công thức
thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi
HSNC TLCHH (%) H
ch
ồ
i
(cm) Hình thái
1
CT6 (ĐC)
2.03 90% 2.93 Xanh đỏ, khỏe mạnh
2 CT7 1.83 82% 3.19 Xanh, non, gầy, callus
3 CT8 1.77
80% 3.21 Xanh, non, gầy, callus
4 CT9 1.77
77% 3.46 Xanh, non, gầy, callus
5 CT10 2.07
90% 2.89 Xanh đỏ, khỏe mạnh
6 CT11 1.67
82% 3.17 Xanh, non, gầy, callus
7 CT12 1.77
82% 3.24 Xanh, non, gầy, callus
8 CT13 1.67
79% 3.31 Xanh, non, gầy, callus
9 CT14 1.77
70% 2.26 Thấp lùn, lá bé
10 CT15 1.83
78% 2.62 Xanh, non, gầy, callus
11 CT16 1.63
75% 2.73 Xanh, non, gầy, callus
12 CT17 1.73
72% 2.81 Xanh, non, gầy, callus
ANOVA
NPK NS * *
GA3 * * *
NPK x GA3 NS * NS
Ghi chú: NS: Sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0.05. *:Khác biệt có ý nghĩa ở mức độ p
≤ 0.05.
Số liệu trong bảng 03 cho thấy: HSNC của các thí nghiệm dao dộng trong
khoảng 1.63 lần đến 2.07 lần. Trong đó, HSNC cao nhất là ở công thức thí
nghiệm CT10 đạt 2.07 lần, công thức đối chứng CT6 đứng thứ 2 đạt 2.03 lần,
thấp nhất là công thức CT15 đạt 1.63 lần.
TLCHH chồi hữu hiệu dao động trong khoảng 70-90%, cao nhất là công
thức CT10 và CT6 (ĐC) đạt 90%, thấp nhất là công thức CT14 đạt 70%.
12
H
chồi
dao động trong khoảng 2.26cm đến 3.46cm, cao nhất là công thức
CT9 đạt 3.46cm, thấp nhất là công thức CT14 đạt 2.26cm.
Dựa trên những quan sát hình thái (hình 02) cho thấy: GA3 ảnh hưởng rõ
rệt lên sự phát triển chiều cao chồi, có tác dụng kéo dài chồi, tuy nhiên GA3 lại
làm giảm HSNC. Hơn nữa, môi trường có bổ sung GA3 cây có hiện tượng non
gầy, sùi callus và đặc biệt là thân chồi không được thẳng, không phù hợp cho
việc tạo rễ. Như vậy, sự bổ sung GA3 vào môi trường nuôi cấy trong trường h
ợp
này là không đạt hiệu quả.
Hình 02. Một số hình ảnh chồi của E. urophylla dòng U6 sau 21 ngày nuôi cấy.
Sử dụng chương trình Excel và SPSS phân tích phương sai và xác định rõ
sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm về các chỉ tiêu so sánh cho thấy: Về 2
chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt lượng là HSNC và TLCHH (bảng 03), kết hợp
với chỉ tiêu về mặt hình thái (hình 02) công thức thí nghiệm CT6 (ĐC) và CT10
cho kết quả tốt nhất. Công thức CT10 cho HSNC đạt 2.07 lần, TLCHH đạt 90%,
chiều cao chồi đạt 2.89cm; công thức CT6 (ĐC) cho HSNC đạt 2.03 lần,
TLCHH đạt 90%, chi
ều cao chồi đạt 2.93cm.
13
Như vậy, công thức thí nghiệm CT10 với việc giảm lượng nhóm chất
NPK đi 10% không làm thay đổi các chỉ tiêu phát triển chồi. Tuy nhiên, việc
xem xét ứng dụng kết quả giảm nhóm chất trên lại có ý nghĩa về mặt kinh tế.
* Ảnh hưởng của nồng độ các chất vitamin
Các chất vitamin chính được bổ sung trong nuôi cấy mô dòng bạch đàn
U6 gồm có Inositol, nicotinic, B6, B1, glycine và C, B2. Trong đó, B1 được biết
đến là 1 chất không thể thiếu trong nuôi c
ấy mô thực vật. Inositol là một vitamin
kích thích tích cực đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, mặc dù
không cần thiết trong tất cả các trường hợp. Nicotinic và B5 giúp nâng cao sức
sinh trưởng của cây.
Dự án tiến hành nghiên cứu thay đổi nồng độ các vitamin được đánh giá
và chia làm 3 nhóm là Inositol, nicotinic và B1; C và B2; glycine và B6.
- Thử nghiệm Glycine và B6
Bảng 04. HSNC, TLCHH và H
chồi
của E. urophylla sau 21 ngày nuôi cấy.
STT Công thức
thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi
HSNC TLCHH (%) H
ch
ồ
i
(cm) Hình thái
1
CT18 (ĐC)
2.03
ac
90 2.93 Xanh đỏ, khỏe mạnh
2 CT19 1.83
b
86 2.77 Xanh, khỏe mạnh
3 CT20 2.07
ac
89 2.92 Xanh đỏ, khỏe mạnh
ANOVA
Glycine + B6 * NS NS
Ghi chú: NS: Sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0.05. *:Khác biệt có ý nghĩa ở mức độ p ≤ 0.05.
a,b,c: Kết quả phân nhóm theo tiêu chuẩn Ducan. CT18: giữ nguyên nồng độ glycine và B6. CT19: không bổ sung
glycine và B6 vào môi trường. CT20: giảm nồng độ glycine và B6 đi 50%.
Theo dõi các chỉ tiêu của chồi cho kết quả như bảng 04 cho thấy:
- Về HSNC: HSNC ở công thức thí nghiệm CT20 đạt 2.07 lần là cao nhất,
công thức CT18 (đối chứng) đạt 2.03 lần đứng thứ 2, thấp nhất là công thức
CT19 đạt 1.83 lần.
- Về TLCHH: TLCHH giữa các công thức sai khác không nhiều, công
thức CT18 đạt 90%, CT20 đạt 89% và CT19 đạt 86%.
14
- Về chiều cao chồi: giữa các công thức không có sự sai khác cũng như sự
biến động lớn về chiều cao. H
chồi
được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là
CT18 đạt 2.93cm, CT20 đạt 2.92cm, CT19 đạt 2.77cm.
Kết quả phân tích phương sai cho thấy: sự thay đổi về nồng độ Glycine và
B6 giữa các công thức thí nghiệm chỉ ảnh hưởng đến HSNC, không ảnh hưởng
đến TLCHH cũng như chiều cao chồi.
Tuy nhiên, kết quả phân nhóm theo tiêu chuẩn Ducan cho thấy: giữa các
công thức thí nghiệm CT18 (đối chứng) và CT20 (giảm nồng độ) không có sự
sai khác (
ở cùng 1 nhóm theoo tiêu chuẩn Ducan).
Như vậy, sự giảm nồng độ ở công thức CT20 có thể được xem xét về hiệu
quả kinh tế.
- Thử nghiệm vitamin C và B2
Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của vitamin C và B2 đến khả năng tạo chồi
dòng U6 được thể hiện trong bảng 05.
Bảng 05. HSNC, TLCHH và H
chồi
của E. urophylla sau 21 ngày nuôi cấy.
STT Công thức
thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi
HSNC TLCHH (%) H
ch
ồ
i
(cm) Hình thái
1
CT21(ĐC)
2.03 90 2.93 Xanh đỏ, khỏe mạnh
2 CT22 2.17 91 3.14 Xanh đỏ, khỏe mạnh
ANOVA
C + B2 NS NS NS
Ghi chú: NS: Sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0.05. CT21: giữ nguyên nồng độ C và B2.
CT22: không bổ sung C và B2 vào môi trường.
Số liệu chỉ ra trên bảng 05 cho thấy, không có sự biến động lớn về khả
năng phát sinh chồi giữa công thức đối chứng CT21 và công thức thí nghiệm
CT22 không bổ sung vitamin C và B2.
Kết quả phân tích phương sai và dựa trên quan sát hình thái cho thấy:
vitamin C và B2 có mặt không có tác động thay đổi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát
15
triển của chồi. C và B2 chỉ có tác dụng là chất chống oxi hóa, tăng khả năng
sống (thích nghi) của chồi.
Như vậy, sự bổ sung C và B2 là cần thiết đối với những cây có khả năng
thích nghi kém, khó nhân giống. Công thức thí nghiệm CT22 không bổ sung C
và B2 vào môi trường nhân giống cây E. urophylla không làm ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, phát triển chồi.
- Thử nghiệm Inositol, nicotinic và B1
Kết quả thử nghiệm ảnh hưở
ng của Inositol, nicotinic và B1 đến khả năng
tạo chồi dòng U6 được thể hiện trong bảng 06.
Bảng 06. HSNC, TLCHH và H
chồi
của E. urophylla sau 21 ngày nuôi cấy.
STT Công thức thí
nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi
HSNC TLCHH (%) H
ch
ồ
i
(cm) Hình thái
1
CT23 (ĐC)
2.03
ac
90 2.93 Xanh đỏ, khỏe mạnh
2 CT24 1.8
b
89 2.74 Xanh đỏ, khỏe mạnh
3 CT25 2.07
ac
92 3.05 Xanh đỏ, khỏe mạnh
ANOVA
Inositol + nicotinic + B1 * NS NS
Ghi chú: NS: Sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0.05. *:Khác biệt có ý nghĩa ở mức độ p ≤
0.05. CT23: giữ nguyên nồng độ Inositol, nicotinic và B1. CT24: giảm nồng độ Inositol, nicotinic và B1 đi 50%.
CT25: tăng nồng độ Inositol, nicotinic và B1 lên 50%.
Kết quả phân tích phương sai và dựa trên quan sát hình thái cho thấy:
vitamin Inositol, nicotinic và B1 ảnh hưởng rõ rệt lên HSNC và không ảnh
hưởng đến TLCHH cũng như chiều cao chồi.
Công thức CT24 giảm nồng độ các vitamin Inositol, nicotinic và B1 đi
50% có HSNC, TLCHH cũng như chiều cao chồi là thấp nhất do sự giảm đột
ngột hàm lượng lớn các vitamin quan trọng Inositol, nicotinic và B1.
Sự sai khác giữa công thức đối chứng CT23 (ĐC) và CT25 (tăng nồng độ
50%) không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như
vậy, sự thay đổi (hay tăng nồng
độ) các vitamin Inositol, nicotinic và B1 trong trường hợp này là không hiệu quả.
16
* Thử nghiệm nhân giống và tạo bình giống gốc
Dự án đã tạo được 300 bình giống gốc cây bạch đàn E. urophylla dòng U6
để lưu giữ trong phòng thí nghiệm.
e. Kết luận
Từ những nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ các chất
trong môi trường nuôi cấy đến hiệu quả của giai đoạn tạo chồi, nhân nhanh chồi
và tạo rễ
dòng U6 năm 2009, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
- Thử nghiệm giảm 10% hàm lượng CaCl
2
so với môi trường sản xuất
giúp tăng hệ số nhân chồi lên 2.17 (vượt đối chứng có hệ số nhân chồi là 2.03),
tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 90% (bằng đối chứng);
- Thử nghiệm giảm hàm lượng nhóm chất NPK (NH
4
NO
3
, KH
2
PO
4
,
KNO
3
) đi 10% cho hệ số nhân chồi đạt 2.07 lần, tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 90%,
chiều cao chồi đạt 2.89cm;
- GA3 có tác dụng kéo dài chồi, làm tăng chiều cao của chồi; gây hiện
tượng sùi callus, cây non mảnh và không thẳng;
- Nhóm vitamin C và B2 không có tác dụng kích thích phát triển chồi, có
tác dụng chống oxi hóa, tăng khả năng thích nghi;
- Thử nghiệm giảm hàm lượng nhóm vitamin Glycine và B6 50% so với
đối chứng không gây ảnh hưởng đến sự phát tri
ển của chồi;
- Dự án đã tạo đủ 300 bình giống gốc dòng U6.
3.2.1.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cường độ ánh sáng và
thời gian chiếu sáng đến tạo chồi, nhân nhanh chồi và tạo rễ
Công nghệ nuôi cấy mô dòng bạch đàn U6 được ứng dụng và chuyển giao
thành công tại VNCCNLG từ năm 1993. Tuy nhiên, công nghệ cũng như quy
trình kỹ thuật chuyển giao mới chỉ
chú trọng đến các yếu tố thành phần dinh
dưỡng, vitamin và hoocmon; mà chưa có báo cáo, nghiên cứu đầy đủ về ảnh
17
hưởng của các yếu tố vi khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng lên hiệu quả của
trong quá trình nuôi cấy mô các dòng bạch đàn.
Hơn nữa, các phân tích về quá trình vi nhân giống quang tự dưỡng đã chỉ
ra rằng:
- Cây in vitro có thể tự dưỡng hay quang hợp;
- Điều kiện nuôi cấy trong môi trường in vitro làm cho nồng độ CO2
thấp, do đó cây phải sống quang dị dưỡng (sử dụ
ng đường của môi trường);
- Độ ẩm trong bình nuôi cấy quá cao làm hạn chế khả năng hô hấp, cũng
như khả năng tự điều tiết quá trình trao đổi nước tự nhiên của cây.
Việc điều khiển các điều kiện vi khí hậu trong quá trình nuôi cấy sẽ giúp:
- Điều kiển được quá trình sinh trưởng, quang hợp của cây;
- Tăng tỷ lệ sống sót cũng như
khả năng thích nghi nhanh chóng, uyển
chuyển của cây mầm khi chuyển sang điều kiện ex vitro.
a. Đối tượng nghiên cứu
Cây bạch đàn Eucalyptus urophylla dòng U6 xuất xứ Trung Quốc đã được
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho trồng đại trà từ năm 1998.
b. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của nhiệt độ và cường độ ánh sáng
đến giai đoạn t
ạo chồi và nhân nhanh chồi dòng U6;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến giai đoạn tạo chồi
và nhân nhanh chồi dòng U6;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến giai đoạn tạo rễ
dòng U6;
- Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu và xử lý số liệu.
18
c. Phương pháp nghiên cứu
Các mẫu nghiên cứu (chồi hữu hiệu dòng U6) được nuôi cấy trên môi
trường MU6, hàm lượng đường, agar và hoocmon theo quy trình nhân giống
hiện đang được sử dụng của Phòng nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào - VNCCNLG.
Sử dụng bình tam giác miệng rộng thể tích 500 ml làm bình nuôi cấy. Mỗi bình
chứa 100 - 120 ml môi trường, môi trường nuôi cấy được khử trùng ở 121
0
C, 1.4
kg/cm
2
trong 20 phút, pH sau khử trùng là 5.8. Các công thức thí nghiệm được
bố trí ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần, mỗi công thức bao gồm 10mẫu/bình x 30 bình.
- Bố trí thí nghiệm: Đề tài sử dụng mẫu đối chứng (ĐC) là dòng bạch đàn
U6 được sản xuất và nhân giống trong điều kiện hiện tại (nhiệt độ: 272
0
C; ánh
sáng: tuần đầu: 1000 lux, sau đó 2500 - 3000 lux; chu kỳ: 10 - 11h /ngày).
Thiết kế thí nghiệm bao gồm: 16 thử nghiệm ảnh hưởng phối hợp của
nhiệt độ và cường độ ánh sáng đến giai đoạn tạo chồi và nhân nhanh chồi; 4 thử
nghiệm ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến giai đoạn tạo rễ; 2 thử nghiệm
ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến giai đoạn tạo ch
ồi và nhân nhanh chồi.
- Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá:
Thu thập, đánh giá các chỉ tiêu tương tự mục 3.2.1.1.
d. Kết quả nghiên cứu
* Ảnh hưởng tổng hợp của nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong giai đoạn
tạo chồi và nhân nhanh chồi
Nhiệt độ và ánh sáng là 2 nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triến của thực vật. Cường độ ánh sáng gây hiệu ứng nhiệt với cây và ảnh hưởng
tớ
i khả năng quang hợp.
Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ ánh sáng đến giai
đoạn tạo chồi và nhân nhanh chồi dòng U6 được thể hiện trong bảng 07.
19
Bảng 07. Ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ ánh sáng đến giai đoạn tạo và nhân
nhanh chồi dòng U6.
Nhiệt độ
Ánh sáng
i ii iii iv
a
CT1 CT5 CT9 CT13 (ĐC)
b
CT2 CT6 CT10 CT14
c
CT3 CT7 CT11 CT15
d
CT4 CT8 CT12 CT16
Ghi chú: Bốn chế độ nhiệt khác nhau là: i) nuôi dưỡng hoàn toàn ở 220C; ii) nuôi dưỡng 7-10 ngày đầu ở nhiệt
độ 220C, sau đó chuyển sang nhiệt độ 250C; iii) Nuôi dưỡng 7-10 ngày đầu ở nhiệt độ 220C, sau đó chuyển sang
nhiệt độ 270C; iv) Nuôi dưỡng hoàn toàn ở nhiệt độ 270C (ĐC). 4 chế độ ánh sáng khác nhau được thử nghiệm
là là: a) nuôi dưỡng tuần đầu ở cường độ 0-1000 lux, sau đó chuyển sang 2500-3000 lux (ĐC); b)
nuôi dưỡng
tuần đầu ở cường độ 1000-1500 lux, sau đó chuyển sang 2500-3000 lux; c) nuôi dưỡng tuần đầu ở cường độ 0-
1000 lux, sau đó chuyển sang điều kiện ánh sáng tự nhiên; d) Nuôi dưỡng tuần đầu ở cường độ 1000-1500 lux,
sau đó chuyển sang điều kiện ánh sáng tự nhiên. Ký hiệu CT1: công thức thí nghiệm 1 với các yếu tố thí nghiệm
là tổ hợp của nhiệt độ theo chế độ ch
ăm sóc i và ánh sáng theo chế độ chăm sóc a.
Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến khả năng
nhân chồi dòng U6 được tổng hợp trong bảng 08.
Bảng 08. HSNC, TLCHH và H
chồi
của E. urophylla sau 21 ngày nuôi cấy.
STT Công thức
thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi
HSNC TLCHH (%) H
chồi
(cm) Hình thái, màu sắc
1 CT1
1.94 73.3
1.87 Chồi xanh, non, thấp, lá bé
2 CT2
1.86 76.0
2.10 Chồi xanh, non, thấp, lá bé
3 CT3
1.95 75.0
1.90 Chồi đỏ, táp ngọn ít, thấp
4 CT4
1.92 74.3
2.20 Chồi đỏ, táp ngọn ít, thấp
…. …
… …
……
9
CT9
2.19 92.3
3.63 Xanh đỏ, lá to, ngọn xòe, khỏe mạnh
…. …
… …
….
13
CT13 (ĐC)
1.98 82.7
3.00
Xanh đỏ, lá to, ngọn xòe, khỏe mạnh
14 CT14
1.97 82.7
3.10 Xanh, táp ngọn ít
15 CT15
1.99 83.0
3.20 Đỏ tím, bị táp ngọn
16 CT16
1.95 82.7
3.10 Đỏ tím đỏ, bị táp ngọn
ANOVA
Nhiệt độ (N) * * *
Ánh sáng (A) * NS NS
N x A NS NS NS
Ghi chú: NS: Sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0.05. *: Khác biệt có ý nghĩa ở mức độ p ≤ 0.05.
20
Từ các kết quả thu thập được về ảnh hưởng tổng hợp của 2 nhân tố nghiên
cứu là nhiệt độ và cường độ ánh sáng lên sự phát sinh chồi của E. urophylla
dòng U6, dự án tiến hành phân tích riêng số liệu cho từng yếu tố. Kết quả được
thể hiện trên hình 03.
(a)
(b)
Hình 03. Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ (a) và cường độ ánh sáng (b) đến
HSNC, TLCHH và H
chồi
dòng U6.
Theo hình 03a, chế độ ánh sáng theo chế độ a cho HSNC cao nhất, đạt
2.06 lần, theo chế độ c cho HSNC đứng thứ 2 đạt 2.01 lần, so với chế độ b và d
cho hệ số nhân chồi đứng thứ 3 đạt lần lượt là 1.96 và 1.97 lần. Như chúng ta đã
biết, trong toàn bộ quá trình nuôi cấy tạo và nhân nhanh chồi (21 ngày) thì giai
đoạn ban đầu (7-10 ngày) là giai đoạn cảm ứng hình chồi cần cường độ ánh sáng
thấp. Giai đoạn sau (10-14 ngày) là giai đoạn nuôi dưỡng, các sự kiện chính xảy
ra trong giai đoạn này là chồi phát triển về chiều cao, trưởng thành về mặt chất
lượng (thân lá phát triển cứng cáp…) . Chế độ a và c, với cường độ ánh sáng ban
đầu từ 0 đến 1000 lux. Đây là một cường độ ánh sáng thấp, có tác dụng tích cực
đối với quá trình phát sinh chồi ban đầu. Do, chồi mẫu mới đưa vào chưa có khả
năng quang tự dưỡng, chưa thích nghi được với điều kiện nuôi cấy mới, cường
độ ánh sáng thấp giúp giảm cường độ trao đổi chất trong giai đoạn ban đầu.
21
Hình 03b cho thấy: hai chế độ nhiệt độ iii và ii cho HSNC cao nhất (lần
lượt là 2.07 và 2.05 lần), chế độ i cho HSNC đạt 1.97 lần và chế độ iv cho HSNC
thấp nhất đạt 1.92 lần. TLCHH phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, các công thức
thí nghiệm có nền nhiệt độ theo chế độ chăm sóc iii cho TLCHH cao nhất (91%),
sau đó lần lượt là chế độ ii với 86%, chế
độ iv là 83% và chế độ i là 75%. H
chồi
cũng phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố nhiệt độ, chiều cao chồi theo thứ tự giảm dần
là 3.47cm với chế độ iii, 3.1cm và 2.95cm với chế độ ii và iv, thấp nhất là
2.01cm với chế độ i.
Chế độ chăm sóc về nhiệt độ iii cho kết quả cao nhất về tất cả các chỉ tiêu
quan sát do: điều kiện nhiệ
t độ tác động lớn đến quá trình phát sinh chồi. Nhiệt
độ thấp trong toàn bộ quá trình sẽ làm khả năng phát sinh chồi giảm chồi chậm
lớn; nhiệt độ cao trong 7-10 ngày đầu gây tăng lượng trao đổi chất của cây, giảm
khả năng phát sinh chồi ban đầu do chồi mẫu đưa mới đưa vào mới bị tác động
(cắt, chuyển môi trường) nên cần thời gian thích nghi; nhiệt độ cao kết hợp với
y
ếu tố ánh sáng mạnh có thể gây hiện tượng táp ngọn làm giảm tỷ lệ chồi hữu
hiệu.
Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng tổng hợp của 2 nhân tố nhiệt
độ và cường độ ánh sáng đến HSNC, TLCHH và H
chồi
cho thấy các chỉ tiêu về
chồi không bị ảnh hưởng rõ rệt bởi nhiệt độ và ánh sáng (bảng 08).
Tuy nhiên, một công thức với nhiệt độ và ánh sáng trong giai đoạn cảm
ứng hình thành thấp giúp giảm lượng trao đổi chất, tăng hiệu quả của hoocmon
do đó góp phần làm tăng HSNC ban đầu. Sau đó, tăng nhiệt độ và ánh sáng phù
hợp giúp nuôi chồi phát triển cứng cáp và trưởng thành. Và, công thức CT9 (với
nhiệt độ và ánh sáng ban đầ
u thấp là 22
0
C và 0-1000 lux; nhiệt độ và cường độ
ánh sáng giai đoạn sau phù hợp là 27
0
C và 2500-3000 lux) thực sự đã cho kết
quả thử nghiệm nhân chồi tôt nhất với: HSNC đạt 2.19 lần, TLCHH đạt 92% và
H
chồi
đạt 3.63cm là công thức cho kết quả tốt nhất, vượt so với công thức đối