BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
KC.06/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHCN
NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤTT DÂU TẰM BỀN VỮNG
PHỤC VỤ NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU
MÃ SỐ ĐỀ TÀI:
KC.06.13/06-10
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Rau quả
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Đảm
8667
Hà Nội - 2011
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
KC.06/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHCN NHẰM
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤTT DÂU TẰM BỀN VỮNG PHỤC VỤ NỘI
TIÊU VÀ XUẤT KHẨU
MÃ SỐ ĐỀ TÀI:
KC.06.13/06-10
Chủ nhiệm đề tài: Cơ quan chủ trì đề tài:
TS. Nguyễn Thị Đảm TS.Nguyễn Quốc Hùng
Ban chủ nhiệm chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ
KT. Chủ nhiệm Văn phòng các Chương trình
P. Chủ nhiệm KT. Giám đốc
P. Giám đốc
TS. Phạm Hữu Giục TS. Nguyễn Thiện Thành
Hà Nội - 2011
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4
1.1.1 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đê nâng cao năng suất, chất
lượng lá dâu 4
1.1.2 Nghiên cứu chọn tạo giống tằm 8
1.1.3 Nghiên cứu về bệnh hại tằm 9
1.1.4 Nghiên cứu về kỹ thuật nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn
dưới đất 12
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 13
1.2.1 Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất chất
lượng lá dâu 13
1.2.2 Nghiên cứu chọn tạo giống tằm 14
1.2.3 Nghiên cứu về bệnh hại tằm 15
2.1.4 Nghiên cứu về kỹ thuật nuôi tằm con tập trung 16
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Nội dung nghiên cứu 17
2.1.1 Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp cho vụ xuân, hè, thu ở
vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Lâm Đồng và
xây dựng Quy trình kỹ thuật nuôi, nhân giống các cặp lai tằm đã
xác định 17
2.1.2 Nghiên c
ứu một số bệnh hại tằm chủ yếu (bệnh gai, virus, vi
khuẩn) và biện pháp phòng chống theo hướng an toàn nông sản 19
2.1.3 Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới đất 19
2.1.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng
lá dâu 19
2.1.5 Xây dựng mô hình trình diễn một số giải pháp KH&CN 20
ii
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp cho vụ xuân, hè, thu ở
vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Lâm Đồng và
xây dựng Quy trình kỹ thuật nuôi, nhân giống các cặp lai tằm đã
xác định 20
2.2.2 Nghiên cứu một số bệnh hại tằm chủ yếu (bệnh gai, vius, vi
khuẩn) và biện pháp phòng chống theo hướng an toàn nông sản 28
2.2.3 Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm con t
ập trung, nuôi tằm lớn dưới đất 35
2.2.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất
lượng lá dâu 40
2.2.5 Xây dựng mô hình ứng dụng một số giải pháp KHCN 48
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
3.1 Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp cho vụ xuân, hè, thu ở
vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Lâm Đồng và
xây dựng Quy trình kỹ thuật nuôi, nhân giố
ng các cặp lai tằm đã
xác định 50
3.1.1 Điều tra tình hình sản xuất dâu tằm tơ ở một số vùng trọng điểm 50
3.1.2 Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp cho vụ xuân, hè, thu ở
vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, miền Trung 57
3.1.3 Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp cho mùa khô và mùa
mưa ở Lâm Đồng 103
3.2 Nghiên cứu một số bệnh hại t
ằm chủ yếu (bệnh gai, vius, vi
khuẩn) và biện pháp phòng chống theo hướng an toàn nông sản 115
3.2.1 Nghiên cứu bệnh tằm gai, bệnh Vi khuẩn và biện pháp phòng chống 115
3.2.2. Nghiên cứu bệnh virus hại tằm bằng phương pháp CNSH……… 122
3.3 Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới đất 132
3.3.1 Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm con tập trung 132
3.3.2 Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm lớn dưới đất 135
3.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuậ
t để nâng cao năng suất, chất lượng
lá dâu 142
3.4.1 Nghiên cứu kỹ thuật tăng năng suất lá dâu ở vụ xuân và thu 142
3.4.2 Nghiên cứu một số sâu hại chủ yếu ở cây dâu (sâu róm, cuốn lá, sâu
khoang) và biện pháp phòng trị theo hướng an toàn cho con tằm 154
iii
3.5 Xây dựng mô hình trình diễn một số giải pháp KH&CN 170
3.5.1 Xây dựng 3 mô hình nuôi tằm con tập trung, tằm lớn dưới đất tại
miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và miền Trung (Quy
mô 01 ha/mô hình) 170
3.5.2 Xây dựng 4 mô hình ứng dụng một số giải pháp KH&CN (5
ha/mô hình) 172
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 179
4.1 Kết luận: 179
4.2 Kiến nghị: 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO 181
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Diễn biến diện tích dâu
51
Bảng 2 Diện tích và lao động 52
Bảng 3 Kết quả sản xuất và thu nhập 53
Bảng 4 Chỉ tiêu sinh học của các giống nguyên 58
Bảng 5 Năng suất, phẩm chất kén 60
Bảng 6 Kết quả xác định độ thuần của 10 giống tằm khi phân tích với
10 chỉ thị RAPD
62
Bảng 7 Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu theo cách tính
Jaccard và UPGMA
62
Bảng 8 Chỉ tiêu sinh học của các cặp lai nhị nguyên trong nước 64
Bảng 9 Năng suất, chất lượng kén của các cặp lai nhị nguyên trong nước 65
Bảng 10 Chất lượng tơ kén của các cặp lai nhị nguyên trong nước 66
Bảng 11 Năng suất, chất lượng trứng giống của các cặp lai nhị nguyên
trong nước
66
Bảng 12 Các chỉ tiêu sinh học của các cặp lai nhị nguyên nhập nội 67
Bảng 13 Năng suất, phẩm chất kén của các cặp lai nhị nguyên nhập nội 68
Bảng 14 Một số chỉ tiêu sinh học và kinh tế của các giống lai tứ nguyên 75
Bảng 15 Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai
tứ nguyên
75
Bảng 16 Năng suất kén của các cặp lai tứ nguyên ở 3 vùng sinh thái 77
Bảng 17 So sánh sự chênh lệch tỷ lệ năng suất giữa hai giống tằm
GQ9312 và GQ1235 ở các mùa vụ và vùng sinh thái khác nhau
78
Bảng 18 Phẩm chất kén của hai giống tằm GQ9312 và GQ1235 ở các
vùng sinh thái khác nhau
79
Bảng 19 Năng suất kén của giống GQ9312 80
Bảng 20 Năng suất kén của cặp lai GQ9312 nuôi tại Mộc Châu 81
Bảng 21 Phẩm chất kén của cặp lai GQ9312 nuôi tại Mộc Châu 81
Bảng 22 Kết quả thử nghiệm cặp lai GQ9312 tại Công ty Dâu tằm tơ
Mộc Châu
82
Bảng 23 Chi phí và giá thành sản xuất trứng giống tằm tứ nguyên
GQ9312 tại Trại giống tằm Mộc Châu
83
Bảng 24 Tình hình nhiễm một số bệnh hại ở nhiệt độ khác nhau 84
v
Bảng 25 Ẩnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất và phẩm chất kén giống 85
Bảng 26 Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản kén đến khả năng vũ hóa c
ủa con ngài………………………………………………….
85
Bảng 27 Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản kén đến khả năng đẻ trứng 86
Bảng 28 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoá tính của tằm 87
Bảng 29 Kết quả xử lý a xít HCL cặp lai nhị nguyên bố mẹ GQ93,
GQ12 và cặp lai tứ nguyên GQ9312 ở giai đoạn trứng trắng
88
Bảng 30 Kết quả xử lý a xít HCL cặp lai nhị nguyên bố mẹ GQ93,
GQ12 và cặp lai tứ nguyên GQ9312 ở giai đoạn trứng hồng
89
Bảng 31 Kết quả xử lý a xít HCL cặp lai nhị nguyên bố mẹ GQ93,
GQ12 và cặp lai tứ nguyên GQ9312 ở giai đoạn trứng đen
90
Bảng 32 Năng suất kén 91
Bảng 33 Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu công nghệ tơ kén (Mẫu thu tại
Quảng Nam)
92
Bảng 34 Năng suất kén của các cặp lai 93
Bảng 35 Phẩm chất kén của các cặp lai 93
Bảng 36 Kết quả thử nghiệm cặp lai tại C.ty CP giống tằm Thái Bình 94
Bảng 37 Chi phí giá thành sản xuất trứng tại Công ty cổ phần giống tằm
Thái Bình
94
Bảng 38 Kết quả sản xuất thử nghiệm cặp lai tại Trại giống tằm Duy
Trinh-Duy Xuyên-Quảng Nam
95
Bảng 39 Ảnh hưởng của nhiệt độ khi giao phối đến khả năng đẻ trứng 96
Bảng 40 Ảnh hưởng của nhiệt độ thời kỳ đẻ trứng với khả năng đẻ trứng 97
Bảng 41 Ảnh hưởng của nhiệt độ đẻ trứng tới tốc độ đẻ trứng 97
Bảng 42 Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng đẻ trứng 98
Bảng 43 Kết quả xử lý trứng trắng 99
Bảng 44 Kết quả xử lý a xít HCL giai đoạn trứng hồng 100
Bảng 45 Kết quả xử lý a xít HCL giai đoạn trứng đen 101
Bảng 46 Năng suất và chất lượng kén của các giống nguyên nuôi tại
Lâm Đồng
104
Bảng 47 Chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các giống nguyên nuôi tại Lâm
Đồng
105
Bảng 48 Năng suất, chất lượng kén của các cặp lai nhị nguyên 106
vi
Bảng 49 Năng suất và chất lượng kén của các cặp lai tứ nguyên 107
Bảng 50 Các chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai tứ nguyên 107
Bảng 51 Năng suất kén của các cặp lai tứ nguyên LTQ trong mùa mưa 108
Bảng 52 Đánh giá chỉ tiêu công nghệ tơ kén của cặp lai nguyên LTQ
trong phòng thí nghiệm
108
Bảng 53 Đánh giá chất lượng tơ kén của cặp lai tứ nguyên LTQ mẫu
lớn (tơ 20-22D)
109
Bảng 54 Kết quả thử nghiệm diện hẹp cặp lai tứ nguyên LTQ trong mùa khô 109
Bảng 55 Chỉ tiêu công nghệ tơ kén của cặp lai nguyên LTQ trong mùa khô 110
Bảng 56 Sức sống của cặp lai tứ nguyên LTQ nuôi trong mùa khô 110
Bảng 57 Sức sống của cặp lai tứ nguyên LTQ nuôi trong mùa mưa 111
Bảng 58 Chất lượng kén của các cặp lai tại các vùng sinh thái 112
Bảng 59 Thời gian hãm lạnh trứng trắng trước khi xử lý a xít HCL 112
Bảng 60 Thời gian hãm lạnh trứng trắng sau khi xử lý a xít HCL 112
Bảng 61 Ảnh hưởng của hãm lạnh trứng hồng đến sức sống tằm nhộng
đời sau
113
Bảng 62 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trung gian trước khi hãm
lạnh trứng đen đến tỷ lệ trứng nở
113
Bảng 63 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trong kho lạnh đến tỷ lệ
trứng nở
113
Bảng 64 Thời gian hãm lạnh trứng đen không qua xử lý a xít HCL 114
Bảng 65 Mối quan hệ giữa thời gian bảo quản trung gian và thời gian
bảo quản trong kho lạnh
114
Bảng 66 Mức độ nhiễm bệnh của các hệ giống 117
Bảng 67 Ảnh hưởng của thuốc đến năng suất kén 117
Bảng 68 Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng đẻ trứng và chỉ tiêu công
nghệ tơ kén
118
Bảng 69 Kết quả khảo nghiệm tại một số địa phương 118
Bảng 70 Hiệu quả kinh tế/ha dâu 119
Bảng 71 Mức độ nhiễm bệnh của các hình thức tiếp súc với nguồn bệnh 120
Bảng 72 Hiệu lực của thuốc đến sức sống tằm, sức sống nhộng và năng
suất kén
121
Bảng 73 Hiệu lực của thuốc đến chất lượng kén 121
vii
Bảng 74 Hiệu lực của thuốc đến chất lượng trứng đời sau 121
Bảng 77 Biểu hiện bệnh tích tế bào qua các đời gây nhiễm BT-HT/08 124
Bảng 78 Kết quả nghiên cứư sự mẫn cảm của NPV với độ pH (n=50) 126
Bảng 80 Kết quả đánh giá mức độ tồn lưu bệnh 128
Bảng 81 Kết quả sử dụng chế phẩm BIOREX 1 ở liều phòng 131
Bảng 82 Kết quả sử dụng chế phẩm BIOREX 1 ở liều trị 132
Bảng 83 Thời gian phát dục giai đoạn tằm 133
Bảng 84 Thời gian cho tằm ăn lá dâu 133
Bảng 85 Thời gian thay phân san tằm 134
Bảng 86 Tiêu hao lá dâu/vòng trứng 134
Bảng 87 Năng suất kén/vòng trứng 134
Bảng 88 So sánh hiệu quả kinh tế 135
Bảng 89 Thời gian phát dục giai đoạn tằm 135
Bảng 90 Thời gian cho tằm ăn lá dâu 136
Bảng 91 Thời gian thay phân san tằm 136
Bảng 92 Năng suất kén và tiêu hao lá dâu/kg kén tươi 137
Bảng 93 So sánh hiệu quả kinh tế 138
Bảng 94 Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn 139
Bảng 95 Kết quả nhân rộng kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn 141
Bảng 96 Thời gian nảy mầm ở vụ xuân 143
Bảng 97 Tỷ lệ nảy mầm vụ xuân và vụ thu 144
Bảng 98 Khối lượng, số lá trên mét mầm, tổng chiều dài mầm ở vụ xuân 144
Bảng 99 Thời gian thành thục lá dâu ở vụ xuân 144
Bảng 100 Năng suất lá của các công thức đốn dâu ở các vụ trong năm 145
Bảng 101 Thành phần sinh hóa lá dâu ở vụ xuân của các công thức đốn 146
Bảng 102 Năng suất kén và một số yếu tố cấu thành năng suất kén ở vụ xuân 146
Bảng 103 Mức độ nhiễm bệnh bạc thau và gỉ sắt ở vụ xuân 146
Bảng 104 Mức độ nhiễm bệnh virus ở cây dâu 147
Bảng 105 Thu nhập từ kén tằm giữa các phương pháp đốn dâu 149
Bảng 106 Hàm lượng dinh dưỡng của đất ruộng dâu trước khi thí nghiệm 149
Bảng 107 Tiêu chuẩn phân chia độ phì của đất cho cây dâu 150
Bảng 108 Chiều dài mầm, khối lượng lá/m mầm, tổng chiều dài mầm
vụ thu
150
viii
Bảng 109 Năng suất lá dâu của các công thức thí nghiệm 151
Bảng 110 Năng suất kén và tỷ lệ vỏ kén ở vụ thu 151
Bảng 111 Thu nhập tiền kén tằm/1ha dâu của các công thức bón phân,
tưới nước cho cây dâu ở vụ thu
153
Bảng 112 Thời gian phát dục của sâu non qua các đợt nuôi tại Viện Bảo
vệ thực vật
155
Bảng 113 Thời gian phát dục các giai đoạn sinh trưởng 3 loại sâu nuôi
tại Viện Bảo vệ thực vật
157
Bảng 114 Khả năng sinh sản của 3 loại sâu tại phòng thí nghiệm Viện
Bảo vệ thực vật
158
Bảng 115 Tỷ lệ nở của trứng 3 loại sâu hại dâu qua các đợt nuôi tại
phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật
158
Bảng 116 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc BVTV và tuyến
trùng trong phòng thí nghiệm
160
Bảng 117 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc BVTV và tuyến
trùng trong nhà lưới
161
Bảng 118 Hiệu lực phòng trừ sâu của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
ngoài đồng ruộng
163
Bảng 119 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến sức
sống nhộng
165
Bảng 120 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến tỷ lệ vỏ kén 165
Bảng 121 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến số trứng/ổ 166
Bảng 122 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến tỷ lệ
nở của trứng
166
Bảng 123 Năng suất kén 167
Bảng 124 Tỷ lệ vỏ kén 168
Bảng 125 Năng suất lá dâu 168
Bảng 126 Kết quả triển khai mô hình ở vụ xuân 170
Bảng 127 Kết quả triển khai mô hình vụ hè 170
Bảng 128 Kết quả triển khai mô hình vụ thu 171
Bảng 129 Công lao động/1 vòng trứng 172
Bảng 130 Hiệu quả kinh tế 172
Bảng 131 Nhiệt ẩm độ của các lứa nuôi 173
ix
Bảng 132 Kết quả triển khai mô hình ở vụ xuân 173
Bảng 133 Kết quả triển khai mô hình ở vụ hè 174
Bảng 134 Kết quả triển khai mô hình ở vụ thu 174
Bảng 135 Hiệu quả kinh tế mô hình 175
Bảng 136 Năng suất kén của các hộ nuôi tằm mô hình 176
Bảng 137 Hiệu quả kinh tế của mô hình 177
Bảng 138 Kết quả triển khai mô hình năm 2010 178
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Diện tích trồng dâu ở các vùng sinh thái 51
Hình 2 Sản phẩm PCR-RAPD của 10 giống tằm với mồi OPE14 trên
gel argarose 1,5% 61
Hình 3 Biểu đồ hình cây của 10 giống tằm theo hệ số di truyền của
Jaccard và kiểu phân nhóm UPGMA 63
Hình 4 Sản phẩm PCR-RAPD của 40 mẫu nhộng F1 thuộc 04 cặp lai tằm
nhị nguyên trong nước với mồi OPA02 trên gel agarose 1,5% 70
Hình 5 Biểu đồ hình cây theo hệ số di truyền của Jaccard và kiểu phân
nhóm UPGMA các cá thể F1 c
ủa 04 cặp lai tằm nhị nguyên
trong nước 71
Hình 6 Sản phẩm PCR-RAPD của 40 mẫu nhộng F1 thuộc 04 cặp nhị
nguyên nhập ngoại với mồi RA40 và OPB12 trên gel agarose 1,5% 72
Hình 7 Biểu đồ hình cây theo hệ số di truyền của Jaccard và kiểu phân
nhóm UPGMA của 4 cặp lai nhị nguyên nhập ngoại 73
Hình 8 So sánh năng suất giữa các cặp lai trong mùa khô ở các vùng
sinh thái khác nhau 110
Hình 9 So sánh năng suất giữa các cặp lai trong mùa mưa ở các vùng
sinh thái khác nhau 111
Hình 10 So sánh tỷ lệ chế
t của phôi gà sau tiêm 48h, 72h, 96h 127
Hình 11 So sánh khả năng tồn lưu bệnh 128
Hình 12 Kết quả điện di ADN tổng số của các chủng virus phân lập 129
Hình 13 Kết quả điện di sản phẩm PCR nhân đoạn gen đặc hiệu của
NPV phân lập 130
Hình 14 Hình ảnh cắt đoạn gen đích từ vector tái tổ hợp bằng enzyme Alu I 130
Hình 15 So sánh hiệu quả giữa các công thức nuôi tằm con 135
Hình 16 So sánh hiệu quả giữa các công thức nuôi tằm lớ
n 137
Hình 17 Diễn biến mật độ của sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu róm hại dâu
tại Long Biên, Đông Anh - Hà Nội 2008-2010 154
Hình 18 Sâu cuốn lá dâu qua đông 156
Hình 19 Tỷ lệ tằm chết khi ăn lá dâu được phun một số loại thuốc bảo
vệ thực vật 164
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tơ tằm là sợi tự nhiên do con tằm dâu (Bombyx mori) ăn lá dâu rồi nhả
ra sợi tơ. Sợi tơ tằm và các sản phẩm được chế biến từ tơ có nhiều đặc điểm quí
hiếm mà không có loại sợi hoá học nào so sánh được. Chính vì thế ngay từ xa
xưa con người đã phong tặng cho tơ tằm là “Nữ hoàng của sắc đẹp”.
Đời s
ống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao
thì xu hướng sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra từ sợi tơ tự nhiên ngày
càng nhiều. Theo báo cáo của tổ chức lương thực thế giới (FAO) và Uỷ ban
kinh tế xã hội châu Á Thái bình dương (ESCAP) thì trong vòng hơn 50 năm
qua sản lượng tơ tằm thế giới đã tăng khoảng 36% so với năm 1950. Hàng
năm các nước sản xuất t
ằm tơ tằm đã cung ứng cho thế giới khoảng 80.000
tấn tơ các loại chiếm 5% tổng nhu cầu tơ sợi tự nhiên và hoá học được tiêu
dùng. Trong đó Trung Quốc là nước sản xuất tơ tằm hàng đầu, đạt trên 50
ngàn tấn/năm chiếm 64% tổng sản lượng tơ thế giới, tiếp đến là Ấn Độ 12.000
tấn, Nhật Bản 5.000 tấn, các nước SNG 4.000 tấn Brazin 2.200 tấn, Việ
t Nam
2.100 tấn (3%) các nước khác còn lại khoảng 4.700 tấn.
Trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam là một nghề sản xuất có từ lâu đời,
nhưng sự phát triển của nó luôn biến động qua từng thời kỳ. Hiện nay theo
báo cáo của Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, diện tích dâu của cả nước
chỉ còn trên 2 vạn ha, hàng năm sản xuất được 21.000 tấn kén, ươm được
2.100 tấn tơ các loại. Số l
ượng trứng giống tằm cần cung ứng cho sản xuất từ
2 triệu đến 2,2 triệu vòng mỗi năm. Trong số trứng giống tằm cần cung ứng
nói trên có khoảng 60% là trứng tằm kén vàng sản xuất trong nước, còn lại
khoảng 40% trứng tằm kén trắng chất lượng tơ kén cao vừa sản xuất trong
nước vừa nhập ngoại từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc nhập ngoại chủ yếu là
ti
ểu ngạch, hàng không rõ nguồn gốc do vậy chất lượng không đảm bảo,
2
bệnh tật phát sinh nhiều, giá cả cao, kế hoạch sản xuất bị lệ thuộc như đã
từng xảy ra trong các năm 2002, 2003 và vụ thu 2005.
Từ đầu năm 2003 đến nay, thị trường tơ lụa quốc tế đang được phục
hồi, góp phần thúc đẩy sản xuất dâu tằm trong nước phát triển. Nhiều địa
phương đã khẳng định lại vị trí cây dâu tằm sau một s
ố năm suy giảm. Nhiều
tiến bộ kỹ thuật về giống dâu, giống tằm, công nghệ, thiết bị ươm tơ, dệt lụa
và nhuộm được tiếp nhận và áp dụng thành công, tạo thuận lợi tiếp cận với thị
trường tơ lụa thế giới. Giá trị xuất khẩu toàn ngành ước đạt 160 triệu USD,
đặc biệt thị trường tơ, lụa trong nước
đang tăng (khoảng 1,2 – 1,5 triệu
mét/năm). Hoạt động kinh doanh tổng hợp được mở rộng với doanh thu hàng
trăm tỷ đồng.
Ngành sản xuất dâu tằm tơ ở Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển
như nguồn lao động, quỹ đất, điều kiện khí hậu v v. Nhưng sự phát triển của
ngành chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân ch
ủ yếu là do
hiệu quả kinh tế của sản xuất chưa cao. Kết quả điều tra của chúng tôi cho
thấy hiện nay bình quân một hecta dâu ở các vùng sản xuất trong cả nước mới
chỉ đạt khoảng 50-60 triệu đồng tương đương 3000 USD. Trong khi đó ở tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) có cùng một điều kiện khí hậu như
Việt Nam thì bình quân một hecta dâu đạt 4000 USD. Thực tế này ch
ứng tỏ
tiềm năng kinh tế trong sản xuất dâu tằm của Việt Nam còn rất lớn.
Vì vậy để ổn định và phát triển bền vững ngành sản xuất dâu tằm tơ ở
Việt Nam cần phải nghiên cứu và ứng dụng đồng bộ vào trong sản xuất các
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến góp phần thiết thực vào việc nâng cao năng suất,
phẩm chất tơ kén, t
ăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích dâu. Xuất phát từ
thực tế trên Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số giải pháp Khoa học Công nghệ nhằm phát triển sản xuất
dâu tằm bền vững phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
3
2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số giải pháp khoa học công nghệ về giống và kỹ
thuật nhằm tăng sản lượng tơ tằm và nâng cao giá trị xuất khẩu, góp phần
phát triển bền vững ngành sản xuất dâu tằm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Chọn lọc được 2-3 cặp lai và quy trình công nghệ nuôi, nhân giống
thích hợp cho các mùa vụ ở các vùng khí hậu, đất đai điể
n hình:
+ 01 cặp lai năng suất, chất lượng cao nuôi vào vụ xuân, vụ thu ở các
tỉnh miền Bắc, miền Trung (năng suất kén >12kg/vòng, chiều dài tơ đơn 800-
900m, kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên).
+ 01 cặp lai năng suất, chất lượng cao nuôi tại Lâm Đồng (năng suất
kén >12kg/vòng, chiều dài tơ đơn>1000m, kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp >2A)
+ 01 cặp lai chống chịu tốt nuôi ở vụ hè cho vùng đồng b
ằng sông
Hồng và miền Trung (năng suất kén>12kg/vòng, chiều dài tơ đơn 700-800m
kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A)
- Xây dựng Quy trình kỹ thuật nuôi, nhân giống các cặp lai tằm đã xác
định.
- Xây dựng Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh hại tằm (bệnh tằm gai,
bệnh virus, bệnh vi khuẩn) và sâu hại chủ yếu ở cây dâu (sâu cuốn lá, sâu
khoang, sâu róm) theo hướng an toàn nông sản;
- Xây dựng Quy trình kỹ thuật nuôi tằm con nuôi tập trung, tằm lớn nuôi
dưới đất;
- Xây dựng Quy trình kỹ thuật đốn rải vụ trong năm và bón phân tưới
nước cho cây dâu ở vụ thu;
- Xây dựng 3 mô hình nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới đất
(Quy mô 1ha/mô hình) đạt ≥ 1500kg kén/ha dâu;
- Xây dựng 4 mô hình (quy mô 5ha dâu/mô hình) ứng dụng một số giải
pháp KHCN nhằm nuôi tằm đạt năng suất chất lượng cao (năng suất ≥
1500kg kén/ha, chiều dài tơ đơn đạt 800-1000m);
- Đào tạo 1-2 thạc sỹ,
đăng tải 5 bài báo.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đê nâng cao năng suất, chất
lượng lá dâu
1.1.1.1. Nghiên cứu về kỹ thuật đốn rải vụ và bón phân tưới nước cho cây
dâu
Cây dâu có đặc tính tái sinh, nên đốn dâu là một biện pháp kỹ thuật
quan trọng nhất để tăng năng suất và chất lượng lá,duy trì hình dạng tán cây,
hạn chế sâu bệnh gây hại. Đốn dâu còn là biện pháp kỹ thuật để điều khiển
thời vụ cho lá dâu phù hợp với thời vụ nuôi tằm. Tuỳ theo điều kiện khí hậ
u
và thời vụ nuôi tằm của từng nước mà người ta áp dụng lựa chọn các hình
thức đốn dâu khác nhau.
Ở các nước có khí hậu ôn đới như Nhật Bản, Liên Bang Nga thì một
năm chỉ nuôi 3-4 lứa tằm, bắt đầu từ trung tuần tháng 5 và kết thức vào tháng
10 [6]. Vì thế ở các vùng sản xuất của nước này cũng chỉ có 2 thời vụ đốn, cắt
lá ở tháng 6 và tháng 8.
Ấn Độ ở vùng khí hậu Á nhiệ
t đới, cây dâu sinh trưởng quanh năm, thì
thời vụ đốn dâu hàng năm phụ thuộc vào lượng mưa và phương pháp thu
hoạch lá. Ở các vùng không tưới nước thì cây dâu chỉ đốn 1 lần trong 1 năm
vào tháng 7-8. Đốn cách mặt đất 10-15 cm [7]. Một số vùng còn áp dụng
kiểu đốn trung. Đốn cách mặt đất 45 -60cm vào tháng 10 - 2.
Còn ở các vùng có điều kiện thâm canh như bón phân tưới nước thì
ruộng dâu trồng với mật độ dầy và áp dụng phương pháp cắt cành. Trong m
ột
năm tiến hành cắt 4-5 lứa dâu, như vậy có nghĩa là một năm đốn 4-5 lần.
Các vùng trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Đông và Quảng tây (Trung
Quốc) có khí hậu gần giống với ở vùng đồng bằng sông Hồng nước ta, để có
nhiều lá dâu cho nuôi tằm vụ xuân, người ta đã áp dụng phương pháp để dâu
lưu vụ đông và đốn vào vụ hè. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu dâu
tằm Quảng Đông cho thấy: ruộng dâu để lưu đông có phớt ngọn ở vụ cuối thu
thì cho năng suất lá vụ xuân cao hơn 10% so với ruộng dâu không phớt ngọn.
5
Mặt khác do phớt ngọn đã diệt được các trứng của rầy truyền bệnh virus đẻ ở
ngọn cây dâu.Theo kết quả nghiên cứu cho thấy độ dài cành cắt bỏ đi tuỳ theo
đặc tính của giống dâu và độ dài của cành trên cây. Với giống dâu Hồ nếu có
chiều dài cành từ 1,5m trở lên thì đốn phớt 1/4 cành, cành dài 1,3m thì phớt
bỏ 1/5 cành. Nếu cành chỉ dài 1 m thì phớt bỏ phần xanh chưa hoá gỗ. Đối với
gi
ống dâu trồng bằng hạt có nhiều hoa, quả thì có thể phớt bỏ đi từ 1/2 - 1/3
độ dài cành.
Bón phân cho cây trồng là một khâu quan trọng trong hệ thống kỹ thuật
trồng trọt. Theo nhiều tư liệu thế giới thì chi phí phân bón cho cây trồng
chiếm trên 30% chi phí trồng trọt, nhưng với nông dân Việt Nam nếu không
tính công lao động thì chi phí phân bón chiếm trên 50%.
Dâu là loại cây trồng lâu năm, mục đích trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm,
mỗi năm cây dâu phả
i đốn và hái lá nhiều lần. Vì thế cây dâu yêu cầu lượng
chất dinh dưỡng rất lớn ở trong đất. Nếu không cung cấp dinh dưỡng kịp thời
thì làm cho dinh dưỡng trong đất thiếu, độ phì của đất giảm sẽ gây ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của cây, từ đó năng suất lá dâu giảm xuống. Phân bón cho
cây dâu không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lá mà còn liên quan đến năng
suất, chất lượng kén và n
ăng suất chất lượng trứng tằm. Do vị trí, tác dụng
của phân bón như vậy, cho nên nghiên cứu phân bón đối với cây dâu đã trở
thành đề tài được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu vai trò, tác dụng của các nguyên tố
N, P, K đến năng suất, chất lượng lá dâu, các nhà khoa học đều khuyến cáo
cần phải bón phối hợp N, P, K cho cây dâu. Nhưng tuỳ theo điều kiện
độ phì
của đất và điều kiện khí hậu ở từng nước mà tỷ lệ N, P, K trong phân hỗn hợp
có khác nhau. Nhật Bản thì sản xuất loại phân dùng cho ruộng dâu tằm lớn có
tỷ lệ N, P, K =10:4:5 hoặc 12:4:5. Ruộng dâu cho tằm con là 6:4:5. Còn
Trung Quốc quy định ruộng dâu dùng cho nuôi tằm kén ươm dùng loại phân
10:4:5, ruộng dâu dùng cho nuôi tằm kén giống = 5:3:4.
Ở Thái Lan người ta cho rằng ruộng dâu được đầu tư lượng phân bón
240N + 138P + 51K thì cho năng suất và chất lượ
ng lá cao nhất.
Nhưng hiệu quả của phân bón cho cây dâu cao hay thấp còn tuỳ thuộc
vào một số điều kiện ngoại cảnh, trong đó yếu tố nhiệt độ và nước trong đất
có tác dụng rõ nhất. Ở Bang Kanataka Ấn Độ thì số lần bón và liều lượng
6
phân bón cho cây dâu phụ thuộc vào điều kiện tưới nước. Ở những vùng có
tưới nước thì bón (250N-100P-100K) và chia ra 5 lần bón trong năm theo 5
lứa thu hoạch dâu như sau: Lần 1 bón 50kg N-50kgP -50kgK; Lần 2 bón 50kg
N, lần 3 bón 50kg N -50kgP -50kgK, lần 4 bón 50kg N, lần 5 bón 50kg N.
Ở các vùng không có điều kiện tưới nước thì bón 100kgN -50kgP-
50kgK chia ra 2 lần bón: Lần 1 bón 50kgN-50kgP-50kg K, bón lót cùng với
phân hữu cơ (tháng 7-8), lần 2 bón 50kgN, bón sau khi thu hoạch lá lứa 1
(tháng 9-10). Chính vì vậy ở những thời vụ khô hạn, tưới nước là biện pháp
tích cự
c không chỉ xúc tiến sự sinh trưởng của cây dâu mà còn nâng cao hiệu
quả của phân bón.
Thời kỳ tưới nước cho cây dâu theo Gu Gua Da cần phải dựa vào ẩm
độ của đất và tình hình sinh trưởng của cây dâu. Hàm lượng nước trong đất
đạt 70 -80% là rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây, khi hàm lượng nước
giảm đến dưới 50% thì cần kịp thời tưới nước. Còn trạng thái sinh trưởng của
cây dâu biểu hiện khi các mầm sinh trưởng chậm, y
ếu thậm chí bị tắt búp thì
chứng tỏ trong đất thiếu nước. Còn theo Soo-Ho Lim và cộng sự trong thời
gian sinh trưởng của cây dâu nếu lượng mưa trung bình ngày nhỏ hơn 4-5mm
thì phải tưới nước bổ xung 200 -250m
3
/ha và 4-5 ngày phải tưới 1 lần.
Tưới nước cho cây dâu tuỳ theo điều kiện ở từng địa phương mà có thể
áp dụng phương pháp tưới phun, rãnh, khóm.v.v Theo Lu-Fu-An thì tưới
phun có ưu điểm là tiết kiệm nước, giữ được phân không bị rửa trôi, hạn chế
đất bị tái nhiễm phèn, điều tiết được nhiệt, ẩm độ ở ruộng dâu, rửa sạch bụi
bẩn ở mặ
t lá v.v Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu dâu tằm Trung
Quốc thì tưới phun so với tưới rãnh giảm được 30 -50% chi phí. Tuy nhiên
đầu tư thiết bị cho tưới phun tốn kém nhiều.
Ở Ấn Độ thường tưới nước cho cây dâu từ tháng 11-4, tuỳ theo từng
loại đất mà định kỳ 10-15 ngày tưới một lần.
Đánh giá về hiệu quả của biện pháp tưới nước, kết quả nghiên cứu của
Viện dâu tằm MySore Ấn Độ cho thấy: Ruộng dâu có tưới nước năng suất lá
bình quân trong 5 năm tăng 1,6 lần so với điều kiện không tưới. Tác giả
khẳng định nếu tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ thì năng suất lá dâu sẽ
tăng lên gấp 3-4 lần.
Chất lượng lá ở ruộng dâu có tưới cũng được nâng cao, biểu hiện như
7
hàm lượng nước, protein và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cũng cao hơn
so với lá dâu không tưới nước.
1.1.1.2. Nghiên cứu một số sâu hại chủ yếu ở cây dâu
Như bất kỳ loại cây trồng nông nghiệp khác, cây dâu bị rất nhiều loài
sâu gây hoại, cho dù công việc hái lá và đốn dâu làm hạn chế sự sinh trưởng
phát dục của sâu hại dâu, có nhiều loài côn trùng có khả năng hoàn thành
vòng đời của mình trong một chu kỳ thu hoạch lá.
Đối với cây dâu, sâu th
ường gây hại rất nhanh và thiệt hại lớn. Các loại
côn trùng cánh vảy, bọ trĩ, rệp là những côn trùng chủ yếu gây hại cho dâu.
Chúng có thể gây hại quanh năm hoặc theo mùa vụ. Tập tính gây hại của
chúng rất đa dạng: ăn lá, ăn ngọn non, một số chích hút nhựa, đục thân, cành,
một số loài còn là môi giới truyền bệnh virus và Phytoplasma.
Theo Zheng Ting et all (1988) thành phần côn trùng hại dâu tại Trung
Quốc có tới 200 loài, trong đó có 50 loài thuộc các nhóm hại búp, ă
n lá, đục
thân, đục cành, thường xuyên đe doạ ngành sản xuất dâu, đặc biệt là các loài
Diaphania pyloalis, paradoxecia pieli, Pseudaulacapsis pentagola; Drosicha
contra-hens,
Các nước trồng dâu nuôi tằm thuộc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ,
Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia và
Bangladesh , đã ghi nhận 27 loài sâu hại dâu phổ biến thuộc các bộ
Lepidoptera (14 loài), Hemiptera (7 loài), Coleoptera (4 loài), Orthoptera (2
loài), Thysanoptera (1 loài), bộ Isoptera (1 loài) và 1 loài nhện. Trong đó có
một số loài gây hại nặng và xuất hiện ở tất cả các vùng trồng dâu củ
a các nước
là Diaphania pyloalis, Phthomnandria atrilineata, Saissetia spp. Các loài côn
trùng, nhện hại dâu chính phải kể đến:
- Nhóm sâu hại lá:
Một số loài sâu róm ăn lá (Diacrisia obliqua Wlk., Eupterote
molliferaWlk., Euproctis Fraterna), sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis
Walker.), bọ cánh cứng ăn lá (Myllocerus spp.)…
Biện pháp phòng trừ nhóm sâu ăn lá là vệ sinh đồng ruộng, lợi dụng
các loài ký sinh thiên địch và sử dụng thuốc hóa học như Dimethyle Dichloro,
Viny Phosphat, BHC hoặc Parathion…khi mật độ cao.
8
- Nhóm chích hút:
Rầy xanh (Emposca flavescens Fb.), nhóm bọ xít (Eusarcocoris
ventralis Wlk., Nezara Virudula L.), nhóm rệp (Pseudaulacapsis pentagona
Targioni &Tozzetri, Saissettia nigra, Aonidella aurantii…), nhóm bọ trĩ
(Pseudodendroptrips mori, Taeniothripsclaratris, Taeniothripshlyciens,
Haplothripscoloratus, Taeniothripsmelanicoris) và nhóm nhện hại
(Tetranychus equitorius, Tetranychus telarius)
- Nhóm đục thân, đục ngọn:
Ruồi đục ngọn dâu (Diplosismiri sp.), sâu đục cành, thân (Apriona
japonica, Xylotre chinensis, Sinoxylon pubens)
Biện pháp phòng trừ chính đối với nhóm này gồm vệ sinh đồng ruộng
dọn sạch tàn dư thực vật nhằm loại trừ nơi cư trú của trưởng thành, góp phầ
n
giảm số lượng nhộng, thu bắt trưởng thành bằng các loại bẫy bả, tiến hành
phun thuốc hóa học sớm khi sâu non chưa đục vào thân, cành hay ngọn dâu.
1.1.2. Nghiên cứu chọn tạo giống tằm
Một trong số nhân tố kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến năng suất chất
lượng tơ kén và hiệu quả kinh tế là giống tằm. Vì thế hầu như các nước có
nghề sản xuất dâu tằm đều quan tâm và tập trung nghiên cứu để chọn tạo ra
giống tằm vừa cho năng suất phẩm chất tơ kén cao, vừa thích ứng được với
điều kiện khí hậ
u của địa phương.
Từ những năm 1973 trở về trước, Nhật Bản là nước có sản và chất
lượng tơ tằm đứng đầu thế giới. Do kết quả của công tác cải lương giống tằm
mà tỷ lệ vỏ kén từ 10% đã nâng lên 25%. Độ dài sợi tơ của một con kén từ
500m tăng lên 1500m.
Trung Quốc là cái nôi của ngành trồng dâu nuôi tằm của thế giới, công
tác nghiên cứu chọn lọc bồi dục giống tằm được tiến hành ở các Viện nghiên
cứu dâu tằm thuộc các tỉnh. Thông thường ở Trung Quốc cứ 5 -6 năm sẽ thay
đổi giống tằm mới. Để nâng cao chất lượng tơ và tính thích ứng của giống tằm
các nhà khoa học chọn tạo giống tằm ở Trung Quốc đã phối kết hợp giữa giống
tằm Nhật Bả
n lai với giống tằm Trung Quốc. Hiện nay ở Quảng Đông và
Quảng Tây đang sử dụng rộng rãi cặp lai tứ nguyên là 7532 x 932. Trong đó
giống tằm 7532 có nguồn gốc từ Nhật Bản, còn giống tằm 932 có nguồn gốc từ
Trung Quốc. Giống tằm này có ưu điểm là vỏ kén dày, con nhộng nhỏ nên hệ
9
số tiêu hao kén cho một cân tơ là 6-6,5 kg. Nếu công nghệ ươm tơ tiên tiến thì
phẩm chất tơ đạt cấp 3A-4A. Trong nhiều năm qua giống tằm này đã nhập vào
Việt Nam (nhập tiểu ngạch) và nuôi ở nhiều vùng sản xuất trong cả nước.
Những năm gần đây, sử dụng chỉ thị phân tử ADN để phân tích mối
quan hệ di truyền cũng như phát hiện sớm các tính trạng quan tâm ở các gi
ống
vật nuôi và cây trồng đã trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh
vực CNSH phục vụ cuộc sống con ngưòi. Bằng cách này nhiều giống cây trồng
và vật nuôi mới đã được tạo ra. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu chọn tạo giống tằm được quan tâm ở mức độ phân tử từ năm 1972 (Kim et
al., 2006). Chẳng hạn như Srivastava và cộng sự (2005) đã dùng 10 chỉ th
ị
RAPD để đánh giá đã dạng di truyền cho 20 giống tằm, mặc dù hệ số di truyền
giữa các giống là 0,754 nhưng các tổ hợp lai đơn và lai kép đã được thiết lập và
cho kết quả khat quan. Hay Appukuttan và cộng sự (2005) đã sử dụng 20 chỉ
thị RAPD và ISSR để đánh giá mức độ thay đổi phân tử của hai nhóm tằm
(nhóm có thời gian phát dục ngắn và nhóm có thời gian phát dục dài) của bốn
thế
hệ tằm Nistari tự phối. Kết quả nhận được cho thấy nhóm tằm có thời gian
phát dục ngắn thuần hơn các nhóm tằm có thời gian phát dục dài.
Về cơ cấu giống tằm, các nước có khí hậu mát mẻ, cơ sở vật chất, kỹ
thuật nuôi tốt như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Tadgikistan nuôi
giống lưỡng hệ quanh năm còn các nước có khí hậu nóng ẩm, nóng khô, cơ
sở
vật chất, kỹ thuật nuôi còn hạn chế như Ấn Độ, Thailan, Lào, Cămpuchia,
Brazil thì nuôi cả giống Lưỡng và giống Đa hệ.
1.1.3. Nghiên cứu về bệnh hại tằm
Con tằm dâu (Bombyx mori) có nguồn gốc từ con tằm dại, do con người
thuần hoá mà thành. Vì thế nó có sức đề kháng rất yếu với các loại bệnh hại,
đặc biệt ở những nước có khí hậu nóng ẩm, nguồn bệnh có điều kiện tồn tại ở
môi trường cho nên bệnh hại tằm phát triển rất mạnh và gây tổn thất rất lớn
cho sản xuất.
Từ trước t
ới nay các nhà khoa học trên thế giới đều đã tập trung nghiên
cứu để phân loại các bệnh, nguồn gốc, nguyên nhân, triệu chứng và phương
pháp phòng trừ. Trong các loại bệnh hại ở con tằm thì có ba loại gây tổn thất
lớn nhất đến sản lượng kén là bệnh do virus, do vi khuẩn và do nguyên sinh
động vật (bệnh gai).
10
1.1.3.1. Bệnh tằm gai
Bệnh gây ra do nguyên sinh động vật Nosema bombycis (Nb) và được
ghi nhận đầu tiên vào năm 1845 ở Pháp, sau đó tới Ý, Tây Ban Nha… Từ năm
1853 – 1865 sản lượng kén hàng năm ở nước Pháp bị tổn thất rất nặng nề. Sau
thời gian nghiên cứu 5 năm (1865-1870) nhà khoa học Louis Pasteur đã chứng
minh bệnh này lan truyền qua đường miệng và phôi thai của con ngài. Vì thế để
cắt con đường lây lan của bệnh ở các cơ sở sản xu
ất trứng giống tằm phải kiểm
tra con ngài (con bướm cái) trước khi đưa trứng ra sử dụng.
Bệnh hại tằm do vius và vi khuẩn là hai nhóm bệnh gây tổn thất lớn
nhất cho các vùng nuôi tằm. Trong điều kiện sản xuất hiện nay ở Việt Nam, ở
một số vùng sản xuất do chưa ứng dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật nên
hai nhóm bệnh này thường gây tổn thất trên 40% tổng s
ản lượng kén hàng
năm. Trong hai nhóm bệnh này, thì nhóm bệnh do virus gây tổn thất 70%
mức tổn thất do bệnh hại gây ra.
1.1.3.2. Nhóm bệnh do virus
Hiện nay đựơc phân ra 4 loại:
- Bệnh đa giác thể hạch tế bào có tên là Nuclear polyhydrois virus, viết
tắt là (NPV).
Virus của bệnh này ký sinh ở hạch tế bào và được phát hiện sớm nhất
trong các loại bệnh virus (1149). Năm 1912 nhà khoa học Von prowazek đã
chứng minh loại virus này có tinh lọc và được bảo vệ bởi lo
ại Protid nhiều
cạnh, nên nó có sức đề kháng rất tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
- Bệnh đa giác thể tế bào chất có tên là Cytoplasmic polyhydrosis virus
viết tắt là (CPV) được phát hiện vào năm 1937. Virus của bệnh này ở môi
trường bên ngoài sau một năm vẫn giữ được hoạt tính của nó nhưng ở trong
phòng tằm có thể tồn tại từ 3 – 4 năm.
- Bệnh m
ềm, trong thời gian khá dài người ta đều cho rằng bệnh này
chủ yếu do con tằm yếu khiến cho vi khuẩn ở đường ruột có điều kiện phát
triển. Nhưng đến năm 1960 nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh bệnh
này là do Infectious flatcherie virus viết tắt là (FV) hoặc (IFV) gây ra. Virus
của bệnh này không có hình đa giác thể.
- Bệnh bủng hạch hay còn gọi là bệnh virus nhân hình trụ Denso
Nucleosis virus, viết tắt là (DNV). Bệnh này mãi đến n
ăm 1973 mới được các
11
nhà khoa học Nhật Bản tìm ra. Năm 1982 Viện nghiên cứu dâu tằm Trung
Quốc áp dụng phương pháp sinh hoá và soi qua kính hiển vi điện tử cũng đã
xác minh ở các vùng sản xuất dâu tằm Trung Quốc cũng có bệnh này. Virus
của bệnh này còn ký sinh ở con sâu đo trong ruộng dâu. Hiện nay các nhà
khoa học đang đi sâu tìm hiểu đặc điểm của virus này.
1.1.3.3. Bệnh vi khuẩn
Bệnh do 03 loại vi khuẩn chính gây ra. Đó là Streptococus sp, Bacillus
sp và Seratia marcescens. Ở Liên Xô (cũ), Bungaria, Nhật Bản, Trung Quốc
tằm chết do bệnh vi khuẩn thường chiếm từ 20 - 40% trong tổng số bệnh hại.
Hiện nay, nhờ công tác chọn tạo giống tằm và cải tiến kỹ thuật nuôi nên mức
độ thiệt hại chỉ còn dưới 10%. Kết quả nghiên cứu của Liu-Xi-Kang, Lu-
Yun-Lian, Sharada, Ucakoba, Wen-Ming-Lu cho rằng sự phát sinh phát
triển c
ủa bệnh vi khuẩn ở tằm phải có hai điều kiện sau:
- Thể chất tằm yếu do trong quá trình nuôi bị tác động của nhiệt độ,
ẩm độ bất lợi hoặc do tằm bị đói, chất lượng lá dâu kém. Từ đó làm cho
quá trình trao đổi chất giảm, chức năng sinh lý bị phá vỡ dẫn đến khả năng
diệt khuẩn bệnh của dịch tiêu hoá ở tằm yếu
đi (1).
- Vệ sinh sát trùng không tốt, nguồn vi khuẩn gây bệnh từ môi
trường xâm nhập vào trong cơ thể con tằm (2). Các nhân tố này chi phối
37% kết quả lứa tằm.
Còn Yang-Da-Zheng đã phát hiện thấy trong dịch tiêu hoá của tằm có
chất kháng khuẩn là ASP có tác dụng khống chế sự phát triển của vi khuẩn.
Qua thí nghiệm ông đã chứng minh tằm ăn lá dâu ở vụ xuân thì hoạt tính của
chất ASP trong ruột tằm có tính kháng khuẩn cao, còn lá dâu ở v
ụ hè và vụ
thu thì tính kháng khuẩn thấp. Đặc biệt tằm ăn lá dâu đã qua bảo quản thời
gian dài thì chất ASP hầu như không có hoạt tính.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao ở thời kì ấp trứng tằm đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như Gersenjon, Verbinckai, Karpov,
Aliev, Sakai. Theo các nhà nghiên cứu trên, trứng tằm ấp ở nhiệt độ
29,5
0
C là cơ hội để phát sinh bệnh vi khuẩn. Vì thế nên đảm bảo điều kiện
ấp trứng là 25
0
C và ẩm độ là 80 - 85% (3).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đều thống nhất có ba
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới làm cho con tằm bị nhiễm các loại bệnh là
12
nguồn bệnh, con đường xâm nhập của nguồn bệnh vào con tằm và một số
nhân tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của con tằm. Trong ba nhân tố trên thì
nguồn bệnh là nguyên nhân chủ yếu nhất. Vì thế trong khâu nuôi tằm để hạn
chế thấp nhất tằm bị bệnh thì phải sử dụng thuốc phòng trừ bệnh trước và
trong khi nuôi tằm.
1.1.4. Nghiên cứu về kỹ thuật nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới
đất
Kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia có nghề dâu tằm tơ phát triển đều
chứng minh rằng ngoài yếu tố giống tằm tốt năng suất cao mang tính quyết định
thì một trong những nguyên nhân quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất dâu tằm
là giống dâu và các biện pháp kỹ thuật nuôi tằm phải được cải tiến nâng cao để
phù hợp với trình độ khoa học công nghệ trình độ dân trí của mỗi n
ước.
1.1.4.1. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm con tập trung
Dựa theo đặc tính sinh lý của tằm con mà một số nước đã nghiên cứu
mô hình nuôi tằm con tập trung để đáp ứng được một số yêu cầu của con tằm
ở giai đoạn tằm còn nhỏ và đó cũng là cơ sở chắc chắn để đảm bảo kết quả
của lứa tằm.
Nhật Bản là nước
đầu tiên đi vào áp dụng mô hình này. Đến năm 1980
có 2514 mô hình nuôi tằm tằm con tập trung chiếm 91,8% tổng số hộ nuôi
tằm. Do kết quả của mô hình này ở Nhật Bản bệnh vius gây hại cho con tằm
đã giảm xuống rất rõ rệt. Tỷ lệ phát sinh bệnh vius chỉ còn dưới 2% vì vậy
giúp cho nâng cao sản lượng kén tằm.
Trung Quốc mới bắt đầu nghiên cứu mô hình này. ở thời kỳ đầu người
nông dân chỉ áp dụng nuôi tằm đến hết lứa tuổi 2. Thời gian gần đây mới kéo
dài thời gian nuôi tằm con đến hết tuổi 3 và đã phát triển mở rộng ở các khu
vực sản xuất. Từ thực tế sản xuất các nhà khoa học Trung Quốc đã đưa ra 4
nguyên tắc khi áp dụng mô hình nuôi tằm con tập trung “Bốn chuyên m
ột
xa”: Phòng chuyên nuôi tằm con, dụng cụ chuyên nuôi tằm con, người chuyên
nuôi tằm con, ruộng dâu chuyên nuôi tằm con và phòng chuyên nuôi tằm con
cách xa phòng nuôi tằm lớn.
1.1.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm dưới đất
Một trong số yếu điểm của ngành sản xuất dâu tằm là sử dụng nhiều lao
động. Trong điều kiện khi nền công nghiệp phát triển thì lao động tập trung
13
cho ngành sản xuất này là lớn. Vì thế để ổn định và phát triển ngành sản xuất
dâu tằm cần phải nghiên cứu tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
Theo điều tra ở Nhật Bản thì thời gian lao động dùng cho nuôi tằm chiếm 79%,
còn lại 21% dùng cho chăm sóc thu hoạch lá dâu. Vì thế các nhà khoa học ở
Nhật Bản ngoài việc nghiên cứu để nâng cao năng suất kén còn đi sâu nghiên
cứu để giả
m thời gian sản xuất ra một cân kén từ 6,5 giờ xuống còn 4,5 giờ.
Một trong số các biện pháp để đạt được mục đích này là nuôi tằm lớn
theo phương pháp đơn giản như nuôi tằm dưới đất (Rearing of grown
mulberry silkworm on ground) và nuôi tằm ở bên ngoài (Out door rearing).
Ở Trung Quốc mô hình này đã được mở rộng ra nhiều vùng sản xuất.
Đặc biệt ở những vùng mới phát triển trồng dâu nuôi tằm do có khó khăn
thiếu dụng cụ và phòng nuôi t
ằm.
Liên Xô cũng đã áp dụng rộng rãi mô hình này.
Nuôi tằm theo mô hình này không chỉ khắc phục được khó khăn về
dụng cụ và phòng nuôi tằm, nó còn tiết kiệm lá dâu, tiết kiệm lao động. Theo
qui trình kỹ thuật nuôi tằm dưới đất của Trung Quốc thì ở tằm tuổi 5 mỗi
ngày chỉ cho ăn dâu 3-4 lần và cả tuổi 5 chỉ thay phân có 1 lần.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất chất
lượng lá dâu
1.2.1.1. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật đốn rải vụ, bón phân cho cây
dâu
Nghiên cứu phân bón cho cây dâu ở Việt Nam cũng đã được tiến hành
từ năm 1969 tại vùng dâu đồi Ba Vì, năm 1969-1970 tại Việt Hùng Thái
Bình và năm 1971 -1975 tại trại tằm Mai Lĩnh, Hà Tây. Nhưng nghiên cứu
một cách hệ thống và đầy đủ nhất là từ năm 2001-2003 tại Trạm Nghiên cứu
Dâu tằm tơ Việt Hùng, Thái Bình [4] và Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm
Nông- Lâm nghi
ệp Lâm Đồng [1].
1.2.1.2. Nghiên cứu về sâu hại dâu
Những nghiên cứu về sâu hại dâu tại Việt Nam còn rất ít. Theo công bố
của Viện BVTV (1976) trên cây dâu có 36 loài sâu hại trong đó có các loại
sâu hại quan trọng là sâu đo, sâu đục thân, sâu đục cành, sâu róm, bọ trĩ
Giáo trình cây dâu (1995) đã giới thiệu một số loài sâu hại chính là: sâu cuốn