Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng đông bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 99 trang )

VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ NÔNG NGHIỆP







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT GÒ ĐỒI
VÙNG ĐÔNG BẮC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP



CNĐT: NGUYỄN VĂN TOÀN












8902


HÀ NỘI – 2011



Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 1





MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dứa sợi là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, được trồng
nhiều ở Trung Mỹ. Do có tính ưu việt là cây không kén đất và có khả năng chịu hạn
tốt nên có thể phát triển được ở nhiều nơi trên thế giới. Sợi dứa có đặc tính chịu
được cường độ kéo lớn, có tính
đàn hồi, có độ nhám, chịu được mặn, axit, chịu ma
sát, khi phân huỷ không gây ô nhiễm môi trường.

Theo nghiên cứu, nước ta cũng là một trong những nước có điều kiện khí hậu
phù hợp với trồng dứa sợi, đặc biệt ở các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ;
Duyên hải miền Trung có nhiều đất gò đồi, kết cấu đất rời rạc, thô, độ phì kém, độ
dày tầng đất mịn thấ
p, hiện chưa lựa chọn được cây trồng chủ lực nhưng lại rất

thích hợp với trồng cây dứa sợi. Chính vì vậy từ đầu những năm 1980, Bộ Nông
nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã có chủ trương phát
triển dứa sợi trên cơ sở thực hiện dự án phát triển dứa sợi và thử nghiệm tại một số
địa điểm như
Trung tâm Nghiên cứu Bông Nha Hố (nay là Viện Nghiên cứu Bông
và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố) và Trại nghiên cứu Chè Phú Hộ (nay là Viện
nghiên cứu Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc). Nhìn chung dứa sợi sinh trưởng
tốt và thích hợp với điều kiện của nước ta. Tuy nhiên công nghệ tách sợi lúc bấy
giờ vẫn mang tính truyền thống, nghĩa là phải ngâm rữa lá để lấy sợi. Cách làm này
vừa tốn công, lại gây ô nhiễm, và khó khăn ở những nơi không có ao h
ồ. Mặt khác
nhu cầu về sợi dứa chưa lớn nên nghiên cứu chỉ dừng lại ở thử nghiệm. Hiện nay
nhu cầu của thế giới về các sản phẩm dứa sợi rất lớn và mới chỉ đáp ứng được
khoảng 50%. Để giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu phát triển cây dứa sợi ở Việt
Nam, mặt khác cung cấp cơ sở khoa học cho việ
c phát triển dứa sợi hàng hóa ở
những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp, năm 2006 Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã giao cho Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện đề
tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô
hạn để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải
Miền Trung”.

Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 2


2.Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chung:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh
dưỡng vùng Đông bắc và Duyên hải miền Trung để trồng dứa sợi nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định khả năng thích nghi của dứa sợi với một số vùng đất nghèo dinh
d
ưỡng, khô hạn.
- Xác định quy mô đất thích hợp đối với trồng dứa sợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
và 2 huyện Ninh Sơn và Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận).
- Xác định khả năng cạnh tranh về đất của dứa sợi với các loại cây trồng khác
trong vùng nghiên cứu.
- Đề xuất quy trình trồng, chăm sóc và sơ chế dứa sợi.

Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 3


CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh lý sinh thái của cây dứa sợi
1.1.1.1. Đặc điểm thực vật học:


Dứa sợi (tiếng Anh: Sisal), thuộc:
Bộ: Asparagales
Họ : Thùa - Agavaceae
Loại : Agave
Loài : A. Sisalana
Tên khoa học: Agave sisalana Perrine

Dứa sợi là cây bản địa ở bán đảo
Yucatan của Mê hi cô, là loài cây lâu năm thân
mọng nước, có m
ột thân và từ đó mọc ra các lá
dứa. Cây cao khoảng 1,2 m với đường kính
thân khoảng 20 cm. Lá có hình lưỡi kiếm, các
lá mọc xung quanh thân, lá cứng và dày, nhiều thịt màu xanh sẫm. Mỗi lá dài từ 0,8
đến 1,5m và mọc thành hình xoắn ốc xung quanh thân cây, bề rộng ở phần gốc lá
khoảng 7,5 cm và ở phần rộng nhất từ 10-16 cm, đầu lá có một gai nhọn. Mỗi giống
có chu kỳ sinh trưởng thành khác nhau. Có giống dứa trước đây vòng đờ
i chỉ có 6-9
năm và cho thu hoạch khoảng 200-250 lá. Hiện nay, đã lai tạo được một số giống
dứa có thời gian sinh trưởng tới 10-15 năm. Bộ rễ của dứa sợi rất nông, sâu tối đa
60 cm, nhưng lan rộng tới 3,5 m tính từ thân cây. Khi cây đã trưởng thành sẽ có
một cuống hoa mọc lên từ thân cây có thể đạt tới độ cao từ 3 đến 6 m. Khi hoa bắt
đầu héo, những chồi sẽ mọc ra t
ừ nách trên cùng giữa thân cây và cuống hoa rồi
phát triển thành các cây con hay các chồi mạ, những chồi này khi rơi xuống đất sẽ
ra rễ. Cây dứa sợi sẽ chết khi quá trình ra hoa kết thúc. Cây con nhân giống từ chồi
mạ của cây trưởng thành thường có thời gian trong vườn ươm từ 12 đến 18 tháng.

1.1.1.2. Yêu cầu sinh lý - sinh thái của cây dứa sợi
Yêu cầu về khí hậu

Các tác giả đều cho rằng khí hậu là yếu tố chính quyết định khả
năng sinh
trưởng của cây dứa sợi, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa. Đây là loại cây trồng ưa
nắng, thích hợp với những vùng có nhiệt độ bình quân cao, trung bình trong khoảng
20-28
o
C, thích hợp nhất ở nhiệt độ > 25
o
C và yêu cầu rất nhiều ánh sáng mặt trời.
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 4


Ở những vùng có nhiệt độ bình quân thấp, có mùa đông lạnh thì dứa sợi sinh
trưởng kém, tỷ lệ sợi và năng suất sợi đều rất thấp. Dứa sợi thích hợp với những
nơi có lượng mưa năm 1000 mm - 1500mm. Nếu mưa phân bố trong năm càng đều
thì chất lượng sợi càng cao và thời gian để tiếp tục thu hoạch càng đều đặn. Tuy
nhiên tại những vùng có lượng mưa dưới 500 mm n
ếu phân bố tương đối đều, mùa
mưa kéo dài trên 100 ngày thì vẫn trồng được dứa sợi. Lượng mưa trên 1.600 mm
không thích hợp cho dứa sợi phát triển. Dứa sợi chịu được khô hạn và nhiệt độ cao
kéo dài.

















Hình 1.1. Cánh đồng dứa sợi thời kỳ ra hoa tại Kênia

Yêu cầu về đất:
Dứa sợi có khả năng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Theo W.C.
Lock thì có 7 nhóm đất chính thích h
ợp cho sản xuất dứa sợi là:
- Đất đỏ, không bị Laterit phát triển trên đá phiến thạch.
- Đất đỏ phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi.
- Những loại đất phù sa hoặc dốc tụ có màu từ nâu sẫm tới nâu đen.
- Đất cát đỏ không bị Laterit hoá, nằm dọc theo các dải đất vùng Duyên hải.
- Đất đỏ nâu hoặc xám có nguồn gốc phún xuất.
- Đất sét Renzin màu nâu phát tri
ển trên đá vôi thuộc kỷ Jura.
- Loại đất sét pha cát có màu từ xám nhạt tới sẫm hoặc đen.
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 5



Cây dứa sợi nhìn chung thích hợp với đất có thành phần cơ giới trung bình
và nhẹ, với pH từ 5,5-7,5. Dứa sợi rất mẫn cảm với đất ẩm và đất sét. Trên những
vùng như vậy cây phát triển kém và thường bị vàng úa.
Dứa sợi trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên chỉ có những vùng đất xấu,
khô hạn không trồng được các cây khác hoặc trồng được nhưng hiệu quả kinh tế
thấp thì người ta mới bố trí trồng dứa sợi.

Yêu cầu về nước
Dứa sợi là cây ưa hạn, rất sợ ngập úng, ở những nơi đất trũng cần thiết kế hệ
thống tiêu nước.

Yêu cầu dinh dưỡng
Theo số liệu phân tích của Belli, Ustinenko Bakumuvsky và cộng sự, thì để
có 1 tấn sợi tốt cây đã hút từ đất một khối lượng ch
ất dinh dưỡng là: 31 kg N, 5 kg
P
2
O
5
, 79 kg K
2
O, 66 kg Ca và 38 kg Mg. Do dứa sợi cần một lượng lớn canxi nên
nếu trồng trên những loại đất có pH
KCl
< 6,5 thì phải bón vôi. Ngoài các nguyên tố
đa lượng và trung lượng, dứa sợi cũng rất nhạy cảm với nguyên tố vi lượng như
Bo. Như vậy khi trồng dứa sợi nhất thiết phải bón phân, thiếu phân bón năng suất
sẽ suy giảm dần qua các năm.


1.1.2. Một số giống dứa và kỹ thuật canh tác
1.1.2.1. Một số giống dứa sợi được trồng phổ biến
Dứa s
ợi có nhiều giống nhưng chỉ có một số giống được trồng để lấy sợi: Dứa
sợi Mexique (giống Agave fourcroydey), dứa sợi Phúc Kiến (còn gọi là dứa sợi
Magney, giống agave Cantala Rox), giống Agave Amanensis Trealcase và Noweu.

Giống dứa sợi Mexique có khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt trên
những vùng đất sỏi đá. Lá dứa màu xám, dọc theo hai mép lá có gai to, đầu hơi tù,
chiều dài lá từ 100 - 130 cm, rắn, chắc và bẹ lá rất dày. Thân cây phát triển mạnh
theo chiều dài hình dáng tựa chiếc vòi, giai đoạn trổ bông có thể đạt độ cao 130 cm.
Đây là giống có chu kỳ sinh trưởng dài nhất tính từ khi trồng tới khi bắt đầu trổ
bông kéo dài đến 27 năm.

Dứa sợi Cantala có lá màu xanh lục đậm, dài từ 130 - 160 cm, tận cùng mỗi lá
có một gai nhọn hình kim. Hai dãy gai bên mép lá cong ngược về phía trên gây cản
trở khi thu hoạch. Loại giống cây này cho sợi mịn và đẹp nhất, rất được ưa chuộng
và đánh giá cao trên thị
trường.
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 6



Giống dứa sợi Amanensis có lá được phủ một lớp vỏ cứng màu xanh trong
có chứa nhiều chất cutin. Cây có dáng to khoẻ, lá rộng và dài tới 150 - 200 cm.

Trong quá trình sinh trưởng, mặt lá dần dần nổi lên những nếp gân chạy suốt theo
chiều dọc của phiến lá. Hai bờ mép trơn nhẵn không gai, chiếc gai tận cùng thường
ngắn, phần gốc phình ra hình tam giác, mặt dưới có màu vàng. Chất lượng sợi tốt,
mịn và dài.

Ngày nay, nhờ có kỹ
thuật hiện đại, người ta đã chọn lọc, lai tạo nhiều giống
mới như giống H.11648, giống Đông số 1… phù hợp với việc chăm sóc và thu
hoạch trên quy mô lớn và có hiệu quả kinh tế cao. Giống H.11648, lá màu trắng
bạc, hai bên lá không có gai (thuận lợi khi chăm sóc và thu hoạch), còn gọi là Dứa
sợi xanh, được tuyển chọn từ các đặc tính tốt nhất của các giống tạp giao. Giống
này do người Anh (GW. Lcok) tuy
ển chọn tại các Trung tâm thí nghiệm ở
Tandania. Qua 22 năm đã chọn được giống thuần chủng. Giống này sinh trưởng tốt
ở nhiệt độ bình quân năm 16
o
C, thích hợp nhất trong khoảng từ 16 – 25
o
C. Nhiệt độ
của môi trường có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng. Năm 1965, giống dứa sợi
này bắt đầu được đưa vào sản xuất đại trà. Kết quả theo dõi trên đồng ruộng trong
điều kiện sản xuất đại trà cho thấy, khả năng chịu rét rất tốt, thậm chí ở nhiệt độ -
3
o
C hoặc -3,5
o
C, nếu được chăm sóc, quản lý tốt, cây vẫn sinh trưởng bình thường.
Khi có sương muối 30 ngày liên tục, nếu tổng tích ôn từ 380
o
C, thấp nhất là 300

o
C
trở lên, cây vẫn không chết.

Loại giống Đông số 1, không sợ hạn, rễ phát triển rất tốt, lá dày, to, các tầng
lá sít nhau, tán rộng, khí khổng ít. Vì vậy, khi khô hạn kéo dài, cây vẫn sinh trưởng
với tốc độ cao, sản lượng ổn định. Nếu lượng mưa đạt dưới 1500 mm/năm, phân bố
không đều, mùa khô kéo dài, cây vẫn sinh trưởng bình thường. Nơi có lượng mưa
thấp hơn 1.000 mm/năm, nếu quản lý và chă
m sóc tốt, vẫn có thể trồng được. Nơi
có lượng mưa quá lớn, cây sinh trưởng nhanh, nhưng sản lượng và chất lượng sợi
thấp, cây dễ phát sinh sâu bệnh, sớm ra hoa và rút ngắn vòng đời sản xuất.

1.1.2.2. Kỹ thuật canh tác
Theo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây dứa sợi, canh tác dứa sợi cần
chú ý những điểm sau:

Làm đất, diệt cỏ: Đối với cây dứa sợ
i, làm đất không phải chỉ đơn thuần là cầy
xới, làm tơi đất mà chủ yếu là để diệt cỏ. Nhiều cỏ sẽ lấn át dứa sợi, giảm năng
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 7


suất. Bừa sạch cỏ kết hợp với các biện pháp chăm sóc thích hợp là biện pháp trừ cỏ
tốt nhất giúp cây sinh trưởng tốt, cho chất lượng sợi cao.


Mật độ: Mật độ là khâu cơ bản trong các biện pháp canh tác, với mật độ thích hợp
tạo điều kiện cho từng cá thể phát triển tốt nhất, đồng thời giúp cho khâu chăm sóc,
quản lý và thu hoạch được thuận ti
ện dễ dàng. Về nguyên tắc, mật độ được chọn
phải đảm bảo 2 yêu cầu: (1) Đủ diện tích phát triển cho cây; (2) Thuận tiện chăm
sóc quản lý.
Tại trạm nghiên cứu dứa sợi ở Madagasca, qua nhiều thử nghiệm trong 16 năm
liền (1953 - 1968), các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quy định về mật độ như
sau:
- Đất tốt trồng với mật độ 6.000 cây/ha, nếu áp dụng các bi
ện pháp canh tác thích
hợp sẽ cho năng suất cao nhất.
- Đất khá tốt trồng với mật độ 5.000 -5.500 cây/ha.
- Đất trung bình trồng với mật độ 4.000 – 5.000 cây/ha.
(Đất tốt, khá tốt, trung bình được phân theo hệ thống phân hạng đất Madagasca của
I.R.SM năm 1955).
Ở Trung Quốc, bằng nhiều thực nghiệm, các nhà khoa học đã chọn lựa được
mật độ tối ưu nhất để phát triển dứ
a sợi là 3.000 cây giống/1mẫu Trung Quốc;
tương ứng với 45.000 cây giống/1 ha, và mật độ đối với cây kinh doanh là 4.500
cây/ha.

Phân bón: Trước khi tiến hành ươm cây con trên luống, người ta thường bón cho
mỗi ha đất từ 20 - 30 tấn bã lá. Căn cứ yêu cầu dinh dưỡng của cây dứa sợi để xác
định lượng phân bón vô cơ cần thiết phải bón để tái sản xuất. Toàn bộ lượng phân
bón được sử dụng cho chu kỳ sản xuất như
sau:

157 kg N/ha Dùng amôn sunphát
238 kg P

2
O
5
/ha Super photphát kép
370 kg K
2
O/ha Kali sunphát
5000 kg vôi bột (CaO)

Ngoài bón phân khoáng còn bón bổ sung phân hữu cơ, ở những năm sau khi
dứa vào kinh doanh có thể sử dụng bã thải (sau tách sợi) thay thế phân hữu cơ.

Phòng chống sâu bệnh: So với nhiều loại cây trồng khác, dứa sợi ít bị sâu bệnh tàn
phá vì có lớp biểu bì rất dai và một số loài lá có gai nhọn sắc có tác dụng bảo vệ
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 8


chống lại các loại côn trùng gây hại. Sâu hại chính là mọt cánh cứng (Weevil), nó
là một trong số những sinh vật thường gây tổn hại lớn đối với vùng chuyên canh
trồng dứa sợi. Ấu trùng của chúng, khi còn non ở dạng sâu nhỏ đục sâu trong thân
cây làm cho cây sớm bị tàn lụi.
Phòng chống loại này bằng cách trừ khử từ khi mọt mới đẻ trứng, phun thuốc
trừ sâu “alđrin” hoặc “điolđrin”. Ngoài ra, có thể ngăn ch
ặn sự lan tràn của sâu hại
bằng các biện pháp vệ sinh làm sạch cỏ dại, thu đốt các thân thối mục, bơm phun
dầu ma dút.


Trồng và thu hoạch: Trồng cây con tốt nhất vào đầu mùa mưa. Cần loại bỏ sạch cỏ
và trồng xen cây ngắn ngày họ đậu như các loại đậu ở giữa các hàng để ngăn cản sự
phát triển của cỏ và hạn chế xói mòn.

Tùy từng giố
ng dứa mà các biện pháp chăm sóc, thu hoạch và năng suất thu
được cũng sẽ khác nhau.

Ở những nước sản xuất dứa sợi, nếu điều kiện sản xuất tốt, có thể bắt đầu cắt
lá dứa từ 18-24 tháng sau khi trồng. Nhưng thường dứa sợi được thu hoạch sau 24-
36 tháng. Khi cây có khoảng 50 lá, mỗi lá nặng tới 1 kg thì có thể thu hoạch. Lá ở
dưới thấp và già nhất được cắ
t trước tiên và sẽ tiếp tục được cắt định kỳ vào các
năm tiếp theo. Trung bình, trong 4 năm thu hoạch đầu tiên, mỗi năm tiến hành cắt
lá 2 lần. Trong những năm tiếp theo, mỗi năm chỉ cắt 1 lần cho đến khi cuống hoa
bắt đầu phát triển. Có tổng số khoảng 300 lá có thể được thu hoạch trong một chu
kỳ kinh tế của mỗi cây, mang lại khoảng 500-600 tấn lá/ha. Trong giai đoạn sản
xuất khoảng 8 năm, năng suất trung bình là khoảng 67 lá/cây tương đương 2,25 tấn
sợi/ha. Cây chết sau khi ra hoa.

Với giống H.11648, sau khi trồng được 18-24 tháng, mỗi cây đã có trên 100
lá, có thể bắt đầu thu hoạch lá để tuốt sợi. Thông thường 1 năm cắt lá 1 lần, hoặc 2
năm 3 lần. Mỗi lần cắt dần từ những là lần lượt từ phía gốc lên cao dần, để lại 45-
50 lá trên cây. Nếu cắt nhiề
u hơn, sẽ lẫn lá còn non, chất lượng sợi kém và ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây, giảm năng suất vụ sau. Cắt lá cần dứt khoát, không
để dập lá, không cắt sát vào thân, để lại 1cm cuống lá. Dùng liềm ngắn và sắc để
cắt, cắt từ mặt trên lá xuống, hướng về phía người cắt. Lá cắt xong cần bó và vận
chuyển về nơi gia công tuốt sợi ngay, phải chế biến xong trong vòng 3 ngày sau khi

c
ắt. Khi hết vòng đời sinh trưởng (10-15 năm), cây dứa sẽ ra hoa. Khi đó sẽ cắt hết
lá của cây đó. Khi trên 50% số cây của một lô đất đã ra hoa, cắt toàn bộ lá của
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 9


những cây còn lại và kết thúc chu kỳ kinh doanh trên lô đất đó, bỏ đi, tiến hành
trồng lại.

1.1.3. Tình hình sản xuất và ứng dụng sản phẩm của cây dứa sợi
1.1.3.1. Tình hình trồng dứa sợi ở các nước trên thế giới
Hiện có năm quốc gia sản xuất dứa sợi nhiều nhất trên thế giới (bảng 1.1) có
tổng diện tích 306 nghìn ha, sản lượng đạt 253 nghìn tấn, năng suất s
ợi dứa trung
bình của các nước thay đổi trong khoảng từ 560 kg/ha (Mê Hi Cô) đến 3.250 kg/ha
(Trung Quốc). Braxin là nước có diện tích trồng dứa sợi lớn nhất thế giới
165.000ha, cung cấp khoảng 50% sản lượng sợi dứa toàn thế giới. Trung Quốc tuy
có diện tích trồng ít nhất trong 5 nước nhưng do sản xuất thâm canh đạt năng suất
cao nên về sản lượng đứng thứ 2 chỉ sau Braxin. Năng suất sợi dứa của Trung Qu
ốc
đạt 3.250 kg/ha cao gấp hơn 4 lần năng suất của Braxin và gấp gần 6 lần năng suất
của nước sản thấp nhất là Mê Hi Cô.

Bảng 1.1. Năm quốc gia sản xuất dứa sợi nhiều nhất trên thế giới

Nước Diện tích trồng

(ha)
Sản lượng sợi
(tấn)
Năng suất
(kg/ha)
Braxin 165.000 128.000 770
Mê Hi Cô 56.000 31.000 560
Tanzania 53.000 30.000 570
Columbia 21.000 29.000 1.380
Trung Quốc 11.000 35.000 3.250
Cộng 306.000 253.000

1.1.3.2. Thị trường và các sản phẩm được sản xuất từ dứa sợi
1.1.3.2.1. Chế biến và sản xuất các sản phẩm từ sợi dứa
Nhìn chung, công nghệ chế biến sợi dứa đơn giản, thông thường sợi dứa
được tách ra từ lá dứa. Quá trình tước vỏ được sử dụng để tách lấy sợi từ thịt lá.
Trong trường hợp tách sợi bằng máy, lá được làm d
ập bằng các bánh xe có dao
nghiêng góc tù nên sợi dứa vẫn được giữ lại. Tất cả các phần khác của lá bị tước ra
và được rửa sạch bằng nước. Sợi được tách ra và giặt sạch trước khi mang phơi
dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy. Cách thức phơi đúng đắn là rất quan trọng vì chất
lượng sợi phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ độ ẩm. Sấ
y khô nhân tạo nhìn chung sẽ làm
cho sợi có chất lượng tốt hơn là phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sợi khô được máy
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 10



chải lại và phân loại theo các loại khác nhau, chủ yếu dựa trên cơ sở phân loại lá
theo kích thước khác nhau từ ngoài đồng.

Sợi dứa khô chiếm khoảng 4% tổng trọng lượng của lá dứa. Sợi được đánh
bóng và bện lại thành các búi, thường có màu trắng kem, dài trung bình 80-120 cm
và có đường kính 0,2-0,4 mm.

Do sợi dứa có cường độ chịu kéo
lớn, có tính đàn hồi, có độ nhám, không
thấm nước, ăn màu khi nhuộm, chịu
được m
ặn, axit, chịu ma sát, khi phân
huỷ không gây ô nhiễm môi trường. Nên
sợi dứa được sử dụng làm nguyên liệu
để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ
sản xuất và đời sống tùy thuộc vào chất
lượng sợi:

- Sợi xếp loại thấp nhất được sử dụng trong công nghiệp giấy vì nó có hàm lượng
cellulo và bán cellulo cao.
- Sợi xếp loại trung bình được sử dụng làm các dây thừ
ng, dây chão, dây buộc.
Các loại dây này được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành hàng hải, nông
nghiệp và sử dụng trong các ngành công nghiệp nói chung.
- Sợi xếp loại cao nhất sau khi xử lý được chế biến thành chỉ và sử dụng trong
công nghiệp dệt thảm.
Chất lượng sợi được phân loại theo chiều dài, màu sắc, v.v… và phụ thuộc vào
từng quốc gia. Dưới đây xin nêu tiêu chuẩn phân loại chất lượng dứa sợi của Trung
Quốc.

Bảng 1.2. Phân loại chất lượng sợi dứa theo tiêu chuẩn của Trung Quốc
(GB/T15031-94)
Phân loại Chiều dài sợi
(cm)
Khả năng chịu
lực (N/G
300mm)
Tỷ lệ lẫn tạp
chất bẩn (%)
Độ ẩm (%)
Loại A ≥ 95 ≥ 880 ≤ 2,5 ≤ 13
Loại B ≥ 85 ≥ 830 ≤ 3,5 ≤ 13
Loại C ≥ 70 ≥ 780 ≤5,0 ≤ 13
Nguồn : Tài liệu giới thiệu về các sản phẩm dứa sợi của Tập đoàn dứa sợi Quảng Tây, Trung
Quốc.
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 11



Riêng ở Braxin, chất lượng sợi không chỉ dựa vào những đặc tính định lượng
mà còn vào một số chỉ tiêu khác nữa, được phân thành 4 loại: siêu hạng, hạng 1,
hạng 2 và hạng 3. Tiêu chuẩn của từng hạng như sau:

- Loại siêu hạng: sợi khô sạch, được chải đều, màu kem sáng, được thu hoạch khi
đạt chất lượng tốt nhất, đặc điểm nổi bật là mềm, bóng và dai, độ ẩm tố
i đa là

13,5%, không có các nút rối và tạp chất, các chất phân huỷ pectin, các mảnh
vụn lá và vỏ và bất kỳ một thứ nhiễm bẩn nào khác.

- Loại 1: sợi khô, được chải đều, màu kem hoặc vàng sáng, được thu hoạch khi
đạt chất lượng tốt nhất, mềm, bóng và dai trung bình, có hơi thay đổi về màu
sắc, độ ẩm tối đa 13,5%, không có các nút rối, không có lẫn tạp chất, các chất
phân huỷ pectin, các mảnh vụn lá và vỏ và bấ
t kỳ một thứ nhiễm bẩn nào khác.

- Loại 2: sợi khô, được chải đều, màu vàng và nâu, có thể xen lẫn ít màu xanh,
được thu hoạch khi đạt chất lượng tốt nhất, bóng và dai trung bình, hơi ráp, độ
ẩm tối đa 13,5%, không có các nút rối, không có lẫn tạp chất, các mảnh vụn vỏ
khô và bất kỳ một thứ nhiễm bẩn nào khác.

- Loại 3: sợi khô, được chải đều, màu vàng với 1 phần màu xanh, nâu hoặc có ánh
đỏ, đượ
c thu hoạch khi đạt chất lượng tốt nhất, bóng và dai trung bình, ráp, nổi
bật là sự khác nhau về màu sắc, độ ẩm tối đa 13,5%, không có các nút rối,
không có lẫn tạp chất, các mảnh vụn vỏ khô và bất kỳ một thứ nhiễm bẩn nào
khác.

1.1.3.2.2. Thị trường và các sản phẩm được sản xuất từ dứa sợi
Theo truyền thống, sợi dứa thô được sản xuất ở vùng nhiệt đớ
i, chủ yếu ở
các nước đang phát triển và được vận chuyển đến các nước phát triển ở châu Âu,
Bắc Mỹ, Nhật Bản và Úc/Niu Dilân để sản xuất thành các sản phẩm tiêu thụ trong
các thị trường này hoặc tái xuất. Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều sản phẩm
nông nghiệp khác, giá dứa sợi biến động nên quy mô sản xuất cũng thay đổi theo,
sản lượng đã giảm tớ
i 38%.


Đặc biệt khi ngành hóa polyme phát triển, thay thế một phần nguyên liệu từ
dứa sợi để sản xuất dây thừng chão phục vụ nông nghiệp và đã kiềm chế khả năng
tăng giá của dứa sợi. Điều này làm giá dứa sợi thô đi xuống. Hình 1.2 có thể so
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 12


sánh giá CIF nhập dứa sợi vào châu Âu tăng trong 2 thập kỷ vừa qua. Nếu tính theo
giá trị USD hiện thời, giá UG của dứa sợi ở Đông Phi tăng. Giá ở Braxin cũng thay
đổi 3 lần trong khoảng giữa 400 và 660 USD. Tuy nhiên nếu tính theo giá cố định
1995 thì có thể thấy với dứa sợi ở cả 2 vùng này đều có sự suy giảm đáng kể (hình
1.3). Theo dự báo trong 10 năm tới, giá dứa sợi có thể phục hồi 10-15% theo giá cố
định 1995, như
ng do ảnh hưởng của lạm phát nên giá sẽ vẫn ổn định như hiện nay.














Hình 1.2. Diễn biến giá dứa sợi trên thế giới tính theo giá hiện tại















Hình 1.3. Diễn biến giá dứa sợi trên thế giới tính theo giá cố định năm 1995
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 13


Tuy nhiên, cây dứa sợi và những sản phẩm của nó, qua nhiều thế kỷ được
sản xuất và sử dụng đã chứng tỏ chúng có thể phục vụ con người như là một nguồn
tài nguyên có thể tái sử dụng bền vững để sản xuất các loại dây thừng, vải bố và
các loại dược phẩm. Sau một thế kỷ sử dụng các vật liệu tổng hợp đ
ã gây ra sự huỷ

hoại môi trường và đe doạ sự tồn tại của trái đất, ngày nay thế giới đã nhận thức
được sự nguy hại của các vật liệu này và đang tìm kiếm lại các sản phẩm tự nhiên
đã bị loại bỏ do thói quen ưa thích sử dụng các vật liệu tổng hợp. Do tính thân thiện
với môi trường của các sản phẩm từ dứa sợi nên cây dứa s
ợi đang ngày càng được
chú trọng.

Bảng 1.3. Tiêu thụ các sản phẩm của dứa sợi trên toàn thế giới năm 2000

Các loại sản phẩm từ dứa sợi Tấn Tỷ lệ (%)
1. Dây thừng sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 84.000 32,3
2. Các loại dây thừng chão sử dụng cho các ngành khác 72.000 27,7
3. Túi, bao tải 12.000 4,6
4. Chiếu, thảm 20.000 7,7
5. Giấy 72.000 27,7
6. Sử dụng khác
Tổng số 260.000 100,0

Dứa sợi thuộc nhóm cây lấy sợi cứng quan trọng nhất cùng với cây lanh Niu
Dilân và cây gai dầu Manila. Nhu cầu sử dụng dứa sợi lớn nhất là để làm sợi dây
thừng nhưng nó cũng có thể được sử dụng để làm các túi và bao bì các loại cũng
như các dây chão dùng cho tàu thuyền đi biển, và với tiến bộ khoa học gần đây, sợi
dứa đã được nghiên cứu làm nguyên liệu sản xuất trong nhiề
u lĩnh vực như lõi dây
điện, nội thất ôtô, các vật trang trí nội thất, v.v Tiêu thụ các sản phẩm từ dứa sợi
trên thế giới năm 2000 thể hiện ở bảng 1.3.

Về tình hình tiêu thụ dứa sợi nếu chia theo hai mức độ tiêu thụ là tiêu thụ
“nhiều” và tiêu thụ “ít”. Hình 1.4 cho thấy các loại sản phẩm từ dứa sợi được tiêu
thụ nhiều gồm có: các loại dây thừng chão, bao tả

i phục vụ nông nghiệp đều sụt
giảm về số lượng; tuy nhiên đối với sản phẩm chiếu, thảm ở phần thấp nhất của đồ
thị thì lại có chiều hướng ổn định và tăng nhẹ. Thảm và chiếu sản xuất từ dứa sợi
trưng bày ở ba cuộc triển lãm thảm nội thất ở Hanover (Đức) gần đây nhất đ
ã được
đánh giá cao. Lý giải cho việc thảm và chiếu dứa sợi tăng lên thay thế các sản phẩm
trải sàn truyền thống từ nilon, PP và sợi len là sự quan tâm của người tiêu dùng với
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 14


sợi tự nhiên và trào lưu sử dụng các sản phẩm thân thiện với tự nhiên. Có rất nhiều
loại thảm: thảm chùi chân, thảm trải sàn, thảm trang trí tường, thảm mỹ nghệ, thảm
dán máy dùng trong công nghiệp.


Hình 1.4. Diễn biến về sử dụng sản phẩm dứa sợi qua các năm trên thế giới
















Hình 1.5. Sản xuất thảm từ dứa sợi của các nướ
c sản xuất chính năm 2000

Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 15


Hình 1.5. cho thấy tại các nước sản xuất thảm dứa sợi có khoảng 9 triệu m
2

thảm trải sản làm từ dứa sợi được sản xuất và đem bán. Số lượng sản phẩm này sẽ
sử dụng khoảng 18.000 tấn sợi dứa thô.

Có nhiều loại vải dệt từ chỉ dứa như: khăn tắm, găng tay tắm, bàn chải, vải
đánh bóng, trục đánh bóng. Sợi dứa và chỉ dứa còn để chế tạo các sản phẩm đặc
biệt khác như: mũ, đệm, túi xách, tất …

Hình 1.6. cho thấy thị trường tiêu thụ thảm trải sản làm từ dứa sợi, nhiều
nhất là các nước khối EU, tiếp đến là thị trường Mỹ và cuối cùng là các nước còn
lại. Dứa sợi được coi là nguồn nguyên liệu tái sử dụng và thân thiện với tự nhiên.
Sản xuất và tiêu thụ dây thừng làm từ dứa sợi cũng có thể có được lợ
i ích từ quan

điểm sử dụng này. Trong một chiến dịch điều tra thị trường mục tiêu sử dụng dây
thừng dứa sợi cho thấy nếu ở các nước EU và Mỹ, trong 10 hộ gia đình có 1 hộ sử
dụng 1 cuộn dây thừng khoảng 50g thì sẽ cần khoảng 10.000 tấn dây thừng tương
đương với 1/2 yêu cầu dứa sợi của thị trường thảm.




Hình 1.6. Thị tr
ường thảm trải sàn từ sợi dứa ở các khu vực trên thế giới

Một trong những ứng dụng quan trọng của dứa sợi là làm nguyên liệu sản
xuất dược phẩm. Cu Ba đã nghiên cứu và cho kết quả từ 1 tấn dứa sợi cho 30 kg
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 16


sapogenin chiết ra hecogenin để điều chế Hydrocortison và Predisolon dùng chữa
các bệnh về khớp.

Hình 1.7. cho thấy tiêu thụ của các sản phẩm của dứa sợi với sản lượng “ít”.
Dự báo sử dụng chỉ dứa sợi làm lõi dây thép rất hứa hẹn vì sợi dứa có thể dự trữ và
tiết ra dầu từ từ theo thời gian để bôi trơn và bảo vệ dây thép, đặc biệt là có ý nghĩa
vớ
i dây thép sử dụng trong thang máy.

















Hình 1.7. Diễn biến về sử dụng các sản phẩm của dứa sợi với sản lượng “ít”

Dứa sợi cũng có thể được sử dụng làm chất gia cường cho xi măng làm mái
nhà và có thể thay thế amiăng đã bị cấm sử dụng. Gia cường xi măng có 1 thị
trường rất lớn. Riêng Mỹ đã sử dụng 450 thướ
c khối Anh/năm. Thép gia cường chỉ
chiếm < 1% thể tích nhưng plastic đặc biệt là PP chiếm hơn 10%. Hiện nay, Mỹ sử
dụng 23.000 tấn PP để gia cố xi măng, và dứa sợi có thể cạnh tranh cả về giá cả và
chất lượng.

Sợi dứa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất bột giấy chất lượng cao.
Bột giấy làm từ sợi dứa có những tính chất như r
ất dai, hàm lượng xenlulô anpha
cao, độ xốp cao, dung trọng lớn, tính thấm cao, có khả năng kéo dài và cuộn lại,
những tính chất này làm cho bột giấy từ dứa sợi rất thích hợp để sản xuất nhiều loại
giấy chuyên dụng. Bột dứa sợi có độ dai gấp 2 lần so với bột của các cây gỗ mềm

Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 17


và gấp 3 lần so với bột cây gỗ cứng. Vì bột dứa sợi có những tính chất vật lý ưu
việt hơn các loại bột giấy làm bao bì từ cây gỗ thân mềm nên có thể sẽ chi phí thấp
hơn khi các loại bột này được thay thế bằng bột dứa sợi. Ví dụ: sợi dứa có thể được
sử dụng như sợi gia cường trong các loại giấy được sản xuất từ
các nguyên liệu tái
sử dụng với tỷ lệ cao, hoặc nó cho phép giảm trọng lượng của giấy trong khi vẫn
duy trì chất lượng của sản phẩm.

Sử dụng dứa sợi cũng như các loại sợi tự nhiên trong các hợp chất tổng hợp
có những ưu điểm sau:
- Khối lượng riêng thấp Nó đặc biệt có ích khi được phối hợp để tăng độ c
ứng.
- Là nguồn nguyên liệu tái sử dụng, sản xuất yêu cầu ít năng lượng, quá trình sản
xuất sẽ sử dụng CO
2
và cung cấp khí oxi trở lại môi trường.
- Có thể sản xuất với đầu tư và chi phí thấp, thuận lợi với điều kiện ở các nước
mà công lao động thấp.
- Xử lý, chế biến đơn giản.
- Cách âm và cách nhiệt tốt.
Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm sau:
- Chất lượng thay đổi, phụ thuộc vào những ảnh hưởng không thể dự
đoán được

như thời tiết.
- Bị thấm nước, làm sợi bị phồng lên.
- Độ bền thấp, xử lý sợi có thể cải thiện đáng kể điều này.
- Khả năng chống cháy kém.
- Giá cả có thể biến động vào lúc thu hoạch do các chính sách nông nghiệp.

Ngoài ra, sản phẩm phụ của quá trình chế biến dứa sợi dùng cho công nghiệp
làm dầu gội
đầu, nước rửa chén, chất khử nước cứng, giá thể trồng nấm, sản xuất
phân bón vi sinh.

Qua khảo sát, thị trường tại các quốc gia công nghiệp phát triển (châu Âu và
Mỹ) hàng năm cần 700.000 tấn sản phẩm dứa sợi, trong đó cho các ngành thương
mại, chăn nuôi 200.000 tấn, cho khai khoáng, luyện kim, vận tải, lâm nghiệp
150.000 tấn, thảm công nghiệp, kiến trúc 150.000 tấn, giấy cao cấp 100.000 tấn.
Các nước khác cũng có nhu cầu kho
ảng 400.000 tấn sản phẩm từ dứa sợi. Khả năng
sản xuất dứa sợi hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu này. Như vậy sau 30 năm thị
trường cho sản phẩm của dứa sợi bị thu hẹp rất nhiều thì hiện nay với nhu cầu sử
dụng tăng lên như vậy đòi hỏi phải mở rộng diện tích trồng dứa s
ợi mới có thể đáp
ứng nhu cầu này.
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 18


1.1.4. Hiệu quả kinh tế từ trồng dứa sợi

Tại thị trường Trung Quốc năm 2005, giá dứa sợi là 4.500-5.000 NDT/tấn
(khoảng 10.000VND/kg), dây thừng 6.000-8.000 NDT/tấn (khoảng 12.000-
16.000VND/kg), chỉ đã se là 7.200-8000 NDT/tấn (khoảng 14.000-
16.000VND/kg), vải bố 8.500-8.900 NDT/tấn (khoảng 17.000-18.000VND/kg).

Bảng 1.4. Tính toán giá thành đầu tư trồng dứa sợi tại Trung Quốc năm 2005

Loại công việc ND tệ / 1 mẫu TQ Quy ra VNĐ/ 1 ha
1- Giai đoạn sản xuất cây con 3000 cây 45.000 cây
- Tiền mua giống (cây mạ) 1.200 36.000.000
- Phân bón 305 9.150.000
- Công làm đất 100 3.000.000
- Công trồng cây mạ 400 12.000.000
- Công chăm sóc 300 9.000.000
- Công cắt giống, vận chuyển đến nơi trồng 360 10.800.000
- Chi phí quản lý 200 6.000.000
- Thuế 200 6.000.000
Tổng giá thành sản xuất 3.065 tệ /mẫu TQ 91.950.000 đ/ha
Giá thành 1 cây giống tại chân lô 1, 02 tệ/cây 2.040 đ/cây
2. Giai đoạn trồng trên đồi 300 cây/mẫu TQ 4.500 cây/ha
a) Năm thứ nhất: Tổng chi phí 741 tệ /mẫu TQ 22.230.000 đ/ha
- Cầy bừa khai hoang 70 2.100.000
- Giống 306 9.180.000
- Phân bón 200 6.000.000
- Công trồng 45 1.350.000
- Quản lý (công chăm sóc) 100 3.000.000
- Chi khác (quản lý phí) 20 600.000
b) Năm thứ hai: Tổng chi phí 320 tệ/mẫu TQ 9.600.000 đ/ha
- Phân bón 200 6.000.000
- Quản lý (công chăm sóc) 100 3.000.000

- Chi khác (quản lý phí) 20 600.000
c) Từ năm thứ 3 trở đi
Trung bình mỗi năm 440 tệ/mẫu TQ 13.200.000 đ/ha
- Phân bón 200 6.000.000
- Phí trung gian 20 600.000
- Công cắt lá 180 5.400.000
- Chi khác (quản lý phí) 40 1.200.000
3- Lợi nhuận từ năm thứ tư 300 cây/mẫu TQ 4.500 cây/ha
- Sản lượng lá tươi BD hằng năm 8 tấn /mẫu năm 120 tấn/ha năm
- Giá bán 200 tệ /tấn 400.000 đ/tấn
- Doanh thu hàng năm 1.600 tệ /mẫu năm 48.000.000 đ/ha năm
- Trừ chi phí phát sinh trong năm 440 tệ /mẫu năm 13.200.000 đ/ha năm
- Lãi hàng năm (Doanh thu - chi) 1.160 tệ /mẫu năm 34.800.000 đ/ha năm
- Lãi cả chu kỳ 10 năm (N4-N13) 11.600 348.000.000 đ
- Trừ chi phí 3 năm đầu 1.501 45.030.000 đ
- Lãi thực tế trong cả chu kỳ 13 năm 10.099 tệ /mẫu TQ 302.970.00 đ/ha
Ghi chú: 1 ha = 15 mẫu Trung Quốc, tỷ giá ngoại tệ: 1 tệ = 2000 VND
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 19


Theo kết quả trồng và tiêu thụ dứa sợi ở Trung Quốc năm 2005, nếu đầu tư
đầy đủ và thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, có thể cho thu hoạch 8 tấn lá
tươi trên 1 mẫu Trung Quốc (tương đương 0,67ha), tương đương 120 tấn /ha, giá
bán trên thị trường là 400.000 VNĐ/tấn. Khi đó, lợi nhuận thu được sẽ khá cao. Lãi
hàng năm trong thời kỳ kinh doanh 34.800.000 đồng. Trừ chi phí 3 năm đầu, thời
kỳ

kiến thiết cơ bản là hơn 45.000.000 VNĐ, thì ước tính trong cả chu kỳ 13 - 15
năm, 1 ha dứa sợi cho lãi khoảng 300 triệu VNĐ (xem bảng 1.4). dứa sợi thực sự là
cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác trên đất có độ phì
thấp.

I.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Một số nét khái quát về tình hình phát triển cây dứa sợi ở Việt Nam
Dứa sợi đã được du nhập vào Việ
t Nam khoảng 2 thế kỷ nay. Dưới thời
Pháp thuộc vào năm 1906 dứa sợi của Việt Nam đã được mang đi triển lãm trong
hội chợ ở Mac-xây và được đánh giá cao về chất lượng.

Từ năm 1907 thực dân Pháp đã giao cho một số chuyên viên tập trung
nghiên cứu cây dứa sợi. Dứa sợi được người Pháp đưa vào nghiên cứu tại Phù Ninh
(tỉnh Vĩnh Phúc), Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) và Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận). M
ột
số đồn điền trồng dứa sợi được xây dựng, tập trung nhiều nhất ở bờ biển Nam
Trung bộ và cũng đã dùng máy để tước sợi. Sản xuất dứa sợi lúc này cũng đã đem
lại nguồn lợi lớn nên quy mô sản xuất dứa sợi ngày càng mở rộng. Cùng với việc
nghiên cứu và sản xuất, có gần chục giống dứa sợ
i được du nhập vào Việt Nam,
trong đó có giống Cantala và Sisalana. Sisalana được nhập vào Việt Nam muộn
hơn, khoảng vào năm 1940-1941 và trồng ở đồn điền Trà Bang (nay thuộc huyện
Ninh Phước, Ninh Thuận) khoảng 300 ha.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Pháp rút về nước, công việc nghiên cứu và
sản xuất dứa sợi bị đình trệ và tan rã dần. Cây trồng từ đó sống dưới dạng hoang
dại, chỉ còn lạ
i một số điạ phương ven biển trồng trọt và chế biến dứa sợi theo
phương pháp thủ công. Ngâm lá tươi trong nước biển hoặc ao hồ rồi cạo sợi bằng

tay. Sản phẩm sợi sản xuất ra chủ yếu chỉ tiêu dùng nội bộ trong nước dưới hình
thức đan võng, dệt chiếu.

Hiện nay, dứa sợi mọc rải rác ở nhiều tỉnh Trung du và miề
n núi, tập trung ở
vùng Duyên hải Trung bộ như những cây hoang dại hoặc trồng làm hàng rào bảo vệ
hoa màu.
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 20


Từ năm 1984, cây dứa sợi được chính thức đưa vào chương trình nghiên cứu
tại Trung tâm Nghiên cứu cây Bông (nay là Viện Nghiên cứu cây Bông & cây có
sợi) dưới dạng đề tài cấp ngành. Năm 1985 Trung tâm được Bộ NN & PTNT và
Công ty Bông cho phép thành lập Bộ môn Nghiên cứu cây có sợi khác. Ngay từ khi
được giao nhiệm vụ nghiên cứu, Trung tâm đã triển khai các nội dung nghiên cứu
dưới sự tham gia giúp đỡ của các chuyên gia Cuba. Cùng phối hợp nghiên cứu còn
có Trường Đại học Nông nghiệp I và một số cơ
quan như Viện Công nghiệp Dệt
thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam,
Trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt,…

Còn ở phía Bắc, từ những năm 1990, cây dứa sợi được nhập từ Nam Mỹ
vào để cung cấp sợi dệt bao tải chịu mặn, chịu phân hóa học và chiết xuất
hecogenin dùng làm thuốc. Cây dứa sợi được trồ
ng nhiều ở Nông trường Bến Nghè
(Nghệ An), Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Về sau, do

bao tải, dây làm từ nilon được phổ biến rộng rãi, mặt khác các giống dứa sợi được
đưa vào trồng có hiệu quả kinh tế thấp (sau 5 năm mới có thể cho sản phẩm), các
công đoạn sản xuất sợi và chiết xuất hecogenin lại khó, nên cây dứa sợi không còn
được trồng và trở thành cây mọc hoang dại ở
nhiều vùng.

1.2.2. Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống
- Thu thập, nhập nội và khảo sát tập đoàn:
Viện nghiên cứu cây Bông và cây có sợi đã tiến hành thu thập, nhập nội và
khảo sát đánh giá 10 mẫu giống (3 mẫu nhập nội và 7 mẫu thu thập trong nước)
được trồng với các mục đích khác nhau. Trong đó, có 5 mẫu giống được trồng để
lấy sợi trong và ngoài nước; 2 mẫu trồng để lấy s
ợi ở các tỉnh phía Nam và 3 mẫu
trồng chủ yếu làm cảnh. Tất cả các giống trên đều được trồng khảo sát tại vườn tập
đoàn giống dứa sợi ở Nha Hố. Qua theo dõi đã chọn ra được một số giống có triển
vọng đưa khảo nghiệm trên diện rộng (Sisalana, Cantala), các giống Sisalana có tốc
độ ra lá nhanh và tỷ lệ sợi cao, những giống có khả năng chống chịu sâu bệ
nh tốt là
Cantala, Foucroydes.

- Công tác nhân giống:
Ngoài việc sử dụng chồi gốc hay chồi hoa để nhân như các nước đang tiến
hành, đã xác định được việc sử dụng ngó cây dứa sợi vào công tác nhân giống có
hiệu quả cao. Theo kiểu tác động cơ học là cắt ngó thành từng hom để ươm với
đoạn hom từ 2-3 mắt ngủ là có kết quả cao nhất. Kết quả này đã được áp dụng vào
nhân giống di
ện rộng phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, công tác nghiên cứu nuôi cấy
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 21


mô cây dứa sợi từ ngó đã thu được kết quả rất khả quan, hệ số nhân cao. Từ những
kết quả đã nghiên cứu được và kinh nghiệm sản xuất ngoài thực tế bước đầu đã xây
dựng quy trình kỹ thuật về nhân giống các loại vườn ươm ngó, cấp 1, cấp 2,…

Nhóm cán bộ Bộ môn Sinh lý thực vật, trường Đại học Nông nghiệp I đã
tiến hành nghiên cứu xây dự
ng quy trình nhân giống cây dứa sợi bằng phương pháp
nuôi cấy mô. Quy trình nhân nhanh giống cây dứa sợi bằng phương pháp nuôi cấy
mô bao gồm các công đoạn: tạo chồi trong ống nghiệm, nhân nhanh chồi, tạo rễ
cho chồi, đưa cây ra đất. Môi trường chính được dùng là MS, có bổ sung thêm các
hóa chất khác tùy theo từng giai đoạn nuôi cấy. Ở giai đoạn đưa ra đất, với giá thể
đưa cây là đất và phân chuồng có thể đạt tỷ lệ số
ng cao trên 80%. Sau 6 tháng ở
vườn ươm, cây đạt tiêu chuẩn của một cây giống thông thường.

1.2.3. Nghiên cứu dứa sợi ở Bắc Thuận Hải cũ và biện pháp canh tác

Những năm 80 của thế kỷ 20, Trung tâm Nghiên cứu cây Bông trước đây,
nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã tiến hành
nghiên cứu về khả năng sinh trưởng phát triển của dứa sợi ở Nha Hố và một số đị
a
phương thuộc tỉnh Ninh Thuận nhưng tập trung ở vùng Phan rang. Đây là vùng có
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất không dưới 24
0
C và nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất không quá 30

o
C. Trong khoảng nhiệt độ này rất thích hợp cho sinh trưởng,
phát triển của dứa sợi. Tổng lượng mưa cả năm trên 700 mm và phân bổ thành 2
mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Trong năm có trên 100 ngày mưa và phân bố đều
trong các tháng mùa mưa. Với lượng mưa và sự phân bố như vậy cũng phù hợp cho
sinh trưởng và phát triển của cây dứa sợi.

Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trên đất xám khô hạn và đất cát biển,
đ
ây là những loại đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng N và P từ nghèo đến trung
bình, đặc biệt là N. Đất cát biển có pH
KCl
7,7 thích hợp cho sinh trưởng của dứa
sợi, còn các vùng đất khác đất hơi chua pH
KCl
5,6-6,2. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mặc dù đất nghèo dinh dưỡng, nhưng nếu bón đủ phân cây vẫn sinh trưởng và
phát triển tốt. Những đất chua cần bón thêm vôi.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đất có hàm lượng muối 155mg/100g đất thì dứa
sợi bị còi cọc kém phát triển. Trên nền đất thịt hàm lượng muối tổng số
502mg/100g đất, dứa sợi đều bị vàng úa, sinh trưởng kém và cuối cùng bị
chết.

Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 22



Nhìn chung trên những vùng đất phù sa tầng dày, đất cát, đất đá vôi thoát
nước ở vùng Duyên hải Trung bộ dứa sợi phát triển tốt.

Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác dứa sợi

Thời vụ: Thời gian trồng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tốt nhất là các tháng 9,
10, 11. Nếu trên nền đất có thành phần cơ giới nhÑ, mực nước ngầm nông thì có
trồng sớm hơn vào tháng 4 (nếu có mưa sớm).

Nghiên cứu về
kỹ thuật làm đất: Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật làm đất trồng
dứa sợi cho thấy kỹ thuật làm đất trồng dứa sợi phụ thuộc từng loại đất và điều kiện
địa hình. Có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật làm đất như sau:
- Đối với vùng đất có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đá lộ
đầu, ít đá
lẫn thì có thể làm đất bằng phương pháp cày bừa. Đây là biện pháp tốt nhất làm
cho đất tơi xốp, tiêu diệt cỏ dại và tạo điều kiện cho dứa sợi sinh trưởng tốt.
- Đối với vùng đất có địa hình phức tạp, có nhiều đá lộ đầu, nhiều cây bụi hay cây
gỗ lớn thì phải làm đất bằng phương pháp đào hố. Có thể
đào hố bằng tay hay
bằng máy tùy theo điều kiện ở từng cơ sở. Tốt nhất, trước khi đào hố cần chặt
toàn bộ cây bụi lớn để tạo mặt thoáng, hoặc có thể sử dụng máy khai hoang để
rà rễ và gốc cây lớn. Nhìn chung đào hố càng sâu, càng rộng thì càng tốt. Ở Nha
Hố thường đào sâu 30 cm, rộng 30-40 cm, phương pháp này chủ yếu áp dụng
cho những vùng đất ven đồ
i núi.

Nghiên cứu xác định mật độ thích hợp: mật độ trồng có quan hệ rất lớn đến năng
suất. Do vậy tại một số địa điểm nghiên cứu đã tiến hành trồng dứa sợi với mật độ

khác nhau nhằm xác định mật độ thích hợp.

Bảng 1.5. Mật độ, khoảng cách trồng dứa sợi ở một số vùng Ninh Thu
ận

Vùng
Khoảng cách trồng
(m)
Mật độ
(nghìn cây /ha)
Loại đất
Khánh Nhơn
0,7 x 0, 4 x 1 câ y
0,5 x 0,3 x 1 “
35,7
66,0
Đất cát biển (cày bò)
Nông trường thơm
tàu -đµo
3,0 x 1, 0 x 1 câ y
3,3 Đất cát và đất xám (cày
máy)
Nha Hố
2,7 x 1, 0 x 1 câ y
2,5 x 1,0 x 1 “
1,8 x 1,0 x 1 “
2,0 x 1,0 x 1 “
3,7
4,0
5,5

5,0
Đất cát (cày máy)

Đất đồi gò (đào hố)

Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 23


Tuy nhiên để trồng dứa trên diện tích quy mô lớn, cơ giới hóa tất cả các khâu
công việc thì bắt buộc phải xác định được mật độ thích hợp cho từng loại đất, từng
giống và từng điều kiện khí hậu cụ thể. Để giải quyết vấn đề này đã tiến hành nhiều
thí nghiệm nghiên cứu các loại mật độ cho từng giống trên từng nền đất khác nhau
t
ại Trung tâm Nha Hố, tuy nhiên vẫn chưa thu được kết quả nghiên cứu cuối cùng
thì các công việc nghiên cứu bị dừng lại vì đầu ra cho sản phẩm dứa sợi thời gian
đó gặp khó khăn nên dứa sợi không còn được ưu tiên nghiên cứu nữa.

Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón: Nhiều thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của một số chế độ phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suấ
t dứa sợi, nhằm
xác định tỷ lệ bón và liều lượng bón thích hợp cho dứa sợi trên các loại đất khác
nhau đã được tiến hành. Tuy nhiên, tại Nha Hố, nghiên cứu cho thấy sử dụng phân
bón cho dứa sợi theo công thức sau: 150 kg đạm sunfat, 75 kg super lân, 30 kg
clorua kali, 500 kg vôi bột /ha/năm cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, tại
HTX Khánh Nhơn không bón phân cho dứa sợi nhưng cây vẫn sinh trưởng phát
triển tốt và cho năng suất cao.


Nghiên cứ
u kỹ thuật làm cỏ: Trong quá trình canh tác, làm cỏ cũng được xem là
biện pháp quan trọng làm tăng số lượng lá và năng suất sợi. Tuy nhiên do điều kiện
địa hình và đất đai khác nhau nên khó có thể đưa ra một quy trình cụ thể. Tiến hành
làm cỏ hay không còn căn cứ vào mức độ cỏ dại trên đồng ruộng. Có 3 phương
pháp làm cỏ là:
- Diệt cỏ bằng thuốc hóa học: Dùng Dalapon 11,2-22,4kg/ha.
- Làm cỏ bằng máy kết hợp v
ới xới xáo.
- Làm cỏ bằng tay.

Tại Nha Hố làm cỏ và phát cây bụi 2-3 laàn/năm. Ở nông trường và HTX từ
1-2 laàn/năm, thậm chí có nơi không cần làm cỏ do mật độ dứa cao, đất xấu, cỏ dại
không mọc được (như HTX Khánh nhơn).

Nghiên cứu xác định cây trồng xen: Dứa sợi là cây trồng hàng rộng, trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản nên tr
ồng xen các loại cây trồng ngắn ngày để nâng hiệu quả sử
dụng đất, cải tạo đất và chống xói mòn. Do vậy, cùng với nghiên cứu về mật độ,
phân bón, Trung tâm Nghiên cứu cây Bông đã nghiên cứu xác định cây trồng xen
thích hợp. Kết quả cho thấy, các loại cây trồng xen thích hợp gồm có thuốc lá, đậu
đỗ, lạc và các cây phân xanh. Tại Nha Hố có trồng xen cây thuốc lá, đậu đỗ, lạc. Ở
Nông trường Thơm Tàu -
đào trồng xen ngô và đậu ván. Ở HTX Khánh Nhơn
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu khai thác vùng đất đồi núi, đất bằng nghèo dinh dưỡng, khô hạn
để trồng dứa sợi phục vụ chế biến, xuất khẩu ở vùng Đông Bắc và duyên hải Miền Trung”
__________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 24



không trồng xen vì mật độ dứa trồng quá dày. Nhìn chung thu nhập của cây trồng
xen tương đối khá. Tại Nông trường Thơm Tàu - đào thì xuất khẩu đậu ván là
nguồn thu nhập chính trong thời kỳ kiến thiết cơ bản này.

Nghiên cứu xác định khả năng chống chịu sâu bệnh hại dứa: kết quả theo dõi về
sâu bệnh hại dứa cho thấy caây dứa sợi hầu như không có sâu phá hạ
i. Tuy nhiên
bệnh hại dứa sợi là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là vào mùa mưa. Phát hiện thấy
có 3 loại bệnh chính phát sinh phát triển trên các cành đồng dứa là: Bệnh thối nhũn
do vi khuẩn Psaudomonas sp, bệnh đốm vòng do nấm Cniothyrium concentracum
và bệnh vết đen do nấm Microdilodia agave. Bệnh phát sinh nhiều làm cây dứa
sinh trưởng chậm và làm giảm phẩm chất sợi. Thậm chí còn làm chết cây dẫn đến
giảm mật độ trên
đơn vị diện tích do đó sẽ giảm năng suất. Vì thế khi trồng dứa sợi
phải áp dụng các biện pháp phòng trừ sau:
- Không để vườn dứa úng.
- Không làm giập, xây xát dứa khi chăm sóc.
- Tỉa bỏ các lá già bị bệnh, bón phân hữu cơ.
- Phun Boocdo 1% hay các loại thuốc trừ nấm khác khi thấy bệnh xuất hiện
và phát triển, phun 2-3 laàn, cách nhau 10-15 ngày.

Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch lá: kết qu
ả nghiên cứu cho thấy việc thu
hoạch lá dứa phải căn cứ vào tình hình sinh trưởng phát triển của cây trong từng
chế độ canh tác khác nhau. Nhưng nhìn chung phải bảo đảm được các yêu cầu sau:
- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Đảm bảo năng suất sợi cao và phẩm chất sợi tốt.
Nếu thu hoạch lá quá sớm, nhiều lá non thì độ bền sợi thấp, tỷ l

ệ sợi giảm do
trong quá trình sơ chế các sợi bị đứt nhiều. Nếu thu hoạch lá quá muộn thì ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ, các lá già khô dần và chết nhiều do đó làm
giảm năng suất cũng như phẩm chất xơ. Tại HTX Khánh Nhơn nông dân trồng dứa
sợi với mật độ quá dày, do đó khi thu lá chỉ để lại 5-6 lá/cây. Ở những nước trồng
dứ
a sợi nhiều và Trung tâm Nha Hố chỉ thu những lá nằm song song với mặt đất,
chừa lại 16-25 lá /cây tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây và số lần cắt lá.

Nghiên cứu phương pháp tước sợi dứa: Bộ phận chính của cây dứa sợi mà con
người sử dụng là lá dứa để lấy sợi. Tuy nhiên nhiều tác giả công bố cho rằng: vấn
đề trồng dứa sẽ có kinh tế hay không cơ
bản là sử dụng sản phẩm phụ. Đó là chiết
suất dược liệu từ thịt lá và sử dụng phụ phẩm bã lá để chăn nuôi. Muốn vậy cần
phải tước sợi bằng máy. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có máy tước sợi dứa, vì vậy

×