B KHOA HC V CễNG NGH VIN CHN NUễI
CHNG TRèNH KHOA HC CễNG NGH CP THIT MI PHT
SINH A PHNG
BO CO TểM TT KT QU KHOA HC CễNG
NGH CA TI
Tên đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp khoa học và công
nghệ để phục hồi và phát triển đàn bò của đồng bào Mông
tại tỉnh Bắc Kạn
Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài/ dự án
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
Nguyễn Thị Thoa Hoàng Văn Tiệu
Ban chủ nhiệm chơng trình Bộ khoa học và Công nghệ
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
8975
Hà nội 2011
1
BáO CáO THốNG KÊ KếT QUả THựC HIệN Đề TàI
NM 2008-2011
Tờn ti: Nghiờn cu mt s bin phỏp khoa hc v cụng ngh phc hi
v phỏt trin n bũ ca ng bo Mụng tnh Bc kn.
I. TìNH HìNH THựC HIệN
1. Thi gian thc hin ti
Theo hợp đồng đã ký: Tháng 8 nm 2008-tháng 9-2011.
Thực tế thực hiện tháng 8 nm 2008-tháng 9-2011
2. Kinh phớ v s dng kinh phớ
a) Tổng kinh phớ: 1.436,00 triu ng
Kinh phớ h tr t SNKH: 1.436,00 triu ng.
b) Tỡnh hỡnh cp v s dng kinh phớ
Theo k hoch Thc t t c Ghi chỳ S
TT
Thỏng, nm Kớnh
phớ(tr.ng)
Thỏng, nm Kớnh
phớ(tr.ng)
S
ngh
quyt
toỏn
1 8/2008- 8/2009 700 8/2008- 8/2009 700 700
2 8/2009- 8/2010 500 8/2009- 8/2010 500 500
3 8/2010-9/2011 236 8/2010-9/2011 236 236
c) Kt qu s dng kinh phớ theo cỏc khon chi
Theo k hoch Thc t t c
S
TT
Ni dung cỏc
khon chi
Tng
(tr.ng)
SNKH
Ngun
khỏc
Tng
(tr.ng)
SNKH
Ngu
n
khỏc
1
Tr cụng lao
ng(khoa hc,
ph thụng)
368.240 368.240 368.240 368.24
2
Nguyờn, võt
liu, nng lng
878.140 878.140 878.140 878.14
3
Thit b, mỏy
múc
0 0 0 0
4
Xõy dng, sa
cha nh
0 0 0 0
5 Chi khỏc 189.620 189.620 189.620 189.62
Tng cng 1436.00 1436.00 1436.00 1436.0
2
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài:
( Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định
nhiệm vụ, xét chọn, phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh ( thời gian, nội
dung, kinh phí thực hiện…nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án
(đơn, kiến nghị điều chỉnh…nếu có.
Số
TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi
chú
1
Số 31/SCN-KHCN,
ngày 02/3/2007
Đề nghị thực hiện nhiệm vụ KH&CN trọng
điểm tại tỉnh Bắc Kạn.
2
Số 821/QĐ-
BKHCN, ngày
22/5/2007
Về việc phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ
KH&CN trọng điểm thực hiện tại các tỉnh,
thành phố năm 2007
3 Ngày 11/5/2007 Đề cương thuyết minh đề tài
4
Ngày 05/6/2007 Lý lịch của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm và
các thành viên thực hiện đề tài
5
Số 869/QĐ-
BKHCN, ngày
35/5/2007
Về việc thành lập Hội đồng KH&CN cấp
nhà nước xét duyệt thuyết minh nhiệm vụ
KH&CN trọng điểm thực hiện tại các tỉnh,
thành phố năm 2007
6
Ngày 03/6/2007 Biên bản họp hội đồng KH&CN tư vấn,
đánh giá hồ sơ đăng ký xét chọn tổ chức và
cá nhân chủ trì nhiệm vụ trọng điểm thực
hiện tại địa phương.
7 Ngày 10/8/2007 Phiếu thẩm định tài chính
8
Số 802/QĐ-
BKHCN, ngày
02/5/2008
Về việc phê duyệt Chủ nhiệm, Cơ quan chủ
trì và kinh phí của các nhiệm vụ KH&CN
trọng điểm thực hiện tại các tỉnh, thành phố
bắt đầu thực hiện từ năm 2008
9
Số 10/2008/HĐ-
ĐTKHCN, ngày
20/8/2008
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ
II.TæNG HîP KÕT QU¶ §¹T §−îc cña ®Ò tµi so víi hîp ®ång
Phụ lục 1:
Tài liệu giao nộp
TT
Hợp đồng Thực hiện TH/
H Đ%
1
Báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần Báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần 100
2
Báo cáo tổng kết khoa học kỹ
thuật của đề tài
Báo cáo tổng kết khoa học kỹ
thuật của đề tài
100
3
Báo cáo tóm tắt khoa học kỹ
thuật của đề tài
Báo cáo tóm tắt khoa học kỹ
thuật của đề tài
100
4
Báo cáo chuyên đề Báo cáo chuyên đề 100
3
Phụ lục 2:
Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả 1,2
TT
Hîp ®ång Thùc hiÖn
TH/
H§
Tªn sản
phẩm
Số
lượng
Chỉ tiêu kinh
tế- kỹ thuật
Số lượng Chỉ tiêu kinh
tế- kỹ thuật
%
1
Tinh đông
lạnh
4000
cọng
Hoạt lực 35-
40%
5.387
cọng
Hoạt lực 40%
134
2
Phôi đông
lạnh
250 phôi 75% loại A,B 251 phôi 75% loại A,B
104
Bê sinh ra
do PG từ
10 bò đực
đã lựa
chọn
100 bê Phát triển
bình thường
112 bê
Phát triển
bình thường
112
3
Bê sinh ra
do CTP
20 bê Phát triển
bình thường
21 bê Phát triển
bình thường
105
Bê ra đời
do TTNT
30 bê
Phát triển
bình thường
32 bê Phát triển
bình thường
106
4
Mô hình
chăn nuôi
nông hộ
Chọn 30
gia đình
để xây
dựng mô
hìnhchăn
nuôi
nông hộ
Quy mô 2-3
con/hộ; 4-5
con/hộ
Đã chọn
và xây
dựng được
30 gia
đình chăn
nuôi nông
hộ
Quy mô 2-3
con/hộ và
quy mô 4-5
con/hộ
100
5
Đánh giá
thực trạng
bò của
đồng bào
Mông tại
bắc kan
3 huyện
điểm có
bò tập
trung
- Có được
đánh giá
chính xác về
số lượng sự
phân bố, đăc
điểm ngoại
hình, màu sắc
lông da đàn
bò của đồng
bào Mông
Bắc kan.
- Đánh giá về
tập quán chăn
nuôi, phương
3 huyện
điểm có
bò tập
trung
- Đã đánh giá
được chính
xác về số
lượng sự
phân bố, đăc
điểm ngoại
hình, màu sắc
lông da đàn
bò của đồng
bào Mông
Bắc kan.
- Đánh giá về
tập quán chăn
nuôi, phương
100
4
thức nhân
giống
thức nhân
giống
6
Bò đực
chọn làm
giống
10 con Ngoại hình
cân đối, trọng
lượng khi
khai thác tinh
đạt 300-350
kg
10 con Ngoại hình
cân đối, trọng
lượng khi
khai thác tinh
đạt 300-350
kg
100
7
Phân tích
đánh giá
chất lượng
thịt bò
Mông
3 chỉ tiêu
Protein thô ,
chất béo thô,
vật chất khô,
5 chỉ tiêu:
Protein thô
chiếm, chất
béo thô, tro
thô, vật chất
khô, ẩm tổng
số.
166
8 Số liệu, cơ
sở dữ liệu
Số liệu đầy
đủ, đáng tin
cậy
Đã có số liệu
đầy đủ, đáng
tin cậy
100
9 Báo cáo
phân tích
Đánh giá
được những
khó khăn
thuận lợi
trong việc
phục hồi và
phát triển
giống bò của
đồng bào
Mông tỉnh
Bắc Kan
Đã báo cáo
đánh giá
được những
khó khăn
thuận lợi
trong việc
phục hồi và
phát triển
giống bò của
đồng bào
Mông tỉnh
Bắc Kan
100
10 Đào tạo
tập huấn
12 KTV Các học viên
làm chủ được
kỹ thuật
TTNT, kỹ
thuật chăn
nuôi và hiểu
được Công
nghệ CTP
12 KTV - Đã đào tạo
được 12 học
viên làm chủ
được kỹ thuật
TTNT, kỹ
thuật chăn
nuôi và hiểu
được Công
nghệ CTP.
- 1 kỹ sư chăn
nuôi
- 1 Th.s chu
bẩnị bảo vệ
100
5
tốt nghiệp
cuối năm
2011
11
Xây dựng
quy trình
4 quy
trình
- Chăm sóc
nuôi dưỡng
bò Mông,
- Sản xuất
tinh bò
Mông,
- Sản xuất
phôi bò
Mông,
- Gây động
dục đồng pha
và cấy phôi
cho bò Mông.
4 quy
trình
- Chăm sóc
nuôi dưỡng
bò Mông,
- Sản xuất
tinh bò
Mông,
- Sản xuất
phôi bò
Mông,
- Gây động
dục đồng pha
và cấy phôi
cho bò Mông.
100
MỤC LỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Bảng tổng hợp số lượng đàn bò của tỉnh Bắc Kạn…………………
42
Bảng 2: Phân bố dân tộc Mông sinh sống tại 3 huyện Pác Nặm, Ba Bể và
Chợ Đồn……………………………………………………………………………
43
Bảng 3: Số lượng bò Mông qua điều tra tại một số xã của 3 huyện……….
45
Bảng 4: Kết quả điều tra về cơ cấu giống bò Mông tại các xã được điều
tra………………………………………………………………………………….
46
Bảng 5: Kết quả điều tra về trọng lượng của bò Mông ở các lứa tuổi………
47
Bảng 6: Một số đặc điểm tinh dịch bò Mông…………………………………….
51
Bảng 7: Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực Mông………….
53
Bảng 8: Kết quả sản xuất tinh cọng rạ của bò đực Mông…………………
53
Bảng 9: Kết quả phản ứng của buồng trứ
ng bò khi GRTN ………………
55
Bảng 10: Số phôi thu được từ bò thí nghiệm qua các lần GRTN ………….
56
Bảng 11: Tỷ lệ số phôi thu được so với số thể vàng kiểm tra………………
58
Bảng 12: Tỷ lệ số phôi thu được so với số thể vàng kiểm tra ……………
59
Bảng 13: Đánh giá phân loại phôi theo chất lượng A,B ; C,D…………
60
Bảng 14: Đánh giá phân loại phôi theo chất lượng A,B; C,D……………
60
Bảng 15: Đánh giá phân loại phôi bò số BM6, BM7 theo chất lượng A,B
;C,D ………………………………………………………………………………
61
Bảng 16: Phân loại phôi theo giai đoạn phát triển (phôi nang, phôi
dâu)………………………………………………………………………………….
61
Bảng 17 : Kết quả gây động dục đồng pha ………………………………
63
Bảng 18: Kết quả cấy truyền phôi theo chất lượng………………………….
66
Bảng 19: Kết quả cấy truyền phôi theo giai đoạn phát triển ……………….
66
Bảng 20: Theo dõi sinh trưởng phát triển của bê sinh ra từ CTP,TTNT
vµ phèi gièng trùc tiÕp…………………………………………………
68
MỤC LỤC
Trang
THÔNG TIN CHUNG……………………………………………………
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU…………………………………………………………
2
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………
2
1.2. MỤC TIÊU……………………………………………………………
4
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………
4
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
4
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ………………………………
4
2.1.2. Nghiên cứu trong nước……………………………………………
7
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………
11
2.2.1. Thực trạng giống Bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc Kạ
n…………
11
2.2.2. Cơ sở khoa học của công nghệ Cấy truyền phôi bò………………
11
2.2.2.1. Kích thích noãn bao phát triển đồng loạt bằng sự tác động hormone
11
2.2.2.2. Gây động dục đồng pha và cấy phôi cho bò nhận…………………
20
2.2.2.3. Cơ chế đông lạnh phôi……………………………………………
25
2.2.2.4. Giải đông phôi………………………………………………………
31
2.2.2.5. Đông lạnh tinh bò………………………………………………….
32
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………
32
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………
32
3.1.1. Đánh giá thực trạng đàn bò của đồ
ng bào Mông tại Tỉnh Bắc Kạn…
32
3.1.2. Nghiên cứu khôi phục và phát triển đàn bò của đồng bào Mông…….
32
3.1.3. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò ở nông hộ………………………
32
3.1.4. Tổ chức tập huấn TTNT và hiểu được công nghệ CTP…………
32
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………
33
3.2.1. Phương pháp điều tra đánh giá thực trạng đàn bò của đồng bào
Mông
33
3.2.2. Nghiên cứu biện pháp khôi phục và phát triển đàn bò của đồng bào
Mông
33
3.2.2.1. Tuyển chọn bò cho cấy phôi, TTNT và phối giống trực tiếp ………
33
3.2.2.2. Phương pháp sản xu
ất tinh………………………………………….
34
3.2.2.3. Phương pháp sản xuất phôi……………………………………….
37
3.2.2.4. Phương pháp đông lạnh phôi………………………………………
38
3.2.2.5. Phương pháp Gây động dục đồng pha cho bò nhận phôi…………
3.2.3. Phương pháp xây dựng mô hình chăn nuôi nông hộ……………….
40
40
3.2.4. Phương pháp đào tạo tập huấn TTNT và hiểu được công nghệ CTP
41
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………
42
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………
4.1.1. Đánh giá thực trạng đàn bò của đồng bào Mông của tỉnh B
ắc kan
42
42
4.1.1.1. Kết quả điều tra về tổng số đàn bò của tỉnh Bắc Kạn……………
42
4.1.1.2. Kết quả điều tra về tình hình phân bố dân tộc Mông sinh sống tập
chung tại 3 huyện được chọn làm điểm (Pác Nặm, Ba Bể và Chợ Đồn)……
42
4.1.1.3. Kết quả điều tra về số lượng bò Mông tại 3 huyện………………
45
4.1.1.4. Kết quả đ
iều tra về cơ cấu giống bò Mông tại các xã được điều…….
4.1.1.5. Kết quả điều tra về trọng lượng của bò Mông……………………
45
47
4.1.1.6. Kết quả điều tra đặc điểm ngoại hình của giống bò Mông nuôi tại
các xã được điều…………………………………………………………….
48
4.1.1.7. Tập quán chăm sóc, nuôi dưỡng bò Mông và công tác thú y của
người dân tộc Mông……………………………………………………….
49
4.1.2. Nghiên cứu khôi phục và phát triển đàn bò của đồng bào Mông……
51
4.1.2.1. Kết quả nghiên cứu sản xuất Tinh bò Mông………………………
51
4.1.2.2. Kết quả sản xuất phôi invivo bò Mông………………………….
54
4.1.2.3. Kết quả gây động dục đồng pha………………………………….
62
4.1.2.4. Kết quả
Cấy truyền phôi………………………………………….
65
4.1.3. Xây dựng mô hình chăn nuôi nông hộ……………………………….
69
4.1.4. Đào tạo tập huấn kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo…………………….
70
PHẦN V: KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ…………………………………
5.1. KẾT LUẬN……………………………………………………………
70
70
5.2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………
Tài liệu trong nước ………………………………………………………
Tài liệu nước ngoài………………………………………………………….
73
73
76
1
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NĂM 2008-2011
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp khoa học và công nghệ để phục hồi và
phát triển đàn bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc kạn.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thoa
Học vị : Thạc sĩ
Điện thoại: 0913321521
Địa chỉ: Nhà số 1, Ngách 148, Phố Hoàng Ngân- Trung Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Chăn nuôi, Bộ Nông Nghiệp và PTNT
Điệ
n thoại: 8448389267/8385022 Fax: 84 4 8389775
Địa chỉ: Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS Hoàng Văn Tiệu
Chức vụ: Viện trưởng
Số tài khoản: 30101005
Kho bạc nhà nước Huyện Từ Liêm - Hà Nội
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Khoa học Công nghệ
Cơ quan phối hợp:
Tổ chức 1 : Trung tâm ứng dụng Khoa Học và Công Nghệ Bắc Kạn
Họ và tên thủ tr
ưởng tổ chức: Nguyễn Kim Dương
Điện thoại: 0281 879217 DD: 0912342800
Tên cơ quan chủ quản : Sở KH & CN Bắc Kạn
Điện thoại: 0281 870 459 Fax : 0281 870732
Địa chỉ: Đường Trường Chinh - Thị Xã Bắc Kạn
Tổ chức 2 : Trung Tâm Moncada- Viện Chăn nuôi
Điện thoại: 049718830
Địa chỉ: Ba Vì - Hà Tây
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trần Công Hòa
ĐT DĐ: 0912394362; CQ: 034880597
Số tài khoản: 421101010006 tại Ngân hàng NN&PTNT Sơn Tây, Hà
TâyThời gian thực hiện: Từ năm 2008-2011.
Kinh phí: 1.436,00 triệu đồng
2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hiện có 1,3 tỷ con bò với hàng trăm giống khác nhau đã được
thuần hoá và chọn lọc, nhân thuần và lai tạo hàng trăm năm. Có nhiều giống bò
thuần địa phương nổi tiếng, như bò Red Sind (Pakistan), bò Sahiwal (Ấn độ). Các
giống bò nhiệt đới Châu á này là những nguồn gen quý để lai tạo với các giống bò
ôn đới của Châu Âu như Santagestrudis, Charolais, Limousin để tạo nên những
giống bò thịt nổi ti
ếng thế giới. Đồng thời chúng cũng được chọn lọc nâng cao
năng suất và tạo nên các dòng thuần bò khác nhau phù hợp với môi trường nuôi
dưỡng, điều kiện sinh thái của địa phương.
Việt Nam đã phát hiện 60 giống vật nuôi nội địa trong đó có những giống
khá nổi tiếng như: gà Đông Tảo, Lợn ỉ, gà Mông, bò Mèo, Bò U Đầu rìu, Bò rừng,
bò Cóc, bò Vàng, bò Bà Rịa, bò Mông Một số giống này đang được ph
ục hồi và
khai thác tích cực, hiệu quả nhằm đưa ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh. Trong
Thông báo số 5769/TB-VP ngày 28 tháng 12 năm 2006 về ý kiến kết luận của Bộ
trưởng Bộ NN và PTNT tại Hội nghị tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2006
và triển khai kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2007 các tỉnh miền núi phía
Bắc có nhấn mạnh: "Giống bò vùng cao nên tập trung chủ yếu phát triển gi
ống bò
có tầm vóc lớn, thịt có chất lượng cao. Tuy nhiên, phải có các giải pháp kèm theo
về giống, dinh dưỡng, trồng cỏ chế biến thức ăn và phòng trừ dịch bệnh …".
Bò Mông là giống bò mới được phát hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ
năm 1997, đây là giống bò được đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao nuôi giữ từ lâu
theo phương thức chăn thả tự do. Bò Mông có chất lượng thịt thơm ngon, thịt bò
Mông Cao Bằng đã được tổ chức giới thiệu sản phẩm tại Siêu thị BigC Hà Nội vào
tháng 4/2009 và được người tiêu dùng rất quan tâm đón nhận. Việc phát triển chăn
nuôi bò Mông là cần thiết, vừa đáp ứng công tác bảo tồn đa dạng di truyền vật nuôi
vừa đáp ứng nhu cầu thịt bò chất lượng cao của người tiêu dùng.
3
Giống Bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc Kạn đã là một trong những động vật
nuôi phổ biến và có nhiều đặc điểm ưu việt. Mặc dù vậy nhưng hiện nay giống bò
này đang có nguy cơ bị thoái hoá về giống do vấn đề cận huyết kéo dài. Việc khai
thác giống bò của đồng bào Mông mang tính tự phát thiếu điều tiết đã mang lại một
số bất c
ập mà chúng ta phải quan tâm như sau:
- Số bò bán đi thường là to con, có sản lượng thịt lớn. Số còn lại kém hơn
mới tiêu thụ nội bộ. Việc bán hoặc thịt đi một số bò tốt sẽ gây thoái hóa đàn bò còn
lại, vì vậy cần phải phục hồi, cải tạo đàn bò.
- Việc nuôi dưỡng vẫn chưa vươn tới sản phẩm hàng hoá, chưa có thương
hiệu chưa đảm b
ảo cho việc phát triển bền vững.
- Phương thức chăn nuôi vẫn mang nặng tính truyền thống “thủ công”, “sản
xuất nhỏ”, không đủ sức để cạnh tranh với thương trường mở với thế giới bên
ngoài.
- Chưa có hệ thống chọn lọc nhân giống, quản lý giống để phát huy tiềm
năng di truyền về năng xuất, sản lượng và chất lượng giống. Có nguy cơ cao v
ề
đồng huyết, dẫn đến thoái hoá do phương pháp nhân giống truyền thống, bò đực
giống chưa được chọn lọc và phân bố hẹp. Giống bò này mới được giới khoa học
quan tâm từ năm 1998. Tuy nhiên, từ đó đến nay nó cũng chỉ được nghiên cứu về
đặc điểm sinh học thiếu các nghiên cứu mang tính chuyên nghiệp và tổng thể về
điều kiện chăn nuôi, nghiên cứu phục hồi và phát triể
n đàn bò, chưa có các báo cáo
chuyên đề về khả năng sản xuất của giống bò này.
Vì vậy, việc điều tra khảo sát nghiên cứu về bò của đồng bào Mông ở Bắc
Kạn là điều cần thiết. Nghiên cứu này cho phép nhìn nhận một cách tổng thể về
hiện trạng, phân bố, tình hình khai thác và tiềm năng của giống bò này đối với chăn
nuôi của Bắc Kạn nói riêng và của Việ
t Nam nói chung trong tương lai. Đồng thời
kết quả thu được cho phép hệ thống lại những gì đã được nghiên cứu về bò của
đồng bào Mông ở địa phương khác để có định hướng trong công tác nghiên cứu
4
khoa học và chuyển giao công nghệ phục hồi, khai thác và phát triển giống bò
Mông một cách hợp lý có hiệu quả, góp phần trong việc phát triển một nền chăn
nuôi đa dạng sinh học và bền vững của Việt Nam.
Có thể nói, Ứng dụng công nghệ Thụ tinh nhân tạo và Cấy truyền phôi là
một trong những phương pháp có thể đem lại hiệu quả cao trong việc phục hồi,
phát triển, sử dụng và bảo t
ồn nguồn gen quý giống bò Mông của tỉnh Bắc Kạn.
Được sự đồng ý của Ban công tác địa phương - Bộ KH và CN, chúng tôi tiến hành
đề tài nghiên cứu
″Nghiên cứu một số biện pháp khoa học và công nghệ để phục hồi và phát
triển đàn bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc kạn”
1.2. MỤC TIÊU
1. Đánh giá được thực trạng đàn bò của đồng bào Mông tại tỉnh Bắc Kạn.
2. Khôi phục và phát tri
ển giống bò của đồng bào Mông tại tỉnh Bắc Kạn
3. Có được mô hình chăn nuôi bò nông hộ.
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngày nay, công nghệ sinh học đang trở thành một động lực thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Công nghệ sinh học hiện đại sẽ tạo
ra những bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Nó
không những tạo ra các giống năng suất cao, chấ
t lượng tốt mà còn thích nghi với
điều kiện môi trường sinh thái khác nhau. Cấy truyền phôi và những kỹ thuật liên
quan là công nghệ sinh học sinh sản hiện đại được rất nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi. Từ sau thí nghiệm của
5
Heape (1890) về cấy truyền phôi trên thỏ được công bố, nghiên cứu cấy truyền
phôi trên gia súc như dê, cừu, lợn, trâu, bò đã được nghiên cứu ứng dụng thành
công ở nhiều nước. Trong giai đoạn này, những hiểu biết rõ hơn về mối liên hệ
giữa tuyến yên và buồng trứng đã đưa đến những tiến bộ đáng kể trong công nghệ
sinh sản. Sự phát triển của các kỹ thuật gây r
ụng trứng nhiều (GRTN), gây động
dục đồng pha và thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã đưa đến thành công về công nghệ
CTP(cấy truyền phôi) trong những năm 1930 và 1940 ở một số loài, nhưng chưa
thành công ở loài bò. Mặc dù Umbaugh (1949) cũng đã báo cáo 4 trường hợp có
chửa ở Texas về cấy truyền phôi bò, nhưng tất cả con nhận phôi đã sẩy thai trước
khi đẻ. Năm 1951, con bê đầu tiên do CTP đã sinh ra sau khi cấy bằng phẫu thuật
phôi bò 5 ngày tuổi được lấy từ bò giết ở lò mổ.
Công nghệ cấy truyền phôi (CTP) phát triển nhanh chóng cuối những năm
1970. Trong công nghệ cấy truyền phôi kỹ thuật GRTN để tạo phôi đã được nhiều
nhà khoa học quan tâm. Năm 1974 Elsden và cs. nghiên cứu gây rụng trứng nhiều
bằng PMSG và PGF
2
α
trên bò. Boland và cs. 1978; Chupin và Procureur, 1982;
Newcomd và cs. 1976 Elsden và cs. nghiên cứu GRTN bằng PMSG và PGF
2α
trên
bò. Boland và vs. 1978; Chupin và Procureur, 1982; Newcomb và cs. 1976 sử dụng
eCG để GRTN ở bò, Yadav và cs (1985), Ellington và cs (1987) việc sử dụng
Progesterone và PGF trong GRTN để khống chế thời điển, thời gian và mức độ
động dục có thể đem lại những cải tiến về số trứng rụng và chất lượng phôi.
Năm 1986, tác giả Kostov và cs, 1987 Dieleman và cs. nghiên cứu GRTN
bằng sử dụng PMSG, PGF
2α
và anti-PMSG.
Olivera-Angel và cs (1984) nghiên cứu và tỷ lệ thu phôi và chất lượng của
phôi sau khi GRTN bằng eCG (2000 IU) trên bò thịt tơ và bò thịt.
Qua kết quả nghiên cứu về ứng dông GRTN trong cấy truyền phôi của nhiều
tác giả, có thể đưa ra nhận xét rằng hầu hết các phương pháp GRTN được sử dụng,
phổ biến hiện nay đều được sử dụng các hoocmon sinh sản và ở mức độ các cơ chế
6
điều khiển nội tiết-thần kinh thể dịch.
Tuy nhiên, những năm 1970 do chưa nghiên cứu về đông lạnh và giải đông
phôi, số phôi thu được nhiều, số bò động dục đồng pha ít, số phôi cấy không hết sẽ
lãng phí, vì vậy đã phải duy trì một số lượng lớn bò nhận phôi để tất cả phôi ở ngày
thu phôi sẽ được cấy cho bò nhận. Sau khi triển khai có hiệu quả
các phương pháp
đông lạnh phôi, sử dụng dimethyl sulfoside hay glycerol làm chất bảo vệ lạnh, CTP
trở thành một công nghệ hiệu quả hơn, mà không còn phụ thuộc vào số bò nhận
phôi nữa. Thành công đầu tiên của việc đông lạnh phôi động vật có vú được báo
cáo ở chuột (Whittingham 1971). Năm 1973, con bê đầu tiên ra đời bằng phôi đông
lạnh - giải đông (Wilmut và Rowson). Hầu hết các tác giả trên đều sử dụng chất
bảo vệ lạ
nh là glycerol, ethylene glycol, propylene glycol. Các phương pháp đông
lạnh thường được áp dụng phổ biến là đông lạnh chậm 3 bước, một bước trên máy
đông lạnh đã được lập trình sẵn. Từ đó đến nay, đông lạnh phôi động vật luôn luôn
được nghiên cứu cải tiến.
Phương pháp đông lạnh thể thuỷ tinh lần đầu được Rall và Fahy (1985) đề
xuất. Sau đó phương pháp này được nghiên cứu cải tiến của nhiề
u tác giả. (Kasai
M. 2002; Papis và cs. 2000; Lazar và cs. 2000). (Renard và cs. 1982; Lehn-Jensen,
1983; Franks và cs. 1986; Prather và cs. 1987; Renard và cs. 1984; Nguyen và cs.
2000). Để nâng cao tỷ lệ sống của phôi động vật có vú sau đông lạnh giải đông
(Pugh và cs. 2000, Kasai 2002, Atabay và cs. 2004, Diez và cs. 2005). Những tiến
bộ gần đây trong đông lạnh phôi động vật có vú đã đạt được bằng phương pháp
đông lạnh vi giọt (microdrop).
Những nghiên cứu về môi trường đông lạnh tinh dịch bò được tiến hành từ
1917 do các tác giả người Nga I. Ivanov. V.K. Milovanov (1934) là những người
đầu tiên đưa ra cơ
sở khoa học và thực nghiệm về pha loãng và bảo tồn tinh dịch
với dung dịch điện giải (NaCl, KCl ). Phillips (1940), Salisbury (1943) cải tiến môi
trường pha loãng và bảo tồn với lòng đỏ trứng gà, Na-Citrate. Từ đó các nghiên
7
cứu về môi trường đông lạnh tinh dịch bò sữa phát triển không ngừng và xuất hiện
những công ty khổng lồ, xuyên quốc gia tham gia vừa nghiên cứu vừa áp dụng
những tiến bộ khoa học vào sản xuất như: Hãng Minitub của Cộng hoà liên bang
Đức, hãng IVM của Cộng hoà Pháp. Năm 1974 hãng Minitub sáng chế ra môi
trường đông lạnh tinh dịch Triladil dạng dung dịch đóng gói sẵn. Năm 1992 sáng
chế ra môi trường Biladil và hiện nay là AndroMed. Hãng IMV sáng chế ra Bio
xcell-CSS® vv
V
ề thành phần hoá học của môi trường đông lạnh tinh dịch mỗi công ty đều
có bản quyền riêng về thành phần, công thức pha chế phù hợp với điều kiện của họ
và họ liên tục cải tiến nhằm càng ngày càng có những môi trường đông lạnh tinh
dịch bò hoàn thiện hơn. Tuy vậy những hoá chất cơ bản để thiết lập môi trường
đông lạnh tinh dịch bò trên thế giới th
ường có: chất cung cấp năng lượng (đường
sacharid), chất đệm (trihydroxymethylaminomethane), lòng đỏ trứng, chất chống
đóng băng (cryoprotectant) như glycerol.
Thực tế phát triển hệ thống nhân giống bò bằng công nghệ sinh sản và di
truyền trên thế giới trong những năm gần đây cho thấy với các tiến bộ, thành công
mới về áp dụng các kĩ thuật siêu âm khai thác trứng, sản xuất phôi in vitro công
nghệ sản xuất phôi invivo, công nghệ đ
ông lạnh tinh, phôi đông lạnh và cấy truyền
phôi đang thể hiện vai trò trung tâm; ngoài việc nâng cao hiệu quả công tác chọn
lọc nhân giống, các công nghệ này góp phần cải tiến tình trạng mang thai và sinh
sản của bò thông qua việc ứng dụng liên hoàn các phương thức quản lý và kĩ thuật
khác (Arlotto vcs, 2001; Hansnen vcs, 2006).
2.1.2. Nghiên cứu trong nước
Những năm gần đây việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào việc
bảo tồn và phát triển nguồn gen v
ật nuôi địa phương và những động vật quý hiếm
đã và đang được nhà nước quan tâm.
Ở Hà Giang có giống bò Mèo được dân tộc thiểu số nuôi tại các tỉnh vùng
8
núi phía bắc Việt Nam, đặc biệt tập trung tại các huyện vùng cao Hà Giang. Giống
bò này có khả năng sản xuất cao, tầm vóc lớn, phẩm chất thịt thơm ngon. Nhận
thấy được đặc điểm quý của giống bò này, những năm 90 của thế kỷ trước một số
tác giả đã nghiên cứu giống bò này:
Nguyễn Văn Niêm, Đỗ Hữu Hoan, Lưu Công Khánh, Đỗ Xuân Cốn đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: " Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và phát triển
chăn nuôi của giống bò vùng cao Hà Giang tại các tỉnh vùng núi phía bắc". Các tác
giả đã có một số kết quả nghiên cứu như sau: bò đực trưởng thành có khối lượng cơ
thể đạt 400 – 450 kg, bò cái trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt 250 – 280 kg, tỷ
lệ thịt xẻ khá cao: 52,12 %, tỷ lệ thịt tinh
đạt 40,33 % (so với bò Vàng Việt Nam tỷ
lệ này là 42 % và 33 %).
Các tác giả: Trịnh Quang Phong, Phan Văn Kiểm đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học tinh dịch và kỹ thuật đông lạnh tinh
bò đực giống bò vùng cao Hà Giang". Qua kết quả nghiên cứu đã có một số kết
Luận như sau: lượng xuất tinh (V): đạt 4,50 ± 0, 20 ml vào vụ hè thu và 6,10 ± 0,
45 ml vào vụ đông xuân, sức hoạt độ
ng tinh trùng (A) trước đông lạnh đạt 70 %,
sau đông lạnh đạt 30 % ở vụ hè thu và đạt 80 % trước đông lạnh và 35 % sau đông
lạnh ở vụ đông xuân, nồng độ tinh trùng đạt ở mức 850 ± 9, 20 triệu/ml ở vụ hè thu
và 980,50 ± 10, 00 triệu/ml ở vụ đông xuân (Báo cáo của dự án Biodiva 2006).
Giống bò Mông tỉnh Bắc Kạn đã là một trong những động vật nuôi phổ biến
của đồng bào Mông. Gi
ống bò này có khả năng sản xuất cao, phẩm chất thịt thơm
ngon. Hơn nữa giống bò này có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt, và điều kiện chăn thả tự nhiên.
Tuy vậy, việc khai thác giống bò của đồng bào Mông mang tính tự phát thiếu
điều tiết. Hiện nay, các nghiên cứu về bò của đồng bào Mông còn rất hạn chế, nội
dung nghiên cứu chỉ tậ
p trung chủ yếu vào đặc điểm sinh học của bò.
Vấn đề đặt ra là: cần phải có một nghiên cứu tổng thể các yếu tố về quy mô
9
chăn nuôi, đặc điểm phân bò, thực trạng khai thác từ đó đề ra một số giải pháp khôi
phục, phục hồi và phát triển giống bò của đồng bào Mông tại tỉnh Bắc Kạn.
Công nghệ sinh học sinh sản hiện đại đã nghiên cứu và ứng dụng vào sản
xuất một số công nghệ với mục đích phục hồi và nhân nhanh các giống vật nuôi
quý hiếm.
Năm 1978 đã có mộ
t số tác giả tại Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia bắt đầu nghiên cứu cấy truyền phôi trên thỏ (Bùi Xuân Nguyên và
Nguyễn Thị Ước). Từ năm 1980, các tác này cũng đã bắt đầu nghiên cứu cấy
truyền phôi trên bò. Từ năm 1989, tại Viện Chăn nuôi, Bộ môn Cấy truyền phôi đã
được thành lập. Với sự kết hợp của Viện công nghệ sinh học và sự tham gia của
Trường ĐH Nông nghi
ệp I, Viện Quân Y 103, Viện Chăn nuôi và một số cơ quan
khác. Đề tài KC -04-11 giai đoạn 2001-2004 (nghiên cứu ứng dụng công nghệ cấy
truyền phôi bò) đã được thực hiện với sự chủ trì của Viện Chăn nuôi và sự tham
gia của trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh, ĐH Thái Nguyên, Trung tâm công nghệ phôi - Viện Quân Y và nhiều cơ
quan khác Năm 1986, con bê đầu tiên ở nước ta được ra đời từ công nghệ này.
Năm 1994, bò sinh đôi trong đó có một bê do trứng rụng tự nhiên trong chu kỳ
động dục và một bê do cấy truyền phôi đã được thực hiện tại Viện Chăn nuôi. Ngày
3/3/2002, cặp bê cái sinh đôi từ một phôi cắt thành 2 phôi đã ra đời. Đây là thành
công đầu tiên ở Việt Nam về công nghệ cloning từ tế bào phôi. Ngày 14/1/2004,
con bê đầu tiên từ phôi thụ tinh ống nghiệm do cán bộ nghiên cứu Viện Chăn nuôi
quốc gia thực hiện
đã sinh ra. Trong những năm qua công nghệ phôi đã đạt được
một số kết quả sau: Số phôi thu được đạt 5,75 phôi/bò/lần thu phôi và 46
phôi/bò/năm; tỷ lệ có chửa đạt 38%-41,83% và tỷ lệ đẻ đạt 28,11-30% ( Nguyễn
Thị thoa và cs 2007-2010). Những kết quả trên đây chứng tỏ rằng chúng ta đã tiếp
cận thành công Công nghệ sinh học sinh sản hiện đại của động vật. Những kết quả
này khẳng
định công nghệ sinh học và công nghệ phôi bò đã áp dụng thành công
trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.
10
Ở nước ta, nghiên cứu đông lạnh phôi bò đã được tiến hành từ năm 1984.
Phương pháp đông lạnh nhanh (tốc độ hạ nhiệt 12
0
C/phút) sau khi khử nước bộ
phận ở nhiệt độ hiện trường trên phôi bò đã thành công (Bùi Xuân Nguyên và cs.
1984). Năm 2003, Lưu Công Khánh và cs nghiên cứu tỷ lệ sống của phôi đông lạnh
- giải đông đạt 73,24% và đã thành công trong việc nghiên cứu ứng dụng đông lạnh
chậm phôi bò bằng glycerol. Năm 1990, bê Charolais đầu tiên được sinh ra từ phôi
đông lạnh nhập khẩu. Năm 2006, Nguyễn Thị Thoa và cs đã nghiên cứu thành công
đông lạnh phôi bò bằng phương pháp t
ạo thể thủy tinh (Vitrification method, Hội
nghị khoa học quốc tế lần thứ 3 năm 2006). Nguyễn Thị Thoa và cs (2007- 2010)
đã nghiên cứu đông lạnh phôi bò sữa, bò thịt, tỷ lệ phôi sống sau đông lạnh giải
đông đạt 75-80%.(đề tài thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm
2020).
Đến nay đã có hàng trăm bê hướng sữ
a được sinh ra do cấy phôi đông lạnh
trong nước cũng như phôi đông lạnh nhập khẩu.
Tại Việt Nam, thụ tinh ống nghiệm (TTON) tế bào trứng bò thu từ buồng
trứng lò mổ đã được nghiên cứu từ năm 1994, bước đầu đã có 20 con bê thụ tinh
ống nghiệm được sinh ra bởi bộ môn CTP Viện Chăn Nuôi và 8 bê thụ tinh ống
nghiệm sinh ra tại Việt Nam (Bùi Xuân Nguyên và cs. 1994, 1997; Nguyễn Thị
Ước và cs. 1996, 1999, 2003; Nguyễn Hữ
u Đức và cs. 1996, 2003, 2005)
Nguyễn Văn Lý và cs.( 2003, 2004, 2005, 2006) báo cáo tỷ lệ thụ tinh ống
nghiệm đạt 54,14% và tỷ lệ tạo phôi trong ống nghiệm đạt 30,78%.
Nguyễn Thị Thoa và cs (năm 2007,2008,2009,2010) sản xuất phôi invitro từ
tế bào trứng thu trên bò sữa bằng phương pháp siêu âm, lệ thụ tinh đạt 76,16% và
tỷ lệ tạo phôi trong ống nghiệm đạt 44,77%.
Từ năm 1972, nước ta đã có trung tâm Moncada được Cu Ba giúp đỡ để sản
xuất tinh bò đông lạ
nh. Từ những năm 1997 trở về trước, Trung tâm tinh đông lạnh
11
Moncada chủ yếu sản xuất tinh đông lạnh dạng viên bằng môi trường đông lạnh
theo quy trình và hoá chất do Cuba cung cấp. Sau giải đông sức hoạt động của tinh
trùng thường đạt 30%. Từ năm 1998, nhờ những tiến bộ kỹ thuật và do nhu cầu của
sản xuất, Trung tâm đông lạnh Moncada đã chuyển sang sản xuất tinh đông lạnh
dạng cọng bằng môi trường đông lạnh tinh bò nhập t
ừ hãng Minitub của Đức là
Triladil. Từ năm 2001 đến nay, với sự giúp đỡ của tổ chức JICA Nhật Bản, Trung
tâm đông lạnh Moncada đã tự phối chế được môi trường đông lạnh tinh trùng theo
công thức của Nhật Bản LIAJ1. Sau đông lạnh -giải đông, sức hoạt động của tinh
trùng đạt 40%.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN BÒ
MÔNG TỈNH BẮC KẠN
2.2.1. Th
ực trạng giống Bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc Kạn
Hiện nay giống bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc Kạn đang có nguy cơ bị
thoái hoá về giống do phương thức chăn nuôi vẫn mang nặng tính truyền thống,
chăn thả theo tự do theo bầy đàn, vì vậy không kiểm soát được sự nhân giống(con,
bố, mẹ, anh chị em phối giống lẫn nhau), dẫn đến vấn đề cận huy
ết kéo dài gây
thoái thóa đàn bò. Hơn thế nữa những con bò có trọng lượng lớn người dân thường
bán đi để thu được nhiều tiền, những con nhỏ hơn giữ lại để nuôi. Việc giữ lại số bò
có trọng lượng nhỏ và phối giống cận huyết sẽ gây thoái hóa đàn bò còn lại, vì vậy
việc ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ sinh sản như chọn những bò đự
c, bò cái
có tầm vóc to khỏe để sản xuất tinh đông lạnh, sản xuất phôi, ứng dụng công nghệ
Thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi để phục hồi, và phát triển đàn bò của đồng
bào Mông tỉnh Bắc Kạn.
2.2. 2. Cơ sở khoa học của công nghệ Cấy truyền phôi bò
2.2.2.1. Kích thích noãn bao phát triển đồng loạt bằng sự tác động hormone
Nhiều tác giả cho thấy rằng tiềm năng sinh sản của bò lớn hơn rất nhiều so
với khả năng sinh sản thực của chúng. Theo Erickson (1966) cho biết buồng trứng
12
của bò có trên 70.000 noãn bao nguyên thuỷ có thể phát triển thành tế bào trứng để
thụ tinh và tạo phôi. Nghiên cứu trên bò có chu kỳ động dục đều Danell(1987) cho
biết trung bình số tế bào trứng Mục đích của gây động dục đồng pha (GĐDĐP) là
tạo ra được nhiều bò nhận phôi động dục cùng thời gian động dục với bò cho phôi
(nếu cấy phôi tươi) hoặc phù hợp với tuổi của phôi (nếu cấy phôi đ
ông lạnh). Trong
công nghệ cấy truyền phôi, kỹ thuật GĐDĐP giữa cái cho phôi và cái nhận phôi là
vô cùng quan trọng. Kỹ thuật gây đồng pha càng tốt, hiệu quả cấy truyền phôi càng
cao. Ở bò, mỗi chu kỳ chỉ rụng 1 trứng, nếu thụ tinh chỉ được một bê, trong một đời
bò cái chỉ sinh được 7-8 bê như vậy trong thực tế số noãn bào được sử dụng hữu
ích là rất ít, đối với một đờ
i con cái cao sản thật là lãng phí.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong một chu kì ở bò thường có 2 đến 3 đợt sóng
nang phát triển cá biệt có tới 4 đợt. Sóng nang là sự phát triển của một số noãn bao
ở cùng một thời gian. Nghiên cứu theo dõi về sự phát triển của nang trứng trên
buồng trứng ở bò sống bằng phưong pháp siêu âm được nhiều tác giả công bố. Đợt
một bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng vào ngày thứ 3-9 c
ủa chu kì, đợt hai vào
ngày 11-17, đợt ba là ngày 18-0. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang
kích thước từ 5-7 mm phát triển, sau này có một nang phát triển mạnh hơn gọi là
nang trội (nang khống chế). Kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt
12-15 mm và các đỉnh kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào các ngày 6, 13,
21 (Dalin 1987, Monget 1993). Đặc điểm trong các đợt phát triển nang là sự phát
triển có tính tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1-2 nang tr
ội,
vài nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang còn lại bị kìm hãm. Tuy vậy
trong khi thể vàng còn tồn tại, nang khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có
đợt cuối cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và
rụng. Đây là lý do giải thích tại sao mỗi chu kì động dục của bò chỉ có một trứng
chín và rụng (cá biệt có 2 trứng). Do đặc điểm này các đợt phát triển nang còn được
gọi là các sóng nang phát triển. Trong m
ỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang
13
không phải nang khống chế dao động từ 5-6 ngày (Ireland 1987, Fortune và cs.
1988). Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kì, tốc độ
phát triển của nang khống chế vào thời điểm này có thể đạt 1,6mm một ngày
(Fortune và cs.1988, Savio và cs. 1988).
Trên cơ sở nghiên cứu về về quy luật phát triển của nang trên buồng trứng và
những hiểu biết hormone điều khiển sinh sản, nhiều cac nhà khoa học đã tạo cho
trứng rụng đồng loạ
t trong một chu kì và tạo được nhiều phôi có chất lượng vào
điểm được xác định bằng kỹ thuật gây rụng trứng nhiều. Kỹ thuật gây rụng trứng
nhiều đã thu được nhiều kết quả khả quan. Gây rụng trứng nhiều (GRTN) lần đầu
tiên được nghiên cứu trên chuột của Engle (1927); trên bò và cừu của Col và Miller
(1933); Parker và Hammond (1940) và Casida và cs. (1944). Các phương pháp
GRTN trong giai đoạn này bước đầu nghiên cứu chủ yế
u trên cơ sở về mối tương
quan tuyến yên-buồng trứng và sự phát hiện hocmon eCG và estrogen ở phụ nữ có
thai và ngựa chửa (Smith và Engle: 1927; Zondek và Aschheim: 1927). Kết quả
GRTN ở giai đoạn này còn rất hạn chế và vì vậy tỷ lệ thụ thai sau cấy phôi chỉ đạt
từ 2-10%.
Nghiên cứu xây dựng các phương pháp GRTN một cách hệ thống và trên cơ
sở hiểu biết đầy đủ về cơ chế đ
iều khiển sự phát triển nang và rụng trứng bắt đầu
thực hiện từ những năm 1970. Trong giai đoạn này, sự phát triển công nghệ phôi ở
quy mô lớn đối với các đối tượng chăn nuôi quan trọng như cừu, bò; các phương
tiện nghiên cứu hiện đại và chính xác như miễn dịch phóng xạ, siêu âm cũng đã
được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu sinh học sinh sản. Những đóng góp quan
tr
ọng liên quan đến việc xây dựng các phương pháp GRTN trong giai đoạn này đã
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu quy luật phát triển nang, rụng trứng và vai trò
thể vàng trong hoạt động chu kỳ tính buồng trứng. Nghiên cứu của nhiều tác giả
cho thấy sự rụng trứng chỉ xảy ra ở các nang đã phát triển tới độ chín cần thiết, bao
gồm sự tăng tối đa kích thước nang và xoang chứa dịch nang, và s
ự chín noãn được
14
thể hiện qua các hiện tượng tan màng nhân, phân lập cầu cực 1, và phân bố thể
nhiễm sắc ở giai đoạn metaphase II (M II) (Thibault 1985, Blerk Van và bell,
1986).
Điều kiện cần thiết để các quá trình chín và rụng trứng xẩy ra là sự tăng
cường phân tiết LH của tuyến yên trong máu ngoại vi. Sự chín và rụng trứng chỉ
xảy ra sau khi xuất hiện đỉnh LH. Quan sát ở bò cho thấy trong chu kỳ bình thường,
sự tan màng nhân xuất hiện khoảng 5 giờ sau
đỉnh LH, sự hình thành nhiễm sắc thể
M II xẩy ra khoảng 17-22 giờ sau đỉnh LH, và rụng trứng xảy ra 22 giờ sau đỉnh
LH (Dieleman 1993). Vào thời điểm sắp rụng trứng, sự tăng các thể tiếp nhận LH
được quan sát thấy trong các nang khống chế sẽ dẫn tới tăng tổng hợp Progesterone
và PGF. Các hocmon này có tác động gây sự vỡ nang thông qua sự kích thích hoạt
động co các cơ trơn nằm ở lớp màng ngoài buồng trứng (Akamura và cs. 1972;
Virutamanen 1972, Chaning và cs. 1980) hoặ
c tăng sự tổng hợp các enzym gây tan
màng nang như plasmin, hyaluronidaza (Beer 1975; Espey 1974). Những nghiên
cứu này góp phần đưa ra các chỉ dẫn về vai trò và phương thức sử dụng LH hoặc
hCG trong gây rụng trứng nhiều. Ngoài ra, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về
các phương pháp và sử dụng các loại hocmôn khác nhau để GRTN ở bò cho phôi.
Theo Elsden và cs. (1974), gây rụng trứng nhiều bằng PMSG và PGF
2α
trên
bò cho kết quả rất tốt. Bò được tiêm PMSG vào giữa chu kì động dục với liều 1500
–2000 UI, sau 48h tiêm 2 liều 1,9mg PGF
2α
cách nhau 12h. Trong tổng số 24 bò
được tiến hành gây rụng trứng nhiều có 18 bò động dục trong vòng 5 ngày kể từ
khi tiêm PGF
2α
. Trong số đó có 14 bò động dục vào ngày thứ 2 và 4. Bằng phương
pháp phẫu thuật để đánh giá kết quả cho thấy rằng cả 24 bò đều có phản ứng mạnh
và có số trứng rụng bình quân là 13,2±19, trong đó có 20 bò có noãn bao không
rụng bình quân là 3,3. Thí nghiệm khác trên 35 bò với liều 2000 UI, PMSG tác
dụng vào ngày thứ 16 của chu kì động dục, kết quả chỉ có 24 bò phát hiện có phản
ứng với PMSG bằng phương pháp khám lâm sàng qua trực tràng. Khi mổ khám có
15
7 bò trong số 29 bò không rụng trứng và có u nang buồng trứng. Trên 17 bò bình
quân trứng rụng là 8,0±1,5 có 4 bò vẫn còn noãn bao không rụng. Một nghiên cứu
nữa được tiến hành trên 10 bò với sự kết hợp cả PMSG và PGF
2α
đã phối giống
trong thời gian động dục. Trong tổng số 141 trứng rụng đã thu được 97 phôi (đạt tỷ
lệ 69% trứng rụng), trong đó có 88% phôi thụ tinh. Từ những kết quả thu được tác
giả có nhận xét rằng kết hợp PMSG với PGF
2α
cho kết quả tốt hơn khi dùng một
mình PMSG để gây rụng trứng nhiều trên bò. Boland và cs. 1978; Chupin và
Procureur, 1982; Newcomb và cs. 11976) cho thấy việc sử dụng eCG để GRTN ở
bò thường kèm theo các hạn chế có thể ảnh hưởng âm tính lên kết quả thụ tinh và
sự phát triển phôi như thời điểm xuất hiện động dục không chính xác, động dục kéo
dài. Trong các trường hợp này tỷ lệ bò có phản ứng rụng trứng cao (89% có phản
ứng), nhưng chỉ
có hơn 44% bò có trên 5phôi/1 lần, và chỉ có 25% số phôi đạt tiêu
chuẩn tốt. Trong thực tiễn khả năng gây rụng trứng nhiều lặp lại trên cùng một cá
thể cho phôi Hasler và cs (1983) đã làm thí nghiệm so sánh kết quả gây rụng trứng
nhiều bằng eCG lặp lại nhiều lần trên bò sữa Holstein cho thấy số trứng rụng không
giảm (10 thể vàng), nhưng tỷ lệ thu phôi và tỷ lệ trứng thụ tinh có thể giảm từ 30-
40% ở
những lần GRTN lặp lại. Savage và Maletoft (1984) đã sử dụng Estradiol –
17 β hoặc GnRH với FSH-P. Với số bò là 54 được gây rụng trứng nhiều từ ngày
10-12 của chu kì động dục với liều 28 FSH-P, mỗi ngày tiêm hai lần với liều giảm
dần, trong 4 ngày liên tục. Sau khi tiêm 48h mỗi bò được tiêm 500mg PGF
2α
. Số
trứng rụng trung bình là 12,3±2,3, số trứng được thụ tinh là 6,3±5,4 trên tất cả bò
thí nghiệm.
Boland và cộng sự (1986)
thông báo kết quả gây rụng trứng nhiều trên 30 bò
cái tơ với liều 2500UI PMSG tiêm vào ngày thứ 9-12 của chu kì động dục. Sau khi
tiêm PMSG 48h, mỗi bò được tiêm 1mg Fenprostalene và đã có 27 bò đã động dục
sau khi tiêm Fenprotalen từ 2-5 ngày. Trung bình số trứng rụng là 11,5 (từ 1-25
trong đó có 17 bò có số trứng rụng lớn hơn 10). Trong số trứng phôi thu được có