Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Hiệu Quả Quản Lý Vốn Lưu Động Tại Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Niêm Yết Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (Hose) Thực Trạng Và Giải Pháp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------o0o----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN
LẺ NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH (HOSE): THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

NGUYỄN ĐĂNG KHIÊN

Hà Nội - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------o0o----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH (HOSE): THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 83.40.201


Họ và tên học viên:
NGUYỄN ĐĂNG KHIÊN

Người hướng dẫn:
PGS, TS. NGUYỄN THANH BÌNH

Hà Nội - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các
doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE): Thực trạng và giải pháp” là cơng trình nghiên cứu do chính
tơi hồn thành. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê sử dụng trong luận văn có
nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Khiên


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo trong trường
Đại học Ngoại thương Hà Nội, những người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giáo viên hướng dẫn là PGS, TS. Nguyễn Thanh Bình, người đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu cũng như luôn luôn động viên, quan
tâm, khích lệ tác giả trong q trình hồn thành luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn chân thành tới các anh, chị phịng Mơi giới
chứng khốn thuộc Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam đã tham gia góp ý kiến và giúp tác giả thu thập, khảo sát dữ liệu, thông
tin một cách chính xác nhất.
Cuối cùng, luận văn là thành quả mà tác giả muốn dành tới những người thân
yêu trong gia đình mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Khiên


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................4
5. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
7. Giới hạn của đề tài ................................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn...........................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ................................6
1.1. Vốn lưu động trong các doanh nghiệp bán lẻ ..................................................6
1.1.1. Các khái niệm có liên quan...............................................................................6
1.1.2. Đặc điểm và phân loại vốn lưu động ..............................................................10
1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của quản lý vốn lưu động ...........................................11
1.2. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp ....................................................13
1.2.1. Các chính sách quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp ............................13
1.2.2. Hoạt động quản lý vốn tiền mặt ......................................................................16
1.2.3. Hoạt động quản lý vốn hàng tồn kho ..............................................................20
1.2.4. Hoạt động quản lý vốn các khoản phải thu ....................................................23

1.2.5. Hoạt động quản lý vốn các khoản phải trả.....................................................26
1.3. Hiệu quả quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp .........................................28
1.3.1. Phương pháp phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động .................................28
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ tại doanh nghiệp bán lẻ...........29
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp
bán lẻ.........................................................................................................................30
1.4.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động .........30
1.4.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động.............31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 .......................33
2.1. Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam và các doanh nghiệp bán lẻ niêm
yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 2018...........................................................................................................................33
2.1.1. Tình hình phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam trong giai đoạn 2014 2018 .........................................................................................................................33
2.1.2. Giới thiệu khái quát về quy tắc phân ngành của HOSE .................................35
2.1.3. Khái quát về các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018 ............................................37


2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên
HOSE giai đoạn 2014 - 2018...................................................................................38
2.2.1. Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm xe hơi, phụ tùng và phụ kiện ..............38
2.2.2. Nhóm DN bán lẻ sản phẩm trạm xăng dầu có cửa hàng tiện ích ...................39
2.2.3. Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm cửa hàng tổng hợp..............................40
2.2.4. Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm vật liệu xây dựng ................................40
2.2.5. Nhóm DN bán lẻ sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm ..............41
2.3. Tình hình quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên
HOSE giai đoạn 2014 - 2018...................................................................................41
2.3.1. Kết cấu vốn lưu động và vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ giai
đoạn 2014 - 2018 ......................................................................................................41

2.3.2. Phân tích tình hình quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp bán lẻ niêm
yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018.......................................................................48
2.3.3. Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp bán lẻ niêm
yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018.......................................................................59
2.4. Đánh giá hoạt động quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm
yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018 ....................................................................72
2.4.1. Các thành công trong hoạt động quản lý vốn lưu động..................................72
2.4.2. Các hạn chế trong hoạt động quản lý VLĐ và nguyên nhân ..........................75
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2023 ........77
3.1. Triển vọng và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại thị trường
Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 .............................................................................77
3.1.1. Triển vọng ngành kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019 2023 .........................................................................................................................77
3.1.2. Xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019 2023 .........................................................................................................................81
3.1.3. Những thách thức trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam
giai đoạn 2019 - 2023 ...............................................................................................83
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động đối với các
doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2019 - 2023 .......................86
3.2.1. Nhóm các giải pháp chung..............................................................................86
3.2.2. Nhóm các giải pháp riêng, đặc thù cho từng nhóm doanh nghiệp bán lẻ niêm
yết trên HOSE ...........................................................................................................91
KẾT LUẬN ...............................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................98
PHỤ LỤC................................................................................................................101


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tên chữ
Diễn giải

viết tắt
I. Các thuật ngữ bằng tiếng Việt
BCTC
CSH
DN
ĐTTCNH
GVHB
HTK
KH
KPTNH
LN
SXKD
T&TĐT
TS
TSDH
TSLĐ
TSNH
TSNHK
VCSH
VLĐ
VLĐR
II. Các thuật ngữ tiếng Anh
ACP
Average collection Period
AFTA
Asean Free Trade Area
APP
Average Payable Period
Compounded Annual Growth
CAGR

Rate
CCC
Cash Conversion Cycle
Earnings before Interest and
EBIT
Taxes
Earnings before Interest, Taxes,
EBITDA
depreciation and amortization
HNX
Hanoi Stock Exchange
HOSE
ICP
UPCOM

Giải thích

Báo cáo tài chính
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Khách hàng
Khoản phải thu ngắn hạn
Lợi nhuận
Sản xuất kinh doanh
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tài sản
Tài sản dài hạn

Tài sản lưu động
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn khác
Vốn chủ sở hữu
Vốn lưu động
Vốn lưu động rịng
Thời gian thu nợ trung bình
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Thời gian trả nợ trung bình
Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và
khấu hao
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
Ho Chi Minh Stock Exchange
phố Hồ Chí Minh
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho
Inventory Conversation Period
trung bình
Thị trường giao dịch cơng ty đại
Unlisted Public Company Market
chúng chưa niêm yết


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT


Tên bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

4

Bảng 2.3

5
6
7
8
9
10

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8

Bảng 2.9

11

Bảng 2.10

12

Bảng 2.11

13

Bảng 2.12

14
15
16
17
18
19

Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18

20


Bảng 2.19

Nội dung
Trang
Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn
29
lưu động
Danh sách các cơng ty bán lẻ niêm yết trên HOSE
36
Tóm tắt thơng tin các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết
37
trên HOSE
Tiền và các khoản tương đương tiền của các doanh
51
nghiệp bán lẻ
Giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ
53
Khoản phải thu của các doanh nghiệp bán lẻ
56
Khoản phải trả của các doanh nghiệp bán lẻ
58
Hệ số thanh toán ngắn hạn của các DN bán lẻ
59
Hệ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp bán lẻ
60
Hệ số thanh toán tức thời của các doanh nghiệp bán lẻ
61
Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay của các doanh
62
nghiệp bán lẻ

Vịng quay vốn lưu động trong kỳ của các doanh
63
nghiệp bán lẻ
Thời gian luân chuyển vốn lưu động của các doanh
64
nghiệp bán lẻ
Hệ số lưu kho của các doanh nghiệp bán lẻ
65
Thời gian luân chuyển HTKTB của các DN bán lẻ
66
Hệ số thu nợ của các doanh nghiệp bán lẻ
67
Thời gian thu nợ TB của các doanh nghiệp bán lẻ
68
Hệ số trả nợ của các doanh nghiệp bán lẻ
69
Thời gian trả nợ TB của các doanh nghiệp bán lẻ
70
Thời gian quay vòng tiền TB của các doanh nghiệp
71
bán lẻ


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

TT
1
2
3
4

5
6
7
8

Tên hình
Nội dung
Trang
Hình 1.1 Mơ hình Miller - Orr
19
Hình 1.2 Mơ hình chi phí theo EOQ
21
Hình 1.3 Sơ đồ chu kỳ đặt hàng dự trữ theo mơ hình EOQ
22
Vốn lưu động rịng của các doanh nghiệp bán lẻ xe hơi,
Hình 2.1
42
phụ tùng, phụ kiện
Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ sản
Hình 2.2
44
phẩm trạm xăng dầu có cửa hàng tiện ích
Vốn lưu động rịng của các doanh nghiệp bán lẻ cửa
Hình 2.3
45
hàng tổng hợp
Hình 2.4 Vốn lưu động rịng của các DN bán lẻ sản phẩm VLXD
46
Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ thiết bị
Hình 2.5

48
điện tử, máy tính và phần mềm


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn. Việc sử dụng vốn một cách hiệu quả để đạt được lợi ích cao nhất sẽ giúp
tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong đó, sử dụng vốn lưu động là một vấn
đề quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp được các nhà kinh tế học và các
giám đốc điều hành, giám đốc tài chính tại doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu.
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ giá trị tài sản lưu động và vốn lưu thơng để đảm bảo q trình sản xuất và tái sản
xuất của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Tài sản lưu động là những tài
sản ngắn hạn thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Một doanh
nghiệp kinh doanh có lãi vẫn có thể gặp khó khăn tài chính nếu khơng quản lý một
cách hiệu quả dòng chu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có
lãi vẫn có thể mất khả năng thanh toán nếu phần lớn nguồn lực bị tồn đọng dưới
dạng hàng tồn kho hoặc không thu được tiền đúng hạn từ các khoản bán chịu. Điều
đó tuỳ thuộc vào chính sách tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. Chính sách vốn
lưu động được phản ảnh thơng qua các chỉ tiêu như: tỷ số thanh tốn hiện hành,
vịng quay tiền mặt, vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân.
Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, hầu hết việc quản lý vốn lưu động
chưa có sự quan tâm đúng mức đến những đặc thù hoạt động riêng của từng ngành.
Nhận định trên góp phần lý giải cho thực trạng một số lượng lớn các công ty cổ
phần lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn hay thua lỗ nhiều vì hàng tồn kho
lớn. Một bằng chứng khác thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp cịn đầu tư dàn trải,
khơng tập trung vào lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi

nhuận rất nhiều do thua lỗ đầu tư ngoài ngành. Thực trạng quản lý vốn lưu động của
các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể nói đã góp phần khiến cho hiệu quả hoạt động
tài chính của các doanh nghiệp nói chung trong thời gian qua không đạt được kết
quả như mong muốn của các nhà quản lý và sau cùng khó có thể làm tối đa giá trị
doanh nghiệp như kỳ vọng của các cổ đông.


2

Để đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn đã nêu, tác giả đã chọn đề tài “Hiệu quả
quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE): Thực trạng và giải pháp” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Quản lý vốn lưu động là một thành phần rất quan trọng của hoạt động tài
chính doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động được đánh giá hiệu
quả hay không thông qua các chỉ tiêu tài chính quan trọng, phản ánh được sức khoẻ
tài chính của doanh nghiệp cũng như đạt được mục tiêu nâng cao giá trị tài sản cho
các cổ đông.
Nghiên cứu của Ross và cộng sự (2009) đưa ra các vấn đề như: mức tối ưu của
khoản mục tiền mặt, hàng tồn kho; chính sách tín dụng thương mại hợp lý của các
doanh nghiệp và cách thức tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp. Berk và các
cộng sự (2012) thì đưa ra kết luận mức tối ưu của kết cấu vốn lưu động phụ thuộc
vào các doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu của Deloof
(2003) về cách thức quản lý vốn lưu động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp Bỉ đã nhận ra rằng công tác quản lý vốn lưu động ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC)
được sử dụng như là một chỉ tiêu toàn diện để quản lý vốn lưu động nói riêng và

điều hành doanh nghiệp nói chung.
Tình hình nghiên cứu ở trong nước, giáo trình “Quản trị tài chính ngắn hạn”
của Nguyễn Tấn Bình (2007) đã đề cập đến các vấn đề liên quan của vốn lưu động
trong doanh nghiệp, bao gồm: hoạt động quản lý tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn
kho cũng như khoản phải trả trong các doanh nghiệp. Giáo trình “Quản trị tài chính
doanh nghiệp” của Nguyễn Thu Thuỷ (2011) đã làm nổi bật được các khái niệm về
vốn lưu động, chính sách vốn lưu động và quản trị vốn lưu động. Ngoài ra, một số
nghiên cứu của các học giả đăng tại một số tạp chí tài chính bàn về vốn lưu động,
quản trị vốn lưu động và ảnh hưởng của quản lý vốn lưu động tới hiệu quả kinh


3

doanh của doanh nghiệp có thể kể đến như: Bài viết “Tác động của quản lý vốn lưu
động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn Thành
phố Hồ Chí Minh” của hai tác giả Vương Đức Hồng Qn, Dương Diễm Kiều
đăng trên tạp chí khoa học trường Đại học Văn Hiến đã nêu được sự tác động khác
biệt của một số thành phần trong kết cấu vốn lưu động đến các ngành nghề khác
nhau như: Chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền mặt không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp trên HOSE, kỳ thu tiền bình quân ACP ảnh hưởng
quyết định đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc ngành thuỷ sản, kỳ thanh toán
khoản phải trả của các doanh nghiệp dược phẩm càng dài thì càng ảnh hưởng đến
uy tín và doanh thu từ đó trực tiếp làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, kỳ
luân chuyển hàng tồn kho của các doanh nghiệp thuỷ sản phản ánh công tác quản lý
hàng tồn kho của các doanh nghiệp này chưa quan tâm nhiều đến chất lượng hàng
tồn kho từ đó làm sụt giảm uy tín của doanh nghiệp đối với thị trường nước ngoài.
2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu ở trên đã nghiên cứu các vấn đề về quản lý vốn lưu động tại
các doanh nghiệp chung chung trên thị trường Việt Nam hoặc một số doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán thuộc một số ngành nghề tiêu biểu như: thép,

thuỷ sản, dược phẩm và thực phẩm,... Tuy nhiên, trong ngành bán lẻ của Việt Nam
với tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng như hiện nay, các nghiên
cứu đánh giá hiệu quả công tác quản lý cũng như giải pháp nhằm nâng cao cịn hạn
chế. Do đó, luận văn lựa chọn hướng nghiên cứu đánh giá về thực trạng hiệu quả
quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở giao dịch Chứng
khốn thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu hữu ích và khuyến
nghị phù hợp với đặc thù ngành bán lẻ cũng như xu hướng bán lẻ đang phát triển
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE trong giai
đoạn 2019 - 2023.


4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài xác định cho mình những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Tìm hiểu nguyên lý cơ bản về vốn lưu động và công tác quản lý vốn lưu
động đối với doanh nghiệp;
- Phân tích, đo lường sự ảnh hưởng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu tài chính;
- Đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Từ đó, đề tài đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu
động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2019 - 2023.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE
trong giai đoạn 2014 - 2018.

6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân tích: Dựa trên dữ liệu và thơng tin thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thống kê kinh tế để
hệ thống hóa các vấn đề liên quan. Tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu
trong chương 1 và chương 2.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp: Tác giả thực hiện phương pháp so sánh đối
chiếu các dữ liệu và tổng hợp nhằm đánh giá về thực trạng quản lý vốn lưu động và
hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trong chương 2.
7. Giới hạn của đề tài
- Giới hạn về nội dung: Đề tài này chỉ nghiên cứu vấn đề hiệu quả quản lý vốn
lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động kinh doanh và phân loại theo
nguyên tắc của HOSE (15 doanh nghiệp tính đến hết năm 2018).
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các doanh nghiệp bán lẻ hoạt
động kinh doanh tại thị trường Việt Nam và được niêm yết trên HOSE.


5

- Giới hạn về thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2018.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình
vẽ, đồ thị, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục điều tra, phân
tích,… Nội dung chính của luận văn được cấu trúc theo các chương dưới đây:
Chương 1. Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả quản lý vốn lưu động tại
các doanh nghiệp bán lẻ.
Chương 2. Thực trạng về quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
2014 - 2018.

Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các
doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2019 - 2023.


6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
1.1. Vốn lưu động trong các doanh nghiệp bán lẻ
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
* Vốn lưu động (từ sau đây viết tắt là VLĐ)
Khái niệm về vốn lưu động theo quan điểm của Ross và các cộng sự (2009)
như sau: “Vốn lưu động nói tới các tài sản trong ngắn hạn của doanh nghiệp như:
hàng tồn kho, các khoản nợ ngắn hạn như tiền phải trả nhà cung cấp”1. Khái niệm
nêu trên tuy không miêu tả rõ công thức xác định vốn lưu động (working capital)
nhưng đã hàm ý rằng vốn lưu động bao gồm các tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ
ngắn hạn cho các tài sản đó.
Berk và cộng sự (2012) cũng có quan điểm tương tự khi đưa ra khái niệm về
vốn lưu động và đưa ra thêm khái niệm về vốn lưu động thuần/vốn lưu động rịng
(net working capital). Theo đó, hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ liên quan tới
các khoản mục tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu cũng
như các khoản mục nợ ngắn hạn như khoản phải trả nhà cung cấp.
Theo hướng tiếp cận dựa vào bảng cân đối kế toán, chuyên gia quản lý tài
chính và phân tích kinh tế người Mỹ, James Sagner (2010) đã đưa ra định nghĩa:
Vốn lưu động là sự chênh lệch giữa hai khoản mục trên bảng cân đối kế toán là tài
sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn2.
Tương tự đối với khái niệm vốn lưu động như trên, nhà nghiên cứu kinh tế
người Ấn Độ, Jain (2004) đã đề cập đến trong nghiên cứu của mình cách nhìn
nhận về vốn lưu động. Ơng cho rằng các nhà phân tích tài chính thường tập trung

vào khái niệm gross working capital - vốn lưu động gộp; trong khi các kế toán
viên sẽ quan tâm đến net working capital - vốn lưu động thuần (chênh lệch giữa
tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp)3.

1

The term working capital refers to a firm’s short-term assets, such as inventory, and its shortterm
liabilities, such as money owed to suppliers.
2
Working capital is the arithmetic difference between two balance-sheet-aggregate accounts: current
assets and current liabilities.
3
There are two major concepts of working capital - net working capital and gross working capital.


7

Theo một số các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam về vốn lưu động như
nghiên cứu của Lưu Thị Hương (2002) cho rằng vốn lưu động là số vốn bằng tiền
ứng trước cho các tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp
để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, thường
xuyên và liên tục.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Kiệm (2008), trên thực tế, mỗi một doanh
nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì ngồi tài sản cố định cịn cần phải
có các tài sản lưu động (bao gồm: tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu
động trong lưu thông). Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến
hành thường xuyên, liên tục địi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu
động nhất định. Để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một
số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2011), vốn lưu động (working

capital) hay vốn lưu động gộp (gross working capital) là toàn bộ tài sản ngắn hạn
được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy,
vốn lưu động là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2011), có mối quan hệ tương
quan giữa tài sản ngắn hạn và các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn để thúc đẩy chu
trình ln chuyển hàng hóa nhằm tìm kiếm và tạo ra giá trị gia tăng cho doanh
nghiệp. Mối quan hệ này được phản ánh qua vốn lưu động thuần (net working
capital).
Tác giả thống nhất các quan điểm về vốn lưu động nêu trên và đưa ra khái
niệm về vốn lưu động như sau:
- Vốn lưu động (working capital) bao gồm các tài sản trong ngắn hạn của
doanh nghiệp như tiền mặt và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khoản
phải thu và các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả cho các nhà cung cấp.
- Nguyễn Thu Thủy (2011), vốn lưu động thuần hay vốn lưu động rịng (net
working capital) là giá trị được tính bằng chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn:
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn


8

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng (từ sau đây viết tắt là VLĐR) là một chỉ tiêu quan
trọng, thể hiện cách thức mà doanh nghiệp tài trợ cho các tài sản của mình, qua đó
cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vốn lưu động rịng của doanh
nghiệp có thể dương hoặc âm:
+ Nếu VLĐR > 0, nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và còn
thừa ra một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn; lúc này doanh nghiệp có khả
năng thanh khoản tốt, tài sản được tài trợ một cách ổn định.
+ Nếu VLĐR < 0, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của mình
để tài trợ cho các tài sản dài hạn, điều này là rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình

trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Kết cấu vốn lưu động
Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp của Nguyễn Văn Sang (2011, tr.37)
thì kết cấu vốn lưu động được định nghĩa là tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động
trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Kết cấu vốn lưu động phản ánh tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng của
mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó giúp doanh nghiệp xác
định được trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm được biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Quản lý vốn lưu động
Từ các khái niệm liên quan đến vốn lưu động, có thể cho rằng “Quản lý vốn
lưu động là việc xây dựng các chính sách vốn lưu động và thực hiện các chính sách
ấy trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp” (Nguyễn Thu Thủy,
2011, tr.288). Nó bao gồm việc quyết định mức tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn
kho hợp lý và nguồn vốn tài trợ ngắn hạn cho chúng sao cho doanh nghiệp có thể
duy trì thường xun, liên tục các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tơ Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên (Tạp
chí khoa học Trường Đại học Mở Tp. HCM, số 3(42)2015, tr.101) thì quản lý vốn
lưu động là những hoạt động liên quan đến việc hoạch định và kiểm soát các khoản
mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.


9

* Hiệu quả quản lý vốn lưu động
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về hiệu quả quản lý
vốn lưu động. Trước hết, phải kể đến nhà kinh tế học Paul A. Samuelson khi ông
đưa ra khái niệm về hiệu quả trong nền kinh tế “Hiệu quả tức là sử dụng một cách
hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của
con người”. Như vậy, có thể hiểu rằng hiệu quả quản lý vốn lưu động được thể hiện

thông qua việc sử dụng các nguồn vốn lưu động một cách tiết kiệm, chống lãng phí
trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của
doanh nghiệp.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2002) cũng đã từng nhận định hiệu quả kinh
doanh nói chung và hiệu quả quản lý vốn lưu động nói riêng là mối quan hệ giữa kết
quả thu về như doanh thu, lợi nhuận,... so với các yếu tố bỏ ra như tài sản (vốn lưu
động), vốn chủ sở hữu,… sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Qua nghiên cứu các quan điểm trên, tác giả đi đến thống nhất về bản chất và
tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp hiện nay, bao gồm các
vấn đề sau:
- Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ là một mặt của hiệu quả kinh
doanh: Do vốn chỉ là một yếu tố của quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, khơng thể nói sử dụng có
kết quả nhưng lại bị lỗ mất vốn. Tức là, tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện
trên hai mặt: Bảo toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh
doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn.
- Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là sự gia tăng lợi nhuận trên một
đồng vốn được sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
- Thứ ba, tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng. Trong các quan điểm trước
đây, khi xét “đầu vào” của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ yếu đề cập đến khả
năng tối thiểu hoá về số lượng vốn, còn vấn đề thời gian sử dụng dài hay ngắn, ít đề
cập hoặc không đề cập đến. Thực tế cho thấy, cùng với một kết quả như nhau mà sử
dụng một lượng vốn ít hơn nhưng kéo dài thời gian sử dụng thì việc sử dụng số vốn
đó chưa hẳn là đã có kết quả.


10

Tác giả thống nhất khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả

kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn doanh nghiệp trong việc tối
đa hoá kết quả lợi ích hoặc tối thiểu hố số vốn và thời gian sử dụng theo các điều
kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Hiệu quả quản lý vốn lưu động được xác định dựa theo công thức chung nhất
sau đây:
Hiệu quả sử dụng VLĐ =

Kết quả đầu ra (doanh thu, lợi nhuận, tài sản,…)
Yếu tố đầu vào (vốn lưu động, thời gian sử dụng)

1.1.2. Đặc điểm và phân loại vốn lưu động
* Đặc điểm của vốn lưu động
Theo giáo trình tài chính doanh nghiệp của Nguyễn Văn Sang (2011, tr.36),
vốn lưu động có 3 đặc điểm đặc trưng và quan trọng như sau:
Thứ nhất, vốn lưu động ln thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Thứ hai, vốn lưu động chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào sản phẩm và
toàn bộ giá trị này được thu hồi một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
Và cuối cùng, vốn lưu động hồn thành một vịng tuần hồn sau mỗi chu kỳ
sản xuất kinh doanh.
* Phân loại vốn lưu động
Việc phân loại vốn lưu động giúp cho hoạt động quản lý vốn lưu động được
thực hiện hiệu quả hơn. Tổng hợp nhiều nghiên cứu cho thấy vốn lưu động có thể
phân loại dựa theo các tiêu chí như sau:
- Phân loại theo vai trị từng loại vốn trong q trình sản xuất kinh doanh:
+ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ.
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết quả chuyển.
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành

phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý,…); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn


11

(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn,…); các khoản thế chấp, ký
cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các
khoản tạm ứng).
- Phân loại theo hình thái biểu hiện:
+ Vốn vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm;
+ Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền
gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán
trong ngắn hạn.
- Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn:
+ Vốn lưu động tạm thời: là vốn ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu
có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ
chức tín dụng và các khoản phải trả ngắn hạn khác.
+ Vốn lưu động thường xuyên: là vốn ngắn hạn có tính chất ổn định hình
thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.
- Phân loại theo tính thanh khoản:
+ Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt tại quỹ; tiền gửi
ngân hàng và tiền đang chuyển.
+ Các khoản phải thu: Phải thu khách hàng; tạm ứng; chi phí trả trước; thế
chấp, kí cược, ký quỹ ngắn hạn; phải thu nội bộ; các khoản phải thu khác.
+ Vốn hàng tồn kho: Thực chất đây là loại hàng dự trữ của doanh nghiệp,
gồm: Nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,
hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ.

1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của quản lý vốn lưu động
Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận hoạt động quản lý vốn lưu động đóng một
vai trị đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất và thương mại, trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ. Theo nghiên cứu của Bùi
Thu Hiền (2017, tr.22), năm vai trò chủ yếu của hoạt động quản lý vốn lưu động là:


12

Thứ nhất, quản lý vốn lưu động nhằm đảm bảo lượng vốn nhàn rỗi được đầu
tư một cách có hiệu quả. Hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả và tiền mặt
cần phải duy trì ở mức cân đối với đặc thù của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực khác
nhau. Việc chú trọng hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu
hóa nguồn vốn của mình, khơng lãng phí dư thừa, nhưng cũng khơng thiếu đến mức
phải gián đoạn hoạt động. Việc phân bổ vốn hợp lý cịn có thể giúp doanh nghiệp thu
được những khoản lợi nhuận nhất định từ việc tận dụng chi phí cơ hội.
Thứ hai, quản lý vốn lưu động đảm bảo khả năng thanh tốn các nghĩa vụ tài
chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải duy
trì mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau như nhà cung cấp, khách hàng, cơ
quan nhà nước, và đôi khi xuất hiện các khoản phải trả đối với các bên này, chẳng
hạn thanh toán tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp hay các khoản bồi thường đối
với khách hàng. Nếu hoạt động quản lý vốn lưu động không được tách ra để thực
hiện một cách chun nghiệp thì doanh nghiệp sẽ rất khó đảm bảo việc thanh toán
các khoản phải trả này một cách đầy đủ và đúng thời hạn. Hậu quả là mối quan hệ
với các nhà cung cấp bị ảnh hưởng và doanh nghiệp có nguy cơ gặp phải các trục
trặc pháp lý. Do đó, ở mỗi doanh nghiệp, phải quản lý và dự báo các nghĩa vụ tài
chính ngắn hạn, khơng để doanh nghiệp phải gián đoạn hoạt động. Có rất nhiều các
nghiên cứu trước đã khẳng định ảnh hưởng của quản lý vốn lưu động tới tính thanh
khoản của doanh nghiệp như Chiou và Cheng (2006), Kim và cộng sự (1998),
Moss và Stine (1993) hay Schilling (1996).

Thứ ba, quản lý vốn lưu động duy trì sự cân bằng hiệu quả giữa các tài sản
ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Sự cân bằng giữa các nguồn
tài trợ với các khoản mục tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tồn tại vững
chắc của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thường xuyên phải dùng các nguồn
vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, chẳng hạn việc dùng tiền thanh toán
nhà cung cấp nguyên vật liệu để mua tài sản cố định, sớm muộn doanh nghiệp cũng
sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản. Ngược lại, nếu doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ dài
hạn để thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn, chẳng hạn dùng lợi nhuận giữ lại để thanh
toán nguyên vật liệu, điều đó khiến doanh nghiệp khơng tận dụng được chi phí cơ


13

hội từ việc đầu tư tài chính hay gửi lãi suất, hoặc mua sắm tài sản cố định để mở
rộng sản xuất. Bởi vậy, nhà quản lý vốn lưu động phải cân bằng được nguồn tài trợ
ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, và để đảm
bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách vững chắc nhất.
Thứ tư, quản lý vốn lưu động tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng qua các nghiên cứu của Deloof
(2003), Eljelly (2004), Padachi (2006), Lazaridis và Tryfonnidis (2006) khi họ cho
rằng nhà quản lý doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách đẩy
nhanh chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và giữ các khoản phải thu, khoản phải trả và
hàng tồn kho ở mức tối ưu. Một số tác giả khác cũng kết luận rằng có thể tăng tỷ
suất lợi nhuận thơng qua việc giảm thời gian thu hồi các khoản nợ cũng như giảm
vòng quay hàng tồn kho để làm sao giảm được chu kỳ chuyển hóa tiền mặt một
cách tối ưu nhất (Mansoori và Muhammad, 2012a; Zariyawati và các cộng sự,
2009; Mohamad và Saad, 2010).
Thứ năm, quản lý vốn lưu động hiệu quả tạo nên uy tín cho doanh nghiệp. Rõ
ràng, việc doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ tài
chính ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự tin cậy với các nhà cung cấp,

khách hàng, cơ quan nhà nước cũng như các cơ quan truyền thông và công chúng.
Điều này sẽ khiến cho uy tín cũng như xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp tăng cao.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn cũng như được đối tác tiếp
tục cho hưởng các chính sách bán chịu.
1.2. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1. Các chính sách quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp
Về lý thuyết, chính sách vốn lưu động ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận từ đó
ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Theo Horne và Wachowicz (2008) thì một
mức đầu tư tài sản lưu động mở rộng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì khả năng thanh
toán tốt và đảm bảo đạt được mức lợi nhuận dự kiến tốt hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận
đạt được thường không cao do doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vốn, và ngược lại
một chính sách đầu tư tài sản lưu động thắt chặt có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận
cao đi cùng là rủi ro thanh khoản và sự bất định lớn về mức lợi nhuận dự kiến.


14

Theo nghiên cứu của Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên (Tạp chí khoa
học trường Đại học Mở Tp. HCM, số 3(42)2015, tr.102) thì doanh nghiệp có thể
theo đuổi các chính sách vốn lưu động khác nhau và do đó đạt được mức sinh lợi
cũng như đối mặt với rủi ro khác nhau, các nhà quản lý cần xem xét sự đánh đổi
giữa lợi nhuận với rủi ro dự kiến trước khi quyết định một mức vốn lưu động tối ưu,
là mức vốn lưu động tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, không phải là mức vốn lưu
động tối thiểu. Chính sách vốn lưu động thường được đánh giá thông qua mức độ
đầu tư vào các tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Horne và Wachowicz (2008), doanh nghiệp có 3 chính
sách quản lý VLĐ có thể theo đuổi là: Chính sách cấp tiến (aggressive), chính sách
thận trọng (conservative) và chính sách dung hồ.
* Chính sách quản lý VLĐ thận trọng: Một chính sách vốn lưu động cẩn trọng
(conservative) duy trì một lượng lớn hàng tồn kho, mở rộng tín dụng cho khách

hàng cùng với nợ ngắn hạn thấp, kết quả là số ngày tồn kho bình qn và kỳ thu tiền
bình qn và do đó chu kỳ luân chuyển tiền (Cash Conversion Cycle) của các doanh
nghiệp đó dài hơn.
Theo quan điểm truyền thống, một chính sách vốn lưu động như vậy thường
dẫn đến suất sinh lợi thấp và rủi ro thanh khoản cũng như biến động lợi nhuận thấp.
* Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến: Một chính sách mạo hiểm (aggressive)
duy trì lượng hàng tồn kho thấp, chính sách tín dụng thu hẹp và nợ ngắn hạn cao,
kết quả là số ngày tồn kho và kỳ thu tiền bình qn và do đó chu kỳ luân chuyển
tiền ngắn.
Doanh nghiệp theo đuổi chính sách này có thể đạt được mức sinh lợi cao
nhưng cũng đối mặt với nguy cơ thiếu hụt hàng, mất khách hàng và khơng đạt được
mức lợi nhuận dự kiến.
* Chính sách quản lý VLĐ dung hồ:
- Chính sách quản lý VLĐ dung hoà được thực hiện dựa trên nguyên tắc phù
hợp (Matching Principle). Nguyên tắc này được hiểu như sau: Doanh nghiệp sử
dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSDH và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để
đầu tư cho TSNH ở mức cân bằng nhất. Mục đích của nguyên tắc này là cân bằng


15

luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ. Việc doanh nghiệp tăng tạm
thời TSLĐ phải được tài trợ bằng nguồn vốn lưu động để doanh nghiệp có thể thanh
tốn được khi TSLĐ giảm. Sở dĩ có điều này vì TSLĐ có khả năng quay vòng
nhanh, nên được tài trợ bằng nguồn vốn lưu động để tiết kiệm chi phí lãi. Tăng
TSLĐ thường xuyên hay TSDH mà cần nhiều thời gian để quy đổi ra thành tiền thì
nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để đảm bảo khả năng tự chủ tài chính, khả
năng thanh tốn. Theo đuổi chính sách dung hồ, doanh nghiệp sẽ đạt được mức
sinh lời trung bình và rủi ro ở mức trung bình.
- Ngun tắc phù hợp có thể áp dụng cho vấn đề thảo luận trước đó về chính

sách quản lý TSLĐ và nợ ngắn hạn. Chính sách quản lý vốn lưu động cấp tiến có tỷ
trọng TSLĐ thấp và tỷ trọng nợ ngắn hạn cao. Chính sách quản lý vốn lưu động
thận trọng có tỷ trọng TSLĐ cao và tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp. Doanh nghiệp có thể
áp dụng nguyên tắc phù hợp để cân bằng hai chính sách quản lý vốn trên như sau:
+ Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý TSLĐ cấp tiến tức là duy trì
tỷ trọng TSLĐ thấp thì công ty cần cân bằng rủi ro bằng cách duy trì tỷ trọng nợ
ngắn hạn cũng thấp của chính sách quản lý nợ ngắn hạn thận trọng.
+ Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý TSLĐ thận trọng (duy trì tỷ
trọng TSLĐ cao) thì nó nên được cân bằng bằng việc áp dụng chính sách quản lý nợ
ngắn hạn cấp tiến (duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao).
+ Nếu doanh nghiệp có tỷ trọng TSLĐ ở mức trung bình thì cũng nên duy trì
tỷ trọng nợ ngắn hạn ở mức trung bình.
Mục tiêu bao trùm của mọi hoạt động trong doanh nghiệp trong đó có hoạt
động quản lý vốn lưu động là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Việc áp dụng
nguyên tắc phù hợp cũng nhằm mục đích đó, có tính đến rủi ro và thu nhập yêu cầu.
Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách cấp tiến, các cổ đơng nên xem như chứa
đựng nhiều rủi ro, với các yếu tố khác không đổi, sẽ có tỷ lệ P/E thấp hơn so với
những chính sách thận trọng. Trong trường hợp này, cơng ty cần thực hiện một số
chính sách tương thích (tài sản cấp tiến, nợ thận trọng), do chính sách này cho phép
tối đa hoá giá trị thị trường của doanh nghiệp.


16

1.2.2. Hoạt động quản lý vốn tiền mặt
Theo Eugene F. Brigham, Joel F. Houston (2009, Quản trị tài chính, tr.847) thì
tiền mặt bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương
đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành
tiền mặt trong thời gian ngắn nhất.
Để duy trì hoạt động thường xun và dự phịng cho những biến động bất

thường cũng như tận dụng nhanh chóng các cơ hội đầu tư, doanh nghiệp phải duy trì
một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ cũng như tại ngân hàng. Tuy nhiên, tiền mặt tại
quỹ khơng có khả năng sinh lợi cịn tiền gửi ngân hàng có mức sinh lợi thấp. Chính
vì vậy, mục đích của quản lý tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền mặt nắm giữ mà vẫn
đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn, dự phịng những biến động có
thể xảy ra và tận dụng tốt các cơ hội đầu tư. Do đó, có thể hiểu quản lý tiền mặt là
quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định
cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì
hoạt động bình thường của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2007).
Mơ hình quản lý tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt tồn quỹ và
chứng khoán ngắn hạn theo thời gian. Mỗi mơ hình được lập trên các giả thiết nhất
định, được ứng dụng để phân bổ và cân đối giữa lượng tiền mặt và chứng khốn
ngắn hạn do cơng ty nắm giữ tùy theo tình hình hoạt động. Các mơ hình sẽ giúp xác
định khối lượng và thời gian chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn
hạn. Những mơ hình thường được dùng để quản lý tiền mặt là: mơ hình Baumol và
Miller - Orr.
* Mơ hình Baumol
Đây là mơ hình ra đời sớm nhất do William Baumol (1952) phát triển từ mơ
hình lượng đặt hàng tối ưu (EOQ) nhằm giúp nhà quản lý tối thiểu hóa các chi phí
liên quan tới việc chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán trong một thời
gian xác định. Mơ hình Baumol giả định rằng:
- Doanh nghiệp định kỳ nhận được một lượng tiền mặt nhất định, nhưng đồng
thời cũng phải liên tục chi tiền ra, theo một tỷ lệ ổn định.


×