Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến của hà lan trong chọn, tạo, nhân giống và điều khiển ra hoa chi lilium (lily, loa kèn) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 245 trang )




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ


CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNSH TRONG
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2020
***


QUYỂN I
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI



Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TIÊN TIẾN CỦA
HÀ LAN TRONG CHỌN, TẠO, NHÂN GIỐNG VÀ ĐIỀU KHIỂN RA HOA
CHI LILIUM (LILY, LOA KÈN) Ở VIỆT NAM”






Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Rau quả
Chủ nhiệm đề tài: TS. TRỊNH KHẮC QUANG
ThS. LÊ THỊ THU HƯƠNG









8828




HA NÔI - 2011

i
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
I. Đặt vấn đề 1
II. Mục tiêu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
III. Cách tiếp cận 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU HOA LILIUM 3
I. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm cây hoa Lilium 3
1.1. Nguồn gốc 3
1.2. Phân loại 3
1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Lilium 4
1.3.1. Đặc điểm hình thái 4
1.3.2. Yêu cầu ngoại cảnh 6

1.3.3. Các loại sâu bệnh hại hoa Lilium 7
II. Tình hình sản xuất hoa Lilium trên thế giới và ở Việt Nam 7
2.1. Tình hình sản xuất hoa Lilium trên thế giới 7
2.1.1. Sản xuất củ giống 7
2.1.2. Sản xuất hoa cắt cành 8
2.2. Tình hình sản xuất hoa Lilium ở Việt Nam 9
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam 9
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn ở Việt Nam 9
III. Các kết quả nghiên cứu về cây hoa Lilium trên thế giới 10
3.1. Kết quả nghiên cứu về các phương pháp, kỹ thuật chọn, tạo giống hoa
Lilium 10
3.1.1. Các phương pháp thụ phấn 10
3.1.2. Các phương pháp cứu phôi 11
3.1.3. Kỹ thuật đa bội hóa 12
3.1.4. Kỹ thuật chuyển gen 12
3.1.5. Phương pháp đánh giá đa đạng di truyền 12
3.1.6. Kết quả lai tạo giống hoa lily, loa kèn trên thế giới và ở Việt Nam 13
3.2. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống hoa Lilium 16
3.2.1. Nhân giống Lilium bằng nuôi cấy in vitro 16
3.2.2. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt 18
3.2.3. Nhân giống hoa Lilium bằng vảy củ 19
3.3. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển sinh trưởng cho cây hoa
Lilium 20

ii
3.3.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng tới sinh trưởng
và phát triển của hoa Lilium 20
3.3.2. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng
cho cây hoa Lilium 22
IV. Các kết quả nghiên cứu về cây hoa Lilium ở Việt Nam 25

4.1. Kết quả điều tra, thu thập tập đoàn giống hoa Lilium hoang dại 25
4.2. Kết quả
nghiên cứu về khảo nghiệm, tuyển chọn và lai tạo giống hoa
Lilium 25
4.2.1. Kết quả khảo nghiệm, tuyển chọn giống hoa Lilium 25
4.2.2. Kết quả lai tạo giống hoa Lilium ở Việt Nam 26
4.3. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và điều khiển sinh trưởng
cho cây hoa Lilium 27
4.3.1. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống hoa Lilium 27
4.3.2. Kết quả nghiên cứu về điều khiển sinh trưởng cho hoa Lilium 29
PHẦN III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
I. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
1.1. Vật liệu nghiên cứu 30
1.1.1. Các giống lily, loa kèn thu thập trong nước và nhập nội từ Hà Lan 30
1.1.2. Các hóa chất, nguyên vật liệu, dụng cụ 30
1.2. Địa điểm nghiên cứu 31
1.3. Thời gian nghiên cứu 31
II. Nội dung nghiên cứu 31
2.1. Nội dung của đối tác Hà Lan tham gia đề tài 31
2.2. Nội dung nghiên cứu trong nước 31
2.2.1. Điều tra, thu thập, nhập nội nguồn gen Lilium trong nước 31
2.2.2. Khảo nghiệm và tuyển chọn giống hoa lily, loa kèn 32
2.2.3. Đánh giá tính đa dạng di truyền nguồn gen Lilium và ứng dụng công
nghệ sinh học của Hà Lan trong chọn, tạo giống hoa Lilium tại Vi
ệt
Nam 32
2.2.4. Ứng dụng công nghệ sinh học của Hà Lan trong nghiên cứu các phương
pháp nhân giống Lilium bằng in vitro và in vivo (bằng vảy, hạt) 32
2.2.5. Ứng dụng công nghệ của Hà Lan điều chỉnh ra hoa cây Lilium theo ý
muốn ở Việt Nam 33

III. Phương pháp nghiên cứu 34
3.1. Phương pháp điều tra, thu thập, nhập nội nguồn gen Lilium trong và
ngoài nước 34
3.2. Phương pháp khảo nghi
ệm và tuyển chọn giống hoa lily, loa kèn 34
3.3. Phương pháp đánh giá tính đa dạng di truyền nguồn gen Lilium và ứng dụng

iii
công nghệ sinh học của Hà Lan trong chọn, tạo giống hoa Lilium tại Việt
Nam 36
3.3.1. Phương pháp đánh giá tính đa dạng di truyền nguồn gen Lilium thu thập
được trong và ngoài nước 36
3.3.2. Phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học của Hà Lan trong chọn, tạo
giống hoa Lilium tại Việt Nam 36
3.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học của Hà Lan trong nghiên
cứu các phương pháp nhân giống Lilium bằng in vitro và in vivo (bằng
vảy, hạt) 42
3.4.1. Phương pháp nhân giống Lilium bằng in vitro 42
3.4.2. Phương pháp nhân giống Lilium bằng tách vảy củ 46
3.4.3. Phương pháp nhân giống Lilium bằng gieo hạt 48
3.5. Phương pháp ứng dụng công nghệ của Hà Lan điều chỉnh ra hoa cây
Lilium theo ý muốn ở Việt Nam 49
3.6. Phương pháp xây dựng mô hình nhân giống, sản xuất hoa Lilium từ
nguồn chọn, tạo giống và mô hình áp dụng biện pháp kỹ thu
ật điều
chỉnh ra hoa cho Lilium tại Việt Nam 51
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
A - KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÍA ĐỐI TÁC HÀ LAN 52
B - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 54
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP, NHẬP NỘI NGUỒN GEN

LILIUM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 54
1.1. Điều tra, thu thập nguồn gen Lilium trong nước 54
1.2. Nhập nội nguồn gen Lilium từ Hà Lan 55
II. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG HOA LILY,
LOA KÈN 56
2.1. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống hoa lily 56
2.1.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống hoa lily 56
2.1.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống hoa lily 62
2.2. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống hoa loa kèn 67
2.2.1. Kết quả khảo nghiệm c
ơ bản giống hoa loa kèn 67
2.2.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống hoa loa kèn Bright Tower 70
III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN
LILIUM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC CỦA HÀ LAN
TRONG CHỌN, TẠO GIỐNG HOA LILIUM TẠI VIỆT NAM 73
3.1. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen Lilium 73
3.1.1. Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái của các mẫu giống hoa Lilium
hoang d
ại 73

iv
3.1.2. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử các giống hoa
Lilium thu thập và nhập nội 77
3.2. Kết quả ứng dụng công nghệ sinh học của Hà Lan trong chọn, tạo giống
hoa Lilium tại Việt Nam 85
3.2.1. Nghiên cứu và xác định được ảnh hưởng của các yếu tố: nguồn vật liệu
tạo giống, phương pháp thụ phấn (thụ
phấn thông thường và thụ phấn
cắt vòi nhụy), phương pháp cứu phôi (nuôi cấy lát cắt bầu nhụy, nuôi
cấy túi phôi và phôi) đến sự tạo thành quả lai, hạt lai và củ lai trong ống

nghiệm 85
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số môi trường tạo củ đến chất lượng của
củ lai lily in vitro trong ống nghiệm 98
3.2.2. Chọn lọc, so sánh đánh giá con lai, dòng lai được tạo ra 100
IV. K
ẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC CỦA HÀ LAN
TRONG NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
LILIUM BẰNG IN VITRO VÀ IN VIVO (BẰNG VẢY, BẰNG HẠT) 105
4.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng Quy trình nhân giống hoa Lilium bằng in
vitro 105
4.1.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng Quy trình nhân giống hoa lily Manissa
bằng nuôi cấy in vitro 105
4.1.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng Quy trình nhân giống hoa loa kèn Bight
Tower bằng nuôi cấy in vitro 111
4.2.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng Quy trình nhân giống hoa lily
(Belladonna, Manissa) bằng phương pháp tách vảy củ 116
4.2.2. Kết qu
ả nghiên cứu xây dựng Quy trình nhân giống hoa loa kèn Bright
Tower bằng phương pháp gieo hạt 132
V. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA HÀ LAN ĐIỀU CHỈNH
RA HOA CÂY LILIUM THEO Ý MUỐN Ở VIỆT NAM 147
5.1. Mục đích 147
5.2. Lý do phải điều khiển (điều chỉnh) hoa lily nở theo ý muốn 147
5.3. Tóm tắt công nghệ của Hà Lan trong việc điều khiển hoa lily theo ý
muốn 147
5.3.1. Kích thích lily nở hoa sớm hơn so với điều kiện bình thường 147
5.3.2. Kìm hãm lily n
ở hoa muộn hơn so với điều kiện bình thường 147
5.4. Kết quả ứng dụng công nghệ của Hà Lan điều chỉnh hoa lily nở theo ý
muốn ở Việt Nam 147

5.4.1. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều chỉnh nở hoa từ giai đoạn
trồng-phân hóa hoa 147

v
5.4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều chỉnh nở hoa từ giai đoạn
phân hóa hoa - thu hoạch 155
VI. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÂN GIỐNG, SẢN XUẤT
HOA LILIUM TỪ NGUỒN CHỌN, TẠO GIỐNG VÀ MÔ HÌNH ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU CHỈNH RA HOA CHO
LILIUM TẠI VIỆT NAM 158
6.1. Mô hình nhân giống từ nguồn giống nhập nội 158
6.2. Mô hình nhân giống từ nguồn giống tạo ra trong nướ
c 160
6.2.1. Mô hình đánh giá sinh trưởng, phát triển của 2 con lai hoa lily tạo ra
trong nước: L1 và L2 từ củ in vitro 160
6.2.2. Mô hình đánh giá sinh trưởng, phát triển của 2 dòng lai hoa loa kèn tạo
ra trong nước: LK4 và LK5 từ củ in vitro 161
6.3. Mô hình áp dụng kỹ thuật điều chỉnh ra hoa 162
6.3.1. Mô hình trồng hoa lily tại Hà Nội, Bắc Ninh (5.000m
2
) 162
6.3.2. Mô hình trồng hoa loa kèn: 10.000m
2
tại Hà Nội, Bắc Ninh 164
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VÀO SẢN XUẤT VÀ CÁC SẢN
PHẨM KHÁC CỦA ĐỂ TÀI 165
A. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VÀO SẢN XUẤT 165
7.1. Kết quả ứng dụng triển khai 165
7.2. Hiệu quả do đề tài mang lại 165
7.2.1. Hiệu quả về khoa học và công nghệ 165

7.2.2. Hiệu quả về kinh tế xã hội 166
B. CÁC SẢN PHẨM KHÁC CỦA ĐỀ TÀI 166
PHẦN V KẾT LUẬ
N VÀ ĐỀ NGHỊ 167
I. Kết luận 167
1.1. Về khối lượng công việc và mục tiêu của đề tài 167
1.2. Về các nội dung khoa học của đề tài 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170





vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Danh sách các mồi RAPD sử dụng trong phân tích đa dạng di truyền
năm 2008 30
Bảng 2: Danh sách các mồi RAPD sử dụng trong phân tích đa dạng di truyền
năm 2009 31
Bảng 3: Quy mô trồng khảo nghiệm sản xuất 2 giống hoa lily tại một số địa
phương (vụ đông, 2009 và 2010) 35
Bảng 4: Quy mô trồng khảo nghiệm sản xuất giống hoa loa kèn Bright Tower
tại một số
địa phương (vụ đông xuân, 2009 và 2010) 35
Bảng 5: Các giống hoa lily, loa kèn bố mẹ dùng để lai tạo 37
Bảng 6: Các giống hoa lily, loa kèn bố mẹ dùng để lai tạo 37
Bảng 7: Các phương pháp cứu phôi sử dụng trong nghiên cứu 38
Bảng 8: Môi trường được sử dụng ở các phương pháp cứu phôi 39
Bảng 9: Môi trường tạo củ lai lily 39

Bảng 10: Danh sách các giống hoa Lilium nhập nội từ năm 2008-2010 55
Bảng 11: Tình hình sinh trưởng và phát tri
ển của các giống hoa lily trồng khảo
nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008 và 2009) 56
Bảng 12: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống hoa
lily trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008 và 2009) 57
Bảng 13: Đặc điểm hình thái cây và hoa của các giống hoa lily trồng khảo
nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008 và 2009) 58
Bảng 14: Chất lượng hoa của các giống lily trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm (vụ
đông, 2008 và 2009) 60
Bảng 15: M
ức độ bị bệnh hại của các giống hoa lily trồng khảo nghiệm tại Gia
Lâm (vụ đông, 2008 và 2009) 61
Bảng 16: Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống hoa lily trồng khảo
nghiệm tại một số địa phương (vụ đông, 2009 và 2010) 62
Bảng 17: Chất lượng hoa của các giống lily trồng khảo nghiệm tại một số địa
phương (vụ đông, 2009 và 2010) 63
Bảng 18: Mức độ bị
bệnh hại các giống lily trồng khảo nghiệm tại tại một số địa
phương (vụ đông, 2009 và 2010) 65
Bảng 19: Hiệu quả kinh tế các giống lily trồng khảo nghiệm tại một số địa
phương (vụ đông, 2009 và 2010) 66
Bảng 20: Tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của các giống loa kèn trồng khảo
nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008) 67
Bảng 21: Động thái tăng trưởng chi
ều cao cây của các giống loa kèn trồng khảo
nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008) 68

vii
Bảng 22: Động thái ra lá của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm

(vụ đông, 2008) 68
Bảng 23: Chất lượng hoa của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm
(vụ đông, 2008) 69
Bảng 24: Mức độ bị sâu, bệnh hại của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại
Gia Lâm (vụ đông, 2008) 69
Bảng 25: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống loa kèn Bright Tower
trồng tại các đị
a phương (vụ đông xuân, 2009 và 2010) 70
Bảng 26: Chất lượng hoa của giống loa kèn Bright Tower trồng tại các địa
phương (vụ đông xuân, 2009 và 2010) 71
Bảng 27: Hiệu quả kinh tế của giống loa kèn Bright Tower trồng tại các địa
phương (vụ đông xuân, 2009 và 2010) (Tính cho 1.000m2) 72
Bảng 28: Đặc điểm các mẫu giống hoa lily thu thập được năm 2008 73
Bảng 29: Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống hoa lily thu thập trồng
tại Gia Lâm (vụ đông, 2008) 74
Bả
ng 30: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống hoa
lily thu thập trồng tại Gia Lâm (vụ đông, 2008) 75
Bảng 31: Đặc điểm hình thái của các giống hoa lily thu thập trồng tại Gia Lâm
(vụ đông, 2008) 75
Bảng 32: Chất lượng hoa của các giống hoa lily thu thập trồng tại Gia Lâm (vụ
đông, 2008) 76
Bảng 33: Mức độ bị sâu, bệnh hại của các giống hoa lily thu thập trồng tại Gia
Lâm (vụ đông, 2008) 76
Bả
ng 34: Tên giống và ký hiệu các giống Lilium thu thập trong nước và nhập
nội (Năm 2008 và 2009) 78
Bảng 35: Kết quả phân tích đa hình của các mồi RAPD nghiên cứu 79
Bảng 36: Kết quả phân tích đa hình của các mồi RAPD nghiên cứu (Năm 2009) 80
Bảng 37: Ma trận tương đồng di truyền giữa các giống lily và loa kèn nghiên

cứu (Năm 2008) 82
Bảng 38: Ma trận tương đồng di truyền giữa các giống lily và loa kèn nghiên
cứu (Năm 2009) 82
Bảng 39: Danh sách các tổ hợp lai được chọ
n từ kết quả phân tích đa dạng di
truyền bằng chỉ thị phân tử RAPD (Năm 2008) 84
Bảng 40: Danh sách các tổ hợp lai được chọn từ kết quả phân tích đa dạng 85
di truyền bằng chỉ thị phân tử RAPD (Năm 2009) 85
Bảng 41: Tên và số lượng hoa được thụ phấn của 25 tổ hợp lai năm 2008 (theo
phương pháp thụ phấn thông thường) 87

viii
Bảng 42: Số lượng các quả lai thu được của các tổ hợp lai hoa lily, loa kèn năm
2008 (sau thụ phấn 10 ngày và 30 ngày) 85
Bảng 43: Số lượng các quả lai thu được của các tổ hợp lai lily, loa kèn năm
2008 ở 2 phương pháp thụ phấn: thông thường và cắt vòi nhụy (sau thụ
phấn 10 ngày) 86
Bảng 44: Số lượng các quả lai thu được của các tổ hợp lai lily, loa kèn năm
2008 ở phương pháp thụ cắ
t vòi nhuỵ (sau thụ phấn 30 ngày) 87
Bảng 45: Tên và số lượng các hoa được thụ phấn của 92 tổ hợp lai năm 2009 89
Bảng 46: Số lượng quả lai thu được của các tổ hợp lai năm 2009 91
Bảng 47: Ảnh hưởng của phương pháp nuôi cấy lát cắt bầu nhụy đến tỷ lệ phát
sinh hình thái của các mẫu hoa lily sau 4 tuần nuôi cấy (Năm 2009) 92
Bảng 48: Ảnh hưởng của phương pháp nuôi cấy lát cắt bầ
u nhụy đến tỷ lệ phát
sinh hình thái của các mẫu hoa lily sau 4 tuần nuôi cấy (Năm 2009) 93
Bảng 49: Số lượng các quả lai thu được của các tổ hợp lai năm 2008 và 2009 94
Bảng 50: Ảnh hưởng của phương pháp nuôi cấy túi phôi đến tỷ lệ phát sinh
hình thái của các mẫu hoa lily sau 4 tuần nuôi cấy (Năm 2009 và 2010) 95

Bảng 51: Ảnh hưởng của phương pháp nuôi cấy phôi đến đến tỷ lệ phát sinh
hình thái của các mẫu hoa lily sau 4 tuần nuôi cấy (Năm 2009) 97
Bảng 52: Ảnh hưởng của các môi trường nhân nhanh đến tỷ lệ sống của phôi lai
và kích thước củ lai của tổ hợp lai TIB x SOR (Năm 2009) 99
Bảng 53: Ảnh hưởng của các môi trường nhân nhanh đến tỷ lệ sống của phôi lai
và kích thước củ lai của tổ hợp lai TIB x SIM (Năm 2009) 99
Bảng 54: Tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng lai 100
Bảng 55: Động thái tăng trưởng chiều cao cây và động thái ra lá của các dòng
lai hoa loa kèn (Gia Lâm, vụ xuân 2010) 101
Bảng 56: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lai hoa loa
kèn (Gia Lâm, vụ xuân 2010) 101
Bảng 57: Đặc điểm hình thái của các dòng lai hoa loa kèn và các giống bố mẹ
(Gia Lâm, vụ xuân 2010) 101
Bảng 58: Chất lượng hoa của các dòng lai hoa loa kèn 102
Bảng 59: Mức độ bị sâu bệnh hại của các dòng lai hoa loa kèn 103
Bảng 60: Tình hình sinh trưởng, phát triển của 2 con lai hoa lily 103
Bảng 61: Kết quả khử trùng mẫu (sau 4 tuần) 105
Bảng 62: Ảnh hưởng của các ch
ất auxin đến khả năng tạo củ in vitro từ vảy củ
(sau 8 tuần) 106
Bảng 63: Ảnh hưởng của hàm lượng đường và nồng độ của (IAA, IBA, αNAA)
đến khả năng tạo củ lily in vitro trực tiếp từ vảy củ (sau 8 tuần) 107

ix
Bảng 64: Ảnh hưởng của tổ hợp αNAA và BAP đến khả năng tạo củ lily từ củ
in vitro hoa lily (sau 8 tuần) 108
Bảng 65: Ảnh hưởng của kiểu nuôi cấy đến khả năng tạo củ từ củ in vitro hoa
lily (sau 8 tuần) 108
Bảng 66: Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến sự tăng khối lượng củ ở điều
kiện 16h sáng/ngày (sau 8 tuần) 109

B
ảng 67: Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến sự tăng khối lượng củ ở điều
kiện tối hoàn toàn (sau 8 tuần) 109
Bảng 69: Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến sự tái sinh chồi in vitro từ vảy củ
hoa loa kèn (sau 8 tuần) 111
Bảng 70: Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IAA đến khả năng tái sinh chồi in
vitro từ vảy củ (sau 8 tuần) 112
Bảng 71: Ảnh hưở
ng của tổ hợp BAP và αNAA đến khả năng tái sinh chồi in
vitro từ vảy củ (sau 8 tuần) 113
Bảng 72: Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến khả năng tạo củ từ chồi in vitro
trong điều kiện 16h sáng/ngày (sau 8 tuần) 114
Bảng 73: Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến khả năng tạo củ từ chồi in vitro
với điều kiện tối hoàn toàn (sau 8 tuầ
n) 114
Bảng 74: Ảnh hưởng của auxin đến khả năng tạo củ từ chồi in vitro (sau 8 tuần). 115
Bảng 75: Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng bật chồi và sinh trưởng của củ
loa kèn in vitro khi ra ngôi (sau 4 tuần) 115
Bảng 76: Ảnh hưởng của nguồn vật liệu nhân giống đến tỷ lệ vảy hình thành củ
của các giống hoa Lilium (Sơn La, đông xuân 2008-2009) 116
Bảng 77: Ảnh hưởng của ngu
ồn vật liệu nhân giống đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của các giống hoa Lilium (Sơn La, đông xuân 2008-2009). 116
Bảng 78: Ảnh hưởng của nguồn vật liệu nhân giống đến động thái ra lá của các
giống hoa Lilium (Sơn La, đông xuân 2008-2009) 117
Bảng 79: Ảnh hưởng của nguồn vật liệu nhân giống đến năng suất, chất lượng
củ giống hoa Lilium sau khi thu hoạch (130 ngày) 117
Bảng 80: Ảnh hưởng của nguồ
n vật liệu nhân giống đến mức độ bị bệnh hại của
các giống hoa Lilium (Sơn La, đông xuân 2008-2009) 118

Bảng 81: Ảnh hưởng của loại vảy củ nhân đến tỷ lệ hình thành củ sau thời gian
xử lý lạnh 25 ngày (Sơn La, đông xuân 2008-2009) 119
Bảng 82: Ảnh hưởng của thời vụ nhân giống đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây (Sơn La, đông xuân 2008-2009) 119
Bảng 83: Ảnh hưởng của th
ời vụ nhân giống đến động thái ra lá (Sơn La, đông
xuân 2008-2009) 120

x
Bảng 84: Ảnh hưởng của thời vụ nhân giống đến năng suất, chất lượng củ giống
hoa Lilium sau khi thu hoạch (130 ngày) (Sơn La, đông xuân 2008-
2009) 120
Bảng 85: Ảnh hưởng của thời vụ nhân giống đến mức độ bị bệnh hại của các
giống hoa Lilium (Sơn La, đông xuân 2008-2009) 121
Bảng 86: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất, chất lượ
ng củ bi
của giống hoa Lilium (Sơn La, đông xuân 2008-2009) 122
Bảng 87: Ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh đến chất lượng củ bi của 2 giống
hoa Lilium (Sơn La, xuân hè 2009) 123
Bảng 89: Ảnh hưởng của số giá thể nhân giống đến động thái ra lá của giống
hoa Lilium (Sơn La, hè thu 2009) 125
Bảng 90: Ảnh hưởng của số giá thể nhân giống đến mức độ bị sâu, bệnh hại của
2 giống hoa Lilium (Sơ
n La, hè thu 2009) 125
Bảng 91: Ảnh hưởng của một số giá thể nhân giống đến năng suất, chất lượng
củ nhỡ của các giống hoa Lilium (Sơn La, hè thu 2009) 126
Bảng 92: Ảnh hưởng của một số chất KTST và phân bón lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống hoa Lilium (Sơn La, hè thu 2009) 127
Bảng 93: Ảnh hưởng của một số chất KTST và phân bón lá đến động thái ra lá
của giống hoa Lilium (Sơn La, hè thu 2009) 127

Bảng 94: Ả
nh hưởng của chế độ nhiệt độ xử lý, thời gian xử lý đến chất lượng
củ thương phẩm của giống lily Manissa (Sơn La, hè thu 2010) 128
Bảng 95: Ảnh hưởng của chế độ nhiệt độ xử lý, thời gian xử lý đến chất lượng
củ thương phẩm của giống Belladonna (Sơn La, hè thu 2010) 129
Bảng 96: So sánh đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống hoa
Manissa và Belladonna từ hai nguồ
n giống khác nhau (đối với củ có chu
vi 16-18cm) (Sơn La, vụ đông 2010) 130
Bảng 97: Chất lượng hoa của cây hoa Lilium được nhân giống bằng vảy củ từ
hai nguồn giống khác nhau (đối với củ có chu vi 16-18cm) 130
Bảng 98: So sánh khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống Manissa và
Belladonna từ hai nguồn giống khác nhau (đối với củ có chu vi 16-
18cm) 131
Bảng 99: Ảnh hưởng của thời gian ngủ nghỉ của hạt đế
n tỷ lệ nảy mầm của hạt
loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ hè 2009) 133
Bảng 100: Ảnh hưởng của thời gian ngủ nghỉ của hạt đến tỷ lệ xuất vườn và
chất lượng cây giống loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ hè 2009) 133
Bảng 101: Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt đến tỷ lệ nảy mầm của
hạt loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông 2009) 134

xi
Bảng 102: Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt đến tỷ lệ xuất vườn và
chất lượng cây giống loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông
2009) 135
Bảng 103: Ảnh hưởng của phương pháp ngâm ủ hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt
loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông 2009) 136
Bảng 104: Ảnh hưởng của phương pháp ngâm ủ hạt đến tỷ lệ xuất vườn và ch
ất

lượng cây giống loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông 2009) 136
Bảng 105: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt loa kèn
Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông 2009) 137
Bảng 106: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ xuất vườn và thời vụ trồng
cây, thu hoa của cây loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông 2009). 138
Bảng 107: Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt đến khả nă
ng sinh trưởng của 139
Bảng 108: Ảnh hưởng của giá thể gieo đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây
giống loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông 2009) 140
Bảng 109: Ảnh hưởng của số giá thể nhân giống đến khả năng bị sâu, bệnh hại
của cây con loa kèn Bright Tower (Gia Lâm, vụ thu đông 2009) 141
Bảng 110: Ảnh hưởng của một số chủng loại phân bón đến khả năng sinh
trưởng của cây con loa kèn Bright Tower trong vườn
ươm (Gia Lâm, vụ
đông xuân 2010) 142
Bảng 111: Ảnh hưởng của một số chủng loại phân bón đến chất lượng cây
giống loa kèn Bright Tower và tỷ lệ cây xuất vườn (Gia Lâm, vụ đông
xuân 2010) 143
Bảng 112: Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con xuất vườn đến tỷ lệ sống và thời
gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây con loa kèn Bright
Tower sau trồng (Gia Lâm, vụ xuân 2010) 144
Bảng 113: Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con xuất vườn
đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây con loa kèn Bright Tower sau trồng (Gia Lâm,
vụ xuân 2010) 145
Bảng 114: Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con xuất vườn đến năng suất và chất
lượng hoa của cây con loa kèn Bright Tower thương phẩm (Gia Lâm, vụ
xuân 2010) 145
Bảng 115: Tình hình sinh trưởng, phát triển của giống lily Belladonna ở các
thời điểm trồng tại một số địa phương (vụ đông, 2010) 148

Bảng 116: Chất lượng hoa của giống Belladonna ở
các thời điểm trồng tại một
số địa phương (vụ đông, 2010) 149
Bảng 117: Ảnh hưởng của kích thước củ giống đến tỷ lệ mọc và thời gian sinh
trưởng của giống lily Belladonna (Gia Lâm, vụ đông 2010) 151

xii
Bảng 118: Chất lượng hoa của giống lily Belladonna khi trồng ở các kích thước
củ khác nhau (Gia Lâm, vụ đông 2010) 152
Bảng 119: Mức độ bị bệnh hại của giống lily Belladonna khi trồng ở các kích
thước củ khác nhau (Gia Lâm, vụ đông 2010) 153
Bảng 120: Ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh khác nhau đến sinh trưởng, phát
triển của giống hoa lily Belladonna (Gia Lâm, vụ đông 2010) 154
Bảng 121: Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích nở hoa đến sinh tr
ưởng và
chất lượng giống lily Belladonna (Gia Lâm, vụ đông 2010) 155
Bảng 122: Ảnh hưởng của các biện pháp kìm hãm nở hoa đến sinh trưởng và
chất lượng giống lily Belladonna (Gia Lâm, vụ đông 2010) 157
Bảng 123: Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa loa kèn Bright Tower
nhân từ hạt tại Hà Nội và Sơn La (vụ xuân, 2010) 158
Bảng 124: Năng suất, chất lượng của cây hoa loa kèn Bright Tower nhân từ hạt
tại Hà Nội và Sơn La (vụ xuân, 2010) 158
Bảng 125: Hiệu quả kinh tế
của cây hoa loa kèn nhân từ hạt tại Hà Nội và Sơn
La (vụ xuân, 2010) 158
Bảng 126: Tình hình sinh trưởng, phát triển của giống lily Manissa và
Belladonna trồng tại Sơn La (vụ đông, 2010) 159
Bảng 127: Chất lượng hoa của giống lily Manissa và Belladonna trồng tại Sơn
La (vụ đông, 2010) 159
Bảng 128: Mức độ bị sâu bệnh hại của giống lily Manissa và Belladonna trồng

tại Sơn La (vụ đông, 2010) 160
Bảng 129: Tình hình sinh trưởng, phát triển của 2 con lai hoa lily nhân giống tại
Gia Lâm (vụ đông, 2010) 160
Bảng 130: Động thái tăng trưởng chiều cao cây và động thái ra lá của 2 con lai
hoa lily nhân giống tại Gia Lâm (vụ đông, 2010) 161
Bảng 131: Tình hình sinh trưởng, phát triển của 2 dòng lai hoa loa kèn nhân
giống tại Sơn La (vụ đông, 2010) 161
Bảng 132: Động thái tăng trưởng chiều cao cây và động thái ra lá của 2 dòng lai
hoa loa kèn nhân giống tại Sơn La (vụ đông, 2010) 162
Bảng 133: Tình hình sinh trưởng, phát triển của giống lily Belladonna trồng tại
Hà Nội và Bắc Ninh (vụ đông, 2010) 162
Bả
ng 134: Chất lượng hoa của giống lily Belladonna trồng tại 163
Hà Nội và Bắc Ninh (vụ đông, 2010) 163
Bảng 135: Mức độ bị bệnh hại của giống lily Belladonna trồng tại Hà Nội và
Bắc Ninh (vụ đông, 2010) 163
Bảng 136: Hiệu quả kinh tế của giống lily Belladonna trồng tại Hà Nội và Bắc
Ninh (vụ đông, 2010) 163

xiii
Bảng 137: Tình hình sinh trưởng, phát triển của giống loa kèn Bright Tower
trồng tại Hà Nội và Bắc Ninh (vụ xuân, 2010) 164
Bảng 138: Chất lượng hoa của các giống loa kèn Bright Tower trồng tại Hà Nội
và Bắc Ninh (vụ xuân, 2010) 164
Bảng 139: Mức độ bị sâu, bệnh hại của các giống loa kèn Bright Tower trồng
tại Hà Nội và Bắc Ninh (vụ xuân, 2010) 164
Bảng 140: Hiệu quả kinh tế của loa kèn Bright Tower trồng tại Hà Nội và Bắc
Ninh (vụ xuân, 2010) 165







xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVTV Bảo vệ thực vật
CT Công thức
CTTN Công thức thí nghiệm
CD Chiều dài
Cs Cộng sự
DTNN Di truyền Nông nghiệp
đ/c Đối chứng
ĐK Đường kính
ĐVT Đơn vị tính
GS Giáo sư
h. thái hình thái
h.thành hình thành
NC Nghiên cứu
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
P.sinh Phát sinh
SXTN Sản xuất thử nghiệm
TB Trung bình
TG Thời gian
TGST Thời gian sinh trưởng
THL Tổ hợp lai
TN Thí nghiệm
TT Thứ tự










1
PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề
Hoa lily, loa kèn (chi Lilium) là một trong các loại hoa cắt cành đẹp, có giá trị
kinh tế cao và được ưa chuộng trên thế giới.
Hiện nay, Hà Lan là nước sản xuất củ giống hoa Lilium nhiều nhất và cũng là
nước có công nghệ tạo giống hoa lily, loa kèn tiên tiến nhất trên thế giới. Diện tích
sản xuất củ giống hoa lily, loa kèn ở Hà Lan đang chiếm khoảng 65% trong tổng số
diện tích sản xuất củ giống hoa trên toàn thế giới.
Công tác chọn tạo giống hoa lily, loa kèn đã được tiến hành ở Hà Lan cách
đây 35 năm. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học (cứu phôi, nuôi cấy mô tế bào) trong
nghiên cứu, mỗi năm Hà Lan đã tạo ra hàng trăm giống lily mới có giá trị cao và đã
trở thành nước đứng đầu thế giới về nghiên cứu - sản xuất - chuyển giao và thương
mại đối với loại cây trồng này.
Ở Việt Nam, hoa Lilium đang được xếp vào nhóm hoa cao cấp và đang được
tiêu dùng mạnh trong khoảng 5 năm tr
ở lại đây (từ năm 2005-2010). Hiện tại, hoa
Lilium đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hà Nội, Bắc Ninh,
Nam Định, Hải Phòng, Mộc Châu, Sơn La, Sa Pa ), một số tỉnh miền Trung (Thanh
Hóa, Nghệ An ) và một số tỉnh miền Nam (Đà Lạt - Lâm Đồng)

Nhu cầu tiêu dùng nội địa hàng năm của hoa Lilium vào khoảng 20 triệu cành,
trong khi đó chúng ta mới chỉ sản xuất được 12 triệu cành; kh
ối lượng còn lại chúng
ta phải nhập khẩu từ các nước khác như Đài Loan, Trung Quốc, Hà Lan.
Tuy nhiên, ngành sản xuất hoa Lilium ở nước ta cũng đang gặp phải khó khăn
về nguồn giống, vì chúng ta chưa tự sản xuất được củ giống trong nước mà hầu hết
củ giống hoa lily được trồng ở Việt Nam hiện nay đều phải nhập nội từ Hà Lan,
Trung Quốc với giá thành cao, biến
động theo từng năm, do vậy hiệu quả sản xuất
các giống hoa này chưa thực sự đạt được như mong muốn.
Mặt khác, công tác nghiên cứu về cây hoa lily, loa kèn ở Việt Nam mới chỉ
được thực hiện trong vòng 10 năm trở lại đây tại một số cơ quan nghiên cứu như các
Viện, Trung tâm, trường Đại học. Các thành tựu mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực
này cũng chưa nhiều, chủ
yếu tập trung ở lĩnh vực tuyển chọn giống, nhân giống in
vitro và in vivo. Công tác lai tạo giống hoa Lilium mới cũng mới chưa có kết quả
đáng kể nào, chưa có giống hoa lily mới nào được tạo ra mang bản quyền Việt Nam.
Vì vậy, để thúc đẩy công tác nghiên cứu về cây hoa Lilium tại Việt Nam đạt
được kết quả, thì việc kế thừa và ứng dụng các kết quả nghiên cứu của Hà Lan trong
nghiên cứu, chọ
n, tạo giống hoa Lilium là hướng đi rất đúng, phù hợp với điều kiện
hiện tại củaViệt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã giao cho Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, ứng
dụng công nghệ tiên tiến của Hà Lan trong chọn, tạo, nhân giống và điều khiển ra
hoa chi Lilium (lily, loa kèn) ở Việt Nam” trong thời gian 3 năm, từ năm 2008 - 2010.

2
II. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Thông qua hợp tác với Hà Lan, tiếp thu, ứng dụng những thành tựu công nghệ

sinh học tiên tiến trong chọn, tạo, nhân giống và điều khiển ra hoa cho hoa thuộc chi
Lilium (lily, loa kèn) nhằm từng bước chủ động giống hoa và phát triển sản xuất hoa
lily, loa kèn theo hướng hàng hoá tại Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tạo được 1- 2 dòng triển vọng, chọn được 1-2 giống (công nhận sản xu
ất
thử) hoa lily, loa kèn phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu Việt Nam.
- Xây dựng được quy trình sản xuất củ giống hoa lily, loa kèn áp dụng trong điều
kiện của Việt Nam.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật điều khiển ra hoa cho hoa lily, hoa loa kèn
theo ý muốn, nâng cao hiệu quả trồng hoa lên gấp 1,5 - 2 lần so với trước đó.

III. Cách tiếp cận
- Ứng dụng công nghệ chọn, tạo, nhân giống hoa Lilium của Hà Lan,
được các
chuyên gia Hà Lan đào tạo, tập huấn cho cán bộ Việt Nam tại Hà Lan và trực tiếp
sang Việt Nam hướng dẫn để áp dụng trong điều kiện Việt Nam.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, phía Việt Nam sẽ tiếp nhận vật liệu, công
nghệ của Hà Lan để nghiên cứu chọn, tạo, nhân giống, kỹ thuật điều khiển ra hoa
theo ý muốn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh t
ế trong sản
xuất hoa lily, loa kèn ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao cho các địa phương thông qua Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở NN & PTNT các tỉnh hoặc phối hợp trực tiếp với các
doanh nghiệp để trực tiếp triển khai, xây dựng mô hình và sản xuất.
















3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU HOA LILIUM

I. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm cây hoa Lilium
1.1. Nguồn gốc
Hoa lily, loa kèn thuộc chi Lilium (họ Liliaceae), bao gồm khoảng 80 loài
(Comber, 1949) và hàng trăm giống (Leslie, 1982-2005) dựa trên các đặc điểm hình
thái học và sinh lý học khác nhau (Nadeem Khan, 2009) [43].
Theo Anderson (1986) [24], Daniels (1986) [29], Haw (1986) [31], Shimizu
(1973) [48], các giống Lilium đã được nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ
các loài hoang dại phân bố ở hầ
u hết các châu lục từ 10
0
- 60
0
vĩ bắc, châu Á có 50-
60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và Châu Âu có 12 loài.
John M. Dole (1999) [35] cho rằng hoa Lilium phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới
và hàn đới bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200m như Trung

Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại hoa Lilium nhất
và cũng là trung tâm nguồn gốc hoa Lilium trên thế giới.
Đến giữa thế kỷ 13 ít nhất có 3 loại Lilium được ghi chép lại. Loại thứ nhấ
t là
Lilium hoa trắng dùng làm thuốc được gọi là loại hoang dược (L. brownii), loại thứ
hai là Quyển Đan (L. lancifolium), loại thứ ba là Sơn Đan (L. pumilum).
Năm 1765, Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng hoa Lilium chủ yếu để
ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam Vài chục năm trở lại
đây lại xuất hiện một số giống cây hoa Lilium hoang dại được trồng chủ yếu ở trong
v
ườn thực vật các tỉnh.
Cuối thế kỷ 16 các nhà thực vật học người Anh đã phát hiện và đặt tên cho các
giống cây hoa Lilium. Đầu thế kỷ 17, cây hoa Lilium được di thực từ Châu Âu đến
Châu Mỹ. Sang thế kỷ 18, các giống hoa Lilium của Trung Quốc được di thực sang
Châu Âu và hoa Lilium được coi là cây hoa quan trọng của Châu Âu, Châu Mỹ.
Vào cuối thế kỷ 19, bệnh virus lây lan mạnh, tưởng chừng cây hoa Lilium sẽ
bị huỷ diệt. Đến đầu thế
kỷ 20, khi người ta phát hiện ra giống lily thơm ở Trung
Quốc (L. regane), giống này được nhập vào Châu Âu và chúng đã được dùng vào
việc lai tạo giống mới để tạo ra các giống có tính thích ứng rộng, cây hoa Lilium lại
được phát triển mạnh mẽ (Triệu Tường Vân, 2005) [23].
Sau đại chiến thế giới thứ 2, các nước Châu Âu có cao trào tạo giống hoa
Lilium, rất nhiều giống hoa Lilium hoang dại của Trung Quốc đã được sử dụng làm
giố
ng bố mẹ và người ta đã tạo ra nhiều giống mới có giá trị đến ngày nay.
1.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa Lilium được xếp vào nhóm 1 lá
mầm (Monocotylendoness), phân lớp hành (Liliidae), bộ hành (Liliales), họ hành
(Liliaceae), chi Lilium. Gần đây, các giống Lilium lai đã được nhập nội và trồng thử
ở Việt Nam (Võ Văn Chi,1978) [1].

Lim Ki-Byung (2000) [39], chi Lilium có khoảng 85 loài và được phân thành 7
nhóm: Lilium (Liriotypus), Martagon, Pseudolirium, Archelirion, Sinomartagon,
Leucolirion and Oxypetalum (Comber, 1949; De Jong, 1974). Hầu hết các loài d
ại

4
trong mỗi nhóm đều tương đối dễ lai và các con lai hữu dục (McRae, 1990; Van
Tuyl & cs, 2002). Trong đó căn cứ vào các đặc điểm hình thái học, kích thước, màu
sắc và kiểu dáng hoa, người ta thấy có 3 nhóm lily có giá trị kinh tế quan trọng nhất
là Archelirion, Sinomartagon, Leucolirion. Các con lai thuộc các nhóm này, đặc biệt
là Asiatic (giống lai Châu Á), Oriental-hybrids (giống lai Phương Đông) và
Longiflorum-hybrids (giống lai Loa kèn, còn được gọi là Trumpet lilies hoặc Easter
lilies) (Beattie và White, 1993) là những giống lai có giá trị kinh tế quan trọng đối
với ngành sản xuất hoa cắt.
1, Giống lai Asiatic (A-genom): có nguồn gốc từ các phép lai khác loài giữa ít
nhất là 12 loài của nhóm Sinomartagon (Leslie, 1982-2005). Khoảng 4000 giống đã
được chọn lọc từ những con lai này. Các giống lai Asiatic có phổ màu rộng (vàng
cam, vàng, trắng, hồng, đỏ, màu tía và màu hồng da cam), ra hoa từ sớm cho đến
muộn (Woodcook và Stern, 1950). Một đặc điểm quan trọng là các loài của nhóm
này có khả năng kháng Fusarium và virus (McRae, 1998).
2, Giống lai Oriental (O-genom): là nhóm lily quan trọng nhất hiện nay.
Chúng có nguồn g
ốc từ việc lai giữa 5 loài của nhóm Archelirion. Trong chọn tạo
giống lily, chúng được sử dụng vào sớm những năm của thập niên 1950. Khoảng
2.000 giống đã đuợc công nhận từ năm 1990. Nhìn chung, giống lai Oriental ra hoa
muộn, có hoa màu hồng, trắng, hoặc màu vàng với hương thơm nồng nàn (McRae,
1988). Hầu hết các giống lai Oriental có khả năng kháng Botrytis elliptica (Barba-
Gonzalez & cs, 2005).
3, Giống lai Longiflorum (L-genom): có nguồn gốc từ việc lai cùng loài hoặc
lai khác loài của L.longiflorum Thunb. và L.formosanum Wallace của nhóm

Leucorilion. Khoảng 150 giống đã được chọn lọc từ những con lai này. Giống
Longiflorum có hoa hình loa kèn, màu trắng tinh khiết, hương thơm đặc trưng và có
khả năng ra hoa quanh năm (McRae, 1990).









Tuy nhiên, phân loại của chi Lilium hiện nay có thể vẫn được mở rộng thêm
bởi việc lai tạo giữa các giống của 3 nhóm lily quan trọng và cũng bởi việc khai thác
thêm các tính trạng từ các loài khác thuộc chi Lilium
.
1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Lilium
1.3.1. Đặc điểm hình thái
+ Thân vảy (củ): củ Lilium được coi là mầm dinh dưỡng lớn của cây. Nó là
hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của cây. Một củ hoàn chỉnh gồm: đế củ,
vẩy già, vảy mới ra, trục thân sơ cấp, thứ cấp và đỉnh sinh trưởng.
OT - hybrids
(OT - genome)
Oriental - hybrids
(O - genome)
Longiflorum - hybrids
(L - genome)
Asiatic - hybrids
(A - genome)


5
+ Rễ: rễ của Lilium có hai loại rễ thân và rễ gốc. Rễ thân là rễ mọc ra từ thân ở
phía dưới mặt đất có tác dụng nâng đỡ cho thân cây, hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ
gốc là rễ được sinh ra từ gốc của củ, có nhiều nhánh. Đây là loại rễ to, sinh trưởng
khỏe là cơ quan chủ yếu hút nước và chất dinh dưỡng.
+ Thân: trục thân củ hoa Lilium là do mầm dinh dưỡng co ngắn lại t
ạo thành.
Trục thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Trong điều kiện ánh sáng yếu,
ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý lạnh lâu trước khi trồng đều có tác dụng kéo dài đốt
thân và ngược lại.
+ Lá: Lilium có nhiều lá mọc rải
rác theo vòng rộng, hình thoi dài, khá đều
đặn, phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn,
không có cuống hoặc cuống ngắn.
+ Củ con và mầm nách: Lilium có
các củ con ở gần rễ thân, chu vi c
ủa củ
con từ 3-6 cm, số lượng củ con từ 1-3
củ/cây. Ở nách lá còn có mầm nách, chu
vi mầm nách từ 0,5-1,5cm.
+ Hoa: Cây lily, loa kèn có thể có từ 1-50 hoa tùy từng loài; có hương thơm
hoặc không; màu sắc và hình dạng hoa phong phú. Hoa dạng lưỡng tính, có 6 cánh; 6
nhị (bao gồm bao phấn và chỉ nhị); một nhụy (bao gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu
nhụy); vòi nhụy dài; đầu nhụy hình cầu
chẻ ba.
Chú giải: bao phấn (anthers), chỉ nhị
(filament), đầu nhụy (stigma), vòi nhụy (style),
bầu nhụy (ovary), noãn (ovule), lá đài (sepals),
cánh hoa (petals), túi mật (nectary furrow).
Hoa Lilium có vòi nhụy dài, do vậy

khi lai xa, hạt phấn của cây bố thường bị
chết trước khi đến được với bầu nhụy của
cây mẹ. Do vậy, đối với các phép lai xa,
người ta thường sử dụng phương pháp thụ
phấn cắt vòi nhụy để giúp hạt phấn của
cây bố xâm nhập dễ hơn vào bầu nhụy của cây mẹ.
Ở hầu hết các giống hoa Lilium, cấu tạo bao ph
ấn
thấp hơn đầu vòi nhụy và bao phấn thường chín sinh lý
trước, do vậy Lilium là cây giao phấn nhờ côn trùng,
gió…Đặc biệt ở một số loài (L.longiflorum) có hiện tượng
tự bất hợp (hạt phấn của một cây không có khả năng thụ
phấn cho bầu nhụy của chính cây hoa đó). Do vậy, đối với
hoa Lilium, việc tạo dòng thuần là vô cùng khó khăn.
+ Quả: quả Lilium là loại quả nẻ, hình tròn dài, mỗ
i
quả có vài trăm hạt, mỗi quả có 3 ngăn, có khoảng trên 600
hạt.
Cấu tạo hoa lily
Q
uả
v
à h

t lil
y
Các dạng lá khác nhau của cây
hoa Lilium

6

+ Hạt: hình dẹt, 1 gam có 700-800 hạt. Trong điều kiện khô lạnh, hạt có thể
giữ được 3 năm (Đặng Văn Đông, 2004) [2].
Hạt thuộc chi Lilium có 2 kiểu nảy mầm:
Kiểu đầu tiên là nảy mầm nhanh, “trên mặt đất”, hạt
giống thuộc kiểu này sẽ nảy mầm, mọc 1 lá phía
trên mặt đất và hình thành củ dưới mặt đất. Một vài
ví dụ như: giống lai Châu Á, giống lai Loa kèn và
các loài của chúng như L. pumilum, L. davidii, L.
henryi và L. longiflorum (Edward, 1998) [30].
Kiểu thứ 2, nảy mầm chậm, gọi là “dưới
mặt đất”, và có 2 giai đoạn nảy mầm: một giai
đoạn ấm và một thời kì lạnh. Kiểu nảy mầm này
hình thành củ dưới mặt đất, sau đó trải qua giai
đoạn lạnh (thường là qua vụ đông) đến mùa xuân
năm sau chúng mới hình thành lá mầm trên mặt
đất. Các giống lai Phươ
ng Đông thuộc kiểu nảy
mầm này (Edward, 1998) [30].
1.3.2. Yêu cầu ngoại cảnh
+ Nhiệt độ: hoa Lilium ưa khí hậu lạnh và
ẩm. Nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 20-28
o
C, ban
đêm 13-17
o
C, dưới 5
o
C và trên 30
o
C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Giai đoạn

đầu nhiệt độ thấp có lợi cho sinh trưởng của rễ và sự phân hoá hoa. Nhiệt độ là yếu
tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, phát dục của hoa lily, quan trọng nhất là
ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự phát dục và sự sinh trưởng của lá. Nhiệt độ
còn là nhân tố quan trọng điều tiết phân hóa hoa và sự ra hoa.
+ Ánh sáng: Lilium là cây
ưa cường độ ánh sáng trung bình, cường độ ánh sáng
thích hợp từ 12.000-15.000lux nhất là thời kỳ cây cao 20-30cm. Ngược lại trồng trong
nhà lưới vào mùa đông ánh sáng yếu, nhị đực sẽ sản sinh ra ethylene dẫn đến nụ bị
rụng. Lily là cây dài ngày, chiếu sáng ngày dài hay ngày ngắn không những ảnh
hưởng đến phân hóa hoa mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa. Chất
lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của củ
.
+ Nước: thời kỳ đầu cây rất cần nước, khi ra hoa giảm bớt nước. Nhiều nước
dễ làm cho củ bị thối, rụng nụ. Độ ẩm đất thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển
của cây (thường từ 70-85%).
+ Không khí: Lilium là cây khá mẫn cảm với Ethylen, cây ưa không khí
thoáng mát có đầy đủ oxi để hô hấp tốt.
+ Đất: đất tơi xốp, không chứa mầm bệnh và thoát nướ
c tốt. Lilium rất mẫn
cảm với muối, nồng độ muối trong đất cao, cây không hút được nước ảnh hưởng tới
sinh trưởng, ra hoa. Nói chung, hàm lượng muối trong đất không được cao quá
1,5mg/cm
2
, lượng hợp chất Clo không được vượt quá 1,5mmol/lít, pH = 6,5-7,0.
+ Phân bón: Lilium không yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là 3 tuần đầu sau khi
trồng. Thời gian này cây con dễ bị độc do muối. Vì vậy, để tránh bị ngộ độc muối,
trước khi trồng 6 tuần cần phải phân tích đất để có phương pháp xử lý đất trước khi
trồng (Đặng Văn Đông, 2004) [2].
Ki
ểu nả

y
mầm nhanh
Ki
ểu nả
y
mầm ch

m

7
1.3.3. Các loại sâu bệnh hại hoa Lilium
Cây hoa Lilium thường bị một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu sau (Đặng Văn
Đông, 2004) [2].
a, Bệnh hại
- Bệnh đốm lá (Botrytis ulipica): đây là bệnh thường gặp khi trồng lily ở ngoài
trời. Bệnh này do nấm Botrytis ulipitica gây nên. Triệu chứng ban đầu là trên đầu lá
xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, sau đó phát triển thành hình trứng, dài tới 6mm,
giữa đốm nâu có màu vàng. Nguồn b
ệnh lây qua sự tiếp xúc nước, không khí, gió.
- Bệnh thối rễ, củ (Fusarium, Rhizoctonia): đầu tiên bệnh làm chết lá gần gốc,
sau đó phát triển lên trên làm cho các lá phía trên bị chết héo xanh, sau đó chuyển
sang màu vàng rồi chết. Bệnh chủ yếu do khuẩn hình lưỡi liềm Fusarium oxysporum,
khuẩn hạch tơ Rhizoctonia Solani và Rhizoctonia pythium. Triệu chứng: ở rễ có màu
nâu gây thối rễ. Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩ
m độ cao, mưa
nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 - 25
0
C hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.
- Bệnh cháy lá sinh lý: là loại bệnh thường gặp ở hoa lily và gây hại lớn đến
chất lượng hoa lily. Bệnh phát sinh từ khi chưa nhìn thấy hoa bằng mắt thường, trước

tiên đầu lá non cuộn vào bên trong, sau mấy ngày trên phiến lá xuất hiện các vết ban
từ màu xanh vàng sang màu trắng. Bệnh nhẹ thì làm biến dạng nụ hoa, nếu nặng thì
là teo nụ, rụng nụ hoa.
Ngoài những bệnh kể trên hoa lily còn có th
ể bị một số bệnh như: Bệnh đốm
nâu (Pleospora Sp); Bệnh thán thư (Colletotriclum Lilium); Bệnh thối củ do Tuyến
Trùng (cylindrocorpus radicola); Bệnh do Vi Khuẩn; Bệnh do Virus….
b, Sâu hại
- Rệp bông: chủ yếu gây hại thân, cành, lá, đặc biệt là lá. Rệp hút dịch lá làm
cho cây khô héo, hoa biến dạng, đồng thời rệp bông là môi trường truyền bệnh Virus
hoa lá dưa (CMV) gây hại cho lily.
- Sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sâu xám): sâu tuổi nhỏ ăn phần
thị
t lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non,
khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non
Ngoài rệp bông, sâu hại lily còn có: bọ nhảy, nhện, dế Châu Phi, bọ hung…
II. Tình hình sản xuất hoa Lilium trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Tình hình sản xuất hoa Lilium trên thế giới
2.1.1. Sản xuất củ giống
Sản xuất củ giống hoa Lilium trên thế giới tập trung ở 10 nước, trong đó Hà
Lan có diện tích sản xuất lớn nhất với 4.280 ha (77%), theo sau là Pháp (401ha;
0,8%); Chile (205ha; 0,4%); Mỹ (200ha; 0,4%); Nhật Bản (189ha; 0,3%) và New
Zealand (110ha; 0,2%) (Đặng Văn Đông, 2010) [5].
Ở Hà Lan, thương mại củ giống hoa bắt đầu có từ thế kỷ XVI và tiếp tục phát
triển cho đến ngày nay. Hà Lan là nước sản xuất củ giống hoa Lilium quan trọng nhất
trên thế giới. Diện tích sản xuất củ hoa Lilium đã tăng một cách nhanh chóng từ 3500ha
năm 1995 lên 4500ha năm 2000 (Đặng Văn Đông, 2010) [5].




8
2.1.2. Sản xuất hoa cắt cành
Thương mại quốc tế hoa cắt tập trung ở các thị trường EU, Nhật Bản và Mỹ
với giá trị bán lẻ tương ứng lần lượt là 955; 6.500 và 3.800 triệu euro. Hà Lan,
Kenya, Israel, Columbia và Ecuador là những nước xuất khẩu hoa cắt lớn. Đức là
nước nhập khẩu hoa cắt lớn nhất thế giới. Các nước sản xuất mới như: Guatemala,
Chile, Uganda, Tanzania, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang là những thị trường mới
nổi lên (Đặng Văn Đông, 2010) [5].
Ở Hà Lan, hoa Lilium xếp vị trí thứ 4 trong số 10 cây hoa cắt quan trọng, chỉ
xếp sau hoa hồng, cúc và Tulip. Doanh thu bán lẻ của hoa Lilium năm 2005 chiếm
7% (164 triệu euro) trong tổng số doanh thu bán lẻ của các loại hoa. Doanh thu này
tăng 3,7% so với năm 2004. Sản lượng hoa cắt năm 2005 là 373 triệu cành, giảm
9,8% so với năm 2004. Hầu hết hoa Lilium được trồng ở Hà Lan là phục vụ cho xuất
khẩu sang các nước láng giềng như Pháp, Đức và Anh; chỉ có 5% hoa sản xuất ra là
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước (Đặng Văn Đông, 2010) [5].
Ngoài Hà Lan thì các nước khác như: Italia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc
cũng có ngành trồng hoa Lilium rất phát triển.
Ở Italia, Lilium là một trong những cây hoa cắt có giá trị kinh tế quan trọng
nhất, chiếm diện tích khoảng 280 – 300ha, với tổng giá trị sản xuất là 71 triệu đô la.
Tất cả các củ giống, ước chừng khoảng 152 triệu, sử dụng cho sản xuất hoa cắt, ch

yếu nhập khẩu từ Hà Lan.
Ở Hàn Quốc, Lilium là cây hoa cắt cành có vị trí quan trọng thứ 4. Diện tích
sản xuất đã tăng lên 223ha năm 1992 so với 32ha năm 1985. Khoảng 15% củ giống
sử dụng cho sản xuất hoa cắt và các giống mới được nhập khẩu từ Hà Lan. Năm
1992, có 8 triệu củ (1,6 triệu đô la) được nhập khẩu cho sản xuất hoa cắt, trong khi
đó xuất khẩu hoa cắt l
ần đầu là 580.000 cành hoa (1 triệu đô la) tới Nhật Bản năm
1993 (Kim, 1994) [37].
Ở Nhật Bản, năm 1937, đã nhập khẩu 40 triệu củ giống. Con số này đã tăng lên

122,9 triệu vào năm 1972 và khoảng 200 triệu vào năm 2001. Ngoài ra nước này cũng
sản xuất 34,8 triệu củ giống Lilium cho thị trường nội địa (Đặng Văn Đông, 2010) [5].
Ở Trung Quốc, có khoảng 50 giống hoa Lilium của Hà Lan được nhập nộ
i vào
thị trường Trung Quốc khi sản xuất hoa Lilium bắt đầu tăng với quy mô lớn vào năm
1999. Diện tích sản xuất hoa Lilium năm 2003 là 600ha, sản lượng hoa cắt là
220.000.000 cành; trong đó sản xuất hoa Lilium tập trung chủ yếu ở các tỉnh Vân
Nam của Trung Quốc. Đây là vùng có các điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với
sản xuất hoa Lilium cắt cành, với năng suất là 24.000 cành/mu (1 mu = 1/15ha)
(Đặng Văn Đông, 2010) [5].
Do nhu cầ
u tiêu dùng hoa Lilium trên thế giới ngày càng tăng nên hoa Lilium
ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều nước khác như:
Chile, Kenya, Brazil, Costa Rica… cũng đã mở rộng diện tích trồng hoa Lilium với

9
những thuận lợi như có điều kiện chiếu sáng phù hợp, chi phí sản xuất và nhân công
rẻ hơn so với Hà Lan (Đặng Văn Đông, 2010) [5].
2.2. Tình hình sản xuất hoa Lilium ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam
Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa
phương khác trên cả nước (chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa). Những
vùng sản xu
ất hoa lily truyền thống như Đà Lạt mỗi năm sản xuất được khoảng 1,5
triệu cành. Trong đó gần 1 triệu cành được xuất khẩu bởi công ty hoa Đà Lạt Hasfam
(Đặng Văn Đông, 2004) [2].
Trước năm 2000, hoa lily được trồng chủ yếu ở Đà Lạt nhưng đến năm 2010,
hoa lily đã được trồng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, SaPa, Hải Phòng,
S
ơn La, Yên Bái, Bắc Ninh, Quảng Ninh và một số tỉnh miền Trung như: Nghệ An,

Thanh Hóa, Huế… nơi có nhiệt độ phù hợp với cây hoa lily vào vụ thu và vụ đông.
Theo số liệu điều tra Viện nghiên cứu rau quả: năm 2007, Viện Nghiên cứu Rau quả
đã triển khai xây dựng mô hình trồng hoa lily cho 70 doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ
gia đình ở 12 tỉnh thành với quy mô 220.000 củ giống. Kết quả tất cả 100% sản
phẩm đều được tiêu thụ hết, tỷ lệ lợi nhuận gấp 2,2 lần (trong thời gian 3,5 tháng).
Từ kết quả trên, năm 2008 Viện phát triển mô hình ra 22 tỉnh từ Phú Yên trở ra với
tổng số lượng khoảng 400.000 củ giống (Đặng Văn Đông, 2007) [3].
Trong cơ cấu, chủng loại hoa năm 2000 và 2005, tỷ trọng cây hoa lily đã tăng
từ 3% lên 5%.
Từ nhiều năm nay, các giống hoa lily thường được trồng ở
Việt Nam chủ yếu
là các giống: Sorbonne, Tiber, Acapulco…Nhìn chung những giống hoa này sinh
trưởng, phát triển tốt, chất lượng hoa cao, tương đối thích hợp với điều kiện trồng
trọt tại Việt Nam. Tuy nhiên số lượng giống vẫn còn ít, giá thành nhập khẩu còn cao,
chất lượng vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Vì vậy, ngành sản
xuất hoa Việt Nam vẫn chưa chủ động được trong sản xu
ất cũng như cung ứng hoa
cho thị trường nội địa (Đặng Văn Đông, 2004) [2].
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn ở Việt Nam
Ở Việt nam, cây hoa loa kèn hiện đang được trồng phổ biến tại Đà Lạt, Nam
Định, Hà Nội, Hải phòng và một số tỉnh thành khác với tổng diện tích trên 100 ha,
mỗi năm có khoảng 30 vạn củ giống được xử lý cho sản xuất trái vụ. Riêng Đà Lạt
hàng n
ăm sản xuất hàng triệu cành hoa loa kèn cắt nhằm phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu, thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha [53].
Theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu bộ môn sinh lý, sinh hóa trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004, diện tích trồng hoa loa kèn chỉ khoảng
100ha, tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và một số tỉnh
khác. Giống hoa chủ yếu được trồng ở
thời gian này là giống loa kèn “ta” hay giống

loa kèn “Trắng địa phương”. Giống hoa này rất dễ trồng, dễ chăm sóc, hoa nở đồng
đều nhưng chỉ tập trung vào tháng 4, tháng 5. Vào thời điểm này giá bán hoa rất rẻ,
thậm chí có nhiều nơi tiêu thụ không hết nên hiệu quả sản xuất rất thấp.
Năm 2009, giống loa kèn Tứ Quý (loa kèn chịu nhiệt, Raizan) do Viện nghiên
cứu Rau quả chọn tạo đã được công nhận là giống s
ản xuất thử và được trồng rộng

10
rãi ngoài sản xuất [58].
Trong dự án “Trồng thử nghiệm hoa loa kèn Tứ Quý tại TP. Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh” được nghiệm thu đầu tháng 12-2008, TS. Đặng Văn Đông, Trưởng Bộ
môn Nghiên cứu hoa và cây cảnh - Viện NC Rau quả cho biết: với giá bán trung bình
từ 4-6 ngàn đồng/cành, trên diện tích 2.000m
2
mô hình có tổng chi phí hết 62 triệu
đồng, tổng thu 107 triệu đồng, lãi thuần 45 triệu đồng. Theo đánh giá của Công ty
CP Hoa Nhiệt đới thì trồng hoa loa kèn Tứ Quý cho hiệu quả cao gấp 1,5-2 lần so
với giống loa kèn cũ (loa kèn ngang) [55].
Tháng 10/2009, Trung tâm khuyến nông Hà Nội đã nghiệm thu “Dự án
trồng hoa loa kèn chịu nhiệt tại xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm” với diện tích là
1.000 m
2
. Kết quả cho thấy: sau 64 ngày trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn, đến nay
cây hoa đã cho thu hoạch, trung bình mỗi cây cho 2- 3 cành hoa. Vào thời điểm
20/10/2009, hoa loa kèn bán được 10.000 đồng/cành, mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người trồng hoa (theo Thôn Trang - TTKN Hà Nội) [56].
Tháng 11-2009, tại xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương) đã tổ chức đánh giá việc
sản xuất thử nghiệm cây hoa loa kèn Tứ Quý. Qua tr
ồng thử cho thấy giống hoa loa

kèn Tứ Quý có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và sau khi trồng khoảng 60 ngày
thì bắt đầu cho thu hoạch. Một cây hoa có thể cho từ 3 đến 5 hoa. Một sào có thể cho
25.500 đến 27.000 tai hoa, với giá bán trung bình khoảng 1 nghìn đồng/hoa thì một
sào một vụ người trồng hoa cũng thu về từ 25 đến 27 triệu đồng, trừ chi phí người
trồng hoa thu về khoảng từ 9 đến 10 triệu đồng mỗi vụ [57].
Tuy hoa loa kèn đ
em lại giá trị kinh tế rất cao cho người sản xuất nhưng ở
nước ta do hoa loa kèn mới được phát triển nên gặp không ít khó khăn về giống, sâu
bệnh và cả điều kiện tự nhiên nên nghề trồng hoa loa kèn chưa phát triển mạnh, diện
tích hoa loa kèn trong tổng diện tích trồng hoa nói chung còn hạn chế.
III. Các kết quả nghiên cứu về cây hoa Lilium trên thế giới
3.1. Kết quả nghiên cứu về các phương pháp, kỹ thuật ch
ọn, tạo giống hoa
Lilium
3.1.1. Các phương pháp thụ phấn
a, Phương pháp thụ phấn thông thường:
Đây là phương pháp đơn giản, được sử dụng hầu hết trong chọn tạo giống cây
trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Nguyên tắc chung của phương pháp này là khi
hoa nở (đầu nhuỵ hoa tiết dịch) và khi bao phấn mở thì tiến hành thụ phấn cho hoa.
Lấy panh gắp bao phấn hoặc dùng bút lông chấm vào hỗn hợp hạt phấn và thụ lên
đầ
u nhuỵ. Khi lai xong thì dùng giấy bạc bao đầu nhuỵ hoa lại.
b, Phương pháp thụ phấn cắt vòi nhụy (Cut style method (CSM))
Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất khi lai xa giữa các loài thuộc chi
Lilium. Khi hoa nở (kiểm tra thấy đầu nhụy tiết dịch nhờn) thì tiến hành thụ phấn cho
hoa. Đầu tiên dùng dao sắc cắt gần hết phần vòi nhụy, cắt lên phía trên bầu nhụy, chỉ
để lại phần vòi nhụy có chiều dài 1-2mm. Sau đó, dùng đầu nhụy vừa cắt chấm vào
hỗn hợp hạt phấn cần thụ và thụ lên trên phần vòi nhụy còn lại (đỉnh của mặt cắt).

×