Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

khảo nghiệm một số giống bông trong nước và nhập nội có triển vọng tại các vùng trồng bông phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.56 KB, 73 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG MIỀN BẮC







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG BÔNG TRONG NƯỚC
VÀ NHẬP NỘI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI CÁC VÙNG
TRỒNG BÔNG PHÍA BẮC



CNĐT : PHAN QUỐC HIỂN











9087



HÀ NỘI – 2012




TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
TRONG NĂM 2010
Đề tài
: “Trồng bông xen với một số loại cây công nghiệp dài ngày (cây cao su và
cây keo lai) nhằm nâng cao sản lượng bông tại các tỉnh miền núi phía bắc”

Stt Nội dung nghiên cứuKết quả đạt được
1
- Điều tra thực trạng
trồng, chăm sóc cây
cao su và keo lai tại
các vùng triển khai đề
tài.
- Xác định được quy trình trồng và chăm sóc cây
cao su keo lai tại vùng nghiên cứu phù hợp cho việc
trồng xen cây bông.
- Cây cao su và cây keo lai được trồng với diện tích
lớn và tập trung, 75% diện tích trồng cao su có thể
trồng xen bông.
2
- Nghiên cứu ảnh
hưởng tương hỗ giữa
cây bông trồng xen và
cây cao su và cây keo
lai.


- Trồng bông xen với cao su và cây keo lai, cây cao
su và keo lai có xu hướng sinh trưởng, phát triển tốt
hơn so với cao su trồng thuần, đồng thời các chỉ tiêu
về sinh trưởng phát triển của cây bông ít bị biến động
so với trồng thuần.
- Các phương thức trồng xen có tác dụng làm giảm
sâu hại trên cây cao su, keo lai và cây bông nhưng
tỷ lệ bệnh hại lại có xu hướng t
ăng nhẹ so với trồng
thuần.
- Cây bông trồng xen trong cao su và keo lai sau khi
thu hoạch có khả năng tái sinh và tiếp tục ra hoa
đậu quả.
3
- Nghiên cứu các
phương thức trồng
bông xen với cây cao
su và cây keo lai (2 – 3
tuổi).
- Phương thức trồng xen 6 hàng bông với cao su và
trồng xen 1 hàng bông với keo lai ít ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu năng suất của cây bông so với trồng
thuần, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
các phương thức trồng xen khác.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1
TÓM TẮT NHIỆM VỤ
3
1. Phương pháp thực hiện:……………………………………………. 3
2. Kết quả đạt được:………………………………………………… 3
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:……
4
1.2. Một số nghiên cứu về trồng xen, trồng gối:……………………
9
1.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây bông: 12
Chương 2 – THỰC NGHIỆM
13
2.1. Vật liệu nghiên cứu:…………………………………………… 13
2.2. Nội dung nghiên cứu:………………………………………… 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu:……………………………………… 13
Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
20
3.1. Một số đặc điểm thời tiết khí hậu tại các vùng nghiên cứu năm
2011:…………………………………………………………………

20
3.2. Kết quả nghiên cứu trồng bông xen với cây cao su tại Yên Châu
– Sơn La:………………………………………………………

21
3.2.1. Ảnh hưởng của các phương thức trồng bông xen với cao su đến
một số đặc điể
m lý, hóa tính của đất tại Yên Châu – Sơn

La:………………………………………………………………………………


21
3.2.1. Ảnh hưởng của việc trồng bông xen với cây cao su đến quần
thể cỏ dại trong nương bông:……………………………………………….

23
3.2.3. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của cây bông và cây cao su:………………………

24
3.2.4. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến một số loại sâu
bệnh trên cây bông và cây cao su:………………………………

26
3.2.5. Ả
nh hưởng của các phương thức trồng xen bông với cao su đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây bông:………
30
3.2.6. Hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng xen bông với cao
su:………………………………………………………………

32
3.2.2.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón cho bông tái
sinh trong trồng bông xen với cao su:………………………………
33
3.3. Kết quả nghiên cứu trồng bông xen với cây keo lai tại Lục Ngạn
– Bắc Giang:…………………………………………………


35
3.3.1. Ảnh hưởng của các công thức trồng xen bông với keo lai đến
một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất tại Lục Ngạn – Bắc Giang:

35
3.3.2. Ảnh hưởng của việc trồng bông xen với cây keo lai đến quần
thể cỏ dạ
i:…………………………………………………………………….

36
3.3.3. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến sinh trưởng,
phát triển của cây bông và cây keo lai:………………………………

39
3.3.4. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến một số loại sâu
bệnh trên cây bông và cây keo lai:………………………………

41
3.3.5. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen bông với keo lai
đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây bông:………

43
3.4.6. Hiệu quả kinh tế của các ph
ương thức trồng xen bông với keo
lai:………………………………………………………………

44
3.4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón cho bông tái
sinh trong trồng bông xen với keo lai:……………………………………


45
3.4. Quy trình kỹ thuật trồng bông xen với cây cao su và keo lai:…… 47
3.6.1 Quy trình trồng bông xen với cao su:………………………………
47
3.6.2 Phương pháp trồng bông xen với keo lai:…………………………
51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57
1. Kết luận:…………………………………………………………… 57
2. Đề nghị:……………………………………………………………. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58

- 1 -
MỞ ĐẦU
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu bông xơ cho công nghiệp Dệt - may hiện
nay của nước ta ngày càng lớn, trong khi việc cung cấp nguyên liệu của
Ngành bông đang ngày một khó khăn do gặp nhiều trở ngại về mở rộng diện
tích và tăng sản lượng bông.
Sản xuất bông ở khu vực phía Bắc với đặc thù trồng nhờ nước trời và
đất đồi manh mún, những nơi có điề
u kiện giao thông còn nhiều khó khăn.
Bên canh đó cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về hiệu quả kinh tế
của các cây trồng cùng thời vụ, diện tích đất cho trồng bông có nguy cơ bị thu
hẹp do việc quy hoạch trồng một số cây công nghiệp, trong đó có cây cao su
và keo lai. Tuy nhiên, với những chính sách đầu tư hợp lý và đặc biệt nhất là
những lợi thế sẵn có của cây bông như chị
u hạn; có thể trồng xen, gối với các
cây trồng khác mà ít ảnh hưởng đến nhau; thậm chí góp phần giải quyết hiệu

quả nhu cầu lấy ngắn nuôi dài cho nông dân nên trồng bông trên đất đồi núi
đang là xu hướng chủ đạo trong sản xuất bông ở khu vực phía Bắc nước ta
hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài trong năm 2010 cho thấy:
+ Trồng bông xen với cao su và cây keo lai ảnh hưởng không nhiều đến
sinh trưởng và phát triể
n của cao su và keo lai so với trồng thuần, đồng thời
các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây bông cũng ít bị biến động so với
trồng thuần.
+ Các phương thức trồng xen có tác dụng làm giảm sâu hại trên cây cao
su, keo lai và cây bông nhưng tỷ lệ bệnh hại lại có xu hướng tăng nhẹ khi mật
độ trồng xen tăng.
+ Phương thức trồng xen 6 hàng bông với cao su và trồng xen 1 hàng
bông với keo lai ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu n
ăng suất của cây bông so với
trồng thuần, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các phương thức
trồng xen khác.
+ Cây bông được trồng xen trong cao su và keo lai có khả năng tái sinh
và cho năng suất bông tái sinh cao.
Kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trên của đề tài trong năm
2010, năm 2011 chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một số nội dung chính sau:


- 2 -

+ Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả kinh
tế của các phương thức trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai.
+ Nghiên cứu biện pháp sử dụng phân bón nâng cao sản lượng bông tái
sinh trong trồng bông xen với cây cao su và keo lai.
+ Đánh giá thành phần và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính trên cây

bông trồng xen với cây keo lai và cây cao su.
+ Ảnh hưởng của việc trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai đến
quần thể cỏ dại trong nương bông.
+ Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, thành phầ
n sâu bệnh hại của
cây keo lai và cây cao su sau một vụ trồng cây bông xen vào.
+ Sự thay đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính trong đất trồng bông xen với
cây cao su và cây keo lai.
+ Đề xuất quy trình kỹ thuật trồng bông xen với cây cao su và keo lai
trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhằm bổ sung và hoàn thiện quy trình trồng bông xen trong cao su và
keo lai nhanh chóng được áp dụng ngoài sản xuất, góp phần mở rộng diện tích
và tăng sản lượng bông cho khu vực phía B
ắc














- 3 -


TÓM TẮT NHIỆM VỤ

Đề tài “Trồng bông xen với một số loại cây công nghiệp (cây keo lai, cây
cao su) nhằm nâng cao sản lượng bông tại các tỉnh miền núi phía Bắc”.
1. Phương pháp thực hiện:
- Thí nghiệm: được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), nhắc lại 3 lần:
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu các phương thức trồng bông xen với cao su
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu các phương thức trồng bông xen với keo lai
- Một số công thức thực nghiệm bón phân tăng năng suất bông tái sinh tr
ồng
xen trong cao su và keo lai:
2. Kết quả đạt được:
- Xác định được trồng xen 6 hàng bông với cao su và 1 hàng bông với
keo lai cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Bón bổ sung thêm 30 kg N + 15 kg K
2
O (Tương ứng với trồng thuần
mật độ 4,76 vận cây/ha, lượng phân trên thay đổi theo mật độ trồng xen) cây
bông trồng xen cho lượng bông tái sinh và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đề xuất được 2 quy trình trồng bông xen với cao su tại Yên Châu –
Sơn La và trồng bông xen keo lai tại Bắc Giang.















- 4 -

Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cây cao su và thực trạng phát triển tại Yên Châu
1.1.1.1. Giới thiệu về cây cao su
* Đặc điểm thực vật học
Cao su (Hevea brasiliensis) là cây thân gỗ sống lâu năm, có một số đặc
điểm thực vật học đáng chú ý sau:
a. Rễ: bộ rễ cao su phát triển khỏe, tái sinh sản lớn, không phát triển
sâu rộng như mộ
t số cây khác. Bộ rễ cao su chia làm 3 loại: Rễ trụ, rễ con và
rễ hấp thu.
Rễ trụ là rễ chính có thể ăn sâu tới 1,5m.
Rễ con và rễ hấp thu phát triển mạnh ở xung quanh, phân bố theo từng
tầng, có hệ số tán cây/tán rễ bằng 1,5 lần.
b. Thân: thân cao su thuộc loại thân gỗ to, cao. Những cây lâu năm có
thể cao 20 – 30 m và đường kính thân cây tới 1m. Hình dạng thân cây thực
sinh và cây gốc ghép có khác nhau: phần sát gốc cây thực sinh thì bình
thường nhưng cây gốc ghép có d
ạng chân voi.
Khi cây cao su còn non điểm sinh trưởng ở đỉnh ngọn hoạt động mạnh
phát sinh trên thân thành từng tầng lá rõ rệt. Cấu tạo của thân cao su phần
quan trọng nhất là vỏ thân vì đó là bộ phận sản sinh ra nhiều nhựa mủ quyết
định đến năng suất và sản lượng cao su.

Cấu tạo vỏ thân bao gồm: Biểu bì, nhu mô, tượng tầng, gỗ. Trong đó
phần nhu mô có chứa rất nhiều nhựa m
ủ bao gồm ống mủ sơ cấp và ống mủ
thứ cấp. Ống mủ sơ cấp ở trong tầng vỏ không liên quan gì với ống mủ thứ
cấp và hầu như không cho sản lượng mủ. Ống mủ thứ cấp chính là nơi sản
sinh và dự trữ mủ.
Quá trình phát triển của thân do sự phân hóa của tượng tầng trong một
thời gian nhất định đã tạo thành nh
ững tế bào mẹ, chúng lối liền với nhau rồi
vách tế bào bị phân giải tạo thành ống mủ. Tiếp theo sự phân hóa như vậy,


- 5 -

lớp này đồng tâm với nhau tạo thành ống mủ từ trong ra ngoài. Các vòng ống
mủ xếp từ dưới lên theo hướng từ trái qua phải (3-5
0
). Càng gần cung tượng
tầng số lượng ống mủ càng nhiều. Do vậy, khi cạo mủ phải chú ý cạo ở độ sâu
thích hợp nhằm cắt hết tất cả các ống mủ nhưng không được phạm vào phần
gỗ vì ảnh hưởng tới sự tái sinh của vỏ thân.
c. Lá: lá cao su mọc cách có 3 lá chét nhỏ cuống dài có hình bầu dục,
đuôi nhọn, mặt nhẵn, gân song song.
Lúc cây non lá có màu tím đỏ sau đó dần chuyển sang màu xanh nhạ
t
rồi xanh lục và hình thành từng lá rõ rệt. Khi cây lớn trưởng thành cho thu
hoạch mủ thì tầng lá phát triển mạnh hình thành tán rộng.
d. hoa, quả, hạt: Hoa cao su thuộc loại hoa đơn tính, có hoa đục và hoa
cái riêng. Trong một chum hoa số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần số lượng
hoa cái. Sau trồng dược 5-6 năm cây mới có hoa quả, thường nở vào mùa xuân.

Quả cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trong có chứa các
hạt, khi chin vỏ tự nứt hạ
t có thể tách ra ngoài: mùa chính là tháng 8-9, có thể
thu thêm ở tháng 2-3.
Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng
cứng, hạt chứa 20% protit, 25% dầu…, rất dễ mất sức nảy mầm.
* Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh chủ yếu của cây cao su
a. Ôn độ: cây cao su yêu cầu ôn độ cao đều, thích hợp từ 20-28
o
C, có
biên độ nhiệt độ chênh lệch ít và sợ rét
b. Mưa và ẩm độ: cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng
nước mưa hàng năm cao và đều từ 500 – 2.000 mm. Nếu lượng mưa bình
quân mỗi tháng dưới 50 mm đã ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng. Về ẩm độ
không khí, cây cao su yêu cầu cao, tối thiểu từ 75% trở nên.
c. Ánh sáng: cây cao su cần có đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng
chị
u được bóng râm, cường độ ánh sáng thích hợp cho cây cao su là 28.000
lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau.
d. Đất đai và địa hình: Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu lý
hóa tính của đất cao. Về hóa tính phải đất tốt nhiều mùn, giàu N, P, K; có độ


- 6 -

pH = 5. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn
yêu cầu mực nước ngầm thấp, nơi có độ cao so với mặt nước biển là 200 m.
(
Giáo trình cây công nghiệp) [3].
1.1.1.2. Thực trạng phát triển cây cao su tại Yên Châu - Sơn La

* Diện tích trồng cao su từ năm 2008 – 2010 tại Yên Châu
Cây cao su được đưa vào trồng tại Yên Châu – Sơn La năm 2008 với
diện tích trồng tập trung và quy hoạch đến năm 2011 là 4.000 ha. Theo kết
quả điều tra của nhóm đề tài, kết hợp với số liệu thống kê của phòng Nông
nghiệp huyện Yên Châu: Tổng diện tích cao su đến năm 2010 khoảng 1.020
ha (bảng 1), trong đó 75% diện tích đấ
t trên phù hợp với trồng cây bông
(tương đương với 840 ha). Theo quy trình trồng, chăm sóc và tốc độ phát triển
của cây cao su thì bông có thể trồng xen trong cây cao su trong suốt thời kỳ
kiến thiết cơ bản.
Bảng 1 - Diện tích trồng cao su tại Yên Châu qua các năm
Năm
Diện tích (ha)
2008
340
2009
573
2010
137
Nguồn: Thống kê huyện Yên Châu
Như vậy có thể phát triển diện tích bông tương đối lớn và lâu dài xen
với cây cao su.
* Một số đặc điểm gieo trồng, chăm sóc cao su tại Yên Châu – Sơn La
- Đất trồng cao su: Cao su được quy hoạch trồng tập trung, trên diện
tích đất có độ dốc bình quân dưới 30
o
và có dinh dưỡng từ trung bình trở nên.
- Mật độ và khoảng cách trồng: Mật độ trồng biến thiên từ 500 - 571
cây/ha tùy theo độ dốc. Trên đất dốc khoảng cách hàng cây có thể thay đổi
theo đường đồng mức. Hàng cách hàng 7 – 9 m, cây trên hàng cách nhau từ 2

đến 3 m.
- Thời vụ trồng
+ Trồng tum từ 1/6 đến 15/7
+ Trồng tum bầu có tầng lá từ 15/5 đến 31/8


- 7 -

- chăm sóc
+ Làm cỏ theo băng kết hợp với hoàn thiện đường đồng mức,
làm cỏ 3 lần/năm, cách mỗi bên gốc cao su 1,5m, có thể dung cơ giới cày diệt
cỏ vườn cao su năm thứ 2 -3, cày cách gốc 1,5 m
+ Vào cuối mùa mưa ủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, cách gốc cao su
10cm, phía trên ủ một lớp đất, xới xáo phá váng quanh gốc để tạo thông
thoáng cho rễ.
+ Thường xuyên tỉa chồi dại bằ
ng kỹ thuật tỉa chồi có chọn lọc,
chừa 1 -2 tầng lá dưới chồi chính để cây có đủ điều kiện quang hợp phát triển
dinh dưỡng.
- Bón phân: Năm thứ 2 - 3 bón với lượng 100 -150 kg urê + 260 - 360
kg supelân + 25 - 40 kg kaliclorua. Bón làm 2 lần đầu mùa mưa và trước khi
kết thúc mưa 1 tháng.
- Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh
theo dự báo của ngành cao su.
(
nguồn: quy trình kỹ thuật trồng cao su vùng miền núi phía Bắc của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam)
1.1.2. Cây keo lai và thực trạng gieo trồng tại Lục Ngạn
1.1.2.1. Giới thiệu chung về cây keo lai
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống có nhiều đặc

điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh
trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao
hơn hẳn các loài b
ố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các
nốt sần ở hệ rễ.
Cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống
cháy rừng. Cây cao 25 – 30 m, đường kính có thể đến 60 – 70 cm, Gỗ thẳng,
màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích
thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng
đồ mộc m
ỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất có PH từ 3 – 7, phân bố từ độ cao
800 m so với mặt nước biển.


- 8 -

Lượng mưa trung bình trên 1000 mm, tối thích 1600 mm/năm. Nhiệt độ
bình quân: 22
o
C, tối thích từ 24 – 28
o
C, giới hạn 40
o
C.
1.1.2.2 Thực trạng phát triển cây keo lai tại Lục Ngạn – Bắc Giang
* Diện tích trồng keo lai từ năm 2008 – 2010 tại Lục Ngạn
Diện tích trồng keo của huyện Lục Ngạn lớn và tăng liên tục qua các
năm. Năm 2008 diện tích trồng keo là 1.100 ha thì năm 2010 đạt 1800 ha.
Trong đó có khoảng 60 % diện tích đất trồng keo phù hợp với cây bông.

Bảng 2 - Diện tích trồng keo lai tại Lục Ngạn qua các năm
Năm
Diện tích (ha)
2008
1.100
2009
1.270
2010
1.800
Nguồn: Thống kê huyện Lục Ngạn
* Một số đặc điểm gieo trồng, chăm sóc keo tại Lục Ngạn – Bắc Giang
- Đất trồng keo: Rễ keo lai có khả năng cố định đạm nên cây keo trồng
được trên hầu hết các loại đất tại Lục Ngạn.
- Thời vụ trồng rừng: có 2 vụ trồng thích hợp là vụ xuân (tháng 2 đến
tháng 4 dương lịch) và vụ thu (từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch), nhưng tốt
nhất là vụ xuân.
- Mật độ trồng rừng: Keo lai mọc nhanh nên mật độ trồng cần thưa,
thường từ 1.100 – 1.600 cây/ha, thường trồng Hàng x Hàng = 3m và Cây x
Cây = 2m
- Chăm sóc keo lai: Trong 2-3 năm đầu sau khi trồng cần phải tiến hành
chăm sóc cây trồng mỗi năm 2 lần vào đầu mùa mưa (tháng 3-4) và đầu mùa
khô (tháng 10 -11).
1.1.2. Đặc điểm tái sinh của cây bông
Bông là cây công nghiêp sống lâu năm nhưng trong quá trình canh tác
nó được trồng và thu hoạch như cây hàng năm. Do đó, sau khi thu hoạch bông
nếu được bảo v
ệ và gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm, dinh dưỡng ánh sáng
các đỉnh sinh trưởng, trồi nách cây bông tiếp tục sinh trưởng phát triển ra nụ,
ra hoa và đậu quả chỉ trong thời gian ngắn (1,5 – 2 tháng). Đây là một đặc
tính tốt của cây bông mà các cây trồng hàng năm khác không có. Các cây



- 9 -

công nghiệp dài ngày được trồng tập trung và bảo vệ khỏi sự phá hoại của các
gia súc chăn thả tự do. Việc nghiên cứu và đưa ra sử dụng tốt đặc tính này của
cây bông để nâng cao năng suất cây bông trong trồng bông xen một số loại
cây công nghiệp dài ngày hết sức cần thiết.
1.2. Một số nghiên cứu về trồng xen, trồng gối
Trồng xen đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứ
u từ rất lâu và
trên rất nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên lại có rất nhiều các kết quả khác nhau
tùy thuộc vào từng loại cây trồng và từng điều kiện nghiên cứu cụ thể:
Theo Aiger (1949), [13] thì trồng xen có rất nhiều ưu điểm: Khi trồng
xen thì sự ổn định năng suất lớn hơn khi trải qua các thời vụ khó khăn, sử
dụng tốt hơn những nguồn tài nguyên thiên nhiên (ánh sáng, nước, độ
phì ),
khống chế được cỏ dại dịch bệnh tốt hơn, khả năng chống sói mòn cao, đặc
biệt là sự hỗ trợ của một cây cho cây khác.
Rosas J.I.O.M và CS (1988), [19]: Cho rằng chọn cây trồng trong hệ
thống trồng xen đóng vai trò sống còn trong hệ thống. Những cây trồng có
thời gian sinh trưởng khác nhau nhưng đỉnh cao sinh trưởng không trùng nhau
sẽ đảm bảo năng suất thích hợp của cả hai cây trồng cùng chung sống.
Bruce và Swaifi (1987), [14]: Các cây họ đậu đỗ dù trồng thuần hay
trồng xen với các cây trồng khác đều có tác dụng bảo vệ đất khỏi bị sói mòn,
làm tăng hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt, mức độ thấm nước và tính
bền vững của kết cấu viên cũng như tình trạng dinh dưỡng của đất.
Theo Willey R,W (1979), [18]: Cơ sở sinh lý chủ yếu của tính ổn định
lớn hơ
n về năng suất của trồng xen là một cây thất bại hoặc sinh trưởng

nghèo, cây khác có thể đền bù và như thế sự đền bù không thể xảy ra nếu
những cây trồng trồng tách biệt. Đây là một ảnh hưởng cộng từ việc phân tán
sự rủi ro bằng cách trồng hai cây.
Trenbath (1974), [16] và Willey R.W (1979), [18]: Sự ổn định có thể
ảnh hưởng lớn hơn nếu trồng xen có lợi thế về nă
ng suất hơn dưới điều kiện
hạn vì vấn đề này đã giúp để tránh năng suất thấp trong những mùa vụ khác
nhau. Một ảnh hưởng tương tự có thể xảy ra, nếu trồng xen giảm dịch hại,
như vậy trồng xen đã chỉ ra độ ổn định lớn hơn và biểu hịên tốt nhất ở điều kiện
khó khăn.


- 10 -

Theo Sharma S. K, Miehta (1988), [17] khi nghiên cứu trồng xen ở ấn
Độ đã kết luận: Trồng xen đã làm giảm các chỉ tiêu về cấu thành năng suất.
Limbaga.C. M (1989), [15] nhận xét: Tất cả các công thức trồng xen đã
giảm so với năng suất thực của nó.
Như vậy trồng xen trên mỗi loại cây trồng khác nhau trong điều kiện
nghiên cứu khác nhau cho nhiều kết quả khác nhau. Do đó trồng xen đang
được nhiều nước trên thế gi
ới tiếp tục nghiên cứu.
Ở Việt Nam, trồng xen cũng được nghiên cứu từ rất lâu, song đến ngày
nay thì hiệu quả cũng như những kết luận về trồng xen vẫn còn rất khác nhau
và việc nghiên cứu về trồng xen trên tất cả các loại cây trồng vẫn đang đặt ra
cấp bách đối với các nhà khoa học.
Theo Dương Hồng Hiên (1962), [5]: Trồng xen ở trên đồi có tác dụng
lớn trong việc giữ
đất, giữ nước và giữ ẩm độ đất do xen canh tạo ra các thảm
xanh che phủ đất nên có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn và điều hoà chế

độ nước trong đất, ở những nơi điều kiện đất và lượng mưa chế ngự những hệ
thống trồng xen có thể cho năng suất và ổn định cao.
Khi nghiên cứu về trồng xen và gối, Trần Văn Lài (1996), [7] có nh
ận
xét: Cây họ đậu là cây trồng quan trọng trong trồng xen, trồng gối tăng vụ
trong nông nghiệp, nhằm mục đích cung cấp thực phẩm và cải tạo đất. Đây
được coi là hướng chiến lược quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam.
Theo Bùi Huy Đáp (1967), [2]: Trồng xen có sự cân bằng tương đối về
mặt sinh thái. Trong điều kiện cụ thể, xen canh cây họ đậu với ngũ cốc giúp
cho cây đỡ bị sâu b
ệnh phá hại hơn so với độc canh, dẫn đến năng suất cao và
ổn định.
Theo Đinh Quang Tuyến và CS (2006), [11] khi nghiên cứu biện pháp
kỹ thuật canh tác cho bông trồng thâm canh đã đưa ra kết luận: Các mô hình
trồng xen trồng gối bông trong cây trồng 1 vụ đều làm giảm năng suất bông
so với đối chứng không trồng gối và trồng thuần. Trồng xen bông trong đậu
tương theo kiểu hàng kép giữa khoảng cách 120 cm xen 3 hàng đậu tương
hoặc xen canh bông ngô theo kiể
u 4 hàng bông 1 hàng ngô đã có tác dụng làm
tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng trồng bông thuần.


- 11 -

Cũng theo Dương Hồng Hiên (1962), [5]: Thì trồng xen tạo điều kiện
sử dụng ánh sáng tốt hơn nhưng về kỹ thuật trồng xen cần chú ý sự xắp xếp
không gian và thời gian cũng như các loại cây trồng.
Cũng theo Bùi Huy Đáp (1967), [2] trồng xen sẽ tạo nên một tổng số
diện tích lá có ích của nhiều loại cây trồng lớn hơn nhiều lần diện tích mặt
ruộng. Các loại cây trồ

ng được trồng xen sẽ tận dụng được một lượng ánh
sáng mặt trời nhiều hơn để tạo ra nhiều chất hữu cơ hơn.
Theo Nguyễn Hữu Quán (1984), [9] cây đậu đỗ, ngoài khả năng cố
định N khí quyển, nó còn khả năng hấp thụ các khoáng chất khó hoà tan ở
tầng đất dưới, đặc biệt là lân và kali, làm giàu dinh dưỡng cho tầng đất mặt.
Mặt khác sau khi thu hoạch gốc và rễ của chúng cùng v
ới thân lá rụng xuống
để lại cho đất một lượng chất hữu cơ đáng kể, góp phần nâng cao độ phì của
đất, giảm được sói mòn của đất.
Đặc biệt trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu về trồng
xen cây bông với cây trồng nông nghiệp khác như: Trồng bông xen ngô, bông
xen vải, bông xen đậu tương, bông xen cải bắp. Nhưng nhìn chung còn ít đặc
biệt là nghiên cứu về trồng bông xen vớ
i cây công nghiệp dài ngày.
Bông là cây hút nhiều chất dinh dưỡng và là cây trồng bị nhiều loài sâu
bệnh gây hại, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, do đó đòi hỏi phải luân canh bông với
các cây trồng khác. Luân canh hợp lý có tác dụng phục hồi và tăng độ phì cho
đất, giảm bớt cỏ dại, sâu bệnh cho bông và tăng thu nhập cho người nông dân,
luân canh cây trồng là một biện pháp trong phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.
Việc xen canh và gối vụ bông với các cây trồ
ng ngắn ngày được thực
hiện ở rất nhiều nơi và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng thuần,
nhất là ngày nay khi các giống bông lai được sử dụng rộng rãi. Trong những
năm gần đây, các giống bông lai mới với thân cành gọn, chín sớm được đưa
vào sản xuất cho phù hợp trồng xen, trồng gối bông với nhiều loại cây trồng
hiện có của địa phươ
ng. Vì vậy, việc nghiên cứu các mô hình xen canh, gối
vụ thích hợp là giải pháp giúp phần khai thác tốt điều kiện đất đai, tạo ra cơ
cấu cây trồng ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra, xen canh gối
vụ còn làm giảm áp lực cạnh tranh giữa các cây trồng trong vùng.



- 12 -

Ở Việt Nam, nhiều mô hình xen canh, gối vụ đã được áp dụng rộng rãi
tại nhiều khu vực khác nhau. Theo Đinh Quang Tuyến và ctv (2006), [11] cho
thấy: mô hình trồng gối bông trong đậu tương 20 ngày trước khi thu hoạch
đậu cho năng suất cao hơn so với gieo bông thời vụ muộn. Trồng xen bông
với đậu tương theo kiểu hàng kép (khoảng cách hàng bông 120cm, xen 3 hàng
đậu tương) hoặc xen canh bông ngô theo kiểu 4 hàng bông 1 hàng ngô đã có
tác dụng làm tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng trồ
ng bông thuần.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện canh tác đến sinh trưởng phát
triển của rầy xanh hai chấm, tác giả Phạm Văn Lầm (1996), [6] cho rằng mật độ
rầy xanh hai chấm trên mô hình bông trồng xen với đậu xanh, đậu nành và ngô
có xu hướng thấp hơn so với mật độ rầy xanh hai chấm ở mô hình bông trồng thuần
Ở Mai Sơn - Sơn La trên đất bãi bằng đã áp dụng thành công các mô
hình xen, gối cây bông với các cây tr
ồng ngắn ngày. Đặc biệt, cơ cấu xen
canh gối vụ với 3 - 4 loại cây/năm như: Đậu tương đông xuân - Ngô vụ 1 -
Bông vụ 2 - Ngô vụ 3 cho thu nhập 25 - 30 triệu đồng/ha/năm [1].
Như vậy cây bông đã được nghiên cứu trồng xen với nhiều loại cây
trồng ngắn ngày. Tuy nhiên việc nghiên cứu trồng xen bông với cây công
nghiệp dài ngày còn hạn chế.
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưở
ng của phân bón đến cây bông
Tại vùng núi Sơn La, theo tác giả Đỗ Khắc Ngữ (2002) lượng phân bón
cho giống bông lai VN20 ở mức 120 kg N + 60 kg P
2
O

5
+ 60 kg K
2
O (tỷ lệ
2:1:1) cho năng suất bông hạt và hiệu quả kinh tế cao nhất [8]. Tuy nhiên
việc bón phân ở từng vùng còn phụ thuộc chất đất, và điều kiện canh tác
của nông hộ.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999 của Trung tâm
nghiên cứu cây bông Nha Hố: phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến số quả/cây
giai đoạn cuối vụ. Tại Đồng Nai, khi tăng lượng phân bón thì số quả/cây cũng
tăng dầ
n và đạt cao ở mức phân 150 Kg N + 75 kg P
2
O
5
+ 75 kg K
2
O. Trong
điều kiện Đắc Lắc, khi lượng phân bón tăng số quả/cây cũng tăng và cao nhất
ở mức phân 120 Kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O, nếu lượng phân bón tiếp
tục tăng thì số quả/cây giảm [12].


- 13 -


Chương 2 – THỰC NGHIỆM

2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống VN01-2: Thân lá màu xanh đậm có nhiều lông, khả năng
kháng rầy và một số loại sâu miệng nhai tốt, nhiễm nhẹ bệnh mốc sương. Cây
sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.
- Giống cao su: Giống Rim 600.
- Giống keo lai: Lai giữa keo tai tượng và keo lá chàm.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả kinh
tế của các phương thức trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai.
- Nghiên cứu biện pháp sử dụng phân bón nâng cao sản lượng bông tái
sinh trong trồng bông xen với cây cao su và keo lai.
- Đánh giá thành phần và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính trên cây
bông trồng xen với cây keo lai và cây cao su.
- Ảnh hưởng của việc trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai đến
quần thể cỏ dại trong nương bông.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, thành ph
ần sâu bệnh hại của
cây keo lai và cây cao su sau một vụ trồng cây bông xen vào.
- Sự thay đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính trong đất trồng bông xen với
cây cao su và cây keo lai.
- Đề xuất quy trình kỹ thuật trồng bông xen với cây cao su và keo lai
trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập tài liệu: Tham khảo, tổng kết và đánh giá các tài liệu có liên
quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.3.2. Phương pháp
điều tra đánh giá thành phần cỏ dại trên nương bông trồng xen:

- Điều tra thành phần và mức phổ biến cỏ dại trên nương bông: Xác định
tên và số lượng cỏ từng loại theo phương pháp của Phạm Hoàng Hộ (1993).
Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm là một khung vuông có kích


- 14 -

thước 0,5 x 0,5 m, đếm số cây của từng loại cỏ và chia thành 3 mức:.
+ Rất phổ biến: + + + loài cỏ đó có số lượng chiếm trên 70%
+ Phổ biến: + + loài cỏ đó có số lượng chiếm 10 - 70%
+ ít phổ biến: + loài cỏ đó có số lượng chiếm dưới 10%
- Mật độ và khối lượng cỏ tươi: trên mỗi ô thí nghiệm, của từng công
thức lấy mẫu trên 3 điểm theo đường zích zắ
c, mỗi điểm là 1 khung vuông 0,5
x 0,5 m tiến hành đếm xác định mật độ, sau đó nhổ toàn bộ, rửa sạch, để
nơi thoáng cho khô nước (sau khoảng 1 giờ) rồi đem cân xác định khối
lượng cỏ tươi.
2.3.3. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng:
2.3.3.1. Xác định phương thức trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai.
a. thí nghiệm
:
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu hiệu quả của phương thức trồng bông theo
hàng xen với cây cao su (3 - 4 năm tuổi) tại Sơn La. Gồm các công thức trồng
xen như sau:
+ Đ/c: Cao su và bông trồng thuần ngoài đại trà
+ CT1 : Trồng xen 5 hàng bông giữa 2 hàng cây cao su (hàng bông cách
nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m). Hàng bông cách hàng cao su 2,1m.
+ CT2: Trồng xen 6 hàng bông giữa hai hàng cây cao su (hàng bông
cách nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m). Hàng bông cách hàng cao su 1,75m.
+ CT3: Trồng xen 7 hàng bông giữa 2 hàng cao su (hàng bông cách nhau

0,7m; cây cách cây 0,3m). Hàng bông cách hàng cao su 1,4m.
- Thí nghiệm 2
: Nghiên cứu hiệu quả của phương thức trồng bông theo
hàng xen với cây keo lai (2 năm tuổi) tại Bắc Giang. Gồm các công thức trồng
xen như sau:
+ Đ/c: Keo và bông trồng thuần ngoài đại trà.
+ CT1: Trồng xen 1 hàng bông giữa 2 hàng cây keo lai (hàng bông cách
nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m). Hàng bông cách hàng keo lai 1,5m.
+ CT2: Trồng xen 2 hàng bông giữa hai hàng cây keo lai (hàng bông
cách nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m). Hàng bông cách hàng keo lai 1,15m.


- 15 -

b. Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), nhắc lại 3 lần. Diện tích mỗi ô 500m
2
.
c. Các chỉ tiêu theo dõi:

* Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển cây cao su, keo lai và
cây bông:
- Trên cây cao su và cây keo lai: theo dõi mỗi ô 20 cây vào giai đoạn
trước gieo bông và sau khi thu hoạch bông.
+ Chiều cao cây: Dùng thước đo theo phương thẳng đứng song song
với thân cây từ mặt đất đến đỉnh ngọn cây (có thể đo theo phương pháp hình
chiếu vuông góc khi thước đo không tới).
+ Chu vi thân: Dùng sơn đánh dấu vào thân cây cách mặt đất 1,0 m, lấy
thước dây đo vòng tròn thân điểm đánh dấu.
- Trên cây bông lai: theo dõi trên 20 cây

+ Số cành đự
c/cây (cành/cây): đếm toàn bộ số cành đực trên 20 cây theo
dõi của từng ô thí nghiệm
+ Số cành quả/cây (cành/cây): đếm toàn bộ số cành quả trên 20 cây
theo dõi của từng ô thí nghiệm.
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): tính từ khi gieo đến tận thu, theo dõi cả ô.
+ Chiều cao cây cuối cùng: đo trên 20 cây theo dõi của từng ô thí
nghiệm (cm).
+ Số quả/cây: đếm toàn bộ số quả trên 20 cây tại thời điểm 50% số quả
trên cây nở
+ Cân xác định khối lượng quả (gam): mỗ
i công thức lấy 3 mẫu ở 3 thời
kỳ khác nhau, Mỗi mẫu lấy 50 quả, phơi khô, cân khối lượng của từng mẫu rồi
tính khối lượng quả trung bình.
- Theo dõi đánh giá thành phần và mức độ nhiễm sâu bệnh hại:
+ Cây cao su, keo lai: theo dõi bệnh phấn trắng, sâu róm, rệp sáp.
+ Cây bông: Theo dõi bệnh đốm cháy lá, mốc sương, rầy và rệp
· Bệnh hại: đánh giá TLB(%) và CSB(%)
TLB
A
B
(% ) =×100
(%) ;
CSB
an
B
K
(% )
(. )
.



100
(%)


- 16 -

Trong đó: A - Tổng số mẫu bị bệnh.
B - Tổng số mẫu điều tra.
a - Số cây bị bệnh ở mỗi cấp.
n - Trị số cấp bệnh tương ứng với số cây a.
Σ - Tổng số.
K - Trị số đại diện cấp bệnh cao nhất.
· Phân cấp bệnh phấn trắng trên cây cao su và keo lai
Cấp 0: Cây không bị bệnh
Cấp 1: Trên cành đốm trắng hoặc
đốm dầu nhìn lâu mới thấy
bệnh. Lá ổn định xanh đậm
Cấp 2: 1/4 số lá trên cành có bệnh, đốm bệnh rải rác trên lá, tán
xanh và có lá non rung
Cấp 3: 1/2 số lá có bệnh, tán lá xanh đọt chuối và có vài cành
rụng lá.
Cấp 4: Nấm phủ kín lá hoặc 1/2 số lá héo, lá biến dạng. Tán lá
xanh đọt chuối hơn 1/2 số cành rung hết lá, lá còn lại quăn vàng và
rụng nhiều dưới đất.
Cấp 5: Nấm phủ kín lá hoặc 1/2 số lá héo, lá biến dạng. Hơn 1/2
số cành rụng hết lá. Trên cành chỉ còn lại cuống lá, lá phủ kín mặt đất.
- Cây bông: Rầy xanh, rệp, bệnh đốm cháy lá, mốc sương
+ Phân cấp bệnh đốm cháy lá và mốc sương trên cây bông:

Cấp 0: Cây không bị bệnh
Cấp 1: 1-5% diện tích lá bị bệnh
Cấp 2: >5-15% diện tích lá bị bệnh, hoặc <5% diện tích lá bị
bệnh và 5% số quả thối do bệnh.
Cấp 3: >15-30% diện tích lá bị bệnh, hoặc 5-15% diện tích lá bị
b
ệnh và 10% số quả thối do bệnh.
Cấp 4: >30-50% diện tích lá bị bệnh, hoặc 15 -30% diện tích lá
bị bệnh và 15% số quả thối do bệnh.
Cấp 5: >50% diện tích lá bị bệnh, hoặc 30-50% diện tích lá bị
bệnh và 20% số quả thối do bệnh.
+ Đánh giá mức rầy hại bông (cấp hại):
Cấp 0: cây không bị hại


- 17 -

Cấp 1: lá chớm cong và có biểu hiện bị hại
Cấp 2: 1/3 số lá trên cây bị cong và có biểu hiện vàng
Cấp 3: 2/3 số lá trên cây bị cong và chuyển màu vàng
Cấp 4: toàn bộ lá bị cong vàng và chớm cháy
Cấp 5: lá bị cong nhiều và chuyển màu vàng đỏ
+ Đánh giá mức rệp hại bông (cấp hại):
Cấp 0: cây không bị hại
Cấp 1: 1-2 con/lá (hoặc 10-20% cây bị rệp ở mức nhẹ, lá chưa cong)
Cấp 2: < 10 con/lá (hoặc từ 21-50% cây bị rệp, lá cong)
Cấp 3: > 10 con/lá (hoặc trên 50% số cây bị rệp, lá co rút)
- Các yếu tố cấu thành năng suất cây bông: Theo dõi số quả/cây, số quả
thối/cây, khối lượng quả, mật độ cây cuối vụ.
- Năng suất lý thuyết (NSLT): NSLT = {KLquả x Số quả/cây x Mật

độ}/10
6
(tạ/ha)
- Năng suất thực thu (NSTT): Cân toàn bộ số bông thu được của từng ô
thí nghiệm (tạ/ha).
- Hiệu quả kinh tế: hạch toán hiệu quả kinh tế của các phương thức
trồng xen trong thí nghiệm và biện pháp sử dụng phân bón bổ sung trong các
mô hình.
2.3.3.2. Một số công thức thực nghiệm bón bổ sung phân bón tăng năng suất
bông tái sinh trồng xen với cao su và keo lai vào cuối vụ mưa (sau gieo bông
90 ngày): Các công thức được bố trí theo kiểu ô lớn không nh
ắc lại, diện tích
mỗi ô là 1500 m
2
. Liều lượng phân được quy chuẩn theo bông trồng thuần
mật độ 4,76 vận cây/ha, lượng phân bổ sung thay đổi tương ứng với mật độ
trồng xen trong từng công thức.
- Trồng xen bông với cao su gồm các công thức:
+ CT1: Không sử dụng thêm phân bón
+ CT2: Bón thêm 30 kg N
+ CT3: Bón thêm 30 kg N + 15 kg K
2
O
+ CT4: Bón thêm 50 kg N
+ CT5: Bón thêm 50 kg N+ 25 kg K
2
O


- 18 -


Các công thức được trồng xen 6 hàng bông giữa 2 hàng cao su, bón
thêm phân vào giai đoạn cuối vụ mưa (bông bắt đầu nở quả).
- Trồng bông xen với keo lai gồm các công thức:
+ CT1: Không sử dụng thêm phân bón
+ CT2: Bón thêm 30 kg N
+ CT3: Bón thêm 30 kg N + 15 kg K
2
O
+ CT4: Bón thêm 50 kg N
+ CT5: Bón thêm 50 kg N+ 25 kg K
2
O
Các công thức được trồng xen 1 hàng bông giữa 2 hàng keo lai, bón
thêm phân vào giai đoạn cuối vụ mưa (bông bắt đầu nở quả).
- Các chỉ tiêu theo dõi: năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế của các
công thức bón phân.
2.3.4. Phân tích mẫu đất:
- Dung lượng mẫu phân tích: Mỗi công thức thí nghiệm lấy 1 mẫu vào
2 thời điểm, trước khi trồng xen 5 ngày và sau khi thu hoạch bông 5 ngày.
- Phương pháp lấy mẫu: Mẫu đất được lấy ở tấ
ng 0-20 cm ở giữa các
hàng bông theo phương pháp 5 điểm chéo góc rồi trộn đều và lấy mẫu trung
bình theo phần đối diện của 2 đường chéo, mỗi mẫu lấy khoảng 1 kg.
- Phương pháp phân tích mẫu đất: Theo phương pháp phân tích đất của
Phòng PT Đất và Môi trường của Viện Quy hoạch & TKNN.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thí nghiệm được xử lý vi tính
trên phần mềm Excel và IRISTART.
2.3.6. Phương pháp canh tác:
* Thí nghiệm:

- Các thí nghiệm được b
ố trí trên đất đại diện cho vùng sản xuất và trong
điều kiện phụ thuộc nước trời hoàn toàn. Đất có địa hình dốc < 20
0
, có màu nâu
đen, thịt pha cát, đá, sỏi, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ, tầng canh tác từ
30 - 40 cm.
- Đất sau khi làm sạch cỏ tiến hành xới xáo nhẹ, trời mưa đủ ẩm tiến
hành gieo hạt.


- 19 -

- Lượng phân bón cho 1 ha: cao su và keo lai bón theo định mức của
Công ty cao su và Ngành Lâm nghiệp, đối với bông 250kg Urê + 450 kg
Superlân + 100 kg Kaliclorua (theo tỷ lệ N:P:K = 120:60:60) Các công thức
trồng xen lượng bón được chia theo tỷ lệ mật độ bông trồng xen.
- Chăm sóc bón phân: Bón phân kết hợp với làm cỏ
+ Bông:
· Bón lót toàn bộ phân lân Lâm thao.
· Bón thúc lần 1: vào giai đoạn 25 - 30 ngày sau gieo 45% Urê +
40% kali
· Bón thúc lần 2: vào giai đoạn 55 - 60 ngày sau gieo lượng phân
còn lại.
+ Cao su và keo lai: bón phân vào 2 giai đoạn làm đất cho bông và giai
đoạn sau gieo bông 55 – 60 ngày lượng phân được chia đều cho mỗi lần bón.
- Sau khi thu hoạch bông ti
ến hành phát cây bông, kéo sang hai bên tủ
gốc cho cao su và keo lai.
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác được áp dụng theo quy định

chung của Ngành cao su, keo lai và bông.
* Thực nghiệm: thực hiện tương tự như trong thí nghiệm, lượng phân
bón bổ sung được bón vào cuối vụ mưa (cây bông khoảng 90 ngày tuổi).











- 20 -

Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Một số đặc điểm thời tiết khí hậu tại các vùng nghiên cứu năm 2011
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng lớn đến việc bố trí thí nghiệm cũng như
sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng của cây trồng trong thí nghiệm. Từ
số liệu thu được ở bảng 1 cho thấy:
Bảng 1
: Một số yếu tố khí tượng chính từ tháng 4 đến tháng 11 năm
2011 tại huyện Yên Châu – Sơn La và Lục Ngạn – Bắc Gang
Yếu tố

Tháng
Lượng mưa
trung bình
(mm)

Số ngày
mưa
(ngày)
Nhiệt độ
trung bình
(
0
C)
Độ ẩm
trung bình
(%)
Số giờ
nắng
(giờ)
Yên Châu
4
79 - 25,8 82 191
5
164 - 26,1 85 205
6
179 - 26,7 83 183
7
202 - 27,2 85 190
8
261 - 28,3 86 216
9
83 - 27,7 82 195
10
66 - 24,6 79 186
11

14 - 21,1 78 105
Lục Ngạn
4
12,5 5 24,5 81 63,8
5
190,8 12 26,5 78 157,9
6
190,1 15 28,8 83 151,9
7
175,1 14 29,3 80 192,3
8
170,5 15 28,4 84 165,5
9
202,6 17 26,9 83 147,0
10
44,9 12 23,7 84 101,0
11
24,7 15 22,6 82 152,7
Nguồn: Trạm khí tượng huyện Yên Châu – Sơn La, Lục Ngạn – Bắc Giang


- 21 -

Tại Yên Châu:
Từ tháng 5 đến tháng 8 lượng mưa trung bình tương đối lớn và trải đều
trong tháng, thích hợp cho việc bố trí thí nghiệm, gieo trồng cũng như sinh trưởng
phát triển ra hoa, đậu quả của cây bông. Thời kỳ cây bông nở quả (tháng 10, 11)
lượng mưa giảm thấp (14 – 66 mm) rất thuận lợi cho việc nở quả cũng như thu hái
bông.
Nhiệt độ từ tháng 5 đến tháng 9 nằm trong khoảng 26,1 – 29,3

0
C (số
liệu bảng 1). Đối chiếu với yêu cầu về nhiệt độ của cây bông và cây cao su, đây là
khoảng nhiệt độ phù hợp với sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả của cây bông.
Tháng 10, 11 độ ẩm không khí xuống dưới 80% kết hợp với nhiệt độ cao,
biên độ ngày đêm lớn rất thuận lợi cho việc nở quả và thu hoạch bông.
Tại Lục Ngạn:

Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 dao động từ 170,5 – 202,6 mm
và trải đều trong tháng (12 – 17 ngày mưa/tháng). Đây là điều kiện thuận
lợi cho việc gieo trồng cũng như sinh trưởng, phát triển cũng như ra hoa
đậu quả của cây bông. Từ tháng 10 – 11 lượng mưa thấp 24,7 – 44,9 mm
rất thuận lợi cho việc nở quả cũng như thu hoạch bông.
Nền nhiệt độ trong các tháng cao, dao động từ 22,6 – 29,3
0
C và ít
có sự biến động so với các năm trước.
Độ ẩm không khí tháng 10 và 11 tuy vẫn cao hơn 80 % nhưng với
nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều đạt trên 101 giờ đã không ảnh hưởng
nhiều đến nở quả cũng như thu hái bông.
Như vậy, thời tiết năm 2011 ở huyện Yên Châu – Sơn La và huyện Lục
Ngạn – Bắc Giang ít có sự biến động so với năm 2010 và thu
ận lợi cho giai đoạn
gieo trồng, sinh trưởng phát triển, ra hoa đậu quả và thu hoạch bông. Do đó, số
liệu thu được trong các thí nghiệm có độ tin cậy cao.
3.2. Kết quả nghiên cứu trồng bông xen với cây cao su tại Yên Châu –
Sơn La.
3.2.1. Ảnh hưởng của các phương thức trồng bông xen với cao su đến một
số đặc điểm hóa tính của đất tại Yên Châu – Sơn La.
Đất là giá thể sống của cây trồng, cùng với yế

u tố khí hậu có ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng cũng

×